Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng các trường mầm non trên địa bàn Quận 9 thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (760.42 KB, 80 trang )

Header Page 1 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

CHÂU ĐOÀN HIẾU HẠNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

CHÂU ĐOÀN HIẾU HẠNH

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9,


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN NGỌC TRUNG

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2013
Footer Page 2 of 258.


Header Page 3 of 258.

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHAN NGỌC TRUNG
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
1. TS. Lưu Thanh Tâm - Chủ tịch hội đồng
2. TS. Nguyễn Hải Quang - Phản biện 1
3. TS. Nguyễn Quang Trãi - Phản biện 2
4. TS. Phạm Thị Hà - Ủy viên
5. TS. Nguyễn Đình Luận - Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Châu Đoàn Hiếu Hạnh

Giới tính:Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 05/12/1980

Nơi sinh: Đồng Nai

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1184011053

I- TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN

ĐỊA BÀN QUẬN 9, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Gồm 3 chương chính:
• Phần mở đầu
• Chương 1: Tổng quan về giáo dục mầm non.
• Chương 2: Khảo sát thực trạng giáo dục mầm non Quận 9
• Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa
bàn Quận 9, TPHCM
• Kết luận
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/06/2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 31/12/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHAN NGỌC TRUNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

Footer Page 4 of 258.

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


Header Page 5 of 258.
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Châu Đoàn Hiếu Hạnh

Footer Page 5 of 258.


Header Page 6 of 258.
ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp
đỡ của quý thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Phan Ngọc Trung, người hướng dẫn khoa học của luận
văn, đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo để em hoàn thành luận văn này
Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô và bạn bè trường Đại học KTCN Tp.HCM đã
trao đổi chia sẽ đóng góp kinh nghiệm và kiến thức để tôi hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn các bậc phụ huynh, thầy cô giáo tại các trường mầm non
trên địa bàn Q.9, phòng Giáo dục Quận 9 đã nhiệt tình hỗ trợ, góp ý và chia sẻ thông tin
để luận văn được hoàn thiện.

Tác giả Luận văn

Châu Đoàn Hiếu Hạnh

Footer Page 6 of 258.



Header Page 7 of 258.
iii

TÓM TẮT
Hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn Tp.HCM xuất hiện ngày càng
nhiều với đầy đủ các loại hình công lập, dân lập, tư thục. Để đánh giá hết chất lượng
của các trường là không dễ đối với các nhà quản lý giáo dục. Vì vậy với đề tài
nghiên cứu này, thông qua một số câu hỏi phỏng vấn các giáo viên, nhà quản lý
giáo dục và phụ huynh một số trường trong Quận 9 sẽ giúp ta đánh giá được chất
lượng trường mầm non trên địa bàn đang ở mức độ nào để có những giải pháp nâng
cao chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu gởi trẻ của các bậc cha mẹ.
Luận văn giúp ta có cái nhìn bao quát về giáo dục mầm non, bao gồm:
-

Tổng quan về giáo dục và giáo dục mầm non

-

Mục tiêu của giáo dục mầm non gồm những mục tiêu quan trọng: Phát
triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội, và thẩm mỹ.

-

Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục mầm non: Cơ sở vật chất, đội ngũ
quản lý & giáo viên giảng dạy, chương trình giảng dạy.

Thông qua các số liệu thu thập được, tác giả đã nêu lên thực trạng giáo dục
mầm non cả nước nói chung và Tp.HCM nói riêng bằng các con số thống kê về
trường, số trẻ, cơ sở vật chất, trình độ giáo viên,…, số liệu thứ cấp của phòng giáo
dục Quận 9 và những số liệu sơ cấp về việc đánh giá chất lượng giáo dục mầm non

quận 9 qua phỏng vấn 200 đối tượng như : giáo viên, phụ huynh của một số trường
dân lập và công lập trên đại bàn.
Kết quả khảo sát được đưa vào phân tích SPSS với các thông số : Độ tin cậy
Cronbach’s alpha, nhân tố EFA để sử dụng cho phân tích hồi quy. Kết quả phân tích
hồi quy cho ta phương trình hồi quy như sau:
Y= 1.024 + 0,282 Cơ sở vật chất + 0.251 Đội ngũ quản lý & giáo viên
giảng + 0,177 Chương trình giảng dạy
Hệ số beta > 0 khẳng định các giả thuyết nêu ra trong mô hình nghiên cứu được
chấp nhận và được kiểm định phù hợp.

