Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.56 KB, 165 trang )

Header Page 1 of 258.

1

MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dòng họ là một thành tố trong văn hóa của tộc người và cộng đồng xã hội,
vì vậy, nó có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị văn hoá ấy. Trong
một xã hội đang phát triển, nếu làng là cơ sở của văn hoá dân tộc thì dòng họ là
pháo đài kiên cố của cơ sở đó. Tại Việt Nam, quan niệm người trong dòng họ với
nghĩa “một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “một người làm quan cả họ được
nhờ” không chỉ ăn sâu trong tiềm thức dân gian làng xã người Kinh (Việt) tự bao
đời nay, mà cũng phổ biến ở nhiều dân tộc thiểu số khác. Dẫu quan hệ dòng họ có
những mặt trái, có thể làm mềm yếu các quan hệ nhà nước, pháp quyền, nhưng đó
lại là hạt nhân của đạo lý “tối lửa tắt đèn có nhau”, “chị ngã em nâng”...
Nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ trong xã hội Việt Nam truyền
thống và đương đại từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu thuộc nhiều
lĩnh vực sử học, dân tộc học/nhân học, xã hội học, văn hoá học,... Các công trình
nghiên cứu khoa học về các vấn đề đó không chỉ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc
hơn quá trình hình thành và phát triển của dòng họ mà còn góp phần tìm hiểu
những vấn đề lịch sử và văn hoá dân tộc. Ở xã hội hiện đại, nhiều giá trị văn hóa,
đạo đức truyền thống đã và đang bị biến dạng, thậm chí bị mai một. Sự phục hưng
văn hóa dòng họ theo hướng tích cực đã đóng góp rất nhiều vào việc duy trì và
bảo lưu những giá trị văn hóa, đạo đức đặc sắc mà thế hệ đi trước đã dày công xây
dựng và vun đắp. Bằng chứng là, những vấn đề liên quan đến dòng họ và quan hệ
dòng họ được nghiên cứu thời gian qua đã có những đóng góp không nhỏ đối với
việc xây dựng quy ước thôn bản văn hóa ở địa bàn nông thôn. Vì vậy, việc nghiên
cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ góp phần tạo cơ sở khoa học cho việc xây
dựng những chính sách thiết thực đối với vấn đề phát triển Nông thôn - Nông
nghiệp - Nông dân nước ta trong bối cảnh đẩy mạnh sự nghiệp Công nghiệp hoá,


Hiện đại hoá (CNH - HĐH).

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

2

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quan hệ dòng họ ở nước ta trong thời gian qua
cũng còn một số hạn chế. Điểm hạn chế lớn nhất là trong nghiên cứu có xu hướng giản
lược hóa mối quan hệ dòng họ, và thường chỉ nghiên cứu quan hệ của một bề dòng họ,
tức dòng họ bên bố - nếu nghiên cứu cư dân theo chế độ phụ hệ, hoặc dòng họ bên mẹ theo chế độ mẫu hệ. Trên thực tế, hầu như bất cứ tộc người hay nhóm xã hội nào, quan
hệ dòng họ đều phong phú hơn thế, thường bao gồm 3 họ, đó là: họ bên bố, họ bên mẹ
và họ bên vợ/chồng. Tùy theo truyền thống của chế độ phụ hệ hay mẫu hệ mà vai trò
của dòng họ bên bố hay bên mẹ lớn hơn, song một điều không thể phủ nhận, mối quan
hệ dòng họ của mỗi cá nhân lúc trưởng thành (có vợ/chồng), là đều có mối quan hệ
dòng họ ba bên như vậy. Nghiên cứu theo tiếp cận này, đáng chú ý là của tác giả Cầm
Trọng khi xem xét quan hệ dòng họ của người Thái, song chủ yếu ông phân tích sâu về
cấu trúc, và bước đầu có đề cập đến chức năng chung, mà chưa có nghiên cứu thực
nghiệm.
Hiện nay, trong bối cảnh đổi mới và hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ ở
Việt Nam hiện nay, vai trò và chức năng của quan hệ dòng họ ở cả người Kinh
(Việt) và các tộc người thiểu số cũng đang có những đổi thay. Sự thay đổi này
được biểu hiện ở liên kết dòng họ, cơ chế vận hành trong các tổ chức dòng họ,
trong đó, vai trò của quan hệ dòng họ ở đời sống xã hội vẫn rất quan trọng,
nhưng chưa được quan tâm nghiên cứu thấu đáo.
Người Nùng ở Việt Nam sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn,
gồm nhiều nhóm địa phương, mỗi nhóm có một số đặc điểm văn hóa riêng, và việc
nghiên cứu quan hệ dòng họ của người Nùng nói chung trong luận án là điều khó có

thể thực hiện. Bởi vậy, chúng tôi chỉ lựa chọn một nhóm địa phương của người Nùng
trong địa bàn một huyện để khảo sát. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và qua tổng quan
tài liệu, chúng tôi đã lựa chọn nhóm Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn
làm đối tượng nghiên cứu cụ thể. Đây là một nhóm Nùng có dân số đông nhất trong số
các nhóm Nùng của huyện, cư trú chủ yếu ở các xã vùng biên, lại có cả mối quan hệ
dòng họ xuyên biên giới. Bước đầu khảo sát để đi tới quyết định lựa chọn nhóm địa

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

3

phương và địa bàn nghiên cứu, chúng tôi còn được biết, tính cố kết của người Nùng
Phàn Slình mạnh hơn một số nhóm Nùng khác trong vùng.
Hơn nữa, để phù hợp với nhiệm vụ công tác ở Phòng Nghiên cứu các dân tộc
nhóm ngôn ngữ Tày - Thái và Ka đai thuộc Viện Dân tộc học, và phù hợp với trải
nghiệm nghiên cứu của cá nhân, tôi đã quyết định chọn hướng nghiên cứu về quan hệ
dòng họ của người Nùng làm luận án tiến sĩ nhân học văn hóa.
Nghiên cứu về quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình, trên cơ sở kế thừa,
cập nhật những kết quả nghiên cứu trước đây về những vấn đề liên quan đến quan hệ
dòng họ ở Việt Nam, và ở thế giới - song còn ở mức độ hạn chế, bởi khó khăn về tiếp
cận tài liệu. Mặt khác, tôi cố gắng khắc phục thiếu sót về sự giản lược trong xác định
quan hệ dòng họ của một số công trình nghiên cứu trước về lĩnh vực này.
Trên cơ sở ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu nêu trên, tôi
đã quyết định lựa chọn: “Quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình (Nghiên
cứu ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)” làm đề tài luận án tiến sĩ nhân học văn hóa
của mình.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Luận án được thực hiện nhằm đạt tới các mục tiêu sau:
-

Tìm hiểu cấu trúc quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao
Lộc, tỉnh Lạng Sơn;

-

Xem xét chức năng của quan hệ dòng họ đối với đời sống cá nhân, gia đình
và sự liên kết cộng đồng tộc người hiện nay;

-

Tìm hiểu vai trò của quan hệ dòng họ và đề xuất khuyến nghị nhằm phát huy
yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người
Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những hoạt động liên quan đến quan hệ dòng
họ và mối quan hệ của cá nhân, gia đình - dòng họ trong các lĩnh vực: tín ngưỡng,
tương trợ, hợp tác kinh tế, giáo dục, văn hóa…

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

4


Đề tài tập trung nghiên cứu mối quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình
ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đang diễn ra hiện nay và trong một số trường hợp,
có so sánh với thời kỳ trước khi tiến hành công cuộc Đổi mới (1986).
3.2. Địa điểm và mẫu nghiên cứu
Chúng tôi chọn ba điểm nghiên cứu thuộc ba xã khác nhau về địa lý, đặc
trưng kinh tế để tiến hành khảo sát thu thập dữ liệu. Điểm thứ nhất là thôn Sơn
Hồng thuộc xã Gia Cát1, là một thôn thuần về hoạt động kinh tế nông nghiệp điển
hình của người Nùng Phàn Slình và không có hoạt động giao thương với biên giới.
Điểm thứ hai là thôn Pò Nghiều thuộc xã Thụy Hùng với đặc trưng là một địa bàn
hoạt động kinh tế thương mại buôn bán qua biên giới và kinh tế nông nghiệp, có
nhiều hộ gia đình sống dọc theo đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn. Điểm thứ ba là
thôn Nà Pheo thuộc xã Thanh Lòa, là một thôn giáp biên, thường xuyên có số lượng
lao động làm thuê qua biên giới theo mùa vụ và có những mối quan hệ với người
đồng tộc ở bên kia biên giới.
4. CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nhằm giải quyết những mục tiêu mà luận án đã đặt ra, chúng tôi nêu lên một
số câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu sau đây:
1. Cấu trúc dòng họ và quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình tại địa
bàn nghiên cứu đang vận hành như thế nào?
2. Chức năng của quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình trong bối
cảnh kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay ra sao?
3. Những tác động tích cực và tiêu cực của quan hệ dòng họ đến sự phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương như thế nào?
4. Giả thuyết rằng, trong bối cảnh hiện tại quan hệ dòng họ của người Nùng
Phàn Slình tại các điểm nghiên cứu có vai trò đậm nét trong hoạt động tín ngưỡng,
nhưng mờ nhạt hơn trong hoạt động kinh tế và vẫn chi phối hệ thống chính trị cơ sở.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
1

Do một số trình bày và phân tích trong luận án liên quan đến những vấn đề nhạy cảm của cá nhân và tập thể

tại nơi nghiên cứu nên chúng tôi đã thay đổi tên người hoặc viết tắt. Điều này cũng phù hợp với đạo đức nghề
nghiệp trong dân tộc học/ nhân học.

