Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.37 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI TẬP THẢO LUẬN

Nhóm 2

MÔN LUẬT
SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Lớp DS38A1

BÀI 5
ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC
VÀ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

1


Nhóm 2

Lớp DS38A1

A. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm và CÓ thảo luận trên lớp với Giảng viên (5 điểm):
1/. Với đối tượng là chai nước khoáng LaVie, theo bạn có những đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ nào có thể được bảo hộ? Nêu cụ thể và giải thích.
Với đối tượng là chai nước khoáng Lavie, có hai đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được
bảo hộ. Đó là nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
a) Đối với nhãn hiệu
Chai nước khoáng LaVie có nhãn hiệu được in trên thân chai cùng các thông tin khác
của sản phẩm. Đó là dòng chữ LaVie màu đỏ trên nền xanh dương, phía dưới có vệt nước
hình vòng cung.


Theo Điều 72 Luật SHTT, một nhãn hiệu để được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả

hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều
màu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa,

dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu của chai nước LaVie có thể nhìn thấy được bằng chữ cái, hình vẽ, màu sắc;
đồng thời có thể dễ dàng phân biệt với nước khoáng của các hãng khác. Cho nên nhãn hiệu
chai nước LaVie đủ điều kiện để được bảo hộ.
b) Đối với kiểu dáng công nghiệp
Chai nước khoáng LaVie có thiết kế lượn sóng, màu xanh dương nhạt, có nắp màu xanh
đậm. Trên thân chai nước có nhiều dòng chữ LaVie lớn được đúc chìm sâu xuống; đồng
thời có logo của công ty TNHH La Vie được đúc nổi. Từ đó khiến cho chai nước LaVie rất
đặc trưng và dễ dàng phân biệt với các sản phẩm nước kháng đóng chai của các hãng khác.
Theo Điều 63 Luật SHTT thì kiểu dáng công nghiệp để được bảo hộ phải đáp ứng đầy
đủ các điều kiện:
-

Có tính mới;

-

Có tính sáng tạo;
2


Nhóm 2


-

Lớp DS38A1

Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Kiểu dáng công nghiệp của chai nước LaVie đáp ứng được tính mới ở việc khác biệt
hoàn toàn so với chai nước của các hãng khác, đảm bảo tính sáng tạo ở việc không dễ sáng
tạo bởi một cá nhân với trình độ bình thường, và có thể áp dụng các phương tiện kỹ thuật
công nghiệp để sản xuất hàng loạt. Do đó, chai nước LaVie cũng đủ điều kiện để được bảo
hộ kiểu dáng công nghiệp.

2/. Tìm một ví dụ trên thực tế về hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý và nêu
hướng giải quyết.
Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê nhân (được Cục SHTT Việt Nam
cấp văn bằng bảo hộ từ 2005) đã bị một công ty của Trung Quốc đăng ký bảo hộ độc quyền .
Cụ thể:
Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (Công ty Guangzhou Buon Ma
Thuot Coffee Co., Ltd) đã được Cơ quan sở hữu trí tuệ của Trung Quốc cấp bảo hộ độc quyền
đối với 2 nhãn hiệu cà phê Buôn Ma Thuột cho mặt hàng cà phê, đồ uống. Đó là nhãn hiệu 3
chữ Hán kèm dòng chữ “BUON MA THUOT”, số đăng ký 7611987 được cấp ngày
14/11/2010; và nhãn hiệu logo kèm dòng chữ “BUON MA THUOT COFFEE 1896”, số đăng
ký 7970830, được cấp ngày 14/6/2011. Việc này đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng đối với mỗi
người nông dân trồng cà phê ở Buôn Mê Thuột, cũng như việc xuất khẩu cà phê Buôn Ma
Thuột của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để lấy lại được chỉ dẫn địa lý này, ngày 13/3/2012, Hiệp Hội Cà Phê Buôn Ma Thuột
được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk - đơn vị được Nhà nước Việt Nam trao
quyền quản lý chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà phê, đã nộp yêu cầu hủy bỏ
đăng ký nhãn hiệu “BUON MA THUOT” số 7611987 của Công ty Cà phê Buôn Ma Thuột
Quảng Châu (Trung Quốc).
Ngày 16/2/2014, Ủy ban xem xét vấn đề nhãn hiệu “BUON MA THUOT” (do phòng

Xét xử và Xem xét lại nhãn hiệu thuộc Bộ Công nghiệp và thương mại Trung Quốc thành lập,
gồm 03 chuyên gia) đã chính thức ban hành Quyết định hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
“BUON MA THUOT” số 7611987 của Cty Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu (Trung
Quốc).
3/. Các biện pháp dân sự nào được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ? Cho ví dụ minh họa.
Theo Điều 202 Luật SHTT thì các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm:
a) Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

Ví dụ: A sáng tác ra một ca khúc, sau đó B đã lấy bản sao nhạc và lời của ca khúc nói
trên và trình diễn tại các trung tâm hội chợ, triển lãm. Trong trường hợp này, A có thể yêu
cầu B chấm dứt hành vi xâm phạm của mình.
b) Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

