Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

sang kiên kinh nghiệm thể dục võ cổ truyền 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN – NGUYỄN THỊ MINH
TỔ SINH –HÓA – THỂ
NĂM HỌC 2016 -2017

ĐỀ TÀI
“ĐƯA VÕ CỔ TRUYỀN DẠY VÀO THỂ DỤC ĐẦU GIỜ,
GIỮA GIỜ VÀ GIỜ HỌC CHÍNH KHÓA CHO HỌC SINH
THCS”

NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG

NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN


I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện hướng dẫn của Bộ giáo dục về công tác hoạt động ngoài giờ lên lớp năm
học 2016-2017. Để duy trì hoạt động thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ có hiệu quả
cho học sinh trong nhà trường phổ thông và các hoạt động tập thể của thanh niên sinh viên,
các thành phần khác trong xã hội hiện nay. Việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí,
phát triển kinh tế đều cần có sự vui tươi thoải mái về mặt tinh thần và thể chất. Căn cứ đặc
điểm tình hình cụ thể của xã hội nói chung và trường trung học cơ sở nói riêng. Để đáp ứng
nhu cầu cần thiết trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường. Là giáo
viên dạy môn thể dục của trường qua đợt tập huấn ngoài giờ lên lớp do Phòng giáo dục
Thành phố tổ chức về việc đưa võ cổ truyền vào giáo dục phổ thông trong thể dục đầu giờ
và giữa giờ năm học 2016-2017. Chính vì lẽ đó mà năm học 2016-2017 tôi có sáng kiến
(Đưa bài võ cổ truyền vào học trong giờ học chính khóa cũng như đầu giờ và giữa


giờ) để phát huy tinh thần thể dục thể thao gắn liền giữ gìn bản sắc văn hóa văn nghệ của
cha ông ta để lại tạo nên một tinh thần tập luyện phấn khởi, hào hứng cho học sinh trong
thời đại hiện nay. Thời đại của công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và phát triển toàn
diện của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội.
II.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Theo bộ giáo dục và đào tạo, giáo dục thể chất được xem là một môn học có vai trò quan
trọng trong việc phát triển toàn diện của học sinh, trong đó việc duy trì đều đặn hoạt động
tập thể dục, tập luyện các bài võ cổ truyền là rất cần thiết, vừa rèn luyện sức khỏe, vừa góp
phần xây dựng lối sống lành mạnh, phát huy tinh thần thượng võ của dân tộc.
Sau khi tham gia lớp tập huấn võ cổ truyền do phòng giáo dục tổ chức vào tháng 12 năm
2016, tôi cảm nhận được đây là môn học rất phù hợp với học sinh phổ thông hiện nay. Và
đúng với câu nói ( văn ôn võ luyện). Nên tôi thấy rằng việc đưa võ cổ truyền vào trường
trung học phổ thông là phù hợp với thời đại hiện nay nhằm phát triển toàn diện cho học
sinh của trường trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm nói riêng và trường trung học phổ thông
nói chung.
Chính vì lẽ đó mà tôi đưa ra sáng kiến :
“ĐƯA VÕ CỔ TRUYỀN DẠY VÀO THỂ DỤC ĐẦU GIỜ, GIŨA GIỜ VÀ GIỜ HỌC
CHÍNH KHÓA CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG”
Dưới đây là hình ảnh học sinh đang học võ cổ truyền thế trung bình tấn:


III . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :
1. Thực trạng giảng dạy môn thể dục hiện nay:
Chương trình giảng dạy môn thể dục có nhiều nội dung, song do nhiều điều kiện như:
Sân bãi, dụng cụ, ý thức, địa phương từng vùng miền…vv đã ảnh hưởng trực tiếp đến công
tác giảng dạy trong khâu tổ chức và giáo dục. Có nhiều môn thể thao được quy định trong
chương trình học nhưng không tiến hành giảng dạy do thiếu sân bãi, dụng cụ, trình độ thể

lực học sinh. Chính vì thế sẽ tạo ra sự nhàm chán và ức chế khi học.
2. Thực trạng học tập rèn luyện thể dục hiện nay:
- Trình độ năng khiếu thể dục thể thao của học sinh không đồng đều, và ngày càng mai một
ít phát triển. Vì học sinh hiện nay bị ép buộc học văn hóa quá nhiều không còn thời gian
dành cho môn thể dục nữa.
- Phong trào thể dục thể thao thì phát triển ngày cao, kỹ thuật một số môn động tác khó,
học sinh mới tiếp xúc rất bỡ ngỡ và thụ động, không hứng thú.
- Điều kiện học sinh nhà ở xa trường và xa các trung tâm thể dục thể thao nên gây khó
khăn cho học sinh khi đi học và tập luyện ngoài giờ ( ngoại khóa). Cơ sở vật chất ở trường
còn hạn chế.


