Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

THUYẾT MINH CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ QUAN TRẮC QUỐC GIA ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT, NƯỚC BIỂN, TRẦM TÍCH VÀ THỦY SINH GIAI ĐOẠN 2017-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.1 KB, 31 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG

THUYẾT MINH
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ QUAN TRẮC QUỐC GIA
ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT, NƯỚC BIỂN, TRẦM
TÍCH VÀ THỦY SINH GIAI ĐOẠN 2017-2020

Cơ quan chủ trì: Tổng cục Môi trường
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quan trắc môi trường

Hà Nội, 2016


MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ.................................................................... 3

1.1. Mở đầu ............................................................................................................ 3
1.2. Mục tiêu của chương trình ............................................................................... 4
1.3. Quan điểm thiết kế của chương trình ............................................................... 4
1.4. Nguyên tắc thiết kế của chương trình .............................................................. 5
1.5. Căn cứ pháp lý................................................................................................. 5
II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI
VIỆT NAM .................................................................................................................... 6

2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên:..................................................................... 6
2.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................... 7
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM .................................. 14

3.1. Tổng quan về môi trường nước tại Việt Nam ................................................ 14
3.1.1. Tổng quan về môi trường nước mặt ............................................................ 14


3.1.2. Tổng quan về môi trường nước biển ........................................................... 15
3.2. Các yếu tố tác động đến môi trường nước tại Việt Nam ................................ 16
3.2.1 Các yếu tố tác động đến môi trường nước mặt ............................................ 16
3.2.2 Các yếu tố tác động đến môi trường nước biển............................................ 17
IV. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC
TRÊN TOÀN QUỐC................................................................................................... 18
V. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC TỔNG THỂ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
CÁC LƯU VỰC SÔNG............................................................................................... 31

2


I. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHIỆM VỤ
1.1. Mở đầu
Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt
Nam là một phần biển Đông. Bờ biển dài 3.260km, từ Quảng Ninh đến Kiên
Giang. Như vậy cứ l00 km2 thì có l km bờ biển (trung bình của thế giới là
600km2 đất liền/1km bờ biển).
Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
với diện tích trên 1 triệu km (gấp 3 diện tích đất liền: l triệu
km2/330.000km2). Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh
vật biển phát triển, tồn tại tốt. Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong
phú, đa dạng, quý hiếm. Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết
sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất
nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung
phần lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là
châu thổ và đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở ĐBSH và ĐBSCL. Việt Nam nằm
trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung bình nhiều năm

trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng của địa
hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh
theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên
nước ở Việt Nam. Việt Nam có hơn 2.360 con sông có chiều dài từ 10 km trở
lên, trong đó có 109 sông chính. Toàn quốc có 16 LVS với diện tích lưu vực
lớn hơn 2.500 km2, 10/16 lưu vực có diện tích trên 10.000 km2. Tổng diện
tích các LVS trên cả nước lên đến trên 1.167.000 km2 , trong đó, phần lưu vực
nằm ngoài diện tích lãnh thổ chiếm đến 72%.
Để có thể ngăn ngừa ô nhiễm cho các lưu vực sông, đồng thời giảm thiểu
nguồn thải gây ô nhiễm, cần phải kiểm soát được chất lượng nước thông qua
công tác quan trắc môi trường.
Trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước đã triển khai nhiều chương
trình quan trắc, đặc biệt chú ý đến các điểm quan trắc chất lượng nước mặt lục
địa, nước biển ven bờ và nước biển gần bờ. Các chương trình quan trắc tại các
lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Đáy, sông Đồng Nai, sông Mã, sông Tiền,
sông Hậu... cũng được triển khai
3


Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, ban hành nhiều quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về quản lý chất lượng nước mặt, nước biển ven bờ, nước
thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp...
Các địa phương cũng đã thực hiện chương trình quan trắc môi trường
nước trên địa bàn tỉnh quản lý, bao gồm sông, suối, ao, hồ, và nước biển.
Nhiều tỉnh tổ chức triển khai các chương trình nước tần suất từ 2 đến 4 lần
mỗi năm.
Tuy nhiên, cho đến nay, mạng lưới quan trắc môi trường nước ta vẫn còn
hạn chế. So với mạng lưới sông ngòi dày đặc và chiều dài bờ biển, số lượng
và tần suất quan trắc như vậy còn ít. Số lượng trạm quan trắc hiện tại lại
không đủ khả năng kiểm soát chất lượng nước mặt trên phạm vi cả nước, còn

cách quá xa so với mục tiêu phát triển mạng lưới quan trắc môi trường 2025
theo Quyết định 90 của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2015.
Do đó, việc thiết kế một Chương trình quan trắc tổng thể quốc gia cho
môi trường nước là cần thiết nhằm đáp ứng cho việc giám sát và theo dõi tổng
thể môi trường nước trên phương diện toàn quốc.
1.2. Mục tiêu của chương trình
- Giám sát hiện trạng và theo dõi diễn biến chất lượng môi trường nước
mặt, nước biển, trầm tích và thủy sinh vật ở cấp độ quốc gia theo không gian
và thời gian với những số liệu được cập nhật thường xuyên và chính xác..
- Kịp thời phát hiện và cảnh báo các trường hợp ô nhiễm, các sự cố ô
nhiễm nước mặt, nước biển, trầm tích và thủy sinh vật nhằm đề xuất giải pháp
khắc phục hiệu quả và kịp thời.
- Cung cấp các số liệu, thông tin cần thiết về hiện trạng và diễn biến chất
lượng môi trường nước phục vụ công tác quản lý bảo vệ môi trường ở cấp độ
quốc gia.
1.3. Quan điểm thiết kế của chương trình
Kế thừa các chương trình quan trắc môi trường nước đã thực hiện tại các
lưu vực sông, vùng kinh tế trọng điểm, mạng lưới quan trắc môi trường quốc
gia và các chương trình quan trắc khác.
Có tính mở, linh hoạt, tính hiện đại, khoa học và khả thi.
Rà soát và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và theo yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
4


