Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Kết quả chăm sóc tại chỗ bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp Proetz tại Khoa khám bệnh Bệnh viện Tai - mũi - họng TƯ năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 49 trang )

Header Page 1 of 258.

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới :
- Ban Giám hiệu, phòng đào tạo Trường Đại học Thăng Long
- Ban Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.
- Ban chủ nhiệm, cùng toàn thể quý thầy cô Bộ môn Điều Dưỡng Trường
Đại học Thăng Long.
- Tập thể Bác sỹ, điều dưỡng, nhân viên khoa Khám bệnh Bệnh viện
Tai Mũi Họng Trung Ương đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn
thành đề tài này.
Đặc biệt, đối với người đã tận tình hướng dẫn: PGS. Ts. Bs Phạm Trần
Anh, em xin gửi tới thầy sự biết ơn và lời cảm ơn chân thành nhất.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình đã luôn
cổ vũ, động viên và là chỗ dựa vững chắc cho tôi vượt qua những khó khăn
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để đạt được kết quả ngày hôm nay.

Hà nội, ngày 4 tháng 11 năm 2015

Lê Thị Thảo

Footer Page 1 of 258.


Header Page 2 of 258.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.



Hà Nội, ngày 4 tháng 11 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Thảo

Footer Page 2 of 258.

Thang Long University Library


Header Page 3 of 258.

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG KHÓA LUẬN

ĐM

: Động mạch

MT

: Mạn tính.

NSMX

: Nội soi mũi-xoang.

PHLN

: Phức hợp lỗ-ngách.


TMH

: Tai-Mũi-Họng.

VMX

: Viêm mũi xoang.

XQ

: X- Quang

SL

: Số lượng

Footer Page 3 of 258.


Header Page 4 of 258.

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................3
1.1. Một số điểm cơ bản về giải phẫu ứng dụng và giải phẫu nội soi mũi-xoang. ... 3
1.1.1. Hốc mũi .................................................................................................3
1.1.2. Các xoang cạnh mũi ..............................................................................4
1.1.3. Sinh lý mũi xoang ................................................................................6
1.2. Bệnh viêm mũi xoang ..................................................................................... 7

1.2.1. Viêm mũi xoang là gì ............................................................................7
1.2.2. Triệu chứng ...........................................................................................7
1.2.3. Chẩn đoán ...........................................................................................10
1.2.4. Điều trị ................................................................................................10
1.3. Vai trò của chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương
pháp Proetz ................................................................................................. 11
1.3.1. Nguyên tắc khi tiến hành phương pháp Proetz ...................................11
1.3.2. Chỉ định, chống chỉ định phương pháp Proetz ...................................11
1.3.3. Tiến hành ............................................................................................11
1.3.4. Chuẩn bị dụng cụ ................................................................................12
1.3.5. Thuốc dùng .........................................................................................12
1.3.6. Cách làm .............................................................................................12
1.3.7. Tai biến ...............................................................................................12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 13
2.1.1. Phương pháp chọn mẫu.......................................................................13
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................13
2.2. Các thông số nghiên cứu .............................................................................. 13
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu .................................................................... 14
2.3.1. Xây dựng bệnh án mẫu và thu thập số liệu theo các tiêu chí .............14
2.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả sau chăm sóc .....................................14
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau chăm sóc: ........................................15
2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................ 16
2.5. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................... 16

Footer Page 4 of 258.

Thang Long University Library



Header Page 5 of 258.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................17
3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân ...................................................................... 17
3.2. Đặc điểm triệu chứng cơ năng ...................................................................... 18
3.3. Triệu chứng thực thể..................................................................................... 18
3.4. Chẩn đoán ..................................................................................................... 20
3.5. Kết quả sau chăm sóc tại chỗ bệnh viêm mũi xoang.................................... 20
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .........................................................................................25
4.1. Đặc điểm chung ............................................................................................ 25
4.1.1. Tuổi .....................................................................................................25
4.1.2. Giới .....................................................................................................25
4.2. Các triệu chứng cơ năng ........................................................................25
4.3. Triệu chứng thực thể..................................................................................... 26
4.3.1. Tình trạng chung hốc mũi ...................................................................26
4.3.2. Cuốn giữa ............................................................................................27
4.3.3. Mỏm móc: ...........................................................................................27
4.3.4. Bóng sàng............................................................................................27
4.3.5. Tình trạng niêm mạc khe giữa ............................................................28
4.4. Chẩn đoán bệnh nhân Viêm mũi xoang ....................................................... 28
4.5. Đánh giá kết quả sau chăm sóc tại chỗ ......................................................... 29
4.5.1. Đánh giá kết quả dựa trên các triệu chứng cơ năng ............................29
4.5.2. Đánh giá kết quả dựa trên các triệu chứng thực thể ...........................30
4.5.3. So sánh kết quả sau chăm sóc tại chỗ với chẩn đoán ban đầu ............31
KẾT LUẬN ................................................................................................................35
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 5 of 258.



Header Page 6 of 258.

