Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 146 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------

Trầm Công Khanh

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO
TẠI TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
----------

Trầm Công Khanh

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO
TẠI TỈNH KIÊN GIANG
Chuyên ngành: Địa Lý Học (TĐLTN)


Mã số: 60 31 95
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO NGỌC CẢNH

Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của chính bản thân.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào tính đến thời điểm hiện tại.
Các số liệu minh họa thực tế được sử dụng để phân tích trong luận văn đã được sự
đồng ý của các quý cơ quan ban ngành có liên quan.
Tác giả luận văn

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Tiềm năng và định hướng phát
triển du lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”. Đầu tiên, tôi xin gởi lời biết ơn chân

thành đến cha và mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi có thể học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Tôi xin gởi lời tri ân đến tất cả các quý thầy cô của khoa Địa Lí trường đại học
sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã cung cấp cho tôi những kiến thức, phương pháp
nghiên cứu khoa học địa lý thực sự quý báu. Đặc biệt là TS. Đào Ngọc Cảnh (đại
học Cần Thơ) đã tận tụy định hướng, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các cơ quan, đơn vị: Phòng sau đại học trường đại
học sư phạm Hồ Chí Minh, thư viện trường đại học sư phạm, Cục thống kê tỉnh
Kiên Giang, Sở Văn Hóa – Thể Thao và Du Lịch tỉnh Kiên Giang, Sở Tài Nguyên
và Môi Trường tỉnh Kiên Giang, công ty du lịch tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện
cung cấp cho tôi nhiều nguồn thông tin và tài liệu hữu ích trong quá trình thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các bạn bè của tôi
những người đã luôn ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Trân trọng!

Footer Page 4 of 258.


Header Page 5 of 258.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................................3
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .........................................................4
5.1. Quan điểm nghiên cứu ...............................................................................4
5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ ..............................................................4
5.1.2. Quan điểm tổng hợp ............................................................................5
5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững ..........................................................6
5.1.4. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh ............................................................6
5.2. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................................7
5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu ......................7
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống .......................................................7
5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa ...........................................................7
5.2.4. Phương pháp bản đồ ............................................................................7
6. Đóng góp chủ yếu của luận án ..........................................................................8
7. Cấu trúc của luận án .........................................................................................8

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.

iv


PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................9
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO ....................................9
1.1. Một số vấn đề về du lịch .................................................................................9
1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch ...............................................................9
1.1.1.1. Khái niệm du lịch (Tourism) ...............................................................9
1.1.1.2. Phân loại du lịch (loại hình du lịch) .................................................11
1.1.2. Chức năng của du lịch ...........................................................................12
1.1.2.1. Chức năng xã hội ..............................................................................12
1.1.2.2. Chức năng kinh tế .............................................................................13
1.1.2.3. Chức năng sinh thái ..........................................................................15
1.1.2.4. Chức năng chính trị ..........................................................................16
1.2. Tài nguyên du lịch ........................................................................................16
1.2.1. Khái niệm tài nguyên du lịch ................................................................16
1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch ..................................................................17
1.2.3. Vai trò của tài nguyên du lịch đối với sự phát triển du lịch ..............17
1.3. Sản phẩm du lịch ..........................................................................................18
1.3.1. Khái niệm................................................................................................18
1.3.2. Các thành phần của sản phẩm du lịch .................................................19
1.3.2.1. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo hình thái vật chất .............19
1.3.2.2. Thành phần của sản phẩm du lịch phân theo loại hình dịch vụ .......20
1.3.2.3. Thành phần sản phẩm du lịch phân theo tính chất dịch vụ ..............20
1.3.3. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ............................................................20
1.3.3.1. Sản phẩm du lịch không hiện hữu trước người mua .........................20
1.3.3.2. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời .21
1.3.3.3. Sản phẩm du lịch có tính sử dụng tạm thời và không có tính sở hữu
........................................................................................................................21
1.3.3.4. Sản phẩm du lịch có những yếu tố đặc thù, không bị mất đi giá trị
khi đã sử dụng ................................................................................................21
1.3.3.5. Sản phẩm du lịch không thể lưu kho, tích trữ được ..........................22


Footer Page 6 of 258.


