Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Phát triển du lịch gắn với xóa đói giảm nghèo ở Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.31 MB, 209 trang )

Header Page 1 of 258.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CHÂU QUỐC TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

CHÂU QUỐC TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO VỊNH BÁI TỬ LONG,
TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số:
62.31.01.05
Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Hiền
2. TS. Võ Quế

HÀ NỘI, 2016

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận án

Châu Quốc Tuấn

Footer Page 3 of 258.

i



Header Page 4 of 258.

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Minh
Hiền và TS. Võ Quế là những người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành và hoàn chỉnh luận án tiến sỹ kinh tế này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam,
Ban Quản lý đào tạo, các thầy/cô giáo của khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Bộ
môn Phát triển Nông thôn đã tạo điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp ý kiến
cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo các phòng, ban của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
tỉnh Quảng Ninh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, Huyện ủy,
HĐND, UBND huyện Vân Đồn, Phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch, Phòng Kinh tế
và Hạ tầng huyện Vân Đồn cùng các phòng chức năng, các xã thị trấn trên địa bàn
huyện Vân Đồn, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long và các cơ sở kinh doanh
dịch vụ du lịch, đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thông tin và hỗ trợ
thu thập số liệu để tôi hoàn thành luận án này.
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng luôn nhận được sự
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện của các đồng nghiệp, lãnh đạo trong cơ quan
Huyện ủy Vân Đồn nơi tôi công tác. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, đặc
biệt bố mẹ, vợ và các con tôi đã kịp thời động viên, chia sẻ, tạo điều kiện tốt nhất
giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án của mình.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


Tác giả luận án

Châu Quốc Tuấn

Footer Page 4 of 258.

ii


Header Page 5 of 258.

MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................. ii
Mục lục ................................................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .................................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ .................................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ................................................................................................................. ix
Danh mục hộp ........................................................................................................................ x
Trích yếu luận án .................................................................................................................. xi
Thesis abstract..................................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu .................................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1

1.2.


Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 3
1.2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 4
1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển đảo ................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển du lịch biển đảo .............................................................. 5

2.1.1. Một số khái niệm ....................................................................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm và vai trò của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội .......... 10
2.1.3. Phân loại tài nguyên, sản phẩm, loại hình du lịch biển đảo ..................................... 15
2.1.4. Nội dung phát triển du lịch biển đảo........................................................................ 21
2.1.5. Kết quả của phát triển du lịch biển đảo ................................................................... 28
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo............................................. 30
2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch biển đảo ......................................................... 39


2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước về phát triển du lịch biển đảo ................................. 39

Footer Page 5 of 258.

iii


Header Page 6 of 258.

2.2.2. Kinh nghiệm của các địa phương trong nước .......................................................... 42
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về thực tiễn phát triển du lịch biển đảo ................................. 45
2.3.

Tổng quan một số nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. 46

Tóm tắt phần 2 ..................................................................................................................... 49
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 50
3.1.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Vịnh Bái Tử Long ........................... 50

3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................... 50
3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội .................................................................................... 51
3.2.

Phương pháp tiếp cận và khung phân tích ............................................................... 52

3.2.1. Phương pháp tiếp cận ............................................................................................... 52
3.2.2. Khung phân tích ....................................................................................................... 54
3.3.


Chọn điểm nghiên cứu ............................................................................................. 55

3.4.

Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................... 56

3.4.1. Thông tin số liệu thứ cấp ......................................................................................... 56
3.4.2. Thông tin, số liệu sơ cấp .......................................................................................... 57
3.5.

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích ................................................................... 58

3.5.1. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 58
3.5.2. Phương pháp phân tích ............................................................................................ 58
3.6.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................................... 68

Tóm tắt phần 3 ..................................................................................................................... 70
Phần 4. Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo
Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh ................................................................... 71
4.1.

Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ...................................... 71

4.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ..................................... 71
4.1.2. Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ................... 80
4.1.3. Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch biển đảo ..................................... 87
4.1.4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch ............................................................................ 91

4.1.5. Tổ chức không gian du lịch biển đảo ....................................................................... 93
4.1.6. Xúc tiến quảng bá và xây dựng hình ảnh, thương hiệu du lịch ............................... 95
4.1.7. Đầu tư và liên kết phát triển du lịch ......................................................................... 97
4.1.8. Ứng phó với biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch biến đảo .............................. 99
4.1.9. Kết quả và đóng góp của của du lịch biển đảo đối với phát triển kinh tế - xã hội ........ 99
4.2.

Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long .................. 106

4.2.1. Quản lý nhà nước và cơ chế, chính sách đối với phát triển du lịch ....................... 106

Footer Page 6 of 258.

iv


Header Page 7 of 258.

4.2.2. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch biển đảo
Vịnh Bái Tử Long .................................................................................................. 110
4.2.3. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................................... 111
4.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ............................................................. 114
4.2.5. Tính thời vụ du lịch biển đảo ................................................................................. 114
4.2.6. Hệ thống dịch vụ du lịch phụ trợ du lịch biển đảo................................................. 116
4.6.7. Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch ............................. 117
4.2.8. Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo an ninh - quốc phòng biên giới biển đảo ...... 117
4.2.9. Nhận thức xã hội về du lịch và tham gia của cộng đồng địa phương vào cung
ứng một số dịch vụ du lịch biển đảo ...................................................................... 118
4.2.10. Tác động của biến đổi khí hậu ............................................................................... 121
Tóm tắt phần 4 ................................................................................................................... 122

Phần 5. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ........ 124
5.1.