Tránh trùng lặp với các chương trình quan trắc môi trường khác của
Trung ương và địa phương; không thay thế trách nhiệm quan trắc môi trường
của các mạng lưới quan trắc khác trên cùng địa bàn.
1.4. Nguyên tắc thiết kế của chương trình
Tuân thủ đúng quy định theo các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài

nguyên và Môi trường.
Đối tượng quan trắc ưu tiên tập trung vào các đối tượng sau: các vị trí
chịu ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất và sinh hoạt, tác động trực tiếp
của các hoạt động sản xuất (khai thác khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, các vị trí giáp ranh giữa các tỉnh, các vùng xuyên biên giới, các vùng
biển gần bờ, vùng cửa sông, cửa biển, các vị trí khai thác sử dụng nước cho
sinh hoạt)
1.5. Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Chương VI quy định về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí;
chương XII về Quan trắc môi trường;
+ Điều 125 về “Trách nhiệm quan trắc môi trường” có quy định tại
khoản 1: Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt
động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương
trình quan trắc môi trường quốc gia.
- Luật Tài Nguyên Nước năm 2012.
- Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
- Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định
lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về quản lý lưu vực sông;
- Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng
chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và
môi trường giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030”;

5


- Quyết định số 1216/2012/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 90/2016/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2016 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài
nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm
2030”;
- Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục lưu vực sông liên tỉnh;
- Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 3 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục lưu vực
sông nội tỉnh;
- Thông tư số 21/2012/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2012 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn đảm bảo chất lượng và kiểm soát
chất lượng trong quan trắc môi trường;
- Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 về quy
định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả trầm tích
và sinh vật biển);
- Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011 về quy
định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08MT:2015/BTNMT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 43:2012/BTNMT về chất lượng
trầm tích đáy;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10MT:2015/BTNMT.
II. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ
HỘI TẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên:
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương.
Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển
Đông ở phía đông, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ở phía
6



bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt Nam có hình chữ S,
khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.648 km và vị trí hẹp
nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không
kể các đảo. Ngoài vùng nội thuỷ, Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm
12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối
cùng là thềm lục địa. Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển
Đông.
+ Địa hình: Địa hình của Việt Nam khá đặc biệt với hai đầu phình ra
(Bắc bộ và Nam bộ) ở giữa thu hẹp và kéo dài (Trung bộ). Địa hình miền Bắc
tương đối phức tạp. Địa hình Trung bộ với dải Trường Sơn trải dọc phía tây
về giải đồng bằng hẹp ven biển. Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, thoải dần từ
đông sang tây là vựa lúa của cả nước, hàng năm đang tiếp tục lấn ra biển hàng
trăm mét.
+ Sông ngòi: Việt Nam có mang lưới sông ngòi dày đặc. Hai con sông
lớn Hồng Hà vàCửu bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) bồi đắp
lên hai châu thổ lớn là đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Việt
Nam còncó hệ thống sông ngòi phân bổ đều khắp từ bắc tới nam với lưu vực
lớn,nguồn thuỷ sản phong phú, tiềm năng thuỷ điện dồi dào thuận lợi cho
pháttriển nông nghiệp và tụ cư của con người, hình thành nền văn minh lúa
nướclâu đời của người Việt bản địa.
+ Khí hậu:Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có
nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa
nên ítnhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính
chất khí hậu Việt Nam.
2.2. Tổng quan về điều kiện kinh tế - xã hội
Trong hành trình 70 năm, kể từ khi nước nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời vào ngày 02 tháng 9 năm 1945, thì Việt Nam đã có hơn 30 năm trải

qua chiến tranh vệ quốc vô cùng khốc liệt. Ngày nay, cả thế giới biết đến
công cuộc đổi mới ở Việt Nam như một bằng chứng về sự thành công chuyển
đổi kinh tế trong lịch sử đương đại. Tuy vẫn là một nước nghèo, nhưng qua
20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử.
7


Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, phát triển kinh tế đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ
rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng
cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp
của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục
đi lên với triển vọng tốt đẹp.
a. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với
năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng 6,87%;
quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra
và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], cho thấy nền kinh tế phục
hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm 2014, đóng góp
0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước, đóng góp 3,2
điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức
tăng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05
điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở
mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô trong khu vực
lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần trăm; ngành thủy

sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức tăng trưởng thấp nhất
của ngành này trong 5 năm qua do đối mặt với nhiều khó khăn về thời tiết,
dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39%
so với năm trước, trong đó côngnghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao
hơn nhiều mức tăng của một số năm trước, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng
của khu vực II và góp phần quan trọng trong mức tăng trưởng chung. Ngành
khai khoáng tăng 6,50%. Ngành xây dựng đạt mức tăng 10,82% so với năm
trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010.

8


Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất,
đạt mức tăng 9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào
mức tăng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,38%,
đóng góp 0,41 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản được cải
thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao hơn mức tăng 2,80% của năm trước và
chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0,16 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ
đồng; GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng,
tương đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế
năm nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và
xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm trừ
trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là: 17,70%;
33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12%
so với năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích

lũy tài sản tăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức tăng trưởng
chung.
b. Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2015 ước tính đạt 45,2 triệu tấn, tăng 240,9 nghìn
tấn so với năm 2014 do diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,8 triệu ha, tăng
18,7 nghìn ha; năng suất đạt 57,7 tạ/ha, tăng 0,2 tạ/ha. Nếu tính thêm 5,3 triệu
tấn ngô thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm nay ước tính đạt 50,5 triệu
tấn, tăng 319,8 nghìn tấn so với năm 2014.
Trong sản xuất lúa, diện tích gieo trồng lúa đông xuân đạt 3,1 triệu ha,
giảm 4,1 nghìn ha so với vụ đông xuân trước; năng suất đạt 66,5 tạ/ha, giảm
0,4 tạ/ha nên sản lượng đạt 20,7 triệu tấn, giảm 158,8 nghìn tấn, chủ yếu do bị
ảnh hưởng của nắng nóng tại hầu hết các địa phương và xâm nhập mặn ở
vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích gieo trồng lúa hè thu và thu đông
đạt gần 2,8 triệu ha, tăng 51 nghìn ha; năng suất đạt 53,8 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ha
và sản lượng đạt 15 triệu tấn, tăng 512,5 nghìn tấn.
9


Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt trên 1,9 triệu ha, giảm 28,2 nghìn ha so
với vụ mùa năm trước do các địa phương thực hiện việc dồn điền, đổi thửa và
chuyển đổi một phần diện tích kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi
trồng thủy sản có thu nhập cao hơn. Năng suất lúa mùa năm nay ước tính đạt
49,2 tạ/ha, tăng 0,1 tạ/ha so với vụ mùa trước; sản lượng ước tính đạt 9,5 triệu
tấn, giảm 112,7 nghìn tấn.
Kết quả sản xuất một số cây hàng năm khác đạt thấp: Sản lượng khoai
lang đạt 1330,4 nghìn tấn, giảm 70,9 nghìn tấn so với năm trước (diện tích
giảm 3,2 nghìn ha); mía đạt 18,3 triệu tấn, giảm 1,5 triệu tấn (diện tích giảm
20,5 nghìn ha); lạc đạt 451,8 nghìn tấn, giảm 1,5 nghìn tấn (diện tích giảm 8,7
nghìn ha); đậu tương đạt 146,4 nghìn tấn, giảm 10,1 nghìn tấn (diện tích giảm

8,6 nghìn ha). Riêng sắn và rau đậu tăng khá, sản lượng sắn ước tính đạt 10,7
triệu tấn, tăng 464 nghìn tấn (diện tích tăng 13,7 nghìn ha); rau, đậu đạt 15,9
triệu tấn, tăng 282,2 nghìn tấn (diện tích tăng 9,5 nghìn ha).
Cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển. Diện tích và sản lượng một
số cây chủ yếu tăng so với năm 2014, trong đó diện tích chè ước tính đạt
134,7 nghìn ha, tăng 1,6% so với năm trước; sản lượng chè búp đạt 1 triệu
tấn, tăng 1,9%; cà phê diện tích đạt 645,2 nghìn ha, tăng 0,6%, sản lượng đạt
1445 nghìn tấn, tăng 2,6%; cao su diện tích đạt 981 nghìn ha, tăng 0,2%, sản
lượng đạt 1017 nghìn tấn, tăng 5,2%; hồ tiêu diện tích đạt 97,6 nghìn ha, tăng
14%, sản lượng đạt 168,8 nghìn tấn, tăng 11,3%. Riêng cây điều, mặc dù diện
tích cho sản phẩm giảm 1,5% so với năm trước, nhưng do năng suất tăng nên
sản lượng đạt xấp xỉ năm 2014.
Một số cây ăn quả có sản lượng đạt khá: Bưởi đạt 457,9 nghìn tấn, tăng
3,4%; xoài đạt 702 nghìn tấn, tăng 3,4%; chuối đạt 1,9 triệu tấn, tăng 3,3%;
dứa đạt 598,3 nghìn tấn, tăng 1,1%. Một số cây ăn quả có sản lượng giảm so
với năm 2014: Sản lượng quýt đạt 161,6 nghìn tấn, giảm 4,5%; cam đạt 579,5
nghìn tấn, giảm 1,7%; vải đạt 362,2 nghìn tấn, giảm 1,7%; nhãn đạt 512,3
nghìn tấn, giảm 1,3%.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển dịch theo hướng tích cực, từ chăn
nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, gia
trại, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật, tăng hiệu quả kinh tế. Theo kết
quả điều tra chăn nuôi tại thời điểm 01/10/2015, đàn trâu cả nước có 2,5 triệu
con, tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò có 5,4 triệu con, tăng
10


2,5%, riêng đàn bò sữa đạt 275,3 nghìn con, tăng 21%. Đàn lợn có 27,7 triệu
con, tăng 3,7%; đàn gia cầm có 341,9 triệu con, tăng 4,3%. Sản lượng thịt hơi
các loại năm nay ước tính đạt khá, trong đó sản lượng thịt trâu đạt 85,8 nghìn
tấn, tăng 0,1%; sản lượng thịt bò đạt 299,3 nghìn tấn, tăng 2,2%; sản lượng

thịt lợn đạt 3,5 triệu tấn, tăng 4,2%; sản lượng thịt gia cầm đạt 908,1 nghìn
tấn, tăng 3,8%.
Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong năm còn xảy ra ở một số địa
phương. Tính đến thời điểm 22/12/2015, cả nước không còn dịch tai xanh trên
lợn; dịch bệnh chưa qua 21 ngày còn ở các địa phương: Dịch cúm gia cầm ở
Quảng Ninh, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu; dịch lở mồm long móng ở
Ninh Thuận, Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định.
c. Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2015 ước tính đạt 240,6 nghìn ha,
tăng 8,5% so với năm 2014, trong đó một số địa phương có diện tích rừng
trồng mới tập trung tăng khá: Hà Giang đạt 11,6 nghìn ha, gấp gần 3 lần năm
trước; Yên Bái 15,5 nghìn ha, tăng 25,7%; Nghệ An 19,5 nghìn ha, tăng
21,5%; Phú Thọ 8,2 nghìn ha, tăng 16,4%. Số cây lâm nghiệp trồng phân tán
cả năm đạt 161,2 triệu cây, tăng 3,8%.
Sản lượng gỗ khai thác năm 2015 ước tính đạt 8.309 nghìn m3, tăng
11,9% so với năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 28,4 triệu ste, tăng
0,4%. Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác tăng nhiều so với năm
trước: Quảng Ngãi đạt 715 nghìn m3, tăng 36,5%; Quảng Trị 399 nghìn m3,
tăng 27,1%; Bình Định 680 nghìn m3, tăng 26%; Tuyên Quang 472 nghìn m3,
tăng 20,1%.
d. Thủy sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2015 ước tính đạt 6549,7 nghìn tấn, tăng 3,4%
so với năm trước, trong đó cá đạt 4725,4 nghìn tấn, tăng 3,4%; tôm đạt 797,2
nghìn tấn, tăng 0,9%.
Nuôi trồng thủy sản trong năm gặp nhiều khó khăn do thời tiết thay đổi
thất thường, dịch bệnh diễn biến phức tạp; thị trường xuất khẩu giảm mạnh,
giá thu mua thấp trong khi chi phí đầu vào tăng cao. Nhiều địa phương đã
chuyển đổi phương thức, mô hình nuôi nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và
chất lượng. Sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2015 ước tính đạt 3513,4
11



nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm trước, trong đó cá đạt 2522,6 nghìn tấn, tăng
3,0%; tôm đạt 628,2 nghìn tấn, giảm 0,5%.
e. Sản xuất công nghiệp
Tính chung cả năm 2015, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước
tính tăng 9,8% so với năm 2014 (Quý I tăng 9,3%; quý II tăng 10,2%; quý III
tăng 9,3%; quý IV ước tính tăng 10%), cao hơn nhiều mức tăng 5,9% của
năm 2013 và 7,6% của năm 2014. Trong mức tăng chung cả năm của toàn
ngành công nghiệp, ngành khai khoáng tăng 6,5% (năm 2014 tăng 2,4%),
đóng góp 1,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành chế biến, chế tạo
tăng 10,6% (năm 2014 tăng 8,7%), đóng góp lớn nhất vào mức tăng chung
với 7,5 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%, đóng
góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, xử lý nước thải, rác thải tăng
7,4%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
g. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Trong năm 2015, cả nước có 94754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
với tổng vốn đăng ký là 601,5 nghìn tỷ đồng, tăng 26,6% về số doanh nghiệp
và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với năm 2014 (Năm 2014, số doanh
nghiệp giảm 2,7%; số vốn tăng 8,4% so với năm 2013). Bên cạnh đó, có 851
nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn
trong năm 2015. Như vậy, tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế
trong năm nay là 1452,5 nghìn tỷ đồng. Số vốn đăng ký bình quân một doanh
nghiệp năm 2015 đạt 6,3 tỷ đồng, tăng 9,9% so với năm trước. Số lao động dự
kiến được tạo việc làm của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2015 là
1471,9 nghìn người, tăng 34,9% so với năm 2014.
Trong năm 2015, cả nước có 21.506 doanh nghiệp quay trở lại hoạt
động, tăng 39,5% so với năm trước. Điều này cho thấy hiệu quả các giải pháp
chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và Bộ, ngành, địa phương trong việc cải
thiện môi trường đầu tư kinh doanh và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp phát

triển.
h. Xây dựng
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ước tính đạt
974,4 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 82,1 nghìn tỷ đồng,
chiếm 8,4%; khu vực ngoài Nhà nước 830,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,2%; khu
12


vực có vốn đầu tư nước ngoài 61,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4%. Trong tổng
giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 374,2 nghìn tỷ
đồng; công trình nhà không để ở đạt 156,7 nghìn tỷ đồng; công trình kỹ thuật
dân dụng đạt 318,2 nghìn tỷ đồng; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 125,3
nghìn tỷ đồng.
Giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt
777,5 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2014, bao gồm: Khu vực Nhà
nước đạt 66,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,4%; khu vực ngoài Nhà nước đạt 660,8
nghìn tỷ đồng, tăng 12,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 49,8 nghìn
tỷ đồng, tăng 7,2%.Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công
trình nhà ở tăng 12,4%; công trình nhà không để ở giảm 5,6%; công trình kỹ
thuật dân dụng tăng 20,1%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 11,7%.
i. Đầu tư phát triển
Năm 2015, tiếp tục thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trong
đó có tái cơ cấu đầu tư đi đôi với việc tiếp tục giảm dần đầu tư công, giảm tỷ
trọng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, hoàn thiện thể chế về đầu
tư nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Việc
triển khai, thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp quy quan trọng trong hoạt
động đầu tư: Luật đầu tư công, Luật đầu tư (sửa đổi), Luật doanh nghiệp (sửa
đổi), Luật đấu thầu, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư
(PPP)... đã góp phần tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Bên cạnh đó, các ngành và cơ quan chức năng thực hiện đẩy mạnh huy

động các nguồn lực và đa dạng hóa hình thức đầu tư, đồng thời tập trung chỉ
đạo tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư
phát triển theo kế hoạch được giao, đặc biệt là các chương trình dự án sử dụng
nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi. Môi trường pháp lý đầu tư được đổi mới
và từng bước hoàn thiện góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
theo hướng nâng cao chất lượng nguồn vốn, khuyến khích các dự án sử dụng
công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các sản phẩm có khả năng
cạnh tranh và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, ưu tiên các dự án phát triển
công nghệ phụ trợ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2015 theo giá hiện hành
ước tính đạt 1367,2 nghìn tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2014 và bằng 32,6%
13


GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 519,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 38%
tổng vốn và tăng 6,7% so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt
529,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,7% và tăng 13%; vốn khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài đạt 318,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 19,9%.
(Nguồn: Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, Tổng cục Thống kê)
III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về môi trường nước tại Việt Nam
3.1.1. Tổng quan về môi trường nước mặt
Vị trí địa lý, đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lượng
nước của cả nước tập trung ở LVS Mê Công, 16% tập trung ở LVS HồngThái Bình, khoảng 4% ở LVS Đồng Nai, các LVS lớn khác, tổng lượng nước
chỉ chiếm phần nhỏ còn lại

Hình 1. Tỷ lệ phân bố tài nguyên nước theo các sông
Tổng lượng nước mặt của nước ta phân bố không đều giữa các mùa một
phần là do lượng mưa phân bố không đồng đều cả về thời gian và không gian,
gây nên lũ lụt thường xuyên và khô hạn trong thời gian dài. Lượng mưa thay

đổi theo mùa và thời điểm mùa mưa, mùa khô ở các vùng là khác nhau. Ở
miền Bắc, mùa khô bắt đầu vào tháng 11 và tháng 12, ở miền Trung và miền
Nam mùa khô bắt đầu muộn hơn, vào tháng 1. Mùa khô ở nước ta kéo dài từ
14