Header Page 7 of 258.

v

1.3.3.6. Sản phẩm du lịch có tính thời vụ.......................................................22
1.4. Du lịch biển, đảo ...........................................................................................22
1.4.1 Khái niệm du lịch biển, đảo ...................................................................22
1.4.2. Vai trò của du lịch biển đảo ..................................................................23
1.4.3. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo ..................................................24
1.4.3.1. Những điều kiện chung .....................................................................24
1.4.3.2. Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch .....................................26
1.4.3.3. Khả năng cung ứng nhu cầu du lịch .................................................27
1.4.4. Một số loại hình du lịch biển, đảo ........................................................29
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................30
Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN,
ĐẢO TỈNH KIÊN GIANG .....................................................................................31
2.1. Khái quát về biển, đảo tỉnh Kiên Giang .....................................................31
2.1.1. Giới thiệu về tỉnh Kiên Giang ...............................................................31
2.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................31
2.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................31
2.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội ..................................................................33
2.1.2. Các bộ phận vùng biển, đảo Kiên Giang .............................................34
2.1.2.1. Biển và bờ biển..................................................................................34
2.1.2.3. Đảo và quần đảo ..............................................................................35
2.1.3. Đặc điểm hải văn và khí hậu vùng biển, đảo Kiên Giang ..................39
2.1.3.1. Hải văn ..............................................................................................39
2.1.3.2. Khí hậu ..............................................................................................40

2.2. Tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ..........................42
2.2.1. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ................................................42
2.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tắm biển ................................................46
2.2.3. Tiềm năng phát triển du lịch thể thao .................................................51
2.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng............................................53
2.2.5. Tiềm năng phát triển một số loại hình du lịch khác ...........................56

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

vi

2.2.6. Đánh giá chung tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên
Giang .................................................................................................................58
2.3. Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch biển, đảo tỉnh
Kiên Giang ...........................................................................................................60
2.3.1. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................60
2.3.1.1. Hệ thống giao thông ..........................................................................60
2.3.1.2. Hệ thống điện, nước ..........................................................................63
2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật .........................................................................64
2.3.2.1. Cơ sở lưu trú .....................................................................................64
2.3.2.2. Cơ sở ăn uống ...................................................................................66
2.3.2.3. Các khu thể thao, vui chơi giải trí, khu mua sắm .............................67
2.4. Hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang..........................68
2.4.1. Khái quát du lịch Kiên Giang ...............................................................68
2.4.2. Hiện trạng khách du lịch biển, đảo Kiên Giang .................................70
2.4.3. Hiện trạng phát triển các loại hình du lịch biển, đảo tại một số địa
bàn tiêu biểu .....................................................................................................75

2.4.4. Hiện trạng lao động ...............................................................................79
2.4.5. Hiện trạng doanh thu ............................................................................82
2.5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo ......................84
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................86
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN,
ĐẢO TẠI TỈNH KIÊN GIANG .............................................................................87
3.1. Cơ sở xây dựng định hướng ........................................................................87
3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch quốc gia.................................................87
3.1.2. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang ........................87
3.1.3. Nhu cầu du lịch ......................................................................................88
3.1.4. Tiềm năng và hiện trạng .......................................................................89
3.2. Định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang........................90
3.2.1. Về loại hình du lịch ................................................................................90

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.

vii

3.2.2. Về địa bàn du lịch biển, đảo ..................................................................92
3.2.3. Định hướng phát triển các trục không gian và tuyến du lịch biển,
đảo .....................................................................................................................94
3.2.4. Về thị trường khách du lịch ..................................................................95
3.2.4.1. Thị trường khách du lịch nội địa .....................................................95
3.2.4.2. Thị trường khách du lịch quốc tế ......................................................96
3.3. Những giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ...............97
3.3.1. Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng ...................................................97
3.3.1.1. Giao thông.........................................................................................97

