Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Chẩn đoán hình ảnh u màng não thất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 34 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
BỘ MÔN KỸ THUẬT Y HỌC

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
U MÀNG NÃO THẤT
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN : CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Người thực hiện :

Người hướng dẫn :

Dương Thanh Hiền

ThS.BS. Doãn Văn Ngọc

Mã sinh viên: 13100110
Lớp: Y3

HÀ NỘI – 2016

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề ................................................................................................. 1


2. Nội dung .................................................................................................... 2
2.1. Dịch tễ học u màng não thất ................................................................... 2
2.1.1. Tuổi tác và vị trí giải phẫu ................................................................... 2
2.1.2. Yếu tố nguy cơ ..................................................................................... 2
2.2. Phân loại.................................................................................................. 3
2.3. Sinh bệnh học phân tử ............................................................................ 4
2.4. Nguyên nhân và sinh lý bệnh học của u màng não thất ......................... 5
2.5. Triệu chứng lâm sàng của u màng não thất ............................................ 6
2.6. Chẩn đoán u màng não thất .................................................................... 7
2.6.1. Dấu hiệu trực tiếp ................................................................................ 7
2.6.2. Dấu hiệu gián tiếp ................................................................................ 9
2.6.3. Xâm lấn của khối u .............................................................................. 9
2.6.4. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt ....................................... 9
2.7. Điều trị u màng não thất ....................................................................... 27
3. Kết luận ................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

1

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ependymomas bao gồm u màng não thất (ependymoma) và u màng
ống nội tủy, trong đó u màng não thất xuất phát từ tế bào màng não thất còn u
màng ống nội tủy xuất phát từ tế bào màng ống nội tủy. U màng não thất là u
nội sọ, thuộc nhóm u thần kinh đệm, chiếm khoảng 3% trong tổng số u não ở
người lớn và khoảng 10% tổng số u não ở trẻ em [1].

Nghiên cứu của Jeremy. Ganz, 2011; Kucia, Maughan, Kakarla, 2010
cho thấy u màng não thất chiếm khoảng 10% các khối u não và tủy sống.
Khoảng 60% trẻ em được chẩn đoán u màng não thất có tuổi dưới 5. U màng
não thất có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người lớn ít gặp hơn. Thường gặp
u ở vùng hố sau của não. Cũng giống như các khối u khác của não, nguyên
nhân gây bệnh u màng não thất chưa được biết rõ [2].
U màng não thất phát triển trong hệ thống não thất gây giãn não thất,
tắc nghẽn lưu thông dịch não tủy làm tăng áp lực nội sọ. Khi áp lực nội sọ
tăng cao sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như thoát vị não, hôn mê. Vì
vậy mà u màng não thất cần được chẩn đoán và điều trị sớm. U màng não
thất trong nhu mô não thì chẩn đoán khó, dễ nhầm lẫn với các loại u não khác
[1]. Ngoài ra, có một số loại u não không phải u màng não thất nhưng phát
triển vào trong não thất, gây chẩn đoán nhầm lẫn với u màng não thất.
Điều trị u màng não thất chủ yếu là phẫu thuật, trước đây khi chưa có
kính hiển vi điện tử và chưa có cộng hưởng từ thì phẫu thuật u não nói chung
và u màng não thất nói riêng gặp nhiều khó khăn. Chẩn đoán hình ảnh, trong
đó cộng hưởng từ giữ vai trò chủ đạo giúp phát hiện sớm u màng não thất,
đánh giá vị trí, tính chất và liên quan của khối u với các cấu trúc xung quanh
để các nhà phẫu thuật có chỉ định và chiến lược điều trị phù hợp [3].
Trong các xét nghiệm chẩn đoán thì cộng hưởng từ (MRI) là phương
pháp chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị trong phát hiện, đánh giá các tổn

