Tải bản đầy đủ (.doc) (210 trang)

Biện pháp ky thuat thi công công trình cầu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.28 MB, 210 trang )

MỤC LỤC
5.1 HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH..............................................................................................206
5.2 .CÔNG TÁC BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH...........................................................................206

PHẦN 6.................................................................Error: Reference source not found
TIẾN ĐỘ THI CÔNG..................................................................................................

PHẦN 1

GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
Trang 1


1.1 Tổ chức mặt bằng thi công
- Việc bố trí mặt bằng tổ chức thi công là yếu tố quyết định đến tiến độ và chất
lượng công trình, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm giá thành
sản phẩm có hiệu quả kinh tế đẩy nhanh tiến độ thi công đáp ứng yêu cầu của Chủ
đầu tư.
- Căn cứ vào tài liệu khảo sát và thiết kế đã được phê duyệt, nhà thầu tổ chức
khảo sát mặt bằng, nhận bàn giao mốc tuyến, tọa độ, mốc chuẩn nhằm phục vụ công
tác thi công và kiểm tra nghiệm thu sau khi công việc hoàn thành.
- Trong quá trình thi công nhà thầu sử dụng lực lượng công nhân kỹ thuật
chuyên nghiệp, trình độ tay nghề cao, kỹ sư có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên trong
công tác thi công các công việc tương tự.
- Bố trí hệ thống thoát nước mặt và nước ngầm, đảm bảo mặt bằng thi công
luôn khô ráo, giao thông nội bộ thuận tiện.
- Mặt bằng thi công được bố trí thành hai nội dung:
+ Bố trí mặt bằng tổ chức thi công tổng thể.
+ Bố trí tổ chức thi công các mặt bằng chi tiết cho các hạng mục riêng.
1.1.1 Mặt bằng thi công tổng thể
a) Nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công tổng thể của Nhà thầu


- Trên cơ sở hồ sơ mời thầu, nghiên cứu thực địa, các công trình phụ, tạm đều
được Nhà thầu xem xét cân nhắc bố trí sao cho không làm cản trở đến việc thi công
và ảnh hưởng tới việc sử dụng công trình chính, đảm bảo sự gắn kết với nhau về quá
trình công nghệ cũng như về quản lý, khai thác và đồng thời để thuận tiện cho việc
chỉ huy, điều độ và quản lý, giảm bớt sự phân chia không cần thiết và giảm sự chiếm
đất.
- Tất cả cơ sở hạ tầng bao gồm: lán trại và các công trình phụ trợ được nhà thầu
xây dựng tập trung gần ngay tuyến ngoài phạm vi xây dựng công trình.
- Đảm bảo được an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ và trật tự an ninh trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành
công trình.
b) Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể
- Trên cơ sở của vị trí địa lý, điều kiện địa hình và những nguyên tắc nêu trên
Nhà thầu tổ chức cơ sở sản xuất, xây dựng nhà ở, nhà làm việc tạm thời, kho bãi,
chuẩn bị điện nước cho công trường, lắp đặt đường dây điện thoại, bố trí máy bộ đàm
liên lạc trên tuyến...
- Sử dụng các vật liệu khung tiền chế hoặc các vật liệu khác như tre, nứa,
lá...để xây dựng các diện tích nhà ở, nhà điều hành, nhà kho, lán trại tạm cho công
nhân.
- Làm hợp đồng cung cấp nước sạch với đơn vị cung cấp nước trên địa bàn,
đảm bảo nước sạch phục vụ cán bộ, công nhân tại công trình. Bố trí máy phát điện
phục vụ cho công trường khi điện lưới gặp sự cố. Tại trụ sở Ban điều hành bố trí cụ
thể như sau:
+ Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các đơn vị thi công.
+ Nhà ăn, nhà tắm ...
+ Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công.
+ Nhà kho các loại.
+ Nhà sản xuất để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa
Trang 2



1.1.2 Mặt bằng thi công chi tiết
- Tạo điều kiện tốt nhất cho công tác thi công, đảm bảo sự gắn kết với nhau về
quá trình công nghệ cũng như về quản lý, khai thác và đồng thời để thuận tiện cho
việc chỉ huy, điều độ và quản lý, giảm bớt sự phân chia không cần thiết và giảm sự
chiếm đất.
- Cố gắng giảm bớt phí tổn vận chuyển, đảm bảo vận chuyển được thuận lợi
thông qua việc bố trí hợp lý các kho bãi, máy móc, thiết bị và đường xá thi công.
- Đảm bảo được an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ và trật tự an ninh trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành
công trình.
* Mặt bằng thi công phần cống
- Nhà thầu bố trí tổ chức mặt bằng thi công phù hợp với giai đoạn phần cống
thoát nước ngang đường, không ảnh hưởng đến tiến độ thi công các hạng mục khác,
thi công dứt phần cống thoát nước để tạo tiền đề thi công hạng mục nền đường và các
công trình phụ trợ khác.
- Nhà thầu bố trí tổ chức mặt bằng thi công cống ngang đường theo từng đoạn,
thi công đoạn nào dứt điểm đoạn đó, đồng thời đảm bảo tính liên hoàn của nhân lực
máy móc.
- Đào hố móng cống bằng máy đào, đứng cách hố móng một khoảng an toàn
tuỳ theo điều kiện địa chất là đất hay đá. Nhà thầu bố trí một cần cẩu 6 - 16T để cẩu
lắp các ống cống, vị trí cần cẩu đứng sát về phía lề đường nếu điều kiện địa hình cho
phép để tránh cản trở giao thông.
- Nằm trong dây chuyền thi công, Nhà thầu bố trí một máy ủi dùng để ủi đất
đắp theo từng lớp.
- Xung quanh cống được thi công, nhà thầu thiết kế lập hàng rào barie kết hợp
biển báo và nhân công để đảm bảo an toàn lao động và an toàn giao thông.
* Mặt bằng thi công nền đường.
- Nhà thầu bố trí tổ chức mặt bằng thi công thành từng phân đoạn để tổ chức
đảm bảo giao thông và tránh huy động quá nhiều máy móc, nhân lực. Chiều dài phân

đoạn thi công khoảng 100m-200m cho từng phân đoạn.
- Khi thực hiện công việc thi công ở nền đường, Nhà thầu tổ chức thi công tại
những đoạn nền làm mới hoàn toàn. Thi công nền hạ trước để tạo mặt bằng vận
chuyển vật tư, trang thiết bị để thực hiện các đoạn tiếp theo và tạo điều kiện thuận lợi
về mặt bằng và đường vận chuyển để thi công đắp cao nền đường đến cao độ thiết kế
dược duyệt.
- Công tác thi công nền đường đắp đắp đất và cát, Nhà thầu thi công trên toàn
bộ chiều rộng mặt cắt ngang, thi công theo phương thức cuốn chiếu, làm đến đâu gọn
đến đó trên nguyên tắc chung là đảm bảo đường vận chuyển luôn thông thoáng và
thuận lợi cho các phương tiện thi công tại công trường.
- Vật liệu thi công nhà thầu đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công và
chiều dài để vật liệu không kéo dài quá 100m. Vật liệu ở bên lề đường, không để
song song cả hai bên làm thu hẹp nền đường.
- Trên mặt bằng tổ chức thi công, bố trí đủ dây chuyền công nghệ thi công nền
đào, nền đắp. Máy móc bố trí phù hợp với biện pháp thi công, không huy động qúa
nhiều máy móc gây cản trở giao thông .
* Mặt bằng thi công phần cầu
Trang 3


- Trước khi triển khai thi công phần cầu, Nhà thầu sẽ làm hồ sơ xin phép đến
các cơ quan chức năng về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường thủy cũng
như nghiên cứu vị trí bố trí mặt bằng, bố trí hệ nổi nhằm đảm bảo đường thủy luôn
được thông suốt nhưng an toàn cả trong quá trình triển khai thi công và giai đoạn chờ
thi công.
- Nhà thầu bố trí tổ chức mặt bằng thi công chi tiết riêng để thi công phần cầu,
thi công phần nào dứt điểm phần đó: thi công kết cầu phần dưới xong rùi mới chuyển
sang kết cấu phần trên, thi công cầu chính và đường dẫn được tiến hành song song
nhưng đồng thời đảm bảo tính liên hoàn của nhân lực và máy móc.
- Đào hố móng công trình bằng máy đào, đứng cách hố móng một khoảng an

toàn tuỳ theo điều kiện địa chất là đất hay đá. Nhà thầu bố trí một cần cẩu >=25T để
cẩu lắp các dầm cầu, vị trí cần cẩu đứng sát về phía lề đường và trên đường công vụ
hoặc hệ nổi để tránh cản trở giao thông, đảm bảo an toàn lao động trong quá trình
triển khai thi công.
- Nhà thầu bố trí dây chuyền công nghệ thi công phù hợp với từng giai đoạn thi
công để đảm bảo chất lượng công trình, đẩy nhanh tiến độ đồng thời đảm bảo an toàn
lao động tuyệt đối.
- Trong quá trình thi công nhà thầu sẽ bố trí người điều tiết giao thông, có biển
báo, đèn hiệu, lưới phòng hộ đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
1.1.3 Bố trí nguồn năng lượng thi công
a. Điện thi công
- Nhà thầu sẽ hợp đồng với cơ quan Điện lực địa phương nơi tuyến đi qua để
có nguồn điện phục vụ thi công và sẽ sử dụng máy phát điện 250 KVA trong những
trường hợp bị mất lưới điện.
- Điện thi công được lấy từ mạng lưới điện của địa phương có sẵn. Dây tải diện
dùng loại cáp bọc cao su. Tại đầu nguồn cấp có cầu dao tổng và một công tơ tổng.
Dây tải điện đi men theo hàng rào công trường. Nhà thầu dự kiến bố trí lập một trạm
hạ thế.
- Nhà thầu sử dụng 02 máy phát điện dự phòng 100 KVA để cung cấp điện cho
công trường trong trường hợp mất điện.
b. Nước thi công
- Nước thi công và cứu hoả được lấy từ nguồn nước do địa phương cung cấp,
đề phòng bị mất nước kéo dài Nhà thầu có thể tiến hành khoan giếng.
- Nguồn nước sẽ dùng các xe chở nước chuyên dùng để kết hợp luôn với việc
bơm tưới rửa đường và tưới ẩm khi thi công lớp nền móng mặt đường.
c. Nhiên liệu thi công (Xăng, dầu…)
- Xăng dầu phục vụ thi công được mua từ địa phương cung cấp hoặc các địa
bàn lân cận, đảm bảo thường xuyên và kịp thời.
- Đề phòng thiếu nhiên liệu nhà thầu sử dụng kho chứa nhiên liệu xăng dầu dự
trữ đảm bảo tối thiểu lượng cần thiết cho các ca thi công.

