ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
VŨ THỊ TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LYSIN CỦA BACTERIOPHAGE CHỦNG K ĐẶC
HIỆU Staphylococcus aureus Ở Escherichia coli
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành/ngành: Công nghệ sinh học
Khoa:
CNSH - CNTP
Khóa học:
2012 – 2016
Thái Nguyên – năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------
VŨ THỊ TRANG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN LYSIN CỦA BACTERIOPHAGE CHỦNG K ĐẶC
HIỆU Staphylococcus aureus Ở Escherichia coli
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành/ngành: Công nghệ sinh học
Lớp:
K44 - CNSH
Khoa:
CNSH - CNTP
Khóa học:
2012 – 2016
Giáo viên hƣớng dẫn: PGS TS. Đồng Văn Quyền
TS. Dƣơng Văn Cƣờng
Thái Nguyên – năm 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS. TS.
Đồng Văn Quyền – Trưởng phòng Vi sinh vật học phân tử - Viện Công nghệ sinh
học – Viện Khoa học công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi được
thực tập tại phòng, PGS.TS. cũng là người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để
tôi hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất trong suốt thời gian thực tập.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự giúp đỡ to lớn, những ý
kiến đóng góp quý báu của TS. Dương Văn Cường – Phó Trưởng khoa khoa Công
nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm trong quá trình tôi thực hiện và hoàn thành
khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn các cô chú, anh chị phòng Vi sinh phân tử đã tạo cho
tôi môi trường làm việc khoa học, nghiêm túc, nhiệt tình giải đáp những thắc mắc
trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến KS. Mai Thùy Linh, ThS. Bùi Thị Thùy Dương – nhân viên phòng
Vi sinh phân tử, hai chị đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và đồng hành cùng với tôi
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô khoa Công nghệ sinh học và
công nghệ thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập cũng như khi hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Vũ Thị Trang
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Vi khuẩn thường gây nhiễm trùng trong bệnh viện và cộng đồng năm
2014 ............................................................................................................4
Bảng 2.2 .Phương pháp phân loại thực khuẩn thể theo Ackermann (2009) .............16
Bảng 2.3: Bảng thành phần cấu trúc của vector pET32a (+) ....................................30
Bảng 3.1: Thành phần môi trường LB lỏng (1 lít) ....................................................33
Bảng 3.2: Thành phần của điện di DNA ...................................................................33
Bảng 3.3: Thành phần của một bản gel polyacrylamide ...........................................34
Bảng 3.4: Thành phần các dung dịch dùng trong tinh sạch lysin phage ...................34
Bảng 3.5: Thành phần phản ứng cắt plasmid tái tổ hợp pCR 2.1 và pET32 bằng
enzyme giới hạn........................................................................................36
Bảng 3.6: Thành phần phản ứng gắn gene vào vector biểu hiện ..............................38
ảng 3.7: Thành phần phản ứng để xác định trình tự ...............................................40
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Hình thái Staphylocococcus aureus (Le Huy Chinh, 2001) ........................8
Hình 2.2: Quá trình lytic (sinh tan) và lysogentic (tiềm tan) của thể thực khuẩn khi
xâm nhiễm vi khuẩn ( John B et al., 2007). ................................................18
Hình 2.3: (a)Cấu trúc peptidoglycan điển hình của vi khuẩn Gram dương và biểu thị
sự phân chia vị trí bám của các loại lysin; (b) Cấu trúc phân tử lysin K ....21
Hình 2.4: Cấu trúc vector pET32a (+) (LaVallie ER et al., 1993) ............................29
Hình 3.1: sơ đồ minh họa các bước biểu hiện gene mã hóa lysin .............................35
Hình 4.1: Kết quả sàng lọc các dòng plasmid mang gen lysK bằng điện di trên gel
Agarose ........................................................................................................43
Hình 4.2: Kết quả chọn lọc các dòng vector tái tái tổ hợp pET32a(+) mang gen lys ......44
Hình 4.3: Trình tự nucleotide và acid amin suy diễn từ gen lysK mã hóa lysin .......47
Hình 4.4: Kết quả biểu hiện protein lysin .................................................................48
Hình 4.5: Điện di kết quả biểu hiện lysin ở các nhiệt độ khác nhau .........................50
Hình 4.6: Kết quả biểu hiện lysin ở các nồng độ IPTG ...........................................51
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
AEBSF
APS
Asp
Bp
CBB
Cys
ĐC
DNA
DTT
E. coli
EDTA
EtBr
FDA
Giải nghĩa
4- (2-Aminoethyl) benzenesulfonyl fluoride hydrochloride
Ammonium persulfat
Aspartic acid
Base pair
Coomassie brilliant blue
Cystein
Đường chạy
Deoxiribonucleic Acid
Dithiothreiol
Escherichia coli
Ethylenediaminetetraacetic acid
Ethidium bromid
Food and Drug Administration (Cục quản lý thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kì)
ICTV
Histidin
International Committee on Nomenclature of Viruses (Ủy ban Quốc
tế về phân loại vi rút)
IPTG
kDA
LB
NaCl
Ni
OD
PCR
PMSF
RNA
SDS
TAE
Taq
TEMED
V/V
X- gal
WHO
Isopropyl β-D-1-thiogalactopyranoside
Kilo Dalton
Luria Bertani
Natri chlorua
Niken
Optical Density
Polymerase chain reaction
Phenylmethanesunfonylfluoride
Ribonucleic acid
Sodium dodecyl sulfate
Tris- acid acetic- EDTA
Thermus aquaticus
N, N, N’, N’ – tetramethyl- ethylenediamine
Volum/ volum: thể tích/ thể tích
5- bromo- 4- chloro-3 indoly-β- D- galactoside
World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
His
v
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ..................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.4.1. Ý nghĩa khoa học ..............................................................................................3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................3
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................4
2.1. Cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học của đề tài .......................................................4
2.1.1. Tình trạng kháng kháng sinh .............................................................................4
