Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tình hình đột quỵ tại bệnh viện đa khoa tỉnh XXX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.41 KB, 22 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi,
nhất là người cao tuổi, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật, tốn kém nhiều
cho gia đình và xã hội.
Theo thống kê ở Mỹ hàng năm có khoảng 795.000 người bị lần đầu hoặc tái
phát. Trung bình cứ 40 giây có một người Mỹ bị đột quỵ.
Tại Vương quốc Anh (U.K) mỗi năm có khoảnh 152.000 người bị đột quỵ.
Nghĩa là mỗi 05 phút có hơn một người . Có khoảng 1,1 triệu người đang sống sau
đột quỵ. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đối với đột quỵ, khoảng 50%
trong tất cả đột quỵ.
Nước ta hiện nay đột quỵ theo thống kê một số tỉnh thành: Hà Nội, TP. Hồ
Chí Minh, Huế . . . ngày càng tăng. Trong đó tăng huyết áp là nguy cơ cao.
Tại Tỉnh XXX trong năm 2012 Khoa cấp cứu chúng tôi tiếp nhận hàng ngàn
bệnh nhân, trong đó tăng huyết áp đột quỵ chiếm số lượng nhiều.
Mặc dầu có nhiều tiến bộ trong điều trị đột quỵ. Nhưng tối ưu nhất là dự
phòng các yếu tố nguy cơ, trong đó tăng huyết áp là nguy cơ cao.
Vì vậy để dự phòng và điều trị tốt tăng huyết áp đột quỵ, giảm tỷ lệ tử vong
và di chứng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “Tình hình bệnh nhân đột quỵ vào
Khoa cấp cứu Bệnh viện đa khoa Tỉnh XXX trong năm 2012”.
* Mục tiêu:
- Xác định bệnh nhân đột quỵ vào Khoa cấp cứu
- Tìm hiểm một số yếu tố nguy cơ lien quan đột quỵ.

1


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Tai biến mạch máu não là nhóm bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới, để lại
hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.
Trong lâm sàng có hai thể phổ biến là chảy máu não và nhồi máu não. Sự
tiến triển của cơn đột quỵ não gây gia tăng thể tích của ổ tổn thương thể hiện qua


tình trạng lâm sàng ngày càng nặng dần lên.
Như vậy việc phát hiện và chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não vô cùng cần thiết
để có thể kịp thời triển khai các phương pháp điều trị nhằm hạn chế sự phát triển
của ổ tổn thương vì chính “Thời gian là não”.
* Phát hiện cơn đột quỵ não
Để có thể chẩn đoán sớm cơ đột quỵ não cần phải phát hiện bệnh kịp thời.
Muốn vậy ngoài kiến thức kinh nghiệm của các thầy thuốc và các cơ sở y tế cần phổ
biến rộng rãi thông tin y học thường thức tới cộng đồng.
Theo tổ chức đột quỵ não thế giới (World Stroke organizatinon/WSO) các
dấu hiệu của cơn đột quỵ não bao gồm:
- Tình trạng yếu, tê bì hoặc liệt vận động mắt, tay hoặc chân.
- Khó nói hoặc không hiểu lời nói.
- Chóng mặt và mất thăng bằng.
- Mất thị giác.
- Nhức đầu, thường dữ dội và đột ngột.
- Nuốt khó.
Các dấu hiệu trên được thu gọn với các ký tự tiếng Anh:
F: chỉ hiện tượng mặt bị liệt (Facial weakness).
A: Chỉ hiện tượng chi trên hoặc chi dưới bị yếu (Arm weakness)
S: Chỉ hiện tượng khó nói hoặc không hiểu lời nói (Speech difficulty)

2


Và như vậy phải hành động nhanh ghi bằng ký tự T là thời gian để hoạt động
(Time to act) tìm kiếm sự giúp đỡ của đội ngũ y tế.
F, A, S, T kết hợp tạo ra từ FAST chỉ ra việc phải hành động nhanh.
Tại Khoa cấp cứu đánh giá nhanh trực trạng bệnh nhân, nhận biết được cơn
đột quỵ não.
WSO đề xuất các nhận biết cơn đột quỵ tại phòng cấp cứu như sau:

- Đánh giá triệu chứng khởi phát, thang điểm Glassgow, tri số huyết áp và
đường huyết.
- Phân định bệnh theo cách cho điểm các triệu chứng
+ Phủ định: Cho điểm -1 đối với các biểu hiện mất ý thức hoặc ngất, co giật
động kinh.
+ Xác định: Cho điểm +1 đối với các biểu hiện liệt mặt, yếu tay, yếu chân,
rối loạn ngôn ngữ, thiếu sót thị tương.
Nếu tổng điểm > 0 có nhiều khả năng là cơ đột quỵ não.
* Triệu chứng và chẩn đoán
1.1. Triệu chứng:
- Rối loạn cảm giác hoặc vận động của một vùng cơ thể (tê liệt) ở mặt, chân,
tay, đặc biệt nhất là liệt 1/2 người.
- Rối loạn thị lực (nhìn mờ hoặc mù đột ngột).
- Rối loạn về ngôn ngữ (nói ngọng hoặc thất ngôn).
- Rối loạn tri giác (lẫn lộn, kích thích, vật vã, hôn mê).
Các triệu chứng rất thay đổi tùy thuộc vào tai biếm mạch máu não do tắc
mạch hay xuất huyết não, vị trí não bị tổn thương và độ rộng của vùng não bị tổn
thương.

3


1.2. Các thăm dò hỗ trợ chẩn đoán
Dù hỏi bệnh và khám lâm sàng tỉ mỉ cũng không phân biệt được tai biến
mạch máu não là do xuất huyết hay nhũn não. Mà sự phân biệt này rất quan trọng
trong điều trị.
a. Chụp CT sọ (Computed Tomography Scan)
Là thăm dò đầu tiên nên được lựa chọn, giúp phân biệt được xuất huyết hay
nhũn não. Ngoài ra giúp phát hiện u não hay các bất thường khác trong não, có thể
gây các triệu chứng giống tai biến mạch máu não. Tuy nhiên chụp CT Scan sọ có

thể bỏ sót nhũn não trong 12 giờ đầu, hơn nữa không phải là phương pháp tối ưu để
phát hiện các ổ nhũn não nhỏ.
b. Chụp MRI sọ (Magaetic Resonance Imaging)
Có độ nhạy cao hơn hẳn so với chụp CT Scan sọ trong giai đoạn cấp đặc biệt
ổ nhồi máu nhỏ hoặc tổn thương ở vùng thân não.
1.3. Các xét nghiệm cơ bản
- Đo điện tim, X quang phổi, siêu âm.
- Các xét nghiệm máu: sinh hóa, đông máu, huyết học.
1.4. Siêu âm mạch cảnh
Có thể giúp phát hiện và đánh giá tình trạng vữa xơ gây hẹp lòng mạch hoặc
bóc tách ở động mạch cảnh là nguyên nhân có thể gây tai biến mạch máu não.
1.5. Chụp động mạch não
Là tiêu chuẩn vàng để đánh giá bệnh lý mạch máu não. Thường được chỉ
định ở bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ nghi ngờ dị dạng mạch máu não hoặc tách
thành động mạch não.
* Phác đồ xử lý tai biến mạch máu não
1.5.1. Điều trị cấp cứu
a. Bảo đảm thông khí

4


b. Theo dõi các chỉ số sinh tồn
c. Làm ngay các xét nghiệm cơ bản
d. Chỉ định CT Scan hay MRI.
e. Chống phù não
- Nằm đầu cao 300.
- Bảo đảm thông khí tốt.
- Khống chế tốt huyết áp.
- Truyền Manitol.

