Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

tình hình tại nạn thương tích tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.4 KB, 4 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 19
1. Đặt vấn đề
Tai nạn thương tích (TNTT) là vấn đề y tế quan
trọng hiện nay, chiếm 16% gánh nặng bệnh tật trên
toàn thế giới. TNTT là nguyên nhân hàng đầu gây
tử vong và tàn tật ở những nước đang phát triển,
chiếm 98% tổng số TNTT thương tích toàn cầu.
Những năm gần đây ở nước ta, cùng với sự tăng
nhanh về kinh tế, xã hội trong cả nước nói chung,
tốc độ đô thò hóa nhanh ở các vùng nói riêng, là sự
gia tăng các loại hình TNTT. Hiện nay, TNTT gia
tăng trên tất cả các lónh vực của đời sống xã hội, đặc
biệt là tai nạn giao thông (TNGT). Nhiều nghiên
cứu cho thấy tử vong do TNGT chiếm từ 11 - 13%
tổng số các trường hợp tử vong và là nguyên nhân
tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 3 - 40 tuổi. Trong các
loại TNTT, TNGT chiếm tỉ lệ cao nhất. Các nguyên
nhân dẫn đến điều này một phần do sự gia tăng
nhanh chóng của các loại xe có động cơ, ý thức chấp
hành luật lệ giao thông của người dân chưa cao, hệ
thống đường giao thông còn nhiều bất cập như thiết
kế đường sá kém, tình trạng giao thông phức hợp,
hệ thống biển báo và chiếu sáng kém, tầm nhìn hạn
chế… Bên cạnh đó, tình trạng uống rượu bia gia tăng
đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, là
nguyên nhân quan trọng gây ra các loại TNTT.
Tình hình tai nạn thương tích tại Bệnh viện
Đa khoa trung tâm Tiền Giang
TS. BS. Tạ Văn Trầm
Tai nạn thương tích (TNTT) là một vấn đề bức xúc đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của


đất nước. Việc nghiên cứu thực trạng TNTT là 1 việc làm cần thiết nhằm góp phần phòng chống tai
nạn này. Mục tiêu nghiên cứu là Đánh giá thực trạngTNTT tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang trong năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005, xác đònh các yếu tố liên quan TNTT và dề xuất
các giải pháp phòng chống. Nghiên cứu cho thấy tổng số TNTT là 7551 trường hợp, trong đó nam
là 5644 trường hợp, chiếm tỷ lệ 71,2%, nữ là 2076 trường hợp, chiếm tỷ lệ 28,8%. Tai nạn giao thông
(TNGT) chiếm tỷ lệ cao nhất 75,3%, tiếp đến là tai nạn sinh hoạt (TNSH) (24,5%) và tai nạn lao
động (TNLĐ) (0,3%). Phương tiện gây TNGT chủ yếu là xe máy (72%), TNSH chủ yếu là đánh nhau,
TNLĐ chủ yếu là do công việc xây dựng. Các yếu tố liên quan đến TNGT là tuổi 18 -49 tuổi (67%),
giới nam (71,2%), thời điểm xảy ra TNGT cao nhất 18 - 21 giờ (37,6%); nồng độ cồn trong máu vượt
mức cho phép là 70%, tỉ lệ có đội mũ bảo hiểm là 10% và có giấy phép lái xe là 82%. Qua nghiên
cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp thích hợp để phòng chống TNTT.
Injuries, especially traffic injuries, are considered as a burning problem for community health and
national development. It is necessary to conduct studies on injury status for the purpose of injury pre-
vention and control. This study aims at evaluating the injury situation among patients admitted to
Tien Giang General Central Hospital during 2004 and the first 6 months of 2005, identifying injury
determinants, and recommending solutions for prevention and control of injury. The study findings
show that there is a total number of 7,551 injury cases, of whom 5,644 cases are males (71.2%) and
2,076 cases are females (28.8%). Traffic injuries have the highest incidence rate (75.3%), followed
by injuries associated with daily life activities and occupations (24.5% and 0.3%, respectively).
Traffic injuries are predominantly caused by motorbike (72%) while daily life activity injuries are
caused by violent activities such as fighting (78.8%) and occupational injuries are most frequently
caused by construction work (68%). Injury determinants are age between 18-49 years (67%), sex -
male (71.2%), time of traffic injury occurrence - between 18h-21h (37.6%), drink driving (77%), over
limit of alcohol concentration (70%), driving with safety helmet (10%), possessing driving license
(82%). Appropriate measures are recommended by the authors in this study for injury prevention.
20 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Để phản ánh tình hình TNTT tại Bệnh viện Đa
khoa Trung tâm Tiền Giang, cơ sở y tế điều trò lớn
nhất của tỉnh Tiền Giang, nhằm góp phần phòng