6 đến 9 tháng và khắc nghiệt, lượng nước trong thời gian này chỉ bằng khoảng
20 - 30% lượng nước của cả năm. Vào thời điểm này, khoảng một nửa trong
số 15 LVS chính bị thiếu nước - bất thường hoặc cục bộ.
Tổng lượng nước mặt của các LVS trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 830 840 tỷ m3/năm, nhưng chỉ có khoảng 310 - 315 tỷ m3 (37%) là nước nội sinh,
còn 520 - 525 tỷ m3 (63%) là nước chảy từ các nước láng giềng vào lãnh thổ
Việt Nam. Chẳng hạn, ở LVS Hồng nguồn nước ngoại lai chiếm 50% tổng
khối lượng nước bề mặt. Còn ở LVS Mê Công có đến 90% tổng khối lượng
nước bề mặt có nguồn gốc ngoại lai. Nếu chỉ xem xét tổng lượng nước cả
năm sẽ thấy tài nguyên nước của Việt Nam rất dồi dào. Xét trên từng lưu vực,
theo tiêu chuẩn quốc tế ,trong mùa khô, chỉ có 4 lưu vực có đủ nước đó là: Mê
Công, Sê San, Vu Gia - Thu Bồn và Gianh; 2 lưu vực khác là LVS Hương và
LVS Ba ở ngưỡng xấp xỉ mức đủ nước; LVS Đông Nam Bộ và Đồng Nai thì
việc thiếu nước có thể thường xuyên hơn; LVS Ba gần tiến đến mức này; Các
LVS còn lại có khả năng thiếu nước không thường xuyên
Những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân, ở hạ lưu hầu hết các LVS,
tình trạng suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước không đủ
cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường xuyên hơn,
trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng, gây tác động lớn đến
môi trường sinh thái các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững của tăng
trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Thêm vào đó, tài nguyên nước trên các LVS ở Việt Nam đang bị suy
giảm và suy thoái nghiêm trọng do nhu cầu dùng nước tăng cao trong sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy điện, làng nghề và do
khả năng quản lý yếu kém. Các hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh

thủy từ thượng nguồn các lưu vực cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá
rừng, do canh tác nông, nông - nghiệp, khai khoáng và xây dựng cơ sở hạ
tầng.
3.1.2. Tổng quan về môi trường nước biển
Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3.260km
(không kể bờ các đảo), có vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 1 triệu km2 ,
gấp 3 lần diện tích đất liền; bình quân khoảng 1km2 đất liền có xấp xỉ 4km2
vùng lãnh hải, cứ 100km2 đất liền có 1km chiều dài bờ biển; tỷ lệ như vậy gấp
15


1,6 lần so với thế giới. Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương ven biển
có diện tích 208.560km2 , chiếm 51% tổng diện tích cả nước và có dân số hơn
40 triệu người, chiếm gần 50% dân số cả nước.
Biển Việt Nam có trên 3.000 hòn đảo, phân bố tập trung ở ven bờ Tây
Bắc Vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Hải Phòng). Một số đảo ven bờ miền Trung
và Tây Nam bộ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa thuộc thành
phố Đà Nẵng và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Bốn tỉnh, thành
phố có nhiều đảo nhất là Quảng Ninh có 2.078 đảo (chiếm gần 75% tổng số
đảo), Hải Phòng có 366 đảo (hơn 8%), Kiên Giang có 159 đảo (gần 6%) và
Khánh Hoà có 106 đảo (gần 4%). Có 03 đảo lớn có diện tích trên 100km2
gồm: Phú Quốc (583km2 ), Cái Bầu (190km2 ) và Cát Bà (163km2 ); 7 đảo
tương đối lớn có diện tích từ 20 - 100km2 ; 23 đảo có diện tích từ 5 - 20km2 ;
51 đảo nhỏ có diện tích từ 1 - 5km2 và phần lớn các đảo còn lại có diện tích
nhỏ hơn 1km2.
3.2. Các yếu tố tác động đến môi trường nước tại Việt Nam
3.2.1 Các yếu tố tác động đến môi trường nước mặt
Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm
môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự gia tăng dân số đã gây áp

lực ngày càng lớn đối với tài nguyên nước ở Việt Nam, dẫn đến môi trường
nước mặt ở nhiều đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề ngày càng bị ô
nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải và chất thải rắn. Tại các thành phố lớn,
hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường nước mặt do xả thẳng ra nguồn tiếp nhận.
Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn
khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm
nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi
lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh.
Tình trạng ô nhiễm nước mặt ở các đô thị, được thể hiện rõ nhất ở hai
thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đang ở mức báo động rất cao. Tại hai
thành phố này, nước thải sinh hoạt trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,
kênh, mương). Rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, nhiều bệnh
viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng lớn chất thải
16


rắn trong thành phố không được thu gom triệt để... Tình trạng ô nhiễm nước
mặt ở nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp không ngừng gia tăng. 76%
số dân đang sinh sống ở nông thôn, là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn
các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất
hoặc rửa trôi làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh
vật ngày càng cao, nhất là việc lạm dụng các chất bảo vệ thực vật trong sản
xuất nông nghiệp dẫn đến các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô
nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe.
3.2.2 Các yếu tố tác động đến môi trường nước biển
Hoạt động dân cư ven biển phát sinh nhiều loại chất thải ra môi trường
và thải đổ vào biển qua hệ thống sông ngòi, kênh rạch. Lượng chất thải này
liên tục gia tăng, mạnh nhất là ở các đô thị ven biển, nơi tập trung các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội và thu hút lao động từ các tỉnh, thành phố

trong cả nước. Chất thải và nước thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch là
nguyên nhân trực tiếp làm ô nhiễm nguồn nước mặt ở khu vực gần các khách
sạn, nhà nghỉ, nơi cung ứng dịch vụ du lịch.
Ở Việt Nam, nước thải khu vực ven biển, trong đó du lịch là nguồn đóng
góp chính, chiếm 1/4 tổng lượng nước thải trên cả nước. Tính đến hết năm
2008, các tỉnh ven biển có hơn 30 nghìn cơ sở nuôi trồng thủy sản, tập trung
chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Diện tích nuôi trồng thủy sản không tăng, trong khi thâm canh tăng vụ
làm gia tăng ô nhiễm nước vùng ven biển do thức ăn và kháng sinh dư thừa từ
quá trình nuôi, nước thải, chất thải rắn sinh hoạt. Nhiều địa phương thực hiện
nuôi trồng tại các vùng cửa sông, cửa biển gây suy thoái hoặc giảm diện tích
các hệ sinh thái tự nhiên như rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều. Ngoài ra,
việc sử dụng hoá chất độc hại trong đánh bắt hải sản cũng làm tăng nguy cơ
gây ô nhiễm.
Khả năng gây ô nhiễm từ hoạt động hàng hải là rất lớn, đặc biệt là ô
nhiễm do nước thải từ các phương tiện vận tải. Nước thải thường phát sinh từ
phương tiện hàng hải, nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển, cảng biển, bãi
và kho chứa hàng. Trong đó, nước thải công nghiệp từ tàu biển thường chứa
hàm lượng dầu khoáng, hóa chất tẩy rửa và kim loại nặng cao đe dọa làm
giảm chất lượng nước biển khu vực tiếp nhận nước thải. Ngoài ra, các vụ va
17