3.3.1.2. Điện, nước sinh hoạt .......................................................................100
3.3.2. Phát triển và nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật .............100
3.3.2.1. Cơ sở lưu trú ...................................................................................100
3.3.2.2. Nhà hàng và cơ sở ăn uống.............................................................102
3.3.2.3. Khu vui chơi, giải trí và mua sắm ...................................................102
3.3.3. Đẩy mạnh quảng bá du lịch ................................................................103
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ..................................................................105
3.3.5. Phát triển cộng đồng du lịch ...............................................................106
3.3.6. Quy hoạch, tổ chức và quản lý ...........................................................107
3.3.7. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững........................................108
Tiểu kết chương 3 ..............................................................................................110
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................111
A. KẾT LUẬN ...................................................................................................111
B. KIẾN NGHỊ...................................................................................................112

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.

viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Kí hiệu viết tắt

Du lịch

DL


Du lịch bền vững

DLBV

Hệ sinh thái

HST

Phát triển bền vững

PTBV

Quần đảo



Thành phố

TP

Thị xã

TX

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2. 1: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 2010 (Đơn vị: %) ......................40
Bảng 2. 2: Danh sách các bãi biển đang được khai thác tại Kiên Giang ..................47
Bảng 2. 3 : Số lượng cơ sở lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo ...................65
Bảng 2. 4: Chỉ tiêu cơ sở lưu trú tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005 - 2011 ................68
Bảng 2. 5: Lượng khách du lịch tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV:người) ........73
Bảng 2. 6: Phân bố lao động tại các địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: người) ............81
Bảng 2. 7: Doanh thu tại một số địa bàn du lịch biển, đảo (ĐV: triệu đồng) ...........83

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.

x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang .........................................................32
Hình 2. 2: Sự chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế ................................................34
Hình 2. 3: Nhiệt độ các tháng năm 2010...................................................................40
Hình 2. 4: Lượng khách và doanh thu du lịch tỉnh Kiên Giang ................................69
Hình 2. 5: Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Kiên Giang .........................70
Hình 2. 6: Lượng khách du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang ......................................71
Hình 2. 7: Lượng khách lưu trú tại một số địa bàn du lịch biển, đảo .......................74
Hình 2. 8: Lượng lao động khu vực biển, đảo so với toàn tỉnh ................................80
Hình 2. 9: Biểu đồ thể hiện so sánh doanh thu của du lịch biển, đảo .......................83
Hình 3. 1: Bản đồ quy hoạch không gian phát triển du lịch biển, đảo


tỉnh

Kiên Giang ................................................................................................................93

Footer Page 12 of 258.


Header Page 13 of 258.

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Việt Nam là quốc gia có nhiều thế mạnh về tài nguyên biển, đảo, với 3260 km
bờ biển chạy dọc chiều dài đất nước với những bãi tắm, vũng, vịnh có giá trị khai
thác du lịch lớn, và hơn 2.770 hòn đảo rải rác ven bờ với hệ sinh thái cảnh quan
cùng đa dạng, đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển các loại hình du lịch
biển.
Thế nhưng mãi đến những năm gần đây, nguồn tài nguyên này mới thực sự
được đánh thức và quan tâm khai thác đúng nghĩa bằng các sự kiện: Năm du lịch
quốc gia 2011 với chủ đề “du lịch biển, đảo”, tiếp đó là hàng loạt những hoạt động
nghiên cứu, quảng bá và quy hoạch phát triển của các địa phương, quốc gia về du
lịch biển, đảo chúng ta mới thực sự nhận thức được hết tiềm năng và vai trò to lớn
của biển, đảo đối với ngành du lịch Việt Nam. Đã đến lúc biển, đảo làm nên hình
ảnh về đất nước và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Hiện nay, Kiên Giang được đánh giá là tỉnh tiềm năng về du lịch biển, đảo lớn
nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh thế mạnh về nông nghiệp đã có từ lâu
tại nhiều huyện của tỉnh. Do nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm, điều hoà cộng
với sự đa dạng và độc đáo của địa hình, địa mạo, đặc biệt là vùng biển rất giàu tiềm
năng du lịch. Hiện nay, du lịch biển, đảo đang mở ra cho Kiên Giang nhiều thời cơ