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Tình trạng cuốn giữa, mỏm móc và bóng sàng .........................................19
Bảng 3.2. Các triệu chứng cơ năng sau chăm sóc tại chỗ ..........................................20
Bảng 3.3. Các triệu chứng thực thể sau chăm sóc tại chỗ..........................................21
Bảng 3.4. So sánh các triệu chứng cơ năng sau 5 ngày chăm sóc với chẩn đoán ban đầu .22
Bảng 3.5. So sánh các triệu chứng thực thể sau 1 ngày chăm sóc với chẩn đoán ban đầu ..23
Bảng 3.6. So sánh các triệu chứng thực thể sau 3 ngày chăm sóc với chẩn đoán ban đầu .23

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi ...............................................................17
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới ...............................................................17
Biểu đồ 3.3. Phân bố các triệu chứng cơ năng ........................................................18
Biểu đồ 3.4. Tình trạng chung của hốc mũi .............................................................18
Biểu đồ 3.5. Tình Tình trạng niêm mạc khe giữa trạng niêm mạc khe giữa ...........19
Biểu đồ 3.6. Chẩn đoán bệnh nhân khi vào viện .....................................................20
Biểu đồ 3.7. So sánh các triệu chứng cơ năng sau 1 ngày chăm sóc với chẩn đoán
ban đầu ................................................................................................21
Biểu đồ 3.8. So sánh các triệu chứng cơ năng sau 3 ngày chăm sóc với chẩn đoán
ban đầu. ...............................................................................................22
Biểu đồ 3.9. So sánh các triệu chứng thực thể sau 5 ngày chăm sóc với chẩn đoán
ban đầu ................................................................................................24

Footer Page 6 of 258.

Thang Long University Library



Header Page 7 of 258.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Viêm mũi xoang (VMX) là một trong những bệnh hay gặp nhất trong chuyên
khoa Tai-Mũi-Họng, bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tiến triển kéo dài,
ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và khả năng học tập, lao động. VMX còn có thể dẫn
đến những biến chứng nặng nề, gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh [6],[7],[8].
Theo một thống kê trong 5 năm tại viện Tai-Mũi-Họng Trung Ương [10], trong tổng
số các bệnh nhân đến khám chữa bệnh vì VMX, độ tuổi lao động từ 16-50 chiếm
gần 87%. Trên thế giới, VMX cũng là một bệnh rất phổ biến, được coi là có tỷ lệ
mắc cao hơn cả viêm khớp và cao huyết áp, Kaliner MA báo cáo năm 1997 rằng
VMX gặp ở gần 15 % dân số Mỹ (khoảng 30 triệu người). Tại châu Âu ước tính
khoảng 5% dân số bị bệnh viêm xoang [13],[21].
Để chẩn đoán xác định bệnh VMX phải dựa vào lâm sàng, nội soi, cận lâm sàng.
Điều trị viêm mũi xoang có nhiều phương pháp tùy theo triệu chứng và mức
độ bệnh nặng nhẹ, cấp tính hay đã trở thành mạn tính, có biến chứng hay không.
Vấn đề chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang, đặc biệt bằng
phương pháp Proetz có vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi chức
năng mũi xoang của bệnh nhân ngày càng Tốt hơn.
Ngày nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu về vấn đề điều trị cho bệnh nhân
viêm mũi xoang, vấn đề chăm sóc tại chỗ cũng được các nghiên cứu gia quan tâm đến.
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về vấn đề chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân
viêm mũi xoang cũng được coi là ưu tiên để có thể đánh giá được vai trò quan trọng
trong công tác điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Bệnh viện Tai- Mũi- Họng Trung Ương là bệnh viện chuyên khoa lớn nhất tại
Việt Nam. Tại đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu các ứng dụng trong điều trị
cũng như chăm sóc cho các bệnh nhân. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về vai trò của
công tác chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang vẫn chưa nhiều. Xuất phát

từ vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả chăm sóc tại chỗ bênh nhân

Footer Page 7 of 258.

1


Header Page 8 of 258.

viêm mũi xoang bằng phương pháp Proetz tại khoa Khám bệnh bệnh viện Tai –
Mũi - Họng trung ương năm 2015” với hai mục tiêu chính :
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân viêm mũi xoang điều trị tại Bệnh viện
Tai – Mũi –Họng trung ương năm 2015.
2. Kết quả chăm sóc tại chỗ cho bênh nhân viêm mũi xoang bằng phương pháp
Proetz điều trị tại Bệnh viện Tai – Mũi –Họng trung ương năm 2015.

Footer Page 8 of 258.

2

Thang Long University Library


Header Page 9 of 258.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số điểm cơ bản về giải phẫu ứng dụng và giải phẫu nội soi mũi-xoang.
1.1.1. Hốc mũi
Hốc mũi có 4 thành: thành trên hay trần hốc mũi, thành dưới hay sàn hốc