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

5

Luận án được thực hiện sẽ có những đóng góp chủ yếu sau:
-

Trên cơ sở nghiên cứu ba chiều của quan hệ dòng họ, luận án trình bày một
cách toàn diện về cấu trúc và mối quan hệ dòng họ người Nùng Phàn Slình ở
huyện vùng cao biên giới tỉnh Lạng Sơn trong bối cảnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập của nước ta;

-

Góp phần làm rõ vai trò, ảnh hưởng của quan hệ dòng họ đến phát triển kinh
tế - xã hội và quan hệ tộc người của người Nùng Phàn Slình tại địa bàn
nghiên cứu;

-

Xây dựng cơ sở khoa học và bước đầu đưa ra khuyến nghị nhằm phát huy
yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực của quan hệ dòng họ ở người
Nùng Phàn Slình trong xây dựng nông thôn mới hiện nay.


6. NGUỒN TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN
Để hoàn thành luận án này, bên cạnh việc kế thừa các nguồn tài liệu đã công
bố về dòng họ và quan hệ dòng họ, đặc biệt là những công trình công bố về dân tộc
Nùng, trong đó có nhóm tộc người Nùng Phàn Slình của các học giả trong và ngoài
nước từ trước đến nay, chúng tôi còn sử dụng nguồn dữ liệu từ các ban, ngành ở cấp
tỉnh, huyện, xã. Tuy nhiên, nguồn tài liệu điền dã do chính nghiên cứu sinh thu thập
tại thực địa, các điểm nghiên cứu trong suốt thời gian từ năm 2007 - 2013 đóng vai
trò then chốt cho việc hoàn thành luận án này.
Cũng cần nói thêm rằng, trong quá trình thu thập nguồn dữ liệu, chúng tôi đã
gặp không ít khó khăn, hầu như không có công trình nghiên cứu nào về quan hệ
dòng họ của người Nùng Phàn Slình xuyên biên giới, trong khi nghiên cứu sinh
chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu nhóm đồng tộc của họ bên kia biên giới, đặc biệt
là trong những năm gần đây.
7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần nội
dung chính được trình bày trong 6 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và khái quát địa bàn
nghiên cứu.

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

6

Chương 2: Dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở huyện Cao Lộc
Chương 3: Quan hệ dòng họ trong đời sống tín ngưỡng
Chương 4: Quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế và tương trợ
Chương 5: Quan hệ dòng họ với hệ thống chính trị cơ sở

Chương 6: Kết quả và bàn luận

Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về quan hệ dòng họ
Ở Việt Nam, dòng họ là một thiết chế xã hội quan trọng, trực tiếp góp phần tạo
nên kết cấu làng xã và rộng hơn nữa là đất nước, bởi gia đình - họ hàng - làng, nước
được coi như là sự tổng hòa của các mối quan hệ văn hóa - xã hội - chính trị - luật tục
trong xã hội truyền thống. Việc nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ có vị trí
quan trọng và đã có khá nhiều công trình nghiên cứu từ các góc độ dân tộc học/nhân
học, sử học, xã hội học, văn hóa học,… Tuy nhiên, trong khuôn khổ một luận án tiến
sỹ nhân học văn hóa, chúng tôi chỉ tập trung vào việc tổng quan những công trình
nghiên cứu về dòng họ thuộc lĩnh vực dân tộc học/nhân học là chính, sau nữa là những
nghiên cứu về lĩnh vực này của các khoa học gần gũi về đối tượng.
1.1.1. Các nghiên cứu về quan hệ dòng họ trên thế giới và quan hệ dòng họ của
người Việt
Có thể nói rằng, nghiên cứu dòng họ là nền tảng cơ bản để tìm hiểu về quan
hệ xã hội của tộc người trong bất cứ xã hội nào, vì vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu
nước ngoài như Maine, McLennan và Morgan, Lévi-Strauss và Radcliffe-Brown,
Grant Evans... quan tâm đến. Lévi-Strauss đã xây dựng một lý thuyết về cấu trúc
thân tộc, trong đó hạt nhân là vấn đề “lớp hôn nhân”. Đóng góp lớn nhất của ông
chính là phát hiện và phân tích sâu sắc về quy tắc “cấm đoán loạn luân” và cũng là

người đưa ra nhiều luận giải về chế độ mẫu hệ, phụ hệ. Theo ông, hệ thống thân tộc
hôn nhân là một hệ thống trao đổi, trong đó, người chủ mưu là đàn ông, đàn bà là
những vật được trao đổi cho nên luôn luôn thụ động. Còn Radcliffe-Brown, từ
những trải nghiệm, khảo cứu của mình đã cho rằng, bản chất của một hiện tượng
thân tộc hiểu rộng là sự thành lập những đơn vị có cấu trúc chặt chẽ và trường tồn
trong thời gian, nghĩa là có trước những cá nhân thành viên của những đơn vị ấy và
tồn tại sau khi những cá nhân ấy đã chết [57]. Trong khi đó, Grant Evans lại nêu đặc
điểm cụ thể hơn về chức năng của dòng họ ở châu Á trong tác phẩm Bức khảm văn

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

8

hóa châu Á là những thực thể chính trị có thể hoặc không có thể phát triển tùy theo
tình thế chính trị và kinh tế của các thành viên có khả năng trong dòng họ [37].
Ở Việt Nam, dòng họ cũng được đề cập từ khá sớm. Vào thời phong kiến,
những ghi chép về dòng họ chủ yếu được tìm thấy trong các thư tịch cổ Trung Quốc,
các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục,
Đại Nam thực lục... Các bộ sách này chủ yếu mới chỉ có tính chất hệ thống lại, mô tả
về phả hệ của các dòng họ chứ chưa đi sâu tìm hiểu về cấu trúc, nội dung, ảnh hưởng
của dòng họ.
Trước năm 1945, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu có giá trị tham
khảo như của Phan Kế Bính, Đào Duy Anh, Pierre Gourou… Lần đầu tiên, trong
Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Pierre Gourou đã tiến hành điều tra, thống kê tên
các dòng họ ở vùng châu thổ Sông Hồng (202 họ) và bước đầu có những nhận xét sơ
bộ về tên họ và sự phân bố tại các làng xã, vùng miền [41].
Từ năm 1945 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về dòng họ được xuất

bản, trong số đó phải kể đến nghiên cứu của nhà dân tộc học Trần Từ. Ông cho rằng,
dòng họ đóng một vai trò nhất định trong lịch sử xây dựng làng mới: những người đầu
tiên bỏ quê đi lập làng mới thường là họ hàng với nhau, thổ cư các gia đình thành viên
thường áp sát nhau và chiếm vị trí trung tâm trên khu đất mới. Dòng họ còn đóng vai
trò “một chỗ dựa tinh thần, và đôi khi chính trị nữa” (chứ “không phải một viện trợ vật
chất”) cho các thành viên trong làng Việt cổ truyền vốn chằng chịt vô vàn mâu thuẫn
[115].
Từ góc nhìn xã hội học, Trịnh Thị Quang lại cố gắng tìm hiểu vai trò của dòng
họ và quan hệ dòng họ mà tác giả gọi là “tổ chức thân tộc”. Tác giả cho rằng, quan hệ
thân tộc vốn thường đảm nhận ba chức năng: là một cộng đồng pháp lý, một cộng
đồng kinh tế, cộng đồng sinh sống, đạo đức và tôn giáo; và chú ý xem xét những
chức năng đó đã và đang biến đổi như thế nào [88].
Dựa trên sự tiếp cận đồng đại và lịch đại, Ngô Thị Chính đã phân tích hệ thống
thân tộc người Việt truyền thống qua các chiều cạnh của ngôn ngữ cũng như qua các
tài liệu điền dã dân tộc học để đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về hệ thống thân tộc
phụ hệ truyền thống của người Việt [23].

