Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Khảo sát kiến thức và thái độ vủa các bệnh nhân vô sinh tại trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia - Bệnh viện sản phụ Trung Ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 49 trang )

Header Page 1 of 258.

Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành và sâu sắc tới.
Ban giám hiệu bộ môn điều dưỡng, các phòng ban trường đại học
Thăng Long, Đảng ủy, ban giám đốc, cá khoa phòng bệnh viện Phụ Sản
Trung Ương, đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và hoàn thành luận văn
nay.
GS TS Hoàng Văn Ngoạn, trưởng khoa điều dưỡng trường đại học
Thăng Long, TS Nguyễn Hoàng Long trưởng bộ môn điều dưỡng, người thầy
đã bỏ nhiều công sức đào tạo, hướng dẫn, tận tình dạy bảo, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tôi được học tập và hoàn thành khóa luận này.
TS Hồ Sỹ Hùng, giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, Phó giám đốc
Trung Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản Quốc Gia, người thầy đã giúp đỡ, trực tiếp
hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới quý thầy cô bộ môn điều dưỡng
trường đại học Thăng Long đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập
trong suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể bác sĩ, cán bộ, nhân viên
Tâm Hỗ Trợ Sinh Sản Quốc Gia, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong
quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi không thể hết lòng biết ơn sâu sắc tới Cha Mẹ, Chồng,
Con và những người thân trong gia đình và các bạn lớp KTC6 đã luôn bên tôi,
động viên giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trên con đường học tập.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2015
Nguyễn Thị Hải Vân

Footer Page 1 of 258.



Header Page 2 of 258.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
và kết quả đưa ra trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố
ngoài bản thân tôi.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2015
Người cam đoan

Nguyễn Thị Hải Vân

Footer Page 2 of 258.

Thang Long University Library


Header Page 3 of 258.

DANH MỤC VIẾT TẮT

Footer Page 3 of 258.

BN

Bệnh nhân

BV


Bệnh viện

ĐT

Điều trị

VS

Vô sinh


Header Page 4 of 258.

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ....................................................................................... 2
1.1. Khái niệm về vô sinh............................................................................................ 2
1.2. Các nguyên nhân gây vô sinh............................................................................... 2
1.2.1. Nguyên nhân vô sinh nam ................................................................................. 3
1.2.2. Nguyên nhân vô sinh nữ. .................................................................................. 6
1.3. Tình hình vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay .................................. 10
1.3.1. Tình hình vô sinh trên thế giới ........................................................................ 10
1.3.2. Tình hình vô sinh ở Việt Nam......................................................................... 11
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 13
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ........................................................................................ 13
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ .......................................................................................... 13
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 13
2.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 13

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 16
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................ 16
3.1.1. Giới tính .......................................................................................................... 16
3.1.2. Độ tuổi ............................................................................................................. 17
3.1.3. Nơi sống .......................................................................................................... 17
3.2. Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu ................................................... 18
3.2.1. Đánh giá sự hiểu biết về thời gian xác định vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh
và độ tuổi suy giảm khả năng sinh sản ở nữ giới của đối tượng nghiên cứu ............ 18

Footer Page 4 of 258.

Thang Long University Library


Header Page 5 of 258.

3.2.2. Đánh giá sự hiểu biết về tác động của lối sống tới nguyên nhân gây vô sinh 19
3.3. Đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu trong việc điều trị vô sinh ............. 22
3.3.1. Đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu khi được chẩn đoán vô sinh ....... 22
3.3.2. Đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu trong việc điều trị....................... 23
3.3.2. Đánh giá sự hỗ trợ của các ban ngành trong việc điều trị vô sinh .................. 25
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................ 27
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................ 27
4.2. Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu ................................................... 28
4.3. Đánh giá thái độ điều trị của bệnh nhân vô sinh ............................................... 31
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 33
KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 5 of 258.



Header Page 6 of 258.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu .........................................................17

Bảng 3.2.

Đánh giá sự hiểu biết về định nghĩa thời gian vô sinh ..........................18

Bảng 3.3.

Đánh giá sự hiểu biết về nguyên nhân gây vô sinh ...............................18

Bảng 3.4.

