Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công trình tại công ty tnhh một thành viên khai thác công trình thủy lợi sông cầu bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.09 KB, 102 trang )

DANH MỤC HÌNH
TT

Tên hình

Hình 2.1

Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý kiểu trực tuyến – chức năng

Hình 3.1

Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành của công ty

Hình 3.2

Sơ đồ quy trình tổ chức thiết kế của công ty

DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT

Tên bảng biểu

Bảng 3.1

Lực lượng cán bộ phân theo trình độ học vấn

Bảng 3.2

Lực lượng cán bộ phân theo chuyên ngành đào tạo

Bảng 3.3



Độ tuổi trung bình của toàn công ty

Bảng 3.4

Danh mục các thiết bị, máy móc của công ty


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP

Chính phủ

BXD

Bộ xây dựng

UBND

Ủy ban nhân dân



Nghị định

TT

Thông tư

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

CTTL

Công trình thủy lợi

CĐT

Chủ đầu tư

SXKD

Sản xuất kinh doanh

ĐHSX

Điều hành sản xuất

TCKT

Tài chính kế toán

TH

Tổng hợp

SX

Sản xuất


DNTV

Doanh nghiệp tư vấn

TVXD

Tư vấn xây dựng

XDCB

Xây dựng cơ bản

DA

Dự án

CT

Công trình

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

KSTK


Khảo sát thiết kế

CNDA

Chủ nhiệm dự án

CNTK

Chủ nhiệm thiết kế

KSLDA

Khảo sát lập dự án

TK

Thiết kế

TDT

Tổng dự toán

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCN

Tiêu chuẩn ngành



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………...………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH VÀ QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG CÔNG TRÌNH......................................................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .........................................................4
1.1.1. Các giai đoạn xây dựng công trình..............................................................................4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình.......................................................10
1.2. MỘT SỐ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ XẢY RA TRONG THỜI GIAN QUA....................14
1.2.1. Một số sự cố công trình..............................................................................................14
1.2.2. Phân tích nguyên nhân sự cố…………………………..……………………………17
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH .................................................................................................................................20
1.3.1. Quản lý chất lượng thiết kế công trình.......................................................................20
1.3.2. Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế công trình..................................................23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ
CÔNG TRÌNH ...................................................................................................................27
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM.................................27
2.1.1. Cơ cấu tổ chức............................................................................................................27
2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất sản phẩm tư vấn...................................................28
2.1.3. Đánh giá về năng lực chuyên môn...............................................................28
2.1.4. Đánh giá về năng lực quản lý tổ chức tư vấn ở Việt Nam.............................34
2.1.5 . Điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân khi thiết kế công trình.....................................41
2.1.6. Những văn bản pháp quy về công tác tư vấn thiết kế công trình......................................45
2.2. HỒ SƠ THIẾT KẾ VÀ THẨM TRA HỒ SƠ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH.........46
2.2.1. Hồ sơ thiết kế công trình............................................................................................46
2.2.2. Thẩm tra hồ sơ thiết kế công trình..............................................................................46
2.2.3. Nội dung phê duyệt thiết kế ......................................................................................47
2.2.4. Nội dung thẩm tra thiết kế của cơ quan Nhà nước về xây dựng................................48

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH.....50
2.3.1. Nguồn nhân lực trong thiết kế công trình...................................................................50


2.3.2. Nguồn vật tư, máy móc, thiết bị.................................................................................51
2.3.3. Quy trình thiết kế và quy trình kiểm soát chất lượng hồ sơ thiết kế..........................52
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ
VẤN THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI SÔNG CẦU-BẮC GIANG..............54
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY……………………………………………….54
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty .........................................................54
3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quản lý điều hành......................................55
3.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CỦA CÔNG TY ...................................62
3.2.1. Năng lực hoạt động của Công ty................................................................................62
3.2.2. Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm thiết kế của công ty.....................................68
3.2.3. Các công trình điển hình đã thực hiện trong thời gian qua........................................73
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ VẤN THIẾT KẾ CỦA CÔNG TY……....76
3.3.1. Những kết quả đạt được.............................................................................................76
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ..............................................................................................77
3.4. ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2020 ……………………...80
3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN
2015 – 2020………………………………………………………………………………..81
3.5.1. Thuận lợi………………………………………...………………………………….81
3.5.2. Thách thức…………………………………………………………………………..82
3.6. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ............................................82
3.7. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THIẾT KẾ CÔNG
TRÌNH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................................83
3.7.1. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực chuyên môn...................................................83
3.7.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực quản lý..........................................................87
3.7.3. Những giải pháp hỗ trợ khác......................................................................................90