- Nguyên tắc bố trí kho nguyên liệu dự trữ đảm bảo an toàn tuyệt đối về vệ
sinh môi trường, an toàn cháy nổ và đảm bảo an toàn lao động trong mọi tình hướng.
1.1.4 Chuẩn bị về thông tin liên lạc
- Nhà thầu sẽ liên hệ đặt máy điện thoại tại Ban điều hành công trường và các
đội thi công đảm bảo liên tục với các bên liên quan 24/24h.
1.1.5 Vệ sinh phòng dịch - y tế
Trang 4


- Trong quá trình thi công cho đến khi kết thúc việc bảo hành công trình, Nhà
thầu sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, cảnh quan, mỹ quan trong
khu vực. Giữ gìn thảm thực vật xung quanh khu vực thi công, giải toả các chướng
ngại, trở ngại không cần thiết, bố trí công trường gọn sạch, hoàn thiện ngay những
hạng mục đã kết thúc thi công.
- Nhà thầu sẽ sử dụng các phương tiện, thiết bị thi công đạt các tiêu chuẩn vế khí
thải và tiếng ồn của Việt Nam..
- Tất cả các loại xe chở vật liệu vào công trường hoặc đất đá phế thải đổ đi đều
phải dùng bạt che đậy cẩn thận tránh tình trạng rơi vãi vật liệu gây bụi bẩn ảnh hưởng
tới môi trường xung quanh.
- Các máy xúc, máy đào, máy lu, ô tô trong quá trình thi công không được xả
dầu thải hoặc đổ dầu mỡ bừa bãi gây ô nhiễm độc hại ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh.
- Tất cả vật liệu đổ thải ra khỏi công trường sẽ đổ theo đúng vị trí mà đã được sự
chấp thuận của Chủ công trình, Kỹ sư TVGS và chính quyền địa phương. Khi thời
tiết nắng hanh sẽ phun nước bằng xe téc để chống bụi.
- Trạm trộn phải có hệ thống lọc bụi và các thiết bị kiểm soát tránh ô nhiễm môi
trường xung quanh.
- Khai thác cấp phối hoặc đất đắp phải giữ gìn cảnh quan môi trường. Không
làm lở đất, thay đổi dòng chảy sông suối làm ảnh hưởng đến kênh mương, ruộng
vườn của nhân dân.

- Tất cả các nguồn nước sạch sẽ được bảo quản tốt, không đổ rác thải thi công và
các vật liệu thi công vào các khu vực nước sạch.
- Khu vực ăn ở trong quá trình thi công được bố trí công trình vệ sinh đầy đủ.
Mọi thành viên tham gia thi công được quán triệt ý thức vệ sinh trong quá trình sinh
hoạt, ăn ở, thi công...
- Giáo dục thường xuyên cho cán bộ công nhân viên toàn công trường về ý thức
trách nhiệm trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường của địa phương và vệ sinh khu
sinh hoạt. mọi người có ý thức chấp hành tốt các nội quy, quy định của địa phương
nhằm bảo đảm an ninh trên địa bàn, làm tốt công tác dân vận, tận dụng tối đa nhân
công địa phương vào những công việc thích hợp nhằm nâng cao thu nhập và đời sống
cho nhân dân.
- Khi hoàn thiện bàn giao công trình: Nhà thầu chúng tôi sẽ tổ thu dọn rác rưởi,
vật liệu thừa, tháo dỡ các công trình tạm thời phục vụ thi công, thanh thải lòng sông
suối...các chướng ngại do thi công rơi vãi trong toàn bộ phạm vi công trường đảm
bảo cảnh quan môi trường sạch đẹp.
- Các biện pháp đảm bảo vệ sinh phòng dịch như sau:
+ Chấp hành tốt các quy định của nhà nước về luật bảo vệ môi trường,
không làm ô nhiễm môi trường tai khu vực thi công
+ Trong tổ chức thi công chia phân đoạn thi công phù hợp để thi công
dứt điểm không tràn lan, tránh gây lầy lội khi mưa và bụi khi nắng.
+ Khi thi công nền đường vào mùa nắng hàng ngày bố trí xe nước
thường xuyên tưới nước trong khu vực để hạn chế bụi trên đoạn đường đang thi công
tránh ô nhiễm môi trường
+ Trước khi kết thúc công trình nhà thầu sẽ thu dọn mặt bằng công
trường gọn gàng, sạch sẽ, chuyển hết các vật liệu thừa, dỡ bỏ các công trình trạm.
Trang 5


+ Vật liệu máy móc thi công phải tập kêt gọn gàng,đất đá thừa phải đổ
tại vị trí quy định

+ Khi thi công hết sức chú y tránh chặt phá cây xanh trừ trường hợp bất
khả kháng, còn lại cần tránh né, đảm bảo cảnh quan môi trường.
- Nhà thầu cam kết thực hiện tất cả các hạng mục nêu trên, quan điểm của Nhà
thầu rằng sẽ không để xảy ra dịch bệnh nếu thực hiện tốt các công việc đó. Tuy nhiên
để thực hiện tốt vệ sinh phòng dịch – y tế hơn nữa, nhà thầu sẽ tiến hành:
+ Nhà thầu sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong công tác phòng,
chống dịch.
+ Nhà thầu kết hợp với các đơn vị y tế cơ sở tăng cường truyền thông
phòng, chống các bệnh truyền nhiễm do virus đến các khu lán trại, mặt bằng xây
dưng công trình và phổ biến cho toàn bộ cán bộ công nhân viên phục vụ thi công tại
công trường.
+ Nhà thầu cũng cân nhắc kết hợp với các trạm y tế địa phương để đáp
ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ công nhân tại công trường và bảo đảm đạt
chỉ tiêu trong chiến dịch phòng chóng dịch bênh – y tế.
+ Bên cạnh đó, Nhà thầu quan tâm đẩy mạnh hoạt động truyền thông,
triển khai các thông điệp truyền thông trong toàn công ty và tại công trường; đồng
thời tăng cường công tác giám sát, để phát hiện sớm các ca bệnh đầu tiên, xử lý ổ
dịch và hạn chế sự lây lan. Chiến dịch khử khuẩn và vệ sinh bắt đầu được triển khai
sớm nếu phát hiện dịch bệnh.
1.1.6 Kỹ thuật lán trại
 Công tác chuẩn bị và XD Văn phòng Ban Chỉ Huy:
- Khi đã có quyết định trúng thầu, Đơn vị thi công tiến hành ngay công tác bố
trí nhân lực, máy móc thiết bị thi công tập kết tại công trường, kết hợp ngay với Chủ
đầu tư, Tư vấn thiết kế tiến hành bàn giao mặt bằng, cọc mốc khống chế mặt bằng,
mốc cao độ, xác định tim đường và làm sơ đồ gửi tim mốc tránh trường hợp trong
quá trình thi công có thể xảy ra trường hợp mất tim mốc ban đầu và Khi có lệnh triển
khai thi công tiến hành ngay các công tác sau:
- Thực hiện công tác huy động, chuẩn bị công trường.
- Dọn dẹp và ban ủi mặt bằng xây dựng lán trại, chuẩn bị tập kết xe máy, vật tư
xây dựng.

- Xây dựng lán trại, nhà ở công nhân, cơ sở sản xuất phụ, nhà xưởng, kho
bãi.v..v..
- Tập kết các loại xe mày, thiết bị chuêyn dùng và nhân lực đến công trường.
- Tập kết các loại vật liệu xây dựng cần thiết tại công trình.
- Thực hiện các công việc cần thiết về kiểm tra, thí nghiệm các loại vật liệu xây
dựng trước khi đưa vào sử dụng cho công trình theo tiến độ triển khai công việc và
các quy định yêu cầu.
 Nhà ở làm việc của Ban chỉ huy công trình, cán bộ, nhân viên và công nhân
công trường
- Với mục đích đảm bảo an ninh, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và đảm
bảo mỹ quan trong khu vực thi công thì trên công trình Nhà thầu xây dựng mặt bằng
để bố trí thiết bị thi công, kho bãi tập kết vật liệu, chất thải phục vụ thi công cũng như
việc xây dựng văn phòng ban điều hành công trình, khu nhà ở dành cho cán bộ, công
Trang 6


nhân công trình thuận tiện trong sinh hoạt và dễ dàng điều hành, liên hệ TVGS, Chủ
đầu tư quản lý công trình được thuận lợi.
- Toàn bộ khu vực mặt bằng công trình tạm đều có hàng rào tạm bao che bằng
lưới B40 và thép gai rào xung quanh, thuận tiện cho việc quản lý và bảo vệ
- Theo sơ đồ được bố trí tại công trình nêu trên để Ban chỉ huy công trình cùng
các cán bộ, các đơn vị có liên quan làm việc tại công trình nhằm dễ dàng điều hành,
quản lý và liên hệ TVGS và Chủ đầu tư giải quyết công việc tại công trình.
- Lán trại công nhân: Bố trí công nhân tạm trú ở ngoài công trường, chỉ bố trí
một số cán bộ ở lại công trường và bố trí lực lượng ở lại để bảo vệ công trường, quản
lý vật tư kho bãi, thiết bị thi công.
- Nhà thầu sẽ trang bị đầy đủ các loại thiết bị tại văn phòng ban chỉ huy bao
gồm máy điện thoại, máy Fax, máy vi tính, máy in, . . . và các dụng cụ phục vụ cho
đo kiểm tra kỹ thuật, trang thiết bị bàn ghế và các thiết bị hành chính khác..v..v...
1.2 Giải pháp kỹ thuật thi công