Đánh giá sự hiểu biết về độ tuổi ảnh hưởng khả năng sinh sản ở nữ giới ..19

Bảng 3.5 : Đánh giá sự hiểu biết về tác động của lối sống tới khả năng sinh sản .19
Bảng 3.6.

Đánh giá sự hiểu biết về tác động của béo phì ......................................20

Bảng 3.7.

Đánh giá sự hiểu biết về mối liên quan giữa khả năng quan hệ tìnhdục ở
nam giới với vô sinh ..............................................................................20


Bảng 3.8.

Đánh giá sự hiểu biết về tác động của bệnh quai bị ..............................21

Bảng 3.9.

Đánh giá sự hiểu biết về tác động của việc sử dụng thuốc tránh thai
trong thời gian dài..................................................................................21

Bảng 3.10. Đánh giá sự hiểu biết về nạo hút thai đến khả năng sinh sản ................22
Bảng 3.11. Đánh giá thái độ bệnh nhân khi được chẩn đoán vô sinh ......................22
Bảng 3.12. Đánh giá thái độ của đối tượng trong việc lựa chọn phương pháp
điều trị ...................................................................................................23
Bảng 3.13. Đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với chi phí điều trị ......24
Bảng 3.14. Đánh giá sự lựa chọn cơ sở điều trị của đối tượng nghiên cứu .............24
Bảng 3.15. Đánh giá việc sử dụng bảo hiểm của đối tượng nghiên cứu trong việc
điều trị ....................................................................................................25
Bảng 3.16. Đánh giá mong muốn được bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị ................25
Bảng 3.17. Đánh giá sự hỗ trợ của xã hội đối với việc điều trị của đối tượng ........26

Footer Page 6 of 258.

Thang Long University Library


Header Page 7 of 258.

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu......................................................16

Biểu đồ 3.2. Nơi sống của đối tượng nghiên cứu......................................................17

Footer Page 7 of 258.


Header Page 8 of 258.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự gia tăng dân số trên toàn thế giới, nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam đã thực hiện rất tốt chương trình sinh đẻ có kế hoạch. Bên cạnh
góp phần hạn chế sinh đẻ nhiều con thì vấn đề phòng và điều trị vô sinh cũng
là một nội dung rất đáng được quan tâm, nhằm giúp cho những cặp vợ chồng
vô sinh có cơ hội có con bằng biện pháp này hay biện pháp khác, nhằm góp
phần đảm bảo hạnh phúc gia đình và sự phát triển hài hòa của xã hội. Đó là
một nhiệm vụ không thể thiếu được trong các khoa Phụ sản của các bệnh viện
và tại các trung tâm hỗ trợ sinh sản.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ bệnh nhân vô sinh đến khám và điều
trị tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Quốc gia - Bệnh viện Phụ sản Trung ương
chiếm số lượng khá cao, mỗi năm có khoảng 2000-3000 cặp vợ chồng đến
khám lần đầu và có một tỷ lệ không nhỏ trong số họ đã được điều trị vô sinh.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì việc cung cấp kiến thức
cho các bệnh nhân điều trị vô sinh kịp thời, đầy đủ và chính xác là một vấn đề
quan trọng.Bên cạnh đó, khi được chẩn đoán vô sinh, thái độ của người bệnh
cũng là một trong những yếu tố quyết định đến kết quả điều trị sau này. Vì
vậy với mong muốn góp một phần nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng
đồng nói chung và công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản nói riêng, chúng tôi
tiến hành đề tài:“Khảo sát kiến thức và thái độ của các bệnh nhân vô sinh
của các bệnh nhân tại Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản Quốc gia - Bệnh viện
Phụ sản Trung ương” với hai mục tiêu sau:
1.Mô tả đặc điểm bệnh nhân hiếm muộn đến điều trị tại Trung tâm Hỗ trợ

Sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
2.Khảo sát kiến thức và thái độ của bệnh nhân đến điều trị tại Trung tâm
Hỗ trợ Sinh sản - Bệnh viện Phụ sản Trung ương.

Footer Page 8 of 258.