chống TNTT, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm
mục tiêu: Đánh giá thực trạng TNTT tại Bệnh viện
Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, xác đònh một số
yếu tố có liên quan đến TNTT và đề xuất các giải
pháp phòng chống.
2 Phương pháp nghiên cứu
TNTT được đònh nghóa bao gồm TNGT, tai nạn
lao động (TNLĐ), tai nạn sinh hoạt (TNSH), các
loại ngộ độc, bỏng, dò vật các loại, điện giật, rắn
cắn, côn trùng đốt… Trong phạm vi nghiên cứu này,
chúng tôi nghiên cứu tất cả các trường hợp TNGT,
TNSH và TNLĐ nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa
Trung tâm Tiền Giang trong năm 2004 và 06 tháng
đầu năm 2005.
Phương pháp nghiên cứu là mô tả cắt ngang:
Cỡ mẫu nghiên cứu là toàn bộ 7.551 ca. Xử lý số
liệu theo phương pháp thống kê y học.
3. Kết quả
3.1 Tình hình TNTT
Trong thời gian năm 2004 và 06 tháng đầu năm
2005, tổng số TNTT là 8.711 trường hợp.
Trong tổng số 7.551 trường hợp TNTT được
nghiên cứu, có 5.675 trường hợp thuộc về TNGT
(75.3%), 1.854 trường hợp thuộc TNSH (24.5%) và
22 TNLĐ (0.3%). Trong số 7.551 ca, nam là 5.644
trường hợp, chiếm tỉ lệ 71,2% và nữ là 2.076 trường
hợp, chiếm tỉ lệ 28,8%. Nam chiếm tỉ lệ cao trong
cả TNGT (71.2%), TNSH (70.8%) và TNLĐ
(86.3%). Độ tuổi tập trung cao nhất là 18 - 49 tuổi,
chiếm tỉ lệ 69,7%. Tuổi trung bình là 23,36.

Thời điểm xảy ra TNGT nhiều nhất là từ 18 đến
21 giờ (37%), 12 đến 14 giờ (20%) và 5 đến 8 giờ
sáng (15%).
Nồng độ rượu trong máu vượt quá qui đònh > 80
mg% có 3640/5200 ca, chiếm 70%, nồng độ rượu
trung bình trong 5.200 mẫu xét nghiệm là: 106,53
25,99 mg%.
Tỉ lệ đội mũ bảo hiểm và bằng lái xe: Khảo sát
cắt ngang 300 trường hợp TNGT thấy 10% có đội
mũ bảo hiểm và 82% có giấy phép lái xe.
Tử vong chủ yếu do chấn thương sọ não:
116/137 ca TNGT (81.7%), 9/10 ca TNSH và 1/3
ca TNLĐ. Nguyên nhân chủ yếu của TNSH là do
các hoạt động tội phạm đánh nhau, chiếm tỉ lệ
78,78%, tổn thương chủ yếu trong TNSH là chấn
thương phần mềm, các thương tổn ngực bụng do
TNSH gây ra thường là tổn thương tim, gan, lách,
tổn thương cơ hoành, tổn thương động mạch, tràn
máu màng phổi. Trong nghiên cứu này có 03 trường
hợp tổn thương tim, có tràn máu màng ngoài tim
được các bác só bệnh viện cứu sống. Phương tiện
gây ra TNSH thường là các vật sắc, nhọn như: dao
Thái Lan, lưỡi lê…
Tai nạn lao động chủ yếu xảy ra trong lúc đang
xây dựng chiếm 72%, tiếp đến là tai nạn của một số
loại hình khác như bò tai nạn trên đường đến cơ quan
làm việc. TNLĐ thường gặp chủ yếu ở nam (70,7%),
cơ quan bò tổn thương thường là gãy xương các loại.
4. Bàn luận
4.1. Thực trạng TNTT tại Bệnh viện Đa

