Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Chẩn đoán hình ảnh u tế bào khổng lồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 38 trang )

Header Page 1 of 16.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA Y DƯỢC
BỘ MÔN KỸ THUẬT Y HỌC

CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
U TẾ BÀO KHỔNG LỒ
BÀI TẬP LỚN
MÔN : CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Người thực hiện : Nguyễn Hữu Thắng.
Mã sinh viên :13100146.
Lớp : Y3.
Người hướng dẫn : ThS.BS Doãn Văn Ngọc.

HÀ NỘI – 2016

Footer Page 1 of 16.


Header Page 2 of 16.

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 3
II. Nội dung ............................................................................................................. 5
1. Lịch sử và bệnh sinh ....................................................................................... 5
2. Dịch tễ học ...................................................................................................... 5
3. Vị trí và dấu hiệu lâm sàng ............................................................................ 6
3.1. Vị trí .......................................................................................................... 6
3.2. Dấu hiệu lâm sàng ..................................................................................... 8


4. Di căn .............................................................................................................. 8
5 . Giải phẫu bệnh ............................................................................................ 10
5.1. Đại thể ..................................................................................................... 10
5.2. Vi thể ....................................................................................................... 11
5.3. Phân độ mô học ....................................................................................... 16
6 . Chẩn đoán hình ảnh viêm ruột thừa cấp ..................................................... 16
6.1. X Quang .................................................................................................. 16
6.2. Chụp cắt lớp vi tính ................................................................................. 21
6.3. Chụp cộng hưởng từ ................................................................................ 22
7. Điều trị........................................................................................................... 24
8. Quản lý bệnh nhân U TBKL ........................................................................ 28
III. Kết luận ......................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 2 of 16.


Header Page 3 of 16.

1

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

U tế bào khổng lồ (UTBKL) của xương là bệnh được tạo bởi sự tăng sản
quần thể tế bào đơn nhân hình bầu dục và rải rác đều nhiều tế bào khổng lồ đa
nhân dạng hủy cốt bào [1], [2].
U TBLK được mô tả đầu tiên bởi Cooper và Traver vào năm 1818 [3].
Mặc dù được xếp vào dạng lành tính nhưng U TBKL gây phá hủy xương nhiều,

hay tái phát tại chỗ và đôi khi di căn. U TBKL có thể di căn đến phổi, đến các
hạch bạch huyết (hiếm), hoặc biến đổi ác tính (hiếm) [4], [5], [6], [7], [8], [9],
[10], [11], [12], [13], [14], [15], [16], [17], [18], [19], [20]. Khoảng 3% U TBKL
có di căn đến phổi [6], [21], [22], [23]. Các di căn thường xuất hiện trung bình
khoảng 3-5 năm sau chẩn đoán ban đầu. Tuy nhiên có một số trường hợp không
phát hiện di căn trong vòng 10 năm hoặc lâu hơn [11], [22], [23], [24], [25].
Tiên lượng tổng thể nói chung là tốt, tuy nhiên 16-25% có di căn phổi là
nguyên nhân gây tử vong ở các trường hợp đã được nghiên cứu. [11], [22], [24].
U TBKL gặp ở nhiều quốc gia và chủng tộc trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc
cao ở Trung Quốc và vùng Đông Nam Á. Ở Hoa Kỳ và Châu Âu, UTBKL chiếm
5% số u xương nguyên phát và 21% các khối u lành tính [20]. Ở Trung Quốc, U
TBKL chiếm 20% số u xương nguyên phát [26].
Đặc điểm lâm sàng nghèo nàn, bệnh diễn biến âm thầm đến khi có triệu
chứng rõ ràng đau nhiều, xuất hiện u và gãy xương bệnh lý thì việc chẩn đoán và
điều trị rất khó khăn, để lại di chứng nặng nề, tỷ lệ tái phát cao.

Footer Page 3 of 16.


Header Page 4 of 16.