mũi, thành ngoài hay vách mũi xoang, thành trong hay vách ngăn cùng với lỗ mũi
trước và lỗ mũi sau:
- Thành trên:
Là một rãnh hẹp, cong xuống dưới, chia thành 3 đoạn. Đoạn này gồm mảnh
thủng xương sàng ở phía trong và phần ngang xương trán ở phía ngoài tạo thành trần
các xoang sàng. Theo nhiều tác giả, phần trần xoang sàng ở phía ngoài có thể dày
hơn ở giữa tới 10 lần [1],[19].
- Thành ngoài
Thành ngoài là vách mũi-xoang, được tạo thành bởi xương hàm trên, xương
lệ, khối bên xương sàng, cánh trong xương bướm và mảnh đứng xương khẩu cái.
Khối bên xương sàng gồm nhiều nhóm xoang sàng, mặt ngoài là một phần của thành
hốc mắt, đây là vùng rất nhạy cảm trong phẫu thuật nội soi vì dễ bị tổn thương.
- Các cuốn mũi:
Có 3 cuốn mũi, cấu tạo giống nhau gồm có một cốt xương ở giữa, bên ngoài
phủ bởi niêm mạc đường hô hấp.
Cuốn mũi dưới là một xương độc lập dài khoảng 4cm, khớp với ngành lên
xương hàm trên và xương khẩu cái qua mỏm hàm.
Cuốn mũi giữa là một phần xương sàng, chân bám phía trước gắn với mái
trán- sàng qua rễ đứng theo bình diện đứng dọc, rễ này ra phía sau xoay ngang dần
theo bình diện đứng ngang rồi nằm ngang bám vào khối bên xương sàng gọi là mảnh
nền cuốn giữa. Mảnh nền cuốn giữa nằm cách gai mũi trước khoảng 5 - 6 cm
[10],[23] là vách phân chia các xoang sàng trước, sau.
Cuốn mũi trên nằm ngay trên sau khối xương sàng, đuôi cuốn cố định vào thành
trước xoang bướm. Mảnh nền cuốn trên ngăn cách xoang sàng sau và xoang bướm.
- Các ngách mũi:
Tạo bởi các cuốn mũi và thành ngoài hốc mũi.
Ngách mũi dưới:

Footer Page 9 of 258.


3


Header Page 10 of 258.

Lỗ lệ-mũi nằm ở 1/4 trước-trên, cách lỗ mũi trước khoảng 1,5 cm. Phần tư
sau-trên của ngách mũi dưới là một vách xương mỏng, đó là mỏm hàm của xương
cuốn dưới tiếp nối với xương khẩu cái.
Ngách mũi giữa:
Có 3 cấu trúc giải phẫu nằm trong ngách giữa đó là mỏm móc, bóng sàng và
khe bán nguyệt.
Ngách mũi trên:
Có lỗ thông của các xoang sau, dịch từ ngách trên sẽ tự dẫn lưu xuống cửa
mũi sau.
1.1.2. Các xoang cạnh mũi
Gồm có xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm.
- Xoang hàm:
Xoang hàm là một hình tháp gồm 3 mặt, nền và đỉnh, nằm trong thân xương
hàm trên:
+ Mặt trước là đường vào trong các phẫu thuật xoang kinh điển.
+ Mặt trên là sàn ổ mắt, mỏng, hay vỡ khi bị chấn thương, ở mặt này có ống
và dây thần kinh dưới ổ mắt tạo thành gờ lồi vào trong xoang hàm.
+ Mặt sau liên quan với hố chân bướm-hàm và chân bướm-khẩu cái.

2 Vách ngăn
1 Bóng sàng
3 Cuốn giữa
4 Mỏm móc
5 Cuốn dưới
6 Xoang hàm


Hình 1.1. Dòng dẫn lưu dịch của xoang hàm

+ Nền hay mặt trong là vách mũi-xoang, ở 1/4 sau-trên mặt này có lỗ thông
xoang hàm vào ngách giữa. Bờ dưới của xoang liên quan đến các răng hàm trên số

Footer Page 10 of 258.

4

Thang Long University Library


Header Page 11 of 258.

4, 5, 6, đôi khi chân răng mọc hẳn vào trong xoang, đây là nguyên nhân của bệnh lý
viêm xoang do răng khi các răng này bị sâu [9].
Lỗ thông xoang hàm thực tế là một ống nhỏ, có thể coi là một phần của mê
đạo sàng. Lỗ rộng khoảng 2,5 mm, nằm ở 1/4 sau-trên, tức là ở góc cao của xoang,
đổ vào hốc mũi ở đầu dưới phễu sàng.
- Xoang trán
Xoang trán hình thành từ khi trẻ 2 tuổi nhưng đến 15-20 tuổi mới phát triển
toàn diện và có kích thước ổn định. Thực chất là một tế bào sàng trước phát triển
vào giữa hai bản của xương trán, tạo nên 2 xoang trán trái và phải được ngăn cách
bởi một vách xương. Xoang trán có hình dạng và kích thước khác nhau ở từng cá
thể, có thể rất nhỏ hoặc rất lớn chiếm gần toàn bộ xương trán.

1 Xoang trán
2 Ống trán mũi
3 Phễu trán

4. Rãnh bán nguyệt
5 Đê mũi
6 Mỏm móc

Hình 1.2. Lỗ thông xoang trán (Theo Legent)
- Xoang sàng:
Là một hệ thống các hốc xương nhỏ, gọi là các tế bào sàng, nằm trong khối
bên xương sàng. Thường có từ 5-15 tế bào sàng, mỗi tế bào có lỗ dẫn lưu riêng
đường kính khoảng 1-2mm [1],[3],[15].
Các xoang sàng được ngăn cách với hốc mắt bằng một vách xương rất mỏng
(xương giấy)
Về kinh điển, xoang sàng được chia thành sàng trước và sàng sau.

Footer Page 11 of 258.

5


Header Page 12 of 258.

