Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn na dương huyện lộc bình tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.67 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TÀNG THỊ GÁI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN NA DƢƠNG, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH
LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TÀNG THỊ GÁI
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN NA DƢƠNG, HUYỆN LỘC BÌNH, TỈNH
LẠNG SƠN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý Đất đai

Lớp

: K44 - QLĐĐ - N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học

: 2012 - 2016


Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Ngọc Anh

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Quản Lý
Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khóa học
ở trường em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND thị trấn Na Dương, huyện
Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vớiđề tài:“Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Na Dương,
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của các đơn vị, cơ quan
và nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, nơi đã đào
tạo, giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường.
Em vô cùng cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Anh giảng viên khoa Quản Lý
Tài Nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ
bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài vàtoàn thể các thầy
giáo, cô giáo trong khoa Quản Lý Tài Nguyên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm chân thành với sự quan tâm, giúp đỡ củaUBND
thị trấn Na Dương, đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh chị phòng
địa chính thị trấn Na Dương, các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong thị trấn
đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài
tại địa phương.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và người thân
đã động viên, giúp đỡ em thực hiện đề tài này.
Thái Nguyên, ngày 13 tháng 08 năm 2016

Sinh viên

Tàng Thị Gái


ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu viết tắt

Nguyên nghĩa

CPTG, IC

Chi phí trung gian

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GTSX, GO

Giá trị sản xuất

H


Hight – Cao

KHKT

Khoa học kỹ thuật

L

Thấp

LMUs

Bản đồ đơn vị đất đai

LUT

Loại hình sử dụng đất

M

Trung bình

P

Giá của từng loại sản phẩm

Q

Khối lượng của từng loại sản phẩm


RRA

Rural Rapid Appraisal – Đánh giá nhanh nông thôn

T

Tổng giá trị sản phẩm

TB

Trung bình

UBND

Uỷ ban nhân dân

VH

Very hight – Rất cao


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương năm 2014 .................15
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 .............................................................32
Bảng 4.2. Các loại hình sử dụng đất chính của thị trấn Na Dương Năm 2015 .........35
Bảng 4.3. Mức đầu tư chi phí cho các loại cây trồng chính ......................................37
Bảng 4.4. Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính ..........................................38
Bảng 4.5. Hiệu quả kinh tế của LUTcây trồng hàng năm.........................................39
Bảng 4.6.Hiệu quả kinh tế của loại hình cây ăn quả chính .......................................39

Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất chính trên địa bàn thị trấn Na
Dương ........................................................................................................................40
Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất ................................41
Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất của thị trấn Na Dương 42
Bảng 4.10. Hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất ...............................43


iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Cơ cấu diện tích đất đai thị trấn Na Dương năm 2015 ..........................33
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu đất nông nghiệp thị trấn Na Dương năm 2015 .........................34


v
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung:.................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: .................................................................................................2
1.3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài ....................................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................2
1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................................3
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .....................................................................................4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................12
2.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài ................................................................................... 16
2.2. Hiệu quả sử dụng đất .......................................................................................... 16
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất ................................................................ 16

2.2.2.Hiệu quả kinh tế ............................................................................................... 17
2.2.3. Hiệu quả xã hội ............................................................................................... 18
2.2.4. Hiệu quả môi trường ....................................................................................... 18
2.3. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất ........................................................19
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành .........................................................................20
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................20
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của thị trấn Na Dương .............................20
3.3.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Na Dương ...........20


vi
3.3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thị trấn Na Dương ......................................................................20
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...............................................................21
3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả của các loại hình sử dụng đất ..............................21
3.4.4. Phương pháp tính toán phân tích số liệu ......................................................... 23
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình,
tỉnh Lạng Sơn ............................................................................................................24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ...........................................................................................24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................26
4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Na Dương
...................................................................................................................................29
4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của thị trấn Na Dương ..............31

4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn Na Dương ...........................................31
4.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của thị trấn Na Dương ..... 34
4.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Na
Dương.................................................................................................................................. 37
4.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
trên địa bàn thị trấn Na Dương..................................................................................44
4.3.1. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ...............................................44
4.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn ..........................................45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 49
5.1. Kết luận ..............................................................................................................49
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51
PHỤ LỤC