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

9

Từ góc nhìn văn hóa học, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã có nhận định tổng quan
về thân tộc, dòng họ của người Việt rằng, một người Việt Nam bình thường có ba họ:
họ bố, họ mẹ, họ vợ chồng [121]. Còn Giáo sư Phan Văn Các cho rằng, dòng họ là
một hiện tượng lịch sử - xã hội đặc biệt mang tính phổ quát của nhân loại [19]. Giáo
sư Đặng Nghiêm Vạn cho rằng “họ” có thể được hiểu theo ba nghĩa: (1) Là những
người cùng mang một tên họ, nhưng không thể chứng minh có chung một nguồn

gốc…; (2) Là những thành viên mang cùng tên họ, có cùng một nguồn gốc…; (3)
Là những người cùng thuộc về một ông tổ 5 đời (chi họ) [117]. Từ góc nhìn cấu
trúc luận, Giáo sư Phan Đại Doãn cho rằng, dòng họ của người Việt, có một thể chế
phức tạp và chặt chẽ thường được gọi là thể chế tông pháp. Đó là những quy định về
cách ứng xử giữa con người với con người cùng một tổ tiên, trước hết là các công việc
quan, tang, hôn, tế, tức là các quan hệ trên cơ sở huyết thống về các mặt. Quan hệ dòng
họ với người Việt thực sự có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày và có ý
nghĩa là điểm tựa thường xuyên của cuộc sống con người [32, tr. 4-6]. Dựa trên những
nghiên cứu kết hợp giữa xã hội học và sử học, hai nhà nghiên cứu Phan Đại Doãn và
Mai Văn Hai đã chỉ rõ vai trò của dòng họ trong cộng đồng làng xã với tư cách là một
đơn vị kinh tế, một bộ phận của tổ chức quyền lực và quản lý làng xã, một thiết chế
trong đời sống văn hóa tín ngưỡng [45].
Những năm gần đây, trong xu thế phục hưng, chấn hưng dòng họ, một số hội
thảo khoa học được tổ chức nhằm thảo luận, trao đổi về vai trò, ảnh hưởng của dòng
họ, văn hóa dòng họ trong đời sống xã hội hoặc lịch sử của một số dòng họ, gia
đình… như Hội thảo “Văn hóa các dòng họ ở Nghệ An trong sự nghiệp thực hiện
chiến lược con người ở Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, “Văn hóa dòng họ ở Thái Bình”
[93]... Theo hướng đó, đã xuất hiện một số luận án, luận văn viết về một hoặc nhiều
dòng họ trong một làng, một tỉnh như Dòng họ và đời sống làng xã ở đồng bằng
Bắc Bộ qua tư liệu ở một số xã thuộc huyện Thạch Thất (Hà Tây cũ) [98], Văn hóa
dòng họ Nguyễn Quý ở làng Đại Mỗ (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội [3], Dòng
họ và quan hệ dòng họ của người Việt ở làng Hoành Nha, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định [4]... Các công trình đã cho thấy thực trạng và xu hướng vận động, biến
đổi của dòng họ, quan hệ dòng họ tại các địa phương khác nhau, từ đó bước đầu làm

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.


10

rõ vai trò của quan hệ dòng họ cả về mặt tích cực lẫn hạn chế, trong mọi lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội.
Tóm lại, vấn đề dòng họ và quan hệ dòng họ đã được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm từ các góc độ tiếp cận khác nhau. Trước hết, dòng họ người Việt là quan
hệ huyết thống, có một mối quan hệ tín ngưỡng và kinh tế nhất định nhưng không
cùng chung một ngôi nhà, không ăn chung một bếp và các gia đình duy trì quan hệ
ngang nhau; Thứ hai, phần lớn các nghiên cứu đều tập trung nghiên cứu cấu trúc và
chức năng của dòng họ, nhất là dòng họ thuộc bên nội (phụ hệ); Thứ ba, nghiên cứu
những yếu tố liên quan đến dòng họ quan hệ lãnh thổ, quan hệ nghề nghiệp, quan hệ
tín ngưỡng, thậm chí còn liên quan đến vấn đề văn hóa, khoa cử, quyền lực…; Thứ
tư là, xu thế phục hưng dòng họ… Tuy nhiên chưa có nhiều công trình đi sâu phân
tích sự tác động, ảnh hưởng của các nhân tố khách quan (địa lý tự nhiên, cơ sở kinh
tế-xã hội, mặt bằng văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, sự cố kết dòng họ, dòng họ trong
mối quan hệ với quyền lực…) đến quan hệ dòng họ cũng như sự phát triển, vai trò
và vị trí của nó trong đời sống của cộng đồng cư dân, sự so sánh những nội dung đó
giữa các dòng họ không chỉ trong cộng đồng người Việt mà giữa các tộc người trên
phạm vi lãnh thổ quốc gia Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, cần phải tiếp tục
nghiên cứu dòng họ ở tất cả các chiều cạnh một cách có hệ thống và phải đặt dòng
họ thành một trong những đối tượng chủ yếu để tìm hiểu một cách thấu đáo trong
lĩnh vực dân tộc học/nhân học ở nông thôn nước ta trong bối cảnh phát triển và hội
nhập là công việc cần thiết.
1.1.2. Nghiên cứu về quan hệ dòng họ của các tộc người thiểu số ở Việt Nam và người
Nùng Phàn Slình
1.1.2.1. Các công trình chuyên khảo về quan hệ dòng họ
Trong số những công trình nghiên cứu về dòng họ của các dân tộc thiểu số vùng
miền núi phía Bắc, phần lớn tập trung vào các dân tộc có số lượng cư dân lớn như
Mường, Thái, Hmông, Tày,... Để có thể có sự phân biệt về cấu trúc dòng họ giữa người
Nùng, cụ thể là người Nùng Phàn Slình với các dân tộc thiểu số khác, chúng ta hãy điểm

lại các công trình đã được các nhà dân tộc học/nhân học trong và ngoài nước đi sâu
nghiên cứu kỹ lưỡng về một số vấn đề liên quan.

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.

11

Trước hết phải nói rằng, trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, vấn đề
dòng họ của người Hmông được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài đặc biệt quan
tâm tìm hiểu. Liên quan đến lĩnh vực này là các công trình của các nhà nghiên cứu
như Nicholas Tapp [134]; Prasit Leep Cha [135]... Song, những tác giả này chỉ
nhấn mạnh đến chiều cạnh lịch sử quan hệ dòng họ hay cấu trúc xã hội và hệ thống
dòng họ người Hmông có nguồn gốc từ Trung Quốc, vào khoảng sau thời nhà Tống
(960-1279).
Ở Việt Nam, khi tìm hiểu về dòng họ và quan hệ dòng họ của dân tộc
Hmông, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, thiết chế dòng họ được coi là
điểm cốt lõi trong xã hội người Hmông. Vương Duy Quang đã nhấn mạnh đến sự
cố kết của dòng họ của người Hmông ở ba bình diện cơ bản: cộng đồng cư trú, cộng
đồng ý thức và tình cảm, cộng đồng tôn giáo và lễ nghi. Theo tác giả, dòng họ của
người Hmông có 3 cấp độ: Thứ nhất, dòng họ bao gồm tất cả những người theo trực
hệ và bàng hệ tính từ chắt của ego đến ông tổ của ego; Thứ hai, từ cộng đồng trôngs
lại phân thành chêl (cành); Thứ ba, ở cấp độ nhỏ hẹp hơn nữa, người Hmông có
thuật ngữ phangl (mái), là đơn vị nhỏ nhất trong các cấp độ cấu trúc của cộng đồng
dòng họ người Hmông [86]. Bàn về thiết chế dòng họ người Hmông, Phạm Quang
Hoan cho rằng, dòng họ của người Hmông ở Việt Nam chứa đựng hai phạm trù cố
kết: cố kết rộng (bao gồm tất cả những người cùng dòng họ không phân biệt người
đó cư trú ở đâu) và cố kết hẹp (mỗi dòng họ được xem như là một đơn vị cố kết

cộng đồng huyết thống theo dòng cha) [52]. Tác giả Hồ Ly Giang qua tìm hiểu quan
hệ dòng họ của người Hmông ở Sơn La, cho thấy những đặc điểm, vai trò, vị trí của
dòng họ trong quản lý xã hội hiện nay là rất quan trọng [37].
Đề cập đến dòng họ và quan hệ dòng họ của người Thái có các tác giả như Cầm
Trọng, Phan Chí Thành, Đỗ Thúy Bình, Vi An… Đặc biệt là, khi nghiên cứu về người
Thái ở vùng Tây Bắc, Cầm Trọng đã có một cách tiếp cận đa diện về dòng họ và quan
hệ dòng họ. Ông cho rằng, ở ngay trong một bản Thái cũng có khá đầy đủ mối quan hệ:
ải nọng, lúng ta, nhính xao; ba họ này có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau, thể hiện
không chỉ trên góc độ huyết thống mà còn cả những quan hệ khác xoay quanh nó, đó là
không phải anh cũng là em; chẳng phải họ bên vợ cũng là họ bên mẹ, bên bà; không
phải họ bên nội cũng là họ nhà dâu gia [112]. Vốn xuất thân từ một dòng họ lớn là họ