Xoang bướm:
Là một hốc rỗng trong thân xương bướm, hình hộp, kích thước mỗi chiều
khoảng 2 cm, dung tích 6-10ml.
Lỗ thông xoang bướm hình bầu dục, đường kính từ 0,5 – 4 mm, nằm ở mặt
trước, cao hơn sàn xoang 10-15 mm, tức là cao hơn sàn mũi khoảng 30 mm
[1],[7],[10] đổ vào hốc mũi qua ngách bướm-sàng (giữa đuôi cuốn trên và vách
ngăn mũi). Xoang bướm chiếm vị trí trung tâm của nền sọ nên có những liên
quan quan trọng:
+ Phía trước liên quan với các xoang sàng mà trực tiếp là tế bào Onodi.
+ Động mạch cảnh trong và dây thần kinh thị giác đi ở thành ngoài xoang

+ Thành trên liên quan với tuyến yên.
+ Thành dưới là nóc vòm
+ Thành sau tiếp xúc với động mạch nền và thân nền.
1.1.3. Sinh lý mũi xoang
Xoang là các hốc rỗng trong trong xương mặt. Thành trong các xoang được
lót bởi lớp niêm mạc lông chuyển, tiết nhầy, các lớp niêm mạc tiết nhầy luôn luôn di
chuyển theo một chiều về phía lỗ thông, chúng hoạt động như những cây chổi, quét
các chất nhầy, vật lạ, xác vi khuẩn ra khỏi các xoang qua lỗ thông đưa ra hốc mũi.
Bình thường các xoang đều thóang, khô và sạch, niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với oxy
ngoài môi trường.
Chức năng của xoang:
-

Hấp thu oxy từ môi trường không khí.

-

Làm ẩm không khí trước khi vào phổi bởi lớp niêm mạc lót.

-

Sưởi ấm không khí trước khi vào phổi, luôn cân bằng với nhiệt độ cơ thể.

-

Làm nhẹ trọng lượng khối xương đầu mặt.

-

Đảm bảo sự cân bằng cần thiết giữa mặt và sọ, làm cho mặt được cử động

thuận lợi hơn.

-

Cộng hưởng âm thanh.

Footer Page 12 of 258.

6

Thang Long University Library


Header Page 13 of 258.

1.2. Bệnh viêm mũi xoang
1.2.1. Viêm mũi xoang là gì
Bình thường các xoang được bố trí cân đối và đối xứng hai bên hốc mũi giúp
cho sự trao đổi không khí với môi trường. Nhưng ở người có bất thường về giải
phẫu thường dẫn đến viêm mũi xoang.
Viêm mũi xoang là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc lót ở trong xoang, gây
tắc các lỗ thông xoang, nhất là những xoang nhỏ như xoang sàng.
Có ba loại viêm mũi xoang:
- Viêm mũi xoang cấp: thời gian mắc dưới 4 tuần
- Viêm mũi xoang bán cấp: thời gian mắc 4-12 tuần
- Viêm mũi xoang mạn : thời gian mắc trên 12 tuần
1.2.2. Triệu chứng
Viêm mũi xoang cấp tính
Viêm mũi xoang cấp tính là viêm niêm mạc xoang lần đầu mà trước đó niêm
mạc xoang hoàn toàn bình thường.

Hay gặp hơn là nhóm xoang trước nhất là xoang hàm vì nó tiếp xúc lần đầu
tiên với các tác nhân gây bệnh.Các xoang sau ít gặp hơn.
Có thể viêm một xoang đơn độc: viêm xoang hàm cấp do răng. Nhưng
thường gặp là viêm nhiều xoang vì các xoang đều thông với nhau qua hốc mũi.
- Triệu chứng toàn thân
Thường có biểu hiện một thể trạng nhiễm trùng: mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc gai
sốt, Kém ăn, bạch cầu trong máu tăng. Ở trẻ em thường có biểu hiện một hội chứng
nhiễm trùng rõ rệt và sốt cao.
- Triệu chứng cơ năng
Đau nhức vùng mặt: là triệu chứng chính, thường đau về sáng, đau thành từng
cơn, vùng má, trán, thái dương 2 bên hoặc lan xuống răng hay lên nửa đầu, đau tăng
lên về sáng do ban đêm dịch tiết và mủ bị ứ đọng. Ngoài cơn chỉ thấy nặng đầu.
Chảy mũi: một hoặc hai bên, thường gặp là chảy mũi 2 bên, lúc đầu chảy dịch
loãng, sau đặc dần, màu xanh hoặc màu vàng, mùi tanh và nồng, làm hoen ố khăn
tay. Bệnh nhân thường xì mũi ra trước hoặc chảy xuống họng.

Footer Page 13 of 258.

7


Header Page 14 of 258.

Ngạt tắc mũi: một hoặc hai bên, thường gặp là ngạt mũi hai bên. Tuỳ theo
tình trạng viêm, ngạt mũi được biểu hiện ở mức độ khác nhau như vừa, nhẹ, từng lúc
hoặc liên tục dẫn đến ngửi Kém. Trong viêm mũi xoang cấp hay gặp ngạt tắc mũi
từng lúc và trong khi ngạt mũi thường kèm theo ngửi Kém.
- Triệu chứng thực thể
Các cuốn mũi, rõ nhất là cuốn dưới nề, đỏ và sưng to đặt thuốc co mạch co
hồi Tốt.