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt.
Với sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được,
không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp.
Xã hội phát triển dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về
lương thực, thực phẩm, cũng như các nhu cầu về văn hóa xã hội. Bên cạnh đó quá
trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ mà khả năng khai hoang đất mới rất hạn chế. Do
vậy việc đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp đang trở thành vấn đề mang
tính toàn cầu được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan

tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi mục
đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa
chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện
đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ đó có những
quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và
bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai phục vụ phát triển
sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một quốc gia, một vùng
lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết.
Cũng như các thị trấn, xã nông nghiệp khác, thị trấn Na Dương đang đối mặt
với hàng loạt các vấn đề như sau: sản xuất nhỏ, manh mún, công nghệ lạc hậu, chất
lượng nông sản thấp, khả năng hợp tác liên doanh cạnh tranh còn yếu, sự dịch
chuyển cơ cấu còn chậm. Trong điều kiện diện tích nông nghiệp ngày càng bị thu
hẹp do sức ép của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số thì mục
tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra giá trị lớn
về kinh tế, đông thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp là hết sức cần thiết, tạo ra
giá trị lớn về kinh tế, đồng thời tạo đà cho phát triển nông nghiệp bền vững. Đó là


2

mục tiêu nghiên cứu đề tài:“Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn Na
Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng và xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn thị trấn nhằm đánh giá các loại hình sử dụng đất nông nghiệp có
hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương từ đó đề
xuất việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiệu quả một số loại hình sử dụng đất chính
- Đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội,môi trường của các loại hình sử dụng đất
nông nghiệp.
- Lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
- Đưa ra giải pháp sử dụng đất có hiệu quả cao hơn.
1.3.

Yêu cầu của đề tài
- Số liệu tài liệu thu thập được phải đảm bảo khách quan, trung thực, chính

xác nội dung nghiên cứu phải cụ thể, thực tế, phản ánh đúng thực trạng khu vực
nghiên cứu và có thể sử dụng tốt cho việc định hướng sử dụng đất có hiệu quả tại
địa phương.
- Việc phân tích, xử lý số liệu phải trên cơ sở khoa học, có định tính và định
lượng bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp.
- Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, định hướng phát triển kinh tế
- xã hội và chính sách của nhà nước.
- Các đề nghị, kiến nghị phải có tính khả thi.
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Củng cố kiến thức đã được học nghiên cứu trong nhà trường và những kiến thức


3

thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở.
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá trình
làm đề tài.

1.4.2.Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và thúc đẩy sự phát triển
sản xuất nông nghiệp bền vững
- Củng cố kiến thức đã được tiếp thu khi học và những kiến thức thực tế trong
quá trình học tập.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1.1. Khái niệm về đất đai, đất nông nghiệp
* Khái niệm về đất đai
Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và
khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển.Đất là lớp mặt tươi xốp
của lục địa có khả năng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ
nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là
do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy
quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính
thường xuyên và cơ bản.
Theo C.Mac: “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến, quý báu nhất của sản
xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng
loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau”Cac Mac (1949) [4]
Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái
niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật,
động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất;
theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn

thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý
nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
 Khái niệm về đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp đôi khi còn gọi là đất canh tác đất trồng trọt là những vùng
đất khu vực thích hợp cho sản xuất, canh tác nông nghiệp, bao gồm cả trồng trọt
chăn nuôi. Đây là một trong những nguồn lực chính trong nông nghiệp.[17]


