Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh thái bình tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.61 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ NGỌC HUYÊN

NGHIÊN CỨU NHU CẦU BẢO HIỂM Y TẾ
CỦA NÔNG DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 62 31 01 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2017


Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn: 1. GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÂM

Phản biện 1:

PGS.TS. HOÀNG VĂN CƢỜNG
Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân

Phản biện 2:

PGS.TS. NGUYỄN NGUYÊN CỰ
Hội Kinh tế Nông Lâm


Phản biện 3:

PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi

giờ, ngày

tháng

năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, nằm trong
vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh. Người dân nông thôn nơi đây, do đã tự ý thức được việc chăm sóc sức khỏe
cho bản thân và gia đình, ngay từ khi ra đời chính sách BHYT đã thu hút được đông đảo
người dân tham gia. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, kế hoạch hóa gia đình được
triển khai tích cực.
Bảo hiểm y tế là một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính
chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Bảo hiểm y tế là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện
sự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khoẻ giữa người giàu với người nghèo, giữa

người thuận lợi về sức khoẻ với người ốm đau và rủi ro về sức khoẻ, giữa người đang độ tuổi
lao động với người già và trẻ em. Đồng thời, bảo hiểm y tế mang tính dự phòng những rủi ro
do chi phí cao cho chăm sóc sức khoẻ gây nên khi ốm đau, bệnh tật. Chính sách bảo hiểm y tế
(BHYT) là một nội dung quan trọng thuộc chính sách xã hội nhằm chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân.
Nông dân là người có thu nhập thấp trong xã hội, chiếm hơn 70% trong nông thôn hiện
nay nhưng khi đi chữa bệnh thì nguồn tài chính hạn chế nên việc khám chữa bệnh và điều trị là
rất khó khăn, chỉ có một số nông dân là có thẻ BHYT (khoảng 15% nông dân tham gia), số còn
lại (khoảng 85%) phải trả toàn bộ số tiền viện phí khi đi khám chữa bệnh như: tiền khám, thuốc,
vật tư y tế, tiền giường bệnh, máu, các chế phẩm từ máu và các dịch vụ khác, so với thu nhập
của nông dân thường quá tải.
Thực hiện tốt chính sách BHYT cho nông dân, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, đảm
bảo sự công bằng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thời kỳ đất nước
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu hết sức bức
thiết, cần có giải pháp đúng đắn, kịp thời.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích làm rõ lý luận, thực tiễn, thực trạng các vấn đề liên
quan tới nhu cầu bảo hiểm y tế, đề xuất giải pháp tăng cường thu hút nông dân tham gia bảo
hiểm y tế, nhằm không ngừng nâng cao sức khoẻ nông dân, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội
nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu, cầu bảo hiểm y tế của nông dân;
(2) Đánh giá thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn tỉnh Thái
Bình;
(3) Xác định nhu cầu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo
hiểm y tế của nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
(4) Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích, tăng cường và thu hút nông dân
tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
1



1.3. CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau đây:
(1) Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh Thái Bình thế nào?
(2) Nhu cầu về tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trong Tỉnh ra sao?
(3) Những yếu tố gì ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của nông dân
trong Tỉnh?
(4) Giải pháp nào nhằm gia tăng số lượng nông dân tham gia bảo hiểm y tế?
1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn về nhu cầu tham gia bảo hiểm y
tế của nông dân được thể hiện thông qua các đối tượng khảo sát sau:
(1) Người nông dân ở các độ tuổi, mức thu nhập khác nhau;
(2) Cơ quan thực thi chính sách bảo hiểm y tế: Bảo hiểm xã hội, cơ quan y tế, cơ
quan KCB;
(3) Cơ quan hoạch định chính sách;
(4) Cơ chế, chính sách (Luật, Nghị định, Thông tư ...).
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu nhu cầu, những nhân tố ảnh hưởng tới nhu cầu
tham gia bảo hiểm y tế của người nông dân và các giải pháp hữu hiệu thu hút người nông
dân tỉnh Thái Bình tham gia BHYT.
- Phạm vi về không gian: Luận án được triển khai nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Thái
Bình. Một số nội dung chủ yếu sau: nghiên cứu tại 4 huyện, thành phố đại diện cho vùng đô
thị, vùng giáp đô thị, vùng ven biển của tỉnh Thái Bình, gồm Thành phố Thái Bình, huyện
Vũ Thư, huyện Kiến Xương và huyện Tiền Hải, từ đó suy rộng ra cả khu vực nghiên cứu.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu thu thập dữ liệu, thông tin phục vụ cho
đề tài từ 2012 đến 2014. Số liệu thứ cấp thu thập từ 2009 đến 2015. Số liệu sơ cấp điều tra
người nông dân từ năm 2009 đến năm 2014.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

1.5.1. Những đóng góp mới
Về lý luận: Đã làm rõ các lý luận về nhu cầu, cầu BHYT của nông dân; xây dựng hệ
thống chỉ tiêu và phương pháp xác định nhu cầu BHYT của người nông dân.
Về thực tiễn: Cung cấp cơ sở dữ liệu, các giải pháp có giá trị tham khảo để tăng
cường thu hút người nông dân tham gia bảo hiểm y tế ở các tỉnh có đặc điểm tương tự.
1.5.2. Ý nghĩa của Luận án
1.5.2.1. Về lý luận
Qua việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, Luận án là một tài liệu tham
khảo, góp phần vào hệ thống tư liệu khoa học về CSXH nông thôn, đặc biệt là chính sách
BHYT cho nông dân, phục vụ công tác nghiên cứu, hoàn thiện khung CSXH trong nền kinh tế
2


thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; làm rõ cơ sở lý luận về nhu cầu, cầu bảo hiểm y tế của
nông dân và một số lý luận liên quan tới phương pháp nghiên cứu; hệ thống hóa cơ sở thực tiễn
về nhu cầu, cầu bảo hiểm y tế của nông dân; hệ thống và chi tiết hoá các phương pháp nghiên
cứu cần thiết sẽ được sử dụng khi thực hiện Luận án.
1.5.2.2. Về thực tiễn
Luận án đã đánh giá được thực trạng, nhu cầu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh Thái Bình, là cơ sở quan trọng để đề ra các
chính sách phù hợp với thực tiễn, khắc phục những yếu tố tồn tại, hạn chế ảnh hưởng tới nhu
cầu của nông dân khi tham gia bảo hiểm y tế, thực hiện lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Trên cơ
sở các quan điểm, định hướng của Nhà nước và tỉnh Thái Bình, luận án đã đề xuất một số giải
pháp tăng cường sự tham gia BHYT của người nông dân: cần thực hiện tốt các hoạt động tuyên
truyền, giới thiệu sâu sắc chính sách; không ngừng hoàn thiện các chính sách, tăng cường công
tác quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ bảo hiểm y tế; thực hiện đồng bộ, có hiệu
quả các chính sách về bảo hiểm y tế, cải thiện chất lượng KCB ngay từ tuyến cơ sở; và đơn giản
hóa các thủ tục hành chính khi triển khai thực hiện chính sách trong thực tế. Luận án mở ra một
hướng nghiên cứu về việc tổ chức thực hiện chính sách BHYT đối với nông dân đang được xã
hội rất quan tâm, tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân theo định hướng của Đảng. Đồng thời, luận

án là tài liệu tham khảo tốt, cần thiết, rộng rãi cho các cơ quan nghiên cứu xây dựng, hoạch định
chính sách, quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách xã hội đối với nông dân, đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đất nước thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay.
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ NHU CẦU BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NÔNG DÂN
2.1.1. Lý luận về bảo hiểm y tế
*Bảo hiểm
Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy định
thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi
bảo hiểm với điều kiện người tham gia phải nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho
người thứ ba.
* Bản chất của bảo hiểm
Mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó
khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và
xã hội của đất nước. Thực chất của bảo hiểm là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm trong
nước giữa những người tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh tai nạn, rủi ro
bất ngờ xảy ra tổn thất đối với người tham gia bảo hiểm. Hoạt động bảo hiểm dựa trên
nguyên tắc “Số đông bù số ít”.
* Bảo hiểm y tế
- Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe,
không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm
tham gia theo quy định.
- Bảo hiểm y tế bắt buộc là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở bắt
buộc của người tham gia.
3


- Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ sở tự
nguyện của người tham gia.

- Bảo hiểm y tế của người nông dân là hình thức bảo hiểm y tế được thực hiện trên cơ
sở tự nguyện tham gia của người nông dân.
* Chính sách xã hội
Chính sách xã hội là một hệ thống các quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện
pháp được Nhà nước thể chế hóa để giải quyết những vấn đề xã hội nhất định, nhằm góp phần ổn
định, an toàn và phát triển xã hội.
Chính sách xã hội nông thôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Tuy đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân được
cải thiện nhiều, song ở nông thôn cũng xuất hiện không ít những vấn đề cấp bách phải giải
quyết (dân số, môi trường, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, việc làm, phát triển giáo dục
và bảo đảm dịch vụ y tế). Những vấn đề đó đặt ra yêu cầu phải có những CSXH đúng đắn
và tổ chức thực hiện tốt.
2.1.2. Lý luận về nhu cầu, cầu bảo hiểm y tế của nông dân
2.1.2.1. Khái niệm
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng
của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức,
môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng (với tư cách là người mua) có
khả năng và sẵn lòng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận được) trong phạm
vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi. Khi nói đến cầu thì
không thể không nhắc đến lượng cầu. Lượng cầu: là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu
dùng có khả năng và sẵn sàng mua ở một mức cụ thể khi các yếu tố khác không thay đổi.
Cầu bảo hiểm y tế là số lượng dịch vụ y tế mà người tiêu dùng (với tư cách là người
mua) có khả năng và sẵn lòng mua ở các mức giá khác nhau (mức giá chấp nhận được)
trong phạm vi không gian và thời gian nhất định khi các yếu tố khác không thay đổi.
2.1.2.2. Đặc điểm của nhu cầu, cầu bảo hiểm y tế
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp
ứng sự thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm
tới đối tượng; Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thỏa mãn nó quy
định và ảnh hưởng tới nhu cầu; thông thường nhu cầu có tính định kỳ. Chúng ta biết rằng,

nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật, vì nhu cầu của con người
luôn hướng tới và thỏa mãn trong dài hạn, nhiều thế hệ; ngược lại nhu cầu của con vật hầu
như chỉ cho tức thời hoặc ngắn hạn.
2.1.2.3. Phân loại nhu cầu
- Căn cứ vào đối tượng có 2 loại nhu cầu: Nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần.
- Xét về mức độ ta có thể chia nhu cầu trên ba mức độ: (1) Thứ nhất: lòng mong
muốn, ở mức độ này con người còn giữ ý thức sáng suốt, động cơ còn trong sáng, nhân cách
trọn vẹn; (2) Thứ hai: Tham, đến mức độ cả tham ý thức bắt đầu lệch lạc và thiếu sáng suốt
cho nên con người hoạt động rất tích cực và mang tính ích kỷ; (3) Thứ ba: Mê muội, ở mức
độ này nhân cách bị tha hóa hoàn toàn, mất hẳn ý thức, có nhiều hoạt động thiếu sáng suốt
4