2

Chẩn đoán hình ảnh là một phương pháp cận lâm sàng không thể thiếu khi
chẩn đoán người bệnh U TBKL. Trong đó thì X quang thường quy là một
phương pháp cận lâm sàng rất phổ biến, hữu ích để giúp chẩn đoán bệnh. Cắt lớp
vi tính và Cộng hưởng từ cũng hay được sử dụng trong việc chẩn đoán bệnh vì
nó có thể bổ sung cho nhược điểm của X quang thường quy. Không chỉ hữu ích
trong việc chẩn đoán bệnh mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như Cắt lớp
vi tính và Cộng hưởng từ còn giúp đỡ trong việc đánh giá mức độ nặng nhẹ của

bệnh để từ đó có thể đưa ra được những phương pháp điều trị hợp lý nhất.
Đề tài tiểu luận xin trình bày tổng quan về U TBKL cũng như vai trò của
các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán, theo dõi bệnh nhân trước
và sau điều trị. Rất mong sự đón nhận của thầy cô và các bạn.

Footer Page 4 of 16.


Header Page 5 of 16.

3

II.

NỘI DUNG

1.Lịch sử và bệnh sinh.
U TBKL đã được nghiên cứu rất sớm vào thế kỷ 18. Các dấu hiệu lâm sàng,
hình ảnh XQ và mô bệnh học đã được nghiên cứu từ rất lâu. Năm 1818, Cooper
và Travers lần đầu tiên mô tả hình ảnh đại thể của U TBKL. Năm 1845, Lebert
mô tả về vi thể. Tuy nhiên, thời gian trước 1940 người ta vẫn nhầm lẫn giữa U
TBKL thực sự với các bệnh lý khác của thành phần tế bào khổng lồ. Nhờ nghiên
cứu của Jaffe, Lichtenstein và Portis năm 1940 đề ra các tiêu chuẩn chẩn đoán U
TBKL thật sự và chẩn đoán phân biệt U TBKL với các khối u khác [27].
Mối liên quan của U TBKL với virus không rõ. Nghiên cứu về bất thường
AND ít có giá trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu về bất thường nhiễm sắc thể có ý
nghĩa trong việc tiên đoán tính chất của U TBKL [27].
2.Dịch tễ học.
Tại Hoa Kỳ và Châu Âu, U TBKL chiếm khoảng 5% của tất cả các khối u
xương nguyên phát và 21% của tất cả các khối u xương lành tính [20]. Ở Trung

Quốc, U TBKL chiếm 20% của tất cả các khối u xương nguyên phát. Một nghiên
cứu so sánh về dịch tễ học giữa 9200 bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện của
thành phố Bắc Kinh và 10.165 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Mayo (Mỹ) cho
thấy tỉ lệ bệnh nhân mắc U TBKL ở bệnh viện Bắc Kinh là cao hơn hẳn [28].
Trong 2815 trường hợp u xương nguyên phát điều trị tại bệnh viện chấn thương
chỉnh hình Sài Gòn từ năm 1991 đến năm 2006 thì có 332 ca U TBKL, chiếm
15% và đứng thứ 3 sau u xương sụn, ung thư xương [29].

Footer Page 5 of 16.


Header Page 6 of 16.

4

Tỷ lệ mắc U TBKL của nữ so với nam là 1,3-1,5:1 (xem hình dưới) [20],
[30], [31]. U TBKL thường xảy ra ở độ tuổi 30, ít hơn 5% U TBKL xảy ra ở
những bệnh nhân có hệ xương chưa trưởng thành. [4], [20], [32], [33], [34]. Tại
bệnh viện Mayo, 84% U TBKL xảy ra ở những bệnh nhân lớn hơn 19 tuổi [20].

Hình 1 : Phân bố u tế bào khổng lồ theo tuổi và giới tính [35].
3.Vị trí và dấu hiệu lâm sàng
3.1.Vị trí
Vị trí khối u là một trong các dấu hiệu quan trọng giúp gợi ý chẩn đoán.
Hay gặp ở đầu của thân xương dài (thường cạnh đầu gối) nơi tiếp nối giữa sẹo
của sụn tiếp hợp với đầu thân xương và lan đến đầu xương dưới sụn khớp. Ngoài
ra còn gặp ở đầu dưới xương quay, xương cánh tay.

Footer Page 6 of 16.



Header Page 7 of 16.