chạm tàu thuyền trên biển làm tràn hóa chất, dầu, các chất độc hại... cũng là
một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến môi trường biển và hệ sinh
thái khu vực ven biển. Ô nhiễm dầu, mỡ dọc dải ven biển đã và đang là vấn
đề cần được đặc biệt quan tâm vì những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng
đối với môi trường vùng bờ và sự liên quan trực tiếp đến các hoạt động kinh
tế biển.
Ngành khai khoáng gây nhiều yếu tố ảnh hưởng đến môi trường. Nước

thải ở các mỏ than ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường vùng ven biển như gây
bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước. Đối với khai
thác dầu khí, nguy cơ tràn dầu trong quá trình khai thác, sang tải, vận chuyển
dầu và ô nhiễm các chất độc hại tương đối cao.
Nguồn thải từ đất liền ngày càng lớn, ô nhiễm trên biển gia tăng, sự cố
môi trường xảy ra thường xuyên hơn, một số khu vực đã bị ô nhiễm đến mức
báo động. Đặc biệt, vào tháng 4/2016, tại vùng biển xảy ra hiện tượng hải sản
chết bất thường tại các tỉnh ven biển miền Trung và sự cố này đã gây thiệt hại
nặng nề cho môi trường và kinh tế - xã hội tại 4 tỉnh miền Trung.
IV. HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG
NƯỚC TRÊN TOÀN QUỐC
1. Giai đoạn 1994-2007:
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 1993, Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường (trước đây) đã xây dựng và đưa vào hoạt động mạng lưới trạm
quan trắc môi trường quốc gia. Các trạm quan trắc môi trường quốc gia được
xây dựng trên cơ sở phối hợp giữa Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
(trước đây) với các cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm đang hoạt động của
các Bộ, ngành và địa phương gồm Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng,
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y
tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam và tỉnh Lào Cai. Tại thời điểm đó, đây là biện pháp hiệu quả và kịp thời,
tận dụng được cơ sở vật chất về trang thiết bị cũng như nguồn nhân lực sẵn có
của các cơ quan này. Tính đến năm 2002, mạng lưới đã có 21 trạm được
thành lập, tiến hành quan trắc các thành phần môi trường như: nước mặt lục
địa, nước dưới đất, nước mưa, nước biển, đất, phóng xạ, không khí xung
quanh và tiếng ồn, chất thải rắn, môi trường lao động, y tế và công nghiệp,...
18


tại hàng trăm điểm quan trắc trên toàn quốc với tần suất khoảng từ 2 đến 6

lần/năm.
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập năm 2002, Bộ
Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004
về “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước” và Nhà nước cho ra đời Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Đây là
những căn cứ pháp lý quan trọng để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết
định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc phê duyệt “Quy
hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến
năm 2020” (sau đây gọi là Quyết định số 16).
Căn cứ theo Quyết định số 16, Mạng lưới quan trắc môi trường quốc
gia được chia thành hai mạng lưới: (1) Mạng lưới quan trắc môi trường nền
và (2) Mạng lưới quan trắc môi trường tác động.
- Mạng lưới quan trắc môi trường nền được xây dựng trên nguyên tắc
kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan trắc
môi trường nước do Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn (trước đây) và mạng lưới
quan trắc môi trường nước dưới đất do Tổng cục Địa chất (trước đây) quản lý.
Hiện nay, Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam đều đã sát nhập về Bộ Tài nguyên và Môi trường, do
Bộ TN&MT quản lý và giao nhiệm vụ quan trắc môi trường nền trực tiếp.
- Mạng lưới quan trắc môi trường tác động được xây dựng trên nguyên
tắc kế thừa các trạm, điểm quan trắc môi trường đã có thuộc mạng lưới quan
trắc môi trường quốc gia trước đây do Tổng cục Môi trường quản lý, và một
số trạm, điểm quan trắc môi trường do Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc
gia và Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam... quản lý thực hiện. Theo
Quyết định số 16, Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Tổng cục Môi
trường được xác định là Trung tâm đầu mạng, thực hiện vai trò chỉ huy, điều
hành hoạt động của toàn mạng lưới.
Trong giai đoạn từ 1994 đến 2007 đánh dấu bằng sự ra đời của Quyết
định số 16, song giai đoạn này, nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là khởi
động các hoạt động ban đầu để thực hiện quy hoạch và tiếp tục duy trì hoạt

động của 21 trạm đã xây dựng.Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn
tiếp tục phối hợp với một số Bộ, ngành để tiến hành quan trắc một số thành
phần chuyên ngành sâu như phóng xạ, nước biển xa bờ.
2. Giai đoạn 2007-2015:
19


a. Bộ Tài nguyên và Môi trường:
Trung tâm Quan trắc môi trường, Tổng cục Môi trường: là đơn vị
đầu mối thực hiện hoạt động quan trắc môi trường của Bộ TN&MT với các
vai trò và nhiệm vụ được giao như sau:
Thực hiện vai trò đầu mối, điều phối mọi hoạt động của mạng lưới
quan trắc môi trường quốc gia:
- Đầu mối thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc môi trường
quốc gia;hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể hệ
thống quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường quốc
gia, hoạt động quan trắc môi trường, phân tích trọng tài và kiểm chuẩn thiết bị
quan trắc môi trường;
- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc và
đánh giá chất lượng môi trường quốc gia, các chương trình quan trắc môi
trường mang tính liên vùng, liên tỉnh và xuyên biên giới, các chương trình
quan trắc môi trường tại các điểm nóng, nhạy cảm về môi trường:
+ Chương trình quan trắc môi trường nước mặt tại các sông lớn và sông
liên tỉnh;
+ Chương trình quan trắc 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc – Trung –
Nam;
+ Chương trình quan trắc tác động của thủy điện khu vực Tây Nguyên
và hoạt động khai thác bauxit;
+ Quan trắc ô nhiễm xuyên biên giới tại Lào Cai.
- Tham gia các mạng lưới quan trắc giám sát môi trường toàn cầu, ứng

phó môi trường toàn cầu; điển hình là Mạng lưới không khí sạch Châu Á;
- Tổ chức nghiên cứu, triển khai ứng dụng các phương pháp, công nghệ
mới trong quan trắc môi trường:
+ Quan trắc phát thải bằng phương pháp đẳng động lực isokinetic;
+ Quan trắc thủy ngân, dioxin và furan trong khí thải;

