Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ sông lô phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.5 MB, 98 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ ........................... 4
VÙNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 4
1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. ....................... 4
1.1.1. Lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 4
1.1.2. Lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 6
1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu. ............................................................................. 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 9
1.2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội và định hướng phát triển .................................. 22
1.2.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 27
1.3. Hiện trạng các công trình phòng chống lũ trên sông Lô. ............................. 38
1.3.1. Hiện trạng các hồ chứa cắt và làm giảm thời gian tập trung lũ ................... 38
1.3.2. Hiện trạng đê điều ....................................................................................... 38
1.3.3. Hiện trạng công trình kè bảo vệ .................................................................. 38
1.4. Tình hình lũ lụt, ngập úng và các nguyên nhân gây ra lũ lụt cho các tuyến
sông Lô khu vực tỉnh Tuyên Quang. ..................................................................... 40
1.4.1.Úng lụt và lũ quét ......................................................................................... 40
1.4.2. Nguyên nhân ................................................................................................ 42
CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ ĐƯA
RA GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LŨ TRÊN CÁC TUYẾN SÔNG CÓ ĐÊ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG................................................................. 43
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn. ........................................................................... 43
2.1.1. Phân tích phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến việc phòng chống lũ
sông Lô .................................................................................................................. 43
2.1.2. Phân tích đánh giá ảnh hưởng của mưa trên lưu vực .................................. 44
2.1.3. Phân tích đặc điểm và xu thế biển đổi khí hậu ............................................ 45
2.1.4. Phân tích đặc điểm dòng chày lũ sông Lô trên địa bàn tỉnh........................ 46
2.1.5. Phân tích đánh giá hiện trạng các công trình phòng chống lũ..................... 47
Luận văn Thạc sỹ


Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


2.1.6. Sự phát triển khoa học, công nghệ và phương pháp tính trong các bài toán
dòng chảy lũ của mạng sông ................................................................................. 48
2.2. Các vấn đề tồn tại cần giải quyết .................................................................... 49
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG LŨ
CHO CÁC TUYẾN SÔNG LÔ CÓ ĐÊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN
QUANG ............................................................................................................................. 51
3.1. Phân vùng phòng chống lũ cho các tuyến sông Lô có đê. ............................. 51
3.1.1. Cơ sở phân vùng phòng chống lũ, lụt .......................................................... 51
3.1.2. Các phương pháp phân vùng phòng chống lũ, lụt và kết quả phân vùng ... 51
3.2. Tiêu chuẩn quy hoạch phòng chống lũ cho các tuyến sông Lô có đê khu
vực tỉnh Tuyên Quang. ........................................................................................... 52
3.3. Lựa chọn mô hình tính toán thủy lực. ............................................................ 53
3.3.1. Giới thiệu một số mô hình thủy lực tiêu biểu .............................................. 53
3.3.2. Lựa chọn mô hình ........................................................................................ 58
3.3.3. Sử dụng mô hình thuỷ lực 1 chiều Mike 11 để diễn toán mực nước và lưu
lượng tại các nút trong hệ thống sông ................................................................... 58
3.3.4 Phương pháp tính toán. ................................................................................. 60
3.4. Mô phỏng và kiểm định mô hình. ................................................................... 65
3.4.1. Trận lũ tháng 8/1996 (Hồ Hoà Bình và Thác Bà tham gia cắt lũ) .............. 65
3.4.2. Kết quả mô phỏng trận lũ tháng 8/1996 ...................................................... 65
3.4.3. Kết quả kiểm định trận lũ tháng 9/1985 (Thác Bà tham gia cắt lũ) ............ 67
3.5. Kết quả tính toán thủy lực cho các sông. ....................................................... 68
3.5.1. Các phương án chống lũ .............................................................................. 68
3.5.2. Các phương án chống lũ có xét đến kịch bản biến đổi khí hậu ................... 70
3.6. Phân tích kết quả tính toán thủy lực lũ. ......................................................... 74
3.7. Giải pháp phòng chống lũ tuyến sông Lô trên địa bàn tỉnh. ....................... 75
3.7.1. Giải pháp công trình .................................................................................... 75

3.7.2. Giải pháp phi công trình .............................................................................. 82
3.8. Kết luận chung về phòng chống lũ sông Lô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
................................................................................................................................... 87
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang....................................................... 10
Hình 3.1. Sơ đồ mạng thủy lực sông Lô - Gâm và hệ thống biên trên, biên dưới mô
phỏng trong mô hình MIKE11 .................................................................................. 59
Hình 3.2. Bản đồ các công trình chống lũ thuộc lưu vực sông Hồng - Thái Bình... 64
Hình 3.3. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 1996
trên sông Hồng. ......................................................................................................... 66
Hình 3.4. Đường quá trình mực nước thực đo và tính toán mô phỏng mùa lũ 1996
trên sông Lô. ............................................................................................................. 67
Hình 3.5. Đường quá trình mực nước lũ 0.2% tính toán tại trạm Tuyên Quang ...... 70
Hình 3.6. Đường quá trình mực nước lũ 0.2% xét đến biến đổi khí hậu tại trạm
Tuyên Quang ............................................................................................................. 74
Hình 3.7. Mô tả khái niệm về bãi ngập lũ trên mặt bằng .......................................... 78
Hình 3.8. Mô tả sự phát triển trên vùng đồng bằng ngập lũ làm tăngmực nước lũ

theo tiêu chuẩn cho phép ........................................................................................... 79
Hình 3.9. Hành lang thoát lũ sông Lô chảy qua thành phố Tuyên Quang ................ 81
Hình 3.10. Hành lang thoát lũ sông Lô chảy qua huyện Hàm Yên .......................... 81
`