f. Kiểm soát huyết áp
- Xuất huyết não huyết áp tăng cao (> 200/120mmHg) hạ huyết áp là cần
thiết, không nên hạ huyết áp nhanh quá. Trong giai đoạn cấp có thể sử dụng.
- Labetadol truyền tĩnh mạch 0,5 – 2mg/phút
- Nicardipin truyền tĩnh mạch 5 – 15mg/giờ
- Các bệnh nhân nhũn não chỉ nên hạ huyết áp vừa phải để tránh giảm áp lực
tưới máu não cần thiết nên duy trì 150/90mmHg.
g. Chăm sóc toàn diện
h. Thuốc chống đông và các thuốc ức chế tiểu cầu (đối với bệnh nhân nhồi máu
não).
i. Thuốc tiêu huyết khối chỉ được dùng khi:
- Bệnh nhân đến sớm trước 3 giò.
- Chẩn đoán chắc chắn là thiếu máu não và không có xuất huyết não (CT
Scan hay MRI).
- Không có chấn thương sọ não hay đột quỵ trong vòng 3 tháng.
- Không có phẫu thuật trong vòng 2 tuần.

5


- Không có chọc động mạch trong vòng 1 tuần.
- Huyết áp tối đa < 150mmHg, huyết áp tối thiểu < 110mmHg.
- Không có rối loạn đông máu và tiểu cầu > 100.000/ml.
- tPA được chỉ định với liều 0,9mg/kg tiêm tĩnh mạch 10% tổng liều. Sau
truyền tĩnh mạch 90% còn lại trong 1 giờ. Tối đa không quá 90mg
j. Các thuốc bảo vệ thần kinh
Chưa chứng minh được tác dụng rõ rệt trong giai đoạn cấp.
k. Phẫu thuật lấy khối máu tụ (xuất huyết não).
Còn nhiều tranh cải. Tiến hành như khối máu tụ lớn gây chèn ép và . . .
1.5.2. Điều trị phục hồi chức năng

Sớm và tích cực
1.5.3. Điều trị dự phòng
a. Với bệnh nhân tăng huyết áp.
b. Với bệnh nhân bệnh tim mạch.
c. Với bệnh nhân tiểu đường.
d. Với các bệnh nhân có hẹp động mạch cảnh nặng.
* Chẩn đoán tăng huyết áp
- Dựa vào JNC VII (Liên Ủy ban quốc gia về phòng ngừa kiểm soát, đánh
giá và điều trị tăng huyết áp).
- Huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương
+ < 120/80

Bình thường

+ 120 – 139/80 – 89

Tiền tăng huyết áp

+ > 140/90

Tăng huyết áp

+ 140 – 159/90 – 99

Tăng huyết áp giai đoạn 1

6


+ > 160/> 100


Tăng huyết áp giai đoạn 2

* Theo nghiên cứu “Tình hình tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Thanh Nhàn
trong 10 năm 1998 – 2007” đã kết luận:
- Số lượng bệnh nhân tai biến mạch máu não trong 10 năm tại Bệnh viện
Thanh Nhàn
Cứ 1892 bệnh nhân tai biến mạch máu não, chiếm 4,24% bệnh nhân nội trú
tại bệnh viện. Số bệnh nhân tai biến mạch máu não tăng dần hàng năm.
Năm 2007 so với 1998 tăng 2,1 lần
- Một số yếu tố liên quan với bệnh nhân tai biến mạch máu não
+ Nam chiếm 62,54%, nữ 37,46%. Bệnh nhân tăng theo tuổi chiếm 83,1%.
Tai biến mạch máu não xảy ra quanh năm cao hơn vào các tháng 1,5,11,12, khởi
phát tất cả các giờ trong ngày, cao hơn từ 9 – 10 giờ và 17 – 18 giờ.
+ Bệnh nhân tai biến mạch máu não có tiền sử tăng huyết áp 81,7% rối loạn
Lipid máu 35,8%, tiểu đường 18,6%, nghiện rượu 15,3%, nghiện thuốc lá 12,1%,
tai biến mạch máu não thoáng qua 11,6%, bệnh tim 8,7%.
- Phân loại tai biến mạch máu não trên lâm sàng với chụp cắt lớp vi tính
Nhồi máu não 69,7%, xuất huyết não 28,3%, xuất huyết thân não 2%
* Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Hy “Một số nhận xét tình hình bệnh nhân đột
quỵ vào khoa cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới năm
2007” kết luận:
- Tăng huyết áp đột quỵ ngày càng tăng lên, nhất là các nước đang phát triển,
thành thị nhiều hơn nông thôn.
- Bệnh nhân tăng huyết áp đột quỵ có xu hướng nhiều hơn ở tuổi trẻ, gặp
nhiều ở độ tuổi 50 – 79 tuổi (77,66%).