để thay đổi mạnh mẽ bộ mặt kinh tế - xã hội khu vực ven biển và các đảo xa bờ.
So với những điểm sáng về du lịch biển, đảo của Việt Nam như: vịnh Hạ
Long, Đà Nẵng, Nha Trang hay Phan Thiết. Du lịch biển Kiên Giang đang trong
giai đoạn đầu phát triển nên đang vấp phải rất nhiều khó khăn, hạn chế cần phải giải
quyết. Các tài nguyên du lịch tuy phong phú nhưng mức độ khai thác còn hạn chế
và hiệu quả du lịch mang lại chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của
tỉnh. Vì vậy, có thể khẳng định lợi thế về tài nguyên chỉ là điều kiện cơ bản cần
thiết. Điều kiện đủ để tạo sự phát triển cho du lịch biển, đảo Kiên Giang là phải có
sự nghiên cứu, đánh giá thật tổng hợp và sâu sắc các đặc điểm tiềm năng tự nhiên,

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.

2

kinh tế - xã hội, chỉ ra được các thuận lợi và khó khăn để có những phương án quy
hoạch và khai thác tối ưu để các tài nguyên này tạo sự phát triển cho du lịch biển,
đảo Kiên Giang là điều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi quyết định chọn du lịch Kiên Giang làm hướng
nghiên cứu với đề tài xác định cụ thể là: “Tiềm năng và định hướng phát triển du
lịch biển, đảo tại tỉnh Kiên Giang”.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan các nguồn tài liệu và công trình có liêm quan đến đề tài.
Mục tiêu chủ yếu của luận án là đánh giá tiềm năng du lịch biển, đảo của tỉnh Kiên
Giang để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên
Giang.


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm hệ thống hoá cơ sở lý
luận và thực tiễn về du lịch biển, đảo.
- Bước đầu xác định và đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch biển, đảo
tỉnh Kiên Giang. Nêu lên thực trạng phát triển của du lịch biển, đảo tại các điểm du
lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất các định hướng chủ yếu và các giải pháp phát triển du lịch biển, đảo
tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian nghiên cứu: Không gian bao quanh địa giới hành chính
của tỉnh Kiên Giang bao gồm 13 đơn vị hành chính, trong đó tập trung vào các đơn
vị hành chính có tiềm năng du lịch biển, đảo nổi trội như: huyện Phú Quốc, huyện
Kiên Lương, huyện Kiên Hải và TX. Hà Tiên.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về tiềm năng và các định
hướng, giải pháp nhằm phát triển du lịch biển, đảo trong phạm vi không gian một số
địa bàn tại tỉnh Kiên Giang.

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

3

4. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Du lịch là một trong những ngành kinh tế tổng hợp đang được nhiều chuyên
gia nhà khao học và các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu. Trên thế giới, dưới góc
độ địa lý du lịch, các nhà nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các hướng, phương

pháp luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, tổ chức lãnh thổ
du lịch.
Đáng chú ý là một số công trình của các nhà địa lý cảnh quan của trường đại
học tổng hợp Matxcova đã nghiên cứu các vùng cho thích hợp cho mục đích nghỉ
dưỡng trên lãnh thổ Liên Xô (trước đây). Các nhà địa lý Anh, Mỹ và Canada cũng
đã tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên phục vụ mục đích giải trí du lịch.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về du lịch mới được đề cập nhiều vào những năm
1990, khi hoạt động du lịch Việt Nam dần khởi sắc. Một số công trình đã đề cập
những khía cạnh khác nhau của du lịch như: Tổ chức lãnh thổ du lịch của Lê Thông,
Nguyễn Minh Tuệ (1998) công trình đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về tổ chức lãnh
thổ du lịch, khái quát sự phân hóa lãnh thổ du lịch Việt Nam và giới thiệu các vùng
du lịch Việt Nam. Cuốn tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam do Phạm Trung
Lương chủ biên đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá tài nguyên
môi trường du lịch Việt Nam. Cuốn tổng quan du lịch của TS. Đào Ngọc Cảnh đã
hệ thống cơ sở lý luận phát triển du lịch, cơ sở chung để nghiên cứu các loại hình du
lịch. Cuốn quy hoạch du lịch, tài nguyên du lịch của Bùi Thị Hải Yến chủ biên cung
cấp những vấn đề lý luận và bức tranh chung về phát triển du lịch và tài nguyên du
lịch Việt Nam. Địa lý du lịch do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên đã phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và các
vùng du lịch Việt Nam.
Công trình chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030. Quy hoạch phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020, của Viện
Nghiên Cứu phát triển du lịch Việt Nam. Đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu những
định hướng và giải pháp căn bản cho du lịch Việt Nam, trong đó nhấn mạnh tiềm
năng, vai trò và vị trí chiến lược của du lịch biển, đảo Việt Nam trong thời gian tới

Footer Page 15 of 258.