- Học sinh trong thời đại hiện nay lại ít được vận động vì lý do đa phần phụ huynh áp đặt
con cái học nhiều không cho các em vận động nên các em chây lười dần dần thành thói
quen.
Để giải quyết thực trạng trên, năm học 2016-2017 theo phương án của bộ giáo dục số
3042/KH-SGD&ĐT. Căn cứ quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 của thủ tướng
chính phủ phê duyệt đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai
đoạn 2016-2020.
Căn cứ công văn số 4436/BGDĐT-CTHSSV ngày 9/9/2016 của bộ giáo dục và đào tạo về
việc hướng dẫn thưc hiện công tác học sinh sinh viên, giáo dục thể chất và y tế trường học
năm 2016-2017, Sở giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch tập huấn các bài võ cổ truyền
cho giáo viên các trường phổ thông.
Qua đợt tập huấn do phòng giáo dục thành phố tổ chức tôi có sáng kiến:
ĐƯA VÕ CỔ TRUYỀN DẠY VÀO THỂ DỤC ĐẦU GIỜ, GIỮA GIỜ VÀ GIỜ HỌC
CHÍNH KHÓA CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG
Võ cổ truyền Việt nam dùng để chỉ những hệ phái võ thuật lưu truyền trong suốt trường kỳ
lịch sử của dân tộc Việt Nam được người việt sáng tạo và bồi đắp qua nhiều thế hệ hình
thành nên kho tàng những đòn, thế, bài quyền, bài binh khí, kỹ thuật chiến đấu đặc thù.
Với những kỹ pháp võ thuật này, người Việt Nam đã dựng nước, mở mang và bảo vệ đất

nước suốt trong quá trình lịch sử Việt nam.
Dưới đây là 36 nhịp võ cổ truyền đưa vào dạy trong trường trung học phổ thông:
CĂN BẢN CÔNG PHÁP
NHỊP 1: LẬP TẤN
NHỊP 2: BÁI TỔ
NHỊP 3: TRUNG BÌNH TẤN, TAY PHẢI ĐẤM THẲNG
NHỊP 4: TRUNG BÌNH TẤN, TAY TRÁI ĐẤM THẲNG
NHỊP5: TRẢO MÃ TẤN PHẢI, TAY PHẢI ĐẤM MÚC LÊN
NHỊP6: ĐINH TẤN PHẢI, TAY TRÁI ĐẤM THẲNG
NHỊP7: TRẢO MÃ TẤN PHẢI, TAY TRÁI ĐẬP LƯNG NẮM TAY XUỐNG
NHỊP 8: TRUNG BÌNH TẤN TAY TRÁI ĐẤM MÓC VÒNG VÀO TRƯỚC NGỰC
NHỊP 9: TRẢO MÃ TẤN TRÁI, TAY TRÁI ĐẤM MÚC LÊN


NHỊP 10: ĐINH TẤN TRÁI, TAY PHẢI ĐẤM THẲNG
NHỊP 11: TRẢO MÃ TẤN TRÁI, TAY TRÁI ĐẬP LƯNG TAY XUỐNG
NHỊP 12 : TRUNG BÌNH TẤN TAY PHẢI ĐẤM MÓC VÒNG VÀO TRƯỚC NGỰC
NHỊP 13: ĐINH TẤN PHẢI, TAY PHẢI ĐẬP LƯNG NẮM TAY VỀ
NHỊP 14: ĐINH TẤN TRÁI, TAY TRÁI ĐẬP LƯNG NẮM TAY VỀ
NHỊP 15: XÀ TẤN PHẢI, XOAY THÀNH TRUNG BÌNH TẤN HAI TAY NẮM TAY
KÉO VỀ HÔNG
NHỊP 16: TRUNG BÌNH TẤN, HAI TAY ĐẤM THẲNG VỀ TRƯỚC
NHỊP 17: TRẢO MÃ TẤN PHẢI, CHỎ PHẢI ĐÁNH NGANG, CHỎ TRÁI ĐÁNH
NGANG ( TỪ NGOÀI VÀO TRONG)
NHỊP 18: QUI TẤN TRÁI, CHỎ PHẢI CẮM THẲNG XUỐNG
NHỊP 19: ĐINH TẤN TRÁI, CHỎ TRÁI ĐÁNH LÊN
NHỊP20: TRẢO MÃ TẤN PHẢI, CHỎ TRÁI ĐÁNH LÊN
NHỊP 21: XÀ TẤN, CHỎ TRÁI QUẬT NGANG
NHỊP 22: TRẢO MÃ TẤN PHẢI, CHỎ PHẢI ĐÁNH BẠT VÀO (CẲNG TAY ĐỨNG)
NHỊP 23 : ĐINH TẤN PHẢI, CHỎ TRÁI ĐÁNH NGANG VÀO