2.1.2 Staphylococcus aureus .......................................................................................5
2.1.3. Các phương pháp điều trị bệnh do vi khuẩn .....................................................8
2.1.4. Tổng quan về thực khuẩn thể (bacteriophage) ...............................................14
2.1.5. Bacteriophage lysins .......................................................................................19
2.3. Đặc điểm của hệ thống biểu hiện .......................................................................29
2.3.1. Vector biểu hiện ..............................................................................................29
2.3.2. Hệ thống biểu hiện E.coli. ...............................................................................31
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...32
3.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................32
3.1.1. Đối tượng ........................................................................................................32
3.1.2. Hóa chất và sinh phẩm ....................................................................................32
3.1.3. Trang thiết bị ...................................................................................................32
vi
3.1.4. Môi trường và dung dịch làm việc ..................................................................33
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................35
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................35
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................35
3.4.1. Phương pháp cắt bằng enzyme giới hạn .........................................................36
3.4.2. Phương pháp điện di trên gel Agarose ............................................................36
3.4.3. Thu nhận DNA từ gel agarose (thôi gel) .........................................................37
3.4.4. Gắn đoạn gen mã hóa lysin vào vector biểu hiện ...........................................37
3.4.5. Biến nạp DNA plasmid vào tế bào khả biến E. coli .......................................38
3.4.6. Tách chiết DNA plasmid từ vi khuẩn .............................................................39
3.4.7. Xác định trình tự gen bằng máy giải trình tự gen tự động ..............................40
3.4.8. Phương pháp biểu hiện protein tái tổ hợp trong E. coli ..................................41
3.4.9. Phương pháp điện di protein trên gel polyacrylamide ....................................41
3.4.10. Phương pháp biểu hiện- xác định trạng thái tồn tại của lysin.................42
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................43
4.1. Thiết kế vector biểu hiện ....................................................................................43
4.1.1. Kết quả thiết kế vector pET32(a+) mang gen lysK ........................................43
4.1.2. Chọn lọc các dòng plasmid mang gen lysK bằng phương pháp lập bản đồ
giới hạn ......................................................................................................................44
4.1.3. Kiểm tra chiều gắn khung đọc của đoạn chèn trong vector pET32a(+) ........45
4.2. Biểu hiện gene mã hóa lysin trong vi khuẩn ......................................................48
4.2.1. Biểu hiện lysin phage trong vi khuẩn E. coli ..................................................48
4.2.2. Tối ưu hóa điều kiện biểu hiện ........................................................................49
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................53
5.1. Kết luận ..............................................................................................................53
5.2. Kiến nghị .............................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ khi Alexander Fleming (1881-1955) tìm ra kháng sinh penicillin cho đến
nay, con số chất kháng sinh được nghiên cứu đã lên tới trên 5.000. Sự ra đời của
kháng sinh được xem là thần dược mang lại sự sống cho hàng trăm triệu người
trên thế giới. Số lượng kháng sinh mới được phát triển, bào chế ngày càng tăng để
bắt kịp sự xuất hiện của các loại vi khuẩn gây bệnh mới.
Tuy nhiên, vi sinh vật gây bệnh trở nên kháng với các loại thuốc điều trị là
một vấn đề ngày càng lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Khả năng
kháng lại kháng sinh của vi sinh vật de dọa ngày càng cao việc điều trị các bệnh
nhiễm trùng do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… gây ra. Ngày nay, khoảng 70% vi
khuẩn gây nhiễm trùng có mặt tại các bệnh viện có khả năng kháng ít nhất một
trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị. Nguy cơ xuất hiện các
chủng siêu vi khuẩn có khả năng kháng tất cả các loại kháng sinh hiện có là mối lo
sợ của nhân loại và là thách thức lớn đối với giới khoa học. áo cáo giám sát toàn
cầu về kháng kháng sinh năm 2014 của WHO cho thấy khả năng kháng thuốc kháng
sinh không còn là một dự đoán cho tương lai, nó đang xảy ra, trên khắp thế giới,
gây ra nhiều rủi ro trong khả năng điều trị những bệnh nhiễm trùng phổ biến trong
cộng đồng và bệnh viện.
Vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus) là một tác nhân gây ra rất nhiều loại bệnh
nặng và có khả năng kháng kháng sinh rất cao. Nhiễm khuẩn tụ cầu có thể được
chữa trị bằng kháng sinh bình thường, nhưng nhiều trường hợp vi khuẩn trở lên
kháng thuốc, nhiễm vào các cơ quan nội tạng gây tử vong và những di chứng nặng
nề khác. Staphylococcus aureus (S. aureus) là một tác nhân gây viêm, ngộ độc thực
phẩm và hội chứng sốc độc với tỷ lệ tử vong cao (Noble WC et al., 1998). Năm
1941, tất cả các tụ cầu khuẩn vàng gây bệnh dễ dàng bị diệt bởi kháng sinh
penicillin, nhưng chỉ 3 năm sau tụ cầu khuẩn vàng đã trở nên kháng thuốc. Các
2
Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh của Mỹ cho biết năm 1972 chỉ có 2%
trường hợp viêm nhiễm khuẩn tụ cầu vàng kháng thuốc, nhưng năm 2004 con số
này là 63%. Cũng tương tự một số vi khuẩn khác, S. aureus tiết ra β lactamase để
chống kháng sinh ampicillin, hoặc axetyl transferase để chống kháng sinh
chloramphenicol… Một số thống kê cho thấy hiện nay có hơn 95% loài vi khuẩn
kháng thuốc penicillin, thậm chí có khả năng kháng nhiều loại thuốc kháng sinh,
điển hình như S.aureus kháng methicillin (MRSA).