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

2

thương u màng não thất trong não và tủy sống. Chụp cắt lớp vi tính tiêm

thuốc cản quang cho phép đánh giá tốt hơn chụp cộng hưởng từ về mức độ
calci hóa trong khối u nhưng có một số bệnh nhân không sử dụng được thuốc
cản quang do bị dị ứng nên rất khó để đánh giá u. Chụp cộng hưởng từ đánh
giá tốt hơn mức độ xâm lấn của khối u đặc biệt các khối u có kích thước nhỏ
[2].
2. NỘI DUNG
2.1. Dịch tễ học
2.1.1. Tuổi tác và vị trí giải phẫu
Tỷ lệ u màng não thất xấp xỉ bằng nhau ở nam và nữ. Ở trẻ em độ tuổi
trung bình lúc chẩn đoán là năm tuổi, có 25% đến 40% bệnh nhân dưới hai
tuổi [4].
Nếu tổn thương vùng dưới lều (ở trẻ em dưới 3 tuổi) khối u từ sàn não
thất 4 lan vào ống tủy, qua các lỗ Luschka vào góc cầu tiểu não và bể lớn.
Nếu tổn thương vùng trên lều (ở trẻ em trên 3 tuổi và người trẻ) khối u ở
trong hay cạnh não thất (u ngoài não thất giống astrocytoma) [5].
Các vị trí phát sinh khối u khác nhau tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân:
Ở trẻ em, khoảng 90% u màng não thất là nội sọ, trong đó có 60% nằm
ở hố sau, trong khi phần còn lại phát sinh trong tủy sống. U màng não thất
vùng dưới lều là phổ biến nhất ở trẻ em dưới ba tuổi. Ngược lại, khoảng 75%
u màng não thất ở người lớn phát sinh trong ống sống [6].
2.1.2. Yếu tố nguy cơ
Nguyên nhân có liên quan đếnsự tiếp xúc với virus simian 40 (SV40)
đã được nhắc đến dựa trên việc tìm thấy virus này ở trong tế bào khối u. Tuy
nhiên, mối quan hệ nhân quả chưa được xác nhận, và SV40 không còn được
coi là một yếu tố nguy cơ hay một tác nhân gây bệnh trong sự phát triển của
u màng não thất [4].

Footer Page 4 of 16.



Header Page 5 of 16.

3

Tỷ lệ mắc u màng não thất trong tủy sống tăng lên ở bệnh nhân u xơ
dây thần kinh týp II (neurofibromatosis type II – NF2) [7],[8], mặc dù sự bất
thường ở gen NF2 chưa được xác định ở hầu hết những bệnh nhân u màng
não thất [9].
2.2. Phân loại
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại các khối u não, khối u
ependymal được chia thành bốn phân nhóm chính như trong bảng sau [10]:
Phân loại khối u ependymal
U

dưới

màng

não

Bậc khối u (WHO)
thất

I

U màng nội tủy nhầy nhú

I

(subependymoma)


(myxopapillary ependymoma)
U màng não thất (ependymoma)

II

U màng nội tủy thoái triền

III

(anaplastic ependymoma)
U màng não thất - Ependymomas thường là những khối u phát triển
chậm ở trẻ em và người trẻ tuổi, thường được phân loại gồm u màng não thất
cổ điển (WHO độ II) và u màng nội tủy thoái triển (WHO độ III). Những
khối u này có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong hệ thống não thất hoặc tủy
sống,thường phổ biến nhất trong các não thất thứ 4 và tủy sống. U màng não
thất thường có ranh giới xác định với các vị trí thường xuyên bị vôi hóa, xuất
huyết và u nang. Các tế bào u thường tạo thành dạng hoa thị, điều này có ý
nghĩa chẩn đoán nhưng không phải luôn luôn xuất hiện. U màng não thất
được chia thành các phân nhóm là u tế bào, u nhú, u tế bào sáng và u
tanycytic. Phân loại sâu hơn về u màng não thất dựa trên ít nhất một phần của
sự tiến bộ trong hiểu biết về sinh học phân tử của các khối u [11].

