Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN khai thác bản đồ trong sách giáo khoa địa lí 12 trong dạy học theo hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (867.39 KB, 23 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự
1
2
3
4
5
6

Viết tắt
GV
HS
THPT
SGK
TN
ĐC

Giải nghĩa
Giáo viên
Học sinh
Trung học phổ thông
Sách giáo khoa
Thực nghiệm
Đối chứng

MỤC LỤC
Trang

1



PHẦN I. MỞ ĐẦU...............…..……………………………………...……………….1
1.Lý do chọn đề tài……………………………….....…….......…………...…………..1
2. Mục đích nghiên cứu……………...........…………………………....………..…....1
3.Nhiệm vụ nghiên cứu…………….......………………....………….……...………...1

4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu...............................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................2
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................2
7. Cấu trúc của đề tài.............................................................................2
PHẦN II. NỘI DUNG.........................................................................................3
1. Cơ sở lí luận..........................................................................................3
1.1. Bản đồ giáo khoa..............................................................................3
1.2. Bản đồ trong sách giáo khoa........................................................................4
1.3. Phương pháp khai thác bản đồ, lược đồ...........................................4
1.4. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng phát triển năng lực...................7
2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................8
3. Khai thác bản đồ sách giáo khoa địa lí lớp 12 (phần địa lí tự nhiên) theo
hướng dạy học phát triển năng lực...........................................................9
3.1. Cấu trúc nội dung sách giáo khoa....................................................9
3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác các bản đồ trong sách giáo
khoa địa lí 12.........................................................................................11
4. Thực nghiệm sư phạm........................................................................20
PHẦN III. KẾT LUẬN.....................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................23

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2



1, Lâm Quang Dốc, Bản đồ giáo khoa, NXB Đại học sư phạm , 2009
2, Lâm Quang Dốc, Sử dụng bản đồ ở trường phổ thông, NXB Đại học sư
phạm , 2003.
3, Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc, Lí luận dạy học địa lí, NXB Đại học
sư phạm, 2005.
4, Nguyễn Trọng Phúc, Phương tiện, thiết bị kĩ thuật trong dạy học Địa lí,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2001.
5, Một số trang web.



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
3


Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bản đồ
không chỉ là phương tiện, công cụ phục vụ cho hoạt động dạy và học mà còn là
nguồn tri thức địa lí vô phong phú nếu như khai thác và sử dụng hiệu quả. Hệ
thống các loại bản đồ phục vụ cho day học địa lí khá đa dạng, mỗi loại đều có
vai trò nhất định. Trong các loại bản đồ đó, bản đồ trong sách giáo khoa là quan
trọng hàng đầu. Các bản đồ trong sách giáo khoa không những có nội dung được
gắn liền với bài học trên lớp, HS có thể quan sát và liên hệ ngay với kiến thức
bài học mà còn là phương tiện thông dụng để học sinh dễ dàng chủ động sử
dụng cả khi học trên lớp và khi tự học ở nhà.
Hiện nay do nhiều lí do khác nhau mà các bản đồ trong sách giáo khoa còn
chưa được khai thác và sử dụng đúng với vai trò và ý nghĩa của nó. Đó cũng là
một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho bài học địa lí trở lên khô
khan, khó nhớ. Nội dung sách giáo khoa địa lí lớp 12 phong phú và sát thực tiễn
của đất nước, để HS khai thác được những tri thức này thì việc hướng dẫn các

em khai thác những bản đồ trong sách giáo khoa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Sử dụng bản đồ kết hợp với sử dụng các phương pháp dạy học tích cực là điều
còn lúng túng với không ít giáo viên địa lí. Chính vì vậy, tôi lựa chọn đề tài này
để tìm ra những giải pháp khai thác bản đồ trong sách giáo khoa được kết hợp
trong các phương pháp dạy học tích cực góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn địa lí.
2. Mục đích nghiên cứu
Muốn sử dụng bản đồ có hiệu quả cao cần hiểu rõ khái niệm và phương
pháp sử dụng chúng, phương pháp hướng dẫn HS khai thác các kiến thức từ bản
đồ. Đề tài này nhằm giúp cho các giáo viên cũng như học sinh có thể hiểu rõ
hơn các loại bản đồ giáo khoa, phương pháp khai thác các kiến thức từ bản đồ,
đặc biệt là vấn đề khai thác các loại bản đồ trong sách giáo khoa địa lí lớp 12
phần địa lí tự nhiên theo phương pháp dạy học tích cực.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ làm rõ về khái niệm bản đồ giáo khoa và bản đồ, lược đồ trong
sách giáo khoa. Đồng thời đưa ra phương pháp khai thác các bản đồ, lược đồ để
người học tập và nghiên cứu địa lí dễ dàng hơn trong quá trình chiếm lĩnh tri
thức địa lí từ bản đồ. Qua việc khái quát cấu trúc nội dung của chương trình địa
lí lớp 12 phần địa lí tự nhiên, với từng bản đồ trong sách giáo khoa, đề tài đưa ra
phương pháp hướng dẫn GV và HS khai thác tri thức và kĩ năng địa lí trong quá
trình dạy học.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4