5

Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO – Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây:
 Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông,
khoai tây, rau dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đát sử dụng được trong nông
nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang ( đất hoang hóa, đất thoái hóa).
 Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho ( thông dụng ở
Châu Âu).
 Đất trồng cây lâu năm (ví dụ như trồng cây ăn quả).
 Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn tha gia súc.
Tại Việt Nam, theo luật đất đai năm 2013 và thông tư 28/2004/TT – BTNMT:
Đất nông nghiệp được định nghĩa là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu,
thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng. Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.
 Vai trò của đất đai trong sản xuất nông nghiệp
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội.
Thực phẩm là không thể thay thế bằng bất kỳ một loại hàng hóa nào khác,
những hàng hóa này dù cho trình độ khoa học – công nghệ phát triển như hiện nay,
vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu
tiên có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển con người và phát triển kinh tế - xã

hội của đất nước. Quyết định an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đầy sản
xuất công nghiệp, các ngành kinh tế khác và phát triển đô thị.
- Nguồn thu ngân sách quan trọng của nhà nước.
Nông nghiệp là nghành kinh tế sản xuất có quy mô lớn nhất nước ta. Tỷ trọng
giá trị tổng sản lượng và thu nhập quốc dân trong khoảng 25% tổng thu ngân sách
trong nước. Việc huy động một phần thu nhập từ nông nghiệp được thực hiện dưới
nhiều hình thức: Thuế nông nghiệp, các loại thuế kinh doanh khác…
- Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất
trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người.


6

2.1.1.2. Sử dụng đất và những quan điểm sử dụng đất
- Khái niệm sử dụng đất
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người và
đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường.
- Khái niệm về loại hình sử đất (LUT: Land UseType)
LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với các
phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội nhất định.[13]
* Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
- Yếu tố điều kiện tự nhiên:bao gồm vị trí địa lý, địa hình diện mạo, ánh sáng,
nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí, các nguồn tài nguyên và môi trường.
Chúng có ảnh hưởng một cách rõ rệt, thậm trí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử
dụng đất.
- Yếu tố về kinh tế - xã hội: bao gồm các nhân tố như dân số, lao động, mức
sống của người dân, cơ sở hạ tầng. Đây là yếu tố quyết định đối với hiệu quả sử
dụng đất.
- Yếu tố tổ chức, kỹ thuật: đây là yếu tố hết sức quan trọng trong việc quy
hoạch sử dụng đất, chính là cơ sở để phất triển hệ thống cây trồng, chăn nuôi.

2.1.1.3.Một số luận điểm cơ bản về đánh giá đất
2.1.1.3.1. Khái niệm về đánh giá đất
 Đánh giá đất là so sánh, đánh giá khả năng của đất theo từng khoanh đất vào
độ màu mỡ và khả năng sản xuất của đất.
 Trong sản xuất nông nghiệp, việc đánh giá đất nông nghiệp với những mức
độ khác nhau. Mức độ khác nhau của những yếu tố đánh giá đất được tính toán trên
cở sở khách quan, phản ánh các thuộc tính của đất và mối tương quan giữa chúng
với năng suất cây trồng trong nhiều năm.
Nói cánh khác, đánh giá đất đai trong sản sản xuất nông nghiệp thường dựa
vào chất lượng (độ phì tự nhiên và độ phì hữu hiệu) của đất và mức sản phẩm mà độ
phì của đất tạo nên.


7

2.1.1.3.2. Các luận điểm đánh giá đất trên thế giới

 Luận điểm đánh giá đất của Docutraiep
Docutraiep cho rằng:“ Độ phì tiềm tàng là yếu tố cơ bản nhất để cơ bản nhất
để xác định khả năng của đất, sử dụng độ phì tiềm tàng là phương pháp duy nhất
thực hiện được để xác định giá trị tương đối của đất”. Khi đánh giá đất cần phải
xác định thật chính xác tính chất đặc điểm của đất, trong đó đặc biệt chú ý những
tính thể hiện độ màu mỡ của đất (độ phì tiềm tàng) đó là: Loại đất phát sinh và chất
đất được quan tâm đặc biệt. [13]
Ngoài ra, một số nhà thổ nhưỡng khác còn cho rằng. Năng suất của cây trồng,
địa hình tương đối cũng là các yếu tố quan trọng nhất để căn cứ đánh giá đất.

