Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại nhà máy thép việt mỹ công ty TNHH minh bạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.73 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

LỜI MỞ ĐẦU

Để phục vụ cho quản lý kinh tế tài chính vĩ mô và vi mô, trình độ quản lý càng
được chú trọng nâng cao. Chính vì vậy hạch toán kế toán cũng ngày càng được phát
triển và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được yều cầu quản lý.
Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông
tin về tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn ở các đơn vị nhằm kiểm tra được
hoạt động kinh tế, tài chính và phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế, tài chính.
Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác hạch toán kế toán, sau
thời gian học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và thời gian đi thực tập tại Nhà
máy Thép Việt Mỹ, em đã tìm hiểu khái quát về những vấn đề chung của Nhà máy
cũng như bộ máy kế toán và công tác kế toán. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám
đốc Công ty TNHH Minh Bạch và các phòng ban chức năng khác; Đặc biệt là phòng
kế toán của Nhà máy Thép Việt Mỹ. Và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy TS.
Trần Mạnh Dũng đã giúp em hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp này.
Bài Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về Nhà máy thép Việt Mỹ - Công ty TNHH Minh Bạch.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại Nhà máy Thép Việt Mỹ Công ty TNHH Minh Bạch.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy thép
Việt Mỹ - Công ty TNHH Minh Bạch.
Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Nguyễn Thị Luận

1
Lớp: 1A LT Đa Ngành



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng
PHẦN 1

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY THÉP VIỆT MỸ CÔNG TY TNHH MINH BẠCH.
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển Nhà máy Thép Việt Mỹ - Công ty
TNHH Minh Bạch
Sơ lược về Công ty TNHH Minh Bạch
Tên giao dịch: Công ty TNHH Minh Bạch.
Tổng Giám đốc: Ông Vũ Văn Minh.
Trụ sở chính: Trịnh Nguyễn – Châu Khê – Từ Sơn – Bắc Ninh.
ĐT: 043.965.5102/ 0241.3834.328.

Fax: 043.965.5102.

Email:
Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 21.02.000448 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 22 tháng 7 năm 2003.
Công ty bao gồm 5 nhà máy luyện thép thành viên:
-

Xưởng luyện Thép Bình Minh tại: Trịnh Nguyễn – Châu Khê – Từ Sơn – Bắc

-

Ninh.

Nhà máy Thép Trường Sơn tại: Khu công nghiệp Sông Công –TP. Thái

-

Nguyên.
Công ty kim khí Hà Trung tại: TK3 Hà Trung – Thanh Hóa.
Xưởng luyện Thép trường cơ điện luyện kim tại: Km11+500 quốc lộ 3 Thái

-

Nguyên.
Nhà máy Thép Việt Mỹ tại: Tổ 35 – Thị trấn Đông Anh – Đông Anh – Hà Nội.
Sơ lược về Nhà máy Thép Việt Mỹ
Tên giao dịch: Nhà máy Thép Việt Mỹ
Địa chỉ : Tổ 35, Thị trấn Đông Anh, Đông Anh, Hà Nội.
ĐT : 043.965.5102

Fax : 043.965.5102

Giấy phép kinh doanh số: 0112.033.246 cấp ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Giám đốc Nhà máy: Ông Dương Văn Thức.
Vốn xoay vòng của Nhà máy: 15.000.000.000 đồng đến 25.000.000.000 đồng.
Lực lượng lao động: > 200 lao động trong đó:
Trình độ ĐH chiếm 15%, CĐ, trung cấp là 64%, còn lại là lao động phổ thông.
SV: Nguyễn Thị Luận

2
Lớp: 1A LT Đa Ngành



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Diện tích Nhà máy: khoảng 11.500 m2
Ngành nghề kinh doanh chính của Nhà máy:
-

Đúc gang, sắt thép, luyện và nhiệt luyện gang, thép.
Mua bán sắt thép, quặng kim loại, kim khí.

Các thiết bị sản xuất chính của Nhà máy Thép Việt Mỹ:
-

Lò hồ quang công suất 15 tấn/ mẻ.
Lò hồ quang công suất 6 tấn/ mẻ.
Lò hồ quang công suất 1.5 tấn / mẻ.
Lò giữ nhiệt công suất 5 tấn / mẻ.
Lò trung tấn công suất 0.5 tấn / mẻ, 1 tấn/ mẻ, 1.5 tấn / mẻ.
Lò nhiệt luyện 20 tấn / mẻ.
Dây chuyền nhiệt luyện tuần hoàn do Trung Quốc sản xuất.
Dâu chuyền đúc liên tục do USA sản xuất.
Máy phân tích quang phổ do Thụy Sĩ sản xuất.
Máy phấn tích quang phổ do Đức sản xuất.
Máy phun bi làm sạch bề mặt vật đúc do USA sản xuất.
Cầu trục các loại từ 5 đến 40 tấn.
Hệ thống nhà xưởng phục vụ sản xuất với diện tích hàng ngàn m2.