5

Hình 2: Hình ảnh Xquang U TBKL ở đầu dưới xương đùi: tổn thương hủy
xương lan rộng hành xương - đầu xương [35].
Trong trường hợp u phát triển ở trẻ em còn sụn tiếp hợp thì u chỉ ở đầu
thân xương.
Theo chương trình nghiên cứu của Lê Chí Dũng từ tháng 11/1991 đến
8/2006 ghi nhận 332 trường hợp U TBKL được khám và điều trị tại khoa Bệnh
học Cơ xương khớp – bệnh viện CTCH thì thấy U TBKL hầu hết xảy ra ở xương
dài gồm 316 ca (95,2%). Vị trí u ở vùng gần gối xa khuỷu có xuất độ cao, gồm
279/332 ca (84%). Vùng xương có xuất độ cao nhất là chi dưới gồm 208/332 ca
(62,7%). Đặc biệt u tập trung nhiều ở vùng gối 173,332 ca (chiếm 52,1% của U
TBKL và 83,2% U TBKL của chi dưới). Xương đùi có xuất độ u cao nhất gồm

Footer Page 7 of 16.


Header Page 8 of 16.

6

103 ca )31%). 3 vị trí thường gặp của u : đầu dưới xương đùi 86 ca (25,9%); đầu
trên xương chày 76 ca (23%); đầu dưới xương quay 66 ca (20%) [29].
3.2.Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của U TBKL không đặc hiệu, khởi đầu biểu hiện
chủ yếu là đau tại chỗ, rồi sưng và nổi u. Đau tăng khi vận động chi và giảm khi
nghỉ, khi u phát triển hủy xương làm tăng áp lực trong xương thì đau liên tục. Có

trường hợp đến viện sau một chấn thương nhẹ làm gãy xương bệnh lý. Nên bệnh
nhân thường đến khám sau khi xuất hiện triệu chứng từ 3 tháng đến 2 năm với
thể trạng chung tốt và dễ bị nhầm với các bệnh khớp mạn tính, loãng xương
[27], [36].
Theo chương trình nghiên cứu của Lê Chí Dũng từ tháng 11/1991 đến
8/2006 [29] ghi nhận 332 trường hợp U TBKL được khám và điều trị tại khoa
Bệnh học Cơ xương khớp – bệnh viện CTCH thì có :
- Đau: Nhiều : 103 ca (31%); vừa : 186 ca (56%); ít 43 ca (13%).
- Sưng nổi u: 295/332 ca (89%).
- Gãy xương bệnh lý : ghi nhận 73/332 ca (22%).
- Giới hạn cử động : ghi nhận 149 ca (45%).
- Chấn thương : 26 ca (8%) có tiền sử chấn thương trước khởi bệnh 1 tháng.
- Thời gian khởi bệnh trước nhập viện: bệnh nhân tới khám sớm nhất là sau
1 tháng và trễ nhất là 20 năm sau khởi bệnh. Thường từ 4-8 tháng gồm
126/332 ca (38%). Bệnh nhân tới khám trễ sau 4 tháng khởi bệnh gồm
286/332 ca (86%).
4.Di căn

Footer Page 8 of 16.


Header Page 9 of 16.

7

Di căn được xem như là ác tính, theo Warren và cộng sự thì với U
TBKLX là một ngoại lệ. Trong 475 ca U TBKL có 13 ca di căn phổi, cả 13 ca
đều lành tính về vi thể [37].
U TBKL chuyển dạng ác tính trong các trường hợp đặc biệt. Sau điều trị
tia xạ, sau phẫu thuật, hóa trị liệu [38]. Theo MG Roch và cộng sự trong 407 ca

U TBKL được chẩn đoán và điều trị thấy 19 BN tái phát ác tính trong đó 18 BN
sau điều trị tia xạ, 1BN sau mổ [39].
Mặc dù là u lành tính nhưng do tế bào khổng lồ là thuộc thực bào nên có
gặp trường hợp di căn phổi nhưng tỷ lệ thấp 1-2% [1], [38]…

Hình 3: UTBKL đầu dưới xương đùi di căn phổi, BN nữ 26 tuổi; (a) Ảnh chụp
cắt lớp vi tính dựng tái tạo MPR theo hướng đứng dọc đầu dưới xương đùi: tổn

Footer Page 9 of 16.


Header Page 10 of 16.

8

thương hủy xương lan rộng và xâm lấn mô lân cận; (b) Cắt lớp vi tính ngực: nốt
di căn phổi (mũi tên) [40].