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

4


Có nhiều tranh cãi về ý nghĩa tiên lượng của hai lớp ependymomas (độ
II so với độ III). Trong khi một số báo cáo đã chỉ ra rằng tiên lượng kém hơn
cho u màng nội tủy thoái triển (độ III), điều này đã không được xác nhận
trong hầu hết các nghiên cứu, phần lớn trong số đó đã được nghiên cứu hồi
quy. Tính biến đổi trong sự khác biệt mô học cổ điển của u màng nội tủy
thoái triển có thể giải thích được những kết quả này [12]. Trong một phân
tích với số lượng phân tử lớn là 379 mẫu bệnh, biểu hiện kết hợp của cả hai
loại u thì tương quan với tiên lượng xấu và chính xác hơn phân loại mô học
trong việc dự đoán kết quả [13].
U dưới màng não thất - Subependymomas là khối u hiếm gặp, được
tìm thấy trong não thất 4 hoặc não thất bên ở người lớn [10]. U dưới màng
não thất phổ biến hơn ở nam giới. Các tổn thương này thường phát triển
chậm và lành tính [4].
U màng nội tủy nhầy nhú - Myxopapillary ependymomas là khối u
phát triển chậm, thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi và phổ biến hơn ở
nam giới. Phân tích phân tử cho thấy rằng các khối u ở người lớn và trẻ em là
khác nhau [14].
U nguyên bào màng não thất – Ependymoblastomas là khối u có độ ác
tính cao thường gặp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù u nguyên bào màng não thất trước
đây được coi là một biến thể của u màng não thất, nhưng khối u này hiện nay
đang được phân loại trong nhóm của các khối u thần kinh ngoại mạc nguyên
phát (PNETs).
2.3. Sinh bệnh học phân tử
Cấu trúc di truyền thay đổi phổ biến ở các loại u màng não thất [1525]. Một nghiên cứu di truyền toàn diện đã chia u màng não thất thành ba
nhóm khác nhau dựa trên các vị trí có nguồn gốc trên lều, hố sọ sau và tủy
sống, từ đó gợi ý đến các phân nhóm phân tử tại mỗi vị trí giải phẫu [26].

Footer Page 6 of 16.



Header Page 7 of 16.

5

Một nhóm khác đã có những dẫn chứng tài liệu để có thể dễ dàng phân biệt
được các phân nhóm phân tử các khối u hố sọ sau, điều này có ý nghĩa tiên
lượng [27]. Tương tự như vậy, sự tăng thêm trong nhiễm sắc thể 1q25 đã
được báo cáo là có liên quan làm tăng nguy cơ tiến triển của khối u [28]. Sự
xác nhận về sau của những dữ liệu này là cần thiết nhưng sự hiểu biết về sinh
bệnh học phân tử có thể cho phép các bác sĩ hướng đến mục tiêu cụ thể là tìm
ra phương pháp điều trị từng phân nhóm phân tử riêng biệt của u màng não
thất [29].
2.4. Nguyên nhân và sinh lý bệnh học của u màng não thất
2.4.1. Nguyên nhân
Cũng giống như các khối u khác của não, nguyên nhân gây bệnh u
màng não thất chưa được biết rõ.
-

Nguyên nhân từ môi trường chưa được biết đến.

-

Một số đột biến gen có liên quan đến u màng não thất. Tuy

nhiên, nguyên nhân do quan hệ giữa những đột biến ấy và sự phát triền của
khối u chưa được xác định.
-

U màng não thất trong tủy sống (intramedullary ependymoma)


có liên quan đến u xơ dây thần kinh týp I (neurofibromatosis type I) [30].
2.4.2. Sinh lý bệnh
U màng não thất theo truyền thống được cho là phát sinh từ các sự kiện
sinh khối có nghĩa là biến đổi các tế bào bình thường thuộc màng não thất
thành kiểu hình khối u. Bản chất chính xác và trật tự của các sự kiện di
truyền này đã được biết đến. Tuy nhiên, sự tiến bộ đáng kể đã thực hiện được
theo hướng phân định đột biến với các kiểu hình khối u khác nhau. Một số
bằng chứng hiện nay gợi ý rằng tế bào thần kinh đệm có thể là tế bào gốc
[31],[32].

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

6

Năm 1988, Dal Chin và các đồng nghiệp mô tả nghiên cứu di truyền tế
bào trên một u màng não thất trên lều ở một bé gái 3 tuổi cho thấy t(10; 11;
15)(p12.2; q13.1; p12) và mất một nhiễm sắc thể X [33]. Sự thay đổi kiểu
nhân tương đối đơn giản này đã không được quan sát thấy trong các phân tích
của 4 trường hợp u màng não thất công bố một năm sau đó. Ở một trong bốn
trường hợp này, sự hoán vị liên quan đến nhiễm sắc thể 9, 17 và 22 đã được
quan sát cùng với sự mất các nhiễm sắc thể 17 bình thường. Một trường hợp
khác thấy có nhiều biến đổi của nhiễm sắc thể bao gồm sự chuyển đoạn giữa
nhiễm sắc thể 1 và 2 và sắp xếp lại liên quan đến nhiễm sắc thể 17. Sự biến
đổi gen tương tự không được phát hiện trong hai trường hợp còn lại [30].
Những nghiên cứu ban đầu nhấn mạnh sự không đồng nhất phân tử có
thể tồn tại trong các khối u đồng nhất về mặt mô học.Các nghiên cứu tiếp
theo đã xác định các khuyết tật di truyền ổn định hơn như sau: mất các locus