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình theo tháng quan trắc tại một số trạm
thuộc Tuyên Quang ................................................................................................... 16
Bảng 1.2. Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng tại các trạm đo thuộc
Tuyên Quang (1961-2005) ................................................................................................... 16
Bảng 1.3.Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm Tuyên Quang (1961-2005) ............. 17
Bảng 1.4.Tổng số giờ nắng trung bình tháng tại trạm quan trắc Tuyên Quang
(1961-2005) ................................................................................................................................. 17
Bảng 1.5.Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm quan trắc thuộc
Tuyên Quang (1961-2005) ....................................................................................................... 18
Bảng 1.6. Phân phối lương mưa trung bình nhiều năm tại các trạm quan trắc ...... 18
Bảng 1.7. Lượng nước đến hàng năm trên các sông suối (tần suất 75%) ................. 21
Bảng 1.8. Tỷ lệ cơ cậu ngành nông nghiệp ............................................................... 22
Bảng 1.9. Tình hình chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang .................................................... 23
Bảng1.10. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp toàn tỉnh........................................... 24
Bảng 1.11. Tình hình sản xuất lâm nghiệp của tỉnh Tuyên Quang ........................... 24
Bảng 1.12. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu tỉnh Tuyên Quang ......................... 25
Bảng 1.13. Mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2015 và 2020 ......... 30
Bảng 3.1. Tài liệu biên sử dụng trong mô hình Mike 11 .......................................... 60
Bảng 3.2. Thống kê các trạm dùng để kiểm định mô hình ....................................... 62

Bảng 3.3. Kết quả tính toán mực nước lũ lớn nhất thực đo và tính toán tại các trạm
thuỷ văn trên hệ thống sông Lô – Gâm – Hồng ........................................................ 65
Bảng 3.4. Kết quả tính toán mực nước lũ lớn nhất thực đo và tính toán tại các trạm
thuỷ văn chính trên hệ thống sông Lô – Gâm – Hồng .............................................. 67
Bảng 3.5. Kết quả tính toán mực nước lũ max 0.2% theo các phương án ................ 69
Bảng 3.6. Kết quả tính toán lưu lượng lũ max 0.2% theo các phương án ................ 69
Bảng 3.7. Thay đổi lưu lượng, dòng chảy mùa lũ trung bình nhiều năm theo kịch
bản biến đổi khí hậu .................................................................................................. 71

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


Bảng 3.8. Kết quả tính toán mực nước lũ max 0.2% xét đến biến đổi khí hậu theo
các phương án ........................................................................................................... 73
Bảng 3.9. Kết quả tính toán lưu lượng lũ max 0.2% xét đến biến đổi khí hậu theo
các phương án ........................................................................................................... 73

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Tuyên Quang là tỉnh vùng núi phía Bắc có diện tích tự nhiên là 5868 km2.
Thành phố Tuyên Quang nằm bên bờ sông Lô, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn

hóa của tỉnh Tuyên Quang. Đoạn sông Lô chảy trên địa phận tỉnh Tuyên Quang dài
145 Km với diện tích lưu vực khoảng 2.090 km2, bao gồm cả trung và hạ lưu sông.
Từ Vĩnh Tuy tới Tuyên Quang vẫn thuộc trung lưu sông Lô, theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Tại Khe Lau sông Lô được tiếp nhận nguồn nước của sông Gâm, với
lượng nước chiếm xấp xỉ 35% tổng lượng nước của lưu vực sông Lô nên đây cũng
là nguyên nhân chính gây ngập úng ở Tuyên Quang.
Hệ thống đê điều là giải pháp công trình phòng chống lũ đã được nhân dân
xây dựng từ ngàn đời nay. Tác dụng của hệ thống công trình phòng chống lũ ở
Tuyên Quang nói riêng, các tỉnh Miền Bắc nói chung ngày càng trở thành yếu tố
quyết định đến sự phát triển bền vững của toàn vùng. Trong những năm gần đây
được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, hệ thống đê điều đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp
về cao trình mặt cắt đê, cứng hóa mặt đê theo yêu cầu thiết kế, khả năng phòng
chống lũ của toàn hệ thống được nâng cao.
Tuy nhiên cho đến nay, việc nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ sông
Lô trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa được chú ý đúng mức nên việc tổ chức quản
lý và khai thác hợp lý các khu vực bãi sông kết hợp hài hòa giữa đảm bảo phòng,
chống lũ và phát triển kinh tế trung hạn và dài hạn còn nhiều hạn chế, các công trình
dự kiến xây dựng không triển khai được do chưa có quy hoạch do thiếu cơ sở pháp
lý. Nhiều đoạn đê chưa bảo đảm yêu cầu thiết kế, nhiều công trình dưới đê bị xuống
cấp cần bổ sung, nâng cấp. Hiện tại tuyến đê qua xã Cấp Tiến dài khoảng 7,5 km
đang được đầu tư xây dựng, các cống lớn như cống Ngòi Cát, Ngòi Liễn, Ngòi
Khổng còn chưa được đầu tư...Nên vào mùa mưa nhiều diện tích lúa, màu còn bị
ngập lụt. Vấn đề vi phạm hành lang thoát lũ sông trục và hành lang bảo vệ đê điều
vẫn xảy ra thường xuyên; Việc xác định chỉ giới thoát lũ cho tuyến sông Lô này cần
được thực hiện.
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


2


Vì những lý do nêu trên việc xây dựng “Nghiên cứu các giải pháp phòng
chống lũ sông Lô phục vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang” là hết sức
cần thiết và cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ là một phương án tham khảo cho việc
đưa ra các phương án sử dụng trong quá trình định hướng hoàn thiện các giải pháp
phòng, chống lũ phù hợp với các quy hoạch khác về phát triển kinh tế - xã hội; bảo
đảm an ninh quốc phòng; chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của tỉnh
Tuyên Quang trong giai đoạn mới.
2. Mục đích đề tài.
Phân tích và đánh giá tình hình lũ lụt, úng ngập và các nguyên nhân gây ra lũ
lụt cho các tuyến sông Lô có đê trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Từ đó đề xuất và
lựa chọn giải pháp công trình, phi công trình để phòng, chống lũ trên sông Lô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Các giải pháp phòng chống lũ trên sông Lô có đê
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, quản lý và sử dụng có hiệu quả hệ thống đê
điều đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuyên Quang.
- Phạm vi nghiên cứu: Lưu vực sông Lô ảnh hưởng đến vùng nghiên cứu
phòng chống lũ của tỉnh Tuyên Quang.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.
* Cách tiếp cận
• Tiếp cận tổng hợp và liên ngành:
Dựa trên định hướng Phát triển kinh tế xã hội vùng lưu vực sông Lô;
Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế các ngành từ đó rút ra các giải pháp
công trình và phi công trình phòng chống lũ phù hợp.
• Tiếp cận kế thừa:
Trên lưu vực sông Lô cũng như toàn hệ thống sông thuộc các tỉnh Tuyên
Quang đã có một số các dự án quy hoạch, các quy hoạch phòng chống lũ, các đề
tài nghiên cứu về nguồn nước, vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên
nước. Việc kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp đề tài có định
hướng giải quyết vấn đề một cách khoa học hơn.