 Luận điểm đánh giá đất của Rozop và cộng sự
Tại hội nghị Quốc tế về đánh giá đất lần thứ 10 tổ chức tại Matscova (1974),
một luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã được trình bày và nhất

trí cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
 Đánh giá đất phải dựa vào vùng địa lý, thổ những khác nhau có yếu tố đánh
giá đất khác nhau.
 Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm của cây trồng.
 Cùng một số loại cây trồng, cùng một loài đất nhưng không thể áp dụng
hoàn toàn những chỉ tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
 Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
 Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng.
 Trường hợp không có sự tương quan giữa chất lượng đất và năng suất cây
trồng là do:
 Trình độ thâm canh khác nhau.
 Trong quá trình sản xuất ,tiềm năng của đất chưa có điều kiện thuận lợi để
biểu thị bằng năng suất.

 Luận điểm đánh giá đất của Anh
Tại Anh đang ứng dụng hai phương pháp đánh giá phân hạng đất đai là dựa
vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất và căn cứ vào thống kê sức sản xuất


8

thực tế của đất.
Theo phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây công nghiệp của đất
phụ thuộc vào nhóm nguyên nhân chính.
Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng
suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều năm
trên đất tốt hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn vì sản lượng, năng suất
còn phụ thuộc vào cây trồng được chọn vào phụ thuộc vào khả năng của người sử
dụng đất. [13]


 Luận điểm đánh giá đất của Pháp
Theo ông Dolomong “Khả năng của đất ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng
của cây trồng và ở mức độ nhất định, sinh trưởng phát triển và khả năng cho năng
suất cây trồng đã thực hiện được tính chất đất. Có thể lập được một tháng năng
suất biểu thị tương quan sơ bộ giữa đặc tính của đất đai đó là thống kê năng suất
nhiều năm”. [13]
Tuy nhiên đánh giá đất theo độ phì nhiêu của đất có những bất cập sau:
 Không thể chỉ dựa vào một loại cây trồng để làm tiêu chuẩn đánh giá đất có giá
trị mà cần phải thống kê năng suất của các loại cây trồng trong hệ thống luân canh.
 Đánh giá đất theo năng suất cây trồng ở mức độ nhất định cũng thể hiện
trình độ của người sử dụng, bởi vì kết hợp của tất cả các biện pháp kỹ thuật tác
động là tiền đề để tăng độ màu mỡ của đất.
 Độ phì nhiêu của đất phụ thuộc nhiều vào hình thía phấu diện đất, nhưng độ
phì nhiêu đất chỉ đạt mức độ tối đa khi lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng
đạt mức độ tối ưu.

 Luận điểm đánh giá đất của FAO
Năm 1976, FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai: đánh giá đất đai là
quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt đất/ khoanh đất cần
đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có.


9

2.1.1.3.3.Đánh giá đất ở Việt Nam
 Khái niệm đánh giá, phân hạng đất đai đã có từ lâu. Trong thời kỳ phong
kiến thực dân, để thu thuế đất đã có sựu phân chia “Tứ hạng điền, lục hạng thổ”.
Công tác đánh giá phân hạng được nhiều cơ quan khoa học nghiên cứu và thực hiện
như: Viên nông hóa – Thổ nhưỡng, Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, Tổng