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

12

Cầm của người Thái ở Tây Bắc, dựa trên cơ sở lý thuyết về tộc người, Cầm Trọng đã
làm rõ được mối quan hệ dòng họ trong cộng đồng cư dân của dân tộc này, nhất là
quan hệ giữa 3 nhóm (“ba họ”) trong cộng đồng cư dân cùng với những nhân tố khách
quan và chủ quan tác động đến mối quan hệ đó. Đây là đóng góp đáng ghi nhận về sự
tìm tòi đối với dòng họ và các quan hệ dòng họ của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
trong lĩnh vực dân tộc học. Có thể nói rằng, cho đến hiện nay chưa một công trình nào
có phát hiện mới và khác hơn về lĩnh vực này đối với người Thái Tây Bắc nước ta nói
riêng của Cầm Trọng.
Khi nghiên cứu cộng đồng người Thái ở vùng đường 7 - Nghệ Tĩnh (nay
là tỉnh Nghệ An), Vi An cho thấy có sự khác nhau của mối quan hệ giữa 3 nhóm
dòng họ “ải nọng - lúng ta - nhính xao” ở chỗ, mặc dù dòng họ vẫn tồn tại nhưng

có sự thay đổi sâu sắc bên cạnh sự bảo lưu đậm nhạt khác nhau giữa các nhóm
Thái. Sự khác biệt trong quan niệm, luật tục liên quan đến dòng họ và mối quan
hệ giữa 3 nhóm dòng họ trên trong các nhóm Thái ở vùng đường 7 với nhóm
Thái Quỳ Châu và Thái Tây Bắc có thể giải thích bằng sự du cư đến vùng này
của nhóm Thái bằng những con đường và thời gian khác nhau. Do đó, những tục
lệ liên quan đến dòng họ không còn bền vững [1]. Còn khi tìm hiểu về sự tồn tại
của một tổ chức tông tộc của người Thái cũng ở Nghệ Tĩnh (thuộc huyện Quỳ
Châu), Phan Chí Thành cho rằng, trong tổ chức tông tộc họ “quài xê”, đáng lưu ý
có trưởng họ và hội nghị họ. Trưởng họ là người đứng đầu tông tộc, được thừa
kế theo tập quán pháp chứ không do bầu, phải là con trai trưởng của ngành
trưởng. Trưởng họ có quyền triệu tập hội nghị tông tộc để giải quyết những công
việc chung có liên quan đến các gia đình trong tông tộc. Hội nghị tông tộc là một
sinh hoạt quan trọng thể hiện sự thống nhất về nhiều mặt của tông tộc nhất là về
mặt xã hội [96].
Đồng nhất với những ý kiến trên, Đỗ Thúy Bình cho rằng, mỗi bản người
Thái thường có một hoặc hai họ lớn được coi là họ gốc, trong đó các thành viên
trong họ lớn hợp thành một nhóm thân tộc gọi là ải nọng. Xung quanh họ này có
nhiều họ khác có mối quan hệ dâu gia với họ lớn. Ở người Thái Tây Bắc, nhóm
những gia đình thân tộc này có tên gọi chung là đẳm, còn ở người Thái vùng Thanh
Hóa - Nghệ Tĩnh có tên là quài xê. Biểu hiện tập trung nhất về mối quan hệ tinh

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

13

thần trong dòng họ là ý thức về ông tổ chung, tiếp đó là các nghi lễ tôn giáo chung
của dòng họ [17].

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về dòng họ và quan hệ dòng họ
của các dân tộc thiểu số khác như: người Mường, người Pa cô, người Ê-đê, người
Hrê, người Tà-ôi, Cơ-tu và Vân Kiều (Bru-Vân Kiều), người Triêng, người Khơme… Nguyễn Văn Tiệp cho biết, đối với người Pa cô, vấn đề dòng họ đến nay còn
đóng một vai trò quan trọng trong đời sống hôn nhân, gia đình, tôn giáo và tín
ngưỡng. Với người Pa cô, bên nội, bên ngoại được tách bạch rõ ràng. Họ có một tên
gọi chung để chỉ bố và các anh em trai của bố; trong khi đó là một tên gọi khác để chỉ
anh em trai của mẹ; cũng như có một tên gọi chung để chỉ mẹ và các em gái của mẹ;
trong khi đó lại có một tên gọi khác để chỉ chị em gái của bố. Điều này do chế độ
ngoại hôn quy định [107].
Tại một số địa phương ở Đắk Lắk, theo Vũ Đình Lợi, phả hệ dòng họ của
người Ê-đê rất phức tạp và đa dạng như: Niê, Adrơng, Enuôn, Buôn Yă, Milô,
Eban, Hdruê… Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: đặc điểm kinh tế - xã
hội, từ quan hệ tộc người bằng con đường hôn nhân giữa các nhóm trong nội bộ
người Ê-đê và người Ê-đê với các dân tộc khác và từ đặc điểm lịch sử của vùng đất
Tây Nguyên. Những đặc điểm đó đã làm cho cơ cấu và quan hệ bên trong dòng họ
trở nên lỏng lẻo, đã phá vỡ tổ chức ngoại hôn lưỡng hợp theo hệ dòng, một đặc
điểm hôn nhân truyền thống dưới chế độ thị tộc mẫu hệ [73]. Về tổ chức dòng họ
của người Tà-ôi, Cơ-tu và Vân Kiều, tác giả Nguyễn Xuân Hồng cho rằng, dòng họ
(Yă, Cabu, Mu) là một tập hợp những thành viên có cùng huyết thống tính theo
dòng cha. Dòng họ của người Ta-ôi, Cơ-tu, Vân Kiều ngoài tổ chức Yă, Cabu, Mu
còn có các tổ chức khác như toong, tóp, tô, tông, xâu… Về quan hệ dòng họ, các
thành viên trong một gia đình, trong một toong, tóp, tô, tông, xâu hay trong một Yă,
Cabu, Mu đều gắn bó chặt chẽ với nhau trên các lĩnh vực sản xuất, cư trú, hôn nhân,
ma chay, tôn giáo… Theo tác giả, tổ chức dòng họ của các dân tộc này không giống
như một cơ cấu hành chính, không chịu sự điều khiển của các cấp chính quyền, mà
sự vận hành của nó dựa vào các luật tục, vào tình cảm, ý thức… của các thành viên
trong dòng họ. Những đặc tính này đã có tác động mạnh đến quan hệ gia đình, hôn
nhân trong các tộc người này ở miền Tây Thừa - Thiên Huế [56].

Footer Page 13 of 258.



Header Page 14 of 258.