đến mức mất hẳn tính người, hoạt động điên cuồng, rồ dại và độc ác.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu bao gồm: Sở thích và thị hiếu; Thu nhập; Giá cả
hàng hóa liên quan; Số lượng người tiêu dùng; Kỳ vọng của người tiêu dùng về giá và thu
nhập; Phong tục tập quán.
2.1.2.4. Cơ sở khoa học xác định nhu cầu dịch vụ y tế
* Hàm cầu Hicks
Vận dụng hàm cầu Hicks đo sự thay đổi phúc lợi của người dân tham gia mua bảo
hiểm y tế đó là sự thể hiện mức thỏa dụng tối đa được xác định trước với hàm mục tiêu là
tối thiểu hóa chi phí. Điều này có nghĩa là, người mua bảo hiểm luôn hướng tới một mức
thỏa dụng mong muốn, và luôn luôn nghĩ và suy tính về nguồn ngân sách bị hạn chế của
mình cùng với chi phí cơ hội nếu họ mua bảo hiểm y tế mà không tiêu dùng vào việc khác.
* Hàm cầu Marshall
Hàm cầu Marshall của người tiêu dùng vận dụng trong trường hợp mua bảo hiểm y
tế, nhằm xác định những gì người nông dân có thể mua bảo hiểm với một mức giá và mức
độ ngân sách nhất định, nhằm tối tối đa hóa mức độ thỏa dụng do hàng hóa dịch vụ và bảo
hiểm y tế mang lại.
2.1.2.5. Mức sẵn lòng chi trả (WTP)

* Mức sẵn lòng chi trả (WTP) – Thước đo giá trị kinh tế
Thực chất mức sẵn lòng chi trả chính là biểu hiện sở thích người tiêu dùng của
khách hàng. Thông thường, khách hàng thông qua giá thị trường (MP) để thanh toán hàng
hóa và dịch vụ mà họ tiêu dùng. Nhưng có nhiều trường hợp tự nguyện chấp nhận chi cao
hơn giá trị thị trường để được tiêu dùng và mức này cũng khác nhau.
2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VÀ THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
CỦA NÔNG DÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
Bảo hiểm y tế toàn dân là mục tiêu hướng tới của tất cả các quốc gia khi thực hiện
chính sách BHYT.
Từ những thành công cũng như thách thức của các nước trên thế giới chúng ta rút ra
kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam nói chung và Thái Bình nói riêng để thu hút người
dân tham gia BHYT thì phải làm tốt việc huy động nguồn lực, tập trung quỹ, chia sẻ rủi ro,
mua và thanh toán dịch vụ, cơ chế vận hành bảo hiểm y tế, có chính sách hỗ trợ cho nông
dân, coi trọng vai trò của Chỉnh phủ và chính quyền các cấp, phòng ngừa lạm dụng.
PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Thái Bình là một tỉnh ven biển, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có diện tích đất
tự nhiên của tỉnh là 1.545,84 km2, có 7 huyện, 1 Thành phố, 286 xã, phường, thị trấn; dân số
của Tỉnh là 1.787.800 người; GDP đầu người thấp, đạt 26,1 triệu đồng.
- Lợi thế, thành tựu: (1) Thái Bình có vị trí địa lý thuận lợi, có thị trường lớn về lao
động, có tiềm năng để phát triển kinh tế; (2) Thời gian qua, công tác y tế, chăm sóc sức
khỏe nhân dân được triển khai tích cực; các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy
đủ, kịp thời; (3) Thu nhập bình quân đầu người: Mức thu nhập bình quân đầu người của
Tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm, mức sống dân cư từng bước được cải thiện.
5


- Bất lợi thế, hạn chế: (1) Quy mô GDP của tỉnh Thái Bình quá nhỏ so với cả nước,
diện tích đất chật, dân số đông; (2) Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu
người thấp, đầu tư cho y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân thấp.

3.2. KHUNG PHÂN TÍCH VÀ CÁCH TIẾP CẬN
3.2.1. Khung phân tích của luận án
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu và trả lời thỏa đáng các câu hỏi đặt ra, luận án
phân tích và xử lý số liệu dựa trên khung phân tích sau:
Các nhân tố
thuộc
về
nông dân:
- Độ tuổi
- Thu nhập
- Hiểu biết

Nhu
cầu
khám chữa
bệnh
của
nông dân

Các nhân tố
thuộc
về
Nhà nước:
- Chế độ
chính sách
- Công tác
quản lý

Các nhân tố
thuộc về cơ

sở KCB:
-Chất lượng
dịch vụ y tế
- Cơ sở hạ
tầng

Giải pháp
thu hút
nông dân
tham gia
BHYT
Thực trạng
tham
gia
BHYT của
nông dân

Hình 3.1. Khung phân tích nhu cầu BHYT của nông dân
3.2.2. Cách tiếp cận
Luận án tiếp cận theo hướng cầu hàng hóa dịch vụ. Cách tiếp cận này cho rằng người
tiêu dùng có nhu cầu sử dụng chất lượng hàng hóa, dịch vụ với chất lượng cao hơn, như vậy
cần phải hiểu rõ hành vi ứng xử của người tiêu dùng cũng như khả năng và mức sẵn lòng
chi trả của họ để cải thiện chất lượng hàng hóa và dịch vụ.
Theo một quan điểm khác thì các phương pháp đánh giá ngẫu nhiên dùng cách thể
hiện sở thích, thể hiện rõ cách tiếp cận trực tiếp nhằm gợi ra sự sẵn sàng (và khả năng) trả.
6


3.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.3.1. Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Thái Bình, trên phạm vi toàn tỉnh,
tập trung vào các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và Thành phố Thái Bình là các địa
bàn đại diện, ở mỗi huyện (thành phố) sẽ chọn 3 xã (phường), từ đó suy rộng ra cả khu vực
nghiên cứu. Trong đó, dựa vào đặc điểm địa bàn, dân số, phương thức sản xuất nông
nghiệp, thu nhập của người dân; thành phố Thái Bình đại diện cho tiểu vùng phát triển kinh tế
của tỉnh, huyện Vũ Thư đại diện cho vùng ven Thành phố tiếp giáp với Thành phố Nam Định,
huyện Kiến Xương đại diện cho vùng ven Thành phố nội tỉnh, huyện Tiền Hải đại diện cho
huyện ven biển. Người nông dân ở 12 xã, phường điểm nghiên cứu được lựa chọn do cán bộ địa
phương cung cấp, dựa vào thu nhập, có mua bảo hiểm y tế và chưa mua bảo hiểm y tế.
Về phỏng vấn cơ quan quản lý: Tác giả đã phỏng vấn cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái
Bình, cơ quan Bảo hiểm xã hội các huyện nghiên cứu, Bệnh viện đa khoa các huyện, thành phố
tại điểm nghiên cứu, đại diện đại lý thu bảo hiểm y tế ở các xã phường tại điểm nghiên cứu.
3.3.2. Phƣơng pháp thu thập tài liệu, số liệu
3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình, lựa chọn 4 điểm nghiên cứu là thành phố Thái Bình,
huyện Tiền Hải, huyện Kiến Xương và huyện Vũ Thư. Số liệu thứ cấp được điều tra và tập
hợp từ các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê từ Phòng thống kê, chi nhánh bảo hiểm xã hội
các huyện nghiên cứu.
3.3.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập từ 2 nguồn chính đó là: (1) Phỏng vấn đại diện chi
nhánh, đại lý bảo hiểm xã hội tại các điểm nghiên cứu; và (2) Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng
hỏi nông dân tại 4 điểm nghiên cứu. Số lượng nông dân phỏng vấn trực tiếp là 550, cụ thể như
sau: điều tra 140 nông dân tại thành phố Thái Bình; điều tra 140 nông dân tại huyện Tiền Hải;
điều tra 138 nông dân tại huyện Kiến Xương; điều tra 132 nông dân tại huyện Vũ Thư.
3.3.2.3. Phương pháp tạo dựng thị trường
Luận án đã sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường (CVM) nhằm ước lượng khả
năng sẵn lòng chi trả của nông dân (WTP) và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức WTP.
3.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu
Luận án đã sử dụng phương pháp: kiểm chứng số liệu; phân loại số liệu theo phương
pháp phân tổ thống kê; và phương pháp xử lý số liệu.

3.3.4. Phƣơng pháp phân tích thông tin
Bên cạnh các phương pháp phân tích như phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
phỏng vấn chuyên gia, phương pháp so sánh, luận án còn sử dụng phương pháp hồi quy,
trong đó xây dựng mô hình hàm hồi quy tuyến tính, thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc mức sẵn lòng chi trả (WTP) và các biến độc lập: Độ tuổi (Ag), hiểu biết về chính sách
BHYT (Kno), thu nhập bình quân (Inc) và một số yếu tố khác.
3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài sử dụng các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu: (1) Nhóm chỉ tiêu thực thi chính sách
bảo hiểm y tế; (2) Nhóm chỉ tiêu thể hiện tham gia bảo hiểm y tế của nông dân; (3) Nhóm
chỉ tiêu thể hiện nhu cầu bảo hiểm y tế của nông dân.

7


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Thực trạng chăm sóc sức khỏe của ngƣời dân tỉnh Thái Bình
Tính đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 310 cơ sở y tế, trong đó có 24 bệnh viện với 4718
giường bệnh và 286 trạm y tế xã, phường với 850 giường bệnh; toàn tỉnh có 4204 cán bộ
ngành y, trong đó có 1499 bác sĩ, 947 y sĩ, 1239 y tá và 519 hộ sinh; có 1632 cán bộ ngành
dược, trong đó có 880 dược sĩ, 752 dược.
Theo số liệu thống kê năm 2014, toàn tỉnh có 84.773 ca mắc bệnh dịch, trong đó có
số người chết vì bệnh dịch là 5 người; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các
loại vắc xin là 99,96%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 15,1%; bác sĩ bình quân
trên 1000 dân là 8,39 người; giường bệnh tính bình quân một vạn dân là 21,64 giường; tỷ lệ
xã, phường, thị trấn có bác sĩ là 64,68%; tỷ lệ xã, phường, thị trấn có nữ hộ sinh là 80,77%.
4.1.2. Thực trạng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Qua số liệu điều tra cho thấy số lượt đi khám chữa bệnh lớn hơn nhiều so với số người
tham gia BHYT, bình quân những người tham gia BHYT đều đi KCB từ 1 đến 2 lần trong 1

năm. Ta thấy tình hình đi KCB của người dân qua các năm có sự biến động tăng giảm mặc dù
số người tham gia BHYT tăng liên tục qua các năm, số lượt đi KCB lớn nhất là năm 2009 với
2.088.181 lượt. Năm 2012 số người tham gia BHYT tăng 38.477 người so với năm 2011,
nhưng số lượt đi KCB lại giảm 204.282 lượt (trong đó số người tham gia BHYT BB tăng
68.343, số lượt đi KCB giảm 178.176 lượt; số người tham gia BHYT TN giảm 29.866 người
tương ứng với số lượt đi KCB giảm 26.106), nguyên nhân do số người tham gia BHYT TN
giảm. Bên cạnh đó, mặc dù số người tham gia BHYT BB tăng nhưng số lượt đi KCB lại giảm,
vì có nhiều người tham gia là do bắt buộc chứ họ không có nhu cầu đi KCB.
Bảng 4.1. Tình hình khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế
của tỉnh Thái Bình (2010 – 2015)
Chỉ tiêu
Tổng số
1. Số lượt
người KCB
BHYT BB
2. Số lượt
người KCB
BHYT TN

ĐVT
2010
2011
2012
2013
2014
2015
Lượt
người 2.088.181 1.724.381 1.864.497 1.660.215 1.764.360 1.900.648
Lượt
người 1.426.434 1.113.524 1.241.267 1.063.091 1.303.605 1.425.488

Lượt
người

661.747

590.857

623.230

597.124

460.755

475.160

Năm 2014 số lượt đi KCB chủ yếu là đối tượng bắt buộc tham gia BHYT, chiếm
73,89% tổng số lượt đi KCB, đối tượng tham gia BHYT tự nguyện chỉ chiếm 26,11%, điều
này cũng dễ hiểu bởi trong tổng số người tham gia BHYT năm 2013 thì đối tượng tham gia
BHYT BB chiếm 82,14%. Phần đông người dân đi KCB tại cơ sở KCB mà họ đăng ký, số
lượt đi KCB tại cơ sở KCB chiếm 81,68% tổng số lượt đi KCB (trong đó đối tượng bắt buộc
là 73,84% và đối tượng tự nguyện là 26,16%). Số lượt đi KCB đa tuyến nội tỉnh chiếm
14,37% và đa tuyến ngoại tỉnh là 3,49%, cho thấy ngành y tế của địa phương đang ngày càng
được nâng cao cả về trình độ chuyên môn của y bác sỹ và trang thiết bị hiện đại, đáp ứng được
8


nhu cầu của người dân, nên tỉ lệ người khám vượt tuyến rất ít, chỉ những người bệnh nặng hoặc
có nhu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ y tế thì họ mới KCB vượt tuyến. Tuy nhiên, thực tế
vẫn còn nhiều người dân muốn chuyển tuyến KCB ở tuyến trên nhưng không được giải quyết
hoặc bị gây khó khăn, phức tạp nên họ lại KCB tại cơ sở KCB mà họ đăng ký.

Bảng 4.2. Tình hình khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế
ở các cơ sở khám chữa bệnh tại Thái Bình năm 2014
Số lượt KCB (lượt)
Nội dung
KCB bằng
BHYT BB
KCB bằng
BHYT TN
Tổng

Tại cơ sở
KCB

Số tiền (triệu đồng)

Đa tuyến Đa tuyến Tại cơ Đa tuyến
nội tỉnh ngoại tỉnh sở KCB nội tỉnh

1.064.149

185.246

376.943

68.377

1.441.092

253.623


54.210 232.775

Đa tuyến
ngoại tỉnh

CSSKBĐ

194.639

149.655

11.772

67.044

53.982

35.019

0

69.645 299.819

248.621

184.674

11.772

15.435


Số tiền mà BHYT chi cho hoạt KCB tại cơ sở KCB chiếm 40,25% tổng số tiền chi
cho KCB của tỉnh Thái Bình năm 2013 (trong đó đối tương bắt buộc chiếm 77,64% và đối
tương tự nguyện chiếm 22,36%). Số tiền chi cho hoạt động KCB đa tuyến nội tỉnh của
người tham gia BHYT chiếm 33,38% và đa tuyến ngoại tỉnh là 24,79%, ngoài ra năm 2013
còn chi cho hoạt động KCB của CSSKBĐ chiếm 1,58% tổng số chi cho KCB BHYT của
người dân. Số lượt KCB tại cơ sở KCB chiếm một tỉ rất cao nhưng số chi lại chiếm tỷ lệ
không tương xứng (chưa đến một nửa tổng số chi cho hoạt động KCB BHYT), ngược lại tỉ
lệ KCB đa tuyến nội tỉnh rất nhỏ nhưng số tiền chi lại rất cao, lý do là KCB đa tuyến nội
tỉnh với thiết bị kỹ thuật hiện đại, những loại thuốc đắt hơn dẫn đến chi phí KCB cao hơn rất
nhiều so với KCB tại cơ sở (Bảng 4.2).
4.1.3. Thực trạng thu bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Công tác thu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là yếu tố cơ bản đảm
bảo cho sự tồn tại và phát triển của ngành. Hàng năm, BHXH tỉnh Thái Bình luôn xây dựng
quyết tâm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu cấp trên giao, xây dựng kế hoạch cho từng tháng,
từng quý. Trong giai đoạn 2010- 2015, BHXH tỉnh luôn đạt được hoàn thành tốt nhiệm vụ
cấp trên giao, vượt kế hoạch đơn vị đề ra (Bảng 4.3).
Số thu BHYT cũng tăng không ngừng qua các năm. Tốc độ tăng của năm 2012 so
với 2011 nhanh hơn tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010, đến năm 2013 mặc dù số
thu tăng so với năm 2012 nhưng tốc độ tăng lại giảm. Năm 2012, số thu về BHYT bắt buộc
và BHYT tự nguyện có tốc độ tăng cao so với năm 2011 (trong đó BHYT BB tăng 55,14%
và BHYT TN tăng 38,69%). Năm 2013 so với năm 2012, số thu về BHYT bắt buộc và số
thu về BHYT tự nguyện đều tăng nhưng tốc độ tăng lại giảm, số thu BHYT BB tăng
16,26% thấp hơn cả mức tăng của BHYT TN (22,75%). Số thu BHYT TN liên tục tăng qua
các năm điều này cho thấy công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT đã
có kết quả tốt và cần tiếp tục phát huy hơn nữa.

9



Bảng 4.3. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình giai đoạn 2009 – 2015
Năm 2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tốc độ
phát triển

Chỉ tiêu

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL


Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

SL

Tỷ lệ

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)


(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

(người)

(%)

bình quân

Tổng số
Số người tham
gia BHYT BB
Số người tham
gia BHYT TN

954.709

100,00

1.083.000


100,00

1.129.449

100,00

1.167.926

100,00

1.218.076 100,00

1.285.117 100,00

1.373.631 100,00

6,30

822.549

86,16

926.515

85,55

932.890

82,60


1.001.233

85,73

1.000.559

82,14

1.042.487

81,12

1.065.251

77,55

4,49

132.160

13,84

156.485

14,45

196.559

17,40


166.693

14,27

217.517

17,86

242.630

18,88

308.110

22,45

12,97

10

(%)


4.1.4. Tình hình sử dụng quỹ bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình
Năm 2012 số chi tăng cao lên tới 29,75% so với năm 2011 (tăng 140.263 triệu
đồng).Trong đó chi BHYT BB tăng 17,5% (tăng 66.220 triệu đồng), chi BHYT TN tăng
106,97% (tăng 81.173 triệu đồng). Con số chi tăng vọt trong năm 2013 cụ thể tăng 21,78%
so với năm 2012. Thực trạng này cho thấy công tác quản lý giám định và thanh toán chi phí
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định, cơ quan BHXH tỉnh cần có những thay đổi về
công tác kiểm tra tình trạng lợi dụng, lạm dụng Quỹ BHYT.

4.2. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ CỦA NGƢỜI
NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
4.2.1. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh Thái Bình
Trong những năm qua, số người tham gia BHYT cũng như BHYT TN trong tỉnh có
nhiều biến động. Năm 2010 số người tham gia BHYT TN tăng nhẹ so với năm 2009. Năm
2011, có 196.559 người tham gia BHYT TN chiếm 17,40% số người tham gia BHYT. Do mức
phí tham gia BHYT TN năm 2011 vẫn còn thấp là 394.800 đồng/người nên tỷ lệ tham gia vẫn
đông. Đến năm 2012 mức phí tăng lên là 450.000 đồng/năm tỷ lệ người tham gia giảm xuống
đáng kể do mức phí đột ngột tăng, thu nhập của người dân còn thấp nên số người tham gia
giảm. Năm 2013, số người tham gia BHYT tăng cao do nhu cầu của người dân lớn kèm theo đó
là công tác tuyên truyền của chính quyền địa phương, sự tác động, khuyến khích của các cán bộ
bảo hiểm, thông tin trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình... từ đó người dân cũng hiểu
hơn về tầm quan trọng của BHYT, những lợi ích khi tham gia nên số người dân tham gia cũng
tăng nhanh dẫn đến số người tham gia BHYT TN cũng tăng nhanh về số lượng. Tuy nhiên, tỉ lệ
người tham gia BHYT TN lại tăng nhẹ, không đáng kể, điều này cho thấy cần có chính sách cụ
thể để thúc đẩy tỉ lệ người dân tham gia BHYT TN nhiều hơn.
Bảng 4.4. Thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của nông dân
thuộc các huyện điều tra tỉnh Thái Bình năm 2014
TP.
Huyện
Huyện
Thái Bình Kiến Xương Tiền Hải

Huyện
Vũ Thư

Tổng dân số

268.170


213.000

213.616

218.300 1.787.800

Tổng số người tham gia BHYT (người)
Số người tham gia BHYT TN (người)

127.086
28.773

112.892
59.021

125.986
22.061

131.772 1.218.076
28.416
217.517

Tỉ lệ tham gia BHYTTN/tổng số người
tham gia BHYT (%)

22,64

52,28

17,51


Chỉ tiêu

21,56

Tổng số

17,86

Từ số liệu trên bảng 4.4 ta thấy trên địa bàn các huyện của tỉnh Thái Bình số người tham
gia BHYT mới chỉ chiếm hơn một nửa dân số, vẫn còn rất đông người dân chưa tham gia BHYT,
mà những người này thuộc đối tượng tham gia BHYT TN. Thành phố Thái Bình có số người
tham gia BHYT nhiều nhất, tuy nhiên số tham gia này chủ yếu là BHYT BB, tỷ lệ tự nguyện
tham gia BHYT/tổng số người tham gia BHYT là 22,64%, điều này cho thấy còn rất nhiều người
dân chưa tham gia BHYT. Huyện có tỉ lệ người dân tham gia BHYT TN cao nhất là Kiến Xương,
huyện có tỷ lệ tham gia BHYT TN/tổng số người tham gia BHYT (chiếm 52,28%).
Qua điều tra thực trạng tham gia BHYT của nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Bình,
chúng tôi có một số nhận xét sau:
Thứ nhất, người nông dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe của bản thân hơn, đặc
biệt là những người tuổi cao, nhưng bên cạnh đó vẫn có nhiều người nông dân vì thu nhập
còn thấp nên vấn đề sức khỏe không được quan tâm.
11


Thứ hai, mức phí thu BHYT còn cao, trong khi thu nhập của người nông dân còn hạn
chế, chủ yếu là từ nông nghiệp, người dân mong muốn mức phí BHYT sẽ được thu căn cứ
theo từng mức thu nhập của từng hộ dân chứ không nên tăng theo mức lương cơ bản, bởi họ
cho rằng người nông dân thì không có lương cố định.
Thứ ba, số lượng người nông dân tham gia chủ yếu là những phụ nữ đã lập gia đình, vì
khi đó sức khỏe của họ bị giảm sút, nhu cầu khám chữa bệnh cao. Đặc biệt, những người khi biết

chắc mình có bệnh thì mới tham gia BHYT, đây cũng là một hạn chế của BHYT.
4.2.2. Nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh Thái Bình
4.2.2.1. Nhu cầu khám chữa bệnh của người nông dân
Năm 2014, số người đi KCB liên tục có tỉ lệ cao hơn so với năm 2012 và số người
không đi KCB có tỉ lệ giảm, điều này cho thấy người nông dân ngày càng quan tâm đến vấn
đề sức khỏe của bản thân và gia đình.
Bảng 4.5. Thực trạng đi khám chữa bệnh của ngƣời nông dân
trên địa bàn tỉnh Thái Bình
STT
1

2

Năm 2012
Năm 2014
Số ý kiến
Tỷ lệ
Số ý kiến
Tỷ lệ
(Ý kiến)
(%)
(Ý kiến)
(%)
550
100,00
550
100,00
36
6,55
50

9,09
223
40,55
195
35,45
230
41,82
266
48,36
61
11,08
39
7,10
550
100,00
550
100,00
89
16,18
279
50,73
356
64,73
185
33,64
105
19,09
86
15,63


Chỉ tiêu

Tần suất đi KCB
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Hiếm khi
- Không đi KCB
Tần suất đi KCB bằng thẻ BHYT
- Có
- Không
- Không có câu trả lời

Kết quả điều tra cho thấy, khi được hỏi về việc có thường xuyên sử dụng thẻ BHYT để
đi KCB hay không thì ở năm 2012 có 89 người (chiếm 16,18%) và năm 2014 có 279 người
(chiếm 50,73%) trả lời có. Mặc dù tỉ lệ đi KCB bằng thẻ ngày càng tăng cao tuy nhiên còn gần
một nửa người nông dân đi KCB không dùng thẻ BHYT. Lý do là khi người nông dân muốn đi
khám bệnh hoặc bệnh nhẹ thì họ thường đi khám bên ngoài, chỉ khi bệnh nặng cần chi phí cao
thì họ mới đi KCB theo thẻ BHYT. Số đông người nông dân đều cho rằng KCB theo BHYT
chất lượng không tốt bằng việc bỏ tiền đi KCB theo dịch vụ bên ngoài.
Bảng 4.6. Thực trạng khám chữa bệnh của ngƣời nông dân
tại các huyện điều tra năm 2014
TP Thái Bình
Huyện Kiến Xương Huyện Tiền Hải
Huyện Vũ Thư
Số ý
Số ý
Số ý
Số ý
STT
Chỉ tiêu

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
kiến
kiến
kiến
kiến
(%)
(%)
(%)
(%)
(Ý kiến)
(Ý kiến)
(Ý kiến)
(Ý kiến)
1 Tần suất đi KCB
140 100,00
138 100,00
140 100,00
132 100,00
- Thường xuyên
25
17,86
7
5,07
9
6,43
9
6,82

- Thỉnh thoảng
63
45,00
57
41,30
40
28,57
35
26,52
- Hiếm khi
47
33,57
58
42,03
85
60,71
76
57,58
- Không đi KCB
5
3,57
16
11,60
6
4,29
12
9,08
2 Tần suất đi KCB bằng 120 100,00
112 100,00
140 100,00

127 100,00
thẻ BHYT
- Có
68
56,67
67
59,82
85
60,71
43 33,86
- Không
34
28,33
28
25,00
35
25,00
69 54,33
- Không có câu trả lời
18
15,00
17
15,18
20
14,29
15 11,81

12



4.2.2.2. Ý kiến của cán bộ quản lý bảo hiểm y tế
Qua phỏng vấn cán bộ quản lý BHYT ở Thành phố Thái Bình thì nhận được ý kiến
đánh giá: “... Bảo hiểm y tế là một chính sách rất cần thiết nhưng mà khó đối với chúng tôi
vì vẫn còn tình trạng người dân không muốn tham gia BHYT vì những suy nghĩ không tốt
từ trước và mức phí đối với người nông dân là tương đối cao và tăng qua các năm. Vì vậy,
Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để hỗ trợ hợp lý cho người nông dân và cùng
với đó chính quyền địa phương cũng ngày càng nâng cao, cải thiện chất lượng khám chữa
bệnh để người dân càng ngày càng tin tưởng BHYT…"
4.2.2.3. Nhu cầu của người nông dân về số lượng, chất lượng khám chữa bệnh
Kết quả điều tra thực tế, lấy ý kiến của người nông dân về thực trạng cơ sở vật chất,
trình độ khám chữa bệnh của y bác sĩ tại bệnh viện tỉnh, trung tâm y tế huyện và trạm y tế
xã, thị trấn, được tổng hợp, thể hiện qua bảng 4.7.
Bảng 4.7. Kết quả thăm dò ý kiến của ngƣời nông dân về chất lƣợng khám chữa bệnh
tại Trung tâm y tế huyện
Năm 2012
Chỉ tiêu

STT

Số ý kiến
(Ý kiến)

1

2

3

4


Tỷ lệ
(%)

Năm 2014
Số ý
Tỷ lệ
kiến
(%)

(Ý kiến)

Chất lượng dịch vụ KCB của địa phương
- Tốt
- Khá
- Trung bình
- Không có ý kiến
Trình độ CMKT của y bác sỹ tại TTYT huyện
- Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Không có ý kiến
Cơ sở vật chất, trang thiết bị của TTYT huyện
- Tốt
- Khá
- Trung bình
- Không có ý kiến
Trách nhiệm, thái độ phục vụ của y bác sỹ tại
TTYT huyện

550

113
218
185
34
550
144
242
134
30
550
90
363
80
17
550

100,00
20,54
39,64
33,82
6,18
100,00
26,18
44,00
24,36
5,46
100,00
16,36
66,00
14,54

3,10
100,00

550
219
200
125
6
550
201
272
74
3
550
343
168
39
0
550

100,00
39,82
36,36
22,73
1,09
100,00
36,55
49,45
13,45
0,55

100,00
62,36
30,55
7,09
0
100,00

- Chu đáo
- Bình thường
- Không có ý kiến

159
339
52

28,90
61,64
9,46

251
252
47

45,64
45,82
8,54

Qua số liệu điều tra nông dân trên địa bàn các huyện năm 2014 cho thấy: thực trạng
công tác hoạt động quản lý tại trung tâm y tế huyện, xã nhìn chung là tốt, đáp ứng được nhu
cầu và mong muốn khám chữa bệnh của nhân dân trong huyện. Nhưng bên cạnh đó vẫn

phải cải thiện, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cũng như chuyên môn nghiệp vụ của các
y bác sĩ và thái độ phục vụ nhằm thu hút được nhân dân trong huyện và ngày càng theo kịp
ước muốn của người dân.
13


STT

1

2

3

4

TP.Thái Bình
Huyện Kiến Xương
Huyện Tiền Hải
Huyện Vũ Thư
Tổng
Chỉ tiêu
Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến
Tỷ lệ
Số ý kiến
Tỷ lệ
Số ý kiến
Tỷ lệ
Số ý kiến
Tỷ lệ

(Ý kiến)
(%)
(Ý kiến)
(%)
(Ý kiến)
(%)
(Ý kiến)
(%)
(Ý kiến)
(%)
Chất lượng dịch vụ KCB
140
100,00
138
100,00
132
100,00
140
100,00
550
100,00
- Tốt
51
36,43
44
31,88
61
46,21
63
45,00

219
39,82
- Khá
45
32,14
33
23,91
55
41,67
67
47,86
200
36,36
- Trung bình
39
27,86
60
43,48
16
12,12
10
7,14
125
22,73
- Không ý kiến
5
3,57
1
0,72
0

0,00
0
0,00
6
1,09
Trình độ CM kỹ thuật của y bác sỹ
140
100,00
138
100
132
100,00
140
100,00
550
100,00
- Giỏi
45
32,14
23
16,67
64
48,48
63
45,00
195
35,45
- Khá
65
46,43

72
52,67
63
47,73
72
51,43
272
49,45
- Trung bình
28
20,00
36
26,09
5
3,79
5
3,57
74
13,45
- Không ý kiến
2
1,43
1
0,72
0
0,00
0
0,00
3
1,65

Cơ sở vật chất, trang thiết bị
140
100,00
138
100
132
100,00
140
100,00
550
100,00
- Tốt
65
46,43
53
38,41
103
78,03
122
87,14
343
62,36
- Khá
56
40,00
68
49,28
27
20,45
17

12,14
168
30,55
- Trung bình
19
13,57
17
12,32
2
1,52
1
0,72
39
7,09
- Không ý kiến
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0,00
0
0
Trách nhiệm, thái độ phục vụ
140
100,00
138
100

132
100,00
140
100,00
550
100,00
của y bác sỹ
- Chu đáo
49
35,00
70
50,72
63
47,73
69
49,29
251
45,64
- Bình thường
63
45,00
62
44,93
60
45,45
67
47,86
252
45,82
- Không ý kiến

28
20,00
6
4,35
9
6,82
4
2,85
47
8,54

14

Bảng 4.8. Ý kiến của nông dân về chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh tại Trung tâm y tế các huyện điều tra
năm 2014


Bảng 4.9. Ý kiến của nông dân về chất lƣợng khám chữa bệnh
tại Trạm y tế xã, thị trấn
STT

Chỉ tiêu

1 Trình độ CM kỹ thuật của y bác sỹ
- Giỏi
- Khá
- Trung bình
- Không ý kiến
2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Tốt

- Khá
- Trung bình
- Không ý kiến
3 Trách nhiệm, thái độ phục vụ của y bác sỹ
- Chu đáo
- Bình thường
- Không ý kiến

Năm 2012
Năm 2014
Số ý kiến Tỷ lệ Số ý kiến Tỷ lệ
(Ý kiến)
(%)
(Ý kiến)
(%)
550
100,00
550 100,00
83
15,09
114
20,73
227
41,27
211
38,36
196
35,64
197
35,82

39
9,00
28
5,09
550
100,00
550 100,00
78
14,18
205
37,27
204
37,09
185
33,64
232
42,18
154
28,00
36
6,55
6
1,09
550
100,00
550 100,00
175
31,82
192
34,91

279
50,73
252
45,82
78
17,45
106
19,27

4.2.2.4. Nhu cầu sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người nông dân
Sử dụng dữ liệu điều tra 550 hộ nông dân ở các huyện đại diện, chúng tôi đã tổng
hợp các dữ liệu có liên quan nhu cầu sử dụng thẻ BHYT của nông dân.
a) Về lợi ích khi có thẻ bảo hiểm y tế
Người nông dân tham gia chủ yếu là để phòng khi ốm đau bệnh tật và giảm chi phí
KCB khi đi khám chữa bệnh, đa số người dân tham gia vì lợi ích của bản thân, họ chưa có ý
thức vì lợi ích của cộng đồng.
Bảng 4.10. Lý do tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình
Năm 2012
Số ý kiến
Tỷ lệ
(Người)
(%)
550
100
403
73,27
237
43,09
29
5,27

58
10,55
94
17,09
56
10,18
29
5,27

Tổng số người điều tra
Đề phòng khi ốm đau bệnh tật
Giảm chi phí đi KCB
Chia sẻ rủi ro với mọi người
Tuổi cao
Sức khỏe yếu
Để đi KCB
Do giới thiệu

Năm 2014
Số ý kiến
Tỷ lệ
(Người)
(%)
550
100
473
86,00
345
62,73
92

16,73
127
23,09
113
20,55
149
27,09
98
17,82

Qua điều tra người nông dân năm 2014 chúng tôi tổng hợp những lý do chính để
người dân tham gia BHYT như sau:
Thứ nhất, 86% ý kiến nông dân tham gia BHYT nhằm mục đích phòng ốm đau;
Thứ hai, lý do người nông dân tham gia BHYT để có thể giảm chi phí khi khám chữa
bệnh (chiếm 62,73%);
Thứ ba, một số khác có lý do để đi KCB (27,09%), tuổi cao (23,09%) và do sức khỏe
yếu (20,55%).
15


Bảng 4.11. Lý do thu hút sự tham gia bảo hiểm y tế của ngƣời nông dân
tại điểm điều tra năm 2014
Chỉ tiêu
Tổng số người
điều tra
Đề phòng khi ốm
đau bệnh tật
Giảm chi phí đi KCB
Chia sẻ rủi ro với
mọi người

Tuổi cao
Sức khỏe yếu
Để đi KCB
Do giới thiệu

Thành phố
Thái Bình
Số ý kiến Tỷ lệ
(Người)
(%)

Huyện
Kiến Xương
Số ý kiến Tỷ lệ
(Người)
(%)

Huyện
Tiền Hải
Số ý kiến Tỷ lệ
(Người)
(%)

Huyện
Vũ Thư
Số ý kiến Tỷ lệ
(Người) (%)

120


100,00

112

100,00

140

100,00

127

100,00

120

100,00

103

91,96

128

91,43

122

96,06


102

85,00

65

58,04

60

42,86

98

77,17

18

15,00

21

18,75

46

32,86

7


5,51

28
27
63
34

23,33
22,50
52,50
28,33

51
47
57
11

45,54
41,96
50,89
9,82

20
12
12
28

14,29
8,57
8,57

20

27
28
17
25

22,05
21,26
13,39
19,69

Mức phí đóng góp
Với mức phí tham gia BHYT năm 2014 bình quân là 567.842 đồng/người/năm, qua điều
tra chúng tôi thu thập một số ý kiến sau:
Bảng 4.13. Ý kiến của ngƣời nông dân về phí và và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm y tế
STT
1
2

3

4

5

6

7


Chỉ tiêu
Mức tham gia BHYT (nghìn đồng)
Mức đóng phí BHYT hiện tại
- Rất cao
- Cao
- Trung bình
- Không ý kiến
So sánh mức phí hiện tại và thu nhập người dân
- Phù hợp
- Không phù hợp
- Không ý kiến
Khả năng thu hút người dân tham gia BHYT
- Thu hút được
- Không thu hút
- Không ý kiến
Nhận xét mức thanh toán BH là 80%
- Phù hợp
- Không phù hợp
- Không ý kiến
Đánh giá về số lượng thuốc khi đi KCB
- Ít
- Đủ
- Nhiều
- Không ý kiến
Dự định tham gia BHYT trong thời gian tới
- Tiếp tục tham gia
- Không tham gia nữa
- Chưa biết

16


Năm 2012
Số ý kiến Tỷ lệ
(Ý kiến)
(%)
453.786
550 100,00
22
4,00
279 50,73
144 26,18
105 20,09
550 100,00
165 30,00
277 50,36
108 19,64
550 100,00
180 32,73
261 47,45
109 19,82
550 100,00
356 64,73
89 16,18
105 19,09
550 100,00
281 51,09
159 28,91
15
2,73
95 17,27

550 100,00
405 73,64
38
6,91
107 19,45

Năm 2014
Số kiến
Tỷ lệ
(Ý kiến)
(%)
567.842
550 100,00
69
12,55
275
50,00
153
27,82
53
9,63
550 100,00
153
27,82
338
61,45
59
10,73
550 100,00
131

23,82
333
60,55
86
15,63
550 100,00
344
62,55
152
27,64
54
9,81
550 100,00
289
52,55
181
32,91
29
5,27
51
9,27
550 100,00
441
80,18
37
6,73
72
13,09



Có tới 12,55% người dân đánh giá mức phí hiện tại là rất cao và có tới 50,00% cho
rằng là cao. Số ý kiến cho là mức trung bình 27,82%. Cũng chính vì vậy, số người dân cho
rằng mức phí đó chưa phù hợp với thu nhập hiện tại của người dân trong vùng chiếm tỷ lệ
61,45% và cũng có đến 60,55% ý kiến đánh giá là không thu hút được nhiều người dân
tham gia.
Theo kết quả điều tra với mức hưởng 80% chi phí KCB và phần còn lại do người
bệnh tự thanh toán với cơ sở khi đi KCB có thẻ BHYT thì người nông dân ngày càng cho
rằng mức hỗ trợ đó là không hợp lý, thể hiện qua năm 2012 có tới 64,73% ý kiến thu thập
được cho rằng là phù hợp, tuy nhiên tỉ lệ này này ở năm 2014 giảm xuống còn 62,55%.
Nhưng khi được hỏi là có tiếp tục tham gia trong thời gian tới thì có tới 80,18% số ý
kiến trả lời có (năm 2014), tỉ lệ này tăng so với năm 2012 (73,64%), số ý kiến đang phân
vân chưa biết lại giảm đi, cho thấy địa phương cần tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên
truyền và nâng cao chất lượng dịch vụ để đạt được sự tin tưởng của người dân.
4.2.2.5. Tiềm năng thu hút tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh Thái Bình
Trên cơ sở điều tra 550 người nông dân, mức sẵn lòng chi trả thấp nhất là 0
đồng/người/năm, cao nhất là 1.000.000 đồng/người/năm và mức sẵn lòng chi trả bình quân
gia quyền là 567.778 đồng/người/năm.
Hiện nay, tổng dân số trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng tham gia BHYT là 1.787.800
người (kết quả điều tra năm 2014), trong đó số người thuộc diện bắt buộc tham gia BHYT
bắt buộc trên địa bàn tỉnh là 1.000.559 người, đối tượng đã tự nguyện tham gia BHYT là
217.517 người. Số người chưa tự nguyện tham gia BHYT của tỉnh Thái Bình là 569.724
người. Như vậy trên toàn tỉnh Thái Bình còn 569.724 người thuộc diện tham gia BHYT
nhưng họ chưa tham gia, nếu số người này tham gia hết thì số tiền thu được cho quỹ BHYT
tỉnh vào khoảng hơn 323 tỷ đồng. Tổng số người tham gia BHYT tiềm năng của tỉnh là
569.724 người. Trong tổng số 550 người được điều tra thì có 34 người nông dân không biết
đến BHYT (chiếm 6,18%) và 36 người cho rằng chính sách BHYT này không cần thiết đối
với họ (6,55%), những người này sẽ không tham gia BHYT. Như vậy suy rộng ra số người
không muốn tham gia là 34.183 người, nguồn thu của quỹ BHYT sẽ mất đi khoảng gần 19,5
tỷ đồng. Qua đó ta thấy, nếu Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương làm tốt công tác
tuyên truyền vận động về chính sách BHYT, có các kế hoạch hỗ trợ kinh phí mua BHYT,

nâng cao thu nhập cho người dân, nâng cao chất lượng KCB thì sẽ thu hút người nông dân
tham gia BHYT; tạo ra nguồn quỹ KCB khá lớn, góp phần duy trì, ổn định và phát triển
hoạt động KCB tại địa phương.
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ
CỦA NÔNG DÂN TỈNH THÁI BÌNH
4.3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng
Từ kết quả phân tích của mục 4.1 và 4.2, cũng như các dữ liệu thu thập được từ
người nông dân ở các huyện đại diện, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia BHYT
của nông dân tỉnh Thái Bình gồm các yếu tố thuộc về người nông dân, các yếu tố thuộc về
cơ quan KCB và các yếu tố thuộc về quản lý chính sách và cơ chế chính sách.
4.3.1.1. Các yếu tố thuộc về nông dân
a) Trình độ hiểu biết
Nhận thức về chính sách BHYT của mọi tầng lớp trong xã hội nói chung và của người
nông dân nói riêng là rất quan trọng. Để tăng tỉ lệ tham gia BHYT thì việc tăng cường công tác
tuyên truyền là biện pháp có tác dụng hiệu quả tới người nông dân. Hiểu biết chính sách BHYT
ảnh hưởng đến mức WTP của người mua thẻ BHYT, người nông dân hiểu chính sách BHYT
thì mức sẵn lòng chi trả của họ cao hơn so với nhóm không hiểu chính sách này.
17


Bảng 4.14. Nhận thức của ngƣời nông dân về chính sách bảo hiểm y tế
Biết tới chính sách BHYT
Sự cần thiết của CS BHYT
Trình độ học vấn
2012
2014
2012
2014

Không


Không

Không

Không
Không đi học
5
0
1
0
5
0
1
0
Tiểu học cơ sở
56
6
47
16
54
8
48
15
Trung học cơ sở
335
10
345
12
335

10
341
16
Trung học phổ thông
99
10
122
5
99
10
122
5
Trung cấp – cao
28
1
1
1
28
1
2
0
đẳng – đại học
Tổng
523
27
516
34
521
29
514

36
b) Độ tuổi
Với mỗi lứa tuổi khác nhau thì họ cũng có những quan niệm khác nhau về sức khỏe.
Trong lĩnh vực sức khỏe thì xác suất xảy ra ốm đau, bệnh tật là điều không thể lường trước
được. BHYT là một công cụ giúp giảm bớt được một phần chi phí KCB cho những người
tham gia. Để nghiên cứu ảnh hưởng của độ tuổi đến nhu cầu tham gia BHYT T chúng tôi
chia ra 4 nhóm tuổi: Dưới 30 tuổi; từ 30 đến 45 tuổi, từ 46 đến 60 tuổi; trên 60 tuổi. Sự
tham gia BHYT ở các lứa tuổi này có khác nhau (Bảng 4.15).
Số liệu ở Bảng 4.15 cho thấy, số người tham gia BHYT ở lứa tuổi từ 46 trở lên là chủ
yếu, 355/550 người tham gia, chiếm 64,55% năm 2012 và 364/550 người tham gia, chiếm
66,36% năm 2014. Nhu cầu đóng phí BHYT theo các lứa tuổi nêu trên cũng khác nhau.
Bảng 4.15. Số ngƣời tham gia BHYT theo các lứa tuổi ở các điểm điều tra tỉnh Thái Bình
Diễn giải
Độ tuổi dưới 30 tuổi
Độ tuổi từ 30 – 45 tuổi
Độ tuổi từ 46 – 60 tuổi
Độ tuổi trên tuổi
Cộng

Năm 2012
Số lƣợng
(Ngƣời)
24
171
308
47
550

Tỷ lệ
(%)

4,36
31,09
56,0
8,55
100

Năm 2014
Số lƣợng
Tỷ lệ
(Ngƣời)
(%)
24
4,36
162
29,45
295
53,64
69
12,55
550
100

c) Thu nhập
Thu nhập có ảnh hưởng hai chiều tới cầu của hàng hoá dịch vụ nói chung và BHYT
nói riêng. Khi thu nhập tăng, khu vực người giàu có thì cầu đối với hàng hoá dịch vụ chất
lượng cao tăng lên và ngược lại cầu đối với hàng hoá chất lượng thấp lại giảm. Trong khi
đó, khi thu nhập giảm, khu vực người nghèo thì thu nhập ảnh hưởng nghịch biến với cầu các
loại hàng hoá dịch vụ; đối với những khách hàng này thì cầu đối với hàng hoá chất lượng
thấp lại tăng và cầu với hàng hoá chất lượng cao lại giảm. Dịch vụ y tế có thể coi như hàng
hoá dịch vụ chất lượng cao.

Thu nhập của người tiêu dùng được xác định là có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu. Với
các điều kiện khác không đổi, khi tăng thu nhập thêm 1 triệu đồng thì nhu cầu có thể tăng
thêm 5.749 (đồng) năm 2012 và 3.583 (đồng) năm 2014. Điều này cho thấy thu nhập ảnh
hưởng tới nhu cầu ở hai năm là khác nhau, ở năm 2012 do thu nhập của người nông dân
thấp hơn, nên mức thu nhập ảnh hưởng nhiều hơn đến nhu cầu của người nông dân. Đến
năm 2014, mặc dù thu nhập người nông dân tăng lên nhưng do nhu cầu còn bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố khác như hiểu biết, nhận thức của người dân về BHYT, chất lượng KCB
theo chế độ BHYT của địa phương nên khi thu nhập tăng thêm nhưng nhu cầu lại không
tăng bằng với năm 2012.
18


Để phản ánh ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu tham gia BHYT của người nông
dân, chúng tôi tổng hợp thông tin điều tra và phân thành 4 nhóm theo thu nhập từ dưới
25.000 nghìn đồng/người/năm đến trên 55.000 nghìn đồng/người/năm (năm 2012); từ dưới
30.000 nghìn đồng/người/năm đến trên 60.000 nghìn đồng/người/năm (năm 2014). Phân
tích kết quả cho thấy, nhóm nông dân có thu nhập khác nhau thì nhu cầu cũng như quyết
định mức phí tham gia BHYT cũng khác nhau.
Bảng 4.16. Ảnh hƣởng của thu nhập tới nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế
của ngƣời nông dân tỉnh Thái Bình
Năm 2012
Năm 2014
So sánh 2014/2012
Số người Mức phí trung
Số
Mức phí
Số
Mức phí
tham gia
bình

Thu nhập người
trung
trung
Thu nhập người
Tỷ lệ
Tỷ lệ
(Triệu
tham
bình
tham
bình
+/(Triệu
(%)
(%)
+/- Tỷ lệ
Tỷ lệ
đồng/năm) gia
đồng/năm) gia
(nghìn
(nghìn
(nghìn
(người) (%)
(%)
(người) đồng)
(người) đồng)
đồng
Dưới 25
191
297
34,73 Dưới 30

36
200
6,55 -155 19
-97
67
25 – 40

170

413

30,91 30 – 45

114

454

20,73

-56

67

41

110

40 – 55

105


474

19,09 45 – 60

76

547

13,82

-29

72

73

115

Trên 55

84

688

15,27 Trên 60

324

662


58,9

240

386

-26

96

Tổng

550

427

550

573

100

-

-

-

-


100

Tổng

d) Yếu tố khác
Yếu tố về giới, tâm lý cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT. Đặc
biệt là hiệu ứng lan truyền trong dân cư khi một số người trong cộng đồng đã tham gia
BHYT và được hưởng những lợi ích thiết thực và cụ thể từ thẻ BHYT mang lại. Bên cạnh
các yếu tố trên còn các yếu tố như khu vực sinh sống, yếu tố dân tộc cũng ảnh hưởng đến
nhu cầu tham gia BHYT của người nông dân.
4.3.1.2. Các yếu tố thuộc về cơ sở khám chữa bệnh
Những rào cản từ phía cơ sở y tế thực hiện khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT đang là
yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến quá trình mở rộng thẻ bảo hiểm ở khu vực nông thôn.
Nông dân thường kêu ca về cơ sở khám chữa bệnh hơn là nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm,
chất lượng khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT thấp, thủ tục thanh toán thẻ rườm rà.
Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế tại các vùng nông thôn, miền núi là hạn chế, do chất
lượng dịch vụ y tế tại tuyến xã chưa cao, trong khi tiếp cận với y tế tuyến trên khó khăn.
Quá tải bệnh viện và thủ tục trong KCB bằng BHYT phức tạp.
Quy định trần thanh toán khiến cho các cơ sở cung ứng dịch vụ y tế hạn chế quyền
lợi của người tham gia BHYT.
Giới hạn mức chi trả trong sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn tạo ra nghịch lý
quỹ BHYT không bảo hiểm cho người bệnh khi họ cần tới bảo hiểm nhất.
4.3.1.3. Các yếu tố thuộc về công tác quản lý của chính quyền địa phương
Thái Bình đã nỗ lực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người
dân về BHYT, tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận với các dịch vụ y tế, giúp họ được
chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế từ phía
chính quyền địa phương như: công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu sát đến từng nhóm đối
tượng để họ hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHYT; thời gian cấp phát thẻ còn
dài, còn tình trạng cấp sai thông tin trên thẻ gây mất thời gian của người dân; và một vấn đề

ảnh hưởng rất lớn tới nhu cầu tham gia BHYT của người nông dân đó là nơi đăng kí KCB,
chính quyền địa phương cần tạo điều kiện tốt nhất để người nông dân được KCB tại cơ sở y
tế mà họ mong muốn.
19


4.3.1.4. Các yếu tố thuộc về chính sách của Nhà nước
Cơ chế chính sách chưa đồng bộ, vai trò trách nhiệm của Nhà nước chưa rõ, chưa xác
định đúng vị trí của chính sách BHYT cho nông dân trong lộ trình thực hiện BHYT toàn dân.
Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan đến
thực hiện chính sách BHYT chưa đồng bộ, hoàn thiện; công tác quản lý Nhà nước về
BHYT; về hệ thống tổ chức thực hiện; công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về
BHYT; mức đóng, hỗ trợ và khả năng tham gia BHYT của nông dân.
4.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới nhu cầu tham gia bảo hiểm y tế của nông dân tỉnh
Thái Bình
Bài học và kinh nghiệm từ tổng quan cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho thấy rằng, ba (3)
yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới cầu tham gia bảo hiểm y tế của người nông dân đó là: thu nhập, độ
tuổi và sự hiểu biết. Thu nhập của người nông dân ảnh hưởng trực tiếp tới ngân sách chi tiêu của
họ và gia đình họ. Những người có thu nhập cao sẽ có xu hướng tiêu dùng các hàng hóa chất
lượng cao và có điều kiện quan tâm tới sức khỏe của mình hơn. Độ tuổi của con người tỉ lệ
nghịch với sức khỏe, quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hóa thể hiện rõ quy luật này. Nhân tố
quan trọng nữa qua tổng quan cho kinh nghiệm và bài học đó là khả năng hiểu biết của người dân
về lợi ích, các yếu tố cấu thành lên chất lượng dịch vụ của ngành y tế. Chính vì vậy, tác giả đã tập
trung điều tra, phân tích sâu ba yếu tố ảnh hưởng cơ bản này. Nhằm lượng hóa cụ thể các yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến cầu tham gia bảo hiểm y tế của người nông dân tác giả đã sử dụng mô hình
hồi quy tuyến tính. Mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng dựa trên biến phụ thuộc (mức sẵn
lòng chi trả cho dịch vụ y tế của nông dân) bị ảnh hưởng của ba yếu tố chính là thu nhập, độ tuổi
và sự hiểu biết về bảo hiểm y tế và chất lượng của dịch vụ y tế.
Sử dụng dữ liệu điều tra của các biến này của 550 hộ nông dân ở 2 năm 2012, 2014,
với sự trợ giúp của phần mềm Excel, kết quả ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy này

bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất được thể hiện ở bảng 4.17 và 4.18.
Bảng 4.17. Các yếu tố ảnh hƣởng tới cầu tham gia bảo hiểm
y tế của nông dân tỉnh Thái Bình năm 2012
Chỉ tiêu
Hệ số
Hệ số tự do
354,7161***
Độ tuổi
0,771107*
Thu nhập
5,749234***
D1
-80,7087***
D2
-85,4755***
2
R
0,6562
FKđ
260,0713
Số mẫu quan sát
550
***
Mức độ tin cậy 99%, * Mức độ tin cậy 90%

tKĐ
10,1152
1,7654
30,2545
-3,0037

-3,4763
-

P_value
3,7E-22
0,0780
9,7E-119
0,0027
0,0005
-

Bảng 4.18. Các yếu tố ảnh hƣởng tớ cầu tham gia bảo hiểm
y tế của nông dân tỉnh Thái Bình năm 2014
Chỉ tiêu
Hệ số
Hệ số tự do
460,5725***
Độ tuổi
1,086082***
Thu nhập
3,583919***
D1
-144,063***
D2
-51,7296*
2
R
0,731
FKđ
370,6838

Số mẫu quan sát
550
***
Mức độ tin cậy 99%, * Mức độ tin cậy 90%

20

tKĐ
15,76169
2,926611
32,07038
-5,20108
-1,93242
-

P_value
2,17E-46
0,00357
1,4E-127
2,81E-07
0,053826
-


Phương trình hồi quy thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của nông dân năm
2012 có dạng sau:
WTP = 354,7161+0,7711Age + 5,7492 Inc -80,7087D1 -85,4755D2
Kết quả kiểm định mô hình (Fkđ = 260,07) có thể kết luận, mô hình này phù hợp và
chặt chẽ để có thể kiểm định các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của người nông
dân cho bảo hiểm y tế và chất lượng dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, hệ số tương quan bình

phương của mô hình (R Square-R2) nhận giá trị 0,6562. Điều đó có nghĩa là các biến đưa
vào mô hình đã giải thích 65,62% sự thay đổi của mức phí, còn lại 34,38% là do các yếu tố
khác mà ta chưa đưa vào mô hình.
Biến độ tuổi, thu nhập, D1, D2 có ý nghĩa thống kê phản ánh độ tuổi, thu nhập, sự
không hiểu biết về BHYT của người nông dân có tính chất quyết định đến mức phí.
Phương trình hồi quy thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của nông dân năm
2014 có dạng sau:
WTP= 460,5725+1,0860Age + 3,5839 Inc -144,063D1 -51,7296 D2
Kết quả kiểm định mô hình (Fkđ=370,7) với mức ý nghĩa thống kê tới 99% cho kết
luận mô hình phù hợp và có ý nghĩa thống kê.
Bên cạnh đó, hệ số tương quan bình phương của mô hình (R Square-R2) nhận giá trị
0,731. Điều đó có nghĩa là các biến đưa vào mô hình đã giải thích 73,1% sự thay đổi của
mức phí, còn lại 26,9% là do các yếu tố khác mà ta chưa đưa vào mô hình.
Nếu so sánh giữa 2 năm 2012 và năm 2014 cho thấy, sau 2 (hai) năm các yếu tố
trong mô hình đã có ảnh hưởng lớn hơn. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của một
xã hội phát triển khi thu nhập và hiểu biết tăng lên. Kiểm định thống kê nhằm lượng hóa các
ảnh hưởng cụ thể của các biến độc lập tới biến phụ thuộc (WTP) cũng cho thấy mức ý nghĩa
thống kê đảm bảo và ảnh hưởng lớn và có ý nghĩa thống kê của 3 biến tới mức sẵn lòng chi
trả của người nông dân nhằm mua bảo hiểm y tế và hướng tới hưởng lợi từ dịch vụ y tế của
các cơ sở khám, chữa bệnh.
Biến độ tuổi có ảnh hưởng nhất định đến cầu, dấu (+) của hệ số ước lượng hàm ý rằng
với các yếu tố khác không đổi, độ tuổi có quan hệ tỷ lệ thuận với cầu. Nghĩa là tuổi càng cao
thì người nông dân càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân và gia đình, nên họ có
cầu cao hơn. Theo kết quả mô hình, hệ số này có ý nghĩa thống kê, phản ánh cầu giữa các đối
tượng có sự khác biệt. Với những người có độ tuổi càng cao thì cầu của họ càng cao.
Tóm lại, qua kết quả điều tra cho thấy các yếu tố được xác định là có ảnh hưởng tới cầu
của người nông dân gồm: độ tuổi (Age), thu nhập (Inc), sự hiểu biết của người dân về chính
sách BHYT (D1) và sự cần thiết của chính sách BHYT (D2). Trong đó, yếu tố thu nhập có ảnh
hưởng lớn nhất đến cầu. Người có thu nhập càng cao thì cầu tham gia BHYT càng lớn.
4.4. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT NGƢỜI NÔNG DÂN THAM GIA

MUA BẢO HIỂM Y TẾ
4.4.1. Tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức trong toàn xã hội về vị trí, vai trò, ý
nghĩa của bảo hiểm y tế, nhất là sự cần thiết phải thực hiện bảo hiểm y tế cho nông dân
Từ quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã chỉ ra trong 550 được phỏng vấn, năm 2012,
có 27 người (chiếm 4,91%) không biết tới chính sách bảo hiểm y tế và 29 người (chiếm
5,27%) cho rằng chính sách bảo hiểm y tế là không cần thiết với bản thân họ; năm 2014, có
34 người (chiếm 6,18%) không biết tới chính sách bảo hiểm y tế và 36 người (chiếm 6,55%)
cho rằng chính sách bảo hiểm y tế là không cần thiết với bản thân họ. Hầu như những người
không biết tới chính sách bảo hiểm y tế là vì họ cho rằng nó không cần thiết đối với bản
thân họ nên không quan tâm, tìm hiểu và tham gia mua bảo hiểm y tế. Qua kết quả điều tra,
có 245/550 ý kiến của người nông dân đề nghị tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu
21


rõ về chính sách bảo hiểm y tế.
4.4.2. Nâng cao vai trò trách nhiệm của Nhà nƣớc trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe cho nông dân
Qua nghiên cứu, có 239/550 ý kiến người dân đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ
người nông dân để thu hút họ tham gia bảo hiểm y tế.
4.4.3. Nâng cao chất lƣợng cơ sở vật chất, phục vụ, dịch vụ của cơ sở khám chữa bệnh
Thực tế qua kết quả điều tra cho thấy người nông dân không muốn tham gia BHYT có
rất nhiều lý do xuất phát từ phía cơ sở KCB như: chất lượng phục vụ chưa tốt (144/550 ý
kiến), thủ tục KCB khó khăn, rườm rà (213/550 ý kiến), chất lượng thuốc không tốt và không
có nhiều loại thuốc đặc trị (220/550 ý kiến). Do vậy, muốn thu hút người nông dân tham gia
BHYT thì các cơ sở KCB cần phải có các biện pháp khắc phục được những tồn tại trên.
Ngoài các giải pháp nêu trên, để thu người nông dân tham gia BHYT thì cần triển
khai đồng bộ thêm các giải pháp: (1) Nâng cao vai trò lãnh đạo, tổ chức của chính quyền
các cấp; (2) Nâng cao quyền được hưởng, có chính sách hỗ trợ phí mua bảo hiểm y tế cho
người nông dân; (3) Tăng cường công tác tuyên truyền.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN
1) Luận án đã nghiên cứu làm rõ các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về cầu, nhu cầu;
cơ sở kinh tế xây dựng hàm cầu khi chất lượng và số lượng hàng hoá, dịch vụ thay đổi; nhu
cầu (cầu); phương pháp tạo dựng thị trường (CVM); các khái niệm về BHYT; các chính
sách, nghiên cứu liên quan tới cầu, nhu cầu BHYT. Bên cạnh đó luận án cũng đề cập đến cở
sở thực tiễn của đề tài và một số lý luận liên quan tới phương pháp nghiên cứu.
2) Nghiên cứu thực trạng tham gia BHYT của nông dân tỉnh Thái Bình chúng tôi thấy:
Nhu cầu tham gia BHYT của người nông dân là rất lớn chiếm trên 85% số nông dân điều tra.
Mức sẵn lòng chi trả tham gia BHYT của người nông dân phụ thuộc vào các yếu tố độ tuổi, thu
nhập, sự hiểu biết về chính sách có liên quan... Số người tham gia BHYT có sự thay đổi giữa các
năm, nhìn chung số người tham gia BHYT liên tục tăng qua 3 năm. Tuy nhiên, tỉ lệ số người
nông dân tham gia BHYT trong tổng số người tham gia BHYT lại chưa cao và có sự biến động.
3) Đánh giá và phân tích về nhu cầu tham gia BHYT của nông dân như sau:
Kết quả điều tra, phân tích thực tế cho thấy, mặc dù chính sách BHYT cho nông dân là tự
nguyện, đã được triển khai trên 5 năm nhưng vẫn còn nhiều nông dân chưa biết đến chính sách
này. Đặc biệt như tại huyện Tiền Hải, vẫn còn có 9,29 % người nông dân chưa biết đến loại
hình BHYT. Phần lớn những nông dân chưa biết đến chính sách BHYT là những nông dân
chưa thực sự quan tâm hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận với hệ thống thông tin tuyên truyền,
giới thiệu về chính sách.
Trong quá trình điều tra, dựa trên những thông tin mà nông dân đã biết, chúng tôi
cũng kết hợp đưa ra những giới thiệu chung về BHYT thì hầu hết người nông dân (chiếm
92,18%) đưa ra đánh giá đây là chính sách rất cần thiết với người nông dân. Tuy nhiên, khi
xác định nhu cầu tham gia BHYT trong thời gian tới của nhóm nông dân điều tra, chúng tôi
thấy: tỉ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia còn khá cao (dao động từ 7-31%) do nhiều
lý do. Cụ thể, tại thành phố Thái Bình, nơi có tỉ lệ nông dân không có nhu cầu tham gia
BHYT cao nhất (chiếm 30,71%), những lý do chính mà chúng tôi thu thập được là: (1)
Không có thói quen đi KCB (chiếm 80%); (2) Do thủ tục hành chính rườm rà (chiếm 75%);
(3) Do mức đóng BHYT cao (chiếm 65%) và (4) Thu nhập thấp (chiếm 55%). Ngoài bốn lý
22



do trên, còn lý do là người nông dân chưa hiểu rõ chính sách BHYT nên chưa tham gia.
4) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia BHYT của nông dân tỉnh
Thái Bình, có thể rút ra một số kết luận sau:
+ Số người tham gia BHYT mới chỉ chiếm 68,15% tổng dân số trên địa bàn tỉnh Thái
Bình, điều này cho thấy vẫn còn gần một phần ba dân số trên địa bàn chưa tham gia BHYT,
mà những người này chủ yếu là nông dân, thuộc đối tượng tự nguyện tham gia BHYT. Kiến
Xương là huyện có số người tự nguyện tham gia BHYT/tổng số người tham gia BHYT cao
nhất, tỉ lệ này là 52,28%. Người nông dân tham gia chủ yếu là để phòng khi ốm đau bệnh tật
(chiếm 86% tổng số lượt ý kiến) và giảm chi phí KCB khi đi KCB (chiếm 59,09%), đa số
người dân tham gia vì lợi ích của bản thân, họ chưa có ý thức vì lợi ích cộng đồng (chiếm
16,73%) và họ cũng chưa hiểu biết sâu về chính sách BHYT của Nhà nước.
+ Nhu cầu tham gia BHYT của nông dân tỉnh Thái Bình chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố và nguyên nhân: độ tuổi, trình độ học vấn, thu nhập, mức độ hiểu biết. Ở mỗi nhóm độ
tuổi thì việc ra quyết định tham gia BHYT của người nông dân là khác nhau. Nhóm độ tuổi có
nhu cầu cao nhất là 30 – 45 tuổi (637 nghìn đồng/người/năm) do họ có thu nhập cao và ổn định,
và nhóm có nhu cầu thấp nhất là nhóm trên 60 tuổi (393 nghìn đồng/người/năm) do sức khoẻ họ
đã giảm sút, thu nhập thấp dẫn đến nhu cầu thấp. Đa số người được phỏng vấn đều có trình độ
học vấn nhất định nên họ cũng có hiểu biết về chính sách BHYT, những người không hiểu biết
(chiếm 3,8%) thì có nhu cầu thấp hoặc bằng 0. Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân khác xuất
phát từ những tồn tại của công tác KCB theo thẻ BHYT như: chất lượng phục vụ chưa tốt, thủ tục
KCB khó khăn, rườm rà, chất lượng thuốc không tốt và không có nhiều loại thuốc đặc trị.
+ Giải pháp thu hút người nông dân tỉnh Thái Bình tham gia BHYT: (1) Để giải quyết
những vấn đề trên và thu hút người dân tham gia BHYT, chúng tôi đã đề xuất một số giải
pháp để thu hút nông dân tham gia BHYT như: Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho nông dân mua
BHYT, nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cấp CSVC kỹ thuật phục vụ người khám chữa
bệnh BHYT, sử dụng các gói BHYT và dịch vụ KCB khác nhau, sử dụng danh mục thuốc
linh hoạt và theo quy định của Nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ
đảng, chính quyền, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ nhân
dân; cần có các biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân về tầm quan trọng

cũng như tính nhân văn của chính sách BHYT; (2) Nhà nước cũng như tỉnh Thái Bình cần
đầu tư phát triển chính sách kinh tế xã hội khác như: xóa đói giảm nghèo, chương trình vay
vốn để phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật để phát triển các ngành, nghề trên địa
bàn các xã, huyện và tỉnh để từ đó nâng cao mức sống, thu nhập, nhận thức của người dân.
Đó là mấu chốt để tiến hành BHYT cho toàn dân.
5.2. KIẾN NGHỊ
Việc thực hiện chính sách BHYT cho nông dân là hết sức cần thiết, kết quả bước đầu
đã đạt được trong những năm qua về bảo hiểm y tế là quan trọng, khẳng định chủ trương,
quan điểm đúng đắn, nhất quán của Đảng, Nhà nước về chính sách bảo hiểm y tế, góp phần
đưa Việt Nam từng bước tiếp cận với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, phát triển kinh tế và bảo đảm chính sách an sinh xã hội phù hợp
xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tiến tới toàn dân đều tham gia
bảo hiểm y tế thì vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết kịp thời. Những vấn đề
đặt ra trong thực hiện chính sách BHYT cho nông dân là:
Thứ nhất, Nhà nước cần xác định rõ hơn nữa vai trò của sức khỏe toàn dân đối với việc
phát triển của đất nước, từ đó đưa ra các giải pháp đúng đắn kịp thời góp phần thực hiện tốt
23


×