Ví dụ: công ty A sản xuất ra một sản phẩm mì gói có nhãn hiệu tương tự gần giống và
dễ gây nhầm lẫn với sản phẩm mì gói nổi tiếng của công ty B (đã được cấp văn bằng bảo
hộ) nhưng chất lượng thì không đảm bảo. Điều này khiến cho khách hàng không dễ dàng
phân biệt được hai sản phẩm nói trên và khi sử dụng sản phẩm công ty A, khách hàng phàn
nàn về chất lượng sản phẩm không được như trước (do khách hàng vẫn nghĩ sản phẩm
mình đang sử dụng là sản phẩm công ty B). Trong trường hợp này, công ty B có thể yêu
cầu công ty A xin lỗi, cải chính công khai đối với hành vi của mình trước khách hàng để
đảm bảo uy tín cho công ty B.
3


Nhóm 2

Lớp DS38A1


c) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Ví dụ: Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu X
do A là chủ sở hữu. Sau một thời gian thực hiện hợp đồng, A thấy B khai thác nhãn hiệu X
không hiệu quả, không thu được tối đa lợi ích có thể nên đã đơn phương chấm dứt hợp
đồng với B và chấp nhận bồi thường. Nhưng B không chấp nhận và kiện ra Tòa. Tòa án đã
buộc A phải tiếp tục thực hiện theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận.
d) Buộc bồi thường thiệt hại.

Ví dụ: A sáng tác ra một ca khúc và trình diễn ca khúc đó tại một chương trình ca nhạc,
sau đó B lấy ca khúc trên về sửa tên và thêm một số từ vào khiến cho ca khúc hay hơn, sôi
động hơn và điều này khiến cho A không thể bán ca khúc của mình cho người khác (do ca
khúc mà B chỉnh sửa lại hay hơn). Trong trường hợp này, A có thể yêu cầu B bồi thường
thiệt hại cho mình do hành vi xâm phạm của B mà A không bán được ca khúc do mình
sáng tác ra.
e) Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất,
kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến
khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Ví dụ: công ty A sản xuất chai nước có hình dáng, đường nét, thể tích, màu sắc y chang
như chai nước mà công B đã sản xuất trước đó (chai nước của công ty B đã được cấp văn
bằng bảo hộ). Trong trường hợp này, công ty B có thể yêu cầu công ty A thu hồi và tiêu
hủy toàn bộ các chai nước mà công ty A đã sản xuất ra và đang lưu thông trên thị trường.
4/. Trong biện pháp buộc bồi thường thiệt hại, những loại thiệt hại nào được bồi
thường? Chủ thể nào có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại?
Trong biện pháp buộc bồi thường thiệt hại thì những loại thiệt hại được bồi thường
gồm: bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần.
Theo khoản 6 Điều 203 Luật SHTT thì trong trường hợp có yêu cầu bồi thường thiệt
hại, nguyên đơn phải chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra và nêu căn cứ xác định mức bồi

thường thiệt hại theo quy định tại Điều 205 của Luật này. Như vậy thì nguyên đơn khi có yêu
cầu bồi thường thiệt hại thì phải đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho thiệt hại của mình.
Cho ví dụ minh họa bằng những tranh chấp cụ thể trong các bản án đã học.
Ví dụ minh họa: Bản án số 1549/2010/KDTM-ST ngày 27/9/2010 của Tòa án nhân dân
TP. Hồ Chí Minh.
Tóm tắt bản án: Ông Trọng là tác giả hai ca khúc “Giấc mơ vô vọng” và “Mật đắng tình
yêu” khởi kiện ông Đăng (ca sĩ Thiên Đăng) phát hành album Vol.5 và trong album này ông
Đăng có sử dụng hai ca khác “Mật đắng tình yêu” và “Giấc mơ vô vọng” của ông Trọng
nhưng không xin phép và không trả tiền bản quyền tác giả. Ngoài ra ông Đăng còn tự ý sửa
chữa tựa đề và thêm một số từ vào trong hai ca khúc nói trên. Do đó ông Trọng yêu cầu ông
Đăng bồi thường 48.195.000 đồng. Tòa án đã xem xét yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi bồi
thường với tổng số tiền 48.195.000 đồng, bao gồm:


Đối với ca khúc “Giấc mơ vô vọng”:
- Trả tiền nhuận bút là 6.935.000 đồng.
- Bồi thường thiệt hại về vật chất 14.000.000 đồng.
- Bồi thường khoản lợi nhuận 14.000.000 đồng.

4


Nhóm 2

Lớp DS38A1

- Trả tiền khai thác kinh doanh tác phẩm âm nhạc trên môi trường kỹ thuật số là:

2.900.000 đồng.
- Bồi thường thiệt hại về tinh thần 5.000.000 đồng.

- Chi phí luật sư: 9.360.000 đồng.


Đối với ca khúc “Mật đắng tình yêu”:
- Trả tiền tổn thất về tinh thần là 5.000.000 đồng.