1.2.1 Đặc điểm, nguyên tắc về tổ chức bộ máy thi công
- Bộ máy hành chính phải gọn nhẹ, tinh thông nghiệp vụ.
- Nhà thầu có nhiều kinh nghiệm và bố trí nhiều công nhân lành nghề, kỹ thuật
viên có trình độ.
- Trang thiết bị máy móc luôn cải tiến theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá,
chú ý hệ thống thông tin liên lạc, mạng vi tính.
- Bảo đảm đời sống, an toàn lao động.
1.2.2 Triển khai lực lượng thi công
- Căn cứ vào tiến độ, chuyển quân đến các vị trí thi công đầu tiên.
- Khảo sát đo đạc chi tiết hạng mục thi công: tim tuyến, giới hạn đào đắp nền
đường, hố móng.
- Cần theo dõi sát sao mọi diễn biến để khắc phục, bổ sung kịp thời các giải
pháp.
- Triển khai thi công theo tiến độ riêng từng hạng mục công trình do đội thi
công lập, sao cho khớp với tiến độ thi công chủ đạo của toàn công ty.
- Các nội dung về thí nghiệm kiểm tra chất lượng, đo đạc cao độ, kích thước,
nghiệm thu từng phần làm đúng theo trình tự xây dựng cơ bản.
1.2.3 Thiết bị được điều động thi công
a. Máy móc thiết bị thi công chủ yếu
Số TT
Máy móc thiết bị
Số lượng
01
05 máy
Máy đào, dung tích gàu ≥ 0.7m3
02
02 xe
Xe lu bánh sắt ≥ 10 Tấn
03
02 xe

Xe lu rung ≥ 25 Tấn
04
01 máy
Máy san công suất ≥ 110 Cv
05
05 máy
Máy ủi, công suất ≥ 85 Cv
06
01 xe
Xe bồn tưới nước ≥ 4m3
07
Xe bồn tưới nhựa
01 xe
08
Ô tô vận chuyển
06 xe
09
Máy thủy bình
02 máy
10
Máy toàn đạc (Kinh vĩ)
02 máy
11
04 máy
Máy trộn bê tông, dung tích ≥ 250 lít
Trang 7


12
Máy đầm cóc

02 máy
13
Máy đầm bàn
04 máy
14
01 máy
Xe cần cẩu, sức nâng ≥ 25 tấn
15
01 máy
Búa diezen, trọng lượng đầu búa ≥ 1,8 tấn
16
01 máy
Búa diezen, trọng lượng đầu búa ≥ 3,5 tấn
17
02 chiếc
Sà lan, trọng tải ≥ 200 tấn
18
01 chiếc
Sà lan, trọng tải ≥ 400 tấn
19
02 máy
Máy bơm cát, công suất ≥ 85 Cv
20
Máy phát điện
02 máy
21
Máy cắt, uốn thép
02 máy
b. Dụng cụ thiết bị kiểm tra hiện trường
Số TT

Loại dụng cụ, thiết bị
Số lượng
01
Thước thép các loại
10
02
Mia các loại
04
03
Thước dây dài 50m
10
c. Dụng cụ thiết bị kiểm tra trong phòng thí nghiệm (Thuê phòng thí nghiệm Hợp
chuẩn)
Số TT
Loại dụng cụ, thiết bị
Số lượng
02
01
Cân điện tử 15kg x 0,5g
01
02
Cân điện tử 210g x 0,001g
01
03
Cân điện tử 150Kg x 10g
01
04
Cân điện tử 2100g x 0,01g (Ohaus)
01
05

Cân điện tử 30kg x 1g (Ohaus)
04
06
Máy nén bê tông (TYA-2000) 2000kN
01
07
Máy nén bê tông (CKP-523) 2000kN
01
08
Máy kéo thép (WE-1000B) 1000kN
01
09
Bộ thiết bị thử tĩnh cọc (Anh/Trung Quốc)
08
10
Đồng hồ so
01
11
Súng bắn bê tông kiểu N-Proceq
01
12
Máy đo điện trở đất Kyoritsu
01
13
Máy siêu âm bê tông Matest
01
14
Búa thử độ cứng Matest
02
15

Cần Benkelman
01
16
Máy thử độ bền Marshall/CBR
03
17
Kích thủy lực
01
18
Máy siêu âm đường hàn
02
19
Máy thử từ đường hàn
01
20
Máy thử vài địa kỹ thuật
01
21
Máy thử CBR hiện trường
02
22
Thước kẹp cải tiến 30cm/0,02mm
Trang 8


01
23
Thước thép 5m/1mm
01
24

Đồng hồ bấm giây
01
25
Thùng nấu Parafin
01
26
Tủ sấy 3000C
01
27
Tủ sấy 3200C
0
01
28
Tủ hấp mẫu 100 C
01
29
Cối chày sư, cối chày inox
05
30
Ống đong 1,2,5,10,20 lít
01
31
Máy rây sàn, rây cát, rây đá dăm, rây bê tông nhựa, rây đất
01
32
Proctor tiêu chuẩn, Proctor cải tiên + Bộ chày
01
33
Phiễu rót vật liệu
02

34
Phiễu rót cát
06
35
Dao đai 100, 200cm3
03
36
Tấm ép cứng chuyên dùng + Kích thủy lực
01
37
Thước phẳng dày 3m
02
38
May khoan bê tong xi măng, BT nhựa
01
39
Máy chiết nhựa
01
40
Thang màu chuẩn
01
41
Bộ dụng cụ phương pháp Casagrande
01
42
Dụng cụ thử độ nhám mặt đường
01
43
Thiết bị đo độ kim lún bitum
01

44
Thiết bị đo độ kéo dài bitum
45
Các trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm có liên quan
1.2.4 Bố trí lán trại, kho xưởng, lắp đặt hệ thống điện và cấp thoát nước
1.2.4.1 Chuẩn bị lán trại
- Tất cả cơ sở hạ tầng bao gồm: lán trại và các công trình phụ trợ được nhà thầu
xây dựng tập trung gần ngay tuyến ngoài phạm vi xây dựng công trình.
- Sử dụng các vật liệu khung tiền chế hoặc các vật liệu khác như tre, nứa,
lá...để xây dựng các diện tích nhà ở, nhà điều hành, nhà kho, lán trại tạm cho công
nhân.
- Làm hợp đồng cung cấp nước sạch với đơn vị cung cấp nước trên địa bàn,
đảm bảo nước sạch phục vụ cán bộ, công nhân tại công trình. Bố trí máy phát điện
phục vụ cho công trường khi điện lưới gặp sự cố. Tại trụ sở Ban điều hành bố trí cụ
thể như sau:
+ Nhà ở của công nhân, cán bộ nhân viên phục vụ các đơn vị thi công.
+ Nhà ăn, nhà tắm ...
+ Nhà làm việc của ban chỉ huy công trường và các đội thi công.
+ Nhà kho các loại.
+ Nhà sản xuất để bố trí các xưởng sản xuất, trạm sửa chữa.
1.2.4.2 Điện nước phục vụ thi công

Trang 9


- Nhà thầu sẽ hợp đồng với cơ quan Điện lực địa phương nơi tuyến đi qua để
có nguồn điện phục vụ thi công và sẽ sử dụng máy phát điện 250 KVA trong những
trường hợp bị mất lưới điện. Nguồn nước sẽ dùng các xe chở nước chuyên dùng để
kết hợp luôn với việc bơm tưới rửa đường và tưới ẩm khi thi công lớp nền móng mặt
đường.

1.2.4.3 Tập kết nguyên vật liệu, thiết bị thi công
- Nhà thầu sẽ xây dựng các kho bãi để tập kết vật liệu trong phạm vi đã xin
phép Chủ đầu tư, Tư vấn cũng như các đơn vị có liên quan. Các kho, bãi vật liệu sẽ
được xây dựng một cách hợp lý để việc tập kết nguyên vật liệu dễ dàng và thuận lợi
cho thi công.
1.2.4.4 Công tác tiêu nước bề mặt và nước ngầm
- Trước khi thi công nhà thầu sẽ đảm bảo giữ mặt bằng công trình, hố móng,
bãi lấy đất luôn khô ráo bằng hệ thống mương tiêu, rãnh tiêu (nước bề mặt), giếng thu
nước trạm bơm tiêu (nước ngầm).
1.2.4.5 Chuẩn bị về thông tin liên lạc, điện nước
- Nhà thầu sẽ liên hệ đặt máy điện thoại tại Ban điều hành công trường và các
đội thi công đảm bảo liên lực với các bên liên quan 24/24h.
- Nhà thầu tiến hành lắp đặt nguồn nước, điện, phục vụ cán bộ công nhân viên
sinh hoạt trong quá trình thi công.
+ Nguyồn điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt được nhà thầu khai thác từ
nguồn điện đang cung cấp cho khu vực thi công. Để bảo bảo thi công không bị gián
đoạn, nhà thầu dữ trữ 02 máy phát điện.
+ Nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt được nhà thầu khai thác từ
nguồn nước đang cung cấp cho khu vực thi công. Nhà thầu kết hợp sử dụng xe téc
chở nước để sinh hoạt và vận chuyển nước đến các vị trí thiếu nước thi công.
1.2.4.6 Chuẩn bị các thủ tục phục vụ thi công
- Nhà thầu sẽ trình lên Chủ đầu tư các thủ tục sau:
+ Phương án thi công công trình.
+ Kế hoạch quản lý chất lượng của nhà thầu.
+ Kế hoạch sử dụng các loại vật tư vật liệu.
+ Nguồn gốc các loại vật tư vật liệu.
+ Kế hoạch sử dụng và huy động máy móc thiết bị thi công.
+ Tính năng và công suất máy móc thiết bị sử dụng cho gói thầu.
+ Kế hoạch sử dụng các mỏ vật liệu.
- Nhà thầu phối hợp với chủ đầu tư chuẩn bị các thủ tục:

+ Giấy phép thi công (nếu có).
+ Giấy phép môi trường (nếu có).
+ Giấy phép đổ vật liệu thải.
- Nhà thầu sẽ làm thủ tục xin cấp điện nước; lắp đặt đường điện, nước phục vụ
thi công.
- Liên hệ với chính quyền địa phương xin phép tạm trú cho tất cả cán bộ công
nhân viên tham gia thi công dự án.
- Làm thủ tục đưa vật tư, thiết bị máy móc đến tập kết tại công trường.
1.2.5 Định vị trắc đạt công trình
a. Cắm lưới đo đạc và định vị công trình thi công phần đường, phần cống
- Sau khi Chủ đầu tư bàn giao cọc mốc định vị và mốc cao độ chuẩn, Nhà thầu
sẽ tiến hành dẫn mốc về công trình, xây dựng các mốc chuẩn để phục vụ cho thi công
Trang 10


và nghiệm thu. Các mốc chuẩn được làm bằng bê tông, đặt ở những vị trí chắc chắn,
ổn định không nằm trong khu vực thi công và được rào chắn bảo vệ. Các cọc mốc
chuẩn được bố trí dọc tuyến đường tạo thành lưới khống chế mặt bằng.
- Bản vẽ lưới khống chế sẽ phải thể hiện được quan hệ giữa các mốc chuẩn với
nhau, giữa mốc chuẩn với một số điểm định vị quan trọng của công trình với các số
liệu góc đo khép kín và cự ly giữa chúng (đã được tính toán bình sai) bằng số chính
xác.
- Từ các mốc chuẩn công trình, đơn vị thi công sẽ dẫn về các mốc gửi của các
đoạn thi công. Các mốc gửi được làm bằng cọc gỗ 60x60x700mm đóng sâu vào đất,
xung quanh xây gạch bảo vệ, có đinh định vị, và cũng được bảo vệ chắc chắn. Trong
quá trình thi công sẽ thường xuyên kiểm tra độ chính xác, ổn định của các mốc gửi.
Nếu có sự nghi ngờ về độ chính xác thì cần kiểm tra lại từ các mốc chuẩn công trình.
- Việc xác định vị trí công trình trên mặt bằng thi công được tiến hành theo
trình tự:
+ Trước tiên, cần xác định đường trục công trình (đóng các định vị trục

công trình, cự ly 20÷50m/mốc). Các cọc định vị này được làm bằng gỗ
40x40x500mm, trên đỉnh cọc có đóng đinh định vị.
+ Lấy đường trục làm chuẩn đo vuông góc về hai phía để xác định hình
dạng khối đào đắp. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế (các mặt cắt), cốt mặt đất hiện trạng
rồi lên “ga” cho các tuyến đào đắp.
+ Các cữ “ga” được đóng bằng giá gỗ, trên cữ gỗ được ghi rõ: cốt cữ, cốt
mặt đất tự nhiên tại vị trí đóng cọc cữ, độ dốc mái ta luy đào xuống (chân ta luy) hay
đắp lên (đỉnh ta luy) từ điểm đỉnh chuẩn.
+ Các mốc gửi phải giữ trong suốt quá trình thi công, hoàn công và bàn
giao công trình.
+ Các mốc chuẩn công trình được giữ lại để theo dõi và đánh giá sự biến
dạng của công trình trong quá trình vận hành.
- Việc xác định tuyến và tim công trình nằm trong phạm vi sai số cho phép
theo các quy định và TCVN hiện hành.
b. Cắm lưới đo đạc và định vị công trình thi công phần cầu
b.1 Định vị tim cầu: Xác định 2 điểm định vị tim cầu DC, CC bằng phương pháp giao
hội cạnh hoặc bằng phương pháp toàn đạc điện tử.
- Xác định điểm đầu công trình cầu: DC
- Xác định điểm cuối công trình: CC
- Từ 2 điểm này làm chuẩn để xác định tim cầu: DC-CC
b.2 Xác định khoảng cách giữa 2 điểm DC-CC
- Xác định chiều dài khoảng cách DC-CC theo thiết kế Ltk
- Sai số cho phép được xác định theo công thức: m0/(√2xLAB), trong đó: m0
là sai số trung phương cho phép giữa 2 điểm DC-CC là ±15mm.
- Các dụng cụ cần để đo:
+ Thước thép hoặc thước cuộn.
+ Máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử với sai số trung phương
đo góc mβ"=30".
b.3 Xác định chiều dài cầu từ tâm mố M1 đến tâm mố M2
- Chiều dài toàn cầu tính từ tim mố M1 đến tim mố M2

- Sai số trung phương xác định chiều dài cầu xác định theo công thức:
Trang 11


m Lcau

2

l 
= ∑  i  + 0,5n
i T 
n

- Trong đó:
+ li: là chiều dài tính toán trung bình từng kết cấu nhịp, mm
+ Đối với cầu có kết cấu phức tạp lấy T=100000
+ Đối với cầu có kết cấu đơn giản lấy T=60000
+ n: là số nhịp cầu
- Các dụng cụ cần để đo:
+ Thước thép hoặc thước cuộn.
+ Máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử với sai số trung phương
đó góc mβ"=30".
b.4 Bố trí tâm mố trụ cầu bằng phương pháp trực tiếp
b.4.1 Xác định sơ bộ tâm mố trụ cầu
- Trên hướng từ điểm DC tới điểm CC bố trí sơ bộ tâm mố trụ cầu
+ Bằng thước thép chính xác bố trí các khoảng cách thiết kế giữa các
tâm mố trụ cầu từ điểm khởi đầu DC
+ Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử trên hướng DC-CC
bố trí sơ bộ tâm mố trụ cầu
- Sau khi xác định sơ bộ tâm mố trụ cầu: tiến hành đắp đảo hoặc đóng cọc định

vị.
b.4.2 Bố trí chính xác tâm mố trụ cầu
- Trên hướng từ điểm DC tới điểm CC bố trí chính xác tâm mố trụ cầu
+ Bằng thước thép chính xác bố trí các khoảng cách thiết kế giữa các
tâm mố trụ cầu từ điểm khởi đầu DC.
+ Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử trên hướng DC-CC
bố trí chính xác tâm mố trụ cầu.
b.4.3 Kiểm tra độ chính xác tâm mố trụ cầu
- Trên hướng từ điểm CC tới điểm DC tiến hành kiểm tra tâm mố trụ cầu theo
chiều ngược lại.
+ Bằng thước thép chính xác bố trí các khoảng cách thiết kế giữa các
tâm mố trụ cầu từ điểm kết thúc điểm CC
+ Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử trên hướng CC-DC
tiến hành kiểm tra đo đạc tâm mố trụ cầu
b.5 Bố trí chi tiết mố trụ cầu
b.5.1 Các lưu ý
- Việc định các tim mố trụ cầu trên một đường thẳng cần tiến hành bằng
phương pháp giao điểm với gốc vuông ít nhất là từ 2 điểm của hệ thống đa giác đạc
và đặt các tim trụ trên đường tim cầu với độ lệch cho phép lớn nhất là 15mm.
- Việc định vị các bộ phận của mố trụ cầu sau này cần tiến hành từ các tim của
trụ bằng cách giản đơn, ưu tiên là bằng phương pháp tọa độ vuông góc.
- Trong quá trình xây dựng cầu cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim
mố trụ.
- Trong quá trình xây dựng móng và thân trụ cầu cần phải đặt trước những mốc
cao đạc phụ ngay tại đỉnh trụ, ở mức thấp và mức cao để nhanh chóng xác định được
các điểm cần thiết cho việc xây dựng trụ hoặc lắp ráp dầm cầu.

Trang 12



- Đặt các mốc cao đạc phụ phải đi cao đạc 2 lần từ những mốc chuẩn với sai số
cao đạc nhiều nhất là ±15mm.
b.5.2 Xác định tim mố trụ cầu bằng phương pháp tọa độ vuông góc
- Bằng thước thép chính xác bố trí các chi tiết mố trụ cầu.
- Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử bố trí chi tiết mố trụ cầu.
c. Trắc đạc định vị khôi phục tuyến
- Đo đạc khôi phục và đánh dấu vị trí tim đường, các mốc cao đạc dọc tuyến và
bố trí thêm các mốc phụ, kiểm tra và đo bổ sung các mặt cắt ngang trong trường hợp
cần thiết, cụ thể:
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, xác định và đánh dấu hệ thống cọc tim đường, xác
định và đánh dấu các vị trí mép đường, chân taluy thiết kế. Bổ sung cọc chi tiết ở các
vị trí đường cong, các vị trí địa chất thay đổi ... kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến.
- Đối với các điểm khống chế chủ yếu, dời dấu cọc ra ngoài phạm vi thi công
theo phương vuông góc với tim đường để làm căn cứ cho việc khôi phục lại vị trí cọc
ban đầu bất cứ lúc nào trong thời gian thi công, những cọc này được bảo vệ cẩn thận,
tránh những nơi có khả năng lún, xói, trượt lở đất. Hệ thống cọc mốc và cọc tim được
Tư vấn giám sát xác nhận nghiệm thu trước khi tiến hành thi công.
- Sau khi khôi phục tim đường, tiến hành đo các cột mốc cao đạc để khôi phục,
bổ sung thêm các mốc phụ ở gần những vị trí đặc biệt.
- Công tác đo đạc, định vị tim trục công trình được thực hiện bằng máy thuỷ
bình có độ chính xác cao. Nhà thầu có bộ phận trắc đạc thường trực trên công trường
để theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thi công.
- Mọi sai khác so với thiết kế ban đầu sẽ được ghi lại trên bản vẽ và báo cho cơ
quan thiết kế cùng chủ đầu tư xác định giải quyết.
d. Định vị cọc
- Căn cứ tọa độ của từng cọc thiết kế, dùng phương pháp tam giác lượng, tính
toán góc mở và chiều dài các cạnh tam giác. Để chuyển từ vị trí thiết kế ra thực địa,
dùng hai máy kinh vĩ đặt trên hai mốc toạ độ thiết kế để đo đạc xác định toạ độ từng
cọc theo phương X, Y của trục toạ độ.
- Lập bản vẽ ghi rõ khoảng cách và sự phân bố các cọc với điểm giao nhau