5.Giải phẫu bệnh.
5.1.Đại thể.
U phát triển từ xương xốp đầu thân xương phát triển lệch tâm về một bên,
hủy xương có dạng khối tạo thành các hốc, vỏ xương bị mỏng và phình ra nhưng
không đều [41].
Về đại thể, các tổn thương do U TBKL là các khối có màu sô cô la, mật độ
mềm xốp và bở. Trong hốc nang thường chứa đầy máu có sự đổi màu từ vàng
đến da cam [20].

Hình 4: Hình đại thể UTBKL đầu dưới xương đùi, đa số có màu sô cô la
đặc trưng, mật độ xốp mềm [35].


Footer Page 10 of 16.


Header Page 11 of 16.

9

Hình 5: Mặt cắt UTBKL: các vùng nang chứa đầy máu, có sự đổi màu vàng và
da cam bên trong [35].
5.2.Vi thể
Mô U TBKL gồm 2 thành phần chính là TBKL đa nhân dạng hủy cốt bào
và tế bào đơn nhân giống nguyên bào sợi. Cả 2 loại tế bào này có nhân giống
nhau hình bầu dục thường đồng dạng, ít khi dị dạng.

Footer Page 11 of 16.


Header Page 12 of 16.

10

Hình 6: Hình ảnh vi thể U TBKL: TBKL đa nhân (mũi tên vàng trên chỉ sang
trái); TBKL đơn nhân (mũi tên vàng dưới chỉ sang phải) [42].
Tế bào đơn nhân là thành phần chính và quan trọng nhất. Tế bào đơn nhân
có hình thoi, hoặc bầu dục gần giống mô bào. Nhân hình bầu dục, bào tương bắt
màu kiềm tính nhẹ.
TBKL đa nhân có hình dạng thay đổi từ 20 – 100 nhân. Các nhân thường
nằm rải rác, đôi khi tập trung ở giữa tế bào. Bào tương thường bắt màu hồng
nhạt, đôi khi có hạt. Thường thấy tế bào khổng lồ đang ăn hồng cầu hoặc tế bào
đơn nhân. Không quan sát thấy hình ảnh phân bào ở tế bào khổng lồ, điều này

phù hợp với quan điểm cho là chúng hình thành do sự hợp nhất của nhiều tế bào
đơn nhân. Các tế bào khổng lồ có số lượng nhiều và lan tỏa đều trong tổn
thương. 40% u quan sát thấy có tế bào khổng lồ đa nhân trong mạch máu [1].
Điều này giải thích sự di căn xa mặc dù rất hiếm, nhưng hầu hết các trường hợp

Footer Page 12 of 16.


Header Page 13 of 16.

11

U TBKL này không cho di căn, cho nên hình ảnh này phù hợp với nghiên cứu
của Zheng cho rằng tế bào khổng lồ đa nhân được hình thành từ tế bào bạch cầu
đơn nhân từ trong mạch máu trước khi xâm nhập vào mô u.

Hình 7: U TBKL điển hình; (a): Hình XQ của U TBKL đầu dưới xương đùi; (b):
Vi thể (nhuộm Hematoxylin-eosin) trên nền của mô đệm đơn dòng có hiện diện
của tế bào khổng lồ đa nhân (mũi tên) [40]
Mô đệm có rất nhiều mao mạch tân tạo, đám xuất huyết với đại bào ăn
hemosiderin cũng như chất dạng mỡ.
Rất hiếm thấy mô sợi collagen trừ khi tăng sản sợi do phản ứng sau xuất
huyết, gẫy xương, phẫu thật sinh thiết; 50% trường hợp có các bè xương non
phản ứng ở phần ngoại vi của u.

Footer Page 13 of 16.


Header Page 14 of 16.