Đứng trước nguy cơ trên, nhiều nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu các loại
kháng sinh có nguồn gốc khác từ động vật, thực vật, côn trùng... để tìm ra loại
kháng sinh mới an toàn, có hiệu lực cao và khó bị vi khuẩn kháng lại. Một trong các
chiến lược hiệu quả đang được các phòng thí nghiệm trên thế giới nghiên cứu để
chống lại các vi khuẩn kháng thuốc đó là sử dụng lysin. Lysins, còn được gọi là
endolysins hoặc murein hydrolases, là enzyme thủy phân peptidoglycan của các
phage trong giai đoạn cuối cùng của chu kỳ ly giải tế bào. Khi tác dụng ngoại sinh
(như lysin tái tổ hợp được tinh sạch) lên các vi khuẩn Gram dương gây ly giải
nhanh chóng và tiêu diệt tế bào vi khuẩn (Loresser MJ, 2005).Một số nghiên cứu
gần đây đã chứng minh tiềm năng lớn của các enzym này để kiểm soát và điều trị
bệnh nhiễm trùng bề mặt niêm mạc và nhiễm trùng toàn thân. Ngoài ra, lysin cũng
có tiềm năng trong phát hiện và loại bỏ các tác nhân gây nhiễm độc thực phẩm. Các
kết quả trên mở ra hướng nghiên cứu tiềm năng trong ứng dụng bacteriophage
lysins tái tổ hợp như loại thuốc mới, một vũ khí mạnh trong cuộc chiến chống lại
hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn (Fenton M et al., 2010). Xuất phát từ cơ
sở khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu biểu hiện
Lysin của bacteriophage chủng K đặc hiệu Staphylococcus aureus ở
Escherichia coli”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Biểu hiện được lysin tái tổ hợp của Bacteriophage chủng K đặc hiệu
Staphylococcus aureus trong vi khuẩn E. coli BL21 starTM ( DE3).
3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Thiết kế vector biểu hiện mang gen mã hóa lysin của thực khuẩn thể vi
khuẩn Staphylococcus aureus.
- Biểu hiện thành công gen mã hóa lysin trong E .coli chủng BL21 starTM (DE3).
- Tối ưu một số điều kiện biểu hiện lysin phage trong E. coli.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phát
triển được kháng sinh thế hệ mới thay thế, bổ sung cho kháng sinh trong việc điều
trị vi khuẩn gây bệnh.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo được lysin tái tổ hợp có nguồn gốc từ bacteriophage chủng K đặc hiệu
Staphylococcus aureus.
4
Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Tình trạng kháng kháng sinh
2.1.1.1. Tình hình kháng kháng sinh trên thế giới.
Theo Trung tâm
ệnh Dynamics, Kinh tế và
Chính sách (Center for
Disease Dynamics, Economics &Policy) và dự án Hợp tác toàn cầu về đề kháng
kháng sinh (The Global Antibiotic Resistance Partnership) đã cùng đưa ra báo cáo
mới về tình hình kháng sinh toàn thế giới 2015 đề cập đến tình trạng sử dụng kháng
sinh và đề kháng kháng sinh ở người và vật nuôi. Theo đó trình trạng sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh đang ở mức đáng báo động, có 39 quốc gia xảy ra
tình trạng kháng thuốc trên tổng số 69 quốc gia sử dụng thuốc kháng sinh. Dữ liệu
Resistance Map đề cập đến các bệnh nhiễm do 12 loại vi khuẩn nguy hiểm thường
gặp trong đó có E.coli, Salmonella, Methicillin-resistant S. aureus (MRSA).
Bảng 2.1: Vi khuẩn thƣờng gây nhiễm trùng trong bệnh viện
và cộng đồng năm 2014
Tên loài vi khuẩn kháng
kháng sinh
Số nƣớc bị
nhiễm
trên tổng số
194 nƣớc
thành viên
của WHO
Khu vực
của WHO
có tình
trạng
kháng >
50% hoặc
hơn
Escherichia coli
Kháng cephalosporins
Kháng fluoroquinolones
86
92
5/6
5/6
Klebsiella pneumonia
Kháng cephalosporins
Kháng carbapenems
87
71
6/6
2/6
Staphylococcus aureus
Kháng methicillin MRSA
85
5/6
Tác hại
Nhiễm
trùng
đường tiết niệu,
nhiễm trùng máu
Viêm phổi, nhiễm
trùng máu, nhiễm
trùng đường tiết
niệu
Nhiễm trùng vết
thương,
nhiễm
trùng máu
5
2.1.1.2. Tình hình kháng kháng sinh ở Việt Nam.
Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam đã ở mức độ cao. Trong những năm
gần đây, một số nghiên cứu cho thấy: Ở Việt Nam, các chủng Streptococcus
pneumoniae - một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây nhiễm khuẩn hô
hấp – kháng penicillin (71.4%) và kháng erythromycin (92.1%) – có tỉ lệ phổ biến
cao nhất trong số 11 nước trong mạng lưới giám sát các căn nguyên kháng thuốc
Châu Á (ANSORP) năm 2000-2001, 75% các chủng pneumococci kháng với ba
hoặc trên ba loại kháng sinh, 57% Haemophilus influenzae (một căn nguyên vi
khuẩn phổ biến khác) phân lập từ bệnh nhi ở Hà Nội (2000-2002) kháng với
ampicillin. Tỉ lệ tương tự cũng được báo cáo ở Nha Trang.
Các vi khuẩn gram âm đa số là kháng kháng sinh (enterobacteriaceae): hơn
25% số chủng phân lập tại một bệnh viện Thành phố Hồ Chí Minh kháng với kháng
sinh cephalosporin thế hệ 3, theo nghiên cứu năm 2000-2001. Theo báo cáo của một
nghiên cứu khác năm 2009 cho thấy, 42% các chủng vi khuẩn gram âm kháng với
ceftazidime, 63% kháng với gentamicin và 74% kháng với acid nalidixic tại cả
bệnh viện và trong cộng đồng. Xu hướng gia tăng của tình trạng kháng kháng sinh
cũng thể hiện rõ rệt. Những năm 1990, tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 8% các
chủng pneumococcus kháng với penicillin. Đến năm1999-2000, tỉ lệ này đã tăng
lên 56%. Xu hướng tương tự cũng được báo cáo tại các tỉnh phía bắc Việt Nam (Bộ
y tế - 2010).