giữa các trục. Để cho việc định vị thuận lợi và chính xác, cần phải lấy 2 điểm làm
mốc nằm ngoài để kiểm tra khi các trục bị mất (nếu xảy ra) trong quá trình thi công.
- Trên thực địa, vị trí cọc được đánh dấu bằng các thanh thép φ10 hoặc cọc tre
dài từ 20 đến 30cm..
e. Ngoài ra còn có các giải pháp trắc đạc khác để định vị kết cấu công trình
- Định vị công trình: Nhận mốc chuẩn đã được bàn giao từ chủ đầu tư:
- Cử CBKT trắc đạt kết hợp cùng Ban quản lý tiếp nhận mặt bằng thi công
- Các công việc cơ bản cần thực hiện là:
+ Giao nhận mốc chuẩn (cao độ, toạ độ chuẩn) định vị các tim trục
đường, cống thoát nước ngang đường
+ Hiệu chỉnh vị trí, cao độ các hạng mục công trình, tuyến cho phù hợp
với từng công trình.
+ Dùng các máy trắc đạt để dẫn cao độ, lập ra các mốc bổ sung tại các
vị trí cố định (không thay đổi trong quá trình thi công). Các mốc bổ sung được làm
bằng các cọc bê tông đánh dấu sơn, đóng sâu xuống đất và đổ bê tông chống cố định,
đảm bảo ổn định và chuẩn xác trong suốt quá trình thi công. Các mốc bổ sung sẽ
Trang 13


được kiểm tra thường xuyên, so sánh với các mốc ban đầu do chủ đầu tư giao để đảm
bảo độ chuẩn xác.
+ Dùng máy trắc đạc để định vị tim trục các hạng mục công trình như đã
nêu trong công tác chuẩn bị.
+ Bảo vệ các mốc chuẩn do Chủ Đầu tư giao bằng các biện pháp thích
hợp như đổ bê tông, đúc cột, đánh dấu sơn...
+ Định vị tuyến và vạch khuôn đường:
+ Bố trí đo đạc kết hợp với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế trong việc nhận
cọc mốc, cao độ trên cơ sở đó tiến hành lập lưới khống chế, đường truyền, định vị
cọc và quan trắc lún công trình sau này vào các vị trí an toàn phục vụ công tác kiểm
tra, thi công và nghiệm thu.

+ Xác định cao độ: Xác định cao độ chuẩn để lập các cọc mốc quan trắc
lún, kiểm tra cao độ chính xác của cao độ mặt đất hiện hữu trên mặt bằng nhận từ chủ
đầu tư. So sánh với cao độ chuẩn do chủ đầu tư bàn giao, nếu có sai lệch phải tiến
hành đo đạc thống nhất và cân chỉnh lại trước khi tiến hành thi công.
- Sau khi tiến hành đo đạc và định vị xong báo cáo các bên cùng kiểm tra
xác nhận rồi mới tiến hành thi công.
- Đo đạc kiểm tra trong quá trình thi công:
+ Trong quá trình thi công chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra tim mốc và
cao độ của từng hạng mục công việc, các kết quả đo sẽ được lưu giữ để đối chiếu
kiểm tra công trình trong thi công và theo dõi sau này.
+ Sau khi kết thúc từng phần việc chúng tôi tiến hành đo đạc vị trí, cao
độ trình TVGS và Chủ đầu tư nghiệm thu đạt yêu cầu trước khi thi công hạng mục
tiếp theo.
1.2.6 Giải pháp thi công các hạng mục chi tiết
1.2.6.1 Giải pháp thi công mố cầu
- Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng và đào hố móng
+ Dọn dẹp mặt bằng.
+ Tập kết máy móc thiết bị.
+ Đào hố móng bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
- Bước 2: Thi công đóng cọc Mố
+ Chuẩn bị mặt bằng, thi công đường tạm chuẩn bị cho công tác đóng
cọc mố.
+ Vận chuyển cọc từ bãi đúc cọc đến công trường.
+ Dùng cẩu >=25T cẩu cọc đến tập trung gần nơi đóng cọc.
+ Định vị tim mố.
+ Lắp đặt khung định vị
+ Tiến hành đóng cọc bằng búa diezen 3.5T kết hợp với cẩu>=25T.
+ Tháo dỡ khung định vị.
- Bước 3: Đổ bê tông mố
+ Đập đầu cọc và xử lý cốt thép đầu cọc, vệ sinh hố móng.

+ Đổ bê tông lót đáy móng.
+ Lắp ván khuôn, cốt thép bệ cọc.
+ Đổ bê tông bệ cọc,
+ Lắp đặt cốt thép, ván khuôn thân mố.
+ Đổ bê tông thân mố.
+ Lắp đặt cốt thép ván khuôn tường cánh.
Trang 14


+ Đổ bê tông tường cánh.
+ Thi công đá kê gối, lớp tạo dốc.
+ Bảo dưỡng bê tông, giữ ẩm thường xuyên.
+ Chống va đập cho đến khi bê tông đạt cường độ, tháo dỡ ván khuôn,
hoàn thiện mố.
+ Công tác hoàn thiện
1.2.6.2 Giải pháp thi công trụ cầu
- Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng và đào hố móng
+ Dọn dẹp mặt bằng.
+ Tập kết máy móc thiết bị.
+ Đào hố móng bằng cơ giới kết hợp với thủ công.
- Bước 2: Thi công vòng vây cọc ván thép
+ Đóng cọc định vị bằng búa diezen có trọng lượng >=1,8T.
+ Lắp khung vành đai trên hệ nổi, dùng cẩu lắp khung vành đai vào vị
trí.
+ Dùng búa có trọng lượng >=1,8T đặt trên hệ nổi đóng cọc ván thép
đến cao độ thiết kế.
- Bước 3: Thi công đóng cọc trụ
+ Định vị tim trụ, tim các cọc trong trụ.
+ Lắp đặt sàn đạo để định vị đóng cọc, dùng cẩu >=25T cẩu cọc tập
trung lên hệ nổi.

+ Đóng cọc BTCT Trụ cầu.
+ Tháo dỡ sàn đạo định hướng đóng cọc.
- Bước 4:Đổ bê tông trụ
+ Dùng máy bơm hút nước trong vòng vây cọc ván thép.
+ Hút nước đến đâu nêm chống vành đai với cọc ván thép đến đó.
+ Đập đầu cọc, uốn cốt thép đầu cọc, vệ sinh hố móng.
+ Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bê tông bệ móng.
+ Lắp đặt đà giáo ván khuôn, đặt cốt thép.
+ Đổ bê tông thân trụ, xà mũ, đá kê gối.
+ Bảo dưỡng bê tông, giữ ẩm thường xuyên.
+ Chống va đập cho đến khi bê tông đạt cường độ, tháo dỡ ván khuôn.
+ Nhổ cọc định vị, vòng quay cọc ván thép.
+ Công tác hoàn thiện trụ.
1.2.6.3 Thi công kết cấu nhịp
- Bước 1: Lắp dầm nhịp biên
+ Tập kết dầm I 18.6m tại vị trí thích hợp trên bờ.
+ Bố trí mặt bằng ở trên bờ để cần cẩu >=25T dễ dàng di chuyển và
nâng hạ dầm.
+ Dùng cẩu >=25T trên đường công việc nhấc dầm và đặt đúng vào vị
trí.
- Bước 2: Lắp dầm nhịp giữa
+ Neo xà lan chở dầm I 18.6m tại vị trí thích hợp trên hệ nổi.
+ Neo xà lan chở cẩu >=25T tại vị trí thích hợp dưới sông.
+ Dùng cẩu >=25T đặt trên xà lan nhấc dầm và đặt đúng vào vị trí.
- Bước 3: Thi công dầm ngang và bản mặt cầu
+ Tập kết vật tư và thiết bị thi công cần thiết trên xà lan đặt dưới sông.
Trang 15


+ Trộn bê tông bằng máy và đổ ra phiễu, sau đó dùng cẩu nâng phiểu đổ

bê tông vào vị trí dầm ngang và sàn.
- Bước 4: Thi công lan can
+ Thi công lan can, lưu ý các vị trí trụ đèn chiếu sáng.
+ Thi công lớp chống thấm và lớp phủ mặt cầu.
+ Thực hiện các công tác hoàn thiện khác.
1.2.6.4 Thi công trải vải địa kỹ thuật
- Bước 1:
+ Đào khuôn nền đường đến cao độ thiết kế.
+ Định vị kiểm tra nền mặt đường, cao độ trước khi rải vải địa kỹ thuật.
- Bước 2: San ủi tạo phẳng khuôn nền mặt đường trước khi rải vải địa kỹ thuật.
- Bước 3: Rải vải địa kỹ thuật.
- Bước 4: Khâu vải địa kỹ thuật.
- Bước 5: Đổ vật liệu.
- Bước 6: San vật liệu.
- Bước 7: Lu lèn vật liệu.
1.2.6.5 Thi công đào nền đường
- Bước 1:
+ Tiến hành cắm cọc gỗ sơn đỏ trên cùng một mặt cắt ngang các vị trí
đào đắp để làm dấu.
+ Đối với các vị trí đào đất dùng máy xúc bánh xích để xúc đất lên xe.
+ Xe vận chuyển đất đào đến bãi tập kết.
- Bước 2:
+ Đối với các vị trí đất cứng máy đào không hiệu quả thì dùng máy ủi có
gắn lưỡi cày để cày đất lên sau đó ủi thành từng đóng và dùng máy xúc để xúc đất lên
ô tô để vận chuyển đến bãi tập kết.
+ Dùng máy ủi đào bóc hữu cơ, bùn rác trước khi đào.
- Bước 3: Ô tô vận chuyển đất đào đến bãi tập kết
1.2.6.6 Thi công đắp đất lề đường
- Bước 1: Ô tô tự đổ vận chuyển đất đắp thành từng đống tại vị trí đắp lề với cự
ly hợp lý.