1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Thép Việt Mỹ
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Nhà máy phải đảm nhận những
nhiệm vụ và chức năng sau:
- Tiếp thị và tiếp cận tìm bạn hàng mới.
- Củng cố và duy trì với các bạn hàng truyền thống.
- Thiết kế, chế tạo và cung cấp dịch vụ ra thị trường các loại sản phẩm thép xây
dựng, đúc nhiệt luyện, các sản phẩm thủy điện, sản phẩm bi đạn nghiền….
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả, phát triển vốn. Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh làm tăng năng lực sản xuất của máy móc,
thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức sắp xếp nhân sự theo từng bộ phận, nghành nghề riêng biệt như: ca
sản xuất, tổ nhóm sản xuất theo đặc tính của Nhà máy.
- Nhận kế hoạch và nhiệm vụ của công ty giao theo từng tháng, quí, năm.
- Tuân thủ luật Nhà nước về quản lý tài chính, về lĩnh vực sản xuất kinh doanh
theo đúng cam kết trong hợp đồng kinh tế cũng như khi xin giấy phép thành lập.

SV: Nguyễn Thị Luận

3
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

- Tổ chức hoạt động xã hội, không ngừng nâng cao văn hóa, chuyên môn,
nghiệp vụ của các cán bộ công nhân viên trong Nhà máy.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Nhà máy, không
ngừng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường.

- Tự hạch toán và thực hiện nhiệm vụ độc lập theo mô hình sản xuất riêng biệt
của Nhà máy.
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy Thép Việt Mỹ
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
-

Tổng diện tích nhà xưởng chính khoảng 10.200 m2, nhà xưởng phụ khoảng
1.300 m2, trong đó nhà xưởng thép 4.300 m2, nhà xưởng gang 3.600 m2, nhà
kho sản phẩm, phôi… khoảng 3.600 m2. Ngoài ra để phục vụ cho đời sống
công nhân viên Nhà máy đã xây dựng đầy đủ từ nhà ăn, sân chơi đến văn phòng

-

với máy móc thiết bị hiện đại.
Bên cạch việc đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng Nhà máy còn rất chú trọng đến thiết
bị, dây chuyền hiện đại nhằm sản xuất ra sản phẩm tốt nhất để đưa ra thị
trường. Ngoài dây chuyền cán thép thanh xây dựng, thép tròn trơn, Nhà máy
mới lắp đặt thêm dây chuyền nhiệt luyện tuần hoàn do Trung Quốc sản xuất và
lò giữ nhiệt….

Tổ chức sản xuất kinh doanh của Nhà máy:
-

Kết cấu sản xuất sản phẩm của Nhà máy gồm nhiều công đoạn, tương đối phức
tạp. Bắt đầu từ việc lập kế hoạch sản xuất đến khi bàn giao sản phẩm và đảm
bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Các khâu được tiến hành cụ thể như
sau:
Lập kế hoạch sản xuất -> chuẩn bị sản xuất -> phê duyệt -> thực hiện sản xuất

-


-> kiểm tra -> nhập kho -> xuất hàng.
Do kết cấu sản xuất sản phẩm phức tạp nên đòi hỏi doanh nghiệp cần có những
phương pháp theo dõi, giám sát phù hợp đảm bảo đúng thời gian, số lượng và
chất lượng sản phẩm theo đúng hợp đồng đã ký với khách hàng.

Thời gian hoạt động của Nhà máy
SV: Nguyễn Thị Luận

4
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp
-

-

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Các phân xưởng sản xuất hoạt động liên tục 24h/ ngày, chia làm 3 ca sản xuất.
Ca 1 bắt đầu từ 6h đến 14h.
Ca 2 bắt đầu từ 2h đến 22h.
Ca 3 bắt đầu từ 22h đến 6h sáng ngày hôm sau.
Ngoài ra còn có ca hành chính từ 8h đến 17h.
Khi hàng gấp thì công nhân viên làm thêm ngoài giờ tối đa không quá 12h một
ngày, giờ làm thêm được tính theo quy định của Nhà nước.

Một số sản phẩm của Nhà máy Thép Việt Mỹ bao gồm:
Bảng 1.1: Một số chủng loại thép của Nhà máy Thép Việt Mỹ

STT
1

Tiêu chuẩn, quy cách
C%: 0.14% - 0.22%

Chủng loại sản phẩm

Mn%: 0.5% - 0.8%

CT3

Si% : 0.17% - 0.37%
P%: < 0.05%
2

S%: < 0.05%
C%: 0.27% - 0.37%
Mn%: 0.5% - 0.8%

CT5

Si% : 0.17% - 0.37%
P%: < 0.05%
3

4

S%: < 0.05%
JIS G 3112 SD 295


D10

TCVN 1651 CII

D12

L = 11.7 m
JIS G 3112 SD 390

D14 – D28
D10

TCVN 1651 CIII

D12

SV: Nguyễn Thị Luận

5
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

L = 11.7 m

D14 – D28


JIS G 3112 SR 235

Ф10 - Ф12

TCVN 1651 CI

Ф14 – Ф25

6

L = 6.0 m, 8.6 m, 9.0m, 4.0 – 6.0 m
Thép ngắn bằng hai đầu

Ф27 – Ф50
D10

7

L = 8.0m, 9.0m, 10.0m
Thép ngắn bằng một đầu

D10

5

6m < L < 8 m
8

2m < L < 6m

Thép khác

D12 – D28

10m < L < 11.7m
8m < L < 10m
6m < L < 8m
2m < L < 6m

1.2.3. Quy trình sản xuất của Nhà máy
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất thép tại Nhà máy

Nạp nguyên vật liệu
vào lò

Nấu chảy NVL
(giai đoạn nấu
chảy)

Khử các tạp
chất và chất lẫn
phi KL

Ra thép
(Giai đoạn hoàn
nguyên)

Điều chỉnh nhiệt
độ nước thép


Khử chất khí
(giai đoạn oxy
hóa)

( Nguồn: Phòng Kỹ thuật Nhà máy Thép Việt Mỹ).
Mô tả quy trình sản xuất thép như sau:
Quá trình sản xuất thép thường phải thực hiện 5 nhiệm vụ chính là:
- Thứ nhất là nấu chảy nguyên vật liệu.