2.1.2 Staphylococcus aureus
Chi Staphylococus là cầu khuẩn Gram dương, được giới thiệu trong cuốn Sổ
tay Hệ thống vi khuẩn học của
ergey. Được chia làm 2 nhóm: Hiếu khí
(Micrococcus, planococcus, và Deinococcus) và kị khí (Staphylococcus,
Stomatococcus,
Streptococcus,
Leuconostoc,
Pediococcus,
Aerococcus,
Coprococus, và Sacina). Họ Micrococcaceae gồm 4 loài: Micrococcus,
Stomatococus, Planococus, và Staphylococus. Thuộc tính khác biệt của cầu khuẩn
Gram dương gồm sự sắp xếp của tế bào, hiếu khí bắt buộc, hiếu khí tùy ý hoặc vi
hiếu khí, kị khí bắt buộc, phản ứng catalase, sự hiện diện của cytochrome, sản phẩm
6
lên men kị khí chủ yếu từ carbohydrates, peptidoglycan, acid teichois trên thành tế
bào, menaquinones (Scott EM et al., 2000). Sự phân loại của Staphylococus aures
như sau:
Giới: Procaryotae.
Ngành: Firmicutes.
Lớp: Firmibacteria.
Họ: Micrococaceae
Chi: Staphylococcus.
Loài: Aureus.
Theo nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, trong các vi khuẩn Gram dương, tụ cầu
vàng (S. aureus) là loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất và kháng lại kháng sinh
mạnh nhất. Đặc biệt là gây nhiễm khuẩn huyết, gây ngộ độc thức ăn, gây nhiễm
trùng bệnh viện… Tụ cầu vàng thường ký sinh ở mũi họng và có thể cả ở da. Vi
khuẩn này gây bệnh cho người bị suy giảm đề kháng hoặc chúng có nhiều yêu tố
độc lực. Tụ cầu vàng là vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất và có khả năng gây
nhiều loại bệnh khác nhau như nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn huyết, viêm
phổi, nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp (Le Huy Chinh, 2001).
Hình dạng và kích thƣớc
Tụ cầu là những cầu khuẩn, có đường kính từ 0,8-1,0 μm và đứng thành
hình chùm nho, bắt màu Gram dương, không có lông, không nha bào, thường
không có vỏ (Lê Huy Chinh, 2001).
Nuôi cấy
Tụ cầu vàng thuộc loại dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10 – 450C và
nồng độ muối cao tới 10%.
Thích hợp được ở điều kiện hiếu và kỵ khí.
– Trên môi trường thạch thường, tụ cầu vàng tạo thành khuẩn lạc S, đường
kính 1-2 mm, nhẵn. Sau 24 giờ ở 370C, khuẩn lạc thường có màu vàng chanh.
– Trên môi trường thạch máu, tụ cầu vàng phát triển nhanh, tạo tan máu hoàn
toàn. Tụ cầu vàng tiết ra 5 loại dung huyết tố (hemolysin): a, β, δ, e, y.
7
– Trên môi trường canh thang: tụ cầu vàng làm đục môi trường, để lâu nó có
thể lắng cặn.
Khả năng để kháng
Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi
khuẩn không có nha bào khác. Nó bị diệt ở 800C trong một giờ (các vi khuẩn khác
thường bị diệt ở 600C trong 30 phút). Khả năng đề kháng với nhiệt độ thường phụ
thuộc vào khả năng thích ứng nhiệt độ tối đa (450C) mà vi khuẩn có thể phát triển.
Tụ cầu vàng cũng có thể gây bệnh sau một thời gian dài tồn tại ở môi trường.
Sự kháng kháng sinh
Sự kháng lại kháng sinh của tụ cầu vàng là một đặc điểm rất đáng lưu ý. Đa
số tụ cầu kháng lại penicillin do vi khuẩn này sản xuất được men penicillinase nhờ
gen của R-plasmid. Một số còn kháng lại được methicillin gọi là methicillin
resistance S. aureus (viết tắt là MRSA), do nó tạo ra đươc các protein gắn vào vị trí
tác động của kháng sinh. Hiện nay một số rất ít tụ cầu còn đề kháng được với
cephalosporin các thế hệ. Kháng sinh được dùng trong các trường hợp này là
vancomycin, mặc dù vậy đã có những nghiên cứu cho thấy vi khuẩn này có khả
năng kháng lại cả kháng sinh mới này (Le Huy Chinh, 2001).
Tính chất sinh vật hóa học
Tụ cầu có hệ thống enzym phong phú, những enzym được dùng trong chẩn
đoán là:
– Coagulase có khả năng làm đông huyết tương người và động vật khi đã
được chống đông. Đây là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt tụ cầu vàng với các
tụ cầu khác. Coagulase có ở tất cả các chủng tụ cầu vàng. Hoạt động của coagulase
giống như thrombokianase tạo thành một áo fibrinogen trong huyết tương.
Coagulase có 2 loại: một loại tiết ra môi trường – gọi là coagulase tự do và
một loại bám vào vách tế bào – gọi là coagulase cố định.
– Catalase dương tính. Enzym này xúc tác gây phân giải H2O2 => O + H2O.
Catalase có ở tất cả các tụ cầu mà không có ở liên cầu.
– Lên men đường mannitol.
8
– Desoxyribonuclease là enzym phân giải ADN.