14

Vấn đề dòng họ của người Triêng, Ngọc Quang cho rằng, trên thực tế, các
dòng, nhánh (họ) vẫn đang tồn tại nhưng rất mong manh, sự phân biệt giữa các dòng,
nhánh mờ nhạt, vai trò trưởng họ hầu như không có. Sự khác biệt giữa các sinh hoạt
và mối quan hệ xã hội giữa các dòng, nhánh hầu như không có, mà tất cả là mối quan
hệ cộng đồng, tất cả đều bị chi phối bởi vai trò của già làng. Hơn nữa, trong quan hệ
hôn nhân cũng có thể cùng dòng hoặc chéo dòng (trừ quan hệ huyết thống gần
trong phạm vi 3 đời [85]. Khi nghiên cứu về người Hrê, Lưu Hùng đã đã đề cập
đến tính song hệ của dân tộc này. Theo tác giả, người Hrê không phân biệt phía
mẹ với phía cha, mà chỉ phân biệt giới tính, tuổi tác, bàng hệ - trực hệ. Nhóm họ
hàng dân tộc này hình thành trong sự xen cài lẫn nhau giữa tính mẫu hệ và tính
phụ hệ một cách rất phức tạp, không có ranh giới dứt khoát. Đối với người Hrê,
dòng họ không hình thành nên tổ chức hẳn hoi như ở nhiều dân tộc khác có chế độ
phụ hệ hoặc mẫu hệ rõ nét [60]. Với cùng hướng nghiên cứu này, Nguyễn Khắc
Cảnh cho thấy ở người Khơ-me, một cá nhân không coi mình thuộc một dòng họ
bên cha hay bên mẹ mà tính theo cả hai phía. Trong quan hệ họ hàng, người Khơme không có sự phân biệt nào giữa bên cha và bên mẹ, không có khái niệm bên
nội, bên ngoại, không có khái niệm về tộc hay họ tính theo một phía cha hoặc mẹ.
Tất cả thân thuộc họ hàng của phía cha hay mẹ đều được quan niệm và đối xử như
nhau [21].
Như vậy, ở mỗi một tộc người đều có sự khác nhau về tổ chức dòng họ
nhưng không thể phủ nhận một điều rằng, dòng họ có vai trò rất lớn trong xã hội
truyền thống và hiện nay, đặc biệt là trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Quan
hệ dòng họ, dù là của dân tộc nào cũng đều chi phối đến mọi mặt đời sống của
từng gia đình, từng thành viên cộng đồng cũng như có sự liên quan đến toàn bộ
tổ chức kinh tế - xã hội của các tộc người thiểu số.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các dòng họ của các dân tộc thiểu số như đã
điểm suốt vẫn còn để ngỏ những mảng trống. Đó là, sự phân biệt đặc điểm chung và
riêng trong quan hệ bên nội - bên ngoại ở tộc người cụ thể; Sự tác động của điều
kiện địa lý tự nhiên đến quá trình phát triển của dòng họ và quan hệ dòng họ của
nhóm dân tộc thiểu số nói chung ở từng vùng miền hay giữa biên giới và nội địa nói
riêng; giữa các nhóm địa phương hay nhóm tộc người, giữa các cộng đồng vùng cao

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

15

và vùng thung lũng có loại hình hoạt động sản xuất và tổ chức xã hội không giống
nhau,…
1.1.2.2. Nghiên cứu quan hệ dòng họ của người Nùng và nhóm Nùng Phàn Slình
Vấn đề dòng họ, quan hệ dòng họ của người Nùng và Nùng Phàn Slình cho
tới nay vẫn chưa thấy xuất hiện một công trình chuyên khảo nào. Hầu hết các công
trình đều đề cập đến những vấn đề như lịch sử, hôn nhân gia đình, trang phục và các
lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo… của một dân tộc Nùng chung ở Việt Nam mà chưa đi
sâu tìm tòi những tương đồng và khác biệt ở từng nhóm địa phương trên các vấn đề
này.
Giáo sư Hoàng Nam, từ góc nhìn dân tộc học cho rằng, đơn vị xã hội cổ
truyền thấp nhất đối với dân tộc Nùng là bản. Người đứng đầu bản là trưởng bản
(tàu bản), do dân suy tôn từ người của một dòng họ lớn nhất, có uy thế nhất trong
bản. Người đó cũng là trưởng họ của các dòng họ đó. Một dòng họ có uy thế thường
là dòng họ đông nhất trong bản hoặc thuộc dòng thổ ty [78]. Trong một công trình
chuyên khảo về các dân tộc Tày, Nùng của Viện Dân tộc học, khi đề cập đến tổ
chức xã hội của người Nùng, các tác giả đã viết: bản của người Nùng phổ biến được

cấu thành từ những gia đình phụ quyền thuộc các dòng họ khác nhau, thường có 2 3 họ lớn. Người Nùng rất coi trọng mối quan hệ gia tộc, dòng họ. Trong thôn, bản
các quan hệ thân tộc và thích tộc chằng chịt lẫn nhau, ngoại hôn dòng họ là nguyên
tắc cơ bản trong quan hệ hôn nhân của dân tộc Nùng. Những người được gọi là
“lượt lài”, “đúc lượt” (máu mủ) với nhau, nghĩa là thành viên của tổ chức xã hội
dựa trên cơ sở mối quan hệ thân thuộc tính theo dòng huyết thống phía cha, mà
đồng bào Nùng gọi là họ nội, không được lấy nhau, trừ những người họ xa, khác chi
[118]. Về cơ bản, các công trình trên mặc dù có đề cập một cách tổng quan nhất
nhưng còn rất khiêm tốn về dòng họ của dân tộc Nùng ở Việt Nam. Vì vậy, việc đi
sâu tìm hiểu về cấu trúc, chức năng dòng họ và quan hệ dòng họ của người Nùng
nói chung và các nhóm địa phương trong đó có nhóm Nùng Phàn Slình là vấn đề
còn bỏ ngỏ.
Về quan hệ dòng họ của người Nùng Phàn Slình cho tới nay có ít công trình
nghiên cứu, chủ yếu là những nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống, lễ nghi, tôn
giáo… Chẳng hạn như Nguyễn Thị Ngân, trong luận án Tiến sĩ Nhân học năm

Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.

16

2011, chỉ thông qua bàn về tổ chức hàng phường trong tang ma của người Nùng,
mà chỉ ra sự cố kết cộng đồng trong tộc người Nùng mà không thấy có sự đi sâu
khai thác chiều cạnh tương trợ của dòng họ ở nhóm này [80]. Bằng tiếp cận ngôn
ngữ học, Hoàng Thị Niên thông qua khảo sát, so sánh đối chiếu nhóm từ thân tộc
trong ngôn ngữ của hai ngành Nùng Inh và Nùng Phàn Slình, cũng như với tiếng
Việt, đã tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngành Nùng này
trong cùng một ngôn ngữ của tiếng Nùng [81].
Khác với những nghiên cứu trên, từ hướng tiếp cận dân tộc học, Lê Minh

Anh khi tìm hiểu về tín ngưỡng thờ cúng của người Nùng Phàn Slình đã chỉ ra mối
liên hệ khá chặt chẽ giữa những hoạt động tín ngưỡng và gia đình, cộng đồng, đặc
biệt là trong cùng dòng họ ở người Nùng Phàn Slình tại vùng cao biên giới Lạng
Sơn [7]. Cũng như vậy, trong lĩnh vực hôn nhân của người Nùng Phàn Slình, quan hệ
dòng họ cũng giữ vai trò khá bền chặt. Điều này xuất phát từ lợi ích của gia đình,
dòng họ, nên đã chi phối mạnh mẽ đến hạnh phúc của đôi trai gái. Hôn nhân của
người Nùng Phàn Slình thể hiện rõ các đặc trưng văn hóa tộc người qua nguyên tắc
hôn nhân, các nghi thức hôn lễ cũng như mối quan hệ tương trợ dựa trên mạng lưới
kết nối các cá nhân với nhau ở cùng họ tộc trong cộng đồng thôn bản [6]. Khi ở trong
điều kiện cư trú riêng biệt, với các mối quan hệ nội ngoại, thông gia chằng chịt, thực
hành trợ giúp trong tang ma và cưới xin càng củng cố thêm sự cố kết tộc người của
họ [8].
Tóm lại, việc nghiên cứu dòng họ của người Nùng Phàn Slình ở nước ta còn
thiếu vắng một công trình có hệ thống và toàn diện. Vấn đề dòng họ và quan hệ dòng
họ của dân tộc Nùng nói chung và nhóm Nùng Phàn Slình nói riêng còn chưa được
quan tâm đúng mức, cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn. Đa số nghiên cứu không
lấy dòng họ và quan hệ dòng họ người Nùng làm đối tượng nghiên cứu chính mà là
những vấn đề có liên quan như nghi lễ, tín ngưỡng, tôn giáo, gia đình, lịch sử tộc
người… được công bố dưới dạng các sách chuyên khảo, bài đăng ở tạp chí nghiên
cứu chuyên ngành, hội thảo hay đề tài khoa học. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay,
những vấn đề liên quan đến quan hệ dân tộc xuyên biên giới/xuyên quốc gia đang đặt
ra cho việc xây dựng nông thôn mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc,