cục địa chính ( nay là Bộ tài nguyên và Môi trường), các trường đại học và các tỉnh
thành. [13]
 Ở thập kỷ 70 Nguyễn Văn Thân (Viện thổ nhưỡng nông hóa) đã tiến hành
nghiên cứu phân hạng đất với một số cây trồng trên một số loại đất. Sau đó những
tiêu chuẩn xếp hạng ruộng đất được xây dựng và thực hiện ở Thái Bình năm 1980
- 1982.
 Vào đầu những năm 1990, nước ta tiến hành nghiên cứu ứng dụng phương pháp
đánh giá đất đai của FAO trong dự án quy hoạch tổng thể Đồng Bằng Sông Cửu Long
năm1990 của Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
 Từ năm 1992 đến nay, phương pháp đánh giá đất của FAO bắt đầu được
thực hiện nhiều ở nước ta. Đánh giá đất đai theo FAO được triển khai rộng khắp ở
nhiều mức độ chi tiết và tỉ lệ bản đồ khác nhau.
 Đến nay, nước ta đã phân chia toàn bộ đất đai thành 6 hạng từ hạng I đến
hạng VI, với 3 cấp độ thích nghi. Rất thích hợp (S1), thích hợp (S2) và ít thích hợp
(S3), không thích hợp (N). Trong đó chia ra đất không thích hợp hiện tại (N1), đất
không thích hợp vinh viễn (N2).
2.1.1.4. Nội dung đánh giá thực trạng sử dụng đất
1. Đánh giá loại hình sử dụng đất
Loại hình sử dụng đất đai được xác định thống nhất trong cả nước. Sau khi
điều tra phân loại thực trạng sử dụng đất đai, tuy thuộc vào các loại hình sử dụng
đất sẽ đánh giá các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ (%) diện tích so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đất đang sử dụng và
diện tích của các loại hình đất chính.
- Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ.


10

- Bình quân diện tích các loại đất trên đầu người.
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai

Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường
được đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
Tổng diện tích đất đai
Tổng diện tích đất đai -Tổng diện tích đất tự nhiên
Tỷ lệSDĐ (%)

=
Tổng diện tích đất đai
Tổng diện tích đất gieo trồng hàng năm

Hệ số SDĐ (lần) =
Diện tích cây hàng năm (đất canh tác)
3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Mục đích đánh giá hiệu quả các LUT là để tính toán, so sánh và phân loại mức
độ thích hợp của các chỉ tiêu kinh tế, xã hội và môi trường với các loại hình sử dụng
đất nông nghiệp ở địa phương.
Các chỉ tiêu cần tính toán để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
thường thường quy về đơn vị 1 ha cho từng loại hình sử dụng đất nông nghiệp.

 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
 Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp
 Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất: GTSX (GO - Gross Output) là toàn bộ giá trị
sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một kỳ nhất định (thường là một năm).
 Chi phí trung gian: CPTG (IC-Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi
phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu
vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
 Giá trị gia tăng: GTGT (VA- ValueAdded) là hiệu số giữa giá trị sản xuất và
chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
(VA= GO -IC)
 Thu nhập hỗn hợp: TNHH được tính theo công thức (GTSX – CPTG)đây là

Là phần trả cho người lao động (cả lao động chân tay và lao động quản lý) cùng tiền


11

lãi thu được trên từng loại hình sử dụng đất.
 Hiệu quả kinh tế trên ngày công lao động quy đổi, gồm có (TNHH/số công lao
động). Thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng kiểu sử dụng đất và
từng cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của người lao động.
 Hiệu quả sử dụng đồng vốn: (TNHH/CPTG) đây là đánh giá được hiệu quả
sử dụng đồng vốn đạt được lợi nhuận cao nhất.

 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
 Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của nông dân.
 Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng.
 Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân.
 Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật.

 Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
Theo Đỗ Nguyên Hải (Đỗ Nguyên Hải 1999) chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi
trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được là:
 Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn.
 Đánh giá các tài nguyên nước bền vững.
 Đánh giá quản lý đất đai.
 Đánh giá hệ thống cây trồng.
 Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo
vệ cây trồng.
 Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên.
 Sự thích nghi của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
4. Đánh giá tính bền vững trong sử dụng đất đai

 Bền vững về kinh tế: Là chỉ tiêu mô tả mối quan hệ giữa lợi ích mà người sử
dụng đất nhận được và chi phí bỏ ra để nhận được lợi nhuận đó. Đối với những hộ
sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế là một nhân tố để thúc đây sản xuất phát
triển. Bền vững về kinh tế được đánh giá thông qua cá chỉ tiêu sau.
 Tổng giá trị sản xuất: Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ dược tạo