1

Thang Long University Library


Header Page 9 of 258.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm về vô sinh
Lịch sử phát triển xã hội loài người gắn liền với quá trình sinh sản.
Ngay từ thuở sơ khai con người đã quan tâm đến việc bảo tồn nòi giống của
mình. Qua các thời kỳ khác nhau, khái niệm về vô sinh có nhiều thay đổi.
Ngày nay theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “vô sinh là tình trạng một cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, mong ước có con nhưng không thể có thai
sau thời gian 12 tháng, có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh
thai nào”. Nếu chưa có thai lần nào gọi là vô sinh nguyên phát, vô sinh thứ
phát là vô sinh mà trước đây đã từng có thai. Ngoài ra những trường hợp có
nguyên nhân hiển nhiên thì không cần tính mốc thời gian: ví dụ như là người
vợ bị vô kinh, người chồng bị liệt dương… Vô sinh nam là vô sinh hoàn toàn
do chồng, vô sinh nữ là vô sinh hoàn toàn do vợ, vô sinh không rõ nguyên
nhân là trường hợp khám và làm các xét nghiệm kinh điển hiện có mà không
phát hiện được nguyên nhân nào khả dĩ giải thích được [4].
1.2. Các nguyên nhân gây vô sinh

Thụ thai đòi hỏi tinh trùng và noãn phải gặp nhau ở giai đoạn chín
muồi tối ưu, sau đó vận chuyển noãn đã thụ tinh di chuyển tới buồng tử cung
ở thời điểm mà nội mạc tử cung được chuẩn bị tốt cho sự làm tổ của phôi. Để
sự kiện này xảy ra được thì hệ thống sinh sản của cả nam và nữ đều phải toàn
vẹn về giải phẫu và sinh lý và phải giao hợp đủ số lần để tinh trùng được đưa
đúng vào thời gian giải phóng noãn bào ra khỏi nang Graff. Ngay cả khi sự
thụ tinh đã xảy ra mà phôi thai vẫn không làm tổ được có thể do niêm mạc tử
cung không thích hợp cho phôi làm tổ hoặc có thể do phôi thai bất thường.
Khi có sự bất thường về những yếu tố đó thì rất dễ dàng bị vô sinh, nhưng đôi
khi người ta không tìm thấy được sự bất thường nào nhưng bệnh nhân vẫn bị
vô sinh. Nguyên nhân vô sinh thường được đề cập là: vô sinh do nam giới và
vô sinh do nữ giới.
Footer Page 9 of 258.

2


Header Page 10 of 258.

1.2.1. Nguyên nhân vô sinh nam
Người chồng thường chỉ cảm thấy mình bất lực khi không giao hợp
được (liệt dương) hoặc giao hợp không xuất tinh. Thực tế khả năng tình dục
và khả năng sản sinh tinh trùng có khác biệt nhau, nhiều người đàn ông liệt
dương mà tinh trùng lại rất khỏe và rất nhiều, ngược lại có nhiều người về
tình dục rất bình thường nhưng không có tinh trùng. Ở nam giới có thể phân
ra 3 nhóm vô sinh: Vô sinh trước tinh hoàn (vùng dưới đồi – tuyến yên), vô
sinh tại tinh hoàn, vô sinh sau tinh hoàn.
1.2.1.1. Vô sinh nam do vùng dưới đồi – tuyến yên
 Bệnh lý vùng dưới đồi :
+ Hội chứng Kallman: thiểu năng sinh dục đơn thuần, có tỷ lệ thấp và

mang tính chất gia đình.
+ Loại sinh sản “Fertile eunuch” : thiếu sót LH đơn thuần.
+ Thiểu năng FSH đơn thuần
+ Hội chứng thiểu năng sinh dục bẩm sinh
 Bệnh lý tuyến yên:
+ Thiểu năng tuyến yên: tác động đến tuyến sinh dục, làm giảm ham
muốn tình dục, bất lực, vô sinh.
+ Tăng Prolactin máu: prolactin được tiết ra bởi khối u tuyến yên có thể
gây ra giảm tình dục, bất lực, tiết sữa, vú to.
+ Vai trò của một số hormone ngoài tuyến yên: u vỏ thượng thận, u tế bào
Sertoli, u tế bào kẽ tinh hoàn…
+ Sử dụng nhiều Glucocorticoid: ức chế sự sản sinh LH.

Footer Page 10 of 258.