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


3

• Tiếp cận thực tiễn:
Tiến hành khảo sát thực địa, tổng hợp số liệu nhằm nắm rõ chi tiết hiện trạng
và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, hiện trạng công tác
phòng chống lũ và những thiệt hại do lũ gây ra.
Các số liệu thực tiễn giúp đánh giá một cách tổng quan về tình hình phòng
chống lũ và những thiệt hại do lũ gây ra vùng hạ du sông Lô làm cơ sở đánh giá ảnh
hưởng và đề xuất các giải pháp để khắc phục.
• Tiếp cận các phương pháp toán, thuỷ văn, thuỷ lực và các công cụ hiện đại
trong nghiên cứu:
Đề tài này ứng dụng, khai thác các phần mềm, mô hình hiện đại như mô hình
tính toán thủy động lực học (MIKE 11)
* Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả tính toán của các dự án
quy hoạch, các đề tài nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản thực hiện trên lưu vực
sông Lô.
- Phương pháp điều tra, thu thập: Tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu
trong vùng nghiên cứu bao gồm tài liệu hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước, các tài liệu địa hình, thủy văn...
trên lưu vực sông Lô.
- Phương pháp ứng dụng các mô hình toán, thuỷ văn, thuỷ lực: Ứng dụng các
mô hình, công cụ tiên tiến phục vụ tính toán bao gồm phần mềm Mapinfo xây dựng
bản đồ; Diễn toán chế độ dòng chảy mùa lũ bằng mô hình thủy lực.

Luận văn Thạc sỹ


Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


4

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU VÀ
VÙNG NGHIÊN CỨU

1.1. Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
1.1.1. Lĩnh vực nghiên cứu trên thế giới
Thế giới đang phải chịu những tổn thất nặng nề do thiên tai, trong đó có lũ
lụt. Con người bên cạnh việc phải đối phó và thích nghi với thiên nhiên thì cũng
đang phải gánh chịu những hậu quả không nhỏ do chính mình tạo ra. Các thành
phố vốn hình thành ở ven sông, biển phải đối mặt với nạn ngập úng. London (Anh
quốc) với sông Thames bị thu hẹp lại gặp bão lớn từ biển Bắc, triều cường đã làm
cho phần lớn thành phố ngập trong nước năm 1952. Tokyo ( Nhật bản) đã có bão
lớn đổ vào, mưa to kéo dài làm ngập các đường ngầm trong thành phố vào năm
1971.
Bên cạnh các nguyên nhân đến từ tự nhiên như mưa nhiều hơn, bão gió
thất thường hơn, nước biển dâng cao... tình trạng lũ lụt trên thế giới còn có
chung nguyên nhân là đô thị hoá mạnh, tăng diện tích xây dựng nhà cửa và
đường xá, đồng thời giảm diện tích ngập nước, các dòng sông thiên nhiên bị
khai thác, tác động và hệ thống kênh rạch tiêu thoát bị thu hẹp.
Việc nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ lụt được đặc biệt quan tâm
và hướng tiếp cận trên thế giới hầu hết là sự kết hợp giữa các giải pháp công trình
và phi công trình. Có thể kể đến một số nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu “Tăng nguy cơ lũ lụt ở Malaysia: nguyên nhân và giải pháp”
đăng trên tạp chí Disaster Prevention and Management cho thấy nguy cơ lũ

lụt ở Malaysia đã tăng đáng báo động trong những thập kỷ gần đây. Nguyên
nhân phần lớn là do thay đổi đặc tính vật lý của hệ thống thuỷ văn do các hoạt
động của con người: tiếp tục phát triển vùng đồng bằng đông dân cư, xâm lấn vào
vùng ngập lũ, phá rừng và đồi dốc phát triển.
- Hongming He và các cộng sự thuộc Đại học Massachusetts (Hoa Kỳ)
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


5

đã nghiên cứu vùng ngập lũ trung du sông Vàng (Yellow River Basin) thuộc
Trung Quốc. Nghiên cứu đã đánh giá các tác động do thay đổi bề mặt lưu vực
đến dòng chảy lũ. Nghiên cứu đã đề cập đến các tác động do hoạt động của con
người ảnh hưởng đến điều kiện biên của mô hình. Đây thực sự là công cụ hữu
ích dùng để quản lý và đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động trên lưu vực sông
Vàng đến tình trạng lũ.
- Carlos E. M. Tucci, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Nước thuộc trường
Đại học Liên bang Rio Grande do Sul, đã đưa ra một ví dụ điển hình về một hệ
thống đập kiểm soát lũ tại châu thổ sông Itajaí-Açu ở Santa Catarina (Braxin).
Đó là hệ thống gồm ba con đập được xây dựng trong những năm 1970 - 1980,
gồm đập Tây nằm ở thượng nguồn sông Itajaí-Oeste ở thành phố Taió, đập Nam ở
thượng nguồn sông Itajaí do Sul tại thành phố Ituporanga và đập Ibirama trên sông
Hercílio. Thiết kế của các con đập này với sức chứa lớn và cửa cống thấp cho
phép xả lũ dần dần trong một thời gian dài.
Song song với các nghiên cứu việc áp dụng các mô hình thủy văn, thủy lực
trong việc diễn toán lũ trong sông đã được sử dụng khá phổ biến; nhiều mô hình đã
được xây dựng áp dụng cho dự báo hồ chứa, dự báo lũ cho hệ thống sông, cho công
tác quy hoạch phòng chống lũ trên thế giới như:

- Tại Bangladesh, năm 1997, nhằm đối phó với hạn hạn trên sông Gorai,
DHI đã phối hợp với uỷ ban phát triển nước Bangladesh thiết lập mô hình Mike
11 để mô tả các biến đổi hình thái ở hạ lưu sông, đồng thời dự báo sự thay đổi
trong lưu lượng trước và sau khi nạo vét sông trong mùa khô và mùa lũ.
- Tại Ấn Độ, năm 2004, một dự án nghiên cứu kết hợp giữa Viện Công nghệ
Quốc gia Ấn Độ với Viện Thủy lực Đan Mạch được thực hiện trên cơ sở ứng dụng
mô hình MIKE11 và MIKE SHE để tính toán tối ưu hóa hệ thống thủy nông. Dự án
được thực hiện trên hệ thống thủy nông Mahanadi, bao gồm hồ chứa và hệ thống
kênh thuộc loại lớn nằm ở miền Trung của Ấn Độ. Nhờ công cụ MIKE 11 và MIKE
SHE, dự án đã tiến hành tính toán mô phỏng lượng mưa trên lưu vực, tính toán thủy
lực trên các hệ thống sông, xây dựng quy trình vận hành hồ chứa và vận hành hệ
thống kênh nội đồng.
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