khoa trung tâm Tiền Giang:
Lứa tuổi 18 đến 49 là lứa tuổi tham gia giao
thông nhiều nhất đồng thời cũng là lứa tuổi có điều
kiện uống nhiều rượu bia, dễ không làm chủ được
mình, gây xung đột với người khác. Với 7.551
trường hợp, TNTT đứng hàng đầu so với các bệnh
vào viện điều trò, kế đến là bệnh lý viêm phổi, hội
chứng dạ dày, cao huyết áp, viêm ruột thừa, sốt
xuất huyết…
Tình hình TNTT và tử vong do TNTT, đặc biệt
là TNGT vẫn còn là gánh nặng " đè vai" ngành y tế.
Theo Tổ chức Y tế thế giới ( TCYTTG ), năm 2002,
các vụ TNGT đường bộ đã cướp đi 1,18 triệu người
và gây thương tích cho 50 triệu người trên toàn thế
giới, trong đó có khoảng 5 triệu người bò tàn tật suốt
đời. Tỉ lệ TNGT ở các nước phát triển chỉ chiếm
12,6/ 100.000 dân. Trong khi đó ở các nước đang
phát triển lên tới 28,2/100.000 dân. Cũng như dự
báo đến năm 2020, nếu xu hướng này còn gia tăng
thì số người chết và tàn tật cho TNGT sẽ tăng lên
60% và trở thành nguyên nhân thứ 3 trong 10
nguyên nhân bệnh tật và thương tật toàn cầu. Thiệt
hại do TNGT hàng năm lên đến 520 tỷ USD. Hàng
ngày, trên thế giới, TNGT đã cướp đi sinh mạng của
3.000 người, khiến hơn 400.000 người bò thương tích
và 15.000 người tàn tật suốt đời
(1,2,3)
.
Ở nước ta, TNGT đang là vấn đề bức xúc đối với
sức khỏe cộng đồng và sự phát triển của đất nước.

Tỉ lệ tử vong do TNGT là 27/100.000 dân so với
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5) 21
toàn cầu là 19/100.000 dân. So với 10 năm trước, số
tử vong TNGT tăng gấp 5 lần. Trong 10 năm trở lại
đây, ở nước ta, TNGT ngày càng gia tăng và mang
tính khốc liệt hơn và là nguyên nhân gây tử vong
nhiều nhất và thương tâm nhất. Theo ước tính, hàng
ngày có 30 người chết và 70 người bò thương gây tàn
tật suốt đời do TNGT
(2)
. Trong nghiên cứu của
chúng tôi, số tử vong do TNGT là 137 trường hợp,
chiếm tỉ lệ 46,7% các trường hợp tử vong trong năm
2004 và 06 tháng đầu năm 2005, đứng hàng đầu so
với các trường hợp tử vong khác. Về cơ cấu TNTT,
TNGT chiếm tỉ lệ cao nhất 75,3% với 5.675 người.
Điều này phù hợp với các nghiên cứu của các tác
giả Trần Minh Đạo
3
, Bệnh viện 198 - Bộ Công An,
của tác giả Hoàng Thò Phượng
4
, Viện chiến lược và
chính sách Y tế, Bộ Y tế. Các trường hợp TNSH
chiếm 24,5%, TNLĐ chiếm 0,3%.
4.2. Các yếu tố liên quan đến TNTT.
Nguyên nhân do người điều khiển xe máy gây
tai nạn chiếm tỷ lệ cao 70%. Lý do là do số lượng
xe máy tham gia giao thông tăng nhanh trong những