NHỊP 24: TRẢO MÃ TẤN TRÁI, CHỎ TRÁI ĐÁNH VÒNG CẦU XUỐNG RA SAU
LƯNG
NHỊP 25: CHÂN PHẢI ĐÁ TỐNG VỀ TRƯỚC
NHỊP 26: CHÂN TRÁI ĐÁ VÒNG CẦU TỪ NGOÀI VÀO
NHỊP 27: CHÂN PHẢI ĐÁ TỐNG NGANG BẰNG CẠNH BÀN CHÂN
NHỊP 28 : ĐINH TẤN PHẢI,TAY PHẢI CHÉM CẠNH BÀN THẲNG XUỐNG
NHỊP 29: TRẢO MÃ TẤN TRÁI, TAY PHẢI CHÉM CẠNH BÀN VÀO ( CẲNG TAY
THẲNG GÓC VỚI MẶT ĐẤT)
NHỊP 30: TRẢO MÃ TẤN PHẢI, HAI TAY CHÉM CÙNG LÚC TỪ TRÁI QUA PHẢI(
BÀN TAY PHẢI ÚP BÀN TAY TRÁI NGỬA HAI TAY SONG SONG MẶT ĐẤT)


NHỊP 31: ĐINH TẤN TRÁI, HAI TAY ĐẤM THẲNG TỚI TRƯỚC BẰNG MŨI BÀN
TAY (BÀN TAY TRÁI TRÊN BÀN TAY PHẢI DƯỚI CÁCH NHAU KHOẢNG 20cm)
NHỊP 32 : ĐINH TẤN PHẢI, HAI CẠNH BÀN TAY ĐỠ NGANG CÙNG LÚC RA HAI
BÊN NGANG MẶT( HAI LÒNG BÀN TAY XOAY RA NGOÀI, HAI CẲNG TAY
ĐỨNG)
NHỊP 33: ĐINH TẤN TRÁI, HAI CẠNH BÀN TAY ĐÁNH ÉP CÙNG LÚC VÀO
NGANG MẶT (HAI LÒNG BÀN TAY XOAY VÀO TRONG HAI CẲNG TAY ĐỨNG)
NHỊP 34 : ĐINH TẤN PHẢI, HAI CẠNH BÀN TAY, HAI CẠNH BÀN TAY ĐÁNH ÉP
CÙNG LÚC VÀO( TRÊN ĐẦU GỐI PHẢI , LÒNG BÀN TAY NGỬA HAI CẲNG TAY
SONG SONG NHAU)
NHỊP 35: QUI TẤN TRÁI, TAY PHẢI CHÉM BẰNG CẠNH BÀN TAY VÀO TRÊN
ĐẦU GỐI TRÁI (BÀN TAY TRÁI NGỬA CẲNG TAY SONG SONG MẶT ĐẤT)
NHỊP 36: BÁI TỔ LẬP TẤN
Khi đưa võ cổ truyền vào dạy cần chú ý kết hợp khởi động và âm nhạc học sinh hứng thú
hơn và tiết dạy sẽ có hiệu quả hơn
DƯỚI ĐÂY LÀ HÌNH ẢNH 36 NHỊP VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM



Trước khi học các động tác võ cổ truyền thì giáo viên cũng nên hướng dẫn học sinh một số
động tác khởi động cơ bản của võ thuật vì khởi động trong võ thuật chính là thời kỳ đầu
làm nóng người để tránh tình trạng bị co rút gân cơ, chấn thương khi luyện võ. Trong khởi
động võ thuật các tổ hợp kỹ thuật được sắp xếp khoa học theo trình tự từ dễ đến khó từ nhẹ
đến nặng, từ chậm đền nhanh từ thuận đến nghịch và một nguyên tắc không thay đổi là
nhất thiết phải khởi động đủ các tổ hợp vì đây chính là căn bản công nền móng cơ bản của
võ thuật. Chính từ những căn bản công này nó kiến tạo cho người luyện tập sức khỏe, sự
bền bỉ, dẻo dai và một nền tảng vững chắc để xây dựng tòa nhà võ thuật.
Các bài tập khởi động:
1/ Tổ hợp cổ: Cổ, xoay cổ, xoay nhìn trước sau, đẩy hàm (2x8) nhịp.
2/ Tổ hợp vai: Nhún vai, xoay vai, ép vai (2x8) nhịp.
3/ Tổ hợp tay: Mở ngực, nâng tay, đánh tay, xoay tay trước thuận nghịch, , xoay tay bên
thuận nghịch, , xoay tròn thuận nghịch, , xoay phối hợp thuận nghịch, , xoay cổ tay cẳng
tay thuận nghịch, hất chỏ cắm chỏ, tấp chỏ giật chỏ nghịch, xoay phối hợp, xoay người
vung tay.
4/ Tổ hợp gối
5/ Tổ hợp eo hông
6/ Tổ hợp chân eo hông
7/ Tổ hợp bụng sườn cột sống
8/ Tập phối hợp
Với bài khởi động này giáo viên nên lồng nhạc nhẹ để khởi động như bài” Việt Nam ơi !”
Với bài võ 36 động tác thì lồng ghép nhạc bài: DÒNG MÁU LẠC HỒNG với bài hát này
sẽ làm cho tinh thần thượng võ của dân tộc càng hùng hồn hơn và gây hứng thú cho học
sinh khi tập .
Và dưới đây là hình ảnh tập bài võ cổ truyền việt Nam 36 động tác của học sinh lớp 6.


Bài thể dục võ cổ truyền rèn luyện cho người tập có một tinh thần phấn khích từ đó sẽ tạo
được một cơ thể uyển chuyển, một sức khỏe dẻo dai, một kỹ năng cảm thụ âm nhạc tinh tế
và trên hết là tính tương tác giao thoa giữa tinh thần và thể chất, tính đoàn kết của các

thành viên cùng tham gia tập bài võ cổ truyền. Đây được xem là cách xả stréss, thư giãn
hữu ích sau những giờ học tập căng thẳng mệt mỏi.
Không phải chỉ có các em học sinh mà còn thể hiện ở tất cả mọi lứa tuổi. Ví dụ như các
cụ cao tuổi cũng thế: Từ tập dưỡng sinh cho tới thể dục buổi sáng các cụ đều sử dụng kèm
theo một số bài võ cổ truyền của dân tộc, để nhắc nhở mình cũng như con cháu thế hệ sau
cần phát huy tinh thần thượng võ của cha ông để lại. Vì thế mà tuổi già ngày càng vui khỏe
có ích xua đi thời gian nhàn rỗi của tuổi già và tuổi thọ ngày càng tăng cao gia đình hạnh
phúc. Điều này thì tôi thấy rất rõ ở các cụ cao tuổi Phường Tân Thành cạnh trường Đoàn
Thị Điểm nơi tôi công tác.
Dưới đây là hình ảnh các cụ biểu diễn võ thuật và dưỡng sinh :


Với võ thuật hiện nay thì cũng không phải là mới và xa lạ gì đối với các em học sinh trong
thời buổi hiện nay. Song để làm mới cho tiết học có hiệu quả thì cần có sự đầu tư của giáo
viên dạy.
Giáo viên luôn tìm hiểu cập nhập và phối hợp liên môn liên kết giữa nội dung thể dục
chính khóa với các nội dung của bài võ cổ truyền nhằm nâng cao chất lượng tập luyện và
hứng thú học tập phát triển toàn diện thể chất của học sinh, cũng như góp phần vào việc
phát huy gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Chính vì các lý do trên mà bản thân tôi thấy được việc đưa bài võ cổ truyền vào thể dục
giữa giờ, đầu giờ và giờ học chính khóa cho học sinh của trường Đoàn Thị Điểm.
Thời gian vừa qua việc đưa bài võ cổ truyền vào thể dục giữa giờ, đầu giờ và giờ học
chính khóa cho học sinh của trường tôi thấy học sinh rất hứng thú và phấn khích. Cụ thể
như khi vào giờ dạy thể dục của lớp 9A các em rất hứng thú với bài võ cổ truyền mặc dù
tôi qui định một tuần tập một lần vào tiết chính khóa và hai lần vào thể dục đầu giờ hoặc
giữa giờ. Nhưng hầu như cứ vào giờ thể dục khi khởi động xong là các em cho lớp tập bài
võ rồi mới học các nội dung khác.
Là một giáo viên dạy thể dục lâu năm rồi nên khi thấy thái độ học tập và rèn luyện của học
sinh thay đổi có hứng thú học tập thì tôi cảm thấy phương pháp mình đưa ra như vậy là
đúng và đã có phần thay đổi đúng hướng, đúng phương pháp dạy học theo xu hướng chuẩn

kiến thức kỹ năng, phối hợp liên môn giữa thể dục với âm nhạc giữa hiện tại và truyền
thống phát huy tinh thần hòa nhập không hòa tan, phát triển nhưng vẫn giữ gìn. Đổi mới


phương pháp giảng dạy của mình nâng cao hiệu quả tập luyện và rèn luyện sức khỏe phát
triển toàn diện.
Đây là hình ảnh học sinh khối 9 đang học võ cổ truyền.