– Phosphatase
Hình 2.1: Hình thái Staphylocococcus aureus (Le Huy Chinh, 2001)
2.1.3. Các phương pháp điều trị bệnh do vi khuẩn
Do sự phát triển của tình trạng kháng kháng sinh ở hầu hết tác nhân gây bệnh
nên việc tìm ra giải pháp thay thế kháng sinh là rất quan trọng. Hầu hết các kháng
sinh được sử dụng ngày nay có nguồn gốc từ Acticomycetales, chủ yếu từ
Streptomyces – được phân lập trong suốt
giai đoạn vàng của sự khám phá ra
kháng sinh, giai đoạn từ năm 1940 đến năm 1970. Các sản phẩm có nguồn gốc tự
nhiên được chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi
khuẩn. Hiện nay hầu hết các phương pháp dựa trên các chất có nguồn gốc tự nhiên
đang được phát triển nhằm thay thế thuốc cũ, tiêu biểu như glycopeptide telavancin
gần đây được cấp phép bởi FDA (Gruet P et al., 2001). Biến đổi hóa học của các
thuốc đang được hiện hành được chứng minh là phương pháp hiệu quả nhất chống
lại các chủng kháng thuốc. Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng đang có xu hướng
thất bại trong việc tiêu diệt các chủng kháng kháng sinh. Do đó, việc tìm ra các loại
thuốc mới có khả khăng chống lại vi khuẩn với khả năng tác dụng hoàn toàn mới là
thật sự cần thiết. Hiện nay có 7 phương pháp mới đang được tiến hành mang lại
những hiệu quả nhất định bao gồm: các peptide kháng vi sinh vật (Antimicrobial
peptide- AMPs), phương pháp chống độc, liệu pháp sử dụng phage và lysin phage,
liệu pháp kháng thể, vaccine, các loại thuốc kháng sinh và kháng khuẩn sinh học.
9
2.1.3.1. Các peptide kháng vi sinh vật
Peptide kháng khuẩn (AMPs) có mặt trong tất cả các loài động vật, được bảo
tồn trong quá trình tiến hóa của hệ thống miễn dịch bẩm sinh (Zasloff et al., 2002).
AMPs ở vi sinh vật nhân chuẩn có kích thước nhỏ ( 10-50 acid amin), có hoạt tính
cation và chứa cả hai phần kị nước và ưa nước (Hancock RE et al., 2006). Chúng đã
được mô tả là kháng sinh vì có khả năng phá vỡ màng và giết chết vi khuẩn. Cơ
chế chính xác về hoạt động của AMPs là không rõ. Gần đây đã phát hiện ra một số
AMPs không trực tiếp diệt vi khuẩn mà nó tham gia điều hòa miễn dịch (Bowdish
et al., 2005). AMPs là kháng sinh phổ rộng chống lại hoạt động của không chỉ vi
khuẩn mà còn virus và nấm. Ở nồng độ cao hơn, nhiều loại có thể biểu hiện độc tính
đối với các tế bào nhân chuẩn. Magainins là AMPs từ ếch, là một trong các AMPs
tốt nhất được nghiên cứu (Berkowitz et al., 1990). AMPs của prokaryote nguồn gốc
được gọi là "bacteriocins", thường có phổ hoạt động hẹp hơn. Nisin, một
bacteriocin, là AMP quan trọng nhất được thương mại hóa . Nó được sử dụng rộng
rãi trong bảo quản thực phẩm (Riley, 2002). Các polymyxins, lipopeptides vi khuẩn,
đã được đưa vào bệnh viện trong năm 1960, nhưng do độc tính của mình, nó được
thay thế bởi các kháng sinh khác (Falagas ME et al., 2005). Hiện nay, AMPs
thường chỉ được sử dụng trong điều trị tại chỗ và được coi là bước điều trị cuối
cùng đối với nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Gram âm kháng đa thuốc như
Pseudomonas aeruginosa và Acinetobacter baumannii.
Tiềm năng trong điều trị lâm sàng
Các peptide kháng khuẩn có phổ hoạt động rộng và nhanh chóng khiến
chúng mang nhiều tiềm năng để có thể phát triển thành loại thuốc mới. Mức độ
kháng lại các AMPs cũng được ước tính là thấp (Zasloff et al., 2002). Hầu hết các
AMPs trong các thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng ngày nay được phát triển
cho các ứng dụng điều trị tại chỗ (Hancock RE et al., 2006). Tuy vậy, để phát triển
các AMP thành thuốc cũng gặp phải nhiều khó khăn. Một vài AMP có thể độc mà
giá thành để tổng hợp các peptide rất cao và tính bền của chúng trong các thử
nghiệm in vivo, đặc biệt là các protease cũng là một vấn đề lớn (Hancock RE et al.,
10
2006). Mối quan tâm về mặt lý thuyết của tính chất dược lý của các AMP liên quan
chặt chẽ đến con người là việc lựa chọn sự kháng lại vi khuẩn có thể dẫn tới tạo ra
các sinh vật có tiềm năng độc lực cao hơn. Một thực tế rằng hoạt động của AMPs
không phụ thuộc vào các trình tự amino acid đặc hiệu mà phụ thuộc vào các đặc
tính hóa sinh, điều này mở ra cơ hội phát triển các peptide tổng hợp bản sao cho
mục đích điều trị.
Các nghiên cứu đang tiếp diễn
Hai AMP (omiganan và pexiganan) đã được đưa vào thử nghiệm có hiệu quả
ở các thử nghiệm lâm sàng pha ba, nhưng không loại nào trong số chúng được cấp
phép trong điều trị lâm sàng (Hancock RE et al., 2006). Pexiganan là chất tổng hợp
đồng phân của magainins, đã được phát triển cho điều trị tại chỗ bệnh loét bàn chân
do biến chứng tiểu đường, trong khi đó omiganan được phát triển để chống lại các
nhiễm trùng liên quan đến ống bài tiết. Các dự án phát triển hai loại thuốc này vẫn
đang trong giai đoạn tiến hành. Nhiều peptide tổng hợp khác cũng mang lại hiệu
quả trên mô hình động vật.