12

Nếu không thấy TBKL thì không chẩn đoán là U TBKL nhưng trong
nhiều bệnh lý của xương có tế bào khổng lồ nên việc chẩn đoán bằng vi thể U
TBKL là khó khăn mà phải dựa vào lâm sàng : tuổi, vị trí, đặc biệt là XQ [27].
5.3.Phân độ mô học
Độ mô học của khối u nói chung là độ ác tính về mặt mô bệnh học, và
thường được xếp từ thấp tới cao để biểu thị mức độ ác tính từ thấp đến cao của
khối u. Riêng đối với U TBKL phân độ mô học biểu thị mức độ từ lành tính đến
ác tính.
Để đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm mô học với các đặc tính lâm
sàng, nhiều bảng phân loại mô bệnh học của U TBKL đã được đưa ra.
Jaffe, Lichtenstein và Portis (1940) dựa trên độ tăng sinh bất thường của
các tế bào đơn nhân chia thành 3 độ: độ I – lành tính, độ II – lành, ác không rõ,
độ III – ác tính. [29]
Phân độ Jaffe và cộng sự (1940):
- Độ I : khối u lành tính nhiều tế bào khổng lồ lan tỏa.
- Độ II: xuất hiện nhiều tế bào đơn nhân với hình ảnh nhân chia nhân khụng
điển hình ở mức độ trung bình.
- Độ III : tế bào khổng lồ nhỏ và ít, xuất hiện nhiều tế bào đơn nhân, đa
nhân hình thái, nhân quái, nhân chia không điển hình.
Tuy nhiên một mình mô học không tiên đoán được mức độ xâm lấn, tái
phát hay di căn xa của u.

Footer Page 14 of 16.


Header Page 15 of 16.

13


Hình 8: Vi thể U TBKL độ I (nhuộm HE x440) [36]

Hình 9: Vi thể U TBKLX độ II (nhuộm HE x200)

Footer Page 15 of 16.


Header Page 16 of 16.

14

Hình 10: Hình ảnh chụp hình vi thể U TBKLX độ III (nhuộm HE x400)
6.Chẩn đoán hình ảnh
6.1.X-quang:
Xquang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hay được sử dụng nhất và
cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đầu tiên được sử dụng trong chẩn đoán
bệnh nhân U TKBLX.
Trên hình ảnh XQ của U TBKL thường thấy là một ổ hủy xương ở đầu
thân xương dài với các đặc điểm sau:
- Một ổ tiêu xương lệch về một bên, nằm ở đầu thân xương lan sát đến sụn
khớp.
- Ổ hủy xương hình khối hoặc có nhiều vách ngăn như bọt xà phòng.
- Giới hạn với xung quanh rõ nét, không có phản ứng đặc xương.
- Không có phản ứng màng xương.

Footer Page 16 of 16.


Header Page 17 of 16.


15

- Vỏ xương mỏng, phồng ra ( có dấu hiệu thổi vỏ ), có thể vỡ.
- U xâm lấn phần mềm thường có lớp xương mỏng bao quanh có thể không
thấy được trên X quang.
- 10% thấy đường gãy xương bệnh lý và gãy thường là gãy nội khớp.
- Nhược điểm: chỉ thấy được khi khối lượng xương đã mất >30% nên giai
đoạn sớm khó phát hiện, không đánh giá được khi u lan vào ống tủy và ra
phần mềm. Các khối u còn nhỏ hoặc ở xương cột sống, xương dẹt, các
xương nhỏ khó thấy trên X quang.

Hình 11: Hình Xquang U TBKLX đầu dưới xương quay [35]

Footer Page 17 of 16.


Header Page 18 of 16.

16

Hình 12: Hình ảnh U TBKL đầu trên xương chày [43].
Phân độ X-quang:
Có nhiều tác giả chia độ X – quang nhưng nói chung là tương đối giống nhau.
Việc phân độ X – quang rất có ý nghĩa trong điều trị và tiên lượng.
Merle d’’ Aubigne (1954) phân thành 3 thể XQ [29]:
- Thể yên tĩnh: u có hình hủy xương có giới hạn rõ bởi đường viền xương
xơ đặc, vỏ xương còn nguyên vẹn ít thay đổi trên các phim chụp cách
nhau vài tuần.
- Thể hoạt động: U có hình hủy xương không có đường viền xương xơ đặc

giới hạn, vỏ xương còn nguyên chưa vỡ, thay đổi hình ảnh trên các phim
chụp cách nhau vài tuần,

Footer Page 18 of 16.


Header Page 19 of 16.

17

- Thể tấn công: U có hình hủy xương không có giới hạn đường viền xương
xơ đặc hủy vỏ xương và thay đổi nhanh trên phim chụp cách nhau vài
tuần.
Campanaci (1987) cũng chia thành 3 độ dựa hình ảnh XQ thông thường [29]:
- Độ I: U có hình hủy xương có đường viền xương xơ đặc, vỏ xương
nguyên vẹn hoặc bị mủn ớt, vỏ xương chưa bị phồng lên.
- Độ II: U có hình hủy xương giới hạn rõ nhưng không có đường viền
xương xơ đặc vỏ xương còn nguyên dù bị biến dạng phồng lên.
- Độ III: U hủy xương giới hạn không rõ, vỏ xương bị phá vỡ và xâm lấn
vào phần mềm.