7



- Gặp nhiều tăng huyết áp với tỷ lệ 54,98% tai biến mạch máu não 40,89%.
Qua đó có thể giải quyết cấp cứu ban đầu cũng như thông tin tuyên truyền cho mọi
người hiểu về tăng huyết áp đột quỵ.
- Bệnh tăng huyết áp đột quỵ gây nên các biến chứng và dị tật suốt đời, ảnh hưởng
đến các sinh hoạt, hoạt động của người bệnh, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội và
gia đình.

8


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Bệnh nhân > 15 tuổi vào khoa cấp cứu năm 2012, có hồ sơ bệnh án lưu trữ.
- Đối tượng loại trừ: hồ sơ không rõ ràng về dữ liệu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu hồi cứu mô tả cắt ngang dựa vào bệnh án của các bệnh nhân tai
biến mạch máu não vào khoa cấp cứu từ 01/01/2012 đến 31/12/2012.
- Chẩn đoán tăng huyết áp dựa vào JNC VII
- Chẩn đoán tai biến mạch máu não dựa vào lâm sàng và cận lâm sang (CTScan sọ)
- Kết quả được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0

9


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Bệnh nhân đột quỵ so với bệnh nhân vào cấp cứu
Bảng 3.1: Bệnh nhân đột quỵ so với bệnh nhân vào cấp cứu
Các loại bệnh

Số bệnh nhân


Tỷ lệ %

Tai nạn giao thông

5.396

14,34

Chấn thương sọ não

592

1,57

Đột quỵ

605

1,61

Bệnh khác

31.036

82,48

Tổng số

37.629


100,00

Nhận xét: Đột quỵ vào cấp cứu 605 bệnh nhân (1,61%) tương đương chấn
thương sọ não 592 bệnh nhân (1,57%).
3.2. Phân loại đột quỵ
Bảng 3.2. Phân loại đột quỵ
Loại đột quỵ

Số bệnh nhân

Tỷ lệ %

Xuất huyết não

211

34,9

Nhồi máu não

394

65,1

605

100,00

Tổng cộng


Nhận xét: Nhồi máu não 394 bệnh nhân (65,1%) nhiều hơn xuất huyết não
211 bệnh nhân (34,9%).

3.3. Địa phương
Bảng 3.3. Địa phương

10


Địa phương

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

Phan Thiết

227

37,5

Đức Linh

01

0,2

Tánh Linh


07

1,2

Hàm Thuận Bắc

154

25,5

Hàm Thuận Nam

76

12,6

Hàm Tân

30

5,0

Lagi

23

3,8

Bắc Bình


32

5,3

Tuy Phong

38

6,3

Phú Quý

10

1,7

Nơi khác

07

1,2

Tổng cộng

605

100,00

Nhận xét: Phan Thiết nhiều nhất 227 bệnh nhân (37,5%), Đức Linh ít nhất 01
bệnh nhân (0,2%).