SV: Nguyễn Thị Luận

6
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

- Thứ hai là đưa các thành phần có ích đến hàm lượng qui định khi hoàn
thành sản phẩm thép.
- Khử các tạp chất có hại xuống đến giới hạn qui định của sản phẩm.
- Khử các chất khí và các chất lẫn phi kim loại ở trong thép lỏng
- Điều chỉnh nhiệt độ nước thép lên đến nhiệt độ qui định đảm bảo những yêu
cầu của việc đúc rót sản phẩm.
Quy trình sản xuất sản phẩm thép được phân gia làm 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Kiểm tra số lượng, chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa và
lò nấu sau khi kiểm tra xong đưa nguyên vật liệu vào lò và đóng điện nấu.
- Giai đoạn 2 - Giai đoạn nấu chảy: giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu là làm
chảy sạch nguyên vật liệu trong lò, sau đó tiến hành cào sạch xỉ để khử phốt pho. Phốt

pho là một trong những thành phần có hại trong thép.
- Giai đoạn 3 – Giai đoạn khử các tạp chất, chất lẫn phi kim loại, chất khí và
oxy hóa. Ở giai đoạn này cần triệt để khử sạch các tạp chất, chất lẫn phi kim loại có
trong nguyên vật liệu, giai đoạn này chủ yếu không đảo nước kim loại làm đồng đều
nhiệt độ trong lò. Đồng thời đưa thành phần cacbon tới giới hạn cho phép và tiếp tục
cào xỉ để khử lưu huỳnh tới mức giới hạn qui định. Điều chỉnh nhiệt độ nước thép lên
mức qui định.
- Giai đoạn cuối cùng – Giai đoạn hoàn nguyên: Đây là giai đoạn quan trọng
đánh giá kết quả chất lượng của mẻ thép. Đồng thời đây cũng là giai đoạn cho phép
điều chỉnh các thành phần tham gia trong quá trình luyện thép. Sau đó tiến tới quyết
định ra thép.
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Thép Việt Mỹ
1.3.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy
Với tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học phù hợp với điều hành hoạt
động sản xuất kinh doanh, đưa Nhà máy ngày càng phát triển và mở rộng. Đứng đầu
Nhà máy là Giám đốc nhà máy, trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Nhà máy và trực tiếp giao nhiệm vụ cho Phó Giám đốc và các phòng
ban.

SV: Nguyễn Thị Luận

7
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Để tổ chức bộ máy quản lý có hiệu quả thì các phòng ban chức năng thực

hiện đúng theo mô hình quản lý sau:

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức quản lý của Nhà máy

Giám đốc Nhà máy

Phó giám đốc Nhà máy

Trưởng phòng

Trưởng phòng

kỹ thuật

hành chính

Nhà máy

Nhà máy

SV: Nguyễn Thị Luận

Phòng
Phòng
Trưởng phòng
vật
tư doanh
Kế hoạch
kinh
thị trường

Nhà máy

8
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

Ghi chú:

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

: Quan hệ điều hành trực tiếp.
( Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự Nhà máy Thép Việt Mỹ).

1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Giám đốc nhà máy: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước về hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động quản lý vốn, quản lý tài sản cũng như quản lý toàn diện mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Đồng thời Giám đốc cũng là người phân công
trách nhiệm, quyền hạn cho Phó Giám đốc nhà máy, trưởng các đơn vị bộ phận. Giám
đốc là người đại diện cho Nhà máy ký kết các hợp đồng kinh tế và phê duyệt các quyết
toán báo cáo tài chính.
Phó Giám đốc nhà máy: Có nhiệm vụ thay mặt Giám đốc giải quyết những công
việc được ủy quyền, chịu trách nhiệm về các hoạt động được phân công đồng thời xem
xét, phê duyệt, quyết định các vấn đề mang tính chuyên môn.
Phòng Kỹ thuật nhà máy: Đứng đầu là trưởng phòng kỹ thuật
- Chuyên nghiên cứu kỹ thuật sản xuất,điều hành sản xuất, kiểm tra chất lượng
vật tư, sản phẩm, tính toán đề ra những định mức và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật
-


liệu.
Lập kế hoạch sản xuất, góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng sản

-

xuất và giảm chi phí giá thành.
Quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất của Nhà máy.

-

Thiết kế công nghệ đúc luyện kim phù hợp theo từng chủng loại khác nhau về
mặt cấu tạo, mô hình. Áp dụng và đưa vào sử dụng các nguyên vật liệu phù hợp
và hiệu quả theo tính chất của mỗi loại sản phẩm.

-

Thực hiện kiểm tra, giám sát trực tiếp người lao động và đòi hỏi phải thực hiện
đúng theo yêu cầu công nghệ đề ra. Kiểm tra và đánh giá kết quả sản phẩm làm
ra theo tiêu chuẩn và chỉ tiêu đã đặt ra.