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.
iv

Dựa trên những phân tích và đánh giá thực trạng nêu trên, tác giả đưa 3
nhóm giải pháp chủ đạo nhằm cải thiện chất lượng giáo dục mầm non trên đại bàn
Quận 9 Tp.HCM:
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất: Làm tốt công tác dự báo về phát triển
kinh tế xã hội của địa phương để lập kế hoạch giáo dục được tốt, xây dựng và sửa
chữa các trường mầm non xuống cấp. Thành lập các trường mầm non công lập hoặc
khuyến khích phát triển các trường mầm non ngoài công lập chất lượng cao có mức
học phí phù hợp với chất lượng giáo dục. Trang bị các phương tiện giáo dục phù
hợp.
Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý và giáo viên: bằng cách nâng cao đời
sống của giáo viên trước, tiếp đến tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên tham gia các
khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận các phương pháp quản lý và giảng
dạy hiện đại.
Nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy: Triển khai đồng bộ chương

trình giáo dục bằng cách kết hợp giữa trường, phòng giáo dục và các cô giáo nhằm
thực hiện tốt các mục tiêu đào tạo cần thiết cho trẻ mầm non. Mạnh dạn áp dụng các
phương pháp giảng dạy mới, từ đó rút ra phương pháp nào thích hợp cho trẻ nhất.

Footer Page 8 of 258.


Header Page 9 of 258.
v

ABSTRACT
Currently, the pre-schools in the area HCMC appear more and more for a full
range of public, people-founded and private. To fully assess the quality of the
school is not easy for management education. So with this research, through some
interview questions teachers, educational administrators and parents some schools
in District 9 will help us assess the quality of pre-schools in the area are extent to
improve the quality of solutions to meet the child care needs of parents.
This thesis gives us a overview of early childhood education, including:
-

Overview of education and early childhood education

-

The goal of early childhood education includes the following key
objectives: To develop physical, cognitive, language, emotional, social,
and aesthetic.

-


Criteria for evaluating the quality of early childhood education: facilities,
management team & teachers, curriculum.

Through the data collected, the authors raised the state of early childhood
education in general and HCM City in particular by the statistics on the number of
children, physical facilities, qualified teachers members, etc., secondary data of the
Education Department of District 9 and the primary data for assessing the quality of
early childhood education in District 9 by interviewing 200 subjects such as:
teacher, parent of a number of people and public schools in the area.
The survey results are included in the analysis of SPSS with the parameters:
Reliability Cronbach's alpha, factor EFA to use regression analysis. Results of
regression analysis for the regression equation as follows:
Y = 1.024 + 0.282 Facilities + 0251 Team management & teachers + 0.177
Curriculum
Beta> 0 confirms the hypothesis raised in the research model is accepted and
verified accordingly.

Footer Page 9 of 258.


Header Page 10 of 258.
vi

Based on the analysis and evaluation of the above conditions, authors give
three key solutions to improve the quality of early childhood education in the area
of District 9 HCM City:
-

Improve the quality of infrastructure: How well the forecasts of socioeconomic development of local educational planning is good,
construction and repair of degraded kindergarten. Establishment of preschools public or encouraging the development of non-public

kindergartens high quality tuition in accordance with the quality of
education. Equipped with the appropriate educational facilities.

-

Improve the quality of the management team and staff: by improving the
lives of teachers before, to facilitate support for teachers to participate in
advanced courses qualifications, access methods modern management
and teaching.