2.1.3.2. Các chiến lược chống độc tính
Hầu hết các kháng sinh truyền thống đã được sử dụng đều tiêu diệt vi khuẩn
bằng cách can thiệp vào các quá trình ngoại bào thiết yếu. Một cách tiếp cận thay
thế là làm giảm độc tính của mầm bệnh làm cho hệ thống miễn dịch bẩm sinh của
vật chủ có thể tiêu diệt chúng một cách dễ dàng hơn. Độc tính được định nghĩa là
khả năng của mầm bệnh có thể gây nên bệnh. Một số đối tượng chính của các
nghiên cứu làm giam độc tính của mềm bệnh là các độc tính, quorum-cảm ứng,
màng sinh học sinh học, chất tiết loại III và các chất kết dính. Độc tố được sản xuất
bởi nhiều vi khuẩn gây bệnh và trong nhiều trường hợp miễn dịch phòng vệ có thể
kiểm soát tốt nếu các độc tố này làm mất sự cân bằng của cơ thể. Một lượng lớn các
vi khuẩn Gram âm giải phóng độc tố của mình bởi chất tiết loại III, được sử dụng
trong quá trình này một mục tiêu tiềm năng. Các sản phẩm tiết loại III liên quan đến
sự hình thành của một cấu trúc hình kim mang độc tố và các phân tử phản ứng khác
trực tiếp vào tế bào chủ. Quorum cảm ứng - một mục tiêu tiềm năng - có thể được
11
mô tả như là quá trình mà các vi khuẩn "nói chuyện" với nhau khác. Vi khuẩn có
thể cảm nhận được nhau bằng cách nhận các phân tử nhỏ được tiết bởi các vi khuẩn
khác gần đó; theo cách này, vi khuẩn có thể hành động như một cụm thay vì là cá
nhân (Kaufmann et al., 2008). Quorum cảm ứng cho phép vi khuẩn hình thành các
tấm màng sinh học, một phương pháp tiếp cận hiệu quả để kháng mạnh hơn với cả
thuốc kháng sinh và đáp ứng miễn dịch. Cuối cùng, các chất kết dính tế bào vật chủ
là một bước đầu quan trọng bước trong sự hình thành khuẩn lạc của vi khuẩn và do
đó là một mục tiêu đầy hứa hẹn cho thuốc kháng sinh.
2.1.3.3. Liệu pháp kháng thể
Liệu pháp kháng thể đã được thương mại hóa trên thị trường, chủ yếu dùng
trong điều trị ung thư (Reichert et al., 2005). Miễn dịch bị động không phải là một
khái niệm mới, trước kỷ nguyên của kháng sinh, bệnh nhân thường xuyên được
tiêm kháng huyết thanh được chiết xuất từ huyết thanh ngựa. Phương pháp này
cung cấp kháng thể nhằm tiêu diệt mầm bệnh một cách hiệu quả hơn. Kháng thể
chống lại vi khuẩn có thể được chia thành hai loại: một loại trực tiếp tiêu diệt mầm
bệnh và một loại trung hòa độc tố và các yếu tố độc lực của vi khuẩn (Bebbington C
et al., 2008). Kháng thể trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách liên kết với chúng
giúp cho đại thực bào nhận biết và tiêu diệt. Loại thứ hai thường liên kết với các
yếu tố độc làm giảm độc lực của vi khuẩn, từ đó cơ thể vật chủ có cơ hội loại bỏ
chúng nhờ hệ thống miễn dịch.
Tiềm năng trong điều trị lâm sàng
Liệu pháp kháng thể có lợi thế lớn là tính đặc hiệu cao, nghĩa là không ảnh
hưởng đến các quần thể vi sinh vật khác trong cơ thể. Chỉ định kháng thể trong thử
nghiệm lâm sàng hiện nay bao gồm điều trị S. aureus nhiễm trong nhóm nguy cơ
cao, cũng như dự phòng và điều trị bệnh than. Kháng thể được sử dụng rộng rãi để
điều trị ung thư và do đó nhiều câu hỏi liên quan về tính an toàn và dược tính có thể
đã được giải quyết. Ngày nay, điều trị bằng kháng thể cũng tương đối tốn kém do
giá thành sản xuất và thị trường thường nhỏ.
12
2.1.3.4. Phương pháp sử dụng vaccine
Vaccine thế hệ cũ dựa trên các tế bào đã bị bất hoạt hoặc giết chết hoàn toàn.
Kỹ thuật mới có thể sản xuất vaccine dựa trên sự biến đổi các độc tố và các protein
liên kết với polysaccharide. Kháng nguyên phù hợp thường được tìm ra nhờ sự đáp
ứng miễn dịch của các loài động vật và sự xác định protein phản ứng miễn dịch.
ước đột phá về genomic đã cung cấp phương pháp mới cho việc lựa chọn các
kháng nguyên. Tin sinh học đã có thể để xác định các nhóm cụ thể của protein,
chẳng hạn như các protein tiếp xúc bề mặt.
Bằng cách này, nhiều kháng nguyên được tìm thấy được gọi là "vaccine
ngược". Một phương pháp thay thế, công nghệ kháng nguyên, cũng đã được mô tả
(Meinke et al., 2005). Thư viện peptide bao phủ toàn bộ gen của một tác nhân gây
bệnh được sàng lọc cho hệ miễn dịch bằng cách thêm huyết thanh từ người đã từng
phơi nhiễm với mầm bệnh. Tuy nhiên các nghiên cứu để phát triển một loại vaccine
là rất khó để nghiên cứu và tốn nhiều thời gian, vaccine nghiên cứu ra cũng được sử
dụng cho một số lượng đông dân số do vậy vấn đề an toàn cũng cần được nghiên
cứu kỹ càng.