Quan điểm ............................................................................................................. 124

5.2.

Định hướng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ............................... 124

5.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng ................................................................................. 124
5.2.2. Các định hướng phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ............................ 126
5.3.

Giải pháp phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long ...................................... 135

5.3.1. Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo ..................................................................... 135
5.3.2. Xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường ................................................................ 136
5.3.3. Phát triển nguồn nhân lực ...................................................................................... 137
5.3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng .......................................................................................... 138
5.3.5. Tăng cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch
biển đảo .................................................................................................................. 140
5.3.6. Hạn chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo ............................................................. 142
5.3.7. Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai trò của cộng đồng đối với phát
triển du lịch biển đảo ............................................................................................. 143
5.3.8. Tăng cường liên lết kết phát triển du lịch .............................................................. 143
Tóm tắt phần 5 ................................................................................................................... 147
Phần 6. Kết luận và kiến nghị ......................................................................................... 148
6.1.

Kết luận .................................................................................................................. 148


6.2.

Kiến nghị................................................................................................................ 149

Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án ........................................ 151
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 152
Phụ lục ............................................................................................................................... 158

Footer Page 7 of 258.

v


Header Page 8 of 258.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Footer Page 8 of 258.

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTL

Bái Tử Long

CSHT


Cơ sở hạ tầng

CSVC

Cơ sở vật chất

DL

Du lịch

DLBĐ

Du lịch biển đảo

DLST

Du lịch sinh thái

GO

Giá trị sản xuất

HĐND

Hội đồng nhân dân



Lao động


NN-LN-TS

Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản

SL

Số lượng

TT

Tăng trưởng

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

UBND

Ủy ban nhân dân

VA

Giá trị tăng thêm

VQGBTL

Vườn Quốc gia Bái Tử Long

vi



Header Page 9 of 258.

DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1.

Cụm du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long .............................................................. 55

3.2.

Tổng hợp cỡ mẫu đã được điều tra đưa vào quá trình nghiên cứu ........................ 58

3.3.

Mức độ đánh giá khí hậu phục vụ loại hình nghỉ dưỡng biển ............................... 63

3.4.

Chỉ tiêu và bậc đánh giá yếu tố hải văn của bãi biển............................................. 65

4.1.

Bảng thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn vật thể ............................... 76


4.2.

Bảng thống kê phân loại tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể ......................... 77

4.3.

Kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch cho 5
loại hình du lịch. .................................................................................................... 78

4.4.

Đặc điểm, thông tin thị trường khách nội địa ........................................................ 81

4.5.

Đặc điểm, thông tin thị trường khách quốc tế ....................................................... 83

4.6.

Hiện trạng về cơ sở lưu trú trên địa bàn Vịnh giai đoạn 2005 - 2015 ................... 87

4.7.

Số lượng phương tiện vận chuyển khách trên địa bàn Vịnh.................................. 88

4.8.

Thống kê và phân loại số nhà hàng theo sức chứa ................................................ 89

4.9.


Kết quả đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ...... 90

4.10.

Kết quả đánh giá của khách du lịch về giá dịch vụ du lịch ................................... 91

4.11.

Thống kê và phân loại lao động trực tiếp du lịch Vịnh Bái Tử Long.................... 92

4.12.

Đánh giá của du khách về tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực du lịch .......... 92

4.13.

Số lượng khách du lịch đến Vịnh Bái Tử Long giai đoạn 2005 - 2015............... 100

4.14.

Hiện trạng về số ngày khách lưu trú của Vịnh Bái Tử Long ............................... 101

4.15.

Cơ cấu và chi tiêu của khách du lịch lưu trú tại Vịnh Bái Tử Long .................... 102

4.16.

Hiệu quả hoạt động của du lịch biển đảo năm 2014 ............................................ 103


4.17.

Hiệu quả hoạt động của du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long năm 2014 ............. 104

4.18.

Tỷ trọng của du lịch Vịnh Bái Tử Long trong cơ cấu kinh tế ............................. 105

4.19.

Tác động của du lịch đến thu nhập và đời sống của cộng đồng .......................... 106

4.20.

Đánh giá của doanh nghiệp về độ hấp dẫn của các chính sách ........................... 110

4.21.

Kết quả đánh giá của khách về chất lượng cơ sở hạ tầng .................................... 114

4.22.

Kết quả đánh giá hài lòng của khách về dịch vụ phụ trợ .................................... 116

4.23.

Tần suất và độ hài lòng của khách du lịch đối với sự tham gia của cộng đồng
địa phương về các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch biển đảo........................ 120


5.1.

Đánh giá SWOT về phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long .................... 125

5.2.

Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về du lịch biển, đảo Vịnh Bái Tử Long đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 ............................................................................. 126

5.3.

Footer Page 9 of 258.

Đề xuất kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn ................................................... 138

vii


Header Page 10 of 258.

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên sơ đồ

STT

Trang

2.1.

Phân loại tài nguyên du lịch biển đảo .................................................................... 16


2.2.

Các loại hình du lịch khu vực biển đảo ................................................................. 20

2.3.

Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch biển đảo ............................................ 30

3.1.