HĐXX xét thấy việc yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất số tiền 5.000.000 đồng theo
khoản 1 Điều 204 Luật SHTT, điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 105/CP, xét đây là khoản
thu nhập mà người bị thiệt hại thu được từ việc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng quyền
SHTT là có căn cứ chấp thuận.
Về yêu cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần: Xét hành vi xâm phạm của ông Đăng là có
nhưng chưa đến mức nghiêm trọng và không phải lỗi cố ý, bản thân ông Trọng cũng không
chứng minh được việc ông Đăng sử dụng hai ca khúc do ông sáng tác đã gây ảnh hưởng xấu
và làm giảm sút uy tín của ông do đó việc nguyên đơn yêu cầu bồi thường 10.000.000đ cho
hai ca khúc là chưa phù hợp, HĐXX chỉ chấp nhận số tiền 5.000.000đ.
5/. Nghiên cứu Bản án số 1075/2012/KDTM-ST ngày 27/7/2012 của Tòa án nhân dân TP.
Hồ Chí Minh. Và trả lời các câu hỏi sau:
a) Ai là chủ sở hữu dấu hiệu “Phúc sinh” trong tranh chấp trên? Cơ sở pháp lý.
Công ty TNHH Phúc Sinh là chủ sở hữu dấu hiệu “Phúc sinh” trong tranh chấp trên.
Vì công ty TNHH Phúc Sinh thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 78 Luật SHTT
như sau: “Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau
đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người

khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác

hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày thương mại đó được sử dụng.”
Như vậy dựa vào 3 điều kiện nêu trên thì Công ty TNHH Phúc Sinh có tên thương mại

là Phúc Sinh được công ty đăng ký bảo hộ, và tên thương mại này không trùng hoặc tương tự
đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại khác đã sử dụng trước đó. Có thể nói, tên thương
mại Phúc Sinh được Công ty TNHH Phúc Sinh sử dụng đảm bảo việc trước đó chưa hề có
công ty nào sử dụng tên Phúc Sinh này để sử dụng cũng như là đăng ký bảo hộ.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh mặc dù
có dấu hiệu Phúc Sinh nhưng không phải là chủ sở hữu dấu hiệu này bởi lẽ công ty này không
thỏa mãn khoản 2 Điều 78 Luật sỡ hữu trí tuệ do đã có Công ty TNHH Phúc Sinh sử dụng
trước. Từ những phân tích trên, Công ty TNHH Phúc Sinh là chủ sở hữu dấu hiệu Phúc Sinh.
b) Xác định đối tượng tranh chấp. Điều kiện bảo hộ đối tượng này theo quy định
Luật SHTT hiện hành?
Đối tượng tranh chấp trong bản án này đó là tên thương mại.
Điều kiện bảo hộ đối tượng tranh chấp là tên thương mại được thể hiện như sau: Theo
đó tại Điều 76 Luật SHTT quy định về điều kiện chung đối với tên thương mại: “Tên thương
mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Như vậy, đây chỉ mới là
5


Nhóm 2

Lớp DS38A1

điều kiện chung để đối tượng là tên thương mại được bảo hộ là phải có “khả năng phân biệt
chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh”. Tuy nhiên nếu một chủ thể sử dụng một dấu hiệu như tên thương
mại nhưng lại không có khả năng phân biệt với chủ thể kinh doanh khác thì tên thương mại đó
cũng không được bảo hộ. Vì vậy để có khả năng phân biệt thì Điều 78 Luật SHTT đưa ra 3
điều kiện sau:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người


khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác

hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày thương mại đó được sử dụng.
Như vậy điều kiện để đối tượng là tên thương mại được bảo hộ phải đáp ứng đầy đủ các
điều kiện được quy định tại Điều 76 và Điều 78 Luật SHTT như đã trình bày ở trên.
c) Có hay không có hành vi xâm phạm của bị đơn trong vụ việc trên? Nêu cơ sở pháp
lý và giải thích.
Bị đơn đã có hành vi xâm phạm đối với tên thương mại trong vụ việc trên. Thứ nhất,
Công ty TNHH Phúc Sinh được Cục SHTT cấp GCNĐK nhãn hiệu hàng hoá đối với sản
phẩm, dịch vụ thuộc nhóm 35, 39 trước Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu nông
sản Phúc Sinh. Thứ hai, về điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ quy định tại
Điều 76 Luật SHTT thì “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh thương mại khác trong cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh”. Về khả năng phân biệt của tên thương mại được quy định rõ trong ba
điều kiện tại Điều 78 Luật SHTT:
1. Chứa thành phần tên riêng trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng:
Đối với Công ty TNHH Phúc Sinh đã được cấp GCNĐKKD số 4102006491 của Sở
Kế hoạch và Đầu tư TPHCM cấp ngày 13/9/2001. Công ty được cấp GCNĐK NHHH số
73422 theo QĐ số 6587/QĐ-SHTT ngày 6/7/2006, ngày nộp đơn 24/8/2004. Trong tên
thương mại của Công ty TNHH Phúc sinh có chứa thành phần tên riêng PHÚC SINH thoả
mãn điều kiện thứ nhất.
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh:
Công ty TNHH Phúc Sinh toạ lạc tại cao ốc H3, số 384 Hoàng Diệu, phường 6, quận
4, tp. Hồ Chí Minh, kinh doanh tại khu vực TPHCM. Phía bị đơn cũng có khu vực kinh
doanh cùng trên địa bàn TPHCM với nguyên đơn. Ở đây phía bị đơn đã sử dụng tên giao
dịch có thành phần Phúc Sinh trong tên thương mại trùng với thành phần phân biệt trong
tên thương mại của Công ty TNHH Phúc Sinh - chủ GCNĐK NHHH số 73422 đã sử dụng

trước đó cho cùng loại dịch vụ thuộc nhóm 35 và 39, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về
chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh và hành vi kinh doanh.
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lí đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được bảo hộ:
Việc bị đơn bị trùng lặp dấu hiệu Phúc Sinh trong tên thương mại của phía nguyên
đơn đã gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của nguyên đơn ( Công ty TNHH Phúc Sinh) - là nhãn
hiệu đã được bảo hộ trước theo GCNĐK NHHH số 73422 ngày 6/7/2006 của cục SHTT.