Qua một thời gian triển khai phương pháp mới này bản thân tôi thấy học sinh rất thích
thú tập luyện, không những tập võ ở trường mà tôi còn tuyên truyền cho các em tham gia
tập ngoài nhà trường. Như tham gia các câu lạc bộ võ thuật Tekowdo, Karatedo..vv. Ngoài
rèn luyện sức khỏe còn tham gia thi đấu góp phần xây dựng nguồn lực thể dục thể thao
nước nhà.
Vì thế tôi đã có ý tưởng ĐƯA VÕ CỔ TRUYỀN DẠY VÀO THỂ DỤC ĐẦU GIỜ, GIŨA
GIỜ VÀ GIỜ HỌC CHÍNH KHÓA CHO HỌC SINH CỦA TRƯỜNG
Vậy tôi xin đưa ra kế hoạch và biện pháp giảng dạy và tập luyện như sau:
Giáo viên dạy thể dục cần trang bị cho mình một cái máy nghe nhạc (loa cắm USB) sưu
tầm một số bài hát quen thuộc về thể dục thể thao vui khỏe, nhộn nhịp gần gũi dễ nhớ và
thông dụng. Ngoài bài võ cổ truyền do bộ đề ra thì giáo viên cần sưu tầm thêm hoặc lien
kết với các câu lạc bộ võ thuật ở ngoài để phát triển bộ môn võ thuật không những cổ
truyền mà còn hiện đại để phát huy và gìn giữ bản sắc dân tộc Việt Nam.
Một số bài hát tôi sưu tầm như: Nổi lửa lên nối vòng tay lớn, khỏe vì nước, nối vòng tay
lớn, Việt Nam ơi, dòng máu lạc hồng. vv… Bản thân tôi hiện nay đang dạy các lớp:
9A,9B,9C,9D,9E,9G,9H,8A,8B,8C,và tôi đã áp dụng phương pháp này. Vì lớp học thì ở
ngoài sân nên khi tập luyện thì tất cả đồng nghiệp đều thấy và đã có lời khen ngợi và hài
lòng . Vì thấy các em tập luyện nghiêm túc nhưng sôi nổi và có nề nếp, có ý thức tập luyện.
Một số học sinh từ trước tới giờ rất sợ học võ vì cứ nghĩ tập võ là đánh đấm sứt đầu mẻ


trán nên khi nghe giáo viên tuyên truyền đưa võ vào dạy trong giờ thể dục và thể dục giữa

giờ thì các em lại có suy nghĩ khác và tích cực tham gia nhiều hơn cụ thể trường tôi mở lớp
dạy võ ngoài giờ học tôi thấy học sinh tham gia rất nhiều so với thời gian trước đây.
TIẾT DẠY CỤ THỂ Ở LỚP 9A
Tiết:40
Ngày soạn: 8/1/2017
Ngày dạy: 11/1/2017
NHẢY CAO
Ôn giai đoạn chạy đà( đo đà,chỉnh đà, đặt chân vào điểm giậm nhảy), giai đoạn giậm
nhảy và tập phối hợp chạy đà giậm nhảy
THỂ THAO TỰ CHỌN – VÕ CỔ TRUYỀN
Ôn kỹ thuật chuyền bóng thấp tay, cao tay, phát bóng thấp tay nghiêng mình – Ôn bài võ
cổ truyền Việt Nam 36 động tác
CHẠY BỀN
Chạy trên địa hình tự nhiên
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thuộc bài võ cổ truyền 36 động tác
- Biết thực hiện đo đà, chỉnh đà và đặt một chân vào điểm giậm nhảy. Nắm được kĩ
thuật giậm nhảy, cách phối hợp giữa chạy đà và giậm nhảy.
- Biết cách thực hiện đệm bóng, chuyền bóng cao tay và phát bóng thấp tay nghiêng
mình.
- Biết cách chạy bền trên địa hình tự nhiên và một số động tác thả lỏng, hồi tĩnh.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện được đo 5-7 bước đà. Thực hiện cơ bản đúng động tác giậm nhảy. Phối
hợp được giữa chạy đà, giậm nhảy.
- Thực hiện đúng, đẹp 36 động tác võ cổ truyền Việt Nam.
- Thực hiện được cơ bản đúng đệm bóng, chuyền bóng cao tay và phát bóng thấp tay
nghiêng mình.
- Thực hiện được chạy bền trên địa hình tự nhiên và một số động tác thả lỏng, hồi
tĩnh.