Khung phân tích phát triển du lịch biển đảo .......................................................... 54

Footer Page 10 of 258.

viii


Header Page 11 of 258.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Tên biểu đồ

STT

Trang

3.1.

Tỷ trọng kinh tế các ngành giai đoạn 2005 - 2015 ................................................ 52


4.1.

Hệ sinh thái động vật trên cạn ............................................................................... 74

4.2.

Hệ sinh thái động vật dưới biển ............................................................................. 74

4.3.

Mục đích chuyến đi của khách nội địa đến Vịnh Bái Tử Long ............................. 82

4.4.

Cơ cấu thị trường khách du lịch quốc tế ................................................................ 84

4.5.

Kết quả đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch ...................................... 86

4.6.

Cơ cấu thông tin về du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long....................................... 96

4.7.

Tổng nguồn vốn đầu tư theo lũy kế hàng năm về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch............................................................................................... 98


4.8.

Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn năm 2005 ........................................................... 105

4.9.

Cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn năm 2015 .......................................................... 105

4.10.

Lượng khách du lịch trung bình đến Vịnh theo các tháng trong năm ................. 115

Footer Page 11 of 258.

ix


Header Page 12 of 258.

DANH MỤC HỘP
Tên hộp

STT

Trang

4.1.

Ý kiến đánh giá về công tác quảng bá xúc tiến du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long........ 97


4.2.

Ý kiến đánh giá của chuyên gia về thời vụ du lịch .............................................. 115

4.3.

Kết quả phỏng vấn khách du lịch nhận thức xã hội và chất lượng các sản
phẩm du lịch của cư dân địa phương ................................................................... 119

Footer Page 12 of 258.

x


Header Page 13 of 258.

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả:
Châu Quốc Tuấn
Tên Luận án:
Phát triển du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển
Mã số: 62.31.01.05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch biển
đảo (DLBĐ); phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh Bái
Tử Long (BTL), tỉnh Quảng Ninh từ đó đề xuất các giải pháp phát triển DLBĐ tại Vịnh.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận:

Trong quá trình nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp tiếp cận là: tiếp cận
tài nguyên du lịch; tiếp cận theo khu vực du lịch; tiếp cận có sự tham gia; tiếp cận theo
thể chế chính sách và tiếp cận dưới góc độ cung, cầu du lịch để thấy được thực trạng quá
trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL từ đó làm cơ sở để đưa ra các giải pháp có tính khả thi,
phù hợp.
- Phương pháp phân tích:
Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch: sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi
sinh thái nhằm xác định các mức độ thích hợp (thuận lợi) của tài nguyên cho phát triển
các loại hình DLBĐ.
Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để phân tích mô tả, so sánh những đặc
tính, xu hướng của phát triển DLBĐ qua các thời kỳ.
Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp thu thập ý kiến, trao đổi tham vấn và xử
lý những đánh giá, nhận định, dự báo của các chuyên gia có chuyên môn, kinh nghiệm
lãnh đạo, quản lý về các vấn đề có liên quan tới DLBĐ, đây là những thông tin cần thiết
không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, Luận án còn sử dụng phương pháp
SWOT trong quá trình tổng kết phân tích thực trạng phát triển DLBĐ Vịnh BTL làm cơ sở
đề xuất các giải pháp.
Kết quả chính và kết luận
1) Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai
thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch.
Phát triển du lịch biển đảo là việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên biển đảo, cơ sở
vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch; từ đó tạo ra thu nhập, làm gia tăng sự đóng góp về kinh tế - xã hội cho
quốc gia, địa phương, trên cơ sở gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển và
đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Footer Page 13 of 258.

xi



Header Page 14 of 258.

Nội dung phát triển DLBĐ gồm 07 nội dung: (i) Phát triển thị trường, sản phẩm du
lịch biển đảo; (ii) Phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, dịch vụ du lịch biển đảo; (iii) Phát
triển nguồn nhân lực du lịch biển đảo; (iv) Phát triển không gian du lịch; (v) Tăng cường
xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch; (vi) Đầu tư và liên kết phát triển du lịch;
(vii) Tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu.
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ gồm 10 yếu tố cơ bản: (i) Quản lý nhà
nước và cơ chế chính sách phát triển DLBĐ; (ii) Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển
đảo; (iii) Cơ sở hạ tầng; (iv) Phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (v) Tính thời vụ
của du lịch biển đảo; (vi) Hệ thống dịch vụ phụ trợ cho du lịch biển đảo; (vii) Năng lực các
doanh nghiệp và môi trường kinh doanh du lịch; (viii) Môi trường tự nhiên và sự đảm bảo
về an ninh- quốc phòng; (ix) Nhận thức xã hội về phát du lịch biển đảo và tham gia của
cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch; (x) Tác động của biến đổi khí hậu.
2) Tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL khá đặc sắc, phong phú, hấp dẫn, có mức độ thuận
lợi cao đối với các loại hình du lịch sinh thái, thăm quan, nghỉ dưỡng, tắm biển,… là lợi
thế so sánh đặc biệt để phát triển du lịch biển đảo. Phát huy lợi thế đó, DLBĐ Vịnh BTL
thời gian qua đạt được một số kết quả quan trọng: tăng trưởng bình quân về khách du lịch
đạt trên 13,5%/năm; năm 2015, đóng góp 11,1% vào cơ cấu kinh tế của Khu kinh tế Vân
Đồn và 0,29% vào cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đáng kể cải thiện thu
nhập, đời sống tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên trong quá trình phát triển
DLBĐ Vịnh BTL còn bộc lộ nhiều hạn chế như: sự phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng thế mạnh tài nguyên biển đảo mà thiên nhiên ban tăng; thời vụ khai thác du lịch ngắn;
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chưa đồng bộ, sản phẩm du lịch đơn điệu, nghèo
nàn, nguồn nhân lực du lịch thiếu tính chuyên nghiệp….thêm vào đó là thách thức của sự
biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và những bất ổn về tình hình chính trị xuất hiện ở
biển Đông mới đây đã có những tác động rõ rệt đến an ninh quốc gia và ảnh hưởng không
nhỏ tới DLBĐ Vịnh BTL.