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

17


củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo vệ an ninh biên giới... những yêu cầu mới, đòi
hỏi sự cần thiết phải đi sâu nghiên cứu hơn nữa vấn đề này.
1.2. Một số quan niệm về quan hệ dòng họ và lý thuyết nghiên cứu
1.2.1. Một số quan niệm về quan hệ dòng họ
1.2.1.1. Quan niệm của các học giả nước ngoài
Nhiều nhà Nhân học phương Tây cho rằng, các dòng họ được xác định bằng
những mối quan hệ với tổ tiên và vì vậy chúng có một bề dày thời gian. Nguyên tắc
của quan hệ dòng họ bao gồm sự truyền lại qua mối liên hệ cha mẹ - con cái và sự
liên kết những người này lại với nhau thành nhóm xã hội. Trong một số xã hội tư
cách thành viên trong một dòng họ sẽ quyết định cách thức người ta được huy động
để phục vụ cho hành động xã hội [93, tr.267]. Giới nhân học phương Tây cũng
thường nhấn mạnh đến vai trò của “dòng họ là một phần quan trọng trong thân tộc và
gia đình. Dòng họ là một đơn vị xã hội trường tồn mà các thành viên tự cho là xuất
phát từ một tổ tiên xác định căn cứ vào quan hệ phả hệ tổ tiên và con cháu được nhận
biết rõ ràng. Nó đóng vai trò liên kết các cá nhân có cùng mối quan hệ huyết thống
chung với nhau, đồng thời chi phối khá mạnh mẽ đối với quan hệ hôn nhân và gia
đình... Các thành viên trong cùng một dòng họ có trách nhiệm quan tâm và giúp đỡ
lẫn nhau về mọi phương diện, chịu sự ràng buộc theo một quy tắc nhất định, trong đó,
thể hiện rõ nét nhất là sở hữu tài sản và nguyên tắc hôn nhân theo dòng họ” [62,
tr.258].
Khi đề cập đến mối quan hệ dòng họ, không thể không nói đến mối quan
hệ giữa hôn nhân và dòng họ là một phạm trù có tính chất chọn lọc phản ánh
quan điểm của nền văn hóa nào đó về vai trò của con người. Ở xã hội mẫu hệ, đề
cao vai trò của người phụ nữ thông qua sinh đẻ và xây dựng hệ thống thân tộc,
dòng họ trên cơ sở này, không chú ý đến vai trò của nam giới trong sinh sản.
Ngược lại, xã hội phụ hệ đề cao vai trò của người cha và xây dựng hệ thống thân
tộc, dòng họ dựa trên yếu tố giới tính là đàn ông thì coi nhẹ vai trò mang thai của
phụ nữ [93].
Một số học giả phương Tây khi nghiên cứu về mối quan hệ thân tộc của
người Việt cho rằng: “tộc hay dòng họ tập hợp toàn thể con cháu bên nội của cùng

một ông tổ được thừa nhận” [63, tr.343]. Còn theo Léopol Cadière, dòng họ “người

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

18

Việt cho dù bất cứ hoàn cảnh nào cũng thuộc về một họ, tức gia đình theo nghĩa rộng,
tổ chức vững chắc, liên kết chặt chẽ bằng huyết thống, bằng những quyền lợi vật chất,
bằng những niềm tin tôn giáo, bằng các mối dây luân lý của cộng đồng” [20, tr.241242].
1.2.1.2. Quan niệm của các học giả Việt Nam
Khi đề cập đến mối quan hệ dòng họ người Kinh (Việt), các nhà nghiên cứu
Việt Nam cho rằng, mỗi dòng họ thường bắt nguồn từ một thủy tổ - thường là người
có công “khai sơn phá thạch”, khởi đầu cho dòng họ tại một địa vực nhất định, mặc
dù khái niệm vị thủy tổ có thể chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối. Theo thời gian,
dòng họ có thể sinh sôi nảy nở, bao gồm nhiều chi ngành, thế hệ nối tiếp thế hệ [45,
tr.18]. Trong khi đó, có người lại đánh giá vai trò dòng họ rằng: “Họ, quá lắm cũng
chỉ có thể xem là một dạng đặc biệt của gia đình mở rộng, mà tác dụng chính đối với
các thành viên của nó (tức là các gia đình nhỏ hợp thành nó) là tạo ra một niềm cộng
cảm dựa trên huyết thống” [22, tr.253]. Giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng: “một
người Việt Nam bình thường có 3 họ: Họ mẹ, Họ bố, Họ vợ chồng” đã phản ảnh đầy
đủ mối quan hệ về dòng họ của người Việt từ truyền thống đến hiện tại [121, tr.76].
Điểm lại một số định nghĩa tiêu biểu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước cho thấy, về cơ bản các ý kiến đều tương đối thống nhất khẳng định: dòng họ
là một thiết chế xã hội đặc biệt, gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống do khởi
sinh từ một thủy tổ. Trong mối quan hệ đồng huyết này, các cá nhân bao gồm cả
người đang sống và người đã chết đều mang họ theo phía bố; người Việt thường
coi trọng họ nội. Tuy nhiên, chính mối quan hệ quan trọng nhất - mối quan hệ

huyết thống đó đã khiến dòng họ người Việt hình thành hàng loạt mối quan hệ
khác: quan hệ kinh tế với chế độ lưu giữ và thừa kế gia sản, quan hệ tín ngưỡng
thờ tổ tiên mà trước hết là thờ thủy tổ, quan hệ cộng đồng của các thành viên cùng
sống trong một thiết chế xã hội được tổ chức theo nguyên tắc luân lý…
Mặc dù phần lớn quan niệm về dòng họ của các tộc người thiểu số còn ít
được đề cập nhưng có những định nghĩa, theo chúng tôi là rất đáng lưu ý. Chẳng
hạn, quan niệm của nhà dân tộc học Cầm Trọng khi khảo sát về mối quan hệ dòng
họ trong cộng đồng người Thái hay rộng hơn là cư dân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày Thái cho rằng: một bản thường chỉ có một hoặc hai họ lớn được coi là gốc. Trong

Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.

19

một bản Thái có khá đầy đủ mối quan hệ: ải nọng, lúng ta, nhính xao (họ bố, họ mẹ,
họ vợ). Ý kiến này của tác giả Cầm Trọng cùng quan điểm với Giáo sư Trần Quốc
Vượng khi bàn về dòng họ người Việt. Quan niệm ba họ này nảy sinh khá rõ rệt ở
xã hội Thái Tây Bắc, ở đấy việc lấy đổi giữa hai nhóm hôn nhân hay là hai họ hay
hai tông tộc bị ngăn cấm. Nguyên tắc hôn nhân là theo nguyên tắc thuận chiều. Tập
quán chỉ cho phép người con trai bên nhính xao lấy con gái bên lúng ta. Nếu ngược
lại sẽ phạm tục kiêng quay ngược đầu lợn, bị xã hội chê - hai họ không nắm được
luật lệ ông cha, vợ chồng sẽ không có con đàn cháu lũ, không có con trai nối dõi
tông đường…[112, tr.78].
Qua việc điểm lại những nghiên cứu viết về dòng họ người Việt và cư dân Tày
- Thái và các tộc người thiểu số khác trên đây, có thể thấy, phần lớn các tác giả chủ
yếu tập trung vào nhấn mạnh yếu tố “phụ hệ”, còn việc quan tâm đến yếu tố “mẫu
hệ” trong các công trình còn đang rất ít được đề cập. Ngoài ra, những công trình
nghiên cứu về các dạng thức khác như tính song hệ còn hiếm thấy. Trong những

nghiên cứu này, sự thống nhất được khẳng định về cơ sở dòng họ là xuất phát từ quan
hệ huyết thống, cùng với quá trình tồn tại và phát triển của nó trong những điều kiện
lịch sử và trên một không gian địa lý nhất định. Tuy nhiên, việc lý giải quan hệ dòng
họ của các tộc người cũng còn nhiều điểm chưa thật nhất quán, để lại nhiều vấn đề
cần được nghiên cứu thêm. Điểm này cũng xuất phát từ những nhân tố tộc người, yếu
tố lịch sử - địa lý, cũng như điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng,…
1.2.1.3. Về khái niệm sử dụng trong luận án
- Dòng họ: Là toàn thể những người cùng huyết thống. Tính huyết thống có
thể được tính theo bên bố (chế độ phụ hệ), hoặc bên mẹ (chế độ mẫu hệ). Theo đó,
khi nói tới cấu trúc, tổ chức dòng họ là đề cập tới cấu trúc, tổ chức của những người
cùng huyết thống. Đối với trường hợp người Nùng Phàn Slình, được chọn làm đối
tượng nghiên cứu của luận án này, dòng họ là toàn thể những người được tính theo
huyết thống bên bố.
- Quan hệ dòng họ: là mối quan hệ với những người bên họ bố, họ mẹ và họ
vợ/chồng (của người có vợ/chồng). Theo đó, khi nói tới cấu trúc, chức năng của quan
hệ dòng họ là đề cập tới cấu trúc, chức năng của mối quan hệ với ba họ nêu trên.

