LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S VÕ THỊ
LANG
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –
LONG HỒ
4.1. Những tồn tại
Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không ngừng phát
triển và mở rộng, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại cần được giải quyết nhanh
chóng, có như thế mới giúp Ngân hàng phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh
với các Ngân hàng khác trên địa bàn.
4.1.1 Trong công tác huy động vốn:
Phần lớn khách hàng gởi tiền vào chi nhánh là để tìm kiếm thu nhập trong
khi lãi suất tiền gởi tiết kiệm của chi nhánh thường bằng hoặc thấp hơn lãi suất
huy động của các Ngân hàng Thương mại khác trên cùng địa bàn làm ảnh hưởng
đến công tác huy động vốn của chi nhánh.
Huyện Long Hồ nằm bao quanh thị xã Vĩnh Long nhưng là địa bàn nông
thôn nên công tác huy động vốn bằng ngoại tệ gặp rất nhiều khó khăn so với các tổ
chức tín dụng khác trên địa bàn. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng rất
thấp so với tổng nguồn vốn huy động từ đó đã gây khó khăn cho chi nhánh trong
việc thanh toán bằng ngoại tệ khi có nhu cầu.
4.1.2 Trong công tác tín dụng:
Mặt bằng chung về trình độ của cán bộ tín dụng nhìn chung còn non yếu,
thiếu kinh nghiệm cần được tiếp tục đào tạo, đây cũng chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến khoản vay bị quá hạn.
Việc định giá tài sản đảm bảo còn nhiều vướng mắc với tài sản đảm bảo là
bất động sản, hiện nay chi nhánh định giá theo giá thực tế, việc định giá như vậy
đem lại một số rủi ro nhất định khi mà giá thực tế của bất động sản được định giá
cao, trong khi đó thị trường bất động sản thường xuyên biến động.
Đầu tư tín dụng góp phần cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa toàn diện và
đồng bộ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chưa đến 20%
tổng dư nợ là quá thấp so với chỉ tiêu kế hoạch Tỉnh giao. Đối với cho vay dài hạn, chỉ
1
SVTH: Trịnh Thị Dinh Điền
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S VÕ THỊ
LANG
cho vay đối với xây dựng nhà còn các đối tượng khác chưa đáp ứng được. Từ đó, Ngân
hàng đã chưa khai thác được tiềm năng của thị trường vốn ở địa bàn.
Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do còn phụ
thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, thị trường nông
sản biến động… bởi vì đa số khách hàng của Ngân hàng là hộ sản xuất trong lĩnh
vực nông nghiệp từ đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
Các tổ chức tín dụng khác xâm nhập thị trường nông thôn ngày càng nhiều,
cạnh tranh ngày càng gay gắt, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng. Bên cạnh, lãi suất cho vay tương đối cao hơn so với các Ngân hàng
trên địa bàn, là một trở ngại cho Ngân hàng, có nguy cơ mất khách hàng.
Sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn nghèo nàn, thiết bị công nghệ lạc hậu,
hoạt động makerting tuy có cố gắng cải thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa thu hút
được khách hàng trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Chương trình vi tính chỉ mới phục vụ cho yêu cầu công tác kế toán nhưng
vẫn chưa được kịp thời, bộ phận kế toán thường xuyên làm việc 1 ngày trên 10
giờ, tin học chưa đáp ứng được yêu cầu công tác tín dụng và công tác điều hành.
Hiện nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn huyện là rất lớn, nhất là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhưng do một số hạn chế về tài sản thế chấp, bảo
đảm mà khách hàng vay vốn không đáp ứng đủ nhu cầu.
Mặc dù Ngân hàng có sự đầu tư vốn đúng hướng nhưng công tác thu nợ còn
nhiều hạn chế cụ thể là vòng quay vốn tín dụng có hướng giảm trong năm 2006,
đây là vấn đề Ngân hàng cần quan tâm đúng mức, tìm biện pháp giải quyết để
Ngân hàng hoạt động tốt hơn trong tương lai.
Do hiện nay các quy định về pháp luật thiếu và chưa đồng bộ nên việc xử lý
nợ cũng như việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn mất nhiều thời gian
gây thiệt hại ảnh hưởng đến lợi nhuận của cho ngân hàng.