3) Để phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới, Luận án đề xuất các định
hướng về phát triển thị trường, sản phẩm và tổ chức không gian DLBĐ Vịnh BTL với 8
tuyến du lịch nội vùng, 9 tuyến ngoại vùng. Đồng thời đề xuất 10 nhóm giải pháp phù hợp
có tính khả thi để phát triển DLBĐ Vịnh BTL theo hướng bền vững và đạt được các mục
tiêu định hướng đề ra: (i) Phát triển sản phẩm du lịch biển đảo; (ii) Xúc tiến quảng bá, phát
triển thị trường; (iii) Phát triển nguồn nhân lực; (iv) Phát triển cơ sở hạ tầng; (v) Tăng
cường quản lý nhà nước và hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch biển đảo; (vi) Hạn
chế tính vụ mùa của du lịch biển đảo; (vii) Nâng cao nhận thức xã hội và tăng cường vai
trò của cộng đồng đối với phát triển du lịch biển đảo; (viii) Tăng cường liên lết phát triển
du lịch; (ix) Các giải pháp về môi trường và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch; (x) Tăng
cường công tác đảm bảo quốc phòng - anh ninh trong phát triển du lịch.

Footer Page 14 of 258.

xii


Header Page 15 of 258.

THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Chau Quoc Tuan
Thesis title:
Sea and island tourism development in Bai Tu Long Bay, Quang
Ninh Province
Major:
Development Economics
Code: 62.31.01.05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
Analysis of impacts on BTL Bay - Quang Ninh province’s sea and island tourism

development based on the theories and realities of sea and island tourism development, from
which many solutions to BTL Bay’s sea and island tourism development could be drawn.
Research methods
- Approaches:
The approaches used during the Thesis research are: Approaches to tourism
resources, tourism area, participation, policies and tourism supply and demand to have a
deep look into the BTL Bay’s sea and island tourism development status to make the basis
for feasible and appropriate solutions.
- Analysis:
Tourism resources evaluation methods: The assessment of ecological adaptation is used
to identify the adaption (favorable) level of the resource for the sea and island tourism
development.
Descriptive statistics: Used to analyze the descriptions and compare the
characteristics and trends of sea and island tourism development from time to time.
Delphi method: A method to collect the ideas, consult and deal with the evaluation,
judgment and prediction from experienced experts in administration and management of
issues related to sea and island tourism which are really necessary in the research. Besides,
the Dissertation use SWOT in the conclusion of the analysis of BTL Bay’s sea and island
tourism development status to make the basis to propose the solutions.
Main results and conclusion
1) Sea and island tourism includes tourism activities within the sea and islands
using the exploitation of the natural resource potentials and sea and island environment to
satisfy the demands on sightseeing, entertainment, accommodation, travel and other
demands of the tourists.
Sea and island tourism development is the reasonable use of sea and island
resources, tourism facilities, human resources and other sources to satisfy the demand of
the tourists which will create the income and contribute to the socio-economic
development of the nation, the locality on the basis of protecting the natural resources, the
sea ecological environment and ensuring the nation’s security and defense.


Footer Page 15 of 258.

xiii


Header Page 16 of 258.

The sea and island tourism development includes 07 items as follows: (i) sea and
island tourism product and market development; (ii) sea and island tourism technical facility
and service development; (iii) sea and island tourism human resource development; (iv)
Tourism space development; (v) Tourism branding and promotion; (vi) Tourism investment
and connection for development; (vii) Enhancement of the response to climate change.
The impacts on the sea and island tourism development includes 10 items as
follows: (i) State governing and sea and island tourism development policies; (ii) Sea and
island tourism programming; (iii) Tourism facilities; (iv) Local socio-economic
development; (v) The seasonal characteristic of sea and island tourism; (vi) Auxiliary
services for sea and island tourism; (vii) Capacity of the tourism enterprises and business
environment; (viii) Natural environment and the guarantee of nation’s security and
defense; (ix) Social awareness about sea and island tourism development and involvement
of local communities in tourist activities; (x) The impact of climate change.
2) BTL Bay’s sea and island tourism resources are special, diverse and attractive,
which is a comparative advantage for the sea and island tourism development of BTL Bay.
The sea and island tourism development has obtained some important results as follows: The
annual growth in tourist number is over 13.5% in 2015, accounting for 11.1% of Van Don
Economic Zone’s economic structure and 0.29% of Quang Ninh province’s economic
structure, enhancing the income, spiritual life and social welfare significantly. However,
BTL Bay’s sea and island tourism still has many shortcomings such as the sea and island
tourism development is inadequate with the available natural resources of the sea and
islands; tourism products are still monotonous without auxiliary entertaining services; the
operational scale of the service suppliers’ facilities is small, the international tourist