12

ra trong quá trình sản xuất trong một thòi gian nhất định là một năm.
 Chi phí trung gian: Bao gồm các chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng
trong quá trình sản xuất.
 Giá trị gia tăng: Là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian của
hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Đây là chi tiêu quan trọng để đánh giá hiệu
sản xuất.
 Bền vững về mặt xã hội: Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác
định hiệu quả kinh tế mang lại thì cần phải xác định hiệu quả xã hội về việc giải
quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, khả năng thu hút lao động.
 Bền vững về mặt môi trường: Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng
suất sản phẩm thì con người tìm mọi cách tác động một cách không hợp lý vào đất
gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Để đánh giá bền vững về mặt môi
trường, chúng tôi tiến hành đánh giá trên các khía cạnh tác động tích cực và tác
động tiêu cực.
 Đánh giá khả năng giải quyết việc làm, thu thập từ hoạt động sản xuất nông
nghiệp.
 Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường.
 Đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững.
5. Đánh giá mức độ thích hợp sử dụng đất
Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp các thuộc tính của đất
đai với mục đích của đất đai với mục đích đang sử dụng. Đất đai có nhiều công

dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng cần căn cứ vào các thuộc tính của đất đai để
lựa chọn mục đích sử dụng là tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp
sẽ dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới:
- Nông nghiệp ở Hoa Kỳ (Mỹ) là ngành nông nghiệp phát triển, đứng đầu
thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù nông nghiệp chỉ chiếm khoảng
2% GDP nhưng mỗi năm cũng thu về cho đất nước khoảng 240 - 260 tỷ USD. Sản


13

phẩm nông nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn, khoảng 75 - 80 tỉ USD mỗi năm.. Nền nông
nghiệp Hoa Kỳ cũng đạt được sự dồi dào và đa dạng nhất trên thế giới.
Lao động nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số 318 triệu người.
Nếu tính dưới góc độ lực lượng lao động thì lao động ngành nông nghiệp của Mỹ
chỉ chiếm 0,7% tổng số lực lượng lao động của toàn nước Mỹ tính đến thời điểm
năm 2014 (với 155.421.000 người).
Diện tích nước Mỹ là 9,161,923 km2, trong đó diện tích đất có thể canh tác
được chiếm 18,1%. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 02/2014, Mỹ có
2,109,363 tổng số nông trại, trung bình mỗi trại có diện tích 174 héc ta. Năm 2012,
tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394.6 tỷ đô la Mỹ, tăng 33% so với năm
2007, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt là 219.6 tỷ đô la, giá trị sản phẩm
chăn nuôi đạt 171.7 tỷ đô la.
Xuất nhập khẩu nông sản, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới, ước tính chiếm 18%
thị phần thương mại nông sản của toàn cầu.Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn
thặng dư về thương mai các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như xuất khẩu nông sản
năm 2014 ước tính đạt 149.5 tỷ đô la, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu
tất cả các mặt hàng và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến hơn 38.5 tỷ đô la
Mỹ. [15 ]

 Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở huyện Yên Lập tỉnh Phú Thọ: Trong
tổng số hơn 43 nghìn ha đất tự nhiên, huyện miền núi Yên Lập có tới hơn 31 nghìn
ha đất nông lâm nghiệp. Hơn 80% lao động của huyện sống nhờ nông nghiệp. Mặc
dù có tiềm năng về đất đai, nguồn lao động dồi dào nhưng về cơ bản sản xuất nông
lâm nghiệp trên địa bàn huyện vẫn là sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.Cùng với diễn biến
bất thường của thời tiết, thị trường tiêu thụ làm cho sản xuất nông nghiệp và đời
sống của người dân trên địa bàn gặp nhiều khó khăn. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo của
huyện còn tới hơn 38%.
Từ những bất cập như vậy, huyện xác định cần có những giải pháp hữu hiệu
để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Một số mô hình trình diễn các giống