6

Qua các nghiên cứu trên, có thể thấy các hoạt động phát triển của con người
ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của chúng ta, đặc biệt
là các khu dân cư ở hạ lưu các lưu vực sông. Gần đây, khi hậu quả của việc
phát triển này ngày càng rõ rệt, một số quốc gia thậm chí còn dỡ bỏ một số công
trình. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam
chúng ta. Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết để có thể
đánh giá đúng và đầy đủ tác động của các hoạt động kinh tế nói trên đến tình hình
lũ lụt thiên tai nói riêng và đến vấn đề quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, bền
vững tài nguyên nước trên thế giới nói chung.
1.1.2. Lĩnh vực nghiên cứu ở Việt Nam
Lãnh thổ Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới nhưng khí hậu Việt

Nam phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với miền bắc mang khí hậu cận nhiệt
đới ẩm ấm, bắc trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam và nam trung bộ
mang đặc điểm nhiệt đới. Đồng thời, do nằm ở rìa phía đông nam của phần châu Á
lục địa, giáp với biển Đông (một phần của Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng
trực tiếp của kiểu khí hậu gió mùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp.
Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các
dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84%
suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500
đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5 °C đến 37 °C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải
phòng chống bão và lụt lội với 5 đến 10 cơn bão/năm gây thiệt hại to lớn về người
và tài sản.
Nhận thức rõ về ảnh hưởng của mưa lũ đối với đất nước, Đảng và Chính phủ
rất chú trọng chính sách phòng chống lụt bão. Ngay từ những năm 1993 Quốc hội
đã thông qua Pháp lệnh phòng chống lụt bão, sau này có sửa đổi, bổ sung; Quyết
định phê duyệt chiến lược Quốc gia phòng, chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020.
Để kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu và tình hình mưa lũ đang diễn ra
ngày một bức tạp, nhiều bộ ngành, địa phương đã để ra nhiều giải pháp như:
- Xây dụng các hồ chứa để cắt lũ cho hạ du, bảo đảm chống lũ cho hệ thống đê
điều hạ du, phải giữ nước hạ du không vượt qua mực nước quy định. Hiện đã có
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


7

quy trình vận hành hồ chứa chặt chẽ, khả năng xẩy ra lũ gây uy hiếp hạ du được
giảm nhẹ đi rất nhiều.
- Gia cố, nâng cao trình và xây mới nhiều tuyến đê trọng điểm như: mở rộng,
gia cố đê sông Hồng, đê sông Đà, sông Mã… điển hình như hệ thống sông Hồng

với 1.667 km đê, và 750 km đê thuộc hệ thống sông Thái Bình, với quy mô lớn và
hoàn thiện hơn so với các hệ thống đê còn lại. Các đê sông có độ cao khoảng 10 m.
Chiều cao trung bình của đê sông từ 6-8 m, có nơi lên đến 11 m.
- Đề án: “Sống chung an toàn với lũ tại các tỉnh miền Trung” đã được đặt ra.
Bộ Xây dựng đề xuất kế hoạch nâng cấp hạ tầng kỹ thuật như kiên cố các công trình
thủy lợi, hồ chứa giảm lũ, cắt lũ, công trình đê kè bảo vệ tại khu dân cư, nạo vét,
chỉnh trị các dòng song, chống bồi lắng xói mòn tại các cửa sông, mở rộng diện tích
trồng rừng.
- Hình thành các vùng phân lũ, chậm lũ: Trong trường hợp mực nước sông
vượt quá mức báo động thì tháo cống đê, hoặc cho nổ mìn đê sông để cho nước
chảy vào một số vùng thấp như các vùng Việt Trì, Tam Thanh ở tỉnh Phú Thọ, Lập
Thạch ở tỉnh Vĩnh Phúc, Lương Phú và Quảng Oai ở Hà Nội….
Ngoài những biện pháp mang tính định hướng, chiến lược, Việt Nam còn áp
dụng các mô hình thủy lực để diễn toán dòng chảy trong hệ thống sông và vùng
ngập lụt ở nước ta. Mô hình SOGREAH đã được áp dụng thành công trong công tác
khai thác, tính toán dòng chảy tràn trong hệ thống kênh rạch và các ô trũng; Mô
hình MASTER MODEL ứng dụng trong nghiên cứu qui hoạch cho vùng hạ lưu
sông Cửu Long vào năm 1988; Mô hình MEKSAL được xây dựng vào năm 1974 để
tính toán sự phân bố dòng chảy mùa cạn và xâm nhập mặn trong vùng hạ lưu các
sông; Mô hình VRSAP đã được áp dụng cho việc tính toán dòng chảy lũ và dòng
chảy mùa cạn cho vùng đồng bằng; Mô hình SAL và mô hình KOD đã có những
đóng góp đáng kể trong việc tính toán lũ và xâm nhập mặn đồng bằng cửa sông; Mô
hình DHM đã được áp dụng thành công trong tính toán nguy cơ ngập lụt hạ lưu lưu
vực Thu Bồn - Vũ Gia, và nghiên cứu thủy lực hạ lưu sông Hồng trong trường hợp
giả sử vỡ đập Hoà Bình, Sơn La v.v.
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11