Header Page 16 of 258.


4

Những công trình trên đã phân tích cơ sở lý luận cho phát triển du lịch, đánh
giá tổng hợp tài nguyên cho phát triển du lịch, dự báo nhu cầu chiến lược phát triển
du lịch, đánh giá vai trò kinh tế - xã hội của phát triển du lịch. Những công trình nêu
trên là tài liệu quý báu để làm cơ sở khoa học nghiên cứu cho luận án.
Du lịch biển, đảo Kiên Giang chỉ mới manh nha phát triển trong những năm
gần đây do đó các công trình khoa học nghiên cứu về loại hình du lịch này chưa
nhiều, tuy nhiên đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan như: luận án tiến
sĩ của Trương Minh Chuẩn nghiên cứu đặc điểm tài nguyên – môi trường và cảnh
quan địa lý trong việc phát triển bền vững du lịch sinh thái trên đảo Phú Quốc
thuộc tỉnh Kiên Giang. Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Kiên Giang đến
năm 2020 và định hướng đến năm 2030 của Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Du
Lịch Việt Nam. Báo cáo tổng hợp hội thảo quốc tế về liên kết phát triển du lịch
biển, đảo và sông vùng đồng bằng sông Cửu Long là những tài liệu bổ ích phục vụ
cho đề tài luận án tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo
tỉnh Kiên Giang.
Tổng hợp lịch sử nghiên cứu vấn đề có thể khái quát:
- Du lịch đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý trên thế giới và nước ta
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chuyên sâu về du lịch
biển, đảo hầu như còn rất ít.
- Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển du lịch biển, đảo áp dụng cho những
tỉnh cụ thể như Kiên Giang hiện chưa có.

5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ là một trong những quan điểm được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Nét đặc trưng quan trọng của hệ thống lãnh thổ

du lịch là tính hoàn chỉnh về chức năng và lãnh thổ.

Footer Page 16 of 258.


Header Page 17 of 258.

5

Phát triển du lịch ở bất kì một vùng hoặc lãnh thổ nào cũng phải đặc trong mối
quan hệ chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ du lịch toàn quốc, từ cấp quốc gia đến cấp
vùng, địa phương, khu và điểm du lịch.
Du lịch tỉnh Kiên Giang được coi như một bộ phận của các hệ thống du lịch có
quy mô lớn hơn và cấp phân vị cao hơn là hệ thống du lịch Nam Bộ và hệ thống du
lịch cả nước. Du lịch Kiên Giang với tư cách là một bộ phận của hệ thống cấp cao
hơn phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống và việc nghiên cứu đầy đủ các
thuộc tính du lịch của hệ thống có giá trị thực tiễn để vận dụng vào tổ chức và kinh
doanh du lịch.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích thực trạng
và định hướng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải phù hợp với quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, quốc
gia và khu vực.
5.1.2. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là một quan điểm quan trọng trong nghiên cứu du lịch.
Nếu như quan điểm hệ thống giúp nhà nghiên cứu có ý thức đặt vấn đề nghiên cứu
cụ thể của mình trong một hệ thống nhất định thì quan điểm tổng hợp sẽ chỉ đạo họ
đặt nó trong mối quan hệ với các ngành khác.
Hệ thống du lịch là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và
cấu trúc bên ngoài, được tạo thành bởi nhiều yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và
con người, có mối quan hệ qua lại mật thiết, gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh.

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang phải
được thực hiện trong mối quan hệ tổng hợp với các loại hình du lịch, kinh tế - xã
hội và môi trường.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án ở khía cạnh phân tích các tiềm
năng du lịch biển, đảo và tác động của nó tới các thành phần lãnh thổ du lịch tỉnh
Kiên Giang.

Footer Page 17 of 258.