Phòng Hành chính: Đứng đầu là trưởng phòng hành chính.
-

Phòng hành chính có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất kiến nghị với Giám đốc
các biện pháp giúp đỡ các đơn vị thực hiện đúng các chế độ, nguyên tắc và các
thủ tục hành chính.

SV: Nguyễn Thị Luận

9

Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp
-

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Quản lý công tác văn thư hành chính, lưu trữ tài liệu công văn, quản lý con dấu
của Nhà máy.

-

Chịu trách nhiệm về tổ chức, quản lý công tác lao động, bảo vệ y tế thanh tra
pháp chế, tổ chức đào tạo nâng bậc cho cán bộ công nhân viên Nhà máy.

-

Phổ biển, kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế về lao động tiền lương.
Ngoài ra phòng hành chính còn có trách nhiệm thực hiện các chế độ, công tác
thi đua, khen thưởng cũng như kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên trong toàn
Nhà máy.

Phòng Kinh doanh nhà máy: Đứng đầu là trưởng phòng kinh doanh.
-

Phòng kinh doanh có trách nhiệm đề ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh
như việc tìm kiếm khai thác bạn hàng mới trên thị trường và giữ vững mối
quan hệ tốt với bạn hàng trước đó, tiếp thị bán hàng nhằm tiêu thụ sản phẩm


-

hiệu quả….
Chịu trách nhiệm về khâu vận chuyển, tiêu thụ, kiểm tra chất lượng sản phẩm

trước khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng.
Phòng Kế toán tài chính: Đứng đầu là kế toán trưởng, quản lý những vấn đề sau:
- Tổ chức tốt việc thu chi, đảm bảo nguồn tài chính phục vụ tốt cho việc sản xuất
kinh doanh của Nhà máy được tiến hành liên tục không bị gián đoạn. Thanh
-

toán đầy đủ, kịp thời mọi khoản thu nhập của người lao động.
Bao quát từ khâu đầu vào, tổ chức quản lý sản xuất đến khâu đầu ra của hoạt

-

động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy theo đúng chế độ kế toán Nhà nước quy

-

định.
Tham gia hoạt động sản xuất kinh tế của Nhà máy.
Đề xuất phương án kinh tế mang tính hiệu quả cho Nhà máy.
Là nơi tổ chức các công tác quản lý tài chính kế toán phục vụ sản xuất kinh
doanh, giúp Giám đốc hoạch định các chiến lược tài chính dài hạn. Đồng thời

làm nhiệm vụ kiểm soát viên kinh tế tài chính của Nhà máy.
Phòng Vật tư: Đáp ứng đầy đủ, chính xác các hạng mục vật tư cho nhu cầu sản
xuất. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về vật tư khi đưa vào sử dụng kể cả số lượng

và chất lượng. Theo dõi vật tư đầu vào và vật tư tiêu hao theo tuần và hàng tháng để
báo cáo lên Giám đốc.
Phòng KCS và phân xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm hoàn toàn về chất lượng
sản phẩm đầu ra theo đúng kế hoạch. Tổ chức triển khai đúng kế hoạch được giao, đạt
SV: Nguyễn Thị Luận

10
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

năng suất chất lượng và hiệu quả cao. Quản lý, bảo dưỡng và sử dụng có hiệu quả các
máy móc thiết bị, khuôn mẫu, các công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất.
Phòng Kế hoạch thị trường: Đảm bảo tiến độ kế hoạch sản xuất và xuất hàng
theo đúng hợp đồng đã ký với khách hàng. Tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm.

SV: Nguyễn Thị Luận

11
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng


Mối quan hệ giữa các phòng ban và các bộ phận:
Với bộ máy gọn nhẹ, tập trung đã mang lại hiệu quả cao cho Nhà máy. Các phòng
ban, bộ phận trong Nhà máy tuy có sự phân công chuyên môn hóa nhưng luôn có sự
phối hợp chặt chẽ trong công việc.
Các phòng ban trao đổi công việc, thông tin một cách chính xác, kịp thời nhằm đạt
hiệu quả tốt nhất cho Nhà máy.
Các bộ phận cấp dưới luôn tuân thủ và chấp hành mệnh lệnh của cấp trên và hoàn
thành tốt những nhiệm vụ cấp trên giao cho. Nếu các bộ phận cấp dưới gặp những khó
khăn quan trọng phát sinh ngoài dự kiến thì phải thông báo lên cấp trên để cấp trên có
phương án giải quyết đúng đắn và kịp thời.
Cấp trên và cấp dưới cùng nhau phối hợp để thực hiện tốt những công việc nhiệm
vụ được giao, trao đổi thông tin kịp thời chính xác để có hướng giải quyết hiệu quả
nhất.
Mục đích cuối cùng mà Nhà máy đặt ra cho các phòng ban, bộ phận là sản phẩm
làm ra phải đạt được các thông số kỹ thuật cả về số lượng và chất lượng và giá thành
học.
Tất cả các phòng ban, bộ phận có mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau như một
mắt xích không thể tách rời.
Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận nên Nhà máy đã đạt được
kết quả đáng mừng trong những năm kinh tế suy thoái hiện nay.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Nhà máy Thép Việt Mỹ
1.4.1. Kết quả kinh doanh của Nhà máy.
Nhờ sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên toàn
Nhà máy trong những năm gần đây mặc dù gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh cũng
như sự suy thoái kinh tế của cả thế giới nhưng Nhà máy không ngừng sản xuất và chất
lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện. Điều đó được thể hiện qua bảng doanh số
sau:

SV: Nguyễn Thị Luận


12
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Nhà máy qua các năm
Đơn vị: 1.000 đồng

STT

1
2
3
4

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Chênh lệch
2011 so với 2010

2012 so với 2011


+/ _

+/_

%

%

DTBH

23.387.956

25.325.628

26.599.349

1.937.672

8,28%

1.273.721

5,03%

Doanh thu thuần

23.387.956

25.325.628


26.599.349

1.937.672

8,28%

1.273.721

5,03%

Giá vốn hàng bán

20.156.598

24.026.387

23.102.934

3.869.789

19,19%

(923.453)

(3,84%)

3.231.358

1.299.241


3.496.415

(1.932.117)

(59,79%)

2.197.174

169,11%

Lợi nhuận gộp

5

Doanh thu hoạt động tài

3.798

2.156

3.005

(1.642)

(43,23%)

849

39,38%


6

chính
Chi phí quản lý kinh doanh

1.016.254

1.025.842

1.036.538

9.588

0,94%

10.696

1,04%

7

Lợi nhuận thuần

2.218.902

2.327.239

3.499.420

108.337


4,9%

1.172.181

50,37%

8
9

Lợi nhuận trước thuế

2.218.902

2.327.239

3.499.420

108.337

4,9%

1.172.181

50,37%

554.726

581.809


874.855

27.083

4,88%

293.046

50,37%

10

Lợi nhuận sau thuế

1.664.176

1.745.430

2.624.565

81.254

4,88%

878.835

50,35%

Chi phí thuế TNDN


( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy các năm 2010, 2011, 2012)

SV: Nguyễn Thị Luận

13

Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Nhìn vào kết quả kinh doanh của Nhà máy các năm gần đây cho thấy rằng :
Chỉ tiêu doanh thu tăng, cụ thể doanh thu năm 2011 đạt 25.325.628.000đ tăng
1.937.673.000đ ứng với tăng 8,28% so với năm 2010. Năm 2012 cũng tăng lên
1.273.721.000đ tương ứng 5,03% so với năm 2011. Điều này cho thấy tốc độ tăng
trưởng qua các năm 2010, 2011, 2012 là rất tốt, đây là dấu hiệu cho thấy hoạt động sản
xuất kinh doanh của Nhà máy đã có hướng đi đúng đắn trong khi thị trường thép đang
có khó khăn.
Tiếp theo là chỉ tiêu giá vốn hàng bán, năm 2011 giá vốn hàng bán tăng lên đáng
kể tăng 3.869.789.000đ tương ứng với tăng 19,2% do chi phí cấu thành như chi phí
nguyên vật liệu đầu vào, chi phí mua máy móc, thiết bị… tăng. Nhưng năm 2012 thì
giá vốn hàng bán đã giảm 923.453.000đ tương ứng giảm 3,84% đây là một tiến hiệu
đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của Nhà máy cũng như thị trường thép nói
chung.
Lợi nhuận gộp năm 2012 tăng lên đáng kể so với năm 2011 tăng 2.197.174.000đ
ứng với tăng 169,11% trong khi đó lợi nhuận gộp năm 2011 lại giảm 1.932.117000đ
ứng với giảm 59,79% so với năm 2010 do năm 2011 các chi phí nguyên vật liệu, thiết
bị, máy móc… tăng làm giá vốn hàng bán tăng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận trước thuế cũng tăng trưởng mạnh năm 2012 tăng 1.172.181.000đ tương
ứng tăng 50,37%, năm 2011 tăng 108.337.000đ tương ứng tăng 4,9%. Điều này chứng
tỏ việc kiểm soát tốt chi phí quản lý kinh doanh khi lợi nhuận trước thuế tăng dần thì
chi phí quản lý kinh doanh tăng chậm năm 2012 tăng 10.969.000đ tương ứng tăng
1,04% so với năm 2011. Năm 2011 chỉ tăng 9.588.000đ ứng với tăng 0,94% so với
năm 2010.
Lợi nhuận sau thuế năm 2012 tăng 878.835.000đ tương ứng tăng 50,35% so với
năm 2011, và năm 2011 tăng 81.254.000đ ứng với 4,88% so với năm 2010. Đây là con
số rất đáng mừng của Nhà máy trong những năm mà theo đánh giá là tình hình kinh tế
gặp khó khăn và đang dần suy thoái.
1.4.2. Tình hình tài chính của Nhà máy

SV: Nguyễn Thị Luận

14
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng
Bảng 1.3: Tình hình tài chính và tỷ suất tài chính của Nhà máy
Đơn vị: 1.000đồng

Chỉ tiêu
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
TSCĐ


10.354.659
926.075
3.658.976
38.985.268

10.624.648
985.236
5.014.365
40.519.685

12.135.264
1.056.265
4.986.563
45.764.569

Chênh lệch
2011 so với 2010
2012 so với 2011
+ /%
+/%
269.989
2,61%
1.510.616
14,22%
59.161
6,39%
71..029
7,21%
1.355.389
37,04%

(27.802)
(0,55%)
1.534.417
3,94%
5.244.884
12,94%

Tổng tài sản

53.924.978

57.143.934

63.942.661

3.218.956

5,97%

6.798.727

11,9%

Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nợ phải trả
Tỷ suất thanh toán nhanh
Tỷ suất về thanh toán tổng quát
Tỷ suất sinh lời (ROS)