năm gần đây, do ý thức chấp hành luật lệ giao thông
của người dân chưa cao, lái xe trong tình trạng say
rượu, lái xe tốc độ cao, hệ thống biển báo và đèn
chiếu sáng kém, tầm nhìn hạn chế, cơ sở hạ tầng
giao thông kém, không theo kòp tốc độ phát triển
của xã hội.
Theo TCYTTG, trên toàn cầu, nam giới chiếm
70% các trường hợp tử vong do TNGT với tỷ lệ
24,6/100.000 dân so với 30% tử vong và tỷ lệ tử
vong 10,5/1000.000dân đối với nữ. Tại Việt Nam,
số liệu từ các cuộc điều tra đa trung tâm về TNTT
cho thấy xe máy chiếm 68% tổng số các trường hợp
thương tích do TNGT đường bộ, những lái xe trẻ
tuổi và kỹ năng lái xe kém cũng có nguy cơ bò
TNGT cao hơn
(1,2,3)
.
Việc sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển xe
cũng là 1 yếu tố nguy cơ bò TNGT. Tác động của
rượu lên tử vong và số mắc TNGT là không còn
tranh cãi nữa. Ở các nước đang phát triển như
Australia 28% lái xe mô tô tử vong có nồng độ cồn
trong máu vượt ngưỡng quy đònh. Rượu là căn
nguyên chủ yếu của tử vong do TNGT ở Australia.
Tại Việt Nam, một điều tra ở 2 tỉnh Hải Dương và
Hưng Yên năm 2002, cho thấy gần 50% người lái
xe máy không có bằng lái và 28% lái xe uống rượu
bia trước khi lái xe
(2)
. Trong nghiên cứu của chúng

tôi, tỷ lệ người bò TNGT có nồng độ cồn trong máu
vượt quá ngưỡng quy đònh chiếm tỷ lệ 70%, cao hơn
các nghiên cứu ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên
(P<0,05). Đây là điều rất đáng báo động cho toàn
xã hội. Tỷ lệ người bò TNGT không có giấy phép lái
xe ở nghiên cứu của chúng tôi là 18%, có thấp hơn
các nghiên cứu ở Hải Dương và Hưng Yên nhưng
cũng là 1 điều lưu ý trong việc vi phạm luật lệ giao
thông ở người lái xe phân khối lớn không có bằng
lái xe. Tại thành phố Hồ Chí Minh, một điều tra
năm 2002 - 2003, cho thấy tỷ lệ say rượu chiếm
24% số vụ tai nạn giao thông vào viện. Uống rượu
bia là một tập quán từ lâu đời trong sinh hoạt của
nhân dân và trở thành một thói quen không thể thiếu
trong những ngày lễ Tết, đám cưới hỏi, ngày giỗ,
tiệc mừng, ngày vui cuối tuần… Tuy nhiên, uống
nhiều rượu, bia có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
con người và nguyên nhân quan trọng nhất gây
TNGT
(2)
.
Tốc độ chạy xe cũng có mối tương quan chặt
chẽ với khả năng xảy ra tai nạn. Trong nghiên cứu
của chúng tôi không ghi nhận được tốc độ xe lúc
xảy ra TNGT. Theo Ủy ban an toàn giao thông
châu Âu, gia tăng tốc độ xe tương quan với gia tăng
nguy cơ tử vong do TNGT. Tốc độ cao làm tăng xác
suất đâm vào các xe khác và tăng sự trầm trọng
thương tích trong TNGT. Nhiều ghi nhận trên báo
chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng về

