Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp bệnh nhân chấn thương cột sống cổ liệt tủy tại khoa phẫu thuật cột sống cổ liệt tủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.09 KB, 51 trang )

Đặt vấn đề
CTCS chiếm 3 – 6% các loại chấn thương, thường xảy ra ở người đang
trong độ tuổi lao động, tỷ lệ tử vong và tàn tật cao [5,7]. Theo thống kê ở Mỹ
(1980) hàng năm có 11000 người bị CTCS – tủy sống. Tần suất gặp CTCS –
tủy sống ở Mỹ là 53.4 người/1 triệu dân, ở Pháp là 20 người/ 1 triệu dân [6].
Ở Việt Nam, tỷ lệ tổn thương thần kinh do CTCS là 60 – 70%, ở các nước có
trình độ quản lý cao, tỷ lệ này là 40 – 45%[6].
CTCS cổ có liệt tủy là tình trạng nặng, nếu bệnh nhân qua được còng để
lại hậu quả nặng nề, không chỉ cho bản thân người bệnh và gia dình mà còn là
gánh nặng cho toàn xã hội. Ở Mỹ có khoảng 45 – 60% bệnh nhân CTCS cổ bị
thương tổn thần kinh, trong đó 17% tử vong [3]. Chi phí cho điều trị và chăm
sóc rất tốn kém. Ngân sách Quốc gia Mỹ hàng năm đã phải chi trả gần 7 tỷ đô
la Mỹ cho việc này [3].
Tỷ lệ tử vong sau CTCS cổ có liệt tủy, đặc biệt là liệt tủy hoàn toàn, chủ
yếu là do suy hô hấp và các biến chứng nhiễm khuẩn. Bệnh lý đường hô hấp
do sù suy yếu hoặc liệt các cơ hô hấp, do nằm lâu chiếm khoảng 20% trong số
bệnh nhân tử vong trong 15 năm sau chấn thương [10].
Chăm sóc và phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân CTCS cổ có liệt
tủy là phức tạp và đòi hỏi chuyên khoa sâu. Xuất phát từ những yêu cầu thực
tế, với mục đích giúp cho việc điều trị, chăm sóc bệnh nhân được tốt hơn,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp bệnh nhân chấn thương cột sống
cổ liệt tủy tại khoa Phẫu thuật cột sống - bệnh viện Việt Đức”
Với mục tiêu:
1. Mô tả triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân CTCS cổ liệt tủy
2. Đánh giá kết quả chăm sóc hô hấp bệnh nhân CTCS cổ liệt tủy tại
khoa Phẫu thuật cột sống – bệnh viện Việt Đức.
1
CHƯƠNG 1
Tổng quan
1.1. Đặc điểm giải phẫu cột sống cổ [1,6].


Cột sống cổ có 7 đốt sống có cấu trúc đặc biệt, từ C1 – C7, cong lồi ra
trước, cho phép các hoạt động ưỡn, gập, nghiêng và xoay đầu. Cột sống cổ
được chia làm 2 đoạn: cột sống cổ cao gồm 2 đốt sống C1 và C2, có cấu trúc
không điển hình và cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống từ C3 – C7, có cấu trúc
điển hình.
Mỗi đoạn cột sống cổ gồm 2 phần: bên ngoài là các xương sống cổ từ C1
– C7, bên trong là các đoạn tủy cổ tương ứng từ C1 – C8.
Đặc điểm giải phẫu cột sống cổ cho thấy cột sống cổ linh hoạt về chức
năng nhưng yếu về cấu trúc, vì vậy dễ bị tổn thương khi có chấn thương.
Hình 1.1: Các đốt sống cổ
2
1.2. Thương tổn thần kinh trong CTCS có liệt tủy [4,9]
1.2.1. Sốc tủy.
Sốc tủy là hậu quả của việc cắt đứt về mặt sinh lý và giải phẫu của tủy
sống, là hiện tượng mất hoàn toàn tạm thời tất cả hoặc hầu hết các hoạt động
phản xạ tủy tại mức tổn thương và dưới mức tổn thương. Giai đoạn này
thường xảy ra ngay sau chấn thương, biểu hiện lâm sàng nh sau:
- Liệt mềm hoàn toàn dưới mức tổn thương.
- Mất hoàn toàn cảm giác nông và sâu dưới mức tổn thương.
- Mất toàn bé các phản xạ: phản xạ hành hang, phản xạ gân xương, dấu hiệu
Babinski không đáp ứng 2 bên.
- Đại tiểu tiện không tự chủ.
Sốc tủy thường kéo dài khoảng 24 – 48 giê, nhưng cũng có thể tiếp diễn
tới 1 tuần sau chấn thương và có thể kéo dài do nhiễm trùng hay các biến
chứng khác.
1.2.2. Tổn thương tủy hoàn toàn.
- Mất hoàn toàn chức năng vận động và cảm giác dưới mức thương tổn tủy.
- Phản xạ hành hang: mất trong sốc tủy và phục hồi trong 48giê. Nếu sau
giai đoạn sốc tủy, chức năng mất hoàn toàn mà phản xạ hành hang còn thì tổn
thương tủy hoàn toàn.