-

Improve the quality of curriculum: Deploying sync program by a
combination of education, education and the teachers to implement the
necessary training objectives for preschool children. Boldly apply new
teaching methods, which draw the most appropriate method for children.

Footer Page 10 of 258.


Header Page 11 of 258.
vii

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON ..................................... 4

1.1

Tổng quan về giáo dục Việt Nam................................................................... 4

1.2

Tính cấp thiết của giáo dục mầm non ............................................................. 4

1.2.1 Giáo dục mầm non là gì .............................................................................. 4
1.2.2 Vai trò của giáo dục mầm non..................................................................... 5
1.2.3 Mục tiêu của giáo dục mầm non.................................................................. 6
1.3

Những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục mầm non .................................. 7

1.3.1 Cơ sở vật chất ............................................................................................. 7
1.3.2 Đội ngũ quản lý và giáo viên giảng dạy .................................................... 10
1.3.3 Chương trình giảng dạy ............................................................................ 12
1.4

Một số nền giáo dục mầm non có chất lượng trên thế giới và bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................ 14
1.4.1 Một số nền giáo dục mầm non có chất lượng trên thế giới ........................ 14
1.4.2 Xu hướng phát triển từ các nước ............................................................... 18
1.5

Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu ......................................................... 20

1.5.1 Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 20

1.5.2 Các giả thuyết ........................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIÁO DỤC MẦM NON QUẬN 9 .... 23
2.1 Thực trạng giáo dục mầm non trên địa bàn quận 9, TP.HCM ........................... 23
2.2 Khảo sát về chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn quận 9, TP.HCM ........ 28
2.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi và xây dựng thang đo ............................................. 28
2.2.2 Phân tích và đánh giá thang đo .................................................................. 30
2.2.3 Phân tích hồi quy ..................................................................................... 36

Footer Page 11 of 258.


Header Page 12 of 258.
viii

2.2.4 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và sự phù hợp của mô hình ............. 37
2.2.5 Phân tích các biến định tính và biến kết quả định lượng ............................ 39
2.3 Đánh giá thực trạng của giáo dục mầm non hiện nay ................................... 42
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 9, TP.HCM................................................ 45
3.1 Quan điểm về chất lượng giáo dục ................................................................... 45
3.2 Một số định hướng phát triển giáo dục mầm non đến 2020 .............................. 46
3.3 Mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non quận 9 ................................. 48
3.3.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 48
3.3.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 48
3.4 Một số giải pháp thực hiện ............................................................................... 50
3.4.1 Cải thiện cơ sở vật chất trường mầm non .................................................. 50
3.4.2 Nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên mầm non .......................................... 53
3.4.3 Triển khai đồng bộ chương trình giáo dục mầm non ................................. 54
3.4.4 Đổi mới phương pháp giảng dạy ............................................................... 55
3.5 Một số kiến nghị .............................................................................................. 58

3.5.1 Ủy Ban nhân dân Tp.HCM, Sở GDĐT Tp.HCM ...................................... 58
3.5.2 Ủy Ban nhân dân quận 9 ........................................................................... 59
3.5.3 Phòng giáo dục ......................................................................................... 59
3.5.4 Các trường mầm non................................................................................. 60
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 61
1.

Kết quả chính và đóng góp của đề tài nghiên cứu ..................................... 61

2.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 63
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 64

Footer Page 12 of 258.


ix

Header Page 13 of 258.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

CSVC


Cơ sở vật chất

CTGD

Chương trình giảng dạy

HS

Học sinh

GDMN

Giáo dục mầm non

GV

Giáo viên

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Footer Page 13 of 258.