- Bước 2: Dùng máy ủi để san ủi đất thành từng lớp đắp lề đường.
- Bước 3:
+ Sau khi đầm sơ bộ, lu lại bằng lu bánh sắt >=10T. Dùng lu bánh lốp
>=25T để lu 5-6 lượt/điểm đến độ chặt yêu cầu.
+ Kiểm tra lề đường đắp bằng các thiết bị đo đạc và thí nghiệm độ chặt
yêu cầu của thiết kế.
1.2.6.7 Thi công đắp cát nền đường
- Bước 1: Cát được vận chuyển đến công trường bằng đường thủy. Ô tô tự đổ
vận chuyển cát đắp thành từng đống tại vị trí đắp nền đường với cự ly hợp lý.
- Bước 2: Dùng máy ủi để san ủi cát thành từng lớp đắp nền đường, san ủi vị trí
lồi lõm làm phẳng vị trí nền đắp.
- Bước 3:
+ Sau khi đầm sơ bộ, lu lại bằng lu bánh sắt >=10T. Dùng lu bánh lốp
>=25T để lu 5-6 lượt/điểm đến độ chặt yêu cầu.
+ Kiểm tra nền đường đắp bằng các thiết bị đo đạc và thí nghiệm độ chặt
yêu cầu của thiết kế.
Trang 16


1.2.6.8 Thi công mặt đường cấp phối đá dăm
- Bước 1: Rải đá dăm
+ Khối lượng đá dăm phải được tính toán đầy đủ để rải với hệ số lèn ép
là 1.3.
+ Đá được vận chuyển đến vị trí thi công bằng ô tô tự đổ. San đá bằng
máy san. Việc san đá phải đảm bảo đúng cao độ, đọ mui luyện mặt đường.
+ Khi ra đá phải chừa lại 5-10% lượng đá dăm để bù phụ trong quá trình
thi công.
- Bước 2: Lu lèn
+ Dùng lu thích hợp, công lu đạt 75-80% công lu yêu cầu, 3-4 lượt lu
đầu tiên vận tốc không quá 2Km/h. Từ lượt lu thứ 5 có thể tăng lên 3Km/h. Kịp thời

bù đá vào các khe hở cho mặt đường chóng chặt. Lương nước tưới 3-4l/m2.
+ Sau khi kết thúc dùng chổi tre và tưới đẫm nước cho lùa hết vào các
khe hở của đá. Dùng lu thích hợp chạy với tốc độ 3Km/h, công lu đạt 25-20% công lu
yêu cầu. Lượng nước tưới 2-3 lít/m2.
1.2.6.9 Thi công mặt đường đá dăm nước
- Bước 1: Rải đá dăm
+ Khối lượng đá dăm phải được tính toán đầy đủ để rải với hệ số lèn ép
là 1.3.
+ Đá được vận chuyển đến vị trí thi công bằng ô tô tự đổ. San đá bằng
máy san. Việc san đá phải đảm bảo đúng cao độ, đọ mui luyện mặt đường.
+ Khi ra đá phải chừa lại 5-10% lượng đá dăm để bù phụ trong quá trình
thi công.
- Bước 2: Lu lèn
+ Giai đoạn 1: Lèn xếp: Dùng lu nhẹ, vận tốc lu tối đa 1,5Km/h, công lu
đạt 10-15% công lu yêu cầu. Lượng nước tưới 2-3l/m2. Riêng 3 lượt lu đầu không
tưới nước. Giai đoạn này cơ bản hoàn thành xong việc bù đá đạt căn bản độ mui
luyện yêu cầu.
+ Giai đoạn 2: Lèn chặt: Dùng lu thích hợp, công lu đạt 75-65% công lu
yêu cầu, 3-4 lượt lu đầu tiên vận tốc không quá 2Km/h. Từ lượt thứ 5 có thể tăng
3Km/h. Kịp thời bù đá vào các khe hở làm cho mặt đường chóng chặt. Lượng nước
tưới 3-4 lít/m2.
+ Giai đoạn 3: Hình thành lớp vỏ cứng mặt đường: Sau khi kết thúc giai
đoạn 2 tiến hành rải vật liệu chèn. Trước tiên rải hạt to trước, sau đó mới tới hạt nhỏ.
Vửa rải vừa dùng chổi tre và tưới đẫm nước cho lùa vào các khe hở của đá. Dùng lu
thích hợp chạy với tốc độ 3Km/h, công lu đạt 10-25% công lu yêu cầu, lượng nước
tưới 2-3 lít/m2.
1.2.6.10 Thi công mặt đường láng nhựa
- Bước 1: Công tác chuẩn bị
+ Dùng chổi tre cứng quét sạch đất và các loại vật liệu rời rạc khác khỏi
bề mặt.

+ Dùng máy nén khi tiếp tục thổi sạch bụi.
- Bước 2: Thi công lớp láng nhựa thứ nhất
+ Dùng xe tưới nhựa kết hợp nhân công tiến hành phun nhựa sao cho
nhựa phân phối điều tại mọi điểm với lượng nhựa 1,8Kg/m2.
+ Dùng nhân công tiến hành rải đá 16/20mm với định mức 18-20 lít/m2
ngay sau khi tưới nhựa.
Trang 17


+ Lu lèn bằng lu bánh hơi >=10 Tấn hoặc lu bánh sắt >=8T được bắt đầu
ngay sau khi rải đá cho đến khi đá được xếp chặt kín mặt đường, không còn bông bật
và vệt bánh lu (6-8 lượt trên một điểm).
- Bước 3: Thi công lớp láng nhựa thứ hai
+ Dùng xe tưới nhựa kết hợp nhân công tiến hành phun nhựa sao cho
nhựa phân phối điều tại mọi điểm với lượng nhựa 1,2Kg/m2.
+ Sử dụng nhân công tiến hành rải đá 10/16mm với khối lượng 14-16
lít/m2 ngay sau khi tưới nhựa.
+ Lu lèn bằng lu bánh hơi >=10 Tấn hoặc lu bánh sắt >=8T được bắt đầu
ngay sau khi rải đá cho đến khi đá được xếp chặt kín mặt đường, không còn bông bật
và vệt bánh lu (6-8 lượt trên một điểm).
- Bước 4: Bảo dưỡng mặt đường sau thi công
+ Sau khi thi công có thể thông xe ngay. Trong 2 ngày đầu hạn chế tốc
độ xe chạy không quá 10Km/h và không quá 20Km/h trong 7-10 ngày sau.
+ Bố trí người theo dõi để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra lề khi xe
chạy. Sữa các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa hoặc thiếu đá.
1.2.6.11 Thi công mặt cầu bê tông nhựa
- Bước 1:
+ Dùng máy nén khi để làm sạch bề mặt;
+ Dùng xe chuyên dùng để tưới lớp nhựa dính bám;
+ Công tác tưới lớp nhựa dính bám tiến hành trước khi thi công lớp bê

tông nhựa >=24h
+ Nghiệm thu lớp tưới nhựa dính bám và công tác chuẩn bị thi công lớp
BTN.
- Bước 2:
+ Vận chuyển bê tông nhựa từ trạm trộn đến máy rải bằng ô tô.
+ Dùng máy rải để rải lớp hỗn hợp bê tông nhựa.
+ Dùng lu để lu lớp BTN đạt độ chặt yêu cầu thiết kế.
+ Nghiệm thu theo quy định hiện hành.
1.2.6.12 Thi công cống ngang đường
- Bước 1:
+ Dùng máy kinh vĩ và thủy bình định vị tim cống và đánh cos cao độ
đào hố móng.
+ Đào móng cống bằng máy đào đến cao độ thiết kế.
+ Đóng cừ tràm gia cố móng bằng máy đào kết hợp với thủ công.
+ Hoàn thiện bề mặt móng cống bằng thủ công.
- Bước 2:
+ Thi công lớp cát móng cống.
+ Tiến hành thi công lớp lót móng bằng bê tông đá 4x6 M150.
+ Thi công móng cống bằng BTCT đá 1x2 M200.
+ Dùng xe ô tô tự đổ để vận chuyển vật liệu, dùng đầm bàn để đàm tạo
phẳng.
+ Dùng xe cẩu kết hợp nhân công để lắp đặt ống cống.
+ Thi công mối nối cống.
- Bước 3:
+ Vật liệu đắp trả theo từng lớp.
+ Sử dụng đầm cốc để đắp trả các lớp.
Trang 18


+ Vật liệu đắp tra đắp cao hơn đỉnh cống tối thiểu là 50cm.

- Bước 4:
+ Thi công các hạng mục khác theo thiết kế: của xã, sân cống, gia cố mái
taluy, xếp đá khan chống xói…
+ Công tác hoàn thiện.