10.029.351
9.578.346
19.607.697
1,032
2,75
0.071

10.689.785
10.026.413
20.716.198
0,99
2,758
0.069

11.876.359
9.765.561
21.641.920
1,022
2,955
0.098

660.434
448.067
1.098.501
(0,042)
0,008
(0.002)

6,59%
4,68%

5,6%
(4,07%)
0,29%
(2.82%)

1.186.574
(260.852)
925.722
0,032
0,197
0.029

11,1%
(2,6%)
4,47%
3,23%
7,14%
42.03%

SV: Nguyễn Thị Luận

31/12/2010

31/12/2011

15

31/12/2012

Lớp: 1A LT Đa Ngành



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Qua một số chỉ tiêu tài chính ở bảng số liệu trên cho thấy rằng:
Hàng tồn kho năm 2012 giảm 27.802.000đ tương ứng giảm 0,55% so với năm
2011. Mà trước đó năm 2011 hàng tồn kho tăng 1.355.389.000đ ứng với tăng 37,04%
so với năm 2010. Đó là những tài sản đã sẵn sàng để mang ra bán hay sẽ được mang ra
bán, nếu để hàng tồn kho quá lớn và quá lâu sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới quá trình
kinh doanh do Nhà máy sẽ phải tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hàng bị hư hỏng,
tồn đọng vốn…. Tuy nhiên, việc không dự trữ đủ hàng tồn kho cũng là một rủi ro vì
Nhà máy có thể đánh mất những khoản doanh thu tiềm năng hoặc thị phần nếu giá
tăng cao mà Nhà máy không còn hàng để bán.
Tỷ suất thanh toán nhanh năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0,99 năm 2010 hệ số
thanh toán nhanh là 1,032 nghĩa là đã giảm xuống 0,042 tương ứng giảm xuống
4,07%. Như vậy năm 2011 chỉ tiêu này ở mức thấp nó phản ánh khả năng thanh toán
đối với nợ ngắn hạn của Nhà máy gặp chút khó khăn hơn so với năm 2010. Do năm
2011 thị trường thép gần như chững lại, chi phí đầu vào cao. Nhưng sang đến năm
2012 thì chỉ tiêu này lại tăng lên 0,032 tương ứng tăng 3,23% so với năm 2011, đồng
nghĩa với việc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ở mức an toàn.
Khả năng thanh toán dài hạn của Nhà máy vẫn ở mức tốt , khi mà các hệ số
thanh toán tổng quát ở trên ngưỡng 2.0. Cụ thể hệ số thanh toán tổng quát năm 2012 là
2,955 tăng 0,197 tương ứng tăng 7,14% so với năm 2011, năm 2011 hệ số là 2,758 và
năm 2010 hệ số là 2.75. Như vậy chỉ tiêu này vẫn ở mức an toàn và Nhà máy vẫn có
đủ tài sản để thanh toán nợ phải trả.
Tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2011 giảm 0.002 tương ứng giảm 2.82% so
với năm 2010 do thị trường thép năm đó gặp nhiều khó khăn. Nhưng năm 2012 lại
tăng 0.029 tương ứng với tăng 42.03% so với năm 2011 do năm 2012 thị trường thép

bắt đầu nóng trở lại.
Như vậy mặc dù những năm gần đây có rất nhiều khó khăn xong dưới sự quản
lý và hướng đi đúng đắn của ban lãnh đạo nhà máy cũng như sự đóng góp nhiệt huyết
của công nhân viên toàn nhà máy đã đưa Nhà máy không những vượt qua khó khăn
của thị trường chung cả thế giới mà còn đạt được những hiệu quả đáng khích lệ.

SV: Nguyễn Thị Luận

16
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng
PHẦN 2

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI NHÀ
MÁY THÉP VIỆT MỸ - CÔNG TY TNHH MINH BẠCH
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy Thép Việt Mỹ
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức theo hình thức tập trung, theo mô
hình này thì toàn bộ nghiệp vụ phát sinh tại Nhà máy đều được thực hiện tại phòng kế
toán. Đứng đầu là kế toán trưởng là người giám sát, tổ chức điều hành toàn bộ công
tác tài chính kế toán của Nhà máy, huy động nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đồng thời kế toán trưởng cũng là người chịu trách nhiệm thực hiện công
việc của kế toán tổng hợp, tổng hợp sổ sách, báo cáo và cũng là người tham mưu cho
các quyết định của ban lãnh đạo Nhà máy.Mô hình kế toán được thể hiện qua sơ đồ
sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà máy