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….96



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động tư vấn là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân, nó không chỉ là lĩnh vực hoạt động mang tính xã hội mà còn là
đòn bẩy mang lại hiệu quả kinh tế - kỹ thuật cao cho xã hội.
Ở Việt Nam, hoạt động tư vấn mới chỉ được ghi nhận và phổ biến rộng
rãi trong khoảng chục năm trở lại đây, do vậy nó vẫn còn rất mới với các nhà
tư vấn và các đối tác sử dụng, khai thác tư vấn. Cùng với sự chuyển mình của
hoạt động này, các nhà tổ chức tư vấn xây dựng đã và đang từng bước thay
đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
Đội Khảo sát-Thiết kế thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác
công trình thủy lợi Sông Cầu – Bắc Giang là đơn vị tư vấn có bề dày trên 30
năm về lĩnh vực tư vấn thiết kế các công trình thủy lợi trong tỉnh, đặc biệt là
về thiết kế sửa chữa, nâng cấp các công trình trong hệ thống thủy lợi của
Công ty quản lý.
Do đặc thù của các công trình sửa chữa, nâng cấp thường là phức tạp,
mức độ kinh phí đầu tư không lớn, do vậy các công trình này không thể mang
ra để đấu thầu, thậm trí mời nhà thầu tư vấn thực hiện cũng là điều khó khăn.
Chính vì vậy từ nhiều năm nay, Công ty TNHH một thành viên Khai thác
công trình thủy lợi Sông Cầu đã chủ động thành lập một đơn vị tư vấn với
mục đích trước tiên là để tự thực hiện công tác khảo sát – thiết kế cho chính
nhu cầu của Công ty, sau đó là hoạt động kinh doanh về lĩnh vực tư vấn khảo
sát thiết kế trong điều kiện có thể.
Hiện nay, chất lượng sản phẩm tư vấn thiết kế của Đội Khảo sát-Thiết

kế đã từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được với yêu cầu của khách
hàng, song do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và yêu cầu về chất
lượng sản phẩm tư vấn ngày càng cao, nhất là đối với công tác tư vấn thiết kế


2
sửa chữa, nâng cấp các công trình trong hệ thống của Công ty thì kết quả đạt
được còn khiêm tốn. Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra cho Đội Khảo sát –
Thiết kế thuộc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi
Sông Cầu cần phải nâng cao năng lực về tư vấn thiết kế xây dựng công trình
nói chung và tư vấn thiết kế sửa chữa, nâng cấp công trình nói riêng.
Xuất phát từ các vấn đề cấp thiết nói trên, tác giả chọn đề tài
“Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế
công trình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy
lợi Sông Cầu – Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết
kế công trình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy
lợi Sông Cầu – Bắc Giang.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cách tiếp cận
cơ sở lý luận khoa học về quản lý chất lượng công trình xây dựng và
những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực
nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối
tượng và nội dung nghiên cứu trong điều kiện Việt Nam, đó là: Phương
pháp phân tích và đánh giá; Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kế
thừa nghiên cứu đã có; và một số phương pháp kết hợp khác.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a)Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là công tác tư vấn thiết kế công trình thủy lợi.
b)Phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này, tác giả đi sâu nghiên cứu giải pháp nâng


3
cao năng lực tư vấn thiết kế công trình thủy lợi tại Công ty TNHH một
thành viên Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu-Bắc Giang.
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản trong tư vấn thiết kế xây dựng công
trình nói chung, công tác tư vấn thiết kế sửa chữa, nâng cấp công trình nói
riêng và năng lực tư vấn thiết kế;
- Phân tích thực trạng năng lực tư vấn thiết kế của Công ty TNHH
một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu-Bắc Giang, qua đó
đánh giá những kết quả đã đạt được, những mặt còn tồn tại, từ đó nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi và phù
hợp với điều kiện thực tiễn nhằm nâng cao năng lực tư vấn thiết kế công
trình tại Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi
Sông Cầu – Bắc Giang.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học:
Đề tài hệ thống hóa lý luận cơ bản về lĩnh vực tư vấn thiết kế xây
dựng công trình nói chung và thiết kế sửa chữa, nâng cấp công trình nói
riêng, đưa ra các yêu cầu cần tuân thủ trong các bước thực hiện sản xuất
ra một sản phẩm tư vấn thiết kế, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
b) Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong việc nâng cao
năng lực tư vấn thiết kế của Đội Khảo sát-Thiết kế thuộc Công ty TNHH một
thành viên Khai thác công trình thủy lợi Sông Cầu - Bắc Giang.



4
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1.1. Các giai đoạn xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng và quá trình đầu tư xây dựng của bất kỳ dự án
nào cũng bao gồm 3 giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư; Thực hiện đầu tư; Kết thúc
xây dựng và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
a) Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Tất cả các dự án dự định đầu tư đều phải trải qua giai đoạn chuẩn bị
đầu tư để chuẩn bị chu đáo các công tác sau đây:
Xác định dự án:
Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư xây dựng công trình.
Tìm kiếm những khoản đầu tư có tiềm năng, mà các nguồn đó sẽ là đối
tượng kiểm tra của một dự án. Việc này có thể được xác định từ kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, các báo cáo điều tra theo lĩnh vực, theo ngành, theo vùng.
Tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc ngoài nước để tìm nguồn
cung ứng vật tư, thiết bị tiêu thụ sản phẩm, khả năng có thể huy động các
nguồn vốn để đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.
Điều tra khảo sát, chọn địa điểm xây dựng.
Chuẩn bị dự án: Chuẩn bị dự án là việc lập Dự án đã được xác định.
Việc chuẩn bị dự án hay tiến hành lập Dự án là bước đề cập tới việc điều tra,
khảo sát về khả năng thành công của thị trường và kỹ thuật, tài chính, kinh tế và
hoạt động của Dự án.
Thẩm định và quyết định đầu tư: Khi một dự án được coi là khả thi
trên mọi phương diện, thì bước tiếp theo là phải xem xét thẩm định của người
có thẩm quyền quyết định đầu tư và cơ quan tài trợ vốn.