Header Page 14 of 258.

x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số liệu mầm non quận 9 ........................................................................ 23
Bảng 2.2: Thống kê tình trạng trường lớp và học sinh đầu năm 2012-2013……....25
Bảng 2.3: Số liệu về các chỉ tiêu của mầm non Quận 9 năm 2012-2013 ................ 26
Bảng 2.4: Thang đo nhóm cơ sở vật chất, Cronbach’s alpha=0.932 ....................... 31
Bảng 2.5: Thang đo Đội ngũ quản lý và giáo viên giảng dạy, Cronbach’s
alpha=0.924 ........................................................................................................... 32
Bảng 2.6: Thang đo nhóm Chương trình giảng dạy, Cronbach’s alpha=0.756....... 33
Bảng 2.7: Thang đo nhóm Chất lượng giáo dục mầm non, Cronbach’s alpha=0.681
.............................................................................................................................. 33
Bảng 2.8: kết quả phân tích nhân tố ...................................................................... 34
Bảng 2.9: Nhân tố của chất lượng giáo dục mầm non ............................................ 36
Bảng 2.10: Kết quả phân tích hồi quy .................................................................... 37
Bảng 2.11: Sự khác nhau giữa hai hệ thống công lập và dân lập ............................ 39
Bảng 2.12 Sự khác nhau giữa hai đối tượng Phụ huynh và giáo viên ..................... 40
Bảng 2.13:Kiểm định sự khác nhau của các nhóm có thu nhập .............................. 42
Bảng 2.14: Kiểm định sự khác nhau của các nhóm có trình độ khác nhau.............. 42
Bảng 3. 1: Định hướng phát triển giáo dục mầm non đến 2020 .............................. 46
Bảng 3. 2 Số liệu trẻ em quận 9 đến năm học 2020-2021 ....................................... 51

Footer Page 14 of 258.


Header Page 15 of 258.

xi

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Hệ thống giáo dục theo Luật Giáo dục 2005 ............................................ 4
Hình 1.2: Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 20

Hình 2.1: Số liệu giáo viên và trẻ em mầm non quận 9……………………………24
Hình 2. 2: Số liệu trường mầm non Quận 9 ........................................................... 24
Hình 2. 3:Biểu đồ thể hiện diện tích bình quân của trường mầm non ..................... 27
Hình 2. 4: Biểu đồ số trẻ BQ / 1 lớp....................................................................... 28
Hình 3. 1: Dự báo các tỉ lệ giáo dục mầm non đến 2020 ........................................ 47
Hình 3. 2: Tỷ trọng trình độ giáo viên năm 2015 ................................................... 49
Hình 3. 3: Biểu đồ trẻ em quận 9 gia tăng đến năm học 2020-2021 ....................... 51
Hình 3. 4: Quy trình các giải pháp nâng cao chất lượng GDMN ............................ 58

Footer Page 15 of 258.


1

Header Page 16 of 258.

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu
1.1 Đặt vấn đề
Đã là cha mẹ, ai cũng lo lắng cho con cái, nhất là khi bé đến tuổi đi học nhà trẻ,
mẫu giáo. Khi đó bé còn rất nhỏ, lại quen được mọi người trong gia đình chơi đùa,
chăm sóc hàng ngày. Khi bước vào một môi trường mới, bạn bè, thầy cô đều lạ, đối
với một đứa trẻ mới lên hai quả là một điều không dễ dàng chút nào.
Ngày nay có rất nhiều trường mầm non dành cho các bé, công lập có, bán công
có, tư thục có và cả trường quốc tế cũng có mặt tại Việt Nam. Do vậy các phụ
huynh rất hoang mang không biết chọn trường cho con mình như thế nào là tốt nhất
và phù hợp với điều kiện của gia đình mình nhất.