Khe giữa 2 bên: có tiết nhầy hoặc mủ. Đây là triệu chứng rất có giá trị trong
chẩn đoán viêm mũi xoang trước cấp.
Có thể thấy dị hình ở vách ngăn, khe giữa, cuốn giữa 2 bên.
Soi mũi sau: Tiết nhầy hoặc mủ từ khe trên chảy xuống cửa mũi, hoặc cửa mũi
sau có đọng mủ hoặc tiết nhầy bám. Đuôi cuốn mũi cũng nề đỏ và sưng to.
Viêm mũi xoang mạn tính
Viêm mũi xoang mạn tính là do viêm mũi xoang cấp tính tái diễn nhiều lần,
không được điều trị hoặc điều trị không đúng.
Viêm mũi xoang mạn tính thường gặp ở nhóm xoang sau hơn là nhóm xoang
trước, ít khi gặp một xoang đơn thuần mà thường là viêm nhiều xoang một lúc,
người ta gọi đó là viêm đa xoang.
- Triệu chứng toàn thân
Viêm mũi xoang mạn tính ít ảnh hưởng đến toàn trạng, không có biểu hiện
nhiễm trùng, trừ những đợt hồi viêm. Triệu chứng toàn thân thường không rõ rệt,
ngoài những biểu hiện: mệt mỏi, cơ thể suy nhược hoặc những rối loạn ở đường hô
hấp hay đường tiêu hoá do mủ xoang gây nên, nếu viêm mũi xoang kéo dài.
- Triệu chứng cơ năng
Chảy mũi: là triệu chứng chính, thường xuyên có, chảy một hoặc hai bên
nhưng thường là hai bên. Lúc đầu chảy mủ nhầy trắng, sau chảy đặc xanh hoặc
vàng, mùi tanh hoặc hôi thối do bội nhiễm.Mủ thường chảy ra cửa mũi sau xuống
họng hoặc xì ra cửa mũi trước.
Ngạt tắc mũi: tăng dần và ngày càng rõ rệt dẫn đến tắc hoàn toàn do mủ ứ
đọng, niêm mạc phù nề, cuốn giữa thoái hoá, cuốn dưới quá phát, hoặc do polype
thường ngạt cả hai bên, nhưng có thể 1 bên nếu viêm xoang do răng.

Footer Page 14 of 258.

8

Thang Long University Library



Header Page 15 of 258.

Rối loạn về ngửi: ngửi Kém từng lúc, tăng dần hoặc mất ngửi hoàn toàn
Nhức đầu: âm ỉ hay thành cơn ở vùng trán, má 2 bên, hoặc đau nhức xung
quanh ổ mắt, sâu trong ổ mắt, đau vùng chẩm phía sau nếu là viêm xoang sau.
Nhức đầu thường xảy ra vào buổi trưa và chiều làm cho bệnh nhân thường mệt
mỏi, lười suy nghĩ…
Ngoài ra, bệnh nhân thường có biểu hiện viêm mũi họng mạn tính hay viêm
đường hô hấp như: ho khan, ngứa họng, đắng họng hoặc khạc nhổ liên tục.
- Triệu chứng thực thể
Soi mũi trước
Niêm mạc hốc mũi nhạt màu, phù nề hoặc thoái hoá thành gờ Kaufmann ở khe
giữa, polype khe giữa do niêm mạc xoang hàm thoái hoá tạo thành hoặc do niêm
mạc của mỏm móc, khe giữa thoái hoá.
Khe giữa 2 bên: thường có mủ đặc ứ đọng hoặc chảy từ khe giữa qua lưng
cuốn dưới tới sàn mũi. Khe giữa có polype.
Cuốn mũi: cuốn dưới 2 bên thường quá phát, nhạt màu, đặt thuốc co mạch co
hồi Kém. Cuốn giữa 2 bên thường thoái hoá niêm mạc, màu trắng hoặc mọng và
trông giống polype.
Dị hình ở vách ngăn như mào vách ngăn, vẹo vách ngăn, gai vách ngăn… hoặc
ở khe giữa như mỏm móc quá phát, đảo chiều, xoang hơi ở cuốn giữa (concha
bullosa), cuốn dưới…
Soi mũi sau
Mủ đọng ở cửa mũi sau hoặc chảy từ khe trên xuống cửa mũi sau, xuống họng
Các đuôi cuốn thường quá phát và đổi màu, niêm mạc vách ngăn cùng dày lên.
Polype che khuất cửa mũi sau.

Footer Page 15 of 258.


9


Header Page 16 of 258.

1.2.3. Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định viêm mũi xoang
Dựa vào các tiêu chuẩn sau đây
- Triệu chứng lâm sàng
Là tiêu chuẩn chính, trong đó những tổn thương thực thể ở khe giữa có vai trò
quyết định trong chẩn đoán viêm mũi xoang.
- Triệu chứng X-Quang
Phim tiêu chuẩn: Blondeau và Hirtz. Chụp Blondeau có giá trị chẩn đoán
viêm xoang hàm và xoang trán. Chụp phim Hirtz có giá trị chẩn đoán viêm xoang
sàng và xoang bướm.
Chụp CT Scan: rất có giá trị trong chẩn đoán khu trú viêm mũi xoang và
trong điều trị viêm mũi xoang.
- Nội soi chẩn đoán
Đây là biện pháp rất có giá trị trong chẩn đoán viêm mũi xoang hiện nay, nó
cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương ở khe giữa, kể trên mà bằng phương
pháp khám thông thường không thể thấy được.
1.2.4. Điều trị
- Nguyên tắc chung: Đảm bảo dẫn lưu và thông khí xoang Tốt.
- Điều trị viêm mũi xoang cấp tính: chủ yếu là điều trị nội khoa
+ Tại chỗ
Làm sạch và thông thoáng hốc mũi: xì mũi, rửa mũi, hút dịch và mủ, đặt
thuốc co mạch…
Nhỏ thuốc: cần phối hợp các loại thuốc co mạch, sát khuẩn và chống phù nề,
liệu pháp coticoid tại chỗ kéo dài rất có tác dụng.