- Phát huy tính tích cực ở học sinh trong tập luyện và học tâp tích cực kết hợp liên
môn sinh học và hóa học, nhạc như: biết phân phối sức bền, hít thở đúng cách để nạp ô xy
và thải khí các bon nic trong khi chạy và luyện tập sức bền kết hợp phối nhạc vào bài khởi
động và bài võ. Từ đó nâng cao kỹ năng tập luyện để đạt thành tích cao.
3. Thái độ:
- HS có thái độ nghiêm túc trong tập luyện, ý thức tự giác tích cực trong luyện tập
nhóm nhỏ, có tinh thần thoải mái trong học tập.
- Đạt được kết quả như mong đợi ( Tập luyện khoa học, nâng cao thành tích, yêu
thích môn học..vv.)
II/ Địa điểm, phương tiện


+ Sân trường.
+ Học sinh vệ sinh sân bãi.
+ Giáo viên chuẩn bị còi, trụ xà nhảy cao, bóng chuyền mini, máy nhạc.
III/ Hoạt động của giáo viên và học sinh
Định
Nội dung
Phương pháp tổ chức
lượng
1.Phần mở đầu
( 5’) - Cán sự tập hợp lớp, báo cáo sĩ số.
a. Nhận lớp
- Giáo viên giới thiệu nội dung, yêu cầu bài học.
        
+ Nhận lớp
        
+ Phổ biến nhiệm vụ
        
yêu cầu tiết học.

        


- Khởi động theo đội hình hàng ngang, do cán sự điều
b. Khởi động:
khiển
Xoay các khớp cổ tay_
cổ chân; khuỷu tay; vai, gối,


hông; ép dọc; ép ngang.

Chạy bước nhỏ, nâng cao

đùi, chạy gót chạm mông


Đá lăng trước, đá lăng
sang ngang.
- GV kiểm tra 2 – 3 HS thực hiện kỹ thuật chuyền bóng
Mở nhạc bài Việt nam ơi
cao tay
để khởi động.
c. Kiểm tra bài cũ:
Kỹ thuật chuyền bóng
cao tay

2. Phần cơ bản
( 35’)


a.Bài võ cổ truyền 36

động tác

- Giáo viên mở nhạc bài:

DÒNG MÁU LẠC HỒNG
ĐH TẬP VÕ CỔ TRUYỀN
- Cả lớp tập giáo viên
+ GV nhắc lại cách đo đà, chỉnh đà, cách đặt chân vào
theo dõi hoặc tập cùng học
điểm giậm nhảy và cho HS thực hiện
sinh.
+ GV giới thiệu kỹ thuật chạy đà – giậm nhảy ( không
Phát huy năng lực dẻo
qua xà )
dai và sức bền.
+ GV thực hiện bài tập 1-2 lần
b/ Nhảy cao
- Đo đà, chạy đà, chỉnh
đà và đặt chân vào điểm
giậm nhảy
- Chạy đà – phối hợp
giậm nhảy ( không qua xà )
* Phát huy năng lực chỉnh

+ HS luyện tập
+ GV quan sát sửa động tác sai cho HS
* Ổn định
- GV đưa ra bài tập

- GV nhắc lại một số yêu cầu kỹ thuật
- GV gọi một số HS lên thực hiện kỹ thuật cùng
- GV nhắc nhở và nêu yêu cầu kỹ thuật cần thực hiện


đà đo đà và giậm nhảy
c. Bóng chuyền
- Chuyền bóng thấp tay bằng
hai tay

- GV chia nhóm HS luyện tập
- HS luyện tập – GV quan sát, sửa động tác sai cho HS

Nhó
m1

- Chuyền bóng cao tay bằng
hai tay

Nhó
m2

Phát huy năng lực chuyền
bóng thấp tay và chuyền
bóng cao tay.
c. Chạy bền
Chạy trên địa hình tự
nhiện 550m ( nam), 500m
( nữ )
Phát huy năng lực luyện

sức bền.
* Củng cố kỹ thuật nhảy
cao, bóng chuyền, võ thuật
và chạy bền.