Với đề tài: ”Giải pháp nâng cao chất lượng các trường mầm non trên địa
bàn quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm giúp cho các trường biết được mức
độ hài lòng của phụ huynh về chất lượng trường, và nắm được những điểm bất cập
để cải thiện điều kiện trường được tốt hơn.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn Tp.HCM xuất hiện ngày càng
nhiều với đầy đủ các loại hình. Để đánh giá hết chất lượng của các trường là không
dễ đối với các nhà quản lý giáo dục. Vì vậy với đề tài nghiên cứu trên, thông qua
một số câu hỏi phỏng vấn các đối tượng như giáo viên, giám hiệu và phụ huynh một
số trường trong quận 9 sẽ giúp ta biết chất lượng trường mầm non trên địa bàn đang
ở mức độ nào để có những giải pháp cải thiện hữu hiệu hơn.
2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1 Mục tiêu đề tài
Như đã đề cập trên đây, giải pháp nâng cao chất lượng các trường mầm non
trên địa bàn Quận 9, TP.HCM có tầm quan trọng đặc biệt đối với các trường mầm
non trong khu vực, vì hiện nay Quận 9 tập trung rất nhiều thành phần dân cư, cũng

Footer Page 16 of 258.


2

Header Page 17 of 258.

như có rất nhiều trường mầm non. Vì vậy với khảo sát này sẽ giúp cho ta hiểu được
phụ huynh đánh giá chất lượng của trường tới mức độ nào, ngoài ra cũng một phần
nào đó giúp cho các trường hiểu rõ chất lượng trường mình. Cụ thể là:
-


Kiểm định các yếu tố cơ sở vật chất của trường mầm non.

-

Kiểm định được trình độ giáo viên mầm non trường mầm non như thế
nào.

-

Chương trình của trường bé đang học đã tốt và phù hợp với bé chưa

Ngoài ra, so sánh sự khác nhau về chất lượng giữa các trường công lập và
dân lập.
Từ kết quả phân tích, tác giả sẽ đưa ra các giải cho các trường mầm non trên địa bàn
quận 9,TP. HCM.
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung của đề tài này là thông qua thực trạng về chất lượng mầm non và
khảo sát thực tế để nắm bắt được mức độ về chất lượng mầm non của của các
trường mầm non trên địa bàn quận 9, TP.HCM, sau đó nêu lên những giải pháp
tương ứng cho từng hệ thống trường còn yếu kém trong chất lượng.
2.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp luận
Với đề tài trên, tôi sừ dụng phương pháp suy diễn là chính. Nghĩa là sử dụng
đặc điểm, mục tiêu của giáo dục mầm non và đặc biệt các các tiêu chí cơ bản cấu
thành nên chất lượng, sau đó áp dụng vào trong thực tiễn của đề tài để xác định chất
lượng các trường mầm non hiện nay, từ đó có các giải pháp cụ thể cho từ trường
hợp.
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, tôi vừa sử dụng phương pháp định tính lẫn định
lượng


Footer Page 17 of 258.


3

Header Page 18 of 258.

Định lượng: Nghiên cứu của đề tài này được tập trung tại quận 9, TP.HCM thông
qua phương pháp phỏng vấn để thu thập số liệu sơ cấp, sau đó phân tích định lượng
bằng cách sử dụng thống kê mô tả để đánh giá chất lượng các trường mầm non.
Định tính: Nhưng trước khi có bảng câu hỏi phòng vấn thì ta phải phân tích định
tích bằng cách đánh giá thực trạng của giáo dục mầm non, thu thập số liệu thứ cấp
từ các nguồn cung cấp đáng tin cậy.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Qua đề tài này giúp ta đánh giá đúng về chất lượng giáo dục mầm non cả
nước, cũng như chất lượng giáo dục mầm non Quận 9, TPHCM. Từ những kết quả
nghiên cứu ta sẽ biết được các yếu tố nào cấu thành nên chất lượng mầm non, và
cũng biết được yếu tố nào được đánh giá yếu kém nhất hiện nay. Sau khi nắm rõ
những tồn tại của mình và ta học hỏi thêm những tiến bộ của các nước phát triển rồi
đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm cải tạo, thay đổi yếu điểm đó tốt hơn, hoàn
thiện hơn giúp chất lượng giáo dục của ta có thể sánh bằng với các nước trong khu
vực có nền giáo dục tiên tiến.
4. Kết cấu luận văn
Bố cục của luận văn gồm các phần như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Tổng quan về giáo dục mầm non.
Chương 2: Khảo sát thực trạng giáo dục mầm non Quận 9
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên địa bàn
Quận 9, TPHCM

Kết luận

Footer Page 18 of 258.