1.2.3. Tổn thương tủy không hoàn toàn.
Còn 1 phần chức năng vận động và/hoặc cảm giác dưới mức thương tổn
tủy, bao gồm các hội chứng sau:
- Hội chứng tủy trung tâm: đây là dạng hay gặp nhất. Biểu hiện lâm
sàng: liệt tứ chi (hoặc liệt 2 chi dưới), còn cảm giác quanh hậu môn, sớm có
khả năng kiểm soát bàng quang, ruột. Sự phục hồi vận động từ xa trung tâm
về gần trung tâm, nhưng sự phục hồi ở chi trên thường Ýt và chậm do phụ
thuộc vào sự phá hủy chất xám trung tâm.
3
- Hội chứng tủy trước: mất chức năng vận động, còn cảm giác sâu và
cảm giác bản thể của thân mình và chi dưới.
- Hội chứng tủy sau: hiếm gặp, chức năng vận động bình thường, mất
cảm giác sâu và cảm giác bản thể.
- Hội chứng tủy bên (hội chứng Brown – Sequard): thiếu hụt vận động
cùng bên với tổn thương; cảm giác đau, nhiệt đối bên; chức năng cơ tròn bàng
quang, ruột thường bù trừ trở lại.
1.3. Triệu chứng lâm sàng của CTCS cổ liệt tủy
1.3.1. Triệu chứng toàn thân
- Tri giác: có thể rối loạn tri giác trong CTCS cổ liệt tủy khi bệnh nhân
có suy hô hấp và suy tuần hoàn.
- Hô hấp: có thể rối loạn hô hấp trong tổn thương cột sống cổ, do ảnh
hưởng đến trung khu hô hấp và nhân vận động thần kinh hoành. Biểu hiện:
khó thở, suy hô hấp, nặng có thể tử vong ngay sau chấn thương.
- Tuần hoàn: bệnh nhân có thể có các dấu hiệu mạch chậm, huyết áp hạ
(dưới 90/60 mmHg) do ảnh hưởng đến trung tâm tuần hoàn, có thể ngừng tim ngay
sau khi chấn thương tủy cổ cao.
1.3.2. Triệu chứng cơ năng
- Đau khu trú vùng cổ
- Cứng cổ
- Nuốt vướng

1.3.3. Triệu chứng thực thể
- Vận động: Mất hoặc giảm vận động với biểu hiện liệt hoàn toàn hoặc
liệt không hoàn toàn.
- Cảm giác: Mất hoặc giảm cảm giác dưới mức thương tổn tủy.
- Phản xạ: phản xạ gân xuơng, phản xạ cơ thắt mất nếu liệt hoàn toàn.
Truờng hợp còn phản xạ cơ thắt là liệt không hoàn toàn, tiên luợng sẽ tốt hơn.
4
Nếu bệnh nhân mất phản xạ hành hang là đang trong giai đoạn sốc tủy. Khi
hết sốc tổn thuơng thần kinh mới rõ.
1.4. Sinh lý hô hấp [10].
1.4.1. Sự thông khí ở phổi.
Phổi là 1 cấu trúc phức tạp gồm ống dẫn khí, mạch máu và mô liên kết
đàn hồi. Không khí từ mòi hoặc miệng xuống khí quản, các phế quản, các tiểu
phế quản, cuối cùng tới những tói kín là phế nang. Các phế nang và đường
dẫn khí đều được cung cấp một lượng máu lớn nhờ mạng lưới mao mạch dày
đặc xung quanh. Trong khe giữa các ống dẫn khí và các mạch máu có mô liên
kết đàn hồi có vai trò quan trọng trong hô hấp.
Líp biểu mô lát mặt ngoài đường thở có các lông chuyển luôn luôn quét
về phía hầu. Các tuyến ở biểu mô tiết dịch nhầy tráng suốt bề mặt ống dẫn khí
xuống tới các tiểu phế quản. Nó có tác dụng giữ sạch đường hô hấp và bảo vệ
đường hô hấp không bị nhiễm khuẩn.
Không khí vào, tiếp xúc với líp biểu mô lát mặt ngoài đường dẫn khí được
sưởi Êm lên gần 37
0
C và bão hòa hơi nước trước khi đến phế nang.
5
Hình 1.2: Hệ thống đường hô hấp
1.4.2. Quan hệ giữa phổi và lồng ngực.
Lồng ngực là 1 buồng hoàn toàn kín, xung quanh là khung xương, trên có
các cơ và mô liên kết vùng cổ, dưới có cơ hoành ngăn cách với ổ bụng. Thành