Trang 19


PHẦN 2

BIỆN PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG
2.1 Biện pháp định vị và trắc đạt trong quá trình thi công
a. Cắm lưới đo đạc và định vị công trình thi công phần đường, phần cống
- Sau khi Chủ đầu tư bàn giao cọc mốc định vị và mốc cao độ chuẩn, Nhà thầu
sẽ tiến hành dẫn mốc về công trình, xây dựng các mốc chuẩn để phục vụ cho thi công
và nghiệm thu. Các mốc chuẩn được làm bằng bê tông, đặt ở những vị trí chắc chắn,
ổn định không nằm trong khu vực thi công và được rào chắn bảo vệ. Các cọc mốc
chuẩn được bố trí dọc tuyến đường tạo thành lưới khống chế mặt bằng.
- Bản vẽ lưới khống chế sẽ phải thể hiện được quan hệ giữa các mốc chuẩn với
nhau, giữa mốc chuẩn với một số điểm định vị quan trọng của công trình với các số
liệu góc đo khép kín và cự ly giữa chúng (đã được tính toán bình sai) bằng số chính
xác.
- Từ các mốc chuẩn công trình, đơn vị thi công sẽ dẫn về các mốc gửi của các
đoạn thi công. Các mốc gửi được làm bằng cọc gỗ 60x60x700mm đóng sâu vào đất,
xung quanh xây gạch bảo vệ, có đinh định vị, và cũng được bảo vệ chắc chắn. Trong
quá trình thi công sẽ thường xuyên kiểm tra độ chính xác, ổn định của các mốc gửi.
Nếu có sự nghi ngờ về độ chính xác thì cần kiểm tra lại từ các mốc chuẩn công trình.
- Việc xác định vị trí công trình trên mặt bằng thi công được tiến hành theo
trình tự:
+ Trước tiên, cần xác định đường trục công trình (đóng các định vị trục

công trình, cự ly 20÷50m/mốc). Các cọc định vị này được làm bằng gỗ
40x40x500mm, trên đỉnh cọc có đóng đinh định vị.
+ Lấy đường trục làm chuẩn đo vuông góc về hai phía để xác định hình
dạng khối đào đắp. Căn cứ vào bản vẽ thiết kế (các mặt cắt), cốt mặt đất hiện trạng
rồi lên “ga” cho các tuyến đào đắp.
+ Các cữ “ga” được đóng bằng giá gỗ, trên cữ gỗ được ghi rõ: cốt cữ, cốt
mặt đất tự nhiên tại vị trí đóng cọc cữ, độ dốc mái ta luy đào xuống (chân ta luy) hay
đắp lên (đỉnh ta luy) từ điểm đỉnh chuẩn.
+ Các mốc gửi phải giữ trong suốt quá trình thi công, hoàn công và bàn
giao công trình.
+ Các mốc chuẩn công trình được giữ lại để theo dõi và đánh giá sự biến
dạng của công trình trong quá trình vận hành.
- Việc xác định tuyến và tim công trình nằm trong phạm vi sai số cho phép
theo các quy định và TCVN hiện hành.
b. Cắm lưới đo đạc và định vị công trình thi công phần cầu
b.1 Định vị tim cầu: Xác định 2 điểm định vị tim cầu DC, CC bằng phương pháp giao
hội cạnh hoặc bằng phương pháp toàn đạc điện tử.
- Xác định điểm đầu công trình cầu: DC
- Xác định điểm cuối công trình: CC
- Từ 2 điểm này làm chuẩn để xác định tim cầu: DC-CC
b.2 Xác định khoảng cách giữa 2 điểm DC-CC
- Xác định chiều dài khoảng cách DC-CC theo thiết kế Ltk
- Sai số cho phép được xác định theo công thức: m0/(√2xLAB), trong đó: m0
là sai số trung phương cho phép giữa 2 điểm DC-CC là ±15mm.
Trang 20


- Các dụng cụ cần để đo:
+ Thước thép hoặc thước cuộn.
+ Máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử với sai số trung phương

đó góc mβ"=30".
b.3 Xác định chiều dài cầu từ tâm mố M1 đến tâm mố M2
- Chiều dài toàn cầu tính từ tim mố M1 đến tim mố M2
- Sai số trung phương xác định chiều dài cầu xác định theo công thức:
m Lcau

2

l 
= ∑  i  + 0,5n
i T 
n

- Trong đó:
+ li: là chiều dài tính toán trung bình từng kết cấu nhịp, mm
+ Đối với cầu có kết cấu phức tạp lấy T=100000
+ Đối với cầu có kết cấu đơn giản lấy T=60000
+ n: là số nhịp cầu
- Các dụng cụ cần để đo:
+ Thước thép hoặc thước cuộn.
+ Máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử với sai số trung phương
đó góc mβ"=30".
b.4 Bố trí tâm mố trụ cầu bằng phương pháp trực tiếp
b.4.1 Xác định sơ bộ tâm mố trụ cầu
- Trên hướng từ điểm DC tới điểm CC bố trí sơ bộ tâm mố trụ cầu
+ Bằng thước thép chính xác bố trí các khoảng cách thiết kế giữa các
tâm mố trụ cầu từ điểm khởi đầu DC
+ Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử trên hướng DC-CC
bố trí sơ bộ tâm mố trụ cầu
- Sau khi xác định sơ bộ tâm mố trụ cầu: tiến hành đắp đảo hoặc đóng cọc định

vị.
b.4.2 Bố trí chính xác tâm mố trụ cầu
- Trên hướng từ điểm DC tới điểm CC bố trí chính xác tâm mố trụ cầu
+ Bằng thước thép chính xác bố trí các khoảng cách thiết kế giữa các
tâm mố trụ cầu từ điểm khởi đầu DC.
+ Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử trên hướng DC-CC
bố trí chính xác tâm mố trụ cầu.
b.4.3 Kiểm tra độ chính xác tâm mố trụ cầu
- Trên hướng từ điểm CC tới điểm DC tiến hành kiểm tra tâm mố trụ cầu theo
chiều ngược lại.
+ Bằng thước thép chính xác bố trí các khoảng cách thiết kế giữa các
tâm mố trụ cầu từ điểm kết thúc điểm CC
+ Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử trên hướng CC-DC
tiến hành kiểm tra đo đạc tâm mố trụ cầu
b.5 Bố trí chi tiết mố trụ cầu
b.5.1 Các lưu ý
- Việc định các tim mố trụ cầu trên một đường thẳng cần tiến hành bằng
phương pháp giao điểm với gốc vuông ít nhất là từ 2 điểm của hệ thống đa giác đạc
và đặt các tim trụ trên đường tim cầu với độ lệch cho phép lớn nhất là 15mm.

Trang 21


- Việc định vị các bộ phận của mố trụ cầu sau này cần tiến hành từ các tim của
trụ bằng cách giản đơn, ưu tiên là bằng phương pháp tọa độ vuông góc.
- Trong quá trình xây dựng cầu cần phải thường xuyên kiểm tra vị trí của tim
mố trụ.
- Trong quá trình xây dựng móng và thân trụ cầu cần phải đặt trước những mốc
cao đạc phụ ngay tại đỉnh trụ, ở mức thấp và mức cao để nhanh chóng xác định được
các điểm cần thiết cho việc xây dựng trụ hoặc lắp ráp dầm cầu.

- Đặt các mốc cao đạc phụ phải đi cao đạc 2 lần từ những mốc chuẩn với sai số
cao đạc nhiều nhất là ±15mm.
b.5.2 Xác định tim mố trụ cầu bằng phương pháp tọa độ vuông góc
- Bằng thước thép chính xác bố trí các chi tiết mố trụ cầu.
- Bằng máy đo dài điện quang, máy toàn đạc điện tử bố trí chi tiết mố trụ cầu.
c. Trắc đạc định vị khôi phục tuyến
- Đo đạc khôi phục và đánh dấu vị trí tim đường, các mốc cao đạc dọc tuyến và
bố trí thêm các mốc phụ, kiểm tra và đo bổ sung các mặt cắt ngang trong trường hợp
cần thiết, cụ thể:
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế, xác định và đánh dấu hệ thống cọc tim đường, xác
định và đánh dấu các vị trí mép đường, chân taluy thiết kế. Bổ sung cọc chi tiết ở các
vị trí đường cong, các vị trí địa chất thay đổi ... kiểm tra đối chiếu lại chiều dài tuyến.
- Đối với các điểm khống chế chủ yếu, dời dấu cọc ra ngoài phạm vi thi công
theo phương vuông góc với tim đường để làm căn cứ cho việc khôi phục lại vị trí cọc
ban đầu bất cứ lúc nào trong thời gian thi công, những cọc này được bảo vệ cẩn thận,
tránh những nơi có khả năng lún, xói, trượt lở đất. Hệ thống cọc mốc và cọc tim được
Tư vấn giám sát xác nhận nghiệm thu trước khi tiến hành thi công.
- Sau khi khôi phục tim đường, tiến hành đo các cột mốc cao đạc để khôi phục,
bổ sung thêm các mốc phụ ở gần những vị trí đặc biệt.
- Công tác đo đạc, định vị tim trục công trình được thực hiện bằng máy thuỷ
bình có độ chính xác cao. Nhà thầu có bộ phận trắc đạc thường trực trên công trường
để theo dõi kiểm tra trong suốt quá trình thi công.
- Mọi sai khác so với thiết kế ban đầu sẽ được ghi lại trên bản vẽ và báo cho cơ
quan thiết kế cùng chủ đầu tư xác định giải quyết.
d. Xây dựng mạng lưới đo đạc, kiểm tra, giám sát xuyên suốt trong quá trình thi công
- Để thực hiện dự án xây dựng cầu (cống), cần phải lập mạng lưới đo đạc sau:
+ Mạng lưới tam giác đạc, đa giác đạc hoặc đường sườn - tam giác (đối
với cầu dài trên 300m, cầu treo dây xiên, cầu trên đường cong hoặc cầu có trụ cao
hơn 15m).
+ Chòi dẫn mốc (trường hợp địa hình phức tạp, các điểm đo của mạng

lưới không nhìn rõ nhau được thì trên tim của điểm đo cần phải lập chòi dẫn mốc có
độ cao cần thiết).
+ Các điểm đo dọc theo tim cầu (đối với cống là điểm giao của tim cống
và tim đường)
+ Các điểm đo dọc theo trục tim phụ song song với trục tim chính của
cầu, trong trường hợp xây dựng cầu vượt qua bãi sông có độ dài hơn 100m, khi xây
dựng cầu trong các điều kiện phức tạp (đan xen với các kiến trúc sẵn có hoặc bảo tồn
thiên nhiên) và trong trường hợp các điểm đo có thể bị hư hỏng trong quá trình thi
công cầu.
Trang 22