Kế toán trưởng

Kế toán
vật tư,
giá
thành
sản
phẩm

Kế toán
bán
hàng

Kế toán
lương và
các
khoản
trích
theo
lương

Kế toán
TM,
TGNH,
công
nợ

Thủ
quỹ


(Nguồn: Phòng kế toán Nhà máy Thép Việt Mỹ)
SV: Nguyễn Thị Luận

17
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của kế toán viên
Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cơ quan pháp luật Nhà nước
về công tác kế toán và quản lý tài chính kế toán của Nhà máy. Chịu trách nhiệm điều
hành, chỉ đạo và giám sát chung các công tác kế toán, các chính sách kế toán áp dụng
phù hợp. Đồng thời kế toán trưởng cũng là người lập các Báo cáo tài chính của Nhà
máy, đưa ra các thông tin trung thực nhất về tình hình tài chính, giúp Giám đốc đưa ra
các quyết định trong kinh doanh một cách chính xác nhất.
Kế toán vật tư, giá thành sản phẩm: Lập chứng từ xuất, nhập nguyên vật liệu,
thành phẩm. Theo dõi tình hình biến động tồn - xuất - nhập nguyên vật liệu và thành
phẩm trong Nhà máy. Phân bổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tính giá thành
sản phẩm và lập báo cáo tình hình biến động nguyên vật liệu, thành phẩm. Kiểm tra
việc thực hiện các định mức tiêu hao…. Hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm mà kế toán
trưởng giao cho.
Kế toán bán hàng: Theo dõi tình hình lưu chuyển hàng hóa, xuất – nhập – tồn
sản phẩm. Lập hóa đơn, chứng từ ghi nhận doanh thu, giá vốn hàng bán thực tế phát
sinh của Nhà máy.
Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Lập và theo dõi bảng chấm
công, xếp loại lao động….Thực hiện tính lương và các khoản trích theo lương như

BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN cho cán bộ công nhân viên Nhà máy theo đúng quy
định Nhà nước. Hạch toán các nghiệp vụ kế toán liên quan đến phần hành của lương
và các khoản trích theo lương.
Kế toán tiền mặt, TGNH, công nợ: Hạch toán, theo dõi các khoản thu chi bằng
tiền mặt, các khoản thanh toán, công nợ vào sổ. Thường xuyên theo dõi và báo cáo các
khoản công nợ sắp đến hạn trong vòng 1 tháng cho Giám đốc và khách hàng được biết.
Thủ quỹ: Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến thu chi tiền mặt căn cứ và các
chứng từ phù hợp, hợp lý. Theo dõi thu, chi và lập báo cáo hàng ngày và báo cáo tồn
quỹ vào cuối mối tháng.
Tất cả kế toán viên chấp hành theo sự chỉ đạo, điều hành của kế toán trưởng theo
đúng phần hành kế toán của mình.

SV: Nguyễn Thị Luận

18
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Nhà máy Thép Việt Mỹ
2.2.1. Các chính sách kế toán chung.
Nhà máy thép Việt Mỹ - Công ty TNHH Minh Bạch áp dụng chế độ kế toán theo
Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày
20/03/2006.
-

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc 31/12 dương lịch hàng năm


-

Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng – VND

-

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng áp dụng phương pháp khấu trừ.

-

Phương pháp kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

-

Giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước - xuất trước.

-

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Nguyên tắc ghi nhận tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do số dư
các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu, chi phí
tài chính trong năm. Các tỷ giá ngoại tệ phát sinh được quy đổi ra Việt Nam đồng theo
tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

2.2.2. Vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Hệ thống chứng từ kế toán vận dụng trong Nhà máy Thép Việt Mỹ áp dụng
dựa trên quy định về chứng từ kế toán của chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực,

chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ và và được ghi làm nhiều liên.
Các chứng từ trong Nhà máy hay ngoài Nhà máy khi được chuyển đến được
tập chung và phòng kế toán.
Kiểm tra chứng từ: kế toán kiểm tra tại nơi tiếp nhận chứng từ, kiểm tra tính
pháp lý, số liệu…
Ngoài những chứng từ kế toán Nhà nước quy định được áp dụng thì phòng kế
toán còn có thể bổ sung thêm một số chỉ tiêu, hay thay đổi hình thức mẫu biểu cho
phù hợp với việc ghi chép và yều cầu quản lý của Nhà máy.

SV: Nguyễn Thị Luận

19
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Bảng 2.1: Các loại chứng từ được áp dụng tại Nhà máy
Chứng từ
Bảng chấm công
Bảng chấm công làm thêm giờ
Bảng thanh toán tiền lương
Bảng thanh toán tiền thưởng
Giấy đi đường
Phiếu xác nhận sản phẩm
Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
Phiếu nhập kho

Phiếu xuất kho
Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm
Bảng kê mua hàng
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Phiếu thu
Phiếu chi
Giấy đề nghị tạm ứng
Giấy đề nghị thanh toán
Biên lai thu tiền
Bảng kê quỹ
Bảng kê chi tiền
Biên bản giao nhận TSCĐ
Biên bản thanh lý TSCĐ
Biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
Biên bản đánh giá lại TSCĐ
Biên bản kiểm kê TSCĐ
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH
Danh sách nghỉ hưởng chế đọ trợ cấp, ốm đau
Hóa đơn giá trị gia tăng
Hóa đơn bán hàng thông thường
………………………………………………….