6


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Vì các lẽ trên nên việc Công ty Cổ phần thương mại xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh
xâm phạm đến việc bảo hộ tên thương mại đối với Công ty TNHH Phúc Sinh là có đủ căn cứ
pháp lý.
d) Nhận xét về hướng giải quyết của Tòa án.
Việc giải quyết của Tòa án là hoàn toàn hợp lí khi Tòa án đã dựa vào căn cứ quy định
của Điều luật để buộc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Phúc Sinh không được
sử dụng tên thương mại có chứa thành phần tên riêng Phúc Sinh. Mặt khác, khi bị đơn cho
rằng nguyên đơn đã chuyển đổi loại hình công ty từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty
cổ phần thì tên thương mại của nguyên đơn không ảnh hưởng đến tên thương mại của bị đơn.
Và để giải quyết vấn đề đó, Tòa án vận dụng các quy định của Luật doanh nghiệp trong việc
giải quyết vụ án làm cho vụ án được giải quyết rõ ràng minh bạch.
Tuy nhiên vẫn còn 1 số điểm Tòa chưa làm rõ. Cụ thể trong bản án dựa vào lời khai hai
bên công ty, Tòa ra quyết định hai công ty này cùng lĩnh vực nhưng không xác định cùng
kinh doanh là như thế nào. Bởi theo khoản 21 Điều 4 Luật SHTT quy định khu vực kinh
doanh là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh

tiếng”. Như vậy, việc phân tích thiếu của Tòa khiến bản án không được trọn vẹn.
B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm và KHÔNG thảo luận trên lớp với Giảng viên (3 điểm):
Đọc, nghiên cứu Bản án số 26 và 27 “Bảo hộ bí mật kinh doanh” Chương 2 (gồm cả phần
tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời
các câu hỏi sau đây:
1/ Theo quy định của pháp luật SHTT thì các điều kiện để BMKD được bảo hộ là gì? Hãy
phân tích cụ thể từng điều kiện này.
Điều 84 Luật STTT hiện hành quy định về điều kiện đối với bí mật kinh doanh được
bảo hộ như sau:
“1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.
2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh
lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.
3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó
không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.”
Như vậy để một bí mật kinh doanh được bảo hộ theo quy định của pháp luật để phải đáp
ứng ba điều kiện:
Thứ nhất, đây không phải là những hiểu biết thông thường mà là những thông tin có
giá trị ứng dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại, đem lại những lợi ích kinh tế cho
chủ thể. Những thông tin này không dễ dàng có được mà đòi hỏi phải có sự đầu tư thích
đáng của chủ thể về vật chất, thời gian, công sức, trí tuệ và qua những trải nghiệm mới có
được.
Thứ hai, những thông tin này khi chủ thể sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thì
chiếm ưu thế hơn so với các chủ thể kinh doanh cùng lĩnh vực. Bởi lẽ, đây không phải là
những hiểu biết thông thường mà là những bí quyết, bí mật đòi hỏi phải có sự đầu tư sáng
tạo mới có. Do đó khi áp dụng những thông tin bí mật này vào trong quá trình sản xuất chủ
thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng tốt hơn, giá thành rẻ hơn,... và tạo ra nhiều ưu
thế hơn những chủ thể kinh doanh cùng loại khác do đó tạo ra lợi nhuận nhiều hơn.
Thứ ba, những thông tin này được chủ sở hữu bảo mật một cách nghiêm ngặt. Các
chủ thể khác không dễ dàng tiếp cận được. Khi tiếp cận được cũng không dễ dàng bị bộc
lộ.

7


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Trong các điều kiện bảo hộ BMKD thì điều kiện “Được chủ sở hữu bảo mật bằng các
biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận
được” có được pháp luật SHTT quy định chi tiết và liệt kê các biện pháp này không?
Nếu không thì dựa vào đâu để xác định được các biện pháp bảo mật BMKD là đáp ứng
được quy định của Luật?
Pháp luật SHTT hiện hành không quy định chi tiết và liệt kê các biện pháp mà chủ sở
hữu bí mật kinh doanh được áp dụng để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ
dàng tiếp cận được. Tuy nhiên, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có gợi ý cho các
doanh nghiệp sở hữu bí mật kinh doanh 10 chiến lược bảo hộ cơ bản; bao gồm:
-

Nhận dạng bí mật kinh doanh: các doanh nghiệp nên cân nhắc khi quyết định coi một
thông tin là bí mật thương mại. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải đánh giá các yếu tố như:
phạm vi đã bộc lộ của thông tin; khả năng bảo mật thông tin; giá trị của thông tin đối
với chính doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh; độ khó để người khác thu thập và tiếp
cận thông tin…;

-

Xây dựng chính sách bảo hộ: chính sách bảo hộ bí mật kinh doanh phải minh bạch, rõ
ràng; phải có khả năng chứng minh được các cam kết bảo hộ có ý nghĩa quan trọng
trong trường hợp phải tiến hành thủ tục tố tụng…;


-

Giáo dục nhân viên: phải hạn chế được việc bộc lộ thông tin do vô ý; đào tạo nội bộ
nhân viên từ khi mới vào về ý thức bảo mật thông tin; thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra
vi phạm…;