8

Đối với lưu vực sông Hồng - Thái Bình đã có một số nghiên cứu dự báo lũ tiêu biểu
như sau:
- "Nghiên cứu xây dựng công cụ tính toán và dự báo dòng chảy lũ thượng lưu
hệ thống sông Hồng" Đã xây dựng được hệ thống dự báo thủy văn cho các lưu vực
sông Đà, Thao, Lô, vận hành hồ chứa Hoà Bình và diễn toán lũ về hạ lưu đến trạm
Sơn Tây, Hà Nội. Đề tài đã tạo dựng được nền tảng cho việc áp dụng mô hình thủy
văn để dự báo lũ, kết quả tính toán của đề tài khá tốt và đã được TTDBKTTVTƯ bổ
sung và đưa vào dự báo tác nghiệp.
- "Ứng dụng một số mô hình thích hợp để dự báo lũ thượng lưu hệ thống sông
Thái Bình". Trên cơ sở phân tích các hình thế thời tiết gây mưa và chế độ nước lũ ở
thượng lưu sông Thái Bình (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam), đã nghiên
cứu ứng dụng các mô hình TANK, NAM và phương pháp hồi quy bội để tính toán,
dự báo quá trình dòng chảy lũ tại Thái Nguyên trên sông Cầu, Phủ Lạng Thương
trên sông Thương và Lục Nam trên sông Lục Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết
quả tính toán và dự báo dòng chảy lũ theo 3 mô hình nêu trên đều cho kết quả tốt.
Mô hình đã được TT DBKTTVTƯ bổ sung và đưa vào dự báo tác nghiệp thử
nghiệm từ năm 2000.
"Đánh giá khả năng phân lũ sông Đáy và sử dụng lại các khu phân chậm lũ"
do 3 cơ quan cùng thực hiện đồng thời (Viện Khí tượng Thủy văn, Trường Đại học
Thuỷ lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi). Đề tài đã giải quyết được phần thủy lực hạ lưu
của hệ thống sông Hồng - Thái Bình. Xét đến trường hợp vận hành hồ Hoà Bình,
Thác Bà, phân lũ sông Đáy và chậm lũ Tam Thanh, Lương Phú, Lương Phú Quảng Oai.
Đề tài nghiên cứu của em:

«

Nghiên cứu các giải pháp phòng chống lũ


sông Lô phục vụ Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang » cũng đi theo hướng
tiếp cận chung của thế giới hiện nay về công tác phòng chống lũ, trong đó tập
trung đi sâu phân tích về hiện trạng công tác phòng chống lũ trên lưu vực sông
Lô; phân tích tổng hợp lũ, nguyên nhân gây lũ; từ đó đề xuất giải pháp công
trình và phi công trình nhằm giảm thiểu tốt đa và có hiệu quả những tác động do
lũ gây ra trên lưu vực sông Lô tỉnh Tuyên Quang.
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


9

1.2. Tổng quan vùng nghiên cứu.
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm 6 đơn vị hành
chính, có toạ độ địa lý từ 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’
kinh độ Đông. Ranh giới với các địa phương như sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc là tỉnh Hà Giang.
- Phía Đông là tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên.
- Phía Nam là tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông Nam là tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
1.2.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của Tuyên Quang tương đối đa dạng, phức tạp với hơn 73% diện
tích là đồi núi,với chủ yếu là các loại địa hình sau:
Dạng địa hình núi cao: Là vùng núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh bao gồm toàn
bộ huyện Nà Hang, 11 xã vùng cao của huyện Chiêm Hóa, 2 xã vùng cao của huyện

Hàm Yên và một phần phía Bắc của huyện Yên Sơn; Chiếm trên 50% diện tích
toàn tỉnh, độ dốc trung bình từ 200 đến 250. Có độ cao trung bình khoảng 660m,
giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Dạng địa hình vùng núi thấp: gồm các xã của huyện Chiêm Hóa (trừ 11 xã
vùng cao), huyện Hàm Yên (trừ 2 xã vùng cao), một phần phía Nam huyện Yên
Sơn và huyện Sơn Dương, chiếm trên 40% diện tích toàn tỉnh. Ở đây đồi núi chiếm
diện tích lớn, địa hình phức tạp, có nhiều sông suối, giao thông đi lại gặp nhiều
khó khăn. Độ cao trung bình dưới 500m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc
thường nhỏ hơn 250
Dạng địa hình đồi trung du: Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, gồm
thị xã Tuyên Quang, phần còn lại của huyện Yên Sơn và Sơn Dương; có diện
tích nhỏ, chiếm khoảng 9% diện tích toàn tỉnh. Vùng này có những cánh đồng
tương đối rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


10

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tuyên Quang
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


11

1.2.1.3. Đặc điểm cấu tạo địa chất
a. Sơ lược về cấu tạo và kiến tạo

Đứt gãy sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đã chia miền Bắc Việt
Nam thành 2 hệ uốn nếp khác nhau, hệ uốn nếp Tây Bắc và hệ uốn nếp Việt Bắc
với tên gọi là đới sông Lô. Đới sông Lô là đới dương duy nhất phát triển các trầm
tích Proteozoi Paleozoi. Ranh giới phía Tây Nam của đới là đứt gãy sông Chảy,
đường kiến trúc chính của miền Bắc Việt Nam, miền đất có cấu tạo phức tạp nhất
là phần Đông Bắc của lưu vực, gồm nhiều các đá tuổi khác nhau chờm lên nhau
theo hướng Tây Nam với đường phương của các đá là Tây Bắc. Hoạt động của
macma trong lưu vực có đặc trưng là hoạt động xâm nhập nhiều lần. Sự xuất
hiện nhiều pha kiến tạo khác nhau đã tạo nên nhiều miền phá huỷ, kiến tạo
thường có đường phương song song với các đứt gãy sâu ven rìa. Dọc theo các đứt
gãy nham thạch bị vò nhàu, cà nát và phát triển nhiều dăm kết.
b. Địa chất thuỷ văn
Tỉnh Tuyên Quang tồn tại nhiều tầng địa chất có tuổi khác nhau với các
thành hệ đất đá chứa nước khác nhau. Do tính chất chứa nước rất đa dạng, chủ yếu
có các phức hệ chứa nước sau:

- Phức hệ chứa nước khe nứt vỉa trong đất đá trầm tích lục nguyên, nước chứa
trong các khe nứt ở vùng cao, trong các vùng đồi núi là các loại nước không áp,
nguồn cấp chủ yếu là nước mưa, lưu lượng từ 0,1 - 0,5 l/s.

- Phức hệ chứa nước trong đá macma là loại nước không áp, xuất hiện thành
mạch nhỏ, lưu lượng các mạch nước thường 0,1- 0,4 l/s.

- Phức hệ chứa nước khe nứt karst và nước karst phong phú nhưng không đều
lưu lượng thường từ 0,1 đến vài chục l/s.