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

20

- Ngoại hôn dòng họ: Là quy tắc hôn nhân của dòng họ, tức là người đàn ông
trong một họ chỉ được phép kết hôn với người ngoài dòng họ với mình. Khái niệm
ngoài dòng họ ở đây được hiểu theo nghĩa phụ hệ. Có nghĩa là người đàn ông không
được lấy một phụ nữ có chung ông tổ với mình, dù là cách xa mấy đời cũng vậy [98,
tr. 37-38].
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu

1.2.2.1. Lý thuyết chức năng
Trong nhân học thì Bronislaw Malinowshi (1884 - 1942) và Radcliffe Brown (1882 - 1955) được xem là những người lập nên trường phái chức năng. Dân
tộc học mô tả của Malinowski đã trở thành những khuôn mẫu văn bản mới có
phong cách duy thực. Sức mạnh của những tác phẩm dân tộc mô tả này nằm ở
nghiên cứu thực địa được tiến hành trong một thời gian dài và quan trọng hơn
chính là ở những lời khẳng định về lý thuyết chức năng, phương pháp luận để tìm ra
cấu trúc của xã hội và văn hóa tốt hơn so với những người truyền giáo tại chỗ hay
những nhà dân tộc học ghế bàn h. Ông cũng là một người đề xướng việc vận
dụng nhân học như vốn kiến thức thực tiễn để phát triển và cải cách xã hội. Lý
thuyết chức năng nhấn mạnh lên động cơ dân tộc và cấu trúc động cơ, hệ thống
pháp luật, sở hữu đất đai và hệ thống đất canh tác, thương mại và giao dịch, phúc
lợi xã hội và hệ thống y tế [76].
Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất của Malinowski là “ông nhấn mạnh đến tầm
quan trọng của phân tích thiết chế và đưa ra một khung phân tích thiết chế mà ngày
nay vẫn có thể ứng dụng tốt. Theo ông, thiết chế là những cách thức chung và tương
đối ổn định để tổ chức các hoạt động của con người trong xã hội nhằm đáp ứng hay
thỏa mãn những nhu cầu hay yêu cầu cơ bản của xã hội. Những đặc trưng chung nhất
của mọi thiết chế bao gồm: điều lệ (charter), con người tham gia, chuẩn mực, cơ sở
vật chất, hoạt động, chức năng. Phân tích thiết chế là phân tích sáu khía cạnh đó trong
sự vận hành của chúng (cấu trúc và quá trình). Đối với Malinowski, ở cấp độ cấu trúc
(xã hội) có 4 yêu cầu cơ bản mang tính phổ quát: sản xuất và phân phối vật phẩm tiêu
dùng, kiểm soát và điều chỉnh hành vi, giáo dục (xã hội hóa), tổ chức và điều hành
các quan hệ quyền lực. Những yêu cầu này được đáp ứng bởi những thiết chế tương
ứng” [29, tr. 171].

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.


21

Radcliffe-Brown cũng được coi là một trong những cha đẻ của nền nhân
học xã hội Anh. Ông được xem là người hình thành nên lý thuyết chức năng có
tầm ảnh hưởng lớn, dựa trên tư liệu điền dã ở quần đảo Andaman, A. R. RadcliffBrown đưa ra quan điểm cho rằng, hệ thống xã hội là một cơ chế hợp nhất, trong
đó tất cả các bộ phận đều có chức năng tạo nên sự hài hoà của cái toàn thể. Theo
ông, để tìm ra quy luật, cơ chế vận hành của cơ cấu văn hóa - xã hội, cần phải tiến
hành so sánh nhưng là so sánh một cách có hệ thống chứ không phải so sánh từng
yếu tố riêng lẻ. Ông cũng cho rằng cần căn cứ vào yếu tố văn hóa, coi đó là tiêu
chí chung nhất để so sánh các tổ chức xã hội, như tổ chức thân tộc, tổ chức kinh
tế, tổ chức chính trị, tôn giáo… Ở đây ta thấy quan điểm nghiên cứu của A. R.
Radcliff-Brown chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng của Emil Durkheim (18581917), nhà xã hội học người Pháp. Cũng như E. Durkheim, A. R. Radcliff-Brown
cho rằng, các thiết chế xã hội phải được nghiên cứu như một đối tượng khoa học,
một khách thể. Nhà nghiên cứu phải mô tả được phần cơ bản nhất của các thiết
chế xã hội tương thuộc nhau. Ông gọi đó là cơ cấu xã hội và xác định rằng chức
năng của các bộ phận đều quan hệ với cái toàn thể.
Nhưng đóng góp lớn nhất của hai ông trong trường phái chức năng này là
“không thể xem những tập tục của các xã hội có quy mô nhỏ như là những tàn dư
của một thời kỳ nào đó, mà đúng hơn chúng phải được giải thích theo chức năng
hiện thời của chúng” [64, tr.52]. Nền tảng để phân tích xã hội theo quan điểm chức
năng chính là địa vị và vai trò. Địa vị ở đây được hiểu là một vị trí hay vị thế trong
một mối quan hệ (dạng quan hệ) nào đó trong xã hội. Vai trò chính là những hình
thức ứng xử có mối liên quan đến chính địa vị đó. Và họ quan niệm về cơ cấu xã
hội như một mạng lưới những vị thế được kết nối bởi những vai trò có liên quan
[64].
“Có thể tóm tắt tư tưởng cơ bản của chức năng như sau. Bất kỳ một ổn định
nào cũng bao gồm những bộ phận khác nhau nhưng liên hệ với nhau, chúng cùng
nhau vận hành để tạo nên cái toàn bộ, tạo nên sự ổn định hệ thống. Có thể xem là
hiểu được một bộ phận trong hệ thống khi hiểu được cái cách mà nó đóng góp vào
sự vận hành của hệ thống. Sự đóng góp vào việc vận hành ổn định của hệ thống


Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

22

được gọi là chức năng. Các bộ phận có tầm quan trọng chức năng khác nhau trong
hệ thống” [29, tr.165].
Người ta cho rằng, giống như các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người,
mỗi thiết chế xã hội như nhà nước, tôn giáo, gia đình, dòng tộc… đều giữ những chức
năng khác nhau, song lại luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau theo cơ chế phân công
- hợp tác và chính điều này tạo cho xã hội sự cân bằng trong vận động. Với những
tiền đề xuất phát đó, thuyết chức năng không chỉ định hướng vào việc giải thích, mà
còn xác định cần nghiên cứu văn hóa - xã hội của mỗi dân tộc như là một chỉnh thể
thống nhất.
Nghiên cứu nhân học văn hóa như một chỉnh thể thống nhất cần chia tách
chỉnh thể thành ra các bộ phận, các thành tố văn hóa và vạch ra những mối quan hệ
phụ thuộc lẫn nhau giữa những thành tố đó. Ở đây, mỗi tế bào hay thành tố của văn
hóa đều có một chức năng xã hội nhất định, mỗi thành tố riêng lẻ vừa là chính nó,
vừa như một khâu, một mắt xích, mà nếu thiếu chúng thì văn hóa không thể tồn tại
như một chỉnh thể.
Nhìn một cách bao quát, khi áp dụng thuyết chức năng trong luận án này là
những quy tắc khám phá hay các giả thuyết làm việc nhằm hướng tới việc lý giải
cộng đồng tộc người với các cơ chế hành động nhằm tái tạo những cấu trúc văn hóa
- xã hội trong sự phát triển ổn định và bền vững trong nội cộng đồng được nghiên
cứu. Từ đó để thấy rõ tổ chức dòng họ của người Nùng Phàn Slình đang đóng một
vai trò như thế nào với cá nhân, gia đình, dòng họ và cộng đồng xã hội hiện nay?
1.2.2.2. Lý thuyết vốn xã hội (Social Capital) của Na Lin

Đến nay, đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa và cách giải thích khác nhau
về vốn xã hội Bourdieu, Coleman, Fukuyama, Na Lin, Portes, Putnam… Vốn xã hội
(social capital) được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn
kinh tế, vốn văn hoá, vốn con người. Phân tích một cách khái quát các định nghĩa,
cũng như các cách giải thích này đã cho thấy giữa các tác giả vừa có sự thống nhất lại
vừa có cách hiểu khác nhau về vốn xã hội. Trước hết, các tác giả nêu trên đều có
những điểm thống nhất với nhau khi cho rằng vốn xã hội gắn liền với mạng lưới xã
hội, quan hệ xã hội; Thứ hai là, dùng khái niệm nguồn lực để định nghĩa về vốn xã
hội; Thứ ba, coi vốn xã hội được tạo ra bằng cách thông qua việc đầu tư vào các mối

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.