14

mới có tiềm năng năng suất cao được đưa vào sản xuất như: Giống lúa TBR 36,
TBR 45, HYT108, BC 15, giống ngô 8868, giống lạc L23, giống sắn cao sản KM
94…đều cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện.
Tổng sản lượng lương thực cây có hạt năm 2011 đạt hơn 37 nghìn tấn. Diện
tích lúa cơ bản ổn định nhưng năng suất lúa tăng trưởng liên tục qua các năm do
làm tốt công tác chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất, gieo cấy đúng khung
lịch thời vụ, làm tốt công tác chống hạn, phòng chống dịch bệnh…nên năng suất lúa
năm 2011 đạt 50,02 tạ/ha, tăng 8,7 tạ/ha so với năm 2007. Vụ chiêm xuân vừa qua
năng suất lúa chiêm xuân của huyện đạt 54,8 tạ/ha, sản lượng 14.421 tấn. Đặc biệt
có những giống lúa mới như giống ĐH 18 đưa vào đồng ruộng Yên Lập đã đạt năng
suất 83 tạ/ha. Tổng diện tích chè hiện có gần 1.500 ha, tăng 108% so với năm 2007,
năng suất đạt gần 70 tạ/ha, tăng hơn 20 tạ/ha so với năm 2007, sản lượng đạt hơn
9.300 tấn tăng 3.800 tấn so với năm 2007.
Về những giải pháp trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Lập, đồng chí Bùi Tiến Vỹ- Phó Chủ tịch

UBND huyện cho biết: Huyện tiếp tục mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao
và các giống lúa thuần có năng suất cao và chất lượng tốt gieo cấy trên địa bàn, kết
hợp với đầu tư thâm canh, làm tốt công tác bảo vệ thực vật. Ổn định diện tích chè
hiện có, tập trung trồng lại các diện tích chè cũ, cằn xấu, năng suất thấp bằng các
giống chè lai năng suất cao. [8 ]
- Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang những năm gần đây, sản xuất lúa liên tục
được mùa, năng suất, sản lượng và giá trị đều tăng qua các năm đã góp phần đem lại
sự ổn định về kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh về lương thực.
Từ trước năm 2010, năng suất lúa toàn tỉnh chỉ khoảng 51 tạ/ha, sản lượng 570
nghìn tấn, cơ cấu giống lúa trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng các giống lúa thuần
KD18, Q5, ĐV108.....Các giống lúa thuần cũ qua thời gian dài sử dụng đã có một số
biểu hiện thái hóa, năng suất không ổn định, giá bán ở mức trung bình – thấp.
Đến năm 2015, năng suất lúa toàn tỉnh đạt 55,5 tạ/ha, sản lượng đạt trên 610
nghìn tấn, cơ cấu giống lúa có sự thay đổi mạnh mẽ, nhiều giống lúa thơm có năng


15

suất và chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sản xuất của tỉnh được đưa vào gieo
cấy, thay thế dần các giống lúa cũ, điển hình như: BC15, Thiên ưu 8, TBR225,
Nàng xuân, lúa Nhật... đã nâng tổng diện tích lúa chất lượng toàn tỉnh lên 30.659
ha, cao gấp 10 lần so với năm 2010. Lúa chất lượng có chất lượng cơm ngon, giá
bán cao hơn so với lúa thông thường từ 10- 15%. Tại nhiều địa phương đã hình
thành nhiều vùng sản xuất lúa chất lượng tập trung với quy mô lớn như: huyện Yên
Dũng, Lục Nam, Lạng Giang, Hiệp Hòa... đặc biệt năm 2011, Hội sản xuất, tiêu thụ
gạo thơm Yên Dũng đã được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cấp nhãn hiệu bảo hộ
“Gạo thơm Yên Dũng”. [16]
- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại các địa phương trên cả nước
Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phƣơng năm 2014
Trong đó

Tỉnh/ TP
Hà Nội
TP.Hồ Chí
Minh
Vĩnh Phúc
Bắc Ninh
Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Kạn
Tuyên Quang
Lào Cai
Yên Bái
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Bắc Giang
Phú Thọ
Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
Hoà Bình

282,066

Đất sản
xuất nông
nghiệp
150,683

163,020
80,874


Tổng
diện tích

24,338

Đất
chuyên
dùng
70,520

71,172

33,987

33,550

24,311

50,015
41,959

3,439
631

18,692
18,058

8,728
10,147


Đất lâm
nghiệp

701,164
738,144
155,562
561,766
13,890
97,775
526,970
14,560
644,335
36,678
39,461
12,378
91,977
81,634
446,641
24,922
558,876
83,585
336,210
20,864
444,580
109,319
474,121
15,604
604,111
108,075