5
Gửi hồ sơ dự án và các văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết
định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án.
Đối với các dự án quan trong quốc gia theo Nghị quyết số
66/2006/QH11 của Quốc hội thì CĐT phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính
phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư. Đối
với dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm quyền
phê duyệt thì CĐT phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung quy
hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung
quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Vị trí, quy mô xây
dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, nếu chưa có trong quy hoạch xây dựng thì phải được Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng công trình chấp thuận.
b) Giai đoạn thực hiện đầu tư
Đây là giai đoạn giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện quá trình
đầu tư nhằm vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế
quốc dân. Ở giai đoạn này trước hết cần làm tốt công tác chuẩn bị xây dựng.
*Chủ đầu tư có trách nhiệm:
Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của Nhà nước.
Xin giấy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên.
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
Mua sắm thiết bị và công nghệ.
Tổ chức tuyển chọn tư vấn khảo sát, thiết kế, giám định kỹ thuật và
chất lượng công trình.
Vấn đề đầu tiên là lựa chọn đơn vị tư vấn, phải lựa chọn được những
chuyên gia tư vấn, thiết kế giỏi trong các tổ chức tư vấn, thiết kế giàu kinh
nghiệm, có năng lực thực thi việc nghiên cứu từ giai đoạn đầu, giai đoạn thiết
kế đến giai đoạn quản lý giám sát xây dựng- đây là nhiệm vụ quan trọng và



6
phức tạp. Trong khi lựa chọn đơn vị tư vấn, nhân tố quyết định là cơ quan tư
vấn này phải có kinh nghiệm qua những dự án đã được họ thực hiện trước đó.
Một phương pháp thông thường dùng để chọn là đòi hỏi các cơ quan tư vấn
cung cấp các thông tin về kinh nghiệm, tổ chức sau đó xem xét lựa chọn rồi
tiến tới đấu thầu. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn xây dựng công trình được
thực hiện theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ
về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thiết kế, trên cơ sở dự án được phê
duyệt, nhà thầu thiết kế tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của mình.
Tuỳ theo quy mô, tính chất công trình xây dựng, việc thiết kế có thể thực hiện
theo một bước, hai bước hay ba bước.
Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công áp dụng đối với công
trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công áp
dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư.
Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế
bản vẽ thi công áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án và có quy
mô là cấp đặc biệt, cấp I và công trình cấp II có kỹ thuật phức tạp do người
quyết định đầu tư quyết định.
Sau khi sản phẩm thiết kế được hình thành, CĐT tổ chức thẩm định hồ
sơ TKKT-TDT và trình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cụ thể là người
có thẩm quyền ra quyết định đầu tư) phê duyệt. Trường hợp CĐT không đủ
năng lực thẩm định thì thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng
lực để thẩm tra dự toán thiết kế công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Trên
cơ sở kết quả thẩm định TKKT-TDT người có thẩm quyền quyết định đầu tư
sẽ ra quyết định phê duyệt TKKT-TDT.



7
Khi đã có quyết định phê duyệt TKKT-TDT, CĐT tổ chức đấu thầu xây
dựng nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ điều kiện năng lực để cung cấp các sản
phẩm dịch vụ xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý, đáp ứng được yêu cầu
của CĐT và các mục tiêu của dự án.
Sau khi lựa chọn được nhà thầu thi công, CĐT tổ chức đàm phán
thương thảo và đi đến ký kết hợp đồng thi công xây dựng công trình với nhà
thầu và tổ chức quản lý thi công xây dựng công trình. Nội dung quản lý thi
công xây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng; quản lý tiến
độ xây dựng; quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình; quản lý an
toàn lao động trên công trường xây dựng; quản lý môi trường xây dựng.
Tóm lại, trong giai đoạn này CĐT chịu trách nhiệm đền bù, giải phóng
mặt bằng xây dựng theo tiến độ và bàn giao mặt bằng xây dựng cho nhà thầu
xây dựng; trình duyệt hồ sơ TKKT-TDT; tổ chức đấu thầu; đàm phán ký kết
hợp đồng, quản lý chất lượng kỹ thuật công trình trong suốt quá trình thi công
và chịu trách nhiệm toàn bộ các công việc đã thực hiện trong quá trình triển
khai dự án.
*Các nhà thầu xây lắp có trách nhiệm:
Chuẩn bị các điều kiện cho thi công xây lắp.
San lấp mặt bằng xây dựng điện, nước, công xưởng kho tàng, bến cảng,
đường xá, lán trại và công trình tạm phục vụ thi công, chuẩn bị vật liệu xây
dựng v.v…
Chuẩn bị xây dựng những công trình liên quan trực tiếp.
Bước công việc tiếp theo của giai đoạn thực hiện đầu tư là tiến hành thi
công xây lắp công trình theo đúng thiết kế, dự toán và tổng tiến độ được
duyệt. Trong bước công việc này, các cơ quan, các bên đối tác có liên quan
đến việc xây lắp công trình phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Cụ
thể là:



8
Chủ đầu tư có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng.
Các nhà tư vấn có trách nhiệm giám định kỹ thuật và chất lượng công
trình theo đúng chức năng và hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Các nhà thầu phải thực hiện đúng tiến độ và chất lượng xây dựng công
trình như đã ghi trong hợp đồng.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với công tác thi công xây lắp là đưa công
trình vào khai thác, sử dụng đồng bộ, hoàn chỉnh, đúng thời hạn quy định theo
tổng tiến độ, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành xây lắp.
Để đảm bảo dự án được thực hiện như đã phê duyệt thì nhất thiết phải
xây dựng một hệ thống thực hiện dự án. Hệ thống này phải được thiết kế có
tính đến cả các vấn đề khó khăn và cách giải quyết các văn đề đó ngay khi
phát sinh.
Việc theo dõi và giám sát bắt đầu từ thời điểm được thiết kế đến khi kết
thúc dự án đưa vào sử dụng để đảm bảo dự án hoàn thành có hiệu quả.
Gồm 2 khâu:
Khâu hoạt động dự án
Một dự án bước vào giai đoạn hoạt động sau khi đầu tư có nghĩa là dự
án đã hoàn thành đồng bộ các cơ sở hạ tầng kể cả các dịch vụ (nếu có) và bắt
đầu đi vào hoạt động để tạo ra sản phẩm.
Đánh giá hiệu quả
Sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động phải tiến hành điều tra và
đánh giái hiệu quả của dự án về:
Quá trình vận hành dự án.
Những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đối với mục tiêu phát triển của dự án.
c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
Sau khi công trình được thi công xong theo đúng thiết kế đã được phê
duyệt, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, CĐT thực hiện



9
công tác bàn giao công trình cho cơ quan quản lý, sử dụng thực hiện khai
thác, vận hành công trình với hiệu quả cao nhất.
Giai đoạn này vận hành như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào các giai
đoạn trước, đặc biệt phải làm rõ tính khả thi của dự án về mặt kinh tế lẫn kỹ
thuật. Những thiếu sót ở khâu lập dự án xây dựng sẽ gây nhiều khó khăn
trong việc vận hành kết quả đầu tư và việc sai sót này rất tốn kém nhiều lúc
vượt khả năng của chủ đầu tư làm cho dự án hoạt động kém hiệu quả. Do đó
phải nghiên cứu kỹ ở khâu lập dự án xây dựng để dự án đưa vào vận hành
khai thác vốn và tài sản được tốt trong suốt thời kỳ hoạt động của dự án để
thu hồi vốn và thu hồi lợi nhuận.
Nội dung công việc của giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình vào
khai thác sử dụng bao gồm:
Nghiệm thu, bàn giao công trình, thực hiện việc kết thúc xây dựng, vận
hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình, bảo hành công trình, quyết
toán vốn đầu tư, phê duyệt quyết toán.
Công trình chỉ được bàn giao toàn bộ cho người sử dụng khi đã xây lắp
hoàn chỉnh theo thiết kế được duyệt và nghiệm thu đạt chất lượng.
Hồ sơ bàn giao phải đầy đủ theo quy định và phải được nộp lưu trữ
theo các quy định pháp luật về lưu trữ Nhà nước.
Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xây dựng chỉ được chấm dứt hoàn toàn
khi hết thời hạn bảo hành công trình.
Sau khi nhận bàn giao công trình, chủ đầu tư có trách nhiệm khai thác,
sử dụng đầy đủ năng lực công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản
lý nhằm phát huy đầy đủ các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật đã đề ra trong dự án.
Theo phân tích trên đây ta thấy các giai đoạn của quá trình đầu tư có
mối liên hệ hữu cơ với nhau, mỗi giai đoạn có tầm quan trọng riêng của nó
cho nên không đánh giá quá cao hoặc xem nhẹ một giai đoạn nào và kết quả



10
của giai đoạn này là tiền đề của giai đoạn sau. Trong quá trình quản lý đầu tư
xây dựng CĐT luôn đóng vai trò quan trọng và quyết định đến việc nâng cao
hiệu quả đầu tư và xây dựng.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của
con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết
định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì
vậy, chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố cơ
bản kể trên.
a) Yếu tố nguồn nhân lực
Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến công tác đầu tư xây dựng công
trình, quyết định tới chất lượng công trình xây dựng. Vì vậy cán bộ, công
nhân lao động trong xây dựng công trình cần phải được đào tạo kỹ trình độ
chuyên môn, tay nghề; có kỹ năng, kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm của từng
lao động trong doanh nghiệp. Trình độ của người lao động còn được đánh giá
thông qua sự hiểu biết, nắm vững về phương pháp, công nghệ, quy trình sản
xuất, các tính năng, tác dụng của máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, sự chấp
hành đúng quy trình, quy phạm, phương pháp công nghệ và các điều kiện
đảm bảo an toàn trong xây dựng công trình.
Ở bất kỳ hình thái kinh tế-xã hội nào, con người vẫn là trung tâm của
mọi sự phát triển, nhất là thời đại ngày nay, thời đại Công nghiệp hóa - Hiện
đại hóa. Để nâng cao chất lượng quản lý trong hoạt động xây dựng cũng như
nâng cao trình độ năng lực của lao động thì việc đầu tư phát triển và bồi
dưỡng cần phải được coi trọng. Phải có biện pháp tổ chức lao động khoa học,
đảm bảo và trang bị đầy đủ các điều kiện, môi trường làm việc an toàn, vệ
sinh cho người lao động. Bên cạnh đó, phải có các chính sách động viên,