Mẫu số
01a – LĐTL
01b – LĐTL
02 – LĐTL
03 – LĐTL
04 – LĐTL

05 – LĐTL
07 – LĐTL
10 – LĐTL
01 – VT
02 – VT
04 – VT
05 – VT
06 – VT
07 – VT
01 - TT
02 – TT
03 – TT
04 – TT
05 – TT
07,08 – TT
09 – TT
01 – TSCĐ
02 – TSCĐ
03 – TSCĐ
04 – TSCĐ
05 – TSCĐ
06 – TSCĐ
01GTKT – 3LL
02GTGT – 3LL

2.2.3. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán của Nhà máy được áp dụng theo quy định của Nhà
nước cụ thể theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài
Chính.
Các tài khoản sử dụng bao gồm:

-

Tài khoản 111 – Tiền mặt.
Tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng.
Tài khoản 131 – Phải thu khách hàng.
Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Tài khoản 144 – Ký quỹ, ký cược.
Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

SV: Nguyễn Thị Luận

20
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp
-

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Tài khoản 156 – Hàng hóa.
Tài khoản 211 – TSCĐ.
Tài khoản 214 – Hao mòn TSCĐ.
Tài khoản 242 – Chi phí trả trước dài hạn.
Tài khoản 311 – Vay ngắn hạn.
Tài khoản 331 – Phải trả cho người bán.
Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên.
Tài khoản 3383 – BHXH.

Tài khoản 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán.
Tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh.
Tài khoản 821 – Chi phí thuế TNDN.
Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

2.2.4. Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Nhà máy áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung để phản ánh các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, để công tác quảnChứng
lý được
dễ dàng và đầy đủ.
từ gốc
Trình tự ghi sổ kế toán:
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Nhật ký
đặc biệt

Nhật ký
chung

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối
phát sinh


SV: Nguyễn Thị Luận

21
Báo cáo
tài chính

Bảng tổng hợp
chi tiết

Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày.
: Ghi cuối tháng.
: Quan hệ đối chiếu.
Hàng ngày từ chứng từ gốc kế toán ghi vào nhật ký chung sau đó chuyển tiếp số

liệu vào sổ cái. Với những đối tượng phát sinh nhiều Nhà máy sử dụng nhật ký đặc
biệt nhằm giảm nhẹ việc ghi sổ cái, thì hàng ngày cũng từ chứng từ gốc kế toán ghi
nhật ký đặc biệt và cũng hàng ngày ghi vào sổ chi tiết có liên quan. Cuối tháng cộng
nhật ký đặc biệt chuyển vào sổ cái. Cộng sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, cộng sổ
cái lấy số liệu lập bảng cân đối phát sinh thực hiện việc đối chiếu giữa các sổ sách liên
quan để đảm bảo tính khớp, đúng của các số liệu, cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các dòng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Ngoài ra nó còn là những thông tin không thể thiếu để ra một quyết định quan trọng
trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào.
Hệ thống báo cáo của Nhà máy Tthép Việt Mỹ bao gồm:
Phòng kế toán có trách nhiệm lập kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh
nghiệp, báo cáo tài chính bao gồm:
-

Bảng cân đối kế toán

-

Kết quả hoạt động kinh doanh

-

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

-

Thuyết minh báo cáo tài chính.

SV: Nguyễn Thị Luận

22
Lớp: 1A LT Đa Ngành



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Kỳ lập báo cáo theo năm.
Nơi gửi báo cáo:
- Cục thuế
- Sở kế hoạch và Đầu tư
- Cục thống kê.
Tất cả các báo cáo tài chính đều do Kế toán trưởng lập, duyệt trước khi gửi Giám đốc.
Các mẫu báo cáo tài chính đều sử dụng theo mẫu của Bộ Tài Chính quy định gồm:
- Bảng cân đối kế toán – mẫu số B01 – DN
- Báo cáo kết quả kinh doanh – mẫu số B02 – DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - mẫu số B03 – DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính – mẫu số - B09 – DN
2.3. Tổ chức kế toán các phần hành chủ yếu tại Nhà máy
2.3.1. Chứng từ sử dụng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Bảng chấm công.
- Bảng chấm công làm thêm giờ.
- Bảng thanh toán tiền lương.
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương.
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
- Giấy đề nghị tạm ứng.
Tài khoản sử dụng:
- TK 334: Phải trả công nhân viên.
- TK 335: Chi phí phải trả.
- TK 338: Phải trả, phải nộp khác
TK 3382: Kinh phí công đoàn.
TK 3383: Bảo hiểm xã hội.
TK 3384: Bảo hiểm y tế.

TK 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.
Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Các khoản trích theo lương và tình hình thanh toán với người lao động được
mở sổ kế toán chi tiết cho các TK 334, 335, 338.
Mỗi tài khoản mở một sổ riêng, các sổ này lại tiếp tục được chi tiết cho từng
bộ phận sử dụng lao động: các phòng ban, tổ sản xuất

SV: Nguyễn Thị Luận

23
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Cơ sở để ghi sổ là các chứng từ tiền lương, các khoản trích theo lương và
thanh toán.
Số tổng cộng trên sổ chi tiết là cơ sở lập bảng tổng hợp thanh toán với người
lao động.
Mẫu sổ chi tiết: S38 – DN.

SV: Nguyễn Thị Luận

24
Lớp: 1A LT Đa Ngành


Báo cáo thực tập tổng hợp


GVHD: TS. Trần Mạnh Dũng

Sơ đồ 2.3: Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Chứng từ gốc về lao động
và tiền lương, chứng từ
thanh toán
Sổ chi tiết tài khoản
334,335, 338
Bảng phân bổ
lương, BHXH

Sổ nhật ký chung

Sổ cái TK
334,335,338

Bảng tổng hợp
Chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Báo cáo
tài chính

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày

: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu.
(Nguồn: Phòng kế toán Nhà máy Thép Việt Mỹ).

SV: Nguyễn Thị Luận

25
Lớp: 1A LT Đa Ngành


×