181,437
21,347
324,540
109,554
569,742
26,688
713,481
129,388
140,310
52,606
345,654
98,370
178,724
27,188
313,947
143,420
637,817
11,030
797,737
92,998
738,994
5,446
841,298
286,559
637,993
19,783
951,759
64,820
288,424
25,503

398,259
(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi Trường 2014)

Đất ở
36,525

6,926
5,030
3,460
5,679
3,921
5,067
13,681
7,497
23,350
9,665
5,470
3,860
7,424
19,512


16

Qua bảng 2.1 ta thấy: Hiện trạng sử dụng đất đai của một số địa phương, nhìn
tổng thể có thể thấy phần đất sản xuất nông nghiệp có xu thế giảm so với phần đất
lâm nghiệp. Qua bảng nhìn từ tỉnh Cao Bằng đến tỉnh Hòa Bình thì diện tích đất
lâm nghiệp cao hơn so với các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Vĩnh
Phúc. Tuy nhiên bên cạnh đó phần diện tích đất chuyên dùng ở các tỉnh, thành phố
này cũng cao hơn so với đất lâm nghiệp và đất ở. Có thể thấy sự biến động diện tích

về đất đai ở các tỉnh, thành phố này là rất lớn trong năm.

2.1.3. Cơ sở pháp lí của đề tài
- Luất Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013
- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ
về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015của Chính phủ về
quản lý sử dụng đất trồng lúa
- Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 16 tháng 06 năm 2003 của Bộ chính trị việc
tiếp tục sắp xếp , đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh
- Thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30 tháng 09 năm 2014 của Bộ kế

hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19tháng
12 năm 2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn
- Thông tư số 19/2016/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 06 năm 2016 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết điều 4 của Nghị định
số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 04 năm 2015 về quản lý sử dụng đất trồng lúa
- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

2.2. Hiệu quả sử dụng đất
2.2.1. Khái niệm về hiệu quả sử dụng đất
Khái niệm về hiệu quả được sử dụng trong đời sống xã hội, nói đến hiệu quả
người ta sẽ hiểu là công việc đạt kết quả tốt. Như vậy hiệu quả là kết quả mong
muốn, cái sinh ra kết quả mà con người mong đợi và hướng tới. Nó có nội dung


17


khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất hiệu quả có nghĩa là hiệu
suất, năng suất. Trong kinh doanh hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận, trong lao động
hiệu quả là năng suất lao động được đánh giá bằng số lượng thời gian hao phí để
sản xuất ra một đơn vị sản phẩm hoặc là bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian. Trong xã hội, hiệu quả xã hội là có tác dụng tích cực đối
với một lĩnh vực xã hội nào đó.
2.2.2.Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Theo ngành thống kê định nghĩa thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh
tế, biểu hiện của sự tập trung phát triển theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác
các nguồn lực và sự chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất. Nâng cao hiệu
quả kinh tế là một tất yếu của mọi nền sản xuất
xã hội, yêu cầu của công tác quản lý kinh tế buộc phải nâng cao chất lượng
các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế.
Nền kinh tế của mỗi quốc gia đều phát triển theo hai chiều: chiều rộng và
chiều sâu, phát triển theo chiều rộng là huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, tăng
đầu tư chi phí vật chất, lao động, kỹ thuật, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây
dựng thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp… Phát triển theo chiều sâu là đẩy mạnh việc
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sản xuất, tiến hành hiện đại
hóa, tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao trình độ sử dụng các
nguồn lực, chú trọng chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Phát triển theo chiều sâu là
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa
chọn kinh tế của các tổ chức kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự lựa chọn kinh tế
kinh tế của các tổ chức kinh tế trong kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước.
Như vậy, hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ trong các hoạt động sản xuất. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá



×