-

Hạn chế tiếp cận: chỉ nên bộc lộ bí mật kinh doanh đối với những người cần phải biết
thông tin đó; và hạn chế sự tiếp cận của từng nhân viên vào cơ sở dữ liệu thông tin cần
bảo mật…;

-

Đánh dấu tài liệu: xây dựng hệ thống đánh dấu tư liệu thống nhất và nâng cao hiểu biết
của nhân viên để tránh vô ý bộc lộ thông tin;

-

Cách ly và bảo bộ về mặt vật lý: có thể thực hiện các biện pháp như nộp lưu có khóa
riêng biệt; kiểm soát truy cập; xé nhỏ thông tin; kiểm tra giám sát thường xuyên;

-

Cách ly và bảo hộ dữ liệu điện tử: như kiểm soát truy cập; mã hóa, xây dựng tường lửa;
giám sát kiểm tra dữ liệu đi và đến…;

-

Hạn chế sự tiếp cận của công chúng với cơ sở: kiểm tra việc ra vào của khách; tiến hành

theo dõi di chuyển của khách trong công ty…;

-

Đối với các bên thứ ba: lập hợp đồng bảo mật, hạn chế tiếp cận chỉ theo nhu cầu cần
phải biết…;

-

Cung cấp tự nguyện: chia sẻ theo mức độ để khai thác; hạn chế tiếp cận của những đối
tượng được cung cấp; thiết lập hợp đồng bảo mật…

Song song đó, để BMKD được bảo mật thì doanh nghiệp có thể quy định trong hợp
đồng lao động hoặc nội quy lao động. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ hạn chế việc tiếp cận và
bộc lộ BMKD thông qua việc quy định nghĩa vụ bảo mật BMKD của người lao động khi ký
kết hợp đồng lao động hoặc quy định trong nội quy lao động và bên cạnh đó là quy định các
chế tài cụ thể đối với người lao động khi có hành vi xâm phạm.
Tuy nhiên ngoài hai biện pháp bảo mật BMKD bằng hợp đồng lao động và nội quy lao
động thì mỗi doanh nghiệp cá nhân, tổ chức có thể tự mình lựa chọn một biện pháp để bảo
mật BMKD khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế của công ty mà pháp luật không can
thiệp và biện pháp đó không vi phạm pháp luật.

8


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Từ đó hãy cho biết dựa trên quy định của pháp luật thì những biện pháp mà công ty

Saitex (bản án 26) và công ty Nike (bản án 27) áp dụng có thỏa mãn điều kiện luật định
chưa? Vì sao?
Biện pháp mà công ty Saitex (bản án 26) áp dụng thỏa mãn điều kiện luật định.
Theo khoản 3 Điều 84 Luật SHTT 2005 quy định: “3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng
các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận
được”. Trong bản án, công ty Saitex là chủ sở hữu BMKD và BMKD này được Tòa án giải
thích là BMKD theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật SHTT.
Công ty Saitex đã ký với ông Ram một thỏa thuận mà theo đó ông Ram không được làm
việc trực tiếp hay gián tiếp cho bất kỳ công ty hoặc cá nhân nào là đối thủ cạnh tranh của công
ty Saitex trong vòng một năm kể từ khi chấm dứt hợp đồng với Saitex. Đây là quy định cụ thể
của công ty Saitex để bảo mật BMKD của mình, quy định này là phù hợp với pháp luật vì
xuất phát từ sự thỏa thuận của ông Ram và công ty Saitex. Từ đó quy định bảo vệ BMKD của
công ty Saitex là thỏa mãn điều kiện luật định.
Đối với biện pháp của công ty Nike (bản án 27) chưa thỏa mãn điều kiện luật định. Bởi
lẽ:
Thứ nhất, công ty Nike đã tự mình đưa ra định nghĩa BMKD. BMKD của công ty
Nike đó là những thông tin về công ty mà nếu tiết lộ cho những cá nhân không có liên
quan có thể sẽ gây tai hại về vật chất cũng như các ảnh hưởng khác không tốt cho công ty.
Công ty Nike không có bất cứ giải thích nào về việc đưa ra định nghĩa về BMKD của
mình.
Thứ hai, việc xác định hành vi của bà Hiền là hành vi tiết lộ BMKD và áp dụng biện
pháp sa thải bà Hiền là chưa hợp lý. Vì trên thực tế, văn phòng đại diện của công ty Nike
đã không chứng minh được cụ thể hành vi tiết lộ thông tin của bà Hiền đã gây thiệt hại
nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp như thế nào.
Qua đó, có thể thấy rằng, công ty Nike đã lạm dụng lợi thế của mình trong quan hệ
lao động để thiết lập những quy định có phạm vi rộng hơn cả các quy định của pháp luật
hiện hành.
2/ Theo Tòa án nhận định, thông tin mà công ty Saitex (bản án 26) và công ty Nike (bản
án 27) bảo vệ có được bảo hộ BMKD không? Đoạn nào của bản án thể hiệu điều này?
Theo Tòa án nhận định, thông tin mà Công ty Saitex (Bản án số 26) bảo vệ được bảo hộ