Xông hơi nước nóng: các loại thuốc có tinh dầu, bay hơi được.
Khí dung mũi xoang: thuốc Kháng sinh kết hợp với coticoid.
+ Toàn thân
Liệu pháp Kháng sinh có hiệu quả Tốt đối với viêm mũi xoang, phải lựa chọn
Kháng sinh dựa trên Kháng sinh đồ.
Thuốc chống viêm và giảm phù nề
Thuốc giảm đau
Footer Page 16 of 258.

10

Thang Long University Library


Header Page 17 of 258.

Thuốc hạ sốt
Thuốc nâng cao thể trạng
- Điều trị viêm mũi xoang mạn tính: kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa
+ Điều trị nội khoa: Thường điều trị trong các đột hồi viêm, điều trị nội khoa
được tiến hành trước và sau khi phẫu thuật.
Tại chỗ: giống như trong điều trị viêm mũi xoang cấp
Toàn thân: giống như trong điều trị viêm mũi xoang cấp
Điều trị cơ địa: thuốc có iod, canxi, photpho, vitamin A, D thuốc Kháng
histamin với cơ địa dị ứng hay rối loạn vận mạch.
+ Điều trị ngoại khoa
1.3. Vai trò của chăm sóc tại chỗ cho bệnh nhân viêm mũi xoang bằng phương
pháp Proetz
Phương pháp Proetz là đưa thuốc dạng dung dịch vào xoang bằng cách hút
không khí trong xoang ra đằng mũi, tạo áp lực chân không trong xoang.

1.3.1. Nguyên tắc khi tiến hành phương pháp Proetz
Theo nguyên tắc bình thông nhau khi cho thuốc vào hốc mũi rồi bịt lối thông
với họng và hút không khí trong mũi ra thì thuốc sẽ vào các xoang.
1.3.2. Chỉ định, chống chỉ định phương pháp Proetz
Chỉ định: viêm mũi xoang cấp, bán cấp, mạn tính.
Chống chỉ định:
+ Polyp mũi
+ Cuốn mũi quá phát
1.3.3. Tiến hành
- Chuẩn bị bệnh nhân
+ Hỏi tiền sử dị ứng, các bệnh mạn tính : cao huyết áp, thoái hóa cột sống cổ…
+ Động viên, giải thích hướng dẫn người bệnh
+ Nhỏ hoặc đặt thuốc co mạch vào mũi làm rộng hốc mũi và các lỗ thông xoang.

Footer Page 17 of 258.

11


Header Page 18 of 258.

1.3.4. Chuẩn bị dụng cụ
- Máy hút, dầu hút vô khuẩn, bát kền, dung dịch steranios 2%.
1.3.5. Thuốc dùng
- Kháng sinh – Kháng viêm: Cortiphenicol.
- Thuốc co mạch :Naphtazolin, cold B, otrivin 0,1% ( Dùng cho người lớn)
Otrivin 0,05% xylobalan 0,05%.
1.3.6. Cách làm
Đặt đầu bệnh nhân ra ngoài cạnh bàn và ngửa hết mức về phía sau.
Điều dưỡng ngồi về phía đầu bệnh nhân và kẹp đầu bệnh nhân vào đầu gối

của mình.
Hướng dẫn bệnh nhân nhịn thở nói “Kê, Kê” liên tục dài trong 30 giây.
Bơm 2ml nước muối sinh lý 0,9% vào một bên mũi. Lỗ mũi bên kia được
đóng kín.
Đặt đầu hút, hút không khí trong mũi có thuốc ra. Hút khoảng 3 giây thì bỏ ra
3 giây và hút trở lại nhiều lần (Áp lực máy không quá 180mmHg).
Nghỉ vài phút cho bệnh nhân thở rồi tiếp tục làm như vậy sang mũi bên kia.
Hút xong nhỏ thuốc Kháng sinh vào mũi cho bệnh nhân.
Sau khi nhỏ thuốc xong nằm với tư thế bằng từ 5 phút – 10 phút.
- Tư thế nhỏ thuốc
Xoang sau ( Xoang bướm, xoang sang sau) : Bệnh nhân ngửa đầu ra đằng sau
nhiều sao cho cằm và ống tai ngoài cùng nằm trên đường thẳng vuông góc với mặt đất.
Xoang hàm và xoang sang trước : Bệnh ngửa đầu ra đằng sau tối đa sao
cho xương móng và ống tai ngoài cùng nằm trên một đường thẳng vuông góc
với mặt đất.
1.3.7. Tai biến
Nhức đầu chóng mặt : Do áp lực 100mmHg – 120 mmHg.
Chảy máu: Do niêm mạc mũi viêm, cuốn mũi nề.

Footer Page 18 of 258.

12

Thang Long University Library


Header Page 19 of 258.