Hình 13: Hình ảnh XQ U TBKLX độ I đầu trên xương chày [42]

Footer Page 19 of 16.


Header Page 20 of 16.

18


Hình 14: Hình ảnh UTBKLX độ II đầu trên xương chày [44]

Hình 15: Hình ảnh U TBKLX độ II có gãy xương bệnh lý [44]

Footer Page 20 of 16.


Header Page 21 of 16.

19

Hình 16: Hình ảnh UTBKL độ III đầu trên xương cánh tay [44]

6.2.Chụp cắt lớp vi tính
Chụp CLVT trong chẩn đoán UTBKL có giá trị đặc biệt trong các trường
hợp u nhỏ, u ở xương dẹt, xương cột sống mà XQ thường qui không rõ hoặc
không thấy.
Chụp CLVT để đánh giá mức độ lan rộng xâm lấn của u ra ngoài xương
cũng như mức độ lan rộng của tổn thương trong ống tủy, giúp cho lựa chọn
phương pháp điều trị.
Việc đánh giá qua hình ảnh chụp CLTV rất có ý nghĩa trong phân giai
đoạn và dựa vào giai đoạn để đưa ra phương pháp điều trị.

Footer Page 21 of 16.


Header Page 22 of 16.

20


CLVT của tổn thương cho thấy một sự vắng mặt của xương và khoáng
[35].

Hình 17: Hình ảnh CLVT của một UTBKL ở đầu xa xương đùi: khuyết xương
trong tổn thương [35].

6.3.Chụp cộng hưởng từ (CHT)
Trên hình CHT cho phép đánh giá lan tỏa tổn thương vào tủy xương, lan
vào phần mềm và liên lạc quan các mạch máu.
Dấu hiệu của u không đặc hiệu vì vỏ xương không chứa các proton và
không có tín hiệu.
Hình ảnh trên CHT giúp chẩn đoán phân biệt với một số u khác như: u đặc
xương dưới sụn, hạch ngoài xương, áp xe Brodie, ung thư loại tế bào sáng, do

Footer Page 22 of 16.


Header Page 23 of 16.

21

hình ảnh trên T1 và T2 có tăng tín hiệu, còn U TBKL có tín hiệu thấp hoặc trung
bình [27].
Trong U TBKL điển hình, cường độ tín hiệu đồng nhất, và tổn thương
được giới hạn tốt. Các tổn thương có cường độ tín hiệu thấp trên T1W và cường
độ tín hiệu trung gian trên T2W [35].

Hình 18: Hình ảnh CHT u tế bào khổng lồ có tín hiệu thấp trên T1W[35].

Footer Page 23 of 16.



Header Page 24 of 16.

22

Hình 19: Hình ảnh CHT u tế bào khổng lồ, cường độ tín hiệu từ trung bình đến
cao trên T2W [35]

Hình 20: Hình CHT U TBKLX : phá hủy xương rộng, xâm lấn mô mềm [35].

Footer Page 24 of 16.


Header Page 25 of 16.

23

Hình 21: Hình CHT U TBKL đầu dưới xương chày: tổn thương lan rộng bề mặt
khớp [35].
7.Điều trị
Điều trị U TBKLX phải đáp ứng 2 yêu cầu sau [29]:

- Phẫu thuật lấy hết mô u là điều kiện thiết yếu và là nền tảng cho việc
lựa chọn phương pháp điều trị.

- Tái tạo vùng xương bị mất và hồi phục tối đa chức năng của xương bị
u.
Việc điều trị U TBKLX cho đến nay vẫn còn khó khăn, mặc dù sự hiểu
biết cũng như sự phát triển về chẩn đoán hình ảnh, mô học và áp dụng các

phương pháp điều trị phối hợp nhưng tỷ lệ tái phát vẫn cao.
Điều trị U TBKLX phải căn cứ vào lâm sàng, XQ và GPB trong đó đặc
biệt là độ XQ và giai đoạn của bệnh. Phải loại trừ các trường hợp ác tính.

Footer Page 25 of 16.


×