- Phức hệ chứa nước lỗ rỗng trong đất đá bể rời nước chứa trong các bồi tích
cuội sỏi, cát pha.
c. Đặc trưng về địa chất vật lý
Được biểu hiện ở 3 mặt karst, phong hoá, trượt lở. Sự phát triển karst

trong khu vực chủ yếu dưới 2 dạng: Hình thái karst trên bề mặt và và karst ở dưới
sâu thuộc khu vực Chiêm Hoá thấy rằng karst phát triển trên 3 dải cao độ 100 - 120

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


12

m, 170 - 200 m và trên 300 m, loại karst ở dưới sâu ít gặp. Phong hoá chủ yếu là
tác nhân phong hoá vật lý và phong hoá hoá học sản phẩm phong hoá vùng bề
dày lớp phủ pha tàn tích phụ thuộc nhiều yếu tố đá phiến cacbonat thường có vỏ
phong hoá 30 - 50 m, có nơi 90 -100 m trên đá cứng như cát kết, thạch anh, chiều
dày phong hoá trên 10m.
Khả năng trượt lở có thể xảy ra do đặc điểm cấu trúc địa chất của sườn núi
và khí hậu.
Động đất: Theo bản đồ phân vùng động đất miền Bắc Việt Nam (1986) lưu
vực sông Lô nằm trong vùng động đất cấp 6.
1.2.1.4. Đặc điểm thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra nghiên cứu trước đây và kết quả nghiên cứu xây dựng
bản đồ đất tỉnh Tuyên Quang tỷ lệ 1/100.000 tháng 11 năm 2001, Tuyên Quang có
17 loại đất thuộc các nhóm đất sau:

• Nhóm đất phù sa: Diện tích 15.945 ha, chiếm 2,72% DTTN
• Nhóm đất dốc tụ: Diện tích 7.125 ha, chiếm 1,21% diện tích tự nhiên
(DTTN), có nhiều ở huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên ở các thung lũng thấp
giữa các dãy núi.

• Nhóm đất bạc màu: Diện tích 3.570 ha chiếm 0,61% DTTN, phân bố rải

rác ở các huyện Yên Sơn, Chiêm Hoá và Sơn Dương.

• Nhóm đất đen: Diện tích 280 ha chiếm 0,05% DTTN, phân bố rải rác ở
Sơn Dương, Chiêm Hoá, Nà Hang.

• Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích 397.535 ha chiếm 67,75% DTTN
• Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 101.670 ha, chiếm 17,33% DTTN
• Nhóm đất vàng đỏ tích mùn: Diện tích 36.285 ha chiếm 6,18% DTTN.
1.2.1.5. Thảm phủ thực vật
Tuyên Quang là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn với
diện tích tự nhiên (chiếm 76% diện tích tự nhiên), đất đai phù hợp với nhiều loại
cây trồng, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh
tế hàng hóa có giá trị kinh tế cao được chia thành 3 loại rừng chủ yếu là rừng sản
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


13

xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng trong đó rừng sản xuất kinh doanh có trên
170.000ha phần lớn là rừng nguyên liệu ở địa bàn thấp của các huyện Yên Sơn, Sơn
Dương, Hàm Yên, Chiêm Hóa. Thực vật rừng rất đa dạng, toàn tỉnh có 760 loài của
349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao như hạt kín, thông, tuế, thông đất,
khuynh thông, cỏ tháp bát, dương xỉ... trong đó có nhiều loại thực vật quý hiếm đã
có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Động vật rừng cũng rất phong phú với khoảng 293 loài, lớp thú có 51 loài
thuộc 19 họ, lớp chim có 175 loài thuộc 45 họ, bò sát có 5 loài, ếch nhái có 17 loài
thuộc 5 họ. Những loài thú lớn như ngựa, beo lửa, hổ diễn, báo gấm, báo hoa, vượn
đen, voọc mũi hếch thường sống ở gần khu dân cư, trên nương bãi dọc theo sông

Lô, sông Gâm.
1.2.1.6. Tài nguyên khoáng sản
Theo tài liệu của Đoàn Địa chất 109, Liên đoàn Bản đồ 207 công bố năm
1994 - 1995 và tài liệu của các Bộ, ngành hữu quan, Tuyên Quang có 200 mỏ và
điểm mỏ khoáng sản khác nhau:
- Sắt: Đã phát hiện 17 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 7
triệu tấn, chất lượng tương đối tốt nhưng quy mô không lớn. Một số điểm quặng có
trữ lượng đáng kể như điểm Phúc Ninh (huyện Yên Sơn, trữ lượng quặng trên 2,37
triệu tấn), điểm Tân Tiến (huyện Yên Sơn, trữ lượng quặng khoảng 2,16 triệu tấn),
điểm Cây Nhãn (huyện Yên Sơn, trữ lượng quặng khoảng 0,5 triệu tấn), điểm Cây
Vầu (huyện Hàm Yên, trữ lượng quặng khoảng 1,5 triệu tấn)...
- Thiếc: Đã phát hiện 9 điểm có quặng ở huyện Sơn Dương, Yên Sơn với trữ
lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng của 9 điểm là 28.800 tấn.
- Barit: Đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và
Chiêm Hoá. Các điểm đã thăm dò có Ao Sen, Thượng ấm, Hang Lương, Tân Trào,
Thiện Kế, Ngòi Thia, Đồng Mùng (Sơn Dương); Làng Chanh, xóm Hoắc, xóm Húc
(Yên Sơn) và Hạ Vi (Chiêm Hoá). Các mỏ này hầu hết lộ thiên, điều kiện khai thác
khá thuận lợi. Đây là loại khoáng sản đánh giá có tiềm năng, ý nghĩa lớn đối với nền
kinh tế của tỉnh.
- Mangan: Tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá (7 điểm) và ở huyện Nà
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


14

Hang (1 điểm). Hiện có 2 điểm đã được thăm dò là Nà Pết, Phiêng Lăng (Chiêm
Hoá) với trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn.
- Antimoan: Đã phát hiện 15 điểm, Chiêm Hoá 10 điểm, Nà Hang 4 điểm và