bí mật kinh doanh.
Đoạn của bản án thể hiện điều này là: “Ông Ram là chuyên viên kỹ thuật liên quan trực
tiếp tới bí mật kinh doanh của Công ty Saitex. Công ty phải có quyền được bảo vệ bí mật
công nghệ kinh doanh của công ty. Nếu người lao động làm việc cho công ty đối thủ thi
đương nhiên công ty sẽ bị thiệt hại khi bí mật kinh doanh của công ty bị tiết lộ nên yêu cầu
của Công ty Saitex buộc ông Ram tuân thủ điều khoản cạnh tranh tại khoản 2 Điều 3 của hợp
đồng lao động đã ký với Công ty Satex là phù hợp và có cơ sở.”
Theo Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh thì thông tin mà Công ty Vina bảo vệ không
được bảo hộ bí mật kinh doanh.
Đoạn bản án thể hiện điều này là: “HĐXX xét thấy bà Hiền đã có hành vi tiết lộ thông
tin về công ty như nêu trên cho cá nhân không có liên quan. Tuy nhiên, những thông tin này
không được tiết lộ theo quy định Điều 82 BLLĐ và Nghị định 33/2013/ NĐ-CP”.
Cũng theo Tòa án huyện Đức Hòa và Tòa án TP. HCM, ông Ram (bản án 26) và bà
Hiền (bản án 27) có hành vi xâm phạm quyền đối với BMKD của công ty Saitex (bản án
26) và công ty Nike (bản án 27) không? Vì sao? Đoạn nào của bản án thể hiệu điều này?
9


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Theo Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa thì ông Ram đã có hành vi xâm phạm quyền đối
với bí mật kinh doanh của Công ty Saitex.
Vì ông Ram là chuyên viên kỹ thuật nên có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh
của Công ty Saitex, hơn nữa kiến thức mà ông Ram đào tạo tại trường là thạc sỹ hóa học chứ
không phải thạc sĩ kỹ thuật hay thạc sĩ giặt nên khi làm cho Công ty Vina việc xâm phạm bí
mật kinh doanh của Công ty Saitex là không thể tránh khỏi.
Đoạn bản án thể hiện điều này là: “Ông Ram là chuyên viên kỹ thuật nên có liên quan
trực tiếp đến bí mật kinh doanh của Công ty Saitex... Nếu người lao động làm việc cho một

công ty đối thủ thi đương nhiên công ty sẽ bị thiệt hại khi bí mật kinh doanh của công ty bị
tiết lộ.”
“Mặt khác kiến thức mà ông Ram được đào tạo tại trường là thạc sĩ hóa học chứ không
phải thạc sĩ kỹ thuật hay thạc sĩ giặt thi ông Ram phải sử dụng công nghệ kỹ thuật của Công
ty Saitex khi làm việc cho Công ty Vina.”
Theo Tòa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh thì bà Hiền không xâm phạm quyền bí mật kinh
doanh của Công ty Nike.
Vì thông tin mà bà Hiền tiết lộ không phải là bí mật kinh doanh.
Đoạn của bản án thể hiện điều này là: “HĐXX xét thấy bà Hiền đã có hành vi tiết lộ
thông tin về công ty như nêu trên cho cá nhân không liên quan. Tuy nhiên, những thông tin
này không được Văn phòng đại diện đăng ký là thông tin bí mật không được tiết lộ theo quy
định tại Điều 82 BLLĐ và khoản 1 Nghị định 33/2013/NĐ- CP... Hơn nữa phía Văn phòng
đại diện đã không chứng minh được cụ thể hành vi tiết lộ thông tin nêu trên của bà Hiền đã
gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích doanh nghiệp như thế nào.”
3/ Hãy cho biết pháp luật nước ngoài quy định như thế nào về BMKD và cách xác định
hành vi xâm phạm BMKD của chủ sở hữu? Nếu dựa theo quy định pháp luật nước
ngoài thì ông Ram (bản án 26) và bà Hiền (bản án 27) có hành vi xâm phạm quyền đối
với BMKD không?
Theo quy định tại Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản, BMKD là
thông tin kỹ thuật hay thông tin hữu ích trong hoạt động thương mại, chẳng hạn như sản xuất,
phương pháp tiếp thị được giữ bí mật và không bộc lộ công khai đến công chúng. Cũng tương
tự pháp luật Việt Nam, cách thức mà thông tin đi được giữ bí mật đóng vai trò then chốt khi
đề cập đến BMKD. Nếu thông tin được lưu trữ trong máy tính và tập tin được bảo vệ bằng
mật khẩu, mật khẩu của máy tính được gắn vào phía trên của màn hình. Hoặc trong trường
hợp thông tin được lưu trữ trong máy tính nhưng máy tính này không được bảo vệ bằng mật
khẩu và các bản in từ máy tính được để trong phòng làm việc của nhân viên. Để xác định mức
độ bảo vệ BMKD, Tòa án Nhật Bản thường đánh giá các yếu tố sau: bản chất của BMKD, các
phương pháp bảo vệ BMKD, quy mô của công ty.
Khác với Nhật Bản, Tòa án Hoa Kỳ thường xem xét trong việc đưa ra quyết định rằng
việc lộ BMKD là không thể tránh khỏi, bao gồm: “mức độ cạnh tranh trực tiếp giữa người sử

dụng lao động mới và người sử dụng lao động cũ, cho dù vị trí mới của người lao động là
gần giống với công việc trước đó của minh. Do đó, có khả năng là người lao động sẽ sử dụng
những BMKD để hoàn thành trách nhiệm trong công việc mới của minh, những giá trị bí mật
thương mại cũng như bí mật của ngành công nghiệp này”. Tòa án Hoa Kỳ xác định khả năng
BMKD bị bộc lộ trong quá trình người lao động mới sử dụng thông tin trong công việc cũ của
mình, cũng như hàm lượng thông tin, bản chất thông tin bị bộc lộ được cân nhắc rất kỹ.
Như vậy, khi dựa trên pháp luật Hoa Kỳ thì ông Ram (bản án 26) có hành vi xâm phạm
quyền đối với BMKD, do ông đã ký hợp đồng làm việc với công ty đối thủ và khả năng
những BMKD của công ty cũ của ông sẽ bị bộc lộ. Còn bà Hiền (bản án 27) theo pháp luật
10