gen trên nhiễm sắc thể 22, một đột biến của p53 trong u màng não thất ác tính
[34], một đột biến điểm nhất định ở nhóm gen 11q13 [35], kiểu nhân bất
thường với sự tham gia thường xuyên của nhiễm sắc thể số 6 và hoặc nhiễm
sắc thể 16 [36], NF2 đột biến.
2.5. Triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân u màng não thất phụ thuộc vào vị trí
của khối u:


Triệu chứng lâm sàng của u màng não thất cũng giống như tất cả

các loại u não khác, không có dấu hiệu đặc trưng, các triệu chứng hay gặp là
đau đầu chiếm 95,5%; buồn nôn 90,9%; nôn 84,1%. Các triệu chứng khác ít
gặp [3].


Hầu hết bệnh nhân bị tổn thương ở hố sọ sau có biểu hiện của

tăng áp lực nội sọ dẫn đến nhức đầu, buồn nôn và ói mửa, mất điều hòa,

Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

7

chóng mặt và phù gai thị thường gặp [37]. Liệt dây thần kinh sọ não cũng rất
phổ biến, đặc biệt là liên quan đến dây thần kinh sọ VI đến X [4].



Động kinh hoặc các dấu hiệu thần kinh khu trú thường thấy khi

khối u phát sinh trong khoang trên lều [4].
2.6. Chẩn đoán hình ảnh
Chưa có nghiên cứu trong phòng thí nghiệm nào hữu ích trong việc
chẩn đoán u màng não thất [4].
Mọi chẩn đoán đều phải dựa trên việc nghiên cứu hình ảnh, phổ biến
và quan trọng nhất là trên phim chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng
hưởng từ (MRI).
Dấu hiệu điển hình: như chất nhựa đùn ra khỏi não thất 4 qua các lỗ,
lan vào bể não [5].

Hình 1: U màng não thất trong não thất 4 lan ra phía sau qua lỗ
Magendie (mũi tên cong) vào bể lớn như hình chất keo [5].
2.6.1. Dấu hiệu trực tiếp:


Vị trí u: trên lều hoặc dưới lều. Trong nghiên cứu Nguyễn Thị

Mến [3] u trên lều chiếm 65,9%; u dưới lều chiếm 34,1%. Kết quả này khác
biệt với một số tác giả trên thế giới: Ja Young Choi [38] u trên lều gặp

Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

8


26,9%; u dưới lều 73,1%. Sự khác biệt này có thể vì một số lý do như u màng
não thất dưới lều một số trường hợp không còn khả năng phẫu thuật mà chỉ
dẫn lưu não thất, làm giảm áp lực nội sọ, một số trường hợp u màng não thất
ở trẻ em được mổ ở bệnh viện Xanh Pôn. Nếu so với kết quả nghiên cứu u
não của Nguyễn Quốc Dũng [40] ở bệnh viện Việt Đức thì kết quả cũng
tương tự. U mãng não thất trên lều chủ yếu phát triển ra ngoài não thất và
nằm trong nhu mô não chiếm 62,1%, còn u màng não thất dưới lều thưởng
nằm trong não thất 4. Nghiên cứu của Spoto [41] cũng có kết quả tương tự.


Hình dạng, kích thước u: màng não thất có bờ không đều, giới

hạn không rõ. U màng não thất khi còn nằm hoàn toàn trong não thất thì bờ
đều, khi đã phát triển ra ngoài xâm lấn như nhu mô não, lan qua lỗ Magendie,
Luschka, xâm lấn thân não thì bờ không đều, giới hạn không rõ. Trong
nghiên cứu u nguyên bào tủy của Nguyễn Thị Hương [42] thì u nguyên bào
tủy chủ yếu có bờ đều. Dấu hiệu này góp phần chẩn đoán phân biệt u màng
não thất với u nguyên bào tủy trong trường hợp u nguyên bào tủy nằm trong
não thất 4. Kích thước trung bình u màng não thất trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Mến [3] là 53mm, tương tự như trong nghiên cứu của Ja Young
Choi [38] là 49mm.