3.4. Thời gian trong năm theo tháng
Bảng 3.4. Thời gian trong năm theo tháng
Tháng

Số lượng bệnh nhân

Tỷ lệ %

Tháng 1

52

8,6

Tháng 2

55

9,1

11


Tháng 3

53

8,8


Tháng 4

48

7,9

Tháng 5

50

8,3

Tháng 6

52

8,6

Tháng 7

56

9,3

Tháng 8

45

7,4


Tháng 9

38

6,3

Tháng 10

58

9,6

Tháng 11

53

8,8

Tháng 12

45

7,4

Tổng cộng

605

100,00


Nhận xét: Bệnh nhân đột quỵ trãi đều các tháng trong năm, cao nhất tháng
10: 58 bệnh nhân (9,6%), thấp nhất tháng 9: 38 bệnh nhân (6,3%).

3.5. Giới tính
Bảng 3.5. Phân bố giới tính và loại đột quỵ
Giới
tính
Nam

Xuất huyết não

Tổng cộng

P

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

129

38,1


210

61,9

339

56,0

> 0,05

69,2

266

44,0

> 0,05

61,1%
Nữ

Nhồi máu não

82
38,9%

53,3%
30,8


184
46,7%

12


Tổng

211

cộng

100,00

34,9

394

65,1

100,00

605

605

100,00

Nhận xét: Trong từng nhóm, số bệnh nhân nam nhiều hơn số bệnh nhân nữ.
Xuất huyết não: nam 129 bệnh nhân (61,1%), nữ 82 bệnh nhân (38,9%).

Nhồi máu não: nam 210 bệnh nhân (53,3%), nữ 184 bệnh nhân (46,7%).

3.6. Nhóm tuổi
Bảng 3.6. Phân bố nhóm tuổi và loại đột quỵ
Nhóm

Xuất huyết não

Nhồi máu não

Tổng cộng

P

tuổi

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

15 – 40


16

76,2

05

23,8

21

3,5

< 0,05

1,2%

1,3%

98

51,0

192

31,7

< 0,05

74,2


392

64,8

< 0,05

7,6%
41 – 60

94

49,0

44,5%
> 60

101

24,9%
25,8

291

13


47,9%
Tổng

211


73,9%
34,9

394

65,1

605

100,00

cộng

Nhận xét: Đột quỵ xảy ra nhiều ở nhóm > 60 tuổi 392 bệnh nhân (64,8%).
Xuất huyết não: nhóm > 60 tuổi nhiều nhất 101 bệnh nhân (47,9%).
Nhồi máu não: nhóm > 60 tuổi nhiều nhất 291 bệnh nhân (73,9%)
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05).

3.7. Thời gian nhập viện
Bảng 3.7. Phân bố thời gian nhập viện và loại đột quỵ
Nhóm

Xuất huyết não

Nhồi máu não

Tổng cộng

P


thời gian

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

06 – 14 h

99

33,1

200

66,9

299

49,4

< 0,05


66,9

245

40,5

< 0,05

49,2

61

10,1

< 0,05

46,9%
14 – 22h

81

50,8%
33,1

38,4%
22 – 06h

31
14,7%


164
41,6%

50,8

30
7,6%

14


Tổng

211

cộng

100,00

34,9

394

61,1

605

100,00


100,00

Nhận xét: thời gian nhập viện tập trung vào nhóm 06 – 14h: 299 bệnh nhân
(49,4%) và nhóm 14 – 22h: 245 bệnh nhân (40,5%).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về phân bố đột quỵ theo nhóm thời gian
nhập viện (P < 0,05).

3.8. Nguyên nhân
Bảng 3.8. Phân bố nguyên nhân và loại đột quỵ
Nguyên
nhân
Tăng HA

Xuất huyết não

nhân khác
Tổng

Tổng cộng

P

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %


n

Tỷ lệ %

190

36,1

337

63,9

527

87,1

> 0,05

73,1

78

12,9

> 0,05

65,2

605


100,00

90%
Nguyên

Nhồi máu não

21

85,5%
26,9

10,0%
211

57
14,5%

34,9

394

cộng
Nhận xét: Đa số nguyên nhân do tăng huyết áp: 527 bệnh nhân (87,1%) và
nguyên nhân khác: 78 bệnh nhân (12,9%).