3

Thang Long University Library


Header Page 11 of 258.

1.2.1.2. Vô sinh nam do tinh hoàn
 Viêm tinh hoàn:
Tỷ lệ gặp vào khoảng 15% - 25% ở đàn ông mắc bệnh quai bị, viêm
tinh hoàn thường một bên, viêm tinh hoàn hai bên gặp 10% người bị quai bị
có viêm tinh hoàn. Có khoảng 1/3 số người bị viêm tinh hoàn hai bên có thể
phục hồi sự sinh tinh trở lại bình thường [5].
 Sang chấn tinh hoàn:
Do ngã, kẹp làm giập tinh hoàn dẫn đến có thể teo tinh hoàn về sau.

Các phẫu thuật vùng bẹn có thể làm tổn thương mạch máu nuôi tinh hoàn
hoặc tổn thương thừng tinh.
 Tinh hoàn ẩn:
Tỷ lệ gặp ở khoảng 0,8% nam giới trưởng thành. Sau 2 tuổi tinh hoàn
không xuống đến bìu là bất thường. Chất lượng tinh dịch thường rất nghèo
nàn khi cả hai tinh hoàn không xuống được dưới bìu. Tinh hoàn ẩn có thể
bình thường hoặc loạn sinh tinh. Có thể kích thích chức năng tinh hoàn trong
điều trị vô sinh [4], [5].
 Giãn tinh mạch thừng tinh:
Là nguyên nhân vô sinh thường gặp ở nam giới, thường gặp ở tĩnh
mạch thừng tinh bên trái (90%). Có khoảng 40% nam giới vô sinh bị giãn tĩnh
mạch thừng tinh, 50% nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh có chất lượng tinh
trùng bất thường, do đó những người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có thể
có con được [4].
 Một số bệnh nội khoa:
Tinh hoàn có thể chịu sự ảnh hưởng của một số bệnh nội khoa như: Suy
thận, tăng ure huyết có thể làm giảm tình dục, liệt dương, phá hủy sự sinh
tinh, vú to, FSH và LH huyết tương tăng cao, testosterone thấp. Xơ gan ở nam
giới có tỷ lệ teo tinh hoàn, liệt dương và vú to tăng cao là kết quả của chức
năng gan kém chiết xuất androgen, nhưng lại tăng chuyển đổi sang estrogen
ngoại biên.
Footer Page 11 of 258.

4


Header Page 12 of 258.

 Nhiễm độc sinh dục:
Trong các trường hợp dùng thuốc hay tia xạ để điều trị ảnh hưởng đến

liên bào mầm. Các thuốc như Cyclophosphamid và Nito mustard có độc tính
đặc biệt với tinh hoàn. Cyproteron, Ketoconazol, Spironolacton và rượu tất cả
đều gây cản trở tổng hợp Testosteron. Các thuốc khác như cần sa, heroin,
methadone cũng làm cho mức Testosteron giảm.
 Các nguyên nhân bẩm sinh:
+ Hội chứng Klinefenter: nam giới 47XXY, có tinh hoàn bé, sinh dục phụ
không trưởng thành, không có tinh trùng và có vú. Không điều trị vô sinh
được.
+ Hội chứng Nooman: nhiễm sắc thể khảm XO/XY, tinh hoàn ẩn, sự sinh
tinh giảm và vô sinh, LH và FSH cao.
+ Loạn dưỡng cơ: gặp ở người có cơ giãn chậm sau khi co, đần độn, hói
và teo tinh hoàn.
+ Hội chứng tế bào Sertoli đơn thuần: bệnh không có tế bào mầm bẩm
sinh hoặc kháng Androgen, không có tinh trùng, nam tính bình thường.
1.2.1.3. Vô sinh nam sau tinh hoàn.
 Do rối loạn vận chuyển tinh trùng:
+ Dị dạng bẩm sinh của sự di chuyển tinh trùng do thiếu sót hoặc teo hệ
thống các ống dẫn tinh.
+ Những rối loạn mắc phải của sự di chuyển tinh trùng: thường do nhiễm
trùng cấp tính hay mạn tính ở mào tinh bị tổn thương và gây tắc. Ngoài việc
thắt ống dẫn tinh, thừng tinh có thể bị tắc khi mổ thoát vị bẹn, hạ tinh hoàn,
hoặc khi mổ giãn tĩnh mạch bìu.
+ Tắc cơ năng của sự vận chuyển tinh trùng do bệnh lý thần kinh làm tổn
thương thần kinh giao cảm khi phẫu thuật vùng tiểu khung sau phúc mạc.
Bệnh có thể làm hỏng nhu động thừng tinh khi phóng tinh hoặc làm
đóng cổ bàng quang khi phóng tinh. Bệnh đái tháo đường có thể gây bệnh lý
này ở nam giới, thường gây rối loạn sự cương cứng hoặc phóng tinh ngược
Footer Page 12 of 258.