11
khuyến khích nhằm phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm thông qua chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Mức thưởng
phạt phải phù hợp, tương ứng với phần giá trị mà người lao động làm lợi hay
gây thiệt hại cho công trình. Vì vậy để thực hiện tốt quá trình đầu tư xây dựng
công trình cần phải có nguồn nhân lực tốt, đáp ứng yêu cầu, đem lại hiệu quả
cao nhất.
b) Yếu tố nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố chính tham gia trực tiếp vào quá trình sản
xuất, cấu thành thực thể sản phẩm. Chất lượng công trình cao hay thấp phụ
thuộc trực tiếp vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và quá trình cung ứng
nguyên vật liệu đầu vào. Quá trình cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng
tốt, kịp thời, đầy đủ, đồng bộ sẽ bảo đảm cho quá trình xây dựng diễn ra liên
tục, nhịp nhàng; công trình hoàn thành đúng thời hạn với chất lượng cao.
Ngược lại, không thể có được những công trình có chất lượng cao từ nguyên
vật liệu sản xuất không bảo đảm, đồng bộ hơn nữa nó còn gây ra sự lãng phí,
thất thoát nguyên vật liệu.
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể bảo đảm được việc cung
ứng nguyên vật liệu cho quá trình xây dựng với chất lượng cao, kịp thời, đầy
đủ và đồng bộ ? Điều này chỉ có thể thực hiện được, nếu như các doanh
nghiệp cung ứng vật liệu xác lập thiết kế mô hình dự trữ hợp lý; hệ thống
cung ứng nguyên vật liệu thích hợp trên cơ sở nghiên cứu đánh giá nhu cầu về
thị trường (cả đầu vào và đầu ra), khả năng tổ chức cung ứng, khả năng quản
lý...
Việc quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử
dụng cho công trình xây dựng được quy định rõ tại điều 24 của Nghị định
46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình
xây dựng, theo đó:



12
*Trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây
dựng đã là hàng hóa trên thị trường:
-Tổ chức thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng và cung cấp cho bên
giao thầu (bên mua sản phẩm xây dựng) các chứng chỉ, chứng nhận, các
thông tin, tài liệu có liên quan tới sản phẩm xây dựng theo quy định của hợp
đồng xây dựng, quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và
quy định của pháp luật khác có liên quan;
- Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại của sản phẩm phù hợp với
yêu cầu của hợp đồng xây dựng trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
-Thông báo cho bên giao thầu các yêu cầu về vận chuyển, lưu giữ, bảo
quản sản phẩm xây dựng;
-Thực hiện sửa chữa, đổi sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng theo
cam kết bảo hành sản phẩm xây dựng và quy định của hợp đồng xây dựng.
*Trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện
và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế:
-Trình bên giao thầu (bên mua) quy trình sản xuất, kiểm soát chất
lượng trong quá trình sản xuất, chế tạo và quy trình thí nghiệm, thử nghiệm
theo yêu cầu của thiết kế;
-Tổ chức chế tạo, sản xuất và thí nghiệm, thử nghiệm theo quy trình đã
được bên giao thầu chấp thuận; tự kiểm soát chất lượng và phối hợp với bên
giao thầu trong việc kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất,
vận chuyển và lưu giữ tại công trình;
-Tổ chức kiểm tra và nghiệm thu trước khi bàn giao cho bên giao thầu;
-Vận chuyển, bàn giao cho bên giao thầu theo quy định của hợp đồng;
- Cung cấp cho bên giao thầu các chứng nhận, chứng chỉ, thông tin, tài
liệu liên quan theo quy định của hợp đồng xây dựng, quy định của pháp luật
về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và của pháp luật khác có liên quan.



13
* Trách nhiệm của bên giao thầu:
- Quy định số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản
phẩm, cấu kiện, thiết bị trong hợp đồng với nhà thầu cung ứng; nhà thầu sản
xuất, chế tạo phù hợp với yêu cầu của thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng cho
công trình;
- Kiểm tra số lượng, chủng loại, các yêu cầu kỹ thuật của vật liệu, sản
phẩm, cấu kiện, thiết bị theo quy định trong hợp đồng; yêu cầu các nhà thầu
cung ứng, sản xuất; chế tạo thực hiện trách nhiệm của mình trước khi nghiệm
thu, cho phép đưa vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị vào sử dụng cho công
trình;
- Thực hiện kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất theo
quy trình đã thống nhất với nhà thầu.
c) Yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị
Nếu yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản quyết định tính chất và chất
lượng công trình xây dựng thì nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ, thiết bị lại có
tầm quan trọng đặc biệt quyết định việc hình thành chất lượng công trình. Vì
vậy cần phải chú ý việc lựa chọn thiết bị, kỹ thuật và công nghệ phù hợp để
đưa vào sử dụng trong xây dựng công trình; những thiết bị cũ kỹ thì không
thể nào nâng cao được chất lượng công trình. Hay nói cách khác, nhóm yếu tố
kỹ thuật – công nghệ - thiết bị có mối quan hệ khá chặt chẽ, không chỉ góp
phần vào việc nâng cao chất lượng công trình mà còn tăng tiến độ xây dựng
công trình, rút ngắn thời gian, giá thành hạ.
d) Yếu tố về phương pháp tổ chức quản lý
Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng công trình
xây dựng nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh
tốc độ cải tiến, chất lượng công trình. Các chuyên gia quản lý chất lượng đồng
tình cho rằng trong thực tế 80% những vấn đề chất lượng là do quản trị gây