15


Xuất huyết não: nguyên nhân tăng huyết áp: 190 bệnh nhân (90%) nhiều hơn

nguyên nhân khác: 21 bệnh nhân (10%).
Nhồi máu não: nguyên nhân tăng huyết áp: 337 bệnh nhân (85,5%) nhiều
hơn nguyên nhân khác: 57 bệnh nhân (14,5%).

3.9. Kết quả điều trị
Bảng 3.9 Phân bố kết quả điều trị và loại đột quỵ
Kết quả
Ra viện

Xuất huyết não

n

Tỷ lệ %

n

Tỷ lệ %

93

21,7

336

78,3

429

70,9


< 0,05

28,9

128

21,2

< 0,05

43,8

48

7,9

< 0,05

65,1

605

100,00

91

85,3%
71,7


27

211

37
9,4%

56,2

12,8%
Tổng cộng

P

Tỷ lệ %

43,1%
Tử vong

Tổng cộng

n

44,1%
Nặng xin về

Nhồi máu não

21
5,3%


34,9

394

Nhận xét: Nhóm bệnh nhân ra viện nhiều nhất: 429 bệnh nhân (70,9%).
Xuất huyết não: Tử vong cao nhất: 27 bệnh nhân (56,2%).
Nhồi máu não: Tử vong ít hơn: 21 bệnh nhân (43,8%)

16


Bệnh nhân nặng xin về: Xuất huyết não 91 bệnh nhân (43,1%) cao hơn nhồi
máu não 37 bệnh nhân (9,4%).
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kết quả điều trị và loại đột quỵ ( P <
0,05)

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân đột quỵ vào khoa cấp cứu: 605
(1,61%) tương đương với chấn thương sọ não 592 (1,57%). Đây là một số không
nhỏ nói lên sự quản lý và kiểm soát các yếu tố nguy cơ chưa tốt, nhất là các nước
đang phát triển như Việt Nam.
Nhồi máu não 394 (65,1%) nhiều hơn xuất huyết não 211 (34,9%) phù hợp
với một số tác giả Đinh Văn Thắng, nhồi máu não (69,7%), xuất huyết não (30,3%).
Tác giả Lê Thị Trang, nhồi máu não (72,48%), xuất huyết não (27,2%).
Thành phố Phan Thiết đột quỵ nhiều nhất: 227 bệnh nhân (37,5%), kế đến
Hàm Thuận Bắc 154 bệnh nhân (25,5%), Hàm Thuận Nam 76 bệnh nhân (12,6%),
Đức Linh ít nhất 01 bệnh nhân (0,2%).
Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam tiếp giáp với Phan Thiết nên số bệnh
nhân đến thẳng khoa cấp cứu Bệnh viện tỉnh. Đức Linh là bệnh viện khu vực có cơ

cở điều trị tốt, ở xa Phan Thiết, chuyển viện trực tiếp đến Tp. Hồ Chí Minh.
Bệnh đột quỵ xảy ra tất cả các tháng trong năm, cao nhất là tháng 10: 58
bệnh nhân (9,6%), thấp nhất tháng 9: 38 bệnh nhân (6,3 %). Số lượng bệnh nhân rãi