3. Phần kết thúc
* Thả lỏng, hồi tĩnh:
Thả lỏng chân, tay, toàn
thân, hít thở sâu thả lỏng.
* Nhận xét tiết học.
* Dặn dò:
Hướng dẫn và dặn bài
tập về nhà
* Xuống lớp

Nhó
m3
Nhó
m4

( 5’)

* Tập hợp lớp thành 4 hàng ngang
GV cùng HS củng cố lại kỹ thuật chuyền bóng thấp tay
và cao tay
* Ổn định
- GV nêu một số yêu cầu khi chạy bền
- HS luyện tập – GV quan sát nhắc thêm
* Giãn hàng
- HS thực hiện động tác thả lỏng, hồi tĩnh.

- GV nhận xét tiết học.
- GV dặn dò HS luyện tập ở nhà.






IV. CÁC GIẢI PHÁP.
1. Đối với giáo viên:


* Môn thể dục, để có một tiết học đạt kết quả cao, tạo cho các em niềm say mê, hứng
thú trong học tập, tập luyện, nắm vững được nội dung bài học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo,
thực hiện động tác một cách chính xác, hoàn hảo không có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản khi
tập luyện. Muốn đạt được những yêu cầu trên, cần phải có những phương pháp thiết yếu
sau:
Trước hết giáo viên cần soạn giáo án, nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy, giáo viên
phải làm mẫu từng động tác, thao tác nhuần nhuyễn, phân tích rõ ràng từng chi tiết, yếu
lĩnh kỹ thuật động tác trước khi lên lớp để học sinh hiểu và nắm bắt ngay.
Làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật, chú ý về
phương hướng, biên độ kỹ thuật động tác vì những động tác ban đầu sẽ tạo ấn tượng sâu
trong trí nhớ các em.
Đối với giáo viên không chuyên, giáo viên không có khả năng làm mẫu thì nên cho học
sinh quan sát kỹ tranh ảnh, xem phim hoặc có thể bồi dưỡng cán sự ( với môn võ thuật thì
giáo viên chọn những em có năng khiếu tốt tham gia tập võ ở các câu câu lạc bộ hướng dẫn
cho các em để các em hướng dẫn lại cho lớp).
Khi giảng giải, phân tích kỹ thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, dễ hiểu, sử
dụng tranh ảnh để minh họa làm tăng sự chú ý trong các em.
Do đặc điểm của học sinh lứa tuổi THCS tính hiếu động, nhất là khi lên lớp ngoài

trời hay bị các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng. Chính vì thế trong phần mở đầu giáo viên
nên sử dụng một số trò chơi thường được các em ưa thích để gây sự tập trung và hứng thú
trước khi vào phần cơ bản, dẫn dắt vào bài học bằng một câu hỏi và cho HS suy nghĩ trả
lời..., trong tiết học thể dục không nhất thiết phải tuân theo qui định khuôn khổ mà phải
luôn luôn thay đổi lồng ghép đưa vào một số tình tiết mới dễ gây hứng thú cho học sinh.
Đó là thông qua một số biện pháp trò chơi, thi đấu giữa các nhóm, tổ, tăng độ khó …vv.
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:
Qua môt thời gian áp dụng sáng kiến mới vào giảng dạy tôi thấy chất lượng tập luyện
của học sinh có phần sôi nổi, phong trào tập thể dục của trường sôi nổi hẳn lên. Không
những học sinh tập ở lớp mà còn tham gia thi võ vào đợt thi học sinh giỏi thể dục năm
2017 vừa qua đạt kết quả cao trong môn võ thuật.
Thời gian luyện tập ít chỉ trong vòng 4 tuần từ khi tập huấn tại phòng giáo dục về
chúng tôi đã triển khai cho đến nay học sinh vẫn luyện tập đều vào giữa giờ ra chơi tuần 3
buổi vào thứ hai, thứ tư, thứ sáu hàng tuần và hai lần trên tuần vào giờ chính khóa,
Ngoài ra học sinh đã đăng ký tập ngoài giờ tại trường vào các buổi chiều. Vì thế một
số phụ huynh cũng rất hài lòng khi thấy con em mình thay đổi theo chiều hướng tích cực
trong sang nên đã ủng hộ nhiệt tình đăng ký cho các em tham gia thêm ngoài giờ học ở lớp.
Phương pháp đưa võ cổ truyền dạy vào thể dục giữa giờ, đầu giờ và giờ học chính khóa tôi
thấy rằng rất phù hợp và bổ ích cho học sinh và tốt cho tất cả mọi lứa tuổi, đem lại đời