14
ra. Vì vậy, nói đến quản trị chất lượng ngày nay trước hết người ta cho rằng
đó là chất lượng của quản trị. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ
thuật-công nghệ-thiết bị, và người lao động dù có ở trình độ cao nhưng không
biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, ăn khớp giữa các
khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm
có chất lượng cao được. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và
cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản
lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ
chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng.
e) Yếu tố môi trường
Các công trình xây dựng thường được tiến hành ở ngoài trời, do đó nó
chịu ảnh hưởng khá nhiều của điều kiện khí hậu, thời tiết. Vì vậy ở mỗi vùng
có điều kiện tự nhiên khác nhau thì cho phép khai thác các kiến trúc khác
nhau để phù hợp với điều kiện thực tế.
Khí hậu, thời tiết, các hiện tượng tự nhiên như: gió, mưa, bão, sét... ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng các nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng, bến
bãi. Đồng thời, nó cũng ảnh hưởng tới tiến độ thi công, hiệu quả vận hành các
thiết bị, máy móc, đặc biệt đối với các thiết bị, máy móc hoạt động ngoài trời.
1.2. MỘT SỐ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH ĐÃ XẢY RA TRONG
THỜI GIAN QUA
1.2.1. Một số sự cố công trình
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra một số sự cố ngay trong
giai đoạn thi công xây dựng công trình, gây thiệt hại về người và tài sản. Điển
hình là các sự cố sập sàn kho bê tông cốt thép trong lúc đổ bê tông tại Nhà
máy Giấy LEE & MAN tỉnh Hậu Giang; sập đổ hoàn toàn hệ dầm sàn mái khi
đang đổ bê tông công trình Nhà thờ giáo họ Ngọc Lâm tỉnh Thái Nguyên; sập


15

đổ tháp Anten Trung tâm Kỹ thuật - Phát thanh truyền hình tỉnh Nam Định,
tháp Antenna phát sóng của VOV tại TP Đồng Hới tỉnh Quảng Bình…
Bên cạnh đó, một số công trình mới đưa vào sử dụng đã bộc lộ khiếm
khuyết về chất lượng gây bức xúc trong dư luận xã hội như tình trạng trồi sụt,
bong tróc mặt đường Đại lộ Đông Tây, mặt cầu Thăng Long, đường cao tốc
TP.HCM - Trung Lương...
Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thuỷ lợi thường vẫn
xảy ra những sự cố ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Nhưng
những sự cố thường gặp nhất, gây nên những tổn thất về người và của nhất,
huỷ hoại môi trường lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xẩy ra đối với hồ
chứa, trong đó kể cả mục đích hồ cho sử dụng tổng hợp hoặc chỉ để tưới hay
phát điện. Trong luận văn này, tác giả xin được nêu một số sự cố đối với công
trình Thủy lợi có tính chất điển hình:
a) Vỡ đập Suối Hành tại tỉnh Khánh Hòa
* Giới thiệu về công trình:
Hệ thống công trình đầu mối gồm có:
- 1 hồ chứa có dung tích: 7,9 triệu m3 nước;
- 1 đập đất có chiều cao Hmax = 24m; chiều dài đập L = 440 m;
- 1 cống lấy nước nằm dưới đập đất kích thước cống BxH = (1,0x1,25)m;
- 1 đập tràn xả mặt không có cửa rộng 30,0 m.
- Khảo sát: do 1 công ty tư nhân tên là Sơn Hà ở TP. Hồ Chí Minh khảo sát.
- Thiết kế: do xí nghiệp KSTK thuộc Sở Thuỷ lợi tỉnh Khánh Hoà thiết kế
- Thi công: do Công ty Xây dựng Thuỷ lợi 7, Bộ Thuỷ lợi
Đập được khởi công từ tháng 10/1984, hoàn công tháng 9/1986 và bị
vỡ vào 2h15 phút đêm 03/12/1986.
Thiệt hại do vỡ đập:
- Trên 100 ha cây lương thực bị phá hỏng.