4

Header Page 19 of 258.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MẦM NON
1.1 Tổng quan về giáo dục Việt Nam
Luật Giáo dục năm 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Theo Luật này thì các
cấp học và trình độ đào tạo của Hệ thống giáo dục quốc dân gồm:
-

Giáo dục mầm non: bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo;

-

Giáo dục phổ thông: bao gồm tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông;
Giáo dục nghề nghiệp: bao gồm trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

-

Giáo dục đại học và sau đại học: (gọi chung là giáo dục đại học) đào tạo trình
độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ [11, Điều 4].

Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học

Cao đẳng

Trung học phổ thông

Trung cấp
chuyên nghiệp

Trung học cơ sở

Cao đẳng nghề

Trung cấp nghề
Sơ cấp
nghề

Tiểu học
Mẫu giáo
Nhà trẻ
Hình 1.1: Hệ thống giáo dục theo Luật Giáo dục 2005
1.2 Tính cấp thiết của giáo dục mầm non
1.2.1 Giáo dục mầm non là gì
Giáo dục mầm non là giáo dục giành cho trẻ từ lọt lòng đến 5 tuổi, đây là cấp
học mở đầu cho quá trình phát triển của mỗi con người với nhiệm vụ chủ yếu mang

Footer Page 19 of 258.


5

Header Page 20 of 258.


tính dẫn dắt giúp trẻ có được những kiến thức ban đầu để có thể làm quen, thích
nghi dần với cuộc sống và phát triển tiếp theo.
Giáo dục mầm non không phải là dạy trẻ thơ đọc chữ, học kiến thức khoa
học; đây là loại hình giáo dục đặc biệt, là sự chuẩn bị cho trẻ thơ những tiền đề quan
trọng trước khi bước vào giáo dục nhà trường. Thông qua sự chăm sóc ân cần, đúng
phương pháp khoa học, phù hợp với sự phát triển tâm-sinh lý của trẻ, để nuôi dưỡng
thể chất và tâm hồn cho trẻ. Các yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng chăm
sóc và giáo dục trẻ thơ bao gồm: chủ trương, chính sách vĩ mô, sự vận dụng và thực
hiện của ngành học và các cấp quản lý, kiến thức khoa học và sự nỗ lực của những
người công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non. Những yếu tố đó có mối quan hệ
chặt chẽ, cùng hướng tới mục tiêu giúp cho trẻ thơ thực sự thụ hưởng những thành
quả tốt nhất của chế độ xã hội.
1.2.2 Vai trò của giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non có vai trò rất quan trọng, thể hiện ở các điểm sau:
-

Trẻ em trong độ tuổi mầm non là thời kì phát triển đặc biệt của bộ não, nó
đặt nền móng cho việc học tập về sau cho mỗi con người (nghiên cứu mới
đây của một số nhà khoa học châu Mỹ-Latinh, công bố trong Hội thảo quốc
tế về Giáo dục mầm non tại Mexico đã cho rằng thời kì mầm non bộ não của
trẻ có thể phát triển tới 80% sự hoàn thiện).

-

Tuy không phải là trực tiếp, nhưng kết quả khả quan ở giáo dục mầm non sẽ
có ảnh hưởng tích cực, góp phần thực hiện một số mục tiêu có tính quốc gia
và tính toàn cầu về các lĩnh vực giáo dục-kinh tế-xã hội như: nâng cao kết
quả học tập khi trẻ vào tiểu học, phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, xóa đói
giảm nghèo.


-

Nếu ngay từ mầm non, trẻ được phòng ngừa, tăng cường khả năng đề kháng
đối với một số bệnh tật, khiếm khuyết thì sẽ giảm chi phí rất nhiều so với sau
này, nhất là có thể tránh cho trẻ phải chịu thiệt thòi suốt đời vì một di chứng
nào đó mà lẽ ra có thể can thiệp khi còn ấu thơ.

Footer Page 20 of 258.


6

Header Page 21 of 258.

Giúp cho trẻ em có thể được hưởng phúc lợi xã hội, giảm nguy cơ trẻ phải

-

lâm vào hoàn cảnh sống cực kì nghèo khổ hoặc bị tử vong với những căn
bệnh có thể phòng ngừa được.
-

Chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là thực hiện cam kết quốc tế của hầu hết
các nước đối với Công ước về Quyền trẻ em (Việt Nam là một trong những
nước đầu tiên kí cam kết này).

1.2.3 Mục tiêu của giáo dục mầm non
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho

trẻ em vào lớp một (Điều 22 - Luật giáo dục, 2005).
1.2.3.1. Phát triển thể chất
- Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong
kênh A.
- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết
định hướng trong không gian.
- Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.
- Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinhcá nhân, vệ sinh
môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.
1.2.3.2. Phát triển nhận thức
-

Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh.

-

Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý và ghi nhớ có chủ
định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung
quanh.

-

Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hội.

1.2.3.3. Phát triển ngôn ngữ

Footer Page 21 of 258.



7

Header Page 22 of 258.

-

Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp.

-

Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình
cảm của mình và của người khác.

-

Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

1.2.3.4. Phát triển tình cảm – xã hội
-

Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp

-

Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối
tượng và hoàn cảnh cụ thể.

-

Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ,

kiên trì thực hiện công việc được giao.

-

Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống.

-

Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi.

-

Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường.

1.2.3.5. Phát triển thẩm mĩ
-

Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ
thuật.

-

Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động
theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo
thông qua các hoạt động đó.

1.3 Những tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục mầm non
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non là công cụ để trường
mầm non tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; để công
khai với xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; để cơ quan có

thẩm quyền đánh giá, công nhận nhà trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
1.3.1 Cơ sở vật chất

Footer Page 22 of 258.


8

Header Page 23 of 258.

- Nhà trường có diện tích, khuôn viên và các công trình đảm bảo yêu cầu về
thiết kế theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
• Có đủ diện tích đất sử dụng theo quy định, các công trình của nhà
trường được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;
• Có biển tên trường, khuôn viên có tường, rào bao quanh;
• Có nguồn nước sạch và hệ thống cống rãnh hợp vệ sinh.
- Nhà trường có sân, vườn và khu vực cho trẻ chơi đảm bảo yêu cầu.
• Diện tích sân chơi được quy hoạch, thiết kế phù hợp, có cây xanh, được
cắt tỉa đẹp, tạo bóng mát sân trường;
• Có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, giúp trẻ khám phá, học tập;
• Khu vực trẻ chơi ngoài trời được lát gạch, láng xi măng hoặc trồng
thảm cỏ; có ít nhất 5 loại đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn, phù hợp
với trẻ.
-Nhà trường có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ và hiên chơi đảm bảo yêu
cầu.
• Phòng sinh hoạt chung (có thể dùng làm nơi ăn, ngủ cho trẻ) đảm bảo
diện tích trung bình 1,5 - 1,8m2 cho một trẻ, đủ ánh sáng tự nhiên và
thoáng, nền láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ màu sáng không trơn trượt;
có đủ bàn ghế cho giáo viên và trẻ, tranh ảnh, hoa, cây cảnh trang trí
đẹp, phù hợp; có đủ đồ dùng, thiết bị theo quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo
• Phòng ngủ đảm bảo diện tích trung bình 1,2 -1,5m2 cho một trẻ, yên tĩnh,
thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có đủ các đồ dùng phục vụ trẻ
ngủ;
• Hiên chơi (vừa có thể là nơi trẻ ăn trưa) đảm bảo diện tích trung bình
0,5- 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao

Footer Page 23 of 258.


9

Header Page 24 of 258.

quanh cao 0,8 -1m; khoảng cách giữa các thanh gióng đứng không lớn
hơn 0,1m.
-Nhà trường có phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, nhà vệ
sinh, bếp ăn theo quy định của Điều lệ trường mầm non.
• Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật có diện tích tối thiểu
là 60m2, thoáng mát, đủ ánh sáng, có đủ trang bị, thiết bị phục vụ dạy và
học;
• Có bếp ăn được xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, đồ dùng
nhà bếp đầy đủ, đảm bảo vệ sinh; có kho thực phẩm bảo đảm vệ sinh
an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn;
• Có nhà vệ sinh cho trẻ, nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
đảm bảo yêu cầu và thuận tiện cho sử dụng.
-Nhà trường có khối phòng hành chính quản trị đảm bảo yêu cầu.
• Văn phòng trường có diện tích tối thiểu 30m2, có bàn ghế họp và tủ văn
phòng, có các biểu bảng theo quy định; phòng hiệu trưởng, phó hiệu
trưởng có diện tích tối thiểu 15m2, có đầy đủ các phương tiện làm việc

và bàn ghế tiếp khách; phòng hành chính quản trị có diện tích tối thiểu
15m2, có máy vi tính và các phương tiện làm việc;
• Phòng Y tế có diện tích tối thiểu 10m2, có các trang thiết bị y tế và đồ
dùng theo dõi sức khoẻ trẻ, có biểu bảng thông báo các biện pháp tích
cực can thiệp chữa bệnh và chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng, trẻ béo phì,
có bảng kế hoạch theo dõi tiêm phòng và khám sức khoẻ định kỳ cho
trẻ, có tranh ảnh tuyên truyền chăm sóc sức khoẻ, phòng bệnh cho trẻ;
• Phòng bảo vệ, thường trực có diện tích tối thiểu 6 - 8m2, có bàn ghế,
đồng hồ, bảng, sổ theo dõi khách; phòng dành cho nhân viên có diện
tích tối thiểu 16m2, có tủ để đồ dùng cá nhân; khu để xe cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên có đủ diện tích và có mái che.

Footer Page 24 of 258.


10

Header Page 25 of 258.

-Nhà trường có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định về Tiêu chuẩn kỹ
thuật Đồ dùng – Đồ chơi – Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non
do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
• Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định và sử dụng có hiệu quả
trong chăm sóc, giáo dục trẻ;
• Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục quy định phải đảm bảo
tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;
• Hằng năm, có kế hoạch bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng
cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi.
1.3.2 Đội ngũ quản lý và giáo viên giảng dạy
-Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt các yêu cầu theo quy định của Điều lệ trường

mầm non và có đủ năng lực để triển khai các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
• Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có thời gian công tác liên tục trong giáo
dục mầm non ít nhất là 5 năm đối với hiệu trưởng và 3 năm đối với phó
hiệu trưởng; có bằng trung cấp sư phạm mầm non trở lên, đã qua lớp
bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục;
• Có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm
vững Chương trình Giáo dục mầm non; có khả năng ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý và chỉ đạo chuyên môn;
• Có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo viên, cán bộ, nhân viên trong
trường và nhân dân địa phương tín nhiệm.
-Giáo viên của nhà trường đủ số lượng, đạt các yêu cầu về trình độ đào tạo theo
quy định của Điều lệ trường mầm non, có hiểu biết về văn hóa và ngôn ngữ dân tộc
phù hợp với địa bàn công tác, có kiến thức cơ bản về giáo dục hoà nhập trẻ khuyết
tật.
• Có đủ số lượng giáo viên theo quy định;

Footer Page 25 of 258.


×