Header Page 18 of 258.

6

5.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển bền vững có tính chiến lược lâu dài, là mục tiêu, động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối,
quan điểm của đảng và chính sách của nhà nước. Du lịch là một ngành kinh tế tổng
hợp, vì vậy sự phát triển của bản thân ngành du lịch phải gắn với sự phát triển
chung của toàn xã hội. Trọng tâm của phát triển du lịch trên quan điểm phát triển
bền vững là phát triển cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường.
Phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang phải gắng với việc tôn tạo và bảo vệ
các tài nguyên du lịch và các yếu tố môi trường. Các kế hoạch và cơ chế quản lí
phải phù hợp với việc khai thác các giá trị tự nhiên, nhân văn sao cho môi trường
cảnh quan tự nhiên và các khu danh thắng không những ít bị xâm hại bởi các hoạt
động phát triển du lịch mà còn được bảo tồn và tôn tạo tốt hơn.
Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua thông qua việc đánh giá
đánh giá phát triển du lịch biển, đảo Kiên Giang và đề xuất các giải pháp phát triển
du lịch biển, đảo Kiên Giang nhằm hướng tới mục tiêu phát triển hài hòa, cân đối
giữa các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường, thích ứng với những biến động của

nền kinh tế thị trường đang bất ổn và những biến đổi của khí hậu đe doạ sự phát
triển bền vững trong tương lai.
5.1.4. Quan điểm lịch sử - Viễn cảnh
Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi và phát triển theo quá
trình của nó. Quan điểm này được vận dụng trong quá trình phân tích các giai đoạn
chủ yếu. Kiên Giang có hệ thống tài nguyên biển, đảo đa dạng và phong phú cộng
với nhiều nét văn hóa cộng đồng đặc sắc.
Những đặc điểm này tạo ra thuận lợi lớn cho sự phát triển du lịch. Nghiên cứu
quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát
sinh, phát triển mới có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển du lịch
biển, đảo tỉnh Kiên Giang theo hướng bền vững và hiệu quả.

Footer Page 18 of 258.


Header Page 19 of 258.

7

5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu
Để có được những thông tin phong, chính xác, các tài liệu được thu thập từ
nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau như: tài liệu dữ trữ quốc gia và trung ương,
tài liệu của các cơ quan cấp tỉnh và các cơ quan tổ chức, các điểm du lịch.
Các tài liệu luôn được bổ sung, cập nhật và được chọn lọc, thống kê và tổng
hợp, liên kết các mặt, các bộ phận thông tin để tạo ra một số thông tin mới đầy đủ
và sâu sắc là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các nghiên cứu trong luận án
Phương pháp thu thập, thống kê và tổng hợp tài liệu được thực hiện tốt là cơ
sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt hiệu quả.
5.2.2. Phương pháp phân tích hệ thống

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và tính xã hội
hóa sâu sắc. Phân tích hệ thống nhằm thấy rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố các thành phần trong hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường đối
với phát triển du lịch cũng như mối liên hệ du lịch của địa phương trong hệ thống
lãnh thổ du lịch của vùng và cả nước.
5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
Điều tra thực địa là phương pháp truyền thống và hiệu quả của địa lý học và
được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu địa lý du lịch nhằm tích lũy tài liệu thực tế
về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của tổ chức lãnh thổ du lịch. Trong quá
trình nghiên cứu đề tài, phương pháp này luôn được coi trọng nhằm có được cái
nhìn thực tế về sự phát triển của du lịch biển, đảo Kiên Giang và những đặc trưng
của lãnh thổ nghiên cứu. Các hoạt động chính của phương pháp này bao gồm: quan
sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh thực địa…
5.2.4. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp đặc thù của nghiên cứu địa lý nói chung và du lịch nói
riêng. Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của
quá trình nghiên cứu. Các mối liên hệ thời gian, không gian, số lượng, chất lượng

Footer Page 19 of 258.


Header Page 20 of 258.

8

của các đối tượng địa lý du lịch được thể hiện trong luận án thật khó có thể diễn tả
một cách ngắn gọn bằng lời nếu không có sự hỗ trợ của bản đồ.

6. Đóng góp chủ yếu của luận án
- Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết chung về phát triển du lịch biển, đảo .