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Gồm 50 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm mũi xoang và được khám tại bệnh
viện Tai – Mũi – Họng trung ương từ tháng 4/2015 đến tháng 8/2015.
- Tiêu chuẩn lựa chọn:
+ Bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên và được điều trị theo đơn của bác sỹ Viện Tai –
Mũi – Họng.
+ Được khám nội soi và chẩn đoán viêm mũi xoang cấp, bán cấp và mạn tính
+ Có chỉ định chăm sóc tại chỗ bằng phương pháp Proetz.
+ Bệnh nhân và gia đình đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Bệnh nhân được theo dõi kết quả chăm sóc đến thời điểm kết thúc nghiên cứu
- Tiêu chuẩn loại trừ: các bệnh tích có chống chỉ định làm Proetz.
2.1.1. Phương pháp chọn mẫu:Chọn mẫu thuận tiện
Chọn các bệnh nhân được khám và chẩn đoán viêm mũi xoang tại viện TaiMũi-Họng Trung Ương và có chỉ định chăm sóc tại chỗ bằng phương pháp Proetz từ
tháng 4/2015-8/2015 đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến cứu mô tả từng ca có can thiệp.
2.2. Các thông số nghiên cứu
- Đặc điểm dịch tễ:
+ Tuổi, giới
- Đặc điểm lâm sàng:
+ Triệu chứng cơ năng.
+ Triệu chứng thực thể.
+ Chẩn đoán
- So sánh kết quả trước và sau chăm sóc tại chỗ về triệu chứng cơ năng và thực thể:
+ Sau 1 ngày chăm sóc
+ Sau 3 ngày chăm sóc
+ Sau 5 ngày chăm sóc

Footer Page 19 of 258.


13


Header Page 20 of 258.

- So sánh kết quả chăm sóc với chẩn đoán ban đầu theo thời gian:
+ Sau 1 ngày chăm sóc
+ Sau 3 ngày chăm sóc
+ sau 5 ngày chăm sóc
2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
2.3.1. Xây dựng bệnh án mẫu và thu thập số liệu theo các tiêu chí sau:
- Đặc điểm dịch tễ: ghi chép đầy đủ họ tên, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, số
điện thoại liên hệ, ngày vào viện, ngày phẫu thuật.
- Lý do vào viện: ngạt tắc mũi, chảy mũi, đau đầu, giảm thị lực, liệt vận nhãn.
+ Triệu chứng cơ năng:
 Đau đầu:
Vị trí: sau ổ mắt, vùng thái dương, vùng đỉnh, vùng chẩm, vùng trán…
Tính chất đau: đau ẩm ỉ liên tục hay đau thành cơn.
 Chảy mũi: đánh giá tính chất (1 bên hay 2 bên), vị trí (chảy mũi trước hay
sau), đặc điểm của dịch (dịch nhầy loãng, nhầy đặc, dịch mủ đặc bẩn).
 Ngạt tắc mũi: đánh giá tính chất (1 bên hay 2 bên), mức độ (từng lúc hay liên tục).
 Mất ngửi: giảm hay mất ngửi hoàn toàn.
+ Triệu chứng thực thể:
 Đánh giá vùng ngách, khe
Tình trạng dịch tiết: dịch nhầy loãng, nhầy đặc, dịch mủ đặc bẩn.
Tình trạng niêm mạc: phù nề ít, phù nề mọng, bình thường.
 Đánh giá toàn bộ hốc mũi,vách ngăn, khe giữa, khe trên có gì bất thường hay không.
2.3.2. Phương pháp đánh giá kết quả sau chăm sóc
- Thời gian theo dõi và khám
- BN được chăm sóc và so sánh trong 1,3,5 ngày liên tục

- Phương pháp khám đánh giá kết quả :
+ BN được hướng dẫn tự đánh giá tiến triển bệnh theo triệu chứng cơ năng
bằng một bảng câu hỏi.
+ Sau đó được khám nội soi mũi-xoang để đánh giá kết quả thực thể.

Footer Page 20 of 258.

14

Thang Long University Library


Header Page 21 of 258.

- Kết quả sau chăm sóc được chia thành 2 nhóm:
+ Kết quả theo sự tiến triển của các triệu chứng cơ năng : 4 mức độ.
+ Kết quả theo các triệu chứng thực thể nội soi : 4 mức độ.
2.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau chăm sóc:
* Tiêu chuẩn cho điểm các triệu chứng cơ năng :
Là những dấu hiệu chủ quan nên rất khó lượng hoá được một cách thật sự
chính xác, tuy nhiên, đây lại là những biểu hiện mà người bệnh quan tâm nhất sau
chăm sóc, do đó chúng tôi sử dụng phương pháp người bệnh tự đánh giá để xác định
kết quả. Các triệu chứng cơ năng (1) ngạt tắc mũi, (2) chảy mũi trước, (3) chảy mũi
sau, (4) đau nhức các vùng xoang, trước chăm sóc được coi là 2 điểm(điểm tối đa),
sau chăm sóc bệnh nhân sẽ tự đánh giá, cho điểm từng triệu chứng so với trước
chăm sóc.
Kết quả được chia thành 4 loại :
+ Triệu chứng hết hẳn hoặc gần như hết (7-8 điểm) :

Tốt.


+ Triệu chứng giảm rõ rệt (5-6 điểm) :

Khá.

+ Triệu chứng có giảm (3-4 điểm) :

Trung bình.

+ Triệu chứng giảm không rõ ràng hoặc không giảm (1-2 điểm) : Kém.
Các triệu chứng cơ năng được phân tích trong 3 đợt chăm sóc: 1 ngày, 3 ngày và
5 ngày. Sau đó so sánh sự tiến triển Tốt của các triệu chứng sau các đợt chăm sóc.
- Tiêu chuẩn về các triệu chứng thực thể:
Được xác định thông qua khám nội soi hốc mũi-xoang sau chăm sóc, đánh giá
tình trạng thực thể dựa vào 4 yếu tố sau:
+ Xuất tiết: Dịch xuất tiết nhầy trong, nhầy loãng, mủ nhầy hoặc mủ đặc ứ
đọng trong hốc mũi.
+ Niêm mạc : Tình trạng niêm mạc hốc mũi và các xoang..........
+ Sự thông thoáng của hốc xoang
+ Sự thông thoáng của vùng Phức hợp lỗ ngách (PHLN) và các lỗ thông xoang,
- Tiêu chuẩn phân loại tình trạng thực thể sau chăm sóc:
Tốt: Hốc mũi sạch, không có hoặc chỉ có ít xuất tiết nhầy loãng. Niêm mạc
hốc hồng đều, nhẵn bóng, sạch. Ngách giữa và xoang sàng thông thoáng, không bị
dính tắc, đường dẫn lưu rộng. Lỗ thông xoang hàm thông thoáng bình thường, dẫn
lưu Tốt.
Footer Page 21 of 258.