16

- 20 ha đất trồng trọt bị cát sỏi vùi lấp.
- 20 ngôi nhà bị cuốn trôi.
- 4 người bị nước cuốn chết.
b) Vỡ đập Suối Trầu tại tỉnh Khánh Hòa
* Giới thiệu về công trình:
- 1 hồ chứa có dung tích: 9,3 triệu m3 nước;
- 1 đập đất có chiều cao Hmax = 19,6 m; chiều dài đập L = 240 m;
Hồ chứa nước Suối Trầu được xây dựng năm 1977. Từ khi xây dựng
xong đến năm 1983 công trình đã xảy ra sự cố 4 lần:
- Lần thứ 1: năm 1977 vỡ đập chính lần 1
- Lần thứ 2: năm 1978 vỡ đập chính lần 2
- Lần thứ 3: năm 1980 xuất hiện lỗ rò qua đập chính
- Lần thứ 4: năm 1983 sụt mái thượng lưu nhiều chỗ, xuất hiện 7 lỗ rò ở
đuôi cống.
- Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty KSTK Thuỷ lợi tỉnh Khánh Hoà.
- Đơn vị thi công: Công ty công trình 4-5, Bộ Giao thông Vận tải.
c) Sự cố sạt, trượt tuyến ngầm tràn thuộc hệ thống thủy lợi xã
Tráng Việt huyện Mê Linh – Hà Nội
*Giới thiệu về công trình: Công trình ngầm tràn Tráng Việt thuộc dự
án hệ thống tưới thủy lợi vùng bãi xã Tráng Việt, huyện Mê Linh. Công trình
ngầm được đắp bằng đất cấp 3, đầm chặt K=0.95, chiều rộng mặt tràn 4,0m
được gia cố bằng bê tông M200, dày 25cm, mái thượng, hạ lưu m = 2,0 gia cố
bằng bê tông M150 đổ tại chỗ, dày 10cm, hai tấm dưới chân đập thượng lưu
để lỗ thoát nước kiểu nanh sấu, vải địa kỹ thuật đặt ở mái hạ lưu, mái thượng
lưu không có, cống thoát nước hai cửa (1,5x1,5)m kết cấu BTCT M200.
*Mô tả sự cố: Sự cố xảy ra từ chiều ngày 05/7/2009 khi mực nước sông Hồng
lên cao, nước lũ tràn qua mặt công trình ngầm tràn đã gây sự cố công trình như sau:


17

Mái hạ lưu bị hư hỏng nặng, nhiều đoạn bị sạt sâu, đất bị xói trôi, các
tấm bê tông mái hạ lưu bị sạt trượt nhiều đoạn phía hạ lưu đã bị xói vào trong
thân công trình trên 1m tạo hàm ếch. Những đoạn còn lại các khe khớp nối
biến dạng mở rộng dần.
1.2.2. Phân tích nguyên nhân sự cố
a) Đập Suối Hành tỉnh Khánh Hòa
Nguyên nhân của sự cố:
* Về khảo sát: Khi thí nghiệm vật liệu đất đã bỏ sót không thí nghiệm 3
chỉ tiêu rất quan trọng là độ tan rã, độ lún ướt và độ trương nở, do đó đã
không nhận diện được tính hoàng thổ rất nguy hiểm của các bãi từ đó đánh
giá sai lầm chất lượng đất đắp đập. Vật liệu đất có tính chất phức tạp, không
đồng đều, khác biệt rất nhiều, ngay trong một bãi vật liệu các tính chất cơ lý
lực học cũng đã khác nhau nhưng không được mô tả và thể hiện đầy đủ trên
các tài liệu.
* Về thiết kế: Thiết kế chọn chỉ tiêu trung bình của nhiều loại đất để sử
dụng chỉ tiêu đó thiết kế cho toàn bộ thân đập là một sai lầm rất lớn. Tưởng
rằng đất đồng chất nhưng thực tế là không. Thiết kế dung trọng khô bằng
1,7T/m3 với độ chặt là K = 0,97 nhưng thực tế nhiều nơi khác có loại đất khác
có dung trọng khô bằng 1,7T/m3 nhưng độ chặt chỉ mới đạt K = 0,9.
Do việc đất trong thân đập không đồng nhất, độ chặt không đều cho
nên sinh ra việc lún không đều, những chỗ bị xốp đất bị tan rã khi gặp nước
gây nên sự lún sụt trong thân đập, dòng thấm nhanh chóng gây nên luồng
nước xói xuyên qua đập làm vỡ đập.
Việc lựa chọn sai lầm dung trọng khô thiết kế của đất đắp đập là một
trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự cố vỡ đập. Kỹ sư thiết kế không
nắm bắt được các đặc tính cơ bản của đập đất, không kiểm tra để phát hiện