17


đều trong các tháng, không có sự chênh lệch đáng kể vì Bình Thuận là vùng địa lý
không có sự khác biệt rõ rệt về thời tiết giữa các mùa. Tác giả Đinh Văn Thắng có
sự khác biệt các tháng trong năm, nhiều nhất là 3 tháng mùa đông (tháng 11, 12, 1).
Miền bắc có sự khác biệt rõ giữa các mùa.
Bệnh nhân nam: 339 (56%) nhiều hơn bệnh nhân nữ 266 (44%), Xuất huyết
não: nam 129 bệnh nhân (61,1%), nữ 82 bệnh nhân (38,9%). Nhồi máu não: nam
210 bệnh nhân (53,3%), nữ 184 bệnh nhân (46,7%). Đột quỵ tăng cao theo nhóm
tuổi, cao nhất là nhóm > 60 tuổi: 392 bệnh nhân (64,8%), nhóm 21 – 60 tuổi: 192
bệnh nhân (31,7%), ít nhất là nhóm 15 – 40 tuổi: 21 bệnh nhân (3,5%). Kết quả
chúng tôi phù hợp với tác giả Trần Thanh Tâm, Đinh Văn Thắng, Nguyễn Văn
Tuấn, Lê Thị Trang.
Bệnh nhân đột quỵ vào cấp cứu khoảng thời gian nhiều nhất từ 06 – 22h: 544
bệnh nhân (89,9%), thời gian này phù hợp với tác giả Nguyễn Đức Hy. Xuất huyết
não, nhồi máu não xảy ra nhiều trong nhóm thời gian này. Xuất huyết não: 180
bệnh nhân (85,3%), nhồi máu não 364 bệnh nhân (92,4%). Từ đó cảnh báo cho
chúng ta sự chuẩn bị cấp cứu bệnh nhân đột quỵ trong nhóm thời gian này.
Yếu tố nguy cơ hàng đầu là tăng huyết áp: 527 bệnh nhân (87,1%), nguyên
nhân khác: 78 bệnh nhân (12,9%). Phù hợp với nhiều tác giả khác đa số là > 80%.
Lê Thị Trang (81,65%), Phạm Thị Diệu Linh (84%), Đinh Văn Thắng (81%).
Nhóm tác giả bệnh viện Đăk Lăk (80,5%). Có sự khác biệt giữa tác giả Nguyễn Văn
Tuấn, Bệnh viện 103 (64,3%), là một bệnh viện quân đội, phải chăng có sự khác
biệt giữa bệnh viện quân đội và bệnh viện dân sự?
Kết quả điều trị:

Ra viện: 429 bệnh nhân (70,9%), xuất huyết não: 93 bệnh nhân (21,7%),
nhồi máu não: 336 bệnh nhân (78,3%).
Bệnh nặng xin về (đồng nghĩa với tử vong): 128 bệnh nhân (21,2%), xuất
huyết não: 91 bệnh nhân (71,7%), nhồi máu não: 37 bệnh nhân (28,9%).

18


Tử vong: 48 bệnh nhân (7,9%), xuất huyết não 27 bệnh nhân (56,2%), nhồi
máu não: 21 bệnh nhân (43,8%).
Tử vong gặp nhiều trong nhóm xuất huyết não (56,2%). Xuất huyết não cũng
gặp nhiều trong nhóm nặng xin về (43,1%).
Kết quả điều trị này phù hợp với tác giả Phạm Thị Diệu Linh.

KẾT LUẬN
- Bệnh nhân đột quỵ vào khoa cấp cứu số lượng nhiều.
- Nhồi máu não nhiều hơn xuất huyết não.
- Đột quỵ gặp nhiều ở Thành phố Phan Thiết
- Bệnh xảy ra đều trong các tháng trong năm, không có sự khác biệt rõ ràng
các tháng trong năm tại Bình Thuận.
- Bệnh nhân nam đột quỵ nhiều hơn bệnh nhân nữ. Đột quỵ tăng cao theo
nhóm tuổi, cao nhất là nhóm > 60 tuổi.
- Đột quỵ vào cấp cứu khoảng thời gian nhiều nhất là từ 06 – 22 g.
- Yếu tố nguy cơ hàng đầu là tăng huyết áp.
- Tử vong gặp nhiều ở nhóm xuất huyết não.
- Bệnh nặng xin về cũng gặp nhiều ở nhóm xuất huyết não.
KIẾN NGHI
- Nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, đột
quỵ ban đầu.