attraction and development is weak, the tourism human resources are not well-qualified; the
tourist market developing activities are incoherent and the promotion activities are not
interesting enough.
3) To develop sea and island tourism of BTL Bay in the near future, the thesis
proposes suggestions on market, product development and spatial organization of sea and
island tourism development in BTL Bay with 8 local tourism routes, 9 extensive routes.
Also recommended 10 suitable and feasible groups of solution to develop sea and island
tourism in BTL Bay sustainably and achieve the established goals as well as orientations:
(i) develop sea and island tourism product; (ii) promote and develop market; (iii) develop
human resource; (iv) develop infrastructure; (v) strengthen state management and complete
policies to develop sea and island tourism; (vi) Surmount the seasonality of sea and island
tourism; (vii) raise social awareness and strengthen the role of community in the
development sea and island tourism; (viii) strengthen cooperation for tourism
development; (ix) come up with solutions on environment and preserve the value of
tourism resources; (x) fortify the defense - security guarantee in tourism development.

Footer Page 16 of 258.

xiv


Header Page 17 of 258.

PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định “Vùng biển và ven biển là địa

bàn chiến lược về kinh tế và an ninh quốc phòng, có nhiều lợi thế để phát triển và là

cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài.
Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển và ven biển, kết hợp với an
ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm
chủ vùng biển của Tổ quốc” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1996).
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, đã ban hành
Nghị quyết về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” cũng nhấn mạnh “Phấn
đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển,
bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”. Chính vì
thế, việc phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển, đảo nói riêng có vị trí
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc
phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2007).
Vì vậy, Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg (2011) đã
xác định hướng ưu tiên phát triển loại hình du lịch gắn với biển, hải đảo; nhấn mạnh
yếu tố văn hóa và sinh thái đặc sắc trong sản phẩm du lịch; tập trung phát triển các
khu du lịch biển có tầm cỡ, chất lượng cao, tạo thương hiệu và có sức cạnh tranh
trong khu vực và thế giới. Đồng thời, theo đó mục tiêu đặt ra đến năm 2020 DLBĐ
của cả nước phải được hình thành ít nhất 06 điểm đến mang tầm cỡ quốc tế, có sức
cạnh tranh cao trong khu vực, trong đó có Vịnh Bái Tử Long (BTL), tỉnh Quảng
Ninh (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2013).
Vịnh BTL là một Vịnh thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm liền kề Vịnh Hạ Long, ôm
trọn huyện đảo Vân Đồn với tổng diện tích trên 2.170 km², bao gồm 600 hòn đảo
lớn, nhỏ tập trung hầu hết ở huyện đảo Vân Đồn với Vườn quốc gia Bái Tử Long, là
nơi bảo tồn hệ sinh thái rừng, biển rất giá trị. Tiềm năng tài nguyên DLBĐ Vịnh
BTL rất đa, dạng phong phú, đặc sắc và nổi trội, là nơi có phong cảnh thiên nhiên
thơ mộng, hữu tình với những hòn đảo đất, đảo đá đẹp (hòn Đũa, hòn Thiên
Nga), nhiều bãi biển đẹp hoang sơ (Quan Lạn, Ngọc Vừng…), cùng nhiều di tích

Footer Page 17 of 258.


1


Header Page 18 of 258.

lịch sử văn hóa tâm linh (đền Quan Lạn, chùa Cái Bầu), di chỉ khảo cổ (Ngọc
Vừng, Soi Nhụ, Hà Giắt), Thương cảng cổ Vân Đồn đầu tiên của cả nước (Thế
Đạt, 2005) đã tạo nên một vùng trời biển hoang sơ mà đặc sắc. Với vị trí địa kinh tế
thuận lợi nằm trên hai hành lang kinh tế: Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai Hà Nội - Quảng Ninh; Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải
Phòng và vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ. Nhận thấy được các giá trị
“ngoại hạng” này của Vịnh BTL, Thủ tướng Chính phủ (2009) đã phê duyệt Quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với
mục tiêu phát triển Vịnh BTL trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất
lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Với những điều kiện đó, DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005-2015 đã có bước
phát triển quan trọng, đạt được một số thành tựu đáng kể; lượng khách du lịch
đến Vịnh tăng bình quân mỗi năm 13,5%. Giá trị tăng thêm của DLBĐ đạt tốc độ
tăng trưởng cao trên 29%/năm; hàng năm đóng góp 11,1% vào cơ cấu kinh tế của
Khu Kinh tế Vân Đồn và 0,29% vào GDP tỉnh Quảng Ninh (UBND huyện Vân
Đồn, 2014a), góp phần đáng kể vào giải quyết việc làm, tăng tu nhập, cải thiện
đời sống cho cư dân địa phương.
Tuy nhiên, DLBĐ Vịnh BTL trong quá trình phát triển còn bộc lộ nhiều hạn
chế, thách thức: DLBĐ của Vịnh chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh mà thiên
nhiên ban tặng; thời vụ khai thác du lịch ngắn; hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du
lịch chưa đồng bộ, đóng góp của DLBĐ vào kinh tế địa phương chưa cao,… Thêm
vào đó là thách thức của sự biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng và những bất ổn
về tình hình chính trị xuất hiện ở biển Đông mới đây đã có những tác động rõ rệt đến
an ninh quốc gia và ảnh hưởng không nhỏ tới DLBĐ. Do vậy, việc thực hiện mục
tiêu, định hướng phát triển đưa Vịnh BTL trở thành điểm đến du lịch sinh thái biển