lồng ngực gồm xương ức, 12 đôi xương sườn và các cơ liên sườn.
Màng phổi là 1 màng mỏng gồm có lá tạng lợp mặt ngoài của phổi và lá
thành lót ở mặt trong của thành ngực, 2 lá liên tục với nhau ở rốn phổi và luôn
dính sát vào nhau tạo nên 1 khoang ảo gọi là khoang màng phổi. Áp suất
trong khoang màng phổi lúc hô hấp bình thường luôn nhỏ hơn áp suất khí
quyển, do vậy được gọi là áp suất âm màng phổi. Áp suất âm của khoang
màng phổi thay đổi theo nhịp hô hấp và làm cho phổi luôn giãn sát vào lồng
ngực. Vì vậy, khi lồng ngực thay đổi thể tích thì phổi thay đổi thể tích theo,
do đó thực hiện được chức năng thông khí và tiết kiệm năng lượng cho hô
hấp.
Hình 1.3: Cơ chế tạo áp suất âm trong khoang màng phổi
1.4.3. Các động tác hô hấp [10].
6
1.4.3.1. Động tác hít vào.
Hít vào bình thường: là động tác chủ động, do các cơ hít vào làm tăng thể
tích lồng ngực theo cả 3 chiều không gian. Các cơ hít vào chính bao gồm cơ
hoành và các cơ liên sườn, trong đó cơ hoành đóng vai trò quan trọng nhất.
Động tác hít vào huy động lượng khí vào phổi khoảng 1/2 lít.
Hít vào tối đa: là động tác chủ động, có thêm sự tham gia của các cơ ức
đòn chũm, cơ nâng xương ức và các cơ nâng xương sườn. Động tác này huy
động lượng khí thêm vào phổi khoảng 1 lít.
1.4.3.2. Động tác thở ra.
Thở ra bình thường: là động tác thụ động, thường là vô ý thức. Các cơ hô
hấp không co nữa mà giãn mềm ra, lực co đàn hồi của phổi và ngực làm cho
lồng ngực trở về vị trí ban đầu. Các xương sườn hạ thấp và thu vào trong,
xương ức hạ thấp và lui về, cơ hoành thu nhỏ, phế nang thu nhỏ đẩy không
khí ra ngoài.
Thở ra tối đa: là động tác chủ động, có thêm vai trò của các cơ liên sườn
trong có tác dụng hạ thấp các xương sườn và vai trò của các cơ thẳng bụng
nâng cao thêm vòm hoành về phía lồng ngực. Động tác này đẩy thêm ra khỏi

phổi lượng khí gọi là thể tích khí dự trữ.
1.4.4. Các nhóm cơ hô hấp và vai trò của cột sống [1].
Cơ hoành: Thần kinh kích thích và gây co cơ hoành là thần kinh hoành.
Thần kinh hoành chứa các sợi vận động, cảm giác bản thể cho cơ hoành; các
sợi cảm giác cho màng phổi và phóc mạc phủ các mặt của cơ hoành. Thần
kinh hoành được tạo nên ở bờ ngoài các thần kinh cổ III, IV và V.
Nhóm cơ liên sườn: Các cơ liên sườn hoạt động dưới sự chỉ huy của thần
kinh liên sườn (có các rễ vận động thoát ra từ sừng trước các đoạn tủy từ T1 – T11).
Nhóm cơ hô hấp phụ: gồm các cơ thang, cơ ức đòn chũm, nhận kích thích
bởi các rễ vận động của sừng trước tủy sống, đoạn C1 – C3.
7
Nhóm cơ bụng: bao gồm cơ thẳng bụng và các cơ chéo bụng, chịu sự kích
thích của các rễ vận động của sừng trước các đoạn tủy từ T6 – L1.
1.5. Ảnh hưởng đến hô hấp sau CTCS cổ liệt tủy.
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương của từng đoạn tủy mà bệnh
nhân CTCS cổ có những ảnh hưởng đến chức năng hô hấp khác nhau [16].
Theo Hà Kim Trung, những tổn thương của tủy sống cổ cao có ảnh hưởng
lớn nhất đến chức năng của các cơ hô hấp [7]
Bệnh nhân CTCS cổ từ C3 – C6 thường bị chèn Ðp mạnh thần kinh và
gây hậu quả phù tủy nặng nề, cơ hoành bị liệt hoàn toàn hoặc 1 phần, dẫn đến
suy giảm khả năng hít vào và giảm thông khí. Trong nhiều trường hợp bệnh
nhân cần được thở máy để duy trì hô hấp [19].
Thở đảo ngược cũng có thể xảy ra khi có tổn thương tủy sống cổ. Lưu
lượng khí thở ra giảm do sự chuyển động bị động hướng lên trên của cơ
hoành và đảo ngược bụng dưới [22].
Ở những bệnh nhân CTCS cổ có kèm theo CTSN có thể xảy ra phù phổi
do yếu tố thần kinh, nguy cơ quá tải tâm thất và giảm thông khí phế nang do
hậu quả của sự bất thường hoạt động của thần kinh giao cảm [17, 20].
Liệt ruột cơ năng có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, ngăn cản chức
năng cơ hoành [18].