việc chạy xe quá giới hạn tốc độ ở nước ta là rất
phổ biến và việc đua xe trái phép ở người trẻ tuổi…
đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của vấn đề
TNGT ở nước ta
(3)
.
Sử dụng mũ bảo hiểm khi lái xe và ngồi trên xe
máy: người đi xe máy bò TNGT và chiếm tỉ lệ tử
vong cao hơn các phương tiện khác. Chấn thương sọ
não là nguyên nhân phổ biến của tử vong và các
trường hợp nặng
(5)
. 53 nghiên cứu về hiệu quả của
mũ bảo hiểm xe máy do Lui B. thực hiện cho thấy
mũ bảo hiểm giảm nguy cơ tổn thương sọ não và tổn
thương đầu. Ở nước ta, tỉ lệ người đội mũ bảo hiểm
khi đi xe máy đến cuối năm 2004 được coi là thấp
(2% năm 1997, 6% năm 1999, 8% năm 2001, 10%
năm 2003)
3
. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tại
thời điểm 06 tháng đầu năm 2005 tỉ lệ này là 10%.
Hy vọng trong thời gian tới, với những cố gắng xây
dựng và thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm thông
qua các nghò quyết của Chính phủ, thông tư của Bộ
giao thông vận tải… sẽ làm tăng được tỉ lệ người
tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm. Cũng có một
vài ý kiến cho rằng mũ bảo hiểm có hiệu quả làm
22 Tạp chí Y tế Công cộng, 5.2006, Số 5 (5)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |

giảm tử vong cho người ngồi trên xe máy nhưng có
thể làm tăng tỉ lệ tàn tật do gây ra chấn thương cột
sống cổ khi bò TNGT. Vấn đề này cần được nghiên
cứu sâu hơn và lâu dài hơn mới có thể đưa ra kết
luận được. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng
tôi, 5.675 trường hợp TNGT, chỉ có của 12 trường
hợp ghi nhận bò chấn thương cột sống cổ, chiếm tỉ
lệ là 0,21%, không cao hơn so với các nghiên cứu
trong và ngoài nước trước đây về chấn thương cột
sống cổ trong TNGT
(3,6)
.
Các yếu tố nguy cơ khác như: người trẻ tuổi lái
xe, tình trạng mệt mỏi của người lái xe, sử dụng
điện thoại cầm tay khi lái xe, tầm nhìn hạn chế, các
yếu tố liên quan đến chất lượng xe cộ, liên quan đến
đường bộ
(3)
… chúng tôi chưa có điều kiện để thực
hiện trong nghiên cứu này.
Kết luận
Chúng tôi đề xuất các giải pháp để phòng chống
TNTT như sau:
- Tuyên truyền giáo dục cho toàn dân về luật
giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin
đại chúng, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi
phạm, nhất là uống rượu, bia và không có giấy phép
lái xe khi tham gia giao thông.
- Thực hiện chế độ bảo hộ lao động nghiêm
ngặt, thường xuyên kiểm tra và tăng cường giám sát

về công tác bảo hộ lao động.
- Kiên quyết trừng trò thích đáng các hoạt động
tội phạm và sử dụng các biện pháp hòa giải các
mâu thuẫn phát sinh trong đời sống, kòp thời ngăn
chặn các hoạt động tội phạm.
Tác giả:
TS. BS. Tạ Văn Trầm, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp -
Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang.
Đòa chỉ: Số 2 Hùng Vương - thành phố Mỹ Tho - tỉnh
Tiền Giang. Email:
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Đình Công, Đặng Việt Hùng. TNTT liên quan đến
xe máy tại Việt Nam. Y Học thực hành số 4/2005: 11 - 4.
2. Hoàng Thò Phượng. Rượu bia và tai nạn thương tích. Y học
thực hành (512) số 5/2005: 64 - 5.
3. Hoàng Thò Phượng, Phạm Duy Tường, Lê Thò Hoàn. Dòch
tễ học TNTT ở khu vực Đồng Bằng Sông Hồng - Việt Nam.
Y học thực hành (510) số 04/2005: 3 -4.
4. Trần Minh Đạo. Một số nhận xét qua 1200 trường hợp
được xử trí cấp cứu ngoại khoa do tai nạn năm 2003. Y học
thực hành số 5/2004: 35 - 8.
5. Trần Chiến, Dương Chạm Uyên. Chảy máu não thất do
chấn thương sọ não. Y học thực hành số 4/2005: 7 - 9.
6. Lê Đình Khánh, Võ Thanh Tân. Tình hình bệnh nhân vào
điều trò tại Trung Tâm Y Tế huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi
do TNGT từ năm 1996 - 2.000. Y học thực hành số 7/2004:
56 - 9.

×