đảo chất lượng cao mang tầm cỡ khu vực và quốc tế đến năm 2020 theo định hướng
của Chính phủ sẽ rất khó đạt được, nếu không có những nghiên cứu cụ thể, đánh giá
một cách tổng thể về thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới
hiện nay. Đây là những trăn trở đang đặt ra đối với Chính phủ, cấp ủy, chính quyền
và nhân dân tỉnh Quảng Ninh trong việc phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian
tới. Làm thế nào để đưa DLBĐ Vịnh BTL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,
có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, là động lực trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo tiền đề xây dựng Đặc Khu
kinh tế Vân Đồn (Huyện ủy Vân Đồn, 2015b) theo định hướng đặt ra? Đến nay

Footer Page 18 of 258.

2


Header Page 19 of 258.

những câu hỏi lớn đó vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có một nghiên cứu thỏa đáng nào vạch ra
hướng đi hiệu quả và tối ưu cho DLBĐ nói chung và DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng
Ninh. Tác giả nghiên cứu quá trình phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong giai đoạn 2005
- 2015 tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó hệ thống hóa lý luận, đề
xuất các giải pháp phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới nhằm phần nào
giải quyết những vấn đề đó cả về mặt lý luận và thực tiễn.
1.2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Góp phần phát triển du lịch biển đảo Vịnh BTL theo hướng bền vững.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở khoa học trong đó có cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển DLBĐ.
- Đề xuất định hướng, giải pháp nhằm phát triển DLBĐ Vịnh BTL, Quảng
Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững.
1.2.3. Nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ.
- Đánh giá tài nguyên DLBĐ (xác định mức độ thuận lợi tài nguyên cho phát
triển một số loại hình DLBĐ) trên địa bàn Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh BTL, tỉnh
Quảng Ninh.
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp hợp lý để phát triển DLBĐ Vịnh
BTL, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn 2030 theo hướng bền vững.
1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề cơ bản của lý luận và thực tiễn về
phát triển DLBĐ; thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển DLBĐ Vịnh
BTL, tỉnh Quảng Ninh.
- Đối tượng điều tra: Khách du lịch, chính quyền, dân cư bản địa, các cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch, các chuyên gia, đơn vị quản lý nhà nước có liên quan về
du lịch trên địa bàn Vịnh BTL.

Footer Page 19 of 258.

3



Header Page 20 of 258.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Địa bàn Vịnh BTL, tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên xét
trên phạm vi không gian về địa giới hành chính. Luận án giới hạn phạm vi về không
gian nghiên cứu là: Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh và vùng phụ cận (Bản đồ 01).
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung trong giai đoạn 2005 –
2015; các số liệu sơ cấp được khảo sát, điều tra trong năm 2014; thời gian dự báo đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
1.4.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hoá, bổ sung, làm sáng tỏ những vấn

đề lý luận và thực tiễn về phát triển DLBĐ; tổng hợp các quan điểm đưa ra khái niệm
DLBĐ, khái niệm phát triển du lịch biển đảo. Chỉ ra đặc điểm, nội dung và vai trò
của phát triển DLBĐ. Nghiên cứu một số mô hình phát triển DLBĐ của một số địa
phương trong và ngoài nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về phát triển DLBĐ.
- Về thực tiễn: Luận án đánh giá tài nguyên DLBĐ Vịnh BTL; phân tích
thực trạng phát triển DLBĐ Vịnh BTL thông qua các nội dung đánh giá phát triển
DLBĐ là: công tác phát triển sản phẩm; phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,
phát triển nguồn nhân lực du lịch và phát triển thị trường khách DLBĐ. Đánh giá
kết quả, đóng góp của DLBĐ Vịnh BTL đối với cơ cấu kinh tế của địa phương.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển DLBĐ qua đó chỉ ra điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, thách thức của phát triển DLBĐ Vịnh BTL giai đoạn 2005 - 2015 là
căn cứ đề xuất các giải pháp phát triển DLBĐ Vịnh BTL trong thời gian tới.
- Về giải pháp: Luận án đề xuất 10 nhóm giải pháp cơ bản có tính khả thi để
phát triển DLBĐ Vịnh BTL bền vững, góp phần đưa Vịnh BTL trong thời gian tới
trở thành trung tâm DLBĐ chất lượng cao có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc
tế theo định hướng của Đảng và Nhà nước.


Footer Page 20 of 258.

4


Header Page 21 of 258.