Đặc điểm cấu trúc u: thường gặp dạng hỗn hợp (đặc và nang).

Trên phim chụp cộng hưởng từ u màng não thất thường giảm hoặc đòng tín
hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W. U màng não thất ngấm thuốc đối
quang từ ít và không đều sau tiêm. Cộng hưởng từ phát hiện vôi hóa kém hơn
chụp cắt lớp vi tính. Chảy máu trong u màng não thất gặp trong 34,1%, kết
quả này tương tự của Ja Young Choi [38] là 38,5%. Hoại tử trong u màng

não thất thì ít gặp (11,4%) [3].
2.6.2. Dấu hiệu gián tiếp


Footer Page 10 of 16.

Phù não và giãn não thất.


Header Page 11 of 16.



9

Góc trên não thất 4 mở rộng và thoát vị não [3].

2.6.3. Xâm lấn của u màng não thất
U màng não thất dưới lều thường xâm lấn vào lỗ Magendie và
Luschka. Lỗ Luschka thông não thất 4 với khoang dưới nhện. Lỗ Magendie ở
phía sau, thông não thất 4 với bể tiểu não lớn. Chính vì vậy mà u màng não
thất trong não thất 4 hay lan qua các lỗ Luschka để vào góc cầu tiểu não, qua
lỗ Magendie để ra phía sau. Các lỗ này chỉ có thể đánh giá được trên cộng
hưởng từ [3].
2.6.4.Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt
Sự xuất hiện của các khối u trước khi phẫu thuật trên hình ảnh chụp
cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể là gợi ý để chẩn
đoán u màng não thất.
2.6.4.1. Cộng hưởng từ (MRI)
Trên phim chụp cộng hưởng từ, những khối u này không đồng đều, có

sự giảm tín hiệu hơn nhu mô não trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W hoặc hình
ảnh tăng mật độ proton, gadolini (64Gd) thường nổi bật [39]. Thường có vôi
hóa, nang, hoại tử, chảy máu, có ứ nước não thất (trên 90%). Sau tiêm khối
ngấm thuốc nhẹ không đồng đều [5].

Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

10

Hình 2: Hình cộng hưởng từ sọ não mặt cắt đứng dọc chính giữa trên
T1W không tiêm thuốc thấy một khối giảm tín hiệu lớn ở hố sau (mũi tên)
[4].

Hình 3: Hình ảnh chụp cộng hưởng từ tăng tín hiệu trên T2W u màng não
thất ở hố sau (mũi tên) [4].

Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

11

Hình 4: Hình ảnh tăng mật độ proton của khối u màng não thất ở hố
sau như ảnh bên trên [4].

Hình 5: Hình chụp cộng hưởng từ trên T1W cho thấy tổn thương ở hố

sau có tăng Gadolini (64Gd) (mũi tên) [4].

Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.

12

Hình 6: Hình chụp cộng hưởng từ u màng não thất trong tủy sống (mũi
tên trên) phát hiện ra di căn đến nhiều nơi trong trục của hệ thần kinh trung
ương (mũi tên dưới) [4].
Quy trình chụp cộng hưởng từ cho các bệnh nhân nhi có khối u nội sọ
cần chụp với các xung như sau: FLAIR, sagittal, axial, coronal T1-, T2-,
diffusion và T1 axial và coronal có tiêm thuốc cản quang. Trong trường hợp
có nghi ngờ khối u tiểu não thì nên chụp thêm xung T1 sagittal có tiêm thuốc
cản quang để nhận xét và đánh giá tổn thương tốt hơn. Chụp phổ MRI được
thực hiện trong một số trường hợp, thường để phân biệt và đánh giá tổn
thương tái phát sau điều trị và đôi khi được chụp để đánh giá khối u ban đầu.
MRI tủy sống được chụp cho tất cả các bệnh nhân nhi có u màng não thất,
nhất là u ở tiểu não, bao gồm chụp các xung sagital T1-, T2-, và T1 sau tiêm
thuốc cản quang, T2- axial và T1 sau tiêm thuốc cản quang (Yuh, Barkovich,
Gupt, 2009) [2].

Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

13


Hình 7: Hình ảnh cộng hưởng từ khối u màng não thất vùng hố sau ở
bệnh nhân 2 tuổi. Khối u trong não thất 4, giảm tín hiệu trên T1 và tăng tín
hiệu, ngấm thuốc mạnh sau tiêm tại một số vùng (T1 sau tiêm) và tăng tín
hiệu không đồng nhất trên xung T2 [2].

Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

14

Hình 8: Hình ảnh cộng hưởng từ trên axial và sagittal T2- khối u trong
não thất 4, đồng tỷ trọng trong tổn thương [2]..

Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.

15

Hình 9: Khối u màng não thất trên lều tiểu não ở bệnh nhân 10 tuổi
trên phim cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang (a), T2 (b), FLAIR (c),
T1 sau tiêm (d–f). Không giống u màng não thất vùng hố sau, một số lớn
(70%) các tổn thương u màng não thất trên lều phát triển ra ngoài não thất
[2].
Mặc dù hầu hết các khối u màng não thất giảm tín hiệu trên T1 và tăng
tín hiệu trên T2, trên cả T1 và T2 khối u không đồng tỷ trọng. Tổn thương

dạng nang có tỷ trọng dịch trên cả xung T2 và FLAIR, đôi khi có thể tăng tỷ
trọng trên xung FLAIR. Calci hóa thường thấy ở cả khối u màng não thất trên
và dưới lều (khoảng 50%), có thể có hình ảnh xuất huyết cũ và giảm tín hiệu
trên tất cả các xung [2].

Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

16

Hình 10: Khối u màng não thất ở bệnh nhân 13 tuổi. Tăng tỷ trọng
không đồng nhất trên xung FLAIR ở hầu hết các tổn thương [2].

Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

17

Hình 11: U màng não thất ở vị trí trên lều tiểu não (a) T1sau tiêm, (b)
FLAIR (hình nhỏ: CT không tiêm thuốc), (c-f): diffusion MRI [2].
Chụp cộng hưởng từ phổ thường sử dụng vài kiểu kỹ thuật khác nhau,
gồm xung T2 đòi hỏi chụp sớm ngay sau khi tiêm gadolinium. Do đó với các
bệnh nhân nhi nhiều khi rất khó để thực hiện xung này vì khó đặt được
đường truyền tĩnh mạch phù hợp. Trong một số trường hợp phải đặt catheter
tĩnh mạch trung tâm [2].


Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

18

Hình 12: U màng não thất độ 2 ở vị trí trên lều tiểu não ở bệnh nhân 12
tuổi (a) Axial FLAIR, (b) axial perfusion MRI, (c) axial T1 sau tiêm cản
quang, (d) hình ảnh axial thể tích tưới máu não trên phổ MRI [2].
Yuh, Barkovich và Gupta năm 2009 nhận thấy cũng giống như các
khối u sọ não khác, chụp phổ cộng hưởng từ thường để xác định sự tăng
choline và giảm N-acetylaspartate (NAA) trong u màng não thất. Cộng
hưởng từ phổ phân biệt u màng não thất hoặc u nguyên bào tủy
(medulloblastoma) với sự thay đổi tỷ lệ choline/NAA. Cộng hưởng từ phổ có
thể được sử dụng để đánh giá khối u nguyên phát và đánh giá sự tái phát sau
điều trị.
Cộng hưởng từ cũng thường được chỉ định đánh giá tổn thương tại não
ở các bệnh nhân có triệu chứng sọ não không phải do chấn thương. Tuy nhiên
một số bệnh nhân được chỉ định chụp cắt lớp vi tính trước đó. Trên hình ảnh

Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

19

cắt lớp vi tính của khối u màng não thất thường là khối tăng tỷ trọng nhẹ,
khoảng 50% trường hợp có lắng đọng calci trong khối, xuất huyết trong khối

u gặp khoảng 10% (Yuh, Barkovich và Gupta, năm 2009) [2].