5


Thang Long University Library


Header Page 13 of 258.

dòng, tổn thương cột sống gây liệt cũng ảnh hưởng đến sự cương cứng và
xuất tinh.
 Do rối loạn sự di động của tinh trùng:
+ Rối loạn sự di động và chức năng tinh trùng: là vấn đề thứ phát do thiếu
đuôi tinh trùng, của sự chín muồi và của miễn dịch. Hay gặp sau khi mổ tái
tạo thừng tinh.Kháng thể kháng tinh trùng cũng có thể gặp trong 3% - 7% [5].
+ Sự nhiễm khuẩn: vi khuẩn Gram âm như Ecoli có mật độ cao trong tinh
dịch có thể làm sự di động của tinh trùng kém đi. Các bệnh lây lan qua đường
tình dục như Chlamydia, Trichomonas, Mycoplasma hominis cũng ảnh hưởng
đến sự sản sinh tinh trùng.
 Do rối loạn chức năng giao hợp:
Tỷ lệ gặp trong 20% số vô sinh nam [12].Gây giảm hứng thú giao hợp,
không thể cương cứng, xuất tinh sớm hoặc không xuất tinh được, tất cả đều
có thể là nguyên nhân vô sinh nam.Testosteron trong huyết tương thấp với
nguyên nhân thực thể cũng làm giảm tình dục và rối loạn sự cương cứng. Sự
ưu phiền cũng là căn nguyên rối loạn tình dục.
Tuy vậy có ít nhất 25% - 40% vô sinh nam không tìm thấy nguyên
nhân gây bệnh [4].
Chẩn đoán vô sinh nam hiện nay bằng cách hỏi kỹ tiền sử bệnh lý từ
thuở bé có liên quan đến tinh hoàn ẩn, viêm tinh hoàn, sang chấn hoặc xoắn
tinh hoàn, tuổ dậy thì, các bệnh lý khác. Dựa vào thăm khám lâm sang và đặc
biệt các xét nghiệm cận lâm sàng như: Tinh dịch đồ, phân tích hormone,
nghiên cứu nhiễm sắc thể, nghiên cứu miễn dịch, một số thăm dò đặc hiệu sự
hoạt động của tinh trùng, tìm vi khuẩn trong tinh dịch. Thực tế đánh giá bước

đầu thường dựa vào khả năng giao hợp của người chồng và xét nghiệm tinh
dịch đồ.
1.2.2. Nguyên nhân vô sinh nữ.
Có nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới, thông thường được chia
thành các nhóm sau:
Footer Page 13 of 258.

6


Header Page 14 of 258.

1.2.2.1. Vô sinh do âm đạo:
 Dị dạng: không có âm đạo thường kết hợp với không có tử cung, trong
hội chứng Rokistansky Ruster – Hauser.
 Vách ngăn âm đạo: có thể là nguyên nhân gây vô sinh, thường kèm
theo tử cung đôi.
 Viêm âm đạo: có thể là do nguyên nhân gây vô sinh, nhiều trường hợp
điều trị viêm âm đạo tốt đã có thai trước khi làm các xét nghiệm thăm dò vô
sinh.
1.2.2.2. Vô sinh do cổ tử cung:
Những bất thường cổ tử cung, hoặc thực thể hoặc cơ năng là nguyên
nhân vô sinh trong số 10% - 15% các cặp vợ chồng mong con [1].
 Chít hẹp cổ tử cung: có thể do dị dạng, do đốt tổn thương cổ tử cung
quá sâu, quá rộng vào ống cổ tử cung, làm mất khả năng tiết dịch cổ tử cung
vào ngày phóng noãn, không thuận lợi cho sự di chuyển của tinh trùng.
 Cổ tử cung nhỏ: thường kết hợp với tử cung nhi tính trong trường hợp
thiểu năng buồng trứng.
 Niêm dịch cổ tử cung ít, quá đặc: không thích hợp cho sự di chuyển của
tinh trùng, có thể do nội tiết, có thể do tổn thương niêm mạc tử cung. Niêm