2.1.3.5. Phương pháp kết hợp sử dụng các loại kháng sinh
Sự phát triển của nhiều loại kháng sinh đã tìm ra các kháng sinh thay thế
những loại đã tồn tại trước đó. Những kháng sinh tiềm năng có thể có chức năng
hoặc bằng cơ chế kháng đảo ngược đối với các tác nhân gây bệnh mẫn cảm tự nhiên
hoặc bởi các chủng kháng thuốc tự nhiên.
Các cơ chế kháng phổ biến nhất theo hướng β- lactam lâm sàng là các sản
phẩm của β-lactamase hoặc thay đổi protein gắn penicilin (P Ps). Điều trị với βlactam kết hợp với một chất ức chế β - lactamase đã được sử dụng trong lâm sàng,
và ba chất ức chế đã được đăng ký là acid clavulanic, tazobactam và sulbactam
(Drawz SM et al., 2010). Một cơ chế kháng thuốc thông thường khác của các vi
khuẩn Gram âm là biểu hiện quá mức hệ thống bơm ngoài. Đây cũng là một mục
tiêu cho kháng sinh mới, mặc dù không có liệu pháp ức chế các bơm ngoài này
hiện đang có sẵn trên thị trường.
13
2.1.3.6. Liệu pháp thực khuẩn thể và lysin của chúng
Thực khuẩn (thể thực khuẩn) là virus ký sinh đặc hiệu trong vi khuẩn có trong
gần như tất cả mọi môi trường. Thể thực khuẩn được biết đến nhiều nhất là thể thực
khuẩn sinh tan, tức là cuối cùng ly giải và tiêu diệt tế bào vi khuẩn để giải phóng
một lượng lớn phage đã được nhân lên trong vi khuẩn trước đó. Thể thực khuẩn
khác là loại tiềm tan và không giết chết vi khuẩn chủ, chúng tích hợp vào hệ gen
của vi khuẩn tạo thành dạng prophages và chỉ tấn công và chỉ ly giải vật chủ trong
các trường hợp đặc biệt hiếm gặp (O'Flaherty et al., 2009).
Tiềm năng điều trị lâm sàng
Bởi vì thực khuẩn là những kẻ thù tự nhiên của vi khuẩn, sử dụng chúng như
thuốc kháng sinh có thể có vẻ khá đơn giản, sử dụng chúng làm thuốc được cho
rằng có giá thành rẻ và có tính đặc hiệu cao (Hanlon GW, 2007). Tuy nhiên, nguy
cơ phát triển sự kháng thuốc cao và có thể có các vấn đề lâm sàng với sự trung hòa
thể thực khuẩn bởi các phản ứng miễn dịch của vật chủ. Về mặt lý thuyết, độ an
toàn của thực khuẩn là rất cao vì tính đặc hiệu cao của chúng, tuy nhiên, có rất ít dữ
liệu lâm sàng chính thức được công bố. Một mối quan tâm chính là việc thiếu dữ
liệu về hiệu quả và dược động học. Thể thực khuẩn có phổ đặc hiệu rất hẹp và do đó
liệu pháp thực khuẩn sẽ phải được chẩn đoán tốt để xác định chính xác tác nhân vi
khuẩn gây bệnh. Những chỉ định cho phage điều trị hiện đang được đánh giá bao
gồm sử dụng để bôi lên vết thương nhiễm trùng gây ra bởi, ví dụ, P. aeruginosa
hoặc S. aureus, như cũng như nhiễm trùng mãn tính khác, chẳng hạn như nhiễm
trùng P. aeruginosa trong bệnh nhân xơ nang. Một lĩnh vực tiềm năng sử dụng là
điều trị răng miệng cho các bệnh nhiễm trùng đường ruột. Một biện pháp thay thế
cho sử dụng toàn bộ hạt phage là sử dụng lysins phage. Đây là những enzym có
hiệu lực cao làm giảm các tế bào vi khuẩn. Việc vi khuẩn phát triển khả năng đề
kháng đối với lysin chưa được báo cáo (Fischetti VA, 2010).
2.1.3.7. Vật liệu sinh học kháng khuẩn
Dụng cụ, thiết bị y tế nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng nhiễm trùng bện bệnh viện phổ biến hiện nay. Nhiễm trùng đường tiết
14
niệu liên quan đến ống thông là hình thức phổ biến nhất của nhiễm trùng bệnh viện
(Klevens et al., 2007). Các vi khuẩn phổ biến nhất liên quan đến nhiễm trùng trên
các thiết bị y tế là những loài tụ cầu, Gram âm (ví dụ, E. coli, P. aeruginosa,
Enterobacter aerogenes, Acinetobacter acinus, Klebsiella spp và Proteus spp) là
phổ biến nhất (Leone et al., 2003). Proteus mirabilis là tác nhân gây bệnh phổ biến
nhất liên quan đến encrustation.
Tiềm năng lâm sàng
Những nỗ lực để phát triển các thiết bị y tế với tính chất kháng khuẩn đã được
liên tục trong một thời gian dài. Hầu hết các vật liệu polymer thường được sử dụng
cho các thiết bị y tế như ống thông được dễ dàng xâm chiếm bởi vi khuẩn. Vì vậy,
việc nghiên cứu tạo ra lớp phủ có tính chất kháng khuẩn lên trên các thiết bị y tế là rất
cần thiết. Lớp sơn phủ này có thể giải phóng các chất kháng khuẩn, hoặc chống lại quá
trình xâm nhiễm của vi khuẩn. Hiện nay ống thông tĩnh mạch trung tâm (CVC) và ống
thông niệu với lớp phủ kháng khuẩn có trên thị trường. Các lớp phủ kháng khuẩn phổ
biến nhất được sử dụng hiện nay là những người có chứa bạc. Bạc được biết đến với
phổ rộng hoạt tính kháng khuẩn mạnh của nó đối với cả vi khuẩn Gram dương và
Gram âm, mà được cho là do giải phóng các ion bạc (Monteiro et al., 2009).