Bệnh nhân CTCS cổ từ C4 – C7, tổn thương đoạn tủy cổ từ C5 – C8
thường gặp khó khăn khi hít vào tối đa và thở ra gắng sức do hoạt động của
các cơ liên sườn và cơ bụng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân này
còn mất khả năng ho hiệu quả và giảm khả năng đào thải chất tiết của đường
hô hấp, dễ dẫn đến các biến chứng viêm phổi, xẹp phổi và ứ đọng đờm dãi [14, 21].
1.6. Chăm sóc hô hấp trên bệnh nhân CTCS cổ liệt tủy.
1.6.1. Mục tiêu chăm sóc [18].
8
Việc chăm sóc hô hấp trên bệnh nhân CTCS cổ có liệt tủy là để:
- Hỗ trợ hô hấp hiệu quả.
- Đảm bảo thông thoáng đường thở.
- Phòng giảm oxy máu.
- Phòng xẹp phổi.
- Phòng tổn thương thần kinh thứ phát.
1.6.2. Nguyên tắc sử dụng oxy [13].
1.6.2.1. Sử dụng đúng lưu lượng.
Sử dông oxy đúng liều lượng và thời gian trong các trường hợp CTCS cổ
có liệt tủy là vô cùng cần thiết. Đảm bảo lượng oxy bão hòa trong máu ổn
định góp phần làm giảm tổn thương thần kinh thứ phát (do phù tủy, do thiếu oxy)
1.6.2.2. Đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
- Sử dông dụng cụ vô khuẩn.
- Vệ sinh miệng cho bệnh nhân 1 – 2 lần/ngày, hoặc nhiều hơn tùy thuộc
vào tình trạng tăng tiết đờm dãi của bệnh nhân.
- Với phương pháp ống thông mòi hầu: nếu thời gian sử dụng kéo dài
cần thay đổi ống thông và bên mòi cho bệnh nhân.
1.6.2.3. Phòng tránh khô đường hô hấp.
- Làm Èm oxy bằng dung dịch sạch (nước muối sinh lý, nước cất).
- Đảm bảo cân bằng dịch vào ra cho bệnh nhân hàng ngày.
1.6.3. Các biện pháp thở oxy.
- Thở oxy gọng kính: đây là phương pháp hỗ trợ thở oxy được áp dụng