18
các sai sót trong khảo sát và thí nghiệm nên đã chấp nhận một cách dễ dàng

các số liệu do các cán bộ địa chất cung cấp.
Không có biện pháp xử lý độ ẩm thích hợp cho đất đắp đập vì có nhiều
loại đất khác nhau có độ ẩm khác nhau, bản thân độ ẩm lại thay đổi theo thời
tiết nên nếu người thiết kế không đưa ra giải pháp xử lý độ ẩm thích hợp sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả đầm nén và dung trọng của đất. Điều này dẫn
đến kết quả trong thân đập tồn tại nhiều dung trọng khô khác nhau.
Lựa chọn kết cấu đập không hợp lý. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau
thì việc xem đập đất là đồng chất là một sai lầm lớn, lẽ ra phải phân mặt cắt
đập ra nhiều khối có các chỉ tiêu cơ lý lực học khác nhau để tính toán an toàn
ổn định cho toàn mặt cắt đập. Khi đã có nhiều loại đất khác nhau mà tính toán
như đập đồng chất cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự cố đập.
Không xử lý xói ngầm chân khay đập.
Không thiết kế xử lý bậc thụt đột ngột ở bờ trái và không đề ra biện
pháp xử lý nền đập.
* Về thi công:
Trong thi công cũng có rất nhiều sai sót như bóc lớp đất thảo mộc không
hết, chiều dày rải lớp đất đầm quá dày trong khi thiết bị đầm nén lúc bấy giờ
chưa được trang bị đến mức cần thiết và đạt yêu cầu, biện pháp xử lý độ ẩm
không đảm bảo yêu cầu chất lượng, xử lý nối tiếp giữa đập đất và các mặt bê
tông cũng như những vách đá của vai đập không kỹ cho nên thân đập là tổ hợp
của các loại đất có các chỉ tiêu cơ lý lực học không đồng đều, dưới tác dụng của
áp lực nước sinh ra biến dạng không đều trong thân đập, phát sinh ra những kẽ
nứt dần dần chuyển thành những dòng xói phá hoại toàn bộ thân đập.
* Về công tác quản lý chất lượng:


19
Thiết kế kỹ thuật không tiến hành thẩm tra, Ban quản lý xây dựng công
trình không đủ cán bộ có chuyên môn và năng lực, kinh nghiệm để làm tốt
chức năng và nhiệm vụ của mình.

b) Đập Suối Trầu tỉnh Khánh Hòa
Nguyên nhân của sự cố:
Về thiết kế: xác định sai dung trọng thiết kế. Trong khi dung trọng khô
đất cần đạt bằng 1,84T/m3 thì chọn dung trọng khô thiết kế bằng 1,5T/m3 cho
nên không cần đầm, chỉ cần đổ đất cho xe tải đi qua đã có thể đạt dung trọng yêu
cầu, kết quả là đập hoàn toàn bị tơi xốp không đảm bảo điều kiện chống thấm.
Về thi công: đào hố móng cống quá hẹp không còn chỗ để người đầm
đứng đầm đất ở mang cống. Đất đắp không được chọn lọc, nhiều nơi chỉ đạt
dung trọng khô bằng 1,4T/m3, đổ đất các lớp quá dày, phía dưới mỗi lớp
không được đầm chặt.
Về quản lý chất lượng:
- Không thẩm định thiết kế.
- Giám sát thi công không chặt chẽ, nhất là những chỗ quan trọng như mang
cống, các phần tiếp giáp giữa đất và bê tông, không kiểm tra dung trọng đầy đủ.
- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm dung trọng ít hơn quy định của tiêu
chuẩn, thường chỉ đạt 10%. Không đánh dấu vị trí lấy mẫu.
Như vậy, sự cố vỡ đập Suối Trầu đều do lỗi của thiết kế, thi công và
quản lý.
Qua một số sự cố điển hình trên đây có thể rút ra một số nguyên nhân
chủ yếu sau đây:
a. Công tác khảo sát địa chất không tốt, không đánh giá hết tính phức
tạp của đất đắp đập đặc biệt là đất duyên hải miền Trung. Nhiều đơn vị khảo
sát tính chuyên nghiệp kém, thiếu các cán bộ có kinh nghiệm dẫn đến nhiều
sai sót trong đánh giá bản chất của đất.


20
b. Công tác thiết kế chưa hiểu được tầm quan trọng của việc xác định dung
trọng đắp đập dẫn đến xác định sai các chỉ số này. Xác định kết cấu đập không
đúng, nhiều lúc rập khuôn máy móc, không phù hợp với tính chất của các loại đất

trong thân đập dẫn đến đập làm việc không đúng với sức chịu của từng khối đất.
c. Công tác thi công: chưa tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhiều
đơn vị thi công không chuyên nghiệp, không hiểu rõ được tầm quan trọng của
từng chỉ số được quy định trong thiết kế nên dẫn đến những sai sót rất nghiêm
trọng nhưng lại không hề biết.
d. Công tác quản lý: các ban quản lý dự án thiếu các cán bộ chuyên
môn có kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp của ban quản lý không cao, khi lựa
chọn các nhà thầu chỉ thường nghiêng về giá bỏ thầu nên không chọn được
các nhà thầu có đủ và đúng năng lực.
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH
1.3.1. Quản lý chất lượng thiết kế công trình
Công tác thiết kế xây dựng công trình là việc đưa ra các phương án
công trình về kết cấu, tuyến công trình, kiến trúc, kỹ thuật, dự toán chi phí
xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế và lựa chọn được phương án thiết kế
tối ưu nhất nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho công trình.
Trong xây dựng thường bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và
thiết kế bản vẽ thi công. Sản phẩm tư vấn thiết kế là hệ thống các bản vẽ,
thuyết minh tính toán cho một công trình hoặc một hạng mục công trình được
thiết kế dựa trên cơ sở phù hợp với yêu cầu theo từng giai đoạn quản lý đầu tư
xây dựng nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng đặt mua sản phẩm thiết kế.
* Theo Luật xây dựng Việt Nam năm 2014, các nội dung chủ yếu của
thiết kế xây dựng công trình bao gồm:
- Phương án kiến trúc.


×