15



Header Page 22 of 258.

Khá: Hốc mũi có xuất tiết nhầy, niêm mạc xơ hoá dày, màu trắng nhạt, Ngách
giữa và vùng các xoang thông thoáng, không bị dính tắc.
Trung bình: Hốc mũi có mủ nhầy đặc, niêm mạc phù nề mọng, nhiều chỗ
viêm đỏ, dễ chảy máu, nhưng không gây bịt tắc các đường dẫn lưu.
Kém: Hốc mũi có nhiều mủ nhầy đặc hoặc đặc bẩn, niêm mạc thoái hoá. Vùng
khe giữa và lỗ thông xoang bít tắc gây cản trở dẫn lưu của các xoang.
- Các triệu chứng thực thể gồm: tình trạng hốc mũi (1), tình trạng dịch trong
mũi (2), tình trạng cuốn giữa (3), tình trạng mỏm móc (4), Tình trạng bóng sàng (5),
tình trạng niêm mạc khe giữa (6). Trước chăm sóc được coi là 2 điểm (điểm tối đa),
sau chăm sóc bệnh nhân sẽ tự đánh giá, cho điểm từng triệu chứng so với trước
chăm sóc.
Kết quả được chia thành 4 loại:
+ Triệu chứng hết hẳn hoặc gần như hết (10-12 điểm) :

Tốt.

+ Triệu chứng giảm rõ rệt (7-9 điểm) :

Khá.

+ Triệu chứng có giảm (4-6 điểm) :

Trung bình.

+ Triệu chứng giảm không rõ ràng hoặc không giảm (1-3 điểm): Kém.
Các triệu chứng thực thể cũng được phân tích trong 3 đợt chăm sóc: 1 ngày, 3 ngày
và 5 ngày. Sau đó so sánh sự tiến triển Tốt của các triệu chứng sau các đợt chăm sóc.
2.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0
2.5. Đạo đức nghiên cứu
-

Những bệnh nhân được chọn vào mẫu nghiên cứu phải tự nguyện.

- Tất cả những thông tin liên quan đến bệnh nhân đều được giữ bí mật.
- Các kết quả nghiên cứu chỉ được dùng với mục đích nghiên cứu khoa học.
- Tất cả các bệnh nhân đều được giải thích rõ về tình trạng bệnh lý và tai biến có
thể xảy trong quá trình làm thủ thuật.

Footer Page 22 of 258.

16

Thang Long University Library


Header Page 23 of 258.

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân (N=50)

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi
Nhận xét:
Các bệnh nhân được chia theo từng nhóm tuổi, tập trung nhiều nhất là ở độ tuổi
học tập và lao động từ 15-55, chiếm tới 82,0%.

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét:
Biểu đồ 3.2 cho thấy sự phân bố bệnh ở 2 nhóm theo giới là tương đương nhau.

Footer Page 23 of 258.

17


Header Page 24 of 258.

3.2. Đặc điểm triệu chứng cơ năng

Biểu đồ 3.3. Phân bố các triệu chứng cơ năng
Nhận xét:
Hai triệu chứng cơ năng thường gặp nhất là chảy mũi và ngạt tắc mũi, chiếm
94,0% các trường hợp. Đau nhức các vùng xoang chỉ gặp ở khoảng 64,0% các
trường hợp.
3.3. Triệu chứng thực thể
. Tình trạng hốc mũi

Biểu đồ 3.4. Tình trạng chung của hốc mũi
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 3.4 ta thấy có 74,0% các trường hợp bệnh nhân có tình trạng
hốc mũi phù nề nhiều và có nhiều dịch nhầy.

Footer Page 24 of 258.

18

Thang Long University Library



Header Page 25 of 258.

. Tình trạng cuốn giữa, mỏm móc và bóng sàng

Bảng 3.1. Tình trạng cuốn giữa, mỏm móc và bóng sàng
Bình thường

Phù nề mọng

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Cuốn giữa

6


12,0

38

76,0

6

12,0

50

100

Mỏm móc

10

20,0

31

62,0

9

18,0

50


100

Bóng sàng

21

42,0

21

42,0

8

16,0

50

100

Tính chất
Vị trí

Phù nề ít

Tổng

Nhận xét:
Qua thăm khám nội soi, phần lớn cuốn giữa, mỏm móc, bóng sàng có hiện

tượng phù nề mọng niêm mạc chiếm tỷ lệ lần lượt là 76,0%, 62,0%, và 42%.
. Tình trạng niêm mạc khe giữa

Biểu đồ 3.5. Tình Tình trạng niêm mạc khe giữa trạng niêm mạc khe giữa
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ 3.5 có 64,0% các trường hợp bệnh nhân có tình trạng niêm
mạc khe giữa nề mọng.

Footer Page 25 of 258.

19


×