Yên Sơn 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hòn Phú, Làng Vài, Cốc Táy (Chiêm
Hoá) đã được thăm dò với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn.
- Cao Lanh: Có nhiều điểm rải rác trong tỉnh như Hào Phú, Vân Sơn (Sơn
Dương), Nghiêm Sơn (Yên Sơn). Lớn nhất là điểm mỏ Đồng Gianh (Bình Yên) có
11 thân quặng với trữ lượng 5 triệu tấn được đánh giá ở cấp 2.
- Đá vôi: Toàn tỉnh ước có hàng tỷ mét khối, chất lượng tốt, tập trung, thoả
mãn nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng lâu dài cho tỉnh. Đáng chú ý nhất là mỏ đá
vôi Tràng Đà (thị xã Tuyên Quang) đủ tiêu chuẩn để sản xuất xi măng mác cao và
mỏ đá trắng Bạch Mã (xã Yên Lâm và xã Yên Phú- huyện Hàm Yên) là nguyên liệu
để sản xuất đá ốp lát.
- Đất sét: Có ở nhiều nơi thuộc thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, Sơn
Dương và Chiêm Hoá. Đáng chú ý nhất là mỏ sét Tràng Đà có trữ lượng hàng chục
triệu tấn, nằm gần mỏ đá vôi Tràng Đà nói ở trên.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều loại khoáng sản
khác như vonfram, pirit, kẽm, chì, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi,...
Những loại này có trữ lượng nhỏ, nằm rải rác nhưng cũng đang được khai thác sử
dụng ở nhiều điểm.
1.2.1.7. Đặc điểm khí tượng, khí hậu
a. Lưới trạm khí tượng
Mạng lưới các trạm khí tượng, khí hậu và đo mưa của tỉnh cũng khá đầy
đủ so với một tỉnh miền núi với thời gian quan trắc dài trung bình 50 năm.
Hiện nay còn các trạm khí tượng đang hoạt động là Tuyên Quang, Chiêm
Hoá và Hàm Yên. Về đo mưa thì cơ bản còn 5 trạm chính sau: Chiêm Hoá, Hàm
Yên, Na Hang, Sơn Dương và Tuyên Quang. Lưới trạm khí tượng, đo mưa phân bố
khá đồng đều trên toàn lưu vực. Đa số các trạm có tài liệu đo đạc liên tục từ năm
1960, 1961 trở lại đây nên liệt số liệu được coi là đủ dài để đặc trưng cho quá trình
biến đổi khí hậu, khí tượng trên lưu vực. Các số liệu về đặc trưng khí tượng trong
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11



15

luận văn này lấy từ trạm Tuyên Quang có liệt số liệu từ năm 1961 đến năm 2005,
yếu tố mưa ngày sử dụng tài liệu của các trạm: Tuyên Quang, Chiêm Hoá, Hàm
Yên, Na Hang và Sơn Dương.
b. Hình thế thời tiết gây mưa lũ
Tỉnh Tuyên Quang nằm trọn trong vùng lưu vực phía Bắc sông Hồng là
hệ thống sông lớn thứ nhì toàn quốc, chỉ sau hệ thống sông Cửu Long. Nằm
trong miền nhiệt đới của Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh có chung đặc điểm
là nhiệt đới gió mùa Châu Á, có mùa đông lạnh ẩm; mùa hè nóng và mưa nhiều.
Diễn biến thời tiết các mùa như sau:

- Thời kỳ đầu mùa hạ: do sự hoạt động của áp thấp phía Tây (Ấn Miến), thường xảy ra dông nhiệt vào chiều tối, lượng mưa khá lớn.

- Thời kỳ giữa mùa hạ (từ tháng 6 đến đầu tháng 8): Tổng lượng mưa khá
lớn, lượng mưa trong các tháng này thường chiếm khoảng 50% lượng mưa
trong cả năm (một tỷ lệ khá lớn).

- Vào thời kỳ cuối mùa hạ khu vực còn chịu ảnh hưởng của các hoàn lưu
bão rớt, cũng gây nên nhiều trận mưa lớn.
c. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22÷
23.2oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đã quan trắc được tại trạm Tuyên Quang là
P

41oC (tháng 5 -1994), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối tại tỉnh Tuyên Quang đạt trị
P


số -0,6 oC, đã xuất hiện vào ngày 2/1/1974 tại trạm Hàm Yên. Nói chung do địa
P

hình không có những khoảng độ cao quá cách biệt như giữa vùng đồng bằng và
miền núi nên hiện tượng phân hóa nhiệt độ theo độ cao là không rõ ràng lắm.

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


16

Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình theo tháng quan trắc tại một số
Đơn vị: oC

trạm thuộc Tuyên Quang

P

Tháng
Năm
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
Trạm Tuyên Quang (1961 – 2005)
23,2
16,0 17,2 20,3 24,1 27,4 28,5 28,0 28,0 27,0 24,1 20,8 17,4
Trạm Chiêm Hóa (1961 – 2003)
22,8
15,2 16,8 20,1 23,8 27,0 27,9 28,2 27,6 26,6 23,9 20,1 16,6
Trạm Hàm Yên (1961 – 2005)
22,7
15,2 16,7 20,0 23,6 26,9 27,8 28,1 27,5 26,4 23,8 20,1 16,7
d. Độ ẩm
Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Tuyên Quang đạt khoảng từ 83 ÷ 86%, các
tháng có độ ẩm thấp là các tháng đầu và cuối mùa mưa.
Bảng 1.2. Độ ẩm không khí tương đối trung bình tháng tại các trạm đo
thuộc Tuyên Quang (1961-2005)

Đơn vị: %
Tháng

Trạm

Năm

T.Quang

1
83


2
83

3
84

4
84

5
81

6
83

7
84

8
85

9
84

10
83

11
82


12
81

83

Chiêm Hóa

87

86

86

85

83

85

85

87

86

86

86


86

86

Hàm Yên

86

87

87

86

84

85

86

87

86

86

86

85


86

e. Gió
Tỉnh Tuyên Quang tuy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng
do điều kiện địa hình xa biển, và nằm trên chân sườn đón gió của dãy núi
Hoàng Liên Sơn nên tốc độ gió trung bình toàn vùng khá cao, đạt tới
1,2m/s theo trung bình năm. Về mùa hè, gió mùa đông nam xâm nhập khá sâu
vào trong tỉnh do các hướng núi chính đều chạy theo hướng Bắc Nam và Tây
Bắc – Đông Nam, mặt khác còn do thung lũng sông Lô có hướng Tây Bắc –
Đông Nam.