Công tác thu hồi nợ đang là một trong những khâu gặp nhiều vướng mắc
của Ngân hàng hiện nay. Do một số quy định pháp lý chưa thống nhất giữa hoạt
động tín dụng với quy định giao dịch dân sự. Pháp luật hiện đã có quy định cho
phép các ngân hàng được xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, nhưng trên
thực tế ngân hàng không thể chủ động tự xử lý được số tài sản này. Đầu tiên, do sự
2
SVTH: Trịnh Thị Dinh Điền
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S VÕ THỊ
LANG
phối hợp chưa thật chặt chẽ với các cơ quan chức năng khác như công an, thi hành
án, chính quyền sở tại. Tiếp theo, khi ký hợp đồng vay vốn, người vay đã chấp
nhận giao nhà nếu không trả được nợ, song nhiều khi ngân hàng vẫn không tiến
hành xử lý phát mại được vì thủ tục sang tên trước bạ quy định phải có sự đồng ý
của chủ sở hữu. Bên cạnh, các trung tâm bán đấu giá tài sản cũng chỉ chấp nhận
cho Ngân hàng bán đấu giá khi có sự đồng ý của chủ sở hữu.
Việc thu hồi nợ đã xử lý rủi ro chậm, đạt tỷ lệ thấp so với số nợ đã được xử
lý và các khoản nợ xử lý rủi ro khả năng thu hồi rất khó khăn.
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng
4.2.1. Giải pháp đối với công tác huy động vốn
Tập trung làm tốt công tác huy động vốn, đầu tư vào công nghệ thông tin
nâng cao chất lượng và phát triển các dịch vụ, quan tâm hơn chính sách makerting
đa dạng hóa hình thức huy động, thay đổi phong cách phục vụ của cán bộ kế toán,
kho quỹ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.
Từng cán bộ công nhân viên tích cực nghiên cứu thị trường trên địa bàn, rà
soát lại các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân nhân thân bạn bè, mở rộng mối
quan hệ ngoại giao với từng đối tượng khách hàng có nguồn tài chính tốt, nguồn
tiền nhàn rỗi, tạo cơ hội tiếp cận để huy động kể cả tiền gửi qua đêm.
Tăng cường công các tuyên truyền, quảng cáo đến các cơ quan, tổ chức đoàn
thể tại địa phương và đến từng khách hàng, tạo không khí thoải mái khi khách
hàng đến giao dịch.
4.2.2 Giải pháp đối với công tác tín dụng
4.2.2.1 Về đầu tư tín dụng
a) Đối với doanh số cho vay
- Kết hợp chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương để mở rộng cho
vay, tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, hướng dẫn khách hàng
sư dụng vốn đúng mục đích, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn nhằm đảm
bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đa dạng hóa danh mục cho vay để phân tán rủi ro, có thể theo đối tượng
vay, mục đích và lĩnh vực sử dụng vốn vay, thời hạn cho vay, loại tiền cho vay,
3
SVTH: Trịnh Thị Dinh Điền
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S VÕ THỊ
LANG
chú trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, mạnh mẽ đầu tư cho hộ sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, cơ sở hạ tầng, đời sống, mở rộng. Hiện trên địa bàn huyện
đang phát triển mạnh mẽ nghề đang lục bình, gốm với các mặt hàng đạt chất lượng
và xuất khẩu nên Ngân hàng cần chú trọng cho vay lĩnh vực này để tăng thêm lợi
nhuận.
- Sử dụng lãi suất cho vay phù hợp với cơ chế thị trường cũng như sự cạnh
tranh của các ngân hàng cùng địa bàn trên cơ sở đảm bảo thu nhập, an toàn vốn.
- Cán bộ tín dụng cần xem xét kỷ lưỡng trong khâu thẩm định cho vay để
hạn chế nợ quá hạn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét cho vay, nâng cao
kiến thức về thị trường, giá cả hàng hoá, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường như hiện nay.
Đồng thời, phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng, tạo cho
khách hàng cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của ngân hàng, tạo điều kiện
cho họ sản xuất tốt.