- Phân tích được các tiềm năng lợi thế cho phát triển du lịch biển, đảo tỉnh
Kiên Giang.
- Đánh giá thực trạng về du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang.
- Đề xuất được các giải pháp phát triển cho du lịch biển, đảo tỉnh Kiên Giang
trong thời gian tới theo hướng phát triển nhanh và bền vững.

7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận án tập trung vào 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch biển, đảo
Chương II: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch biển, đảo tỉnh Kiên
Giang
Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch biển, đảo tại tỉnh
Kiên Giang

Footer Page 20 of 258.


Header Page 21 of 258.

9

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN, ĐẢO
1.1. Một số vấn đề về du lịch
1.1.1. Khái niệm và phân loại du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch (Tourism)
Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, cho
đến nay, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Đứng ở những góc độ
nghiên cứu khác nhau sẽ có những định nghĩa khác nhau về thuật ngữ du lịch, sau

đây là một số định nghĩa được xem là phổ biến nhất:
 Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization)
“Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú,
trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác
nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường
sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du
lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi
định cư”.
 Tại Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma (21/8-05/09/1963), các
chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau:
“Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở
thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú
không phải là nơi làm việc của họ”.
 Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản
của du lịch thành hai phần riêng biệt.
- Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi)

Footer Page 21 of 258.


Header Page 22 of 258.

10

Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài
nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …
- Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế)

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng
cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần
tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc
mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần
thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm chí ngay cả các
cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một
ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh
tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên,
mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó
góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước,
tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ,
đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn
hoá khác.
 Căn cứ theo hiến pháp số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 nước
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
Như vậy, có khá nhiều khái niệm du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch là
một hiện tượng kinh tế - xã hội hàm chứa 2 yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên của các
cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ bao gồm mục đích

Footer Page 22 of 258.


Header Page 23 of 258.


11

phục hồi, nâng cao sức khỏe, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh… kèm
theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ du lịch.
- Du lịch là một lĩnh vực kinh doanh bao gồm các dịch vụ nhằm thỏa mãn các
nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời của du khách.
Du lịch không chỉ đơn thuần là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện
tượng xã hội góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục
lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc và thúc đẩy hòa bình quốc tế…vì vậy,
mục tiêu quan tâm hàng đầu không chỉ là hiệu quả kinh tế cao để từ đó tận dụng và
khai thác triệt để, quá mức mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội kinh doanh mà chúng
ta phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch như đối với giáo dục hay
các lĩnh vực văn hóa khác. Du lịch chỉ thực sự phát triển bền vững nếu chúng ta có
thể dung hòa 2 yếu tố trên một cách tốt nhất.
1.1.1.2. Phân loại du lịch (loại hình du lịch)
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc vào
tiêu chí đưa ra, các tiêu chí này thường phụ thuộc vào mục đích phân loại và quan
điểm chủ quan của từng người.
Hiện nay, các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch
theo những tiêu chí cơ bản sau:
- Phân loại theo môi trường tài nguyên: Du lịch tự nhiên (du lịch biển, đảo; du
lịch miền núi; du lịch sinh thái- du lịch xanh; du lịch nông thôn..). Du lịch nhân văn
(du lịch lễ hội; du lịch công trình kiến trúc đương đại, bảo tàng; du lịch làng nghề
truyền thống…).
- Phân loại theo mục đích chuyến đi (du lịch nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe,
chữa bệnh, kinh doanh, thể thao, nghiên cứu khoa học…).
- Phân loại theo lãnh thổ hoạt động (du lịch quốc tế; du lịch nội địa).
- Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch (du lịch miền biển, đảo; du
lịch núi; du lịch đô thị; du lịch thôn quê).
- Phân loại theo phương tiện giao thông (du lịch xe đạp; du lịch ôtô; du lịch

tàu hỏa; du lịch tàu thủy, du thuyền; du lịch máy bay; du lịch đi bộ…).

Footer Page 23 of 258.


Header Page 24 of 258.