+ Các điểm đo tim đường vào cầu, trong trường hợp phần đường vào cầu
cũng nằm trong khối lượng thi công của dự án cầu.
+ Các điểm đo tim trụ trên bãi sông của cầu có chiều dài hơn 100m, cầu
treo dây xiên, cầu trên đường cong hoặc cầu có trụ cao hơn 15m.
- Việc lập mạng lưới đo đạc phải được xét thích hợp sao cho từ các điểm đo có
thể xác định được tim trụ và kiểm tra vị trí kết cấu trong quá trình thi công.
+ Nếu tim cầu cắt qua một khu đất cao, nhất thiết phải lập thêm ít nhất
một điểm đo phụ trong mạng lưới đo đạc định vị tim cầu và một chòi dẫn mốc.
+ Nếu tim cầu nằm trên đường cong, cần bám sát theo hướng của dây
cung để xác định điểm đầu và điểm cuối cầu. Trong trường hợp bố trí đoạn cầu vượt
sông nằm trên đường thẳng, còn đoạn cầu dẫn nằm trên đường cong, khi đó đoạn
cong chuyển tiếp của cầu bám sát theo đường tang.
- Đối với các cầu có chiều dài trên 300m, các cầu treo dây xiên, cầu trên đường
cong cũng như cầu có trụ cao hơn 15m, cần phải lập bản vẽ thiết kế mạng lưới đo đạc
(MLĐ) để định vị kết cấu và kiểm tra thi công cầu; bản vẽ được lập trong hồ sơ thiết
kế tổ chức xây dựng cầu. Đối với các cầu còn lại và cống, công tác đo đạc bao gồm
việc lập sơ đồ vị trí điểm đo để định vị kết cấu và xác định cự ly, cũng như những
yêu cầu về độ chính xác tương ứng với máy - thiết bị kiểm tra trong quá trình xây lắp,

phải được xem xét trong đồ án bản vẽ thi công (BVTC).
- Trong bản vẽ thiết kế MLĐ, cần nêu thêm những yêu cầu để phục vụ thiết kế
tổ chức xây dựng (TCXD) và thiết kế BVTC như sau:
+ Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: sơ đồ bố trí các điểm đo và biểu đồ tiến
hành công tác đo đạc .
+ Giai đoạn thực hiện xây dựng: các dữ kiện về độ chính xác và phương
pháp thiết lập mạng lưới đo đạc cầu, sơ đồ bố trí và xác định điểm đo trong mạng
lưới; dạng cọc tiêu, cọc mốc; các dữ kiện về độ chính xác, phương pháp, máy - thiết
bị đo và trình tự triển khai chi tiết công việc đo đạc, sơ đồ đo kiểm tra và thực hiện
phép đo; biểu đồ tiến hành công tác đo đạc.
+ Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng: để
theo dõi quan sát sự chuyển vị và biến dạng của công trình, phải có các dữ liệu về độ
chính xác, phương pháp, máy - thiết bị đo và trình tự theo dõi chuyển vị - biến dạng
tại hiện trường; sơ đồ mạng lưới đo đạc, các dữ kiện về độ chính xác của các phép đo
kết cấu, dạng cọc tiêu cọc mốc; biểu đồ tiến hành công việc đo đạc.
+ Trong bản vẽ thiết kế MLĐ, cũng cần chỉ rõ máy đo và các phép đo
chuẩn.
- Toàn bộ bản vẽ thiết kế MLĐ do tổ chức tư vấn thiết kế lập phải được chuyển
giao bằng văn bản cho bên nhà thầu tiếp nhận công tác đo đạc và định vị kết cấu công
trình.
+ Biên bản nghiệm thu MLĐ phải có sơ hoạ mặt bằng vị trí cọc tiêu cọc
mốc khu vực làm cầu, dạng và độ sâu chôn cọc, toạ độ cọc, ký hiệu và cao độ mốc
trong hệ thống toạ độ và cao trình nhà nước.
+ Đối với các cầu có chiều dài trên 300m, các cầu treo dây xiên, cầu trên
đường cong, cũng như cầu có trụ cao hơn 15m, trong biên bản nghiệm thu MLĐ có
bản vẽ mặt bằng khu vực công trình, trong đó có vị trí và cao trình cọc tiêu cọc mốc,
kèm theo những chỉ dẫn cần thiết để thực hiện công tác đo đạc.
- Công tác đo đạc định vị trong quá trình tổ chức xây dựng cầu và cống, việc
phân định tim đường nhánh tạm thời, việc lập thêm (nếu cần) mạng đường sườn cho
Trang 23



cầu ngắn hơn 300m hoặc cầu vượt qua dòng chảy có bề rộng nhỏ hơn 100m, cũng
như mọi công việc kiểm tra đo đạc khi tiến hành xây lắp, đều phải do nhà thầu thực
hiện. Những dữ kiện về toạ độ cọc tiêu cọc mốc trong MLĐ phải do chủ công trình
cung cấp.
- Khi tiến hành tổ chức xây dựng cầu, cần kiểm tra công tác đo đạc theo các
công đoạn sau:
+ Trước khi làm cầu, tuân thủ các quy định của Điều 2.5.
+ Sau khi làm xong phần móng mố trụ (trước khi bắt đầu xây thân mố
trụ).
+ Sau khi xây mố trụ cầu (sau khi làm xong phần móng mố trụ)
+ Thực hiện các bản vẽ thiết kế MLĐ trong quá trình xây thân mố trụ
+ Sau khi xây xong mố trụ và định tim dầm trên mặt kệ gối
+ Sau khi lắp đặt kết cấu nhịp vào vị trí gối .
- Những yêu cầu kỹ thuật, khối lượng và phương pháp công tác đo đạc được
chỉ dẫn trong Bảng:
Yêu cầu kỹ thuật
Đối tượng
Phương pháp hoặc
kiểm tra
cách thức kiểm tra
1. Số lượng cọc tiêu - cọc mốc trong
Từng cọc
Dùng trắc đạc (tiến hành
mạng lưới đo
đo khi nghiệm thu MLĐ)
đạc đối với cầu dài trên 300m, cầu
treo dây xiên,
cầu trên đường cong, cầu có trụ cao

hơn 15m,
cũng như cầu vượt qua dòng chảy có
bề rộng mặt
thoáng trên 100m, thực hiện theo bản
vẽ thiết kế
MLĐ.
2. Số lượng cọc mốc và cọc tiêu trên mặt Từng cọc
Dùng trắc đạc (tiến hành
bằng
mốc và cọc đo khi nghiệm thu MLĐ)
mạng lưới đo đạc dọc theo tim cầu
tiêu
được quy định:
+ Đối với cống và cầu có chiều dài
nhỏ hơn 50m
đến 300m, 1 mốc cao đạc và không
ít hơn 2
cọc tiêu ở mỗi bên bờ.
+ Đối với cầu dài trên 300m, cầu treo
nt
nt
dây xiên,
cầu trên đường cong và cầu có trụ
cao hơn
15m: 2 cọc mốc và không ít hơn 2
cọc tiêu ở
mỗi bên bờ.
3. Sai số quân phương (mm) quy định:
Toàn bộ
Dùng trắc đạc (tiến hành

+ toạ độ các cọc theo mặt bằng mạng
cọc tiêu
đo theo mặt bằng phẳng).
Trang 24


đo cơ sở là 6
+ cọc mốc cao đạc ở trên bờ và trên
mặt mố trụ:
mốc lâu dài là 3, mốc tạm thời là 5.

trên mặt
bằng đo
Toàn bộ
cọc mốc

Dùng trắc đạc (đo cao trình
theo hình học hoặc lượng
giác, dùng máy toàn đạc
điện tử).
- Chiều dài của cơ tuyến phải đo với độ chính xác quy định ở Bảng 2 và chính
xác gấp 2 lần so với khi đo khoảng cách giữa các mốc định vị tim cầu. Trong Bảng 2
cũng đề ra độ chính xác cần thiết khi đo góc và độ khép cho phép đối với mỗi tam
giác của mạng lưới trắc đạc. Ngoài ra trong đó cũng đề ra các dụng cụ cần dùng để
đo.
Chiều dài của
cầu (m)

- Nhỏ hơn 100
- Từ 100

đến 300
- Từ 300
đến 1000
- Lớn hơn
1000

Độ
Độ
Độ khớp
chính
chính cho phép
xác cần xác cần
trong
thiết khi thiết khi
các
đo
đo góc
mạng
(giây)
(giây)
1/10.000
± 20
± 35

Các dụng cụ cần dùng để đo
và số lần khi đo góc

- Thước thép hoặc thước cuộn.
máy toàn đạc 30′′ với 2 lần quay
1/30.000

vòng.
±7
± 10
1/50.000
- Thước đo hoặc thước cuộn có
±3
±5
1/80.000 ± 1,5
khắc ly máy toàn đạc 10′′ với 3
±2
lần quay vòng .
- Thước đo thép hoặc máy đo
quang điện, máy toàn đạc 1′′ với 3
lần quay vòng.
- Máy đo quang điện, máy toàn
đạc 1′′ với 5 lần quay vòng.
- Việc định các tim trụ cầu trên một đường thẳng cần tiến hành bằng phương
pháp giao điểm với góc vuông ít nhất là từ 2 điểm của hệ thống đa giác đạc và đặt các
tim trụ trên đường tim cầu với độ lệch cho phép lớn nhất là 15mm. Việc định vị các
bộ phận của trụ sau này cần tiến hành từ các tim của trụ bằng cách giản đơn, ưu tiên
là bằng phương pháp tọa độ vuông góc. Trong quá trình xây dựng cần phải thường
xuyên kiểm tra vị trí của tim trụ.
- Trong quá trình xây dựng móng và thân trụ cầu cần phải đặt trước những mốc
cao đạc phụ ngay tại đỉnh trụ, ở mức thấp và mức cao để nhanh chóng xác định được
các cao điểm cần thiết cho việc xây dựng trụ hoặc lắp ráp dầm cầu. Đặt các mốc cao
đạc phụ phải đi cao đạc 2 lần từ những mốc chuẩn với sai số cao đạc nhiều nhất là ±
15mm.
- Tất cả các số liệu đo đạc được đều phải ghi vào các sổ công tác hiện trường
theo mẫu quy định riêng, còn mọi tính toán đều ghi vào những biểu mẫu hoặc viết
thành văn bản rõ ràng. Tất cả các sổ công tác hiện trường, các hồ sơ và các số liệu

văn phòng, trong quá trình hoàn thành, phải được kiểm kê lại, đóng gói và đưa về
phòng kỹ thuật thi công để bảo quản.
e. Định vị cọc
Trang 25


×