nhiều nhất trong các trường hợp bệnh nhân chưa phải đặt ống nội khí quản.
- Thở oxy qua mask.
- Thở oxy qua ống thông mòi hầu.
9
- Thở oxy qua ống nội khí quản.
- Thở oxy qua mở khí quản.
Hình 1.4: Dông cụ thở oxy mask, oxy gọng kính và nội khí quản.
1.6.4. Các vấn đề chăm sóc hô hấp trên bệnh nhân CTCS cổ có liệt tủy.
1.6.4.1. Thở không hiệu quả do suy yếu chức năng thần kinh cơ hô hấp.
Can thiệp điều dưỡng:
- Đánh giá chức năng hô hấp cùng các dấu hiệu sinh tồn.
- Theo dõi sát khí máu động mạch để phát hiện tình trạng thiếu oxy (đa
số các trường hợp được lắp monitor để theo dõi liên tục SpO
2
, huyết áp, nhịp
tim, nhịp thở).
- Cung cấp oxy cho bệnh nhân.
- Đặt dẫn lưu dạ dày nếu bệnh nhân có chướng bụng.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập thở tự điều khiển làm tăng sự giãn nở của
phổi và lồng ngực [8].
1.6.4.2. Làm sạch đường thở không hiệu quả do suy yếu chức năng thần kinh
hô hấp.
Can thiệp điều dưỡng:
- Làm thông thoáng đường thở bằng việc hót sạch dịch tiết hầu họng.
- Chăm sóc răng miệng.
10
- Thay đổi tư thế, vỗ rung thường xuyên, khí dung và sử dụng các thuốc
giãn phế quản khi có chỉ định.
CHƯƠNG 2
đối tượng và phương pháp nghiên cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
Bao gồm 35 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là CTCS cổ có liệt tủy
hoàn toàn hoặc không hoàn toàn điều trị tại khoa Phẫu thuật cột sống – bệnh
viện Việt Đức từ tháng 12/2010 đến hết tháng 3/2011.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân:
- Bệnh nhân không thỏa mãn các điều kiện trên (bệnh nhân được xác
định là CTCS cổ nhưng không liệt tủy hoặc bệnh nhân có liệt tủy nhưng
không do CTCS cổ)
- Bệnh nhân có hồ sơ không đầy đủ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dông phương pháp nghiên cứu mô tả tiến cứu.
2.3. Phương pháp thu thập số liệu
11
Số liệu được lấy theo 1 mẫu nghiên cứu thống nhất, thông qua đánh giá
khách quan trên lâm sàng: thăm khám, theo dõi, chăm sóc, ghi vào 1 mẫu
bệnh án chung và qua khai thác hồ sơ bệnh án.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
- Tuổi: Ghi nhận tuổi của bệnh nhân, tính giá trị trung bình, tìm lứa tuổi
hay gặp nhất.
- Giới: tính tỷ lệ nam/nữ.
- Nghề nghiệp: ghi nhận và chia các nhóm nghề nghiệp (lao động tự do,
nông dân, công nhân, học sinh sinh viên)
- Nguyên nhân gây CTCS cổ: TNLĐ, TNSH, TNGT và các nguyên nhân
khác (bạo lực…)
- Thời gian từ khi bị chấn thương đến khi vào viện: tính theo giê.
- Tình trạng cố định cột sống khi vào viện: bệnh nhân có được bất động
cột sống cổ hay không?
2.4.2. Đặc điểm lâm sàng

2.4.2.1. Triệu chứng toàn thân
- Tri giác:
Đánh giá tri giác theo thang điểm Glasgow gồm mở mắt, đáp ứng lời nói
và vận động, cao nhất là 15 điểm, thấp nhất là 3 điểm.
- Tuần hoàn:
Ghi nhận huyết áp của bệnh nhân. Bệnh nhân có được dùng thuốc vận
mạch hay không?
12
- Hô hấp:
+ Nhịp thở: đếm nhịp thở của bệnh nhân
• Bình thường: 16- 20 lần/phút
• Nhanh: >20 lần/phút
• Chậm: <16 lần/phút
+ Đánh giá tình trạng khó thở của bệnh nhân. Bình thường thở nhẹ
nhàng, tần số thở từ 16 – 20 lần/phút. Khi động tác thở trở nên nặng nề, khó
khăn, có sự hoạt động mạnh của các cơ hô hấp phụ, thở nhanh thì đó là hiện
tượng khó thở. Khó thở để lâu có thể dẫn đến suy hô hấp. Nhận biết các dấu
hiệu của suy hô hấp: khó thở, giai đoạn đầu thở nhanh, nhịp thở >25 lần/ phót,
sau đó thở chậm dần, SpO
2
<85%, mạch nhanh > 90 lần/phút. bệnh nhân tím
tái, kích thích.
+ Kiểu thở: quan sát và ghi nhận kiểu thở
• Thở ngực: lồng ngực di động nhiều khi thở
• Thở bông: khi thở, cơ hoành hoạt động là chủ yếu, lồng ngực
Ýt hoặc không di động.
• Thở ngực – bụng: cả bụng và lồng ngực đều di động khi thở
Mục đích là để đánh giá, tiên lượng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân thở bụng
hòan toàn là tiên lượng nặng, cần theo dõi sát và đặt ống NKQ thở oxy hỗ trợ khi
cần thiết.