20


- Thực hiện vai trò thống nhất quản lý số liệu quan trắc và đánh giá chất
lượng môi trường, điều tra môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi
trường năm 2014, như:
+ Chủ trì xây dựng, quản lý CSDL quốc gia về quan trắc môi trường,
hệ thống thông tin về quan trắc môi trường,
+ Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, mạng diện rộng để thu thập,
quản lý, xử lý, phân tích, tổng hợp thông tin, số liệu quan trắc môi trường từ
các trạm quan trắc môi trường tự động và các trạm quan trắc môi trường quốc
gia, địa phương và các bộ, ngành;
+ Đánh giá và công bố thông tin, số liệu quan trắc môi trường cho cộng
đồng .
Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia: được giao quản lý các trạm
quan trắc khí tượng . Trong số các trạm khí tượng có 10 trạm được lắp đặt
trạm quan trắc môi trường không khí. Các trạm này cung cấp kết quả quan
trắc với các thông số môi trường như SO2, NO, NO2, CO, bụi... Tuy vậy, do
lắp đặt, vận hành trong thời gian dài và vấn đề kinh phí duy tu, bảo trì hạn
hẹp, nhiều trạm đã bị hỏng hóc, số liệu bị khuyết và gián đoạn nhiều.
Cục Quản lý tài nguyên nước: được giao quan trắc tài nguyên nước
mặt các sông (quan trắc định kỳ và đang xây dựng trạm tự động). Hiện nay,
Cục được giao quan trắc nước mặt (7 trạm, trong đó có 4 trạm ở Tây Nguyên
và 3 Trạm ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ), quan trắc nước dưới đất (43

trạm). Bên cạnh đó, năm 2015, Cục đang thực hiện khảo sát, chuẩn bị đầu tư
xây dựng 8 trạm quan trắc tự động đầu nguồn biên giới.
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam: được giao thực hiện
quan trắc mỏ phóng xạ, trong đó có 1 trạm trung tâm tại Hà Nội. Tổng cục
được giao triển khai quan trắc tại 67 điểm mỏ phóng xạ thuộc các tỉnh/ thành
phố và 13 mỏ khoáng sản độc hại đang được quan trắc (các mỏ khoáng sản
phóng xạ và mỏ khoáng sản có chứa phóng xạ).
Cục Viễn thám quốc gia: được giao nhiệm vụ thu thập ảnh phục vụ
công tác quan sát tài nguyên và bảo vệ môi trường :
- Quan trắc biến động bờ biển và dải ven biển;

21


- Thực hiện quan trắc các thông số lý hóa môi trường Biển Đông (trường
nhiệt, trường chất diệp lục, trường nồng độ muối biển) với tần suất hàng ngày
bằng công nghệ viễn thám
b. Tại các Bộ ngành khác:
Tại các Bộ/ ngành, bên cạnh việc tham gia mạng lưới quan trắc môi
trường quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều Bộ, ngành cũng tiến
hành quan trắc một số thành phần môi trường để đánh giá các tác động đến
môi trường do hoạt động của ngành, lĩnh vực mình quản lý theo quy định tại
Điều 94 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Các số liệu quan trắc cơ bản
phục vụ yêu cầu quản lý môi trường của các Bộ, ngành chủ quản. Các thông
tin, số liệu được chia sẻ với Bộ TN&MT thông qua hình thức công văn khi có
nhu cầu sử dụng.
Bộ Y tế: đơn vị đầu mối là Cục quản lý môi trường y tế; được giao
nhiệm vụ quan trắc chất thải từ hệ thống các bệnh viện trong cả nước. Thực
hiện quan trắc định kỳ hàng năm nước thải, khí thải lò đốt chất thải rắn cho
khoảng 30 – 40 bệnh viện Trung ương và địa phương. Công tác quan trắc và

quản lý chất thải y tế trong bệnh viện được thực hiện dựa trên Quyết định số
105/QĐ-MT ngày 3 tháng 7 năm 2014 của Cục Quản lý môi trường y tế.
Theo đó, việc phân loại CTR y tế, quy định mã màu sắc, tiêu chuẩn các dụng
cụ, bao bì đựng và vận chuyển CTR trong bệnh viện, quy trình quản lý và xử
lý chất thải đều được hướng dẫn chi tiết, cụ thể.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: được giao nhiệm vụ quan
trắc nước phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản và các công trình thủy lợi
phục vụ tưới tiêu nông nghiệp. Theo Quyết định số 3244/QĐ-BNN-KHCN
ngày 02/12/2010 của Bộ NN&PTNT phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực
quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020, trong đó
có quy định tổ chức Mạng lưới quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn
từ Trung ương đến địa phương. Hiện Bộ đang thực hiện dự án quan trắc phục
vụ nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 (được phê duyệt năm 2014).
Bộ Khoa học và Công nghệ: được giao quản lý mạng lưới quan trắc và
cảnh báo phóng xạ theo Quyết định số 1636/QĐ-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới quan trắc và cảnh
báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020".