- Mở rộng mạng lưới cho vay, nhất là các vùng nông thôn sâu với điều kiện
đi lại khó khăn. Kết hợp với chính quyền địa phương và trạm khuyến nông phổ
biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp để phát triển mô hình kinh tế tổng hợp góp
phần giúp Ngân hàng tăng doanh số cho vay đối tượng này.
- Để mở rộng kinh doanh của mình thì bên cạnh việc tìm kiếm mở rộng,
định hướng khách hàng tương lai, ngân hàng cần củng cố, phát triển tích cực tạo
mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống, và tìm kiếm những khách
hàng tiềm năng ở các lĩnh vực, cho vay dựa theo phương án sản xuất có hiệu quả.
- Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những nguyên nhân làm suy yếu khả
năng cạnh tranh, mở rộng thị phần và chất lượng tín dụng.
b) Đối với doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ có phần giảm xuống trong năm 2006, do đó Ngân hàng
cần phải có các giải pháp thích hợp nhằm khắc phục tình trạng này:
- Cần xem lại số lãi 6 tháng trở lên chưa thu được, xem nguyên nhân vì sao chưa thu
được từ đó đề ra hướng khắc phục và xử lý thu hồi.
4
SVTH: Trịnh Thị Dinh Điền
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S VÕ THỊ
LANG
- Đối với hộ nông dân và các đối tượng sản xuất kinh doanh thuộc các ngành nghề
ưu tiên theo chính sách mà khi khách hàng trả nợ đúng hạn thì có thể áp dụng biện
pháp giảm lãi để khuyến khích vừa tuyên truyền, tạo ý thức trách nhiệm vừa thoả
mãn tâm lý khách hàng trong quan hệ tín dụng.
- Để có thể nắm bắt được những vấn đề mà khách hàng quan tâm cần định kỳ tổ
chức hội nghị khách hàng để có khả năng đáp ứng và tạo mối quan hệ tốt với
khách hàng.
- Bên cạnh việc theo dõi khách hàng trong việc sử dụng món vay đúng mục đích,
Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra tài sản thế chấp của món vay, tình hình tài
sản và giá trị của nó so với thị trường để có hướng giải quyết cụ thể.
a) Đối với tình hình dư nợ
Nhìn chung tổng dư nợ của Ngân hàng có tăng nhưng dư nợ trung hạn lại
có hướng giảm trong năm 2006. Vì vây, Ngân hàng cần đa dạng hoá các lĩnh vực
đầu tư nhằm phân tán rủi ro. Ngân hàng cần tăng tỷ trọng đầu tư vào các nghiệp vụ
tín dụng thuê mua, chiết khấu thương phiếu và cho vay trung hạn.
Từng cán bộ ngân hàng cần thiết nghiên cứu thật kỹ lại thị trường tại địa
bàn mình đang quản lý để đưa ra giải pháp phù hợp cho từng đối tượng vay vốn,
tiếp cận nhiều thành phần kinh tế để có cơ hội đầu tư. Chú ý 2 địa bàn phát triển
kinh tế trọng điểm về kinh doanh dịch vụ và cơ sở hạ tầng ở Cầu Đôi và Phú Quới.
b) Đối với nợ quá hạn
Qua phân tích tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng tuy có hướng giảm
trong năm 2006 nhưng nhìn chung vẫn còn cao. Do đó, Ngân hàng cần có những
giải pháp tích cực để hạn chế nợ quá hạn.
- Từng cán bộ tín dụng cần nắm đầy đủ từng khoản nợ quá hạn do mình phụ trách,
cán bộ tín dụng tiến hành làm việc với khách hàng, tìm hiểu nguyên nhân, lưu đầy
đủ các dữ liệu có liên quan đến khách hàng.
- Một số khoản nợ quá hạn do sự quản lý yếu kém, do chủ quan cá nhân gây ra phải
chịu trách nhiệm thu hồi hoặc xử lý trước pháp luật. Đối với các khoản nợ quá hạn
do nguyên nhân khách quan như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh thì cần phải phối hợp
5
SVTH: Trịnh Thị Dinh Điền
5