PHẦN 2.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BIỂN ĐẢO
2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Hoạt động du lịch đã có từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người và trở thành
phổ biến trên thế giới. Có nhiều quan điểm không giống nhau về khái niệm du lịch.
Trước thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, du lịch hầu như được coi là đặc quyền
của tầng lớp giàu có, quý tộc và người ta chỉ coi đây như là một hiện tượng cá biệt
trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, người ta coi du lịch như một hiện
tượng xã hội góp phần làm phong phú thêm cuộc sống và nhận thức con người
(Trần Thị Thúy Lan và Nguyễn Đình Quang, 2005).
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa khái niệm du lịch, tại Hội nghị Liên
Hiệp Quốc về du lịch ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa: Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ
hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm
việc của họ (United Nations, 1963). Định nghĩa này trở thành cơ sở cho định nghĩa

khách du lịch.
Tiếp cận dưới góc độ tổng hợp, Coltman (1989) định nghĩa rất ngắn gọn về
du lịch như sau: Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá
trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở
tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.
Theo Luật Du lịch Việt Nam, du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định. Theo quan điểm này, du lịch được coi là một hoạt động đặc trưng mà con
người mong muốn trong các chuyến đi (Quốc hội, 2005).
Như vậy, có nhiều quan điểm, khái niệm về du lịch, dưới góc độ kinh tế phát
triển tác giả xét thấy định nghĩa về du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh

Footer Page 21 of 258.

5


Header Page 22 of 258.

Hoà (2004) phù hợp với xu thế phát triển ngành du lịch hiện nay và là cơ sở của quá
trình nghiên cứu của Luận án: "Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt
động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ của các
doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan,
giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải
đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho Nước (địa phương) làm du
lịch và bản thân doanh nghiệp".
2.1.1.2. Khái niệm về du lịch biển đảo
a) Khu vực biển đảo
Theo Liên Hiệp Quốc (1982) về Luật biển: “Đảo” là một vùng đất tự nhiên

có nước bao bọc, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
“Quần đảo” là một tổng thể các đảo, kể cả các bộ phận của các đảo, các vùng
nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan với nhau đến mức tạo
thành về thực chất một thể thống nhất về địa lý, kinh tế và chính trị, hay được coi
như thế về mặt lịch sử.
Nhiều học giả về địa lý cho rằng: “Đảo” hay “hòn đảo” được định nghĩa là
phần đất được bao quanh hoàn toàn bởi nước nhưng không phải là một lục địa. Tuy
vậy, không có một kích thước chuẩn nào để phân biệt giữa đảo và lục địa.
“Biển” được định nghĩa là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước
của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn
Độ Dương, Nam Băng Dương và Bắc Băng Dương. Từ "biển" được sử dụng trong
tên của một vùng nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng hạn như Biển Bắc hoặc Biển
Đỏ. Tuy nhiên, không có sự phân biệt rõ ràng giữa biển và đại dương, mặc dù vùng
biển nhỏ hơn và là một phần hoặc toàn bộ giáp với đất liền.
Dưới góc nhìn về địa chất học, theo Nguyễn Thu Hạnh (2004) quan điểm
“Đảo” là kết quả của quá trình hoạt động địa chất lâu dài của vỏ trái đất, trong mối
tương quan giữa biển và lục địa, tác giả này cũng đưa ra khái niệm về Đảo du lịch
ven bờ là các đảo có vị trí cách bờ dưới 75 km, có tiềm năng du lịch và điều kiện tự
nhiên để phát triển du lịch.
Từ các quan điểm về “biển” và “đảo” trên, dưới góc độ về du lịch chúng ta
có thể hiểu khu vực biển đảo là:

Footer Page 22 of 258.

6


Header Page 23 of 258.

Khu vực biển đảo là khu vực bao gồm các đảo và vùng biển bao bọc xung

quanh nằm trong một khu vực xác định, được hình thành từ quá trình hoạt động địa
chất lâu dài của vỏ trái đất.
b) Tài nguyên du lịch biển đảo
Theo Luật du lịch (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố
tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các
giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản đề cấu thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Theo Wu and Chang (2005), tài nguyên DLBĐ là tài nguyên du lịch có tính
chất đặc thù gắn liền với khu vực biển đảo, tồn tại dưới hai dạng chính là: tài nguyên
du lịch tự nhiên (địa hình, sinh thái biển, hệ thực vật và động vật, bãi biển, thủy triều,
địa chất…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các làng nghề nuôi trồng thủy hải sản, cư
dân ngư nghiệp, đền chùa, các di tích lịch sử và văn hóa…), cả hai dạng tài nguyên này
là cơ sở quan trọng cho việc phát triển DLBĐ.
Từ các quan điểm trên, tài nguyên DLBĐ được hiểu là: Tài nguyên du lịch
tại khu vực biển đảo. Bao gồm tổng thể tài nguyên tự nhiên thiên nhiên, cùng với các
giá trị nhân văn gắn liền với khu vực biển đảo có sức hấp dẫn với du khách.
c) Khái niệm du lịch biển đảo
Đứng trên góc độ của du khách, tác giả Trần Đức Thanh (1999) quan niệm:
Du lịch biển đảo là loại hình du lịch với mục đích chủ yếu của du khách là về với
thiên nhiên, tham gia các hoạt động như tắm biển, thể thao biển.
Tác giả Phạm Trung Lương (2003), cho rằng: Du lịch biển là hoạt động du
lịch được tổ chức, phát triển ở vùng địa lý đặc thù vùng ven biển và hải đảo trên cơ
sở khai thác các đặc điểm tiềm năng tài nguyên, môi trường du lịch biển.
Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (2010): Du lịch biển đảo là
loại hình du lịch được phát triển dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên khu vực
biển đảo, gắn với loại tài nguyên này là các hoạt động như: tắm biển, tắm nắng,
tắm khí trời, hít thở khí trời, thể thao nước nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi,
chữa bệnh, vui chơi, giải trí của du khách tại vùng biển. Nói cách khác, DLBĐ là
loại hình du lịch ở vùng đất ven biển, trên bãi biển, trên mặt nước và vùng đất
mặt nước ven biển .