+ Đánh giá sự tăng tiết đờm dãi: bệnh nhân ứ đọng nhiều dịch tiết hầu
họng, khó thở, tiếng thở khò khè
2.4.2.2. Triệu chứng cơ năng:
13
Ghi nhận các triệu chứng sau của bệnh nhân khi hỏi bệnh:
- Đau cổ
- Cứng cổ
- Nuốt vướng
2.4.2.3. Triệu chứng thực thể
- Khám vận động:
Khám vận động từng nhóm cơ và cho điểm theo thang điểm của hội chấn
thương tủy của Mỹ, từ 0 – 5 điểm.
+ 0 điểm: Không cử động.
+ 1 điểm: Có hiện tượng co cơ.
+ 2 điểm: Vận động không có trương lực.
+ 3 điểm: Vận động có trọng lực nhưng không thắng được đối trọng.
+ 4 điểm: Vận động có đối trọng.
+ 5 điểm: Vận động bình thường.
Cùng với việc đánh giá vận động theo thang điểm, cần phải khám phản xạ
gân xương, phản xạ cơ thắt, phản xạ hành hang để xác định bệnh nhân liệt
cứng hay liệt mềm, liệt hoàn toàn hay không hoàn toàn.
- Khám cảm giác:
Khám cảm giác nông và sâu, xác định được ranh giới giữa vùng cảm giác
bình thường và vùng bị rối loạn để ước lượng tầng tủy tương ứng bị tổn
thương dùa trên sơ đồ phân vùng cảm giác bình thường. Không được quên
khám cảm giác vùng hậu môn sinh dục, đây là vùng cảm giác của S3, S4, S5.
14
Các hình thức rối loạn cảm giác có thể là mất cảm giác, giảm hay dị cảm.
- Đánh giá tổn thương theo phân loại Frankel [2]
+ Frankel A: Liệt hoàn toàn, mất vận động và cảm giác dưới mức tổn thương.

+ Frankel B: Liệt không hoàn toàn, còn cảm giác, mất vận động dưới mức tổn
thương.
+ Frankel C: Liệt không hoàn toàn, cảm giác còn, vận động giảm (cơ lực chi 2/5 - 3/5).
+ Frankel D: Liệt không hoàn toàn, cảm giác còn, vận động giảm (cơ lực chi 4/5).
+ Frankel E: cảm giác và vận động bình thường.
- Vị trí tổn thương cột sống cổ: dùa vào chẩn đoán hình ảnh, ghi nhận
CTCS cổ cao hay thấp.
2.4.2.4. Chấn thương kèm theo:
- Chấn thương sọ não.
- Chấn thương cột sống vị trí khác.
- Chấn thương chi.
- Chấn thương ổ bụng và các chấn thương khác.
2.4.3. Chăm sóc hô hấp
2.4.3.1. Khi bệnh nhân mới vào viện:
- Cố định cổ bằng Colier.
- Đánh giá các chức năng hô hấp: khả năng tự thở, đếm nhịp thở, đánh
giá kiểu thở, tình trạng tăng tiết đờm dãi của bệnh nhân.
- Theo dõi SpO
2
.
- Hỗ trợ thở oxy khi bệnh nhân có khó thở.
15
2.4.3.2. Bệnh nhân có chỉ định mổ.
Trước mổ:
- Thời gian chờ mổ: Hạn chế tối đa các hoạt động thay đổi tư thế bệnh
nhân để đảm bảo cột sống được bất động tốt và đề phòng các tổn thương thứ phát.
- Làm thông thoáng đường thở: hót đờm dãi, khí dung, vỗ rung cho bệnh nhân.
- Đặt sonde dạ dày theo dõi nếu bệnh nhân có chướng bụng.
- Cho bệnh nhân thở oxy khi cần thiết.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập thở 1 – 2 lần/ngày.

Sau mổ:
- Để bệnh nhân nằm ngửa thẳng trong 24 giê đầu sau mổ, thay đổi tư thế
bệnh nhân 3 giờ/lần.
- Chăm sóc răng miệng cho bệnh nhân hàng ngày.
- Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân.
- Cho bệnh nhân thở oxy khi cần thiết, chăm sóc ống nội khí quản, mở
khí quản nếu có.
- Hướng dẫn bệnh nhân tập thở.
2.4.3.3. Bệnh nhân điều trị bảo tồn.
Chăm sóc nh bệnh nhân trước mổ.
2.4.3.4. Phát hiện các biến chứng về hô hấp (viêm phổi, xẹp phổi)
- Các dấu hiệu nhiễm trùng: sốt cao, xét nghiệm thấy bạch cầu và VSS
tăng cao.
- Khám: ngực xẹp, lõm; rì rào phế nang giảm hoặc mất…
16
- Tham khảo thông tin trên bệnh án: xác định tình trạng viêm phổi, xẹp
phổi của bệnh nhân.
2.4.3.4. Quy trình cho bệnh nhân thở oxy.
Thở oxy qua mask:
Chuẩn bị bệnh nhân:
- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà về thủ thuật sắp
làm.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp, thoải mái, đảm bảo đường hô hấp
thông thoáng nhất.
Chuẩn bị dụng cụ:
- Bình oxy, áp lực kế, lưu lượng kế.
- Bình làm Èm.
- Mask thở oxy cỡ số thích hợp.
- Dây dẫn, ống nối tiếp.
Tiến hành:

- Hót đờm dãi cho bệnh nhân và đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp.
- Đưa mask về phía bệnh nhân và áp từ phía mòi xuống miệng.
- Vặn van điều chỉnh lưu lượng oxy.
- Cố định mask bằng dây co giãn quanh đầu bệnh nhân.
- Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân.
- Ghi chép hồ sơ.
Thở oxy qua kính mòi: cách làm tương tự
17
2.4.3.5. Phô giúp bác sĩ đặt ống nội khí quản.
- Đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế.
- Hót đờm dãi và cho bệnh nhân thở oxy nếu tím tái.
- Giúp bác sĩ sát khuẩn tay nhanh.
- Bôi dầu parafin ống nội khí quản, đưa cho bác sĩ.
- Thường xuyên theo dõi nhịp thở, sắc mặt bệnh nhân để phát hiện tình
trạng ngừng thở khi bác sĩ tiến hành đưa ống vào khí quản.
- Hót đờm dãi khi ống đã vào khí quản và khi có tăng tiết đờm dãi.
- Cho bệnh nhân thở oxy qua ống nội khí quản.
- Cố định ống nội khí quản.
2.4.3.6. Quy trình chăm sóc bệnh nhân có đặt ống NKQ
- Theo dõi toàn trạng: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, CVP
- Theo dõi tại chỗ: Vị trí và độ sâu của ống; tình trạng ống NKQ (ống có
bị gập hay bị tắc do đờm dãi không?)
- Chăm sóc:
+ Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
+ Thay băng dính cố định ống NKQ hàng ngày.
+ Hót ống NKQ khi có đờm dãi.
+ Thường xuyên lăn trở và vỗ rung cho bệnh nhân
- Kĩ thuật hót ống NKQ:
+ Chuẩn bị dụng cụ: máy hót, nước muối sinh lý, ống hót NKQ, bông gạc
vô khuẩn

18
+ Chuẩn bị bệnh nhân: giải thích cho người nhà hoặc bệnh nhân (nếu tỉnh)
về thủ thuật sắp làm.
+ Kĩ thuật:
Điều dưỡng đội mũ, mang khẩu trang, rửa tay, đeo găng vô khuẩn.
Cho bệnh nhân thở oxy trước khi hót, SpO
2
100%
Tay trái cầm dây máy hót, tay phải cầm ống hót (chú ý: tay phải chỉ cầm
ống hót, đảm bảo vô khuẩn). Bật máy hót, vừa kẹp ống hót vừa đưa từ từ vào
ống NKQ đến khi thấy vướng thì dùng lại. Bỏ kẹp, vừa xoay nhẹ đầu ống hót
vừa kéo ra từ từ. Mỗi lần hót không quá 30 giây. Sau khi hót cho bệnh nhân
thở oxy, đảm bảo SpO
2
98 – 100%
2.5. Đánh giá kết quả chăm sóc
Kết quả quá trình chăm sóc hô hấp được đánh giá qua tiến triển của các
thông số: tần số thở, kiểu thở, sự tăng tiết đờm dãi, dấu hiệu nhiễm trùng liên
quan, biến chứng hô hấp và tình trạng hô hấp của bệnh nhân khi ra viện
- Kết quả chăm sóc tốt: bệnh nhân ra viện có khả năng tự thở bằng
đường thở tự nhiên, nhịp thở trong giới hạn bình thường (16 – 20 lần/phút),
không còn tình trạng tăng tiết đờm dãi, không phải hỗ trợ oxy, không xảy ra
biến chứng hô hấp (viêm phổi, xẹp phổi)
- Kết quả chăm sóc trung bình: Khi ra viện, bệnh nhân có nhịp thở trong
giới hạn bình thường, tình trạng tăng tiết đờm dãi giảm, không có biến chứng
hô hấp nhưng còn phải tiếp tục hỗ trợ thở oxy.
- Kết quả chăm sóc kém: Tình trạng hô hấp của bệnh nhân không được
cải thiện, tăng tiết đờm dãi, có biểu hiện nhiễm trùng hô hấp, có biến chứng
hô hấp.
2.6. Phương pháp xử lý số liệu