12

- Phân loại theo loại hình lưu trú (khách sạn, motel, nhà trọ thanh niên,
camping, bungalow, homestay, làng du lịch…).
- Phân loại theo lứa tuổi du khách (du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên,
người cao tuổi).
- Phân loại theo độ dài chuyến đi (du lịch ngắn ngày; du lịch dài ngày).
- Phân loại theo hình thức tổ chức (du lịch tập thể; du lịch cá nhân; du lịch gia
đình; du lịch tuần trăng mật...).
- Phân loại theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói; du lịch từng phần; du
lịch tự túc, du lịch bụi…).
1.1.2. Chức năng của du lịch
1.1.2.1. Chức năng xã hội
Đối với xã hội, du lịch có chức năng giữ gìn, phục hồi sức khỏe và tăng cường
sức sống cho con người. Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế
bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động cho con người. Theo công trình
nghiên cứu về y sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch
tối ưu, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%. Đặc biệt đối với một số bệnh phổ
biến cho thấy du lịch có tác dụng rõ rệt. Bệnh tim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh
giảm 30%, bệnh đường tiêu hóa giảm 20%.
Trong quá trình đi du lịch con người có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi
với nhau hơn. Những đức tính tốt của con người như chân thành, hay giúp đỡ, dũng
cảm… sẽ có dịp được thể hiện. Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau

hơn, qua du lịch mọi người hiểu nhau hơn, tăng cường đoàn kết cộng đồng. Điều
này biểu hiện rất rõ ở lứa tuổi thanh thiếu niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế
độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền v.v…
Những chuyến đi du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa
có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Khi tiếp xúc trực
tiếp với các công trình văn hóa của dân tộc, được sự giải thích của các hướng dẫn
viên, cư dân địa phương, cộng với sự cảm thụ của từng cá nhân từ đó du khách sẽ

Footer Page 24 of 258.


Header Page 25 of 258.

13

cảm nhận được ý nghĩa của từng công trình và tăng cao lòng yêu nước, tự hào dân
tộc trong mỗi người.
Du lịch có tác dụng nâng cao dân trí. Sau mỗi chuyến đi du lịch, thường để lại
cho du khách một số kinh nghiệm, tăng thêm hiểu biết và vốn sống. Hiểu biết thêm
về lịch sử, khám phá mới về địa lý, có thêm kinh nghiệm trong cuộc sống, mở mang
kiến thức văn hóa chung…là kết quả thu được sau mỗi chuyến đi du lịch. Ngoài ra
phát triển du lịch còn là động cơ giúp con người trao dồi, bổ sung các kiến thức cần
thiết như ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử văn hóa…
Du lịch góp phần cho việc phục hồi và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc.
Nhu cầu về nâng cao nhận thức văn hóa trong chuyến đi của du khách thúc đẩy các
nhà cung ứng chú ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản
phẩm làng nghề…
Nhờ có du lịch, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có
điều kiện hòa nhập và giao thoa với nhau, làm cho đời sống văn hóa tinh thần của
con người ở khắp nơi trở nên phong phú hơn.

Trong thời đại hiện nay, công việc làm ăn là một trong những vấn đề vướng
mắc nhất của các quốc gia. Phát triển du lịch được coi là một giải pháp lý tưởng góp
phần giải quyết việc làm, hạn chế thất nghiệp và nâng cao mức sống cho người dân.
1.1.2.2. Chức năng kinh tế
Du lịch có ảnh hưởng rõ nét đến nền kinh tế của từng địa phương, quốc gia và
thế giới thông qua việc tiêu dùng và hưởng thụ của du khách.
Du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng hàng hóa vật chất vô hình và
hữu hình. Khi đi du lịch, du khách cần được ăn uống, cung cấp các phương tiện vận
chuyển, lưu trú, thư giản, giải trí…ngoài ra nhu cầu mở rộng kiến thức, quá trình
cung ứng các sản phẩm và thái độ của những người phục vụ du lịch rất được du
khách quan tâm đó là nhu cầu về dịch vụ.
Các hoạt động du lịch thường liên quan đến không gian ngoài trời, tức là sẽ
phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết. Do vậy việc tiêu dùng du lịch cũng mang tính
thời vụ rõ nét. Điều này không chỉ đúng với việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng các

Footer Page 25 of 258.


×