Đề tài đi sâu vào nghiên cứu những vấn đề lí luận về bản đồ địa lí, bản đồ
giáo khoa, phương pháp dạy học tích cực. Trên cơ sở đó, đưa ra những phương
pháp khai thác đối với các bản đồ trong sách giáo khoa địa kí lớp 12 theo
phương pháp dạy học tích cực.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành áp dụng và thực tiễn lớp

giảng dạy (lớp 12a2, 12a3 – trường THPT Nguyễn Duy Thì) nhằm đánh giá hiệu
quả của vấn đề nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian có hạn, đề tài chủ yếu đi vào nghiên cứu phương pháp dạy
học kết hợp khai thác các bản đồ trong sách giáo khoa với phương pháp dạy học
địa lí theo hướng phát triển năng lực. Các bản đồ được khai thác trong phần địa
lí tự nhiên – sách giáo khoa địa lí lớp 12, xuất bản năm 2014. Phần thực nghiệm
để đánh giá hiệu quả, tác giả mới thực nghiệm được trên 2 lớp 12 của trường
THPT Nguyễn Duy Thì từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu hệ thống, thu thập tài liệu, tổng hợp, phân tích, xử lí số liệu thống kê,
liên hệ thực tế, đánh giá.
7. Cấu trúc của đề tài
Cấu trúc của đề tài gồm 3 phần:
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung
1. Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Khai thác bản đồ sách giáo khoa địa lí lớp 12 (phần địa lí tự nhiên) theo
hướng dạy học phát triển năng lực
4. Thực nghiệm sư phạm
Phần III. Kết luận

PHẦN II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
1.1. Bản đồ giáo khoa
5



1.1.1. Quan niệm về bản đồ giáo khoa
Tất cả các bản đồ địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội và các sản phảm bản đồ
dùng trong nhà trường nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân được gọi chung là
bản đồ giáo khoa.
Dựa vào mục đích sử dụng bản đồ trong nhà trường, U.C.Bilich và A.C.
Vasmut đã định nghĩa: “ Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục
đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở
giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng
lớp dân cư từ học sinh đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng
được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước nhất là địa lí và lịch sử”.
Bản đồ giáo khoa cũng được định nghĩa như sau:
“Bản đồ giáo khoa là biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng dựa trên
cơ sở toán học. Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ánh sự phân
bố, trạng thái mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với mục đích, nội
dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc chặt chẽ của tổng
quát hóa bản đồ; phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi học sinh, có
xét đến cả yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường”.
Như vậy, bản đồ giáo khoa là một loại hình bản đồ của hệ thống phân loại
bản đồ địa lí mà mục đích sử dụng của chúng là dùng để dạy và học địa lí trong
nhà trường. Nói một cách khái quát hơn, những bản đồ nói chung được dùng
vào việc dạy và học gọi là bản đồ giáo khoa. Đối tượng sử dụng của bản đồ giáo
khoa chủ yếu là giáo viên và học sinh trong nhà trường.
1.1.2. Các loại hình bản đồ giáo khoa
Bản đồ giáo khoa có nhiều thể loại khác nhau: Bản đồ giáo khoa treo tường,
bản đồ trong sách giáo khoa, tập bản đồ địa lí (Átlat giáo khoa), bản đồ câm.
Mỗi loại có những ưu nhược điểm và có tác dụng sử dụng khác nhau trong dạy
dọc địa lí. Trong quá trình dạy học cần phải biết sử dụng kết hợp các loại cho
hợp lí, phát huy khai thác những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để nâng
cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy.
1.2. Bản đồ trong sách giáo khoa

Bản đồ trong sách giáo khoa là một loại hình của bản đồ giáo khoa. Do
khuôn khổ sách giáo khoa nhỏ, in đen trắng hoặc in vài màu nên thường có tỉ lệ
nhỏ và nội dung biểu hiện khá hạn chế. Tuy nhiên, nó lại có ý nghĩa không nhỏ
trong dạy học. Chúng dùng để minh họa những nội dung chính của bài học, giúp
học sinh tư duy gắn liền với lãnh thổ và bổ sung những kiến thức cần thiết mà
sách giáo khoa chưa nói hết. GV và HS có thể khai thác những tri thức tiềm ẩn
6


trong bản đồ sách giáo khoa, làm cho bài học trở nên sinh động, học sinh dễ tiếp
thu, khắc sâu được kiến thức và qua đó hiệu quả giờ học địa lí được nâng cao.
Trong sách giáo khoa địa lí còn có các lược đồ. Lược đồ là bản đồ đơn giản,
thường không có lưới bản đồ. Nó cho ta khái niệm chung về các hiện tượng đã
biểu hiện trên bản đồ, nêu bật được những nét cơ bản của chúng. Độ chính xác
của lược đồ bị giảm bớt do nhiệm vụ đặt trước quy định, chứ không phải do tỉ lệ
và đặc điểm nguồn gốc bản đồ. Nội dung kiến thức trên lược đồ được lược bớt
cho phù hợp với nội dung bài học và giúp HS dễ dàng quan sát, liên hệ kiến
thức, khai thác kiến thức hình thành khái niệm và biểu tượng địa lí.
Trong đề tài này các bản đồ và lược đồ trong sách giáo khoa gọi chung là
bản đồ.
1.3. Phương pháp khai thác bản đồ, lược đồ
Các loại bản đồ giáo khoa như bản đồ trong sách giáo khoa, bản đồ treo
tường, lược đồ… đều có nguồn gốc bản đồ. Để sử dụng có hiệu quả trong quá
trình dạy học giáo viên cần sử dụng phối hợp các loại bản đồ và có quy trình sử
dụng khoa học. Khai thác các loại bản đồ cần tuân theo các bước sau:
1.3.1. Đọc bản đồ
Đọc bản đồ giống như đọc sách. Nhưng đọc sách sử dụng ngôn ngữ viết,
đọc bản đồ sử dụng ngôn ngữ bản đồ.
Khái quát chung về đọc bản đồ có quy trình như sau:
* Đọc tên bản đồ:

Đọc tên để hiểu 3 nội dung:
- Nội dung địa lí
- Không gian bao quát trên bản đồ
- Thời gian thành lập bản đồ
Ví dụ: Bản đồ công nghiệp Việt Nam, năm 2009.
* Đọc lưới chiếu, tỉ lệ và bố cục bản đồ:
- Đọc lưới chiếu để hiểu các khu vực biến dạng tên bản đồ nhiều hay ít.
- Nhận dạng khung kinh, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.
- Đọc tỉ lệ để biết mức độ thu nhỏ của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Đọc bố cục để biết các bộ phận cấu thành nên bản đồ.
Nội dung chính được biểu hiện nổi trội trên bản đồ chính. Nội dung phụ
được biểu hiện ở tầng sau nội dung chính hoặc đặt ở bên ngoài bản đồ có nhiệm
vụ giải thích rõ các khía cạnh khác nhau của nội dung chính.
* Đọc bản chú giải:

7


Cấu trúc chung của bản chú giải gồm: nội dung chính, nội dung phụ, yếu tố
khác.
- Đọc nội dung chính lần lượt từ trên xuống dưới.
- Đọc nội dung phụ, xác định mối quan hệ giữa nội dung chính và nội dung
phụ. Mỗi nội dung phụ thiết kế trên bản đồ nhằm giải thích khía cạnh nào của
nội dung chính? Vì sao?
- Khi đọc nội dung bản đồ ( thông qua kí hiệu bản đồ) cần phải chú ý không
gian địa lí tương ứng bao trùm lên kí hiệu. Để tuột mất không gian là đánh mất ý
nghĩa địa lí mà chỉ còn ý nghĩa kí hiệu học.
1.3.2. Hiểu bản đồ
Khi đọc mỗi nội dung trên đây, người đọc đã hiểu các nội dung riêng rẽ
được biểu hiện ở từng kí hiệu, giống như đọc sách, đọc ý nào hiểu ý đó.

Ví dụ: Khi đọc kí hiệu tam giác đều màu đen thì biết được ở đó có mỏ sắt. Khi
đọc kí hiệu hình vuông mà đen cũng biết được ở đó có mỏ than.Tuy nhiên đây
mới chỉ là những kiến thức rời rạc, sau khi đọc, cần tổng hợp lại xem bản đồ
biểu hiện mức độ phân bố các loại khoáng sản như thế nào, sản lượng, chất
lượng ra sao, hướng sử dụng chúng. Đó chính là ý đồ mà người thiết kế muốn
truyền đạt nội dung địa lí tới người dùng bản đồ.
Trong quá trình đọc và hiểu bản đồ,chúng ta cần chú ý nội dung sâu xa mà
tác phẩm bản đồ muốn truyền đạt thông qua các phương pháp biểu hiện bản đồ.
Để khai thác lượng thông tin trên bản đồ, người dùng bản đồ cần hiểu đằng sau
mỗi kí hiệu bản đồ có một lượng thông tin ẩn chứa.
Khi đọc một kí hiệu bản đồ (giống nhau về hình thức nhưng bản chất khác
nhau) cần phải xem kí hiệu đó nằm trong phương pháp biểu hiện nào, phản ánh
đối tượng phân bố theo vùng, đường hay điểm, phản ánh cấu trúc, số lượng, chất
lượng hiện tượng như thế nào?
Cùng là kí hiệu biểu đồ (cột, tròn, đường…) nhưng nằm trong phương pháp
khác nhau thì mang ý nghĩa khác nhau:
- Kí hiệu biểu đồ trong phương pháp kí hiệu có thể biểu hiện vị trí đối
tượng, số lượng (qui mô), chất lượng, cấu trúc, động lực phát triển của hiện
tượng.
- Kí hiệu biểu đồ trong phương pháp bản đồ biểu đồ lại thể hiện tổng giá trị
hiện tượng trên một lãnh thổ nhất định.
- Còn kí hiệu biểu đồ trong phương pháp biểu đồ định vị thì lại thể hiện sự
biến đổi của hiện tượng trong một thời gian nhất định trên một vùng rộng lớn.
1.3.3. Khai thác bản đồ
8


Có thể sử dụng bản đồ giáo khoa cho mục đích đo tính khoảng cách, tính độ
cao, độ dài, tọa độ…cũng có thể sử dụng để phân tích một hiện tượng, phân tích
hiện trạng, phân tích sự biến đổi của hiện trạng, phân tích các đối tượng trên bản

đồ được thành lập trên cùng địa phương,… Dựa vào bản đồ có thể xác định các
mối quan hệ địa lí (mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ tương tác) của một hiện
tượng, của nhiều hiện tượng trên một bản đồ hoặc nhiều bản đồ. Đồng thời dựa
vào bản đồ để giải thích nguyên nhân của các mối quan hệ đó và giải thích các
hiện tượng đó trong thực tế.
1.4. Phương pháp dạy học địa lí theo hướng phát triển năng lực
Xuất phát từ nhu cầu của mục tiêu đào tạo con người trong xã hội mới,
phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực đang được thực hiện trong
nhà trường, thay thế dần phương pháp dạy học truyền thống, thụ động trước đây.
Năng lực là một trạng thái hoặc một phẩm chất, một khả năng tương
xứng để có thể thực hiện một công việc cụ thể. Nói đến năng lực là phải nói đến
khả năng thực hiện, là phải biết làm, chứ không chỉ biết gì. Năng lực được chia
ra gồm năng lực chung và năng lực chuyên biệt. Năng lực chung còn gọi là năng
lực cơ bản, thiết yếu của con người để có thể sống và làm việc bình thường
trong xã hội gồm: Tư duy phê phán, tư duy logic, giao tiếp, làm chủ ngôn ngữ,
tính toán, sáng taọ, tự chủ, giải quyết vấn đề,... Năng lực chuyên là năng lực
riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực, môn học nào đó (xác định
trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục). Có thể kể ra một số năng
lực chuyên biệt của môn địa lí như: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số
liệu thống kê, sử dụng bản đồ, học tập tại thực địa,...
Có thể nói, sự khác biệt thể hiện rõ nhất trong quá trình dạy học giữa dạy
học truyền thống trước đây với dạy học định hướng phát triển năng lực thể hiện
ở phương pháp dạy học. Trong phương pháp dạy học mới, GV chủ yếu là người
tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển
khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…; Chú trọng sử dụng các quan
điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các PPDH thí nghiệm, thực
hành.
Một số phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực trong môn địa
lí thường được sử dụng:
- Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề

- Phương pháp hướng dẫn HS khai thác bản đồ
- Phương pháp dự án
- Phương pháp đàm thoại gợi mở
9


- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp tự học
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học GV có thể sử dụng kết hợp với các kĩ thuật dạy
học tích cực nhằm tăng cường hoạt động tích cực của HS như kĩ thuật động não, kĩ thuật tia
chớp, kĩ thuật XYZ,... Tuy nhiên, việc áp dụng từng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
cần hết sức linh động và khéo léo, phù hợp với từng đối tượng HS và từng bài, từng nội dung
cụ thể cho phù hợp mới đem lại hiệu quả dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn
Quá trình dạy học luôn chịu tác động của rất nhiều yêu tố, trong đó quan trọng hàng đầu
là những yếu tố luôn thay đổi nhưng lại có vai trò không nhỏ tác động đến hiệu quả dạy học
đó là người học và môi trường xung quanh. Thực tế dạy và học hiện nay ở các trường phổ
thông cho thấy đa số HS chỉ tập trung học những môn học chính như toán, lí, hóa, văn, tiếng
anh,.... Môn địa lí được coi là môn học phụ, môn học thuộc lòng nên các em không đầu tư
nhiều thời gian, công sức học tập. Đa số HS còn khá lúng túng trong vấn đề khắc sâu những
kiến thức mang tính lí luận, kiến thức cốt lõi trong sách giáo khoa. Khi được hỏi, có đến 50%
cho rằng không mấy khi quan sát kĩ các bản đồ trong sách giáo khoa. Các kĩ năng cũng như
năng lực được hình thành của HS vẫn còn hạn chế. Đa số HS chỉ ghi nhớ máy móc, chưa phát
triển được các năng lực cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt qua học tập bộ môn. Đặc biệt
là các năng lực tư duy lãnh thổ, năng lực khai thác bản đồ, biểu đồ vẫn còn hạn chế. Vấn đề
liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức của một bộ phận HS còn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Có nhiều loại bản đồ có thể sử dụng phục vụ cho hoạt động dạy học địa lí trên lớp.
Trong số đó, các bản đồ trong sách giáo khoa là những bản đồ dễ khai thác nhất, gắn liền với
nội dung bài học nhất, dễ dạng giúp HS tư duy và khắc sâu kiến thức bài học nhất. Tuy nhiên,
đa số giáo viên trong quá trình giảng dạy chưa chú ý khai thác hiệu quả các bản đồ này. Thậm

chí, đôi khi do thời gian có hạn, một số hình ảnh chỉ được xem qua hoặc cho HS tự quan sát.
Điều này dẫn tới việc không những gây khó khăn, lúng túng trong quá trình khai thác kiến
thức, kĩ năng của HS, mà còn lãng phí một phương tiện dạy học vô cùng hiệu quả đối với HS
và GV trong quá trình dạy học.
3. Khai thác bản đồ sách giáo khoa địa lí lớp 12 (phần địa lí tự nhiên) theo hướng dạy
học phát triển năng lực
3.1. Cấu trúc nội dung sách giáo khoa

Bài
1

Tên bài
Việt nam trên đường đổi mới và hội nhập
Địa lí tự nhiên
Vị trí địa lí và lịch sử phát triển lãnh thổ

Bản đồ, lược
đồ
1

10


2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19

20

21
22
23
24
25
26

Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ
Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ (tiếp theo)
Đặc điểm chung của tự nhiên
Đất nước nhiều đồi núi
Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)
Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Thiên nhiên phân hóa đa dạng ( tiếp theo)
Thực hành: Đọc bản đồ địa hình, điền vào lược đồ trống
một số dãy núi và đỉnh núi
Vấn đề sử dụng và bản vệ tự nhiên
Sử dụng và bản vệ tài nguyên thiên nhiên
Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
Địa lí dân cư
Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Lao động và việc làm
Đô thị hóa
Thực hành: Vẽ bản đồ và phân tích về sự phân hóa thu nhập
bình quân theo đầu người giữa các vùng
Địa lí kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Địa lí các ngành kinh tế
Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp
Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta
Vấn đề phát triển nông nghiệp
Thực hành: phân tích sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng
trọt
Vấn đề phát triển ngành thủy sản và lâm nghiệp
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
Cơ cấu ngành công nghiệp

1
1

1

1
3

1

1

1

1
11


27
28
29

30
31
32
33
34
35
36
37
38

39

40
41
42
43
44
45

Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Thực hành: Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp
Một số vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ
Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên
lạc
Vấn đề phát triển thương mại, du lịch
Địa lí các vùng kinh tế
Vấn đề khai thác các thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc
Bộ
Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng
sông Hồng
Thực hành: Phân tích mối quan hệ giữa dân số với việc sản
xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung
Bộ
Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn
nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên và Trung du miền
núi Bắc Bộ
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ

Thực hành: Phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở
Đông Nam Bộ
Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông
Cửu Long
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông,
các đảo, quần đảo
Các vùng kinh tế trọng điểm
Địa lí địa phương
Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố
Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố (tiếp theo)

1

1
1
1
1

1
1
2

1

1

1

3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác các bản đồ trong sách giáo khoa địa lí
12


12


ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ
Hình 2: Lược đồ các nước Đông Nam Á
a,

Nội

dung

lược

đồ:

Trên hình 2, lược đồ các nước
Đông Nam Á, trang 14, SGK địa lí 12,
biểu hiện các quốc gia ở khu vực
Đông Nam Á. Biểu hiện tên nước và
thủ đô của các quốc gia, vị trí của Việt
Nam trong khu vực Đông Nam Á,
toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mỗi
nước tương ứng với một màu nền khác
nhau (phương pháp biểu hiện là nền
chất lượng).
b, Phương pháp khai thác bản đồ:
Giáo viên sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, hướng dẫn học sinh đọc bản đồ hình
2, kết hợp với những kiến thức trong SGK trả lời các câu hỏi sau:

- Câu hỏi 1: Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia nào ở trên biển và trên đất liền?
Hướng dẫn trả lời: Trên đất liền Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc, Lào, Cam pu chia. Trên
biển Việt Nam tiếp giáp với: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây,
Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan.
- Câu hỏi 2: Việt Nam nằm ở hệ tọa độ địa lí nào, thuộc châu lục nào, giáp với đại dương nào?
Hướng dẫn trả lời: Trên đất liền: điểm cực Bắc ở 23023’B, điểm cực nam ở 8034’B, điểm cực
Tây 102009’Đ, điểm cực Đông 109024’ Đông. Trên biển hệ tọa độ địa lí nước ta còn kéo dài
tới vĩ độ 6050’B, khoảng kinh độ 1010Đ đến 117020’Đ tại biển Đông. Nước ta nằm ở phía
đông nam châu Á, giáp với biển Đông (Thái Bình Dương).
- Câu hỏi 3: Việt nam nằm ở vị trí nào trong khu vực Đông Nam Á?
Hướng dẫn trả lời: Rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của Đông Nam Á.
- Câu hỏi 4: Em hãy nêu khái quát đặc điểm của vị trí địa lí nước ta?
Dựa trên những ý của những câu hỏi trên, HS rút ra đặc điểm khái quát vị trí địa lí nước ta.
- Câu hỏi 5: Vị trí địa lí nước ta có ý nghĩa gì đối với phát triển kinh tế - xã hội?
Hướng dẫn trả lời: sách giáo khoa địa lí 12 trang 16.
Bài 3. THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM
Hình 3: Lưới ô vuông để vẽ lược đồ Việt Nam
a, Nội dung:

13


Trên lược đồ hình 3, trang 9, SGK Địa lí 12,
thể hiện lưới ô vuông, bộ khung cứng lãnh thổ
Việt Nam và hình vẽ chuẩn lược đồ Việt Nam.
Trên cơ sở lưới ô vuông và một số điểm chuẩn đã
xác định, học sinh sẽ vẽ đường biên giới trên bộ
và trên biển của Việt Nam một cách tương đối
chính xác.
b, Phương pháp khai thác lược đồ:

Kết hợp phương pháp nêu vấn đề, thực
hành, GV hướng dẫn HS vẽ lược đồ Việt Nam.
Đặt vấn đề: Hình dạng lãnh thổ khá phức
tạp, đường biên giới dài và nhiều khúc khuỷu,
liệu chúng ta có thể tự mình vẽ được lược đồ Việt
Nam có hình dạng tương đối chính xác không?
GV yêu cầu HS quan sát kĩ hình 3 để trả lời
câu hỏi sau: Để vẽ được lược đồ Việt Nam chúng ta cần làm những gì?
HS quan sát hình 3 trả lời. GV sẽ sắp xếp các câu trả lời và chọn lọc để đưa ra các
bước vẽ lược đồ hợp lí. Bao gồm các bước sau:
+ Bước 1: Vẽ lưới ô vuông (40 ô vuông)
+ Xác định các điểm khống chế (18 điểm)
+ Nối các điểm khống chế ta được khung cứng lãnh thổ, dựa vào khung cứng vẽ lược
đồ Việt Nam.
Sau đó GV cho HS thực hành vẽ lưới ô vuông, xác định các điểm khống chế, vẽ lược đồ
Việt Nam và điền một số địa danh quan trọng trên lược đồ. GV chỉnh sửa và nhận xét.
Bài 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
Hình 6. Bản đồ địa hình
a, Nội dung:
Trên hình 6, trang 31, SGK địa lí 12, bản
đồ thể hiện các dạng địa hình trên lãnh thổ Việt
Nam bằng phương pháp phân tầng địa hình:
+ Nền xanh thể hiện cho dạng địa hình
thấp (đồng bằng thấp, đầm lầy…)
+ Nền màu vàng và đỏ thể hiện cho dạng
địa hình cao (cao nguyên, sơn nguyên, núi…).
Ngoài ra, bản đồ còn dùng kí hiệu đường
để biểu hiện các dãy núi.

14



Nhìn trên bản đồ chúng ta có thể thấy được các dạng địa hình chủ yếu của nước ta, các
đồng bằng, các đồi thấp, cao nguyên, núi trung bình và núi cao. Có thể đọc được các độ cao
khác nhau dựa vào màu sắc.
b, Phương pháp khai thác bản đồ:
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, hướng dẫn HS khai thác bản đồ và tìm
hiểu những đặc điểm chung của địa hình, những khu vực địa hình, kết hợp với trả lời các câu
hỏi sau đây:
- Câu hỏi 1: Kể tên các dạng địa hình chính ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng, đầm lầy.
- Câu hỏi 2: Nhận xét đặc điểm chung của địa hình nước ta?
Hướng dẫn trả lời: Địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi, nhưng phần lớn là đồi núi thấp. Địa
hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, hướng địa hình chủ yếu là hướng tây bắc đông nam.
- Câu hỏi 3: Kể tên các dãy núi và nhận xét về độ cao, hướng của các dãy núi của các vùng
núi nước ta?
Hướng dẫn trả lời: HS trả lời các dãy núi và độ cao của các khu vực địa hình núi Đông Bắc,
Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- Câu hỏi 4: Nhận xét và so sánh về diện tích, địa hình của các đồng bằng ở nước ta?
Hướng dẫn trả lời: HS quan sát, nhận xét và so sánh, trả lời về các đồng bằng : đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng ven biển miền Trung.
- Câu hỏi 5: Các khu vực địa hình ở nước ta có thế mạnh và hạn chế gì cho sự phát triển kinh
tế - xã hội?
Hướng dẫn trả lời: Trế mạnh của khu vực đồi núi: khoáng sản, rừng và đất trồng, thủy điện,
du lịch. Hạn chế: thiên tai, thời tiết thất thường, giao thông vận tải khó khăn…
Khu vực đồng bằng: Thuận lợi phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giai thông vận
tải, dịch vụ… Khó khăn về thiên tai, bão, lũ lụt, hạn hán…
Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
Hình 8.1. Vùng biển Việt Nam trong biển Đông
a, Nội dung:


15


Bản đồ hình 8.1, SGK địa lí 12, trang 37
thể hiện địa hình của toàn bộ vùng đất liền và
vùng biển của Việt Nam. Bằng phương pháp
phân tầng màu, địa hình trên đất liền được biểu
hiện bằng các màu khác nhau từ màu lạnh đến
màu nóng thể hiện độ cao dần của địa hình. Độ
sâu của vùng biển cũng được thể hiện bằng các
mà từ xanh nhạt tới xanh thậm thể hiện độ sâu
lớn dần.
Ngoài ra, trên bản đồ còn dùng các kí
hiệu để thể hiện các mỏ dầu, khí. Các điểm độ
sâu còn thể hiện bằng phương pháp điểm độ sâu.
Các dòng biển mùa hạ, dòng biển mùa đông
được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu đường
chuyển động.
b, Hướng dẫn khai thác bản đồ:
GV đặt vấn đề: Nước ta có đặc điểm thiên nhiên hoàn toàn khác với các nước cùng vĩ
độ ở Tây Nam Á, Bắc Phi. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của biển. Vì sao thiên nhiên
nước ta lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông? Tác động của biển Đông tới thiên nhiên
nước ta thể hiện như thế nào?
GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ, kiến thức trong SGK kết hợp với vốn hiểu biết của
mình trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Căn cứ vào hình 8.1, hãy trình bày các đặc điểm chính của biển Đông ?
Hướng dẫn trả lời: Biển Đông là một biển rộng (thứ hai trong Thái Bình Dương). Là một biển
tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các đảo và vòng cung đảo. Biển
Đông nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Câu hỏi 2: Em hãy nhận xét về đường bờ biển, độ nông sâu của thềm lục địa nước ta, sự
hoạt động của các dòng biển?
Hướng dẫn trả lời: Đường bờ biển dài, ba mặt giáp biển. Độ nông sâu rộng hẹp của thềm lục
địa khác nhau ở từng đoạn bờ biển. Có các dòng biển theo mùa: dòng biển mùa hạ, dòng biển
mùa đông.
- Câu hỏi 3: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến thiên nhiên nước ta?
Hướng dẫn trả lời: Ảnh hưởng về khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển, cung cấp tài
nguyên thiên nhiên biển, thiên tai.
Bài 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
1. Hình 9.1: Lược đồ gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á

16


a, Nội dung:
Trên lược đồ hình 9.1, trang 41,
SGK địa lí 12, thể hiện gió mùa mùa
đông ở khu vực Đông Nam Á.
Trên lược đồ biểu hiện áp suất
không khí bằng phương pháp đường
đẳng trị. Trị số ghi trên các đường đẳng
áp là trị số khí áp của nơi đó. Trên lược
đồ khu vực có trị số khí áp từ 1010 mb
trở xuống là khí áp thấp biểu hiện bằng
dấu (-) màu xanh và các chấm màu
xanh. Khu vực có trị số khí áp từ 1020
mb trở lên là khu vực áp cao, thể hiện bằng dấu (+) màu đỏ và các chấm màu đỏ.
Hướng gió chính được biểu hiện bằng mũi tên màu đỏ ( phương pháp kí hiệu đường
chuyển động). Hướng của mũi tên chính là hướng di chuyển của các khối khí.
b, Phương pháp khai thác lược đồ:

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kiến thức
trong SGK kết hợp với vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Xác định các trung tâm áp cao, áp thấp, chỉ số khí áp của các trung tâm, hướng di
chuyển của gió mùa mùa đông?
Hướng dẫn trả lời: Các trung tâm áp cao : Xibia (1030mb), Nam Ấn Độ Dương (1020mb),
nam Đại Tây Dương (1020mb). Các trung tâm áp thấp: Aleut (1000mb),Ôtrâylia (1010 mb),
nam châu Phi (1010mb). Hướng di chuyển của gió mùa mùa đông là hướng đông bắc.
- Câu hỏi 2: Cho biết nguồn gốc, hướng di chuyển và tính chất của gió mùa mùa đông ở nước
ta?
Hướng dẫn trả lời: Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ khu áp cao
Xibia, hướng thổi vào nước ta theo hướng đông bắc, tính chất lạnh và khô do hình thành trong
lục địa.
- Câu hỏi 3: Tại sao gió mùa mùa đông lại thổi vào nước ta theo hướng đông bắc mà không
theo hướng bắc?
Hướng dẫn trả lời : Do ảnh hưởng của lực Côriôlit.
2. Hình 9.2: Lược đồ gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á
a, Nội dung:

17


Trên lược đồ hình 9.2, trang 42, SGK
địa lí 12, thể hiện gió mùa mùa hạ ở khu
vực Đông Nam Á.
Trên lược đồ biểu hiện áp suất không
khí bằng phương pháp đường đẳng trị. Trị
số ghi trên các đường đẳng áp là trị số khí
áp của nơi đó. Trên lược đồ khu vực có trị
số khí áp từ 1010 mb trở xuống là khí áp
thấp biểu hiện bằng dấu (-) màu xanh và các

chấm màu xanh. Khu vực có trị số khí áp từ
1020 mb trở lên là khu vực áp cao, thể hiện
bằng dấu (+) màu đỏ và các chấm màu đỏ.
Hướng gió chính được biểu hiện bằng mũi tên màu xanh (phương pháp kí hiệu đường
chuyển động). Hướng của mũi tên chính là hướng di chuyển của các khối khí.
b, Phương pháp khai thác lược đồ:
GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ, kiến thức trong SGK kết hợp với vốn hiểu biết của
mình trả lời các câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Xác định các trung tâm áp cao, áp thấp, chỉ số khí áp của các trung tâm, hướng di
chuyển của gió mùa mùa hạ?
Hướng dẫn trả lời: Các trung tâm áp cao : Nam Ấn Độ Dương (1020mb), nam Đại Tây
Dương (1020mb), Haoai (1020mb). Các trung tâm áp thấp: Iran (1000mb). Hướng di chuyển
của gió mùa mùa hạ là hướng tây nam.
- Câu hỏi 2: Cho biết nguồn gốc, tính chất của gió mùa mùa hạ ?
Hướng dẫn trả lời: Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á có nguồn gốc từ khu áp cao Nam
Ấn Độ Dương, hướng thổi vào nước ta theo hướng tây nam, tính chất nóng ẩm.
- Câu hỏi 3: Tại sao gió mùa mùa hạ lại thổi vào nước ta theo hướng tây nam mà không theo
hướng nam?
Hướng dẫn trả lời: Do ảnh hưởng của lực Côriôlit.
3. Hình 9.3. Bản đồ khí hậu
a, Nội dung:
Trên bản đồ hình 9.3, trang 43 SGK địalí 12, biểu hiện khí hậu chung của nước ta với
các yếu tố khí tượng và các miền khí hậu.
Miền khí hậu biểu hiện bằng phương pháp nền chất lượng (mỗi miền gắn với một màu
nền khác nhau). Yếu tố gió bão được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển
động. Hướng gió và tần suất gió, nhiệt độ và lượng mưa biểu hiện bằng phương pháp biểu đồ
định vị.

18



b, Phương pháp khai thác bản đồ:
Dựa vào kiến thức đã học, GV hướng dẫn HS quan sát, đọc và giải thích các yếu tố
khí hậu cơ bản của một số địa điểm:
+ Vị trí địa lí (vĩ độ, độ cao, gần biển hay xa biển, ý nghĩa).
+ Độ cong của đường biểu diễn nhiệt độ (độ cong nhiều hay ít nói lên điều gì)
+ Biên độ chênh lệch nhiệt độ các tháng trong năm (tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất, chênh
lệch nhiều hay ít) có đo tính số liêu cụ thể trên bản đồ để minh họa.
+ Vì sao các đường biểu diễn nhiệt độ của các điểm ở phía bắc lại cong hơn các đường biểu
diễn nhiệt độ của các điểm phía nam?
Trả lời: Vì phía bắc có biên độ nhiệt độ trong năm cao hơn.
+ Vì sao có đường biểu diễn nhiệt độ một đỉnh cao, có đường hai đỉnh cao?
GV hướng dẫn HS đọc bản đồ để rút ra quy luật biến đổi nhiệt độ từ bắc vào nam, từ đông
sang tây, từ thấp lên cao.
- Dựa vào kiến thức đã học, GV hướng dẫn HS quan sát, đọc và giải thích (chú ý địa
hình, hướng gió, vị trí địa lí):
+ Vị trí địa lí (vĩ độ, gần hay xa biển, độ cao), sườn đón gió hay khuất gió.
+ Lượng mưa chênh lệch giữa các tháng, tháng mưa nhiều nhất, ít nhất, mùa mưa,mùa khô
các vùng ở nước ta.
+ Giải thích tại sao các vùng ven biển Cà Mau, Kiên Giang, Đà Lạt, Ngọc Linh, Hoàng Liên
Sơn, Móng Cái mưa nhiều.
- Đối với các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của các địa điểm, GV có thể yêu cầu HS
phân tích từng trạm hoặc so sánh các trạm với nhau để thấy được chế độ nhiệt và mưa ở các
vùng khác nhau. Dựa và kiến thức đã học, GV hướng dẫn HS phân tích, giải thích từng yếu
tố,mối quan hệ giữa hai yếu tố (kết hợp với bản đồ địa hình và các bản đồ khác).
Đối với hoạt động của gió: GV cho HS điền thông tin vào bảng sau:

Loại gió

Tính chất


Thời gian hoạt độngPhạm vi hoạt động

+ Gió mùa đông bắc có ảnh hưởng gì tới khí hậu nước ta?
+ Hãy giải thích hiện tượng gió Tây khô nóng ở nước ta? Những vùng nào chịu ảnh hưởng
của gió Tây khô nóng? Hậu quả của loại gió này.
- Đối với hoạt động của bão, GV cho HS tự nghiên cứu, làm việc cá nhân, điền thông
tin vào bảng:

Nguồn gốc

Thời gian hoạtNhững
thángVùng chịu ảnhVùng chịu ảnh
động
nhiều bão
hưởng nhiều
hưởng ít

Bài 12: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (tiếp theo)

19


Hình 12: Bản đồ các miền địa lí tự nhiên
a, Nội dung:
Trên bản đồ hình 12, trang 53, SGK địalí 12, thể
hiện các miền địa lí của Việt Nam. Để thể hiện độ cao
và độ sâu của địa hình, người ta dùng phương pháp
phân tầng địa hình. Các đỉnh núi được biểu hiện bằng
phương pháp điểm độ cao (kí hiệu bằng tam giác cân

mà đen có ghi chỉ số độ cao tuyệt đối bên cạnh ). Một
số điểm độ sâu được biểu hiện bằng phương pháp
điểm độ sâu ( các chấm xanh có ghi chỉ số bên cạnh).
b, Hướng dẫn HS khai thác bản đồ:
Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dựa
vào bản đồ trong SGK hình 12, kiến thức đã học, GV
yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:

Miền

Phạm vi

Đặc điểm
nhiên

tựThế mạnh

Hạn chế

Miền Bắc và Đông
Bắc Bắc Bộ
Miền Tây Bắc và
Bắc Trung Bộ
Miền Nam Trung Bộ
và Nam Bộ
4. Thực nghiệm sư phạm
Tác giả tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Duy Thì, lớp TN là 12 a2,
lớp ĐC là 12a3. Đây là hai lớp đại trà có chất lượng giáo dục tương đươgn nhau. Trong quá
trình dạy học phần địa lí tự nhiên (học kì I), tại lớp TN trong quá trình dạy học, tiến hành khai
thác triệt để các bản đồ trong sách giáo khoa kết hợp các phương pháp dạy học tích cực, dạy

học chú trọng hình thành và phát triển năng lực HS, đặc biệt là các năng lực địa lí. Tại lớp
ĐC, dạy học theo phương pháp truyền thống trước đây, ít chú ý khai thác bản đồ trong sách
giáo khoa, hoặc khai thác theo phương pháp dạy học truyền thống.
Kết quả cho thấy, ở lớp TN học sinh học tập tiếp thu nhanh hơn, có nhiều hứng thú
trong quá trình dạy học, lớp học cũng sôi nổi hơn, HS dễ dàng nhớ và vận dụng cũng như liên
hệ thực tế, phát triển được một số năng lực khá tốt. Đặc biệt là các năng lực địa lí như khai
thác bản đồ, tư duy lãnh thổ, liên hệ thực tế của đa số HS có sự phát triển khá tốt. Ngược lại ở
lớp ĐC, HS học thụ động hơn, chủ yếu ghi nhớ máy móc, hình thành năng lực cũng hạn chế.
Đa số các em còn lúng túng khi sử dụng bản đồ cũng như tư duy lãnh thổ.

20


Sau quá trình dạy học, tác giả tiến hành kiểm tra bài kiểm tra với bằng đề thi giống
nhau giữa lớp TN và ĐC, kết quả thu được là điểm bài kiểm tra, điểm bài kiểm tra của lớp TN
cao hơn so với lớp ĐC.
Bảng so sánh điểm số bài kiểm tra giữa lớp TN và lớp ĐC

0-2
Điểm

3-4

5-6

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số
lượng % lượng % lượng

12A2 0
12A3 0


0
0

4
5

0 20
6,9 22

Tỉ
lệ
%
17,2
44,8

7-8

9-10

Số Tỉ lệ Số
lượng % lượng
8
5

58,6 2
34,5 0

Điểm
trung

bình

Tỉ
lệ
%
24,2 7,0
13,8 6,4

Kết quả học tập bộ môn của học kì I cũng thể hiện rõ sự khác biệt về chất lượng giữa
lớp TN và lớp ĐC :

Tổng
số HS

Giỏi

Khá

Trung bình

Kém
Từ
TB
trở
lên

Lớp

12A2 34
12A3 32


Yếu

Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số
Tỉ
Số Tỉ lệ Số Tỉ
lượng % lượng % lượng lệ lượng % lượng lệ
%
%
2
5,9 12
35,3 17
50,0 3
8,8 0
0 91,2
0
0 5
15,6 22
68,8 5
15,6 0
0 84,4

Kết quả học tập cuối kì cũng cho thấy chất lượng bộ môn của lớp TN cao hơn lớp ĐC
rõ rệt.
Qua kết quả bài kiểm tra học kì I, kết quả của điểm trung bình môn học kì I của hai lớp
được thống kê ở trên, bước đầu có thể khẳng định việc khai thác bản đồ trong sách giáo khoa
trong dạy học địa lí theo hướng phát triển năng lực mang lại hiệu quả cao hơn so với phương
pháp dạy học truyền thống, khẳng định tính đúng đắn của đề tài.

PHẦN III. KẾT LUẬN


21


Sử dụng bản đồ trong quá trình học tập và nghiên cứu địa lí là yếu tố không thể thiếu.
Bên cạnh đó, điều càng quan trọng hơn nữa là phải biết phương pháp khai thác kiến thức từ
các bản đồ trong quá trình sử dụng sao cho hiệu quả tối ưu, nâng cao hiệu quả dạy học, phát
triển được năng lực của HS. Đối với HS phổ thông, hướng dẫn các em khai thác kiến thức từ
bản đồ không chỉ là khai thác nguồn kiến thức phong phú từ bản đồ mà còn rèn luyện cho các
em các kĩ năng bản đồ cần thiết, tạo cơ sở để hình thành một số năng lực địa lí cần thiết có thể
sử dụng sau khi rời ghế nhà trường, tham gia vào cuộc sống. Trong các loại bản đồ giáo khoa
phục vụ cho học tập địa lí thì có thể nói các bản đồ trong sách giáo khoa là quan trọng hàng
đầu và tiện lợi cho viêc sử dụng cả khi trên lớp và khi ở nhà. GV cần ý thứ c được tầm quan
trọng của các bản đồ này và hướng dẫn cho HS khai thác và sử dụng hiệu quả.
Trong thời gian ngắn, đề tài này bước đầu đã mở ra một số định hướng cho giáo viên và
học sinh những phương pháp hiệu quả để khai thác các bản đồ trong sách giáo khoa địa lí lớp
12 (phần địa lí tự nhiên) theo định hướng dạy học định hướng phát triển năng lực. Do thời
gian hạn chế, đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của bạn bè,
đồng nghiệp và các em học sinh để đề tài hoàn thiện hơn.

22



×