19
Các số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình SPSS 16.0.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Các thông tin riêng của bệnh nhân trong hồ sơ hoàn toàn bảo mật và chỉ
sử dụng trong nghiên cứu.
Đề cương nghiên cứu được thông qua hội đồng xét duyệt của Bộ môn
Ngoại trường Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Việt Đức chấp nhận.
CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu
Trong thời gian từ tháng 12/2010 đến hết tháng 3/ 2011, tôi đã tiến hành
nghiên cứu trên 35 bệnh nhân CTCS cổ có liệt tủy được điều trị tại khoa Phẫu
thuật cột sống - bệnh viện Việt Đức. Qua phân tích và xử lý số liệu kết quả
thu được nh sau:
20
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu:
3.1.1. Đặc điểm về tuổi
Tuổi trung bình: 44.91 - 2.37 tuổi.
Tuổi thấp nhất: 16 tuổi, tuổi cao nhất: 75 tuổi.
Bảng 3.1. Tỷ lệ CTCS cổ theo tuổi
Tuổi N %
<20 1 2.9
21 – 40 12 34.3
41 - 60 18 51.4
>60 4 11.4
Tổng 35 100.0
Nhận xét:
Tỷ lệ CTCS cổ gặp nhiều nhÊt ở nhóm tuổi 41 - 60, có 18 bệnh nhân,
chiếm 51.4%
3.1.2. Đặc điểm về giới
Tỷ lệ nam/nữ = 31/4 = 7.8

Bảng 3.2. Tỷ lệ CTCS cổ theo giới
Giới N %
Nam
31 88.6
Nữ 4 11.4
Tổng 35 100.0
21
Nhận xét:
CTCS cổ đa số gặp ở nam giới.
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ CTCS cổ theo giới
3.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp:
Bảng 3.3. Tỷ lệ CTCS cổ theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp N %
Lao động tự do 8 22.9
Nông dân 18 51.4
Công nhân 7 20.0
Học sinh, sinh viên 2 5.7
Tổng 35 100.0
Nhận xét:
Tỷ lệ CTCS cổ gặp nhiều nhất ở nông dân, 18 bệnh nhân, chiếm 51.4%
3.1.4. Nguyên nhân chấn thương
Bảng 3.4. Tỷ lệ CTCS cổ theo nguyên nhân chấn thương
Nguyên nhân N %
Tai nạn lao động 13 37.1
Tai nạn sinh hoạt 6 17.1
Tai nạn giao thông 15 42.9
22
Nguyên nhân khác 1 2.9
Tổng 35 100.0
Nhận xét:

Nguyên nhân chấn thương chủ yếu do tai nạn giao thông, 15/35 bệnh
nhân, chiếm 42.9%, tiếp theo là do tai nạn lao động 13/35 bệnh nhân, chiếm 37.1%
Nguyên nhân Ýt gặp hơn là tai nạn sinh hoạt và các nguyên nhân khác
Biểu đồ 3.2. Phân bố CTCS cổ theo nguyên nhân
3.1.5. Thời gian bệnh nhân đến viện
Bảng 3.5. Thời gian từ khi chấn thương đến khi vào viện
Thời gian N %
Trước 6h 12 34.3
23
6h - 48h 20 57.1
Sau 48h 3 8.6
Tổng 35 100.0
Nhận xét:
Đa số bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong thời gian từ 6h – 48h sau
tai nạn, chiếm 57.1%
3.1.6. Tình trạng cố định cột sống cổ ở tuyến cơ sở
Bảng 3.6. Tình trạng cố định cột sống cổ ở tuyến cơ sở
N %
Có nẹp cổ 27 77.1
Không nẹp cổ 8 22.9
Tổng 35 100.0
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân được cố định cột sống cổ từ tuyến cơ sở chiếm 77.1%
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.2.1. Vị trí CTCS cổ
Bảng 3.7. Phân loại theo vị trí tổn thương cột sống cổ
Vị trí tổn thương N %
24
CTCS cổ cao 7 20.0
CTCS cổ thấp 28 80.0

Tổng 35 100.0
Nhận xét:
Nghiên cứu của chúng tôi gặp chủ yếu các bệnh nhân bị CTCS cổ thấp,
chiếm 80%. Tỷ lệ CTCS cổ thấp/ CTCS cổ cao = 4
Biểu đồ 3.3. Phân loại CTCS cổ theo vị trí
3.2.2. Triệu chứng toàn thân
3.2.2.1. Tình trạng tri giác:
Bảng 3.8. Điểm Glasgow của bệnh nhân khi vào viện
Điểm Glasgow
N %
25

×