dịch bị nhiễm khuẩn gây diệt tinh trùng. Niêm dịch có kháng thể kháng tinh
trùng làm cho tinh trùng bị ngưng kết không di chuyển được.
1.2.2.3. Vô sinh do tử cung:
 Dị dạng bẩm sinh của sự phát triển của tử cung: có nhiều kiểu dị dạng
bẩm sinh tử cung như hai tử cung kèm hai âm đạo, hai tử cung một cổ tử
cung, tử cung hai sừng, tử cung có vách ngăn, tử cung hình lõm ở đáy… các
dị dạng tử cung thường được phát hiện ngẫu nhiêu sau sẩy thai (hoặc có tiền
sử sẩy thai liên tiếp, đẻ non), rất hiếm dị dạng tử cung gây vô sinh nguyên
phát. Người mẹ mang thai điều trị Diethylstilbestrol (DES) có thể gây dị dạng
buồng tử cung chữ T, dính buồng tử cung…

Footer Page 14 of 258.

7

Thang Long University Library


Header Page 15 of 258.

 Tử cung kém phát triển: là nguyên nhân của sẩy thai liên tiếp và vô
sinh. Khi đo buồng tử cung dưới 6cm thì khả năng có thai bình thường sẽ
kém.
 Tư thế bất thường của tử cung: tử cung gấp sau kèm viêm dính quanh
tiểu khung, vòi trứng gấp hoặc tắc gây vô sinh. Tại Việt Nam tỷ lệ tử cung
gấp sau chiếm 70% số người đến khám phụ khoa [5].
 U xơ tử cung: tỷ lệ u xơ tử cung có thể gặp 20% phụ nữ trong lứa tuổi
sinh đẻ, nhưng theo Ranney thì chỉ có 5% người bị u xơ phải mổ bóc tách để
điều trị vô sinh. Tỷ lệ có thai sau mổ bóc tách u xơ tử cung khoảng 40%. U xơ
tử cung có thể làm ngăn cản sự cung cấp máu đến niêm mạc tử cung là

nguyên nhân cơ giới của niêm mạc tử cung, làm tử cung xoắn lại, làm tắc lỗ
trong tử cung và vòi trứng hoặc ngăn cản sự làm tổ của phôi [7].
 Dính buồng tử cung: thường sau thủ thuật niêm mạc tử cung như sau
sẩy, sau nạo. Nạo buồng tử cung vì các lý do có thể gây dính buồng tử cung,
do thủ thuật nạo đến lớp đáy niêm mạc tử cung. Ngoài ra dính buồng tử cung
còn có thể do lao. Chẩn đoán dựa vào chụp tử cung – vòi trứng, soi buồng tử
cung.
 Viêm nội mạc tử cung: có thể do viêm từ vòi trứng xuống hoặc từ cổ tử
cung lên, hoặc từ nhiễm trùng huyết, hoặc viêm tại chỗ niêm mạc tử cung sau
sẩy, đẻ, nạo cùng các thủ thuật kém vô trùng qua buồng tử cung. Chẩn đoán
dựa vào soi buồn tử cung, hoặc sinh thiết niêm mạc tử cung khi nghi ngờ do
lao.
 Thắt chít eo cổ tử cung: có thể là bẩm sinh hoặc thứ phát sau viêm
nhiễm đều là yếu tố gây vô sinh. Nguyên nhân có thể do sự thít chặt cổ tử
cung hoặc do niêm dịch cổ tử cung nghèo nàn. Chẩn đoán bằng hình ảnh chụp
tử cung – vòi trứng.
1.2.2.4. Vô sinh do vòi trứng.
Vô sinh do vòi trứng chiếm tỷ lệ 30%-40% trong các nguyên