19


- Tuyên truyền, giáo dục cho công đồng biết về đột quỵ và tăng huyết áp.
- Quản lý tốt người mắc bệnh tăng huyết áp.
- Thành lập đơn vị đột quỵ tại Bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Đức Hinh “Chẩn đoán sớm đột quỵ”. Tập san thần kinh học, tập 1 tháng 6
năm 2010, tr 3 - 7
2. Nguyễn Đức Hy “Một số nhận xét tình hình bệnh nhân đột quỵ vào khoa cấp cứu
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới năm 2007”(2011), Hội nghị khoa
học toàn quốc lần thứ 7. Hội nội khoa Việt Nam. Tháng 7 năm 2011, tr 213 – 216.
3. Phạm Thị Diệu Linh, Trần Văn Huy “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ lien quan
đến đột quỵ điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa” từ 9/2007 – 12/2007. Hội nghị
khoa học toàn quốc lần thừ VI. Hội nội khoa Việt Nam 4/2009, trang 518 – 524.
4. Lê Văn Thành, Nguyễn Thị Kim Liên, Phan Công Tân, Nguyễn Văn Tuấn
“Những tiến bộ mới trong điều trị tai biến mạch máu não và đơn vi đột quỵ”
(hoiyhoctphcm.org.vn)
5. Đinh Văn Thắng, Tô Văn Hải, Trương Trường Giang “Tình hình tai biến mạch
máu não tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong 10 năm 1998 – 2007” (2009), Hội nghị
khoa học toàn quốc lần thứ 6. Hội nội khoa Việt Nam. Tháng 4 năm 2009, tr 512 –
517.

20


6. Trần Thanh Tâm, Nguyễn Minh Hiện “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng, biến đổi Glucose huyết ở bệnh nhân đột quỵ chảy máu não trong tuần đầu” tập

san thần kinh học, tập 1 tháng 6/2010, trang 45 – 54.
7. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Minh Hiện “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng
hình ảnh CT sọ não và rối loạn Natri, Kali huyết thanh trên bệnh nhân đột quỵ có
rối loạn ý thức” tập san thần kinh học, tập 1, tháng 6/2010, trang 23 – 31.
8. Lê Văn Thinh, Trần Viết Lưu, Nguyễn Thị Quyên, Michael Brainin, Lê Hoàng
Anh “Tình hình và thực trạng chăm sóc đột quỵ trong các bệnh viện đa khoa từ
tuyến tỉnh trở lên ở Việt Nam”. Thời gian 1/4/2008 đến 1/5/2008
(http//taibienmachmaunao.com).
9. Lê Thị Thu Trang, Lê Văn Lâm, Lê Xích Ma, Lê Văn Sơn, Hồ Công Thăng, Lê
Thị Hồng “Nghiên cứu vai trò các yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng giai đoạn
cấp của bệnh tai biến mạch máu não tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị năm
2008 (2009 Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VI, Hội nội khoa việt nam tháng
4/2009, trang 504 – 511).
10. Nhóm nghiên cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk “Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng ở bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh
viện đa khoa tỉnh Đăk Lăk” từ 10/2009 – 4/2010. (2011) Hội nghị khoa học toàn
quốc lần thứ VII. Hội nội khoa Việt Nam, 7/2011, trang 217 – 222.
11. Một số đặc điểm dịch tễ học đột quỵ tại Bệnh viện Nhân Dân 115 (2010),
(www.blmmn.benhvien115.com.vn)
12. Hồi sức cấp cứu. Tiếp cận theo phác đồ (2012) “Đột quỵ thiếu máu não cục bộ
cấp” Công ty cổ phần xuất bản trẻ, tr 689 – 696.
13. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa (2011), Bệnh viện Bạch Mai
“Tai biến mạch máu não”, NXB Y học, tr 329 – 332.
Tiếng Anh
14. AHA (2013) “Heart Deasea and Stroke Statistics”.

21


15. JNC VII (2003)

16. U.K Stroke Association (2013), “Stroke Statistics”, Website: Stroke.org.uk

22



×