22


Bộ Quốc phòng: thực hiện quan trắc phóng xạ, quan trắc các khu vực
quân sự; quản lý các trạm trong Mạng lưới Quan trắc môi trường quốc gia và
Mạng quan trắc và trinh sát phóng xạ; thực hiện quan trắc cảnh báo phóng xạ,
hóa học với tổng số 8 trạm quan trắc.
c. Mạng lưới QTMT quốc gia
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức rà soát, đánh giá tình hình
triển khai thực hiện Quyết định 16. Số lượng các trạm, điểm quan trắc môi
trường đã được nâng cấp, xây dựng mới tính đến năm 2015 so với nội dung
đã được phê duyệt tại Quyết định số 16/2007/QĐ-TTgchi tiết như sau:

Bảng 1: Kết quả thực hiện Quy hoạch giai đoạn 2007 - 2015 lĩnh vực môi trường
Tổng số trạm/điểm
theo Quyết định
16/2007/QĐ-TTg

Kết quả thực hiện Quy hoạch

Mạng lưới quan trắc
TT
môi trường
Đến
2015

1

Trạm không khí tự động tại
các thành phố, đô thị lớn

2

Điểm quan trắc tác động

Đến 2020

Số lượng Số lượng
hiện tại chưa thực
hiện đến
(đến
12/2014) hết 2014


46

58

18

152

202

361

28

Tỷ lệ %
thực hiện
đến năm
hết 2014
39,13

33

2.1

Điểm quan trắc tác động môi
trường nước mặt(tỉnh/ thành
phố trực thuộc trung ương)

255


320

224

0

87,84

2.2

Quan trắc tác động môi
trường vùng cửa sông ven
biển

23

48

4

0

17,39

2.3

Điểm quan trắc tác động
vùng biển ven bờ

51


64

43

8

84,31

Thời gian qua, hoạt động quan trắc môi trường quốc gia đã đáp ứng một
phần nhu cầu về số liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường.
Hoạt động quan trắc môi trường được các ngành, các cấp và các địa phương
quan tâm đầu tư và triển khai thực hiện ở những mức độ khác nhau, một số
trạm đã được đầu tư thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm, trong đó lĩnh vực
23


khí tượng thủy văn có số trạm hoạt động lớn nhất góp phần phục vụ tích cực
cho công tác dự báo thời tiết, các lĩnh vực khác đã bước đầu đáp ứng được
một số yêu cầu của công tác quan trắc. Tuy nhiên, trên thực tế các thông tin,
số liệu và diễn biến về môi trường vẫn thiếu về số lượng, thời gian cung cấp
không kịp thời dẫn đến khó khăn, hạn chế cho công tác hoạch định chính
sách, quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành tài nguyên môi trường nói riêng
và phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung, hệ thống quan trắc môi trường
quốc gia chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lý nhà nước về môi trường.
Thời gian tới, cùng với việc thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quyết định số 16 sẽ được rà soát, sửa đổi, bổ
sung tập trung vào nhiều vấn đề trong đó có việc điều chỉnh, bổ sung danh mục
các trạm, điểm quan trắc của các lĩnh vực; bổ sung mới quy hoạch quan trắc
môi trường đáp ứng yêu cầu điều tra cơ bản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,

nghiên cứu khoa học, phối hợp bảo đảm quốc phòng, an ninh và dự báo phục
vụ phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.
Riêng với 21 trạm thuộc Mạng lưới Quan trắc môi trường quốc gia hình
thành từ năm 1993, một số đánh giá chung như sau: các thành phần môi
trường thực hiện quan trắc gồm có nước mặt lục địa, nước dưới đất, nước
mưa, nước biển, đất, phóng xạ, không khí xung quanh và tiếng ồn, chất thải
rắn, môi trường lao động, y tế và công nghiệp; tổng số điểm quan trắc là 796
điểm, phân bố trên phạm vi cả nước; tần suất quan trắc hàng năm từ 4-6 đợt.
Hàng năm, số liệu quan trắc được liên tục cập nhật vào CSDL.
Thống kê nội dung và tần suất quan trắc của các trạm quan trắc như sau:
- Trạm đất liền (thực hiện quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn,
môi trường nước): gồm 3 trạm, tần suất quan trắc 6 lần/ năm, số lượng điểm
quan trắc trung bình là 83 điểm, thông số giao động từ 28 đến 55 thông số tùy
theo trạm;
- Trạm ven biển(thực hiện quan trắc nước biển, trầm tích biển và sinh
vật biển): gồm 3 trạm, tần suất quan trắc trung bình là 2 lần/ năm, số lượng
điểm quan trắc trung bình là 6 điểm, thông số giao động từ 24 đến 42 thông số
tùy theo trạm;
- Trạm biển khơi (thực hiện quan trắc môi trường nước và sinh vật
biển): gồm 2 trạm, tần suất quan trắc 2 lần/ năm, số lượng điểm quan trắc
24


trung bình là 54 điểm, thông số giao động từ 20 đến 28 thông số tùy theo
trạm;
d. Các địa phương:
Công tác quan trắc hiện trạng môi trường được triển khai tổ chức theo
phạm vi địa phương trên cơ sở yêu cầu quản lý môi trường của địa phương;
xây dựng và thực hiện Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn
tỉnh. Nhiều địa phương đã xây dựng và trình UBND tỉnh/thành phố phê duyệt

quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn theo đúng quyết định
tại Điều 96 Luật Bảo vệ môi trường làm cơ sở cho việc duy trì và phát triển
công tác quan trắc môi trường ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số
địa phương chưa hoàn thiện công tác này hoặc đang trong quá trình xây dựng
quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường để trình UBND tỉnh phê duyệt.Kinh
phí hoạt động quan trắc được cấp từ ngân sách Sự nghiệp Môi trường của địa
phương. Hoạt động quan trắc môi trường địa phương đã được quan tâm, phát
triển đặc biệt tại một số địa phương như: Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Giang, Đà Nẵng...
Thực hiện Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23/5/2007 của Chính phủ
quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước và Thông tư liên tịch số 12/2007/TTLTBTNMT-BNV ngày 27/12/2007 giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội
vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 81/2007/NĐ-CP, phần
lớn các địa phương đã thành lập đơn vị trực thuộc thực hiện chức năng quan
trắc môi trường, theo dõi và giám sát chất lượng môi trường không khí và nước
trên địa bàn của địa phương mình. Tính đến cuối năm 2015, đã có 54 địa
phương trong cả nước thành lập Trung tâm Quan trắc môi trường với các tên
gọi khác nhau, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi cục Môi
trường.
Cùng với sự lớn mạnh về số lượng các Trung tâm QTMT, số lượng cán
bộ công tác trong hoạt động QTMT tại các địa phương cũng dần phát triển cả
về số lượng và chất lượng. Thống kê chưa đầy đủ từ 57 Trung tâm quan trắc
môi trường năm 2015:

25


×