2.1.4. Tổng quan về thực khuẩn thể ( bacteriophage)
2.1.4.1. Lịch sử phát hiện
Thực khuẩn thể (bacteriophage/phage) được phát hiện một cách độc lập bởi
Twort vào năm 1915 và d’Hérelle năm 1917. Phage được tìm thấy và phân lập ở bất
kì nơi đâu có vi khuẩn sinh sống, theo ước tính có khoảng 1032 loại phage trên
hành tinh. Trong suốt những năm 1920 – 1930, thực khuẩn thể dành được nhiều sự
chú ý từ các nhà khoa học nhưng những nghiên cứu thời kỳ này không dựa trên một
cơ sở rõ ràng về bản chất của thực khuẩn thể. Đến năm 1930, kháng sinh penicilin
lần đầu tiên được sử dụng trong việc điều trị nhiễm trùng và được phổ biến rộng rãi.
Liệu pháp phage không còn được chú ý nhiều như trước. Mặc dù thuốc kháng sinh
15
đem lại nhiều lợi ích cho việc điều trị nhiễm khuẩn nhưng do sự lạm dụng thuốc, vi
khuẩn ngày càng thích nghi và xuất hiện nhiều chủng có thể kháng lại thuốc kháng
sinh. Đến những năm cuối thế kỉ 20, các nhà khoa học cũng như các tổ chức lại
dành sự quan tâm cho thể thực khuẩn như một biện pháp nhằm thay thế kháng sinh
trong lĩnh vực y học, thú y, nông nghiệp (John B et al., 2007).
2.1.4.2. Đặc điểm của thực khuẩn thể
Thực khuẩn thể có mặt ở hầu hết những nơi mà vi khuẩn được tìm thấy, và là
yếu tố quan trọng trong điều hòa sự đa dạng và phân bố của vi khuẩn. Hệ gen của
thực khuẩn thể có thể là DNA hoặc RNA mạch đơn, mạch kép hay mạch vòng và
chỉ có một bản copy duy nhất. Tính phong phú của thể thực khuẩn được phản ánh ở
cả đặc điểm hình thái và hệ gen. Hình thái của thể thực khuẩn rất đa dạng từ đơn
giản như dạng icosahedral (khối 20 mặt, mỗi mặt là tam giác đều), dạng sợi đến
những dạng phức tạp hơn gồm đuôi kết hợp với phần đầu dạng icosahedral (John B
et al., 2007).
2.1.4.3. Phân loại thực khuẩn thển
Cho đến nay, chưa có một hệ thống phân loại thực khuẩn thể nào được thực sự
chấp nhận bởi vẫn còn thiếu các dữ liệu về mối quan hệ giữa các thực khuẩn thể và
do đó thực khuẩn thể cũng không có tên gọi theo đúng quy cách như ở các vi sinh
vật khác. Một trong những cách phân loại thực khuẩn thể trước đây là dựa vào vật
chủ mà chúng nhiễm. Tuy nhiên, cách phân loại này chỉ tiện lợi cho bác sĩ và các
nhà dịch tễ học. Nhờ việc các kiến thức về các đặc điểm lý, hoá, sinh học của virus
ngày càng được tích luỹ nên Uỷ ban Quốc tế về phân loại virus ( ICTVInternational Committee of Taxonomy of Viruses) đã đề nghị một hệ thống phân
loại virus dựa vào các đặc điểm cấu trúc của hạt virus (virion) cũng như axit nucleic
của virus thay vì dựa trên vật chủ và dịch tễ học. Số lượng virus được phân loại theo
hình thái học đã lên tới hơn 5500 (Phạm Văn Ty, 2007). Việc phân loại thực khuẩn
thể hiện nay được phát triển từ hệ thống phân loại được đề xuất bởi radley, được
cho trong bảng 9.1 (Ackermann HW, 2009).
16
Bảng 2.2 .Phƣơng pháp phân loại thực khuẩn thể theo Ackermann (2009)
Họ phage
Họ
Myoviridae
(đuôi co rút được)
Phage
có
đuôi
Họ
Siphoviridae
(đuôi dài không co
được)
Họ
ADN kép, Đầu hình đa diện đều hoặc hơi dài
dạng
(110x80nm).Đuôi có đĩa cổ, đĩa gốc, gai,
thẳng,
lông.
ADN kép,
dạng thẳng
Họ Microviridae
vỡ ADN ký chủ.
ADN đơn, Virion hình đa diện (25-27nm) có bướu
khép vòng
(nhóm phage PM2) khép vòng
Tectiviridae
(Phage có hai vỏ
capsit)
ở 12 đỉnh.Không có vỏ ngoài.
Virion đều, đường kính 60nm.Lipid nằm
giữa các lớp vỏ protein.Không có vỏ
ngoài, không có đuôi, gai ở đỉnh.
Virion có đường kính 60nm chứa lipid
ADN kép, ngoài.Hai vỏ capsid, vỏ ngoài cứng, vỏ
dạng thẳng trong mềm.Sau khi tiêm ADN, xuất hiện
cấu trúc đuôi dài khoảng 60nm.
Phage
khối
được, có thể dài đến 570nm.Không phá
dạng thẳng (17x8nm) với 6 sợi lông đuôi
Họ Corticoviridae ADN kép,
hình
Đầu có đường kính 60nm.Đuôi không co
Podoviridae ADN kép, Đầu có đường kính 60nm. Đuôi ngắn
(đuôi ngắn)
Họ
Đặc điểm
Genome
SH1
ADN kép
Virion
có
cấu
trúc
giống
như
Tectiviruses và chứa lipid.
STIV có cấu trúc tương tự như
STIV
ADN kép
Tectiviruses,
Adenoviruses
và
Phycodnaviruses.
ARN đơn, Capsid đa diện, đường kính 24nm.
Họ Leviviridae
(+),
dạng
dải
Họ
Cystoviridae
(nhóm phage φ6)
ARN kép
Virion đồng đều, đường kính 75nm,
được bao bọc bởi vỏ ngoài lipid.