23

quan hệ và mạng lưới quan hệ xã hội, các cá nhân có thể sử dụng nguồn vốn xã hội
đó để tìm kiếm lợi ích cho riêng mình; Thứ tư là, vốn xã hội là sự tin cậy và duy trì sự
có đi có lại với nhau [10].
Tuy nhiên, khái niệm vốn xã hội hiện vẫn đang được tiếp tục thảo luận với
nhiều định nghĩa, cách giải thích khác nhau cùng với đó là những phê phán đi kèm.
Về mặt thuận lợi, khi tiếp cận lý thuyết vốn xã hội cho thấy sự đa dạng và phong
phú về định nghĩa và cách giải thích vốn xã hội có thể được áp dụng vào nhiều lĩnh
vực nghiên cứu khác nhau. Coleman sử dụng định nghĩa và cách giải thích của mình
về vốn xã hội để nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục [128]. Còn Fukuyama đưa ra
quan niệm của ông về vốn xã hội để tìm hiểu sự phát triển kinh tế. Về mặt khó
khăn, sự khác nhau trong quan niệm về vốn xã hội dẫn đến những điểm không
thống nhất thậm chí mâu thuẫn với nhau trong cách quan niệm [130]. Putnam coi
vốn xã hội bao gồm các mạng lưới xã hội [137, tr.19], nhưng ngược lại, Lin cho

rằng vốn xã hội nằm trong hay thuộc về các mạng lưới xã hội chứ không phải là các
mạng lưới xã hội [133, tr.24-25]. Trong khi Fukuyama [131, tr.29] xem vốn xã hội
như là hàng hóa mang tính cá nhân th́ì Bourdieu [127, tr. 248-249] và Coleman
[128, tr.19] lại coi đó là hàng hóa công. Với những khác biệt như vậy, chúng tôi cho
rằng, mỗi nghiên cứu nên định nghĩa về vốn xã hội như là khái niệm làm việc trong
một lĩnh vực cụ thể, phù hợp với mục đích của nghiên cứu đang được tiến hành, dựa
trên việc khảo cứu quan điểm của các tác giả đi trước [10].
Trong khuôn khổ của luận án này, chúng tôi áp dụng lý thuyết vốn xã hội của
Na Lin khi cho rằng: “vốn xã hội có thể được định nghĩa là những nguồn lực gắn với
mạng lưới xã hội (Social Network) được tiếp cận hoặc sử dụng bởi các chủ thể cho các
hành động” [133, tr.24-25].
Na Lin nhấn mạnh rằng, khái niệm vốn xã hội cho thấy sự đầu tư của các
cá nhân vào các mối quan hệ xã hội để đảm bảo lợi nhuận thu lại được. Tác giả
cho rằng, một lý thuyết về vốn xã hội nên giải thích các nguồn lực đảm nhận các
giá trị như thế nào và các chủ thể tiếp cận các nguồn lực để thu lợi như thế nào.
Lin chỉ ra hai loại lợi nhuận của vốn xã hội: Thứ nhất là lợi nhuận cho dạng hành
động phương tiện như là lợi nhuận về mặt xã hội, chính trị, kinh tế; Thứ hai là

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

24

lợi nhuận cho dạng hành động xúc cảm như thỏa mãn về đời sống sức khỏe và
tinh thần [132].
Liên quan đến các cấp độ mà vốn xã hội được tạo dựng và sử dụng để thu
được lợi nhuận, Lin chỉ ra hai cấp độ - cấp độ cá nhân và nhóm. Ở cấp độ cá nhân,
có hai quá trình được đặt ra. Quá trình thứ nhất là việc các cá nhân đầu tư như thế

nào vào các quan hệ xã hội. Quá trình thứ hai là các cá nhân nắm bắt các nguồn lực
gắn với các quan hệ xã hội như thế nào để mang lại lợi nhuận. Ở cấp độ nhóm, có
hai quá trình tương quan là những nhóm nhất định nào đó phát triển và duy trì vốn
xã hội như là một tài sản tập thể như thế nào và tài sản đó góp phần thay đổi đời
sống của một thành viên trong nhóm đó ra sao [132, tr. 31-32]. Trong nghiên cứu
này, chúng tôi sẽ phân tích các cá nhân đầu tư vào các quan hệ xã hội như thế nào
trong phạm vi mối quan hệ dòng họ để tạo ra vốn xã hội và họ sử dụng vốn xã hội
như thế nào để thu được lợi nhuận từ mối quan hệ đó.
Mục đích của việc vận dụng lý thuyết mạng lưới vốn xã hội đối với đề tài
luận án là dựa trên nguồn tài nguyên về niềm tin thực thi và trao đổi có đi có lại
được gắn vào trong các mạng xã hội của cá nhân. Cá nhân có thể sản xuất, duy trì
và sử dụng vốn xã hội thông qua các mối quan hệ trong mạng lưới họ hàng để bảo
đảm lợi ích cho bản thân. Trên cơ sở đó, chỉ ra các chiều cạnh giữa quan hệ cá nhân
với nhau, giữa các nhóm xã hội với cá nhân và ngược lại trong cộng đồng tộc người
Nùng Phàn Slình, cũng như với các cộng đồng tộc người láng giềng.
Việc nhìn nhận nguồn vốn xã hội từ quan điểm tiếp cận dựa trên mạng lưới
xã hội mà từ đó chúng tôi so sánh giữa các mạng lưới họ hàng tại công đồng nghiên
cứu bằng cách kiểm tra các cách thức mà trong đó vốn xã hội hoạt động trong các
quan hệ họ hàng như thế nào. Qua sự phân tích các cá nhân đầu tư vào các quan hệ
xã hội như thế nào trong phạm vi của mối quan hệ dòng họ để tạo ra vốn xã hội và
họ sử dụng vốn xã hội như thế nào để thu được lợi nhuận. Theo đó, chúng tôi coi
vốn xã hội như là nguồn tài nguyên về niềm tin để các cá nhân quyết định hành
động và trao đổi mang tính có đi có lại được gắn vào trong các mạng xã hội của mỗi
cá nhân đó. Cá nhân có thể sản xuất, duy trì và sử dụng vốn xã hội thông qua các
mối quan hệ trong mạng lưới họ hàng đó để bảo đảm lợi ích cho chính họ.

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.


25

Trong phạm vi phân tích, vốn xã hội của Na Lin được chúng tôi sử dụng
như là sự tin tưởng thi hành và trao đổi có đi có lại được xem xét trong mối quan
hệ họ hàng với cái tôi dựa trên so sánh mối quan hệ dòng họ với một số mối
quan hệ xã hội khác như quan hệ bạn bè và hàng xóm. Cụ thể hơn, luận án sẽ
xem xét cách thức mà cá nhân tạo dựng, duy trì và sử dụng vốn xã hội trong
mạng lưới quan hệ họ hàng như là một loại mạng xã hội. Trong trường hợp của
mạng lưới họ hàng lấy cá nhân làm trung tâm, mỗi cá nhân có cái tôi được gắn
với những người bên dòng họ bố, dòng họ mẹ và bên họ vợ/chồng và mạng lưới
họ hàng dựa trên cái tôi có thể đầu tư trong các kết nối, tạo dựng quan hệ với các
cá nhân khác để xây dựng và sử dụng nguồn vốn xã hội.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp điền dã dân tộc học
Điền dã dân tộc học là phương pháp nghiên cứu quan trọng được triển khai
để thực hiện đề tài nghiên cứu này. Quá trình điền dã để thu thập tư liệu được chúng
tôi chia theo các mùa vụ trong lịch nông nghiệp của người dân và tham gia trực tiếp
các lễ hội dân gian tại cộng đồng. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các hoạt động
cùng với người dân trong các sự kiện như xây dựng nhà cửa, làm trang phục, cách
thức chọn đất làm nơi cư trú đến hoạt động sản xuất nương rẫy, chăn nuôi, sinh hoạt
gia đình là hoạt động mang tính bắt buộc và quan trọng trong nghiên cứu định tính
này. Việc tiến hành sưu tầm các tư liệu về các câu chuyện kể về lịch sử tộc người,
suy nghĩ, cảm nhận và sự trải nghiệm của người dân về đời sống của chính bản thân
họ trong quá trình có sự thay đổi kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ cũng như đi sâu tìm
hiểu về mối quan hệ cộng đồng làng bản và quan hệ tộc người giữa các cộng đồng
xuyên biên giới là hợp phần của cách tiếp cận trong nghiên cứu định tính.
Đồng thời, thông qua nghiên cứu tham dự, phương pháp phỏng vấn sâu để
thu thập dữ liệu định tính đã được chúng tôi áp dụng ở đây được coi là phương
pháp cơ bản. Đối tượng của các cuộc phỏng vấn sâu được lựa chọn là: thầy cúng,

già làng, trưởng bản, người làm kinh tế giỏi, người đói nghèo, thanh niên, phụ nữ,
người nghỉ hưu, người đã và đang tham gia công tác chính quyền huyện, xã, thôn.
Nội dung phỏng vấn được tập trung vào các vấn đề lịch sử tộc người, quá trình di
cư và các mối quan hệ tộc họ được thể hiện qua các sinh hoạt cộng đồng và gia

Footer Page 25 of 258.


×