Nhóm 2

Lớp DS38A1

Nhật Bản thì hành vi này không xâm phạm quyền đối với BMKD do thông tin của công ty
không được Văn phòng đại diện đăng ký là thông tin bí mật không được tiết lộ, việc bà Hiền
sử dụng các nguồn lực cũng không được xem xét kỷ luật.
4/ Theo đánh giá của tác giả bình luận, hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc
trên có phù hợp với quy định pháp luật không? Tác giả có đồng tình với hướng giải
quyết của Tòa án không? Vì sao?
Theo đánh giá của tác giả binh luận, hướng giải quyết của Tòa án trong hai vụ việc trên
có phù hợp với quy định pháp luật:
Theo bản án số 26 của Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa phù hợp với quy định của pháp
luật. Tác giả không đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án vì:
Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa đã không xem xét tính hợp lý mà các bên đã thỏa
thuận trước đó. Thứ nhất, Tòa án có thể xem xét mức độ BMKD mà ông Ram nắm được do
yêu cầu công việc là ít hay nhiều trong tương quan với công việc ở doanh nghiệp hiện tại ông
Ram đang làm việc. Giả sử, công việc của ông Ram đang làm không có liên quan, hoặc liên

quan ít đến công việc cũ mà ông Ram đảm nhận tại Saitex thì việc xem xét yêu cầu ông Ram
chấm dứt công việc đang làm là không hợp lý.
Thứ hai, giả sử công việc hiện tại đang làm có liên quan ít đến BMKD hoặc các thông
tin mật mà ông Ram nắm được từ Saitex thì Tòa án có thể đưa ra một thời hạn cấm làm việc
ngắn hơn mức thời gian mà các bên đã thỏa thuận hoặc bác bỏ yêu cầu từ phía người sử dụng
lao động nếu đó là yêu cầu không hợp lý. Tuy nhiên, Tòa án đã không làm gì để hài hòa lợi
ích của người lao động và người sử dụng lao động. Điều này dẫn đến câu hỏi liên quan đến
giá trị của các thỏa thuận bảo mật giữa các bên.
Theo nhận định của Tòa án thì “đây là một thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện giữa ông
Ram đối với Công ty Saitex, nếu ông Ram không ký cam kết này thi Công ty Saitex cũng
không thể bắt buộc ông Ram được”.
Lập luận này của Tòa án chỉ đúng một phần. Bởi lẽ, nếu lấy xuất phát điểm là một giao
dịch dân sự thuần túy thì rõ ràng Công ty Saitex và ông Ram là hai chủ thể có địa vị pháp lý
hoàn toàn bình đẳng và độc lập với nhau. Tuy nhiên, đây không phải là một giao dịch dân sự
thuần túy mà là quan hệ dân sự phát sinh trong lĩnh vực lao động. Tính tự nguyện trong quan
hệ dân sự này mang tính tương đối. Tòa án lập luận rằng nếu ông Ram không ký cam kết này
thì công ty Saitex cũng không thể bắt buộc ông Ram được. Nhưng ngược lại, nếu ông Ram
không ký cam kết thì ông Ram sẽ không được làm việc cho Saitex, từ đó không có thu nhập.
Đứng trước hai sự lựa chọn có hoặc không có việc làm thì rõ ràng việc lựa chọn ký vào cam
kết không thể hiện sự tự nguyện, bình đẳng của bên lao động.
Theo bản án số 27 của Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh phù hợp với quy định của
pháp luật. Tác giả đồng tình với hướng giải quyết của Tòa án: Trước quyết định sa thải của
Công ty Nike đối với bà Hiền do hành vi vi phạm nghiêm trọng điều khoản bảo mật của Nội
quy lao động, Tòa án cho rằng quyết định sa thải của công ty Nike là sai. Bởi trên thực tế,
Văn phòng đại diện Công ty Nike đã không chứng minh được cụ thể hành vi tiết lộ thông tin
nêu trên của bà Hiền đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp như
thế nào. Yêu cầu chứng minh “thiệt hại nghiêm trọng” mà Tòa án đưa ra đối với Công ty Nike
là hoàn toàn hợp lý.
Việc TAND TP. Hồ Chí Minh áp dụng các quy định pháp luật có liên quan (mặc dù tại
thời điểm xét xử chưa có Luật SHTT, nhưng Tòa án đã vận dụng linh hoạt các yếu tố của

BMKD) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong bối cảnh khi mà các
quy định pháp luật chưa được hướng dẫn cụ thể, người sử dụng lao động có thể tranh thủ các