Footer Page 23 of 258.

7


Header Page 24 of 258.

Theo Thái Thị Kim Oanh (2015) cho rằng: Du lịch biển đảo là một loại hình
du lịch theo địa hình; cụ thể đây là hoạt động du lịch tại những vùng sinh thái tự
nhiên biển đảo.
Dưới góc độ du lịch sinh thái, tác giả Lê Trần Phúc (2013) quan niệm: du
lịch sinh thái biển là loại hình du lịch dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn
liền với biển và văn hóa bản địa vùng biển, gắn với giáo dục môi trường biển, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái biển, với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương vùng biển.
Như vậy, xuất phát từ các quan điểm trên về DLBĐ để phản ánh mối quan
hệ bản chất bên trong làm cơ sở cho việc nghiên cứu, chúng ta có thể hiểu khái
niệm DLBĐ như sau:
Du lịch biển đảo là các hoạt động du lịch tại khu vực biển đảo, trên cơ sở khai
thác đặc điểm, tiềm năng tài nguyên, môi trường biển đảo nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, giải trí, lưu trú, ăn uống, đi lại và các nhu cầu khác của khách du lịch.
2.1.1.3. Khái niệm về phát triển du lịch biển đảo
a) Quan niệm về phát triển
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng: Phát triển là phạm trù triết học dùng để
khái quát quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn
của tự nhiên, xã hội và tư duy (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2015).
Theo quan điểm này, phát triển là quá trình diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy
vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Trong quá trình phát triển, trong
sự vật sẽ dần dần hình thành những quy định mới cao hơn về chất, làm thay đổi mối

liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại, vận động, chức năng theo chiều hướng ngày
càng hoàn thiện hơn (Lê Thị Thủy, 2014).
Theo tác giả Đinh Phi Hổ và cs. (2008), phát triển là một quá trình lâu dài,
luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong hoạt động kinh tế, phát triển được coi là quá trình tăng tiến về mọi mặt
của nền kinh tế (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).
Ngày nay, trong ngôn ngữ thông thường khái niệm “tăng trưởng” thường
được xem tương đồng với “phát triển”, bởi tăng trưởng đóng vai trò thiết yếu định
hình mức độ phát triển. Để phản ánh sự tiến bộ của một quốc gia hay nền kinh tế

Footer Page 24 of 258.

8


Header Page 25 of 258.

trong một giai đoạn, người ta thường sử dụng thuật ngữ tăng trưởng và phát triển
với nội dung như sau:
Tăng trưởng chỉ sự biến đổi về lượng theo chiều hướng tăng, đi lên. Tăng
trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô hoặc tốc độ gia tăng sản lượng, có nghĩa là
tăng thêm kết quả các hoạt động sản xuất vật chất và dịch vụ của nền kinh tế hay
một tổ chức trong một thời kỳ nhất định. Nói một cách tổng quát, tăng trưởng kinh
tế là sự gia tăng thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm). Sự gia tăng thể hiện ở quy mô và tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia
tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng thường được sử dụng với ý nghĩa so sánh
trong tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ (Nguyễn
Ngọc Sơn và Bùi Đức Tuân, 2012).
Phát triển: là nói về sự chuyển biến từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn, với
trình độ, chất lượng cao hơn (Trần Kim Liên, 2013). Trong kinh tế học, phát triển kinh

tế được hiểu là quá trình tăng tiến, toàn diện về mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc
gia. Nếu xét theo khía cạnh các bộ phận cấu thành, phát triển kinh tế nghĩa là sự kết
hợp một cách chặt chẽ quá trình phát triển cả hai lĩnh vực của nền kinh tế là lĩnh vực
kinh tế và lĩnh vực xã hội. Phát triển lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế bao gồm hai quá
trình: sự lớn lên của nền kinh tế (tăng trưởng kinh tế) và quá trình thay đổi cấu trúc của
nền kinh tế (chuyển dịch cơ cấu kinh tế) (Nguyễn Ngọc Sơn và Bùi Đức Tuân, 2012).
Như vậy, phát triển kinh tế là quá trình lâu dài và do các nhân tố nội tại của
nền kinh tế quyết định, khái quát thông qua sự gia tăng của tổng mức thu nhập bình
quân trên một đầu người, sự biến đổi theo đúng xu thế của cơ cấu kinh tế và sự biến
đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội.
b) Khái niệm phát triển du lịch biển đảo
Theo Bastin (1984) quan niệm phát triển DLBĐ là các kế hoạch, hoạt động,
hay quy hoạch nhằm phát triển loại hình du lịch dựa trên nhu cầu của du khách
trong thời gian rảnh rỗi, kỳ nghỉ, tại khu vực mặt biển, bờ biển và khu vực liền kề.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2013), đã đánh giá về phát triển DLBĐ
hiện đang đứng trước những vấn đề lớn về môi trường, trong đó có vấn đề ô nhiễm,
môi trường biển và vấn đề biến đổi khi hậu, mực nước biển dâng. Do vậy mục tiêu
phát triển DLBĐ phải đạt trong mối quan hệ với môi trường nhằm đảm bảo sự phát
triển du lịch bền vững. Phát triển DLBĐ cần khuyến khích sự tham gia tích cực của

Footer Page 25 of 258.

9


×