Hình 13: U màng não thất loại biệt hóa ở bệnh nhân nhi 2 tháng tuổi,
có tăng chu vi vòng đầu (a) T2, (c) T1 sau tiêm, (b, d, e, f) khối u này có
dạng đa nang, khối u không đồng nhất sau tiêm [2].
U màng não thất trong tủy sống là loại u hay gặp của vùng tủy sống,
chỉ sau loại u tế bào hình sao (astrocytoma) ở trẻ em. Hầu hết các khối u
màng não thất ở tủy sống thuộc loại mô bệnh học loại 2 theo phân loại của tổ
chức y tế thế giới. Tiên lượng bệnh tùy thuộc vào bản chất khối u, khả năng
phẫu thuật cắt bỏ khối u và mức độ tổn thương u xâm lấn tại thời điểm chẩn
đoán. Cũng giống như các khối u màng não thất trong não, các khối u màng
não thất trong tủy thường tăng tín hiệu trên xung T2, giảm tín hiệu trên xung
T1, và khối u thường không đồng nhất (Yuh và cs, 2009) [2].

Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

20

a–c: T2-, T1-,
T1- sau tiêm

d–f: T2-, T1-,
T1- sau tiêm

Hình 14: Cộng hưởng từ khối u màng não thất trong tủy sống ở trẻ 3
tuổi [2].
Tổn thương thâm nhiễm màng não: xét nghiệm dịch não tủy giúp đánh

giá giai đoạn bệnh, tiên lượng bệnh và hướng điều trị bệnh. Tổn thương dưới
màng nhện có thể đánh giá được bằng cộng hưởng từ hoặc xét nghiệm tế bào
dịch não tủy. Hình ảnh tổn thương di căn màng não thường tạo nốt trong não
thất hoặc tại màng não, có thể gây não úng thủy và xét nghiệm tế bào dịch
não tủy có tế bào ung thư [2].

Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

21

Hình 15: Hình ảnh thâm nhiễm màng não và di căn não đa ổ. Tổn
thương thâm nhiễm màng não và di căn não đa ổ 13 tháng sau khi điều trị
khối u màng não thất vùng hố sau. Xét nghiệm tế bào học dịch não tủy có
thâm nhiễm tế bào ác tính [2].
2.6.4.2


Cắt lớp vi tính (CT scan)
Không tiêm thuốc cản quang: nếu tổn thương vùng dưới lều (ở

trẻ em dưới 3 tuổi) từ sàn não thất 4 lan vào ống tủy, qua các lỗ Luschka vào
góc cầu tiểu não và bể lớn, thường đồng tỷ trọng với nhu mô não, vôi hóa
thường gặp (khoảng 50%), nang, chảy máu có thể gặp. Nếu tổn thương vùng
trên lều (trẻ lớn trên 3 tuổi và người trẻ) thấy có khối tổ chức không đều
trong hay cạnh não thất (u ngoài não thất giống astrocytoma), vôi hóa hay
gặp (khoảng 50%) [5].



Tiêm thuốc cản quang: ngấm thuốc không đều với nhiều mức độ

khác nhau[5].

Footer Page 23 of 16.


Header Page 24 of 16.

22

Hình 16: Chụp vi tính cắt lớp không tiêm thuốc cản quang u màng não
thất trong não thất 4 [30].

Hình 2.17: Hình chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang ở
bệnh nhân u màng não thất trong não thất 4. Máu hồi lưu trong não thất 3 và
não thất bên [30].

Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

23

Hình 2.18: Cắt lớp vi tính u màng não thất trong não thất IV.
2.6.4.3. Chẩn đoán phân biệt
Phân biệt với các khối u trong hố sau bao gồm:



U nguyên bào tủy – medulloblastoma: tăng tỷ trọng trên cắt lớp

vi tính, đồng đều.


U tế bào hình sao tiểu não – astrocytoma: nang hoặc đặc, thường

không ở đường giữa.


U thần kinh đệm thân não – brainstem glioma: giảm tỷ trọng

trên cắt lớp vi tính, thân não to ra,não thất 4 bị đẩy ra sau, có thể lan vào não
thất 4 chứ không phải từ trong não thất 4 lan ra.


Các khối u đám rối mạch mạc – papilloma/carcinoma: cắt lớp vi

tính không tiêm thuốc thấy khối đồng hay tăng tỷ trọng (75%), nằm trong não
thất, giãn hệ thống não thất. Sau tiêm thuốc thấy u ngấm nhiều thuốc và đồng

Footer Page 25 of 16.


×