sống tinh thần tươi trẻ và lạc quan yêu đời. Hy vọng kế hoạch và phương pháp của tôi
được đồng nghiệp góp ý và hưởng ứng trong thời gian tới để toàn thể học sinh của tường
đều tham gia ngoài bài võ cổ truyền do sở giáo dục qui định. Để từ đó góp phần vào việc
phát triển toàn diện cho học sinh trong thời đại Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
VI . ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
Tóm lại việc học môn thể dục trong nhà trường phổ thông là một động lực quan trọng để
góp phần hoàn thiện về mặt thể chất ngoài ra còn có tác dụng tích cực thúc đẩy các mặt
giáo dục khác phát triển.Vì vậy, là giáo viên chúng ta phải trau dồi kiến thức, tự hoàn thiện
mình, luôn nghiên cứu tìm ra những phương pháp soạn giảng, tập luyện phù hợp khắc phục

những khó khăn để đưa chất lượng giáo dục thể chất ngày càng phát triển. Đào tạo cho xã
hội thế hệ tương lai kế thừa và phát huy những bản sắc văn hóa do cha ông để lại và phát
triển cập nhập nững cái mới và hiện đại để sánh vai với thời đại mới góp phần phát triển
con người toàn diện có sức khoẻ dồi dào, có thể lực cường tráng, dũng khí kiên cường để
tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và sống cuộc sống vui tươi lành mạnh xây dựng
đất nước giầu mạnh trong thời điểm công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1. Đối với Phòng giáo dục và nhà trường:
Để đảm bảo công tác giáo dục thể chất cho học sinh đòi hỏi phải tăng cường các thiết
bị dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy của thầy và việc tập luyện của trò theo hướng: M ỗi
năm nhà trường phải mua sắm thêm một số thiết bị dụng cụ như: Mua thêm nệm, máy nghe
nhạc tạo sân chơi mới cho học sinh học tập và rèn luyện như sửa chữa sân bóng rổ xin
thêm đất xây dựng sân cầu lông, bóng bàn để học sinh cũng như giáo viên tập luyện sau
khi học tập căng thẳng mệt mỏi.
- Thường xuyên cải tạo và nâng cấp các sân tập và thiết bị phù hợp với phong trào thể
dục thể thao hiện nay. Tiến tới xây dựng hoàn thiện sân tập để đảm bảo tập luyện ở nhiều
môn thể thao thúc đẩy sự phát triển các tố chất thể lực cho học sinh và giáo viên trong nhà
trường.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa vào công tác giáo dục thể chất cho học sinh như: Tăng
cường giao lưu thể thao với các trường bạn, tham gia các phong trào ở các cấp tổ chức.
Khen thưởng kịp thời khi học sinh và thầy cô đạt thành tích cao, không phân biệt môn thể
dục với các môn văn hóa.
- Quán triệt học sinh dành thời gian học tập để tham gia tốt các kỳ thi thể dục thể thao do
các cấp tổ chức, cho các em thấy được nếu không có sức khỏe thì có học tập tốt bao nhiêu
đi chăng nữa thì cũng chẳng làm gì được.
2. Đối với cha mẹ học sinh và địa phương
- Quan tâm hơn nữa tới việc học tập của con em mình như tạo điều kiện về thời gian
cho con học tập, vui chơi thích hợp. Song cũng cần phải có cách quản lý khoa học nếu
không các em có thể sa vào các tệ nạn xã hội (nhất là các trò chơi điện tử trực tuyến).



- Địa phương cần có khu vui chơi giải trí cho các em như sân vận động, sân cầu lông,
bàn bóng bàn ..v.để cho các em hoạt động vui chơi. Quán triệt và hạn chế những địa điểm
intơnet gần trường học.
Trên đây tôi đã trình bày kinh nghiệm của mình khi dạy môn thể dục. Trong quá trình
giảng dạy tôi luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, các
đồng nghiệp.Với mong muốn trau dồi năng lực chuyên môn vững vàng hơn nên tôi mạnh
dạn nêu một số kinh nghiệm của bản thân khi dạy môn học thể dục.Trong bài viết này
không tránh khỏi những thiếu sót tôi rất mong các đồng chí và các bạn đồng nghiệp đóng
góp ý kiến để tôi rút kinh nghiệm làm tốt hơn. Tôi xin chân thành cám ơn!
Buôn Ma Thuột, ngày 15 tháng 2 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN

NGUYỄN THỊ MINH

\


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM
-----------------------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐƯA VÕ CỔ TRUYỀN VÀO THỂ DỤC GIỮA GIỜ,
ĐẦU GIỜ VÀ CHÍNH KHÓA

Người viết: Nguyễn Thị Minh
TỔ

: Sinh – Hóa – Thể


Năm học: 2016 – 2017



×