11


Nhóm 2

Lớp DS38A1

kẽ hở của pháp luật làm lợi cho mình và đẩy người lao động vào thế yếu hơn, điều này là cần
thiết.
5/ Bạn hãy cho biết khi giải quyết hai tranh chấp trên, hai Tòa án có viện dẫn quy định
nào của pháp luật SHTT về BMKD không?
Đối với tranh chấp tại Bản án số 09/2010 ngày 10/12/2010 của TAND huyện Đức Long
Tỉnh Long An: Tòa án không viện dẫn quy định nào của pháp luật sở hữu trí tuệ về bí mật
kinh doanh. Tòa án cho rằng thỏa thuận của ông Ram và Công ty Saitex không thuộc phạm vi
điều chỉnh của hợp đồng lao động mà là một dạng giao dịch dân sự giữa công ty và người lao
động. Tuy nhiên Tòa án cũng khẳng định Công ty Saitex “phải có quyền được vệ bí mật, công
nghệ kinh doanh của công ty”.
Đối với tranh chấp tại Bản án số 20/LĐ-ST ngày 17/03/2015 của TAND TP. Hồ Chí
Minh: Tòa án cũng không viện dẫn quy định nào của pháp luật sở hữu trí tuệ về bí mật kinh
doanh. Tòa chỉ viện dẫn quy định không được tiết lộ bí mật kinh doanh được quy định tại
Phần 4 Điều 4.1 Nội quy lao động của công ty Nike.
Nếu bạn là thẩm phán, bạn xác định có hành vi xâm phạm BMKD tồn tại trong hai
tranh chấp trên không? Lý giải nguyên nhân vì sao?
Nếu là thẩm phán, nhóm em sẽ có hướng giải quyết như sau:
a) Đối với tranh chấp giữa ông Ram và Công ty Saitex:
Theo quan điểm của nhóm em thì ông Ram không có hành vi xâm phạm bí mật kinh
doanh của công ty Saitex. Vì:

Tòa án cho rằng thỏa thuận bảo mật giữa ông Ram và công ty Saitex là một giao dịch
dân sự hợp pháp và có nhấn mạnh đến yếu tố tự nguyện của các bên. Theo nhóm em, thỏa
thuận này chưa thỏa mãn được tính hợp lý cũng như đáp ứng được yếu tố tự nguyện để làm
giao dịch này phát sinh hiệu lực.
Thứ nhất, sự tự nguyện này chỉ mang tính chất tương đối, vì đây là quan hệ phát sinh
trong lĩnh vực lao động, địa vị pháp lý của các chủ thể không hoàn toàn bình đẳng như
trong quan hệ dân sự thuần túy. Mặc dù ông Ram đã biết về thỏa thuận này và chấp nhận
ký cam kết, nếu ông không ký thì cũng không ai bắt buộc được, do đó Tòa án cho rằng đây
hoàn toàn là sự tự nguyện của ông Ram. Tuy nhiên, nếu xét ở khía cạnh khác, ở đây vẫn có
một sự ràng buộc rằng nếu ông Ram không ký cam kết thì ông sẽ không có được việc làm
và dẫn đến không có thu nhập.
Thứ hai, ông Ram là chuyên viên kỹ thuật, trong quan hệ lao động, nếu ông Ram
không làm cho Công ty Saitex nữa thì khi tìm công việc mới, lẽ đương nhiên ông sẽ làm
công việc phù hợp với chuyên môn của mình. Mà như vậy ông sẽ làm trong cũng lĩnh vực
với công ty cũ. Khi đưa ra thỏa thuận bảo mật, Công ty Saitex cần cân nhắc đến yếu tố tài
chính cho ông Ram để trong thời gian một năm ông Ram không làm việc đúng với chuyên
môn của mình mà vẫn đảm bảo được thu nhập. Tuy nhiên, Công ty Saitex đã không có bất
kỳ sự hỗ trợ tài chính nào cho ông Ram.
Thứ ba, Công ty Saitex còn đưa ra danh sách những doanh nghiệp mà ông Ram
không được ký hợp đồng lao động (bao gồm nhưng không giới hạn). Vậy quyền làm việc
của ông Ram đã bị công ty Saitex hạn chế rất nhiều.
Như vậy, sự tự nguyện trong việc ký thỏa thuận bảo mật của ông Ram không hoàn toàn
xuất phát từ ý chí của ông mà có sự khác biệt rõ rệt giữa địa vị pháp lý của Công ty Saitex và
ông.
Hơn nữa, khái niệm bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật SHTT
2005 là khá rộng và việc giải thích như thế nào còn tùy thuộc vào Tòa án. Không phải cứ sau
12


Nhóm 2


Lớp DS38A1

khi nghỉ việc, người lao động làm việc cho người sử dụng lao động mới là đối thủ cạnh tranh
của người sử dụng lao động cũ thì có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của người sử dụng
lao động cũ, mà còn phải xem xét nhiều yếu tố như hàm lượng thông tin mà ông Ram có được
về bí mật kinh doanh của công ty Saitex, công việc của ông Ram tại công ty mới có liên quan
gì đến công việc cũ hay không. Tòa án cần phải xem xét việc có hành vi xâm phạm bí mật
kinh doanh trên thực tế hay không mà không phải căn cứ vào việc vi phạm thỏa thuận bảo mật
để kết luận có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh.
Do đó, ông Ram không có hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty Saitex.
b) Đối với tranh chấp giữa bà Hiền và Công ty Nike:
Nhóm em có đồng quan điểm với Tòa án. Cách giải quyết của Tòa án là hoàn toàn hợp
lý.
Vì cần phải xem xét hành vi đó có xâm hại trên thực tế hay không và gây ra những thiệt
hại cụ thể nào để kết luận có hay không việc xâm phạm bí mật kinh doanh của Công ty Nike.

---------------------------------------------------

13



×