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


17

Bảng 1.3.Tốc độ gió trung bình tháng tại trạm Tuyên Quang (1961-2005)
Đơn vị: m/s
Tháng

1

2

3

4


5

6

7

8

9

10

11

12 N¨m

Vtb

1,2

1,2

1,3

1,5

1,5

1,3


1,3

1,2

1,1

1,1

1,0

1,0

1,2

V max

12

12

20

30

28

24

28


24

28

20

20

13

30

f. Nắng
Tổng số giờ nắng trung bình toàn tỉnh khoảng 1960 giờ (tại trạm khí
tượng Tuyên Quang). Tháng có số giờ nắng ít nhất là vào tháng 2,3 nhiều
nhất vào các tháng 7,8,9.
Bảng 1.4.Tổng số giờ nắng trung bình tháng tại trạm quan trắc Tuyên Quang
Đơn vị: Giờ

(1961-2005)

Năm

Tháng
1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

68,5 48,3 55,4 89,3 181,6 166,5 193,6 181,6 180,7 160,2 129,8 103,5 1559,0
g. Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng năm tại Tuyên Quang thuộc loại trung
bình nếu so với cả lưu vực sông Hồng. Một trong những nguyên nhân chính là do
thực trạng thảm phủ ở tỉnh Tuyên Quang còn tốt, diện tích rừng trên toàn tỉnh
năm 2005 còn đạt 63,08%.

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11



18

Bảng 1.5.Tổng lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm quan trắc
thuộc Tuyên Quang (1961-2005)

Đơn vị: mm
Năm

Tháng

Trạm
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

T.Quang 52,8 51,4 59,8 71,6 95,5 83,7 81,2 69,9 70,8 72,7 63,0 61,4 833,8
Chiêm

41,9 43,1 53,0 62,6 83,2 70,2 66,1 55,9 58,9 57,0 48,0 46,4 686,3

Hóa
Hàm

32,2 32,0 37,6 43,6 62,5 55,8 55,9 49,1 49,5 47,5 40,1 37,6 543,4

Yên
h. Mưa

Tổng lượng mưa trung bình hàng năm ở Tuyên Quang không lớn lắm, chỉ từ
1550 ÷ 1800 mm.

- Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến khoảng cuối tháng 9, lượng mưa
chiếm khoảng từ 75 ÷ 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất
có lượng mưa chiếm tới 20% lượng mưa cả năm.
Mùa ít mưa (từ tháng 11 ÷ tháng 4 năm sau): Lượng mưa chiếm khoảng
20% tổng lượng mưa cả năm.
Bảng 1.6. Phân phối lương mưa trung bình nhiều năm tại các trạm quan trắc
Đơn vị: mm
Trạm Thời
đoạn

Tuyên Quang
(1960 – 2005)
Na Hang
(1960 – 2005)
Hàm Yên
(1960 – 2005)
Chiêm Hóa
(1960 – 2005)
Sơn Dương
(1960 – 2005)

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Năm

23,8 29,7 53,2 112,0 220,3 269,9 289,8 295,8 175,2 130,8 46,4 17,1 1663,9
22,6 28,6 60,4 109,2 253,8 315,8 338,2 290,2 145,3

92,4

47,8 24,3 1728,4

28,2 40,0 57,7 127,8 238,6 284,0 322,9 316,7 190,7 127,0 46,1 22,4 1802,0
25,3 32,0 55,0 127,2 233,7 283,4 280,3 294,9 157,1 111,1 46,5 22,2 1668,6
16,7 26,4 54,9 107,1 198,2 246,7 271,0 267,6 186,0 115,4 40,4 15,5 1545,8

Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11


19

1.2.1.8. Đặc điểm mạng lưới sông ngòi và thủy văn
1. Về mạng lưới sông ngòi
Hệ thống sông ngòi tỉnh Tuyên Quang là nguồn cung cấp nước phục vụ cho
sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện không

nhỏ. Song do độ dốc lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cùng thường gây
nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp. Các sông chính
chảy qua đất Tuyên Quang gồm có: sông Lô, sông Gâm và phần thượng nguồn sông
Phó Đáy.
a. Sông Lô: Bắt nguồn từ Trung Quốc, vào Việt Nam nhập vào sông Hồng ở
Việt Trì, dài 470km (phần Việt Nam 275km), sông Lô có nhiều nhánh sông lớn
hình thành rẻ quạt, có diện tích lưu vực là 39.000km2 (Việt Nam 22.600km2) cùng
với các sông nhánh lớn như sông Gâm, sông Chảy và sông Phó Đáy. Đoạn sông Lô
chảy trên địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 145km với diện tích lưu vực 2.090km2.
Sông Gâm là nhánh lớn nhất của sông Lô, dài 297km (phần Việt Nam
217km), diện tích lưu vực là 17.200km2. Phần Trung Quốc có 2 nhánh:
+ Nhánh trái (tả) là thượng nguồn sông Gâm còn có tên là sông Nhì Ao
(Đông Pao). Chiều dài sông tính đến trạm thủy văn Bảo Lạc là 96km (ở Việt Nam
16km), diện tích lưu vực 4.060km2 (ở Việt Nam 680km2)
+ Nhánh phải (hữu) đoạn đầu là sông Phổ Mai, đoạn cuối là sông Nho Quế,
phát nguồn ở 23o33’00’’ độ Vĩ Bắc và 104o26’10’’ độ Kinh Đông.
b. Sông Gâm: Ở địa phận Việt Nam dài 217km, diện tích lưu vực 9.780km2. Có
các sông nhánh như sông Nheo, sông Năng, đổ vào sông Gâm ở bờ trái, sông
Nhiệm, Ngòi Quảng đổ vào ở bờ phải.
Sông Gâm đoạn chảy trong tỉnh dài 109km với diện tích lưu vực 2.870km2,
chảy theo hướng Bắc Nam, hợp lưu với sông Lô ở ngã ba Lô – Gâm phía trên thị xã
Tuyên Quang khoảng 10km. Các sông nhánh đáng chú ý ở tỉnh Tuyên Quang là
sông Năng và Ngòi Quảng.
c. Sông Phó Đáy: Sông chảy theo hướng Bắc Nam qua vùng mưa ít nên dòng
Luận văn Thạc sỹ

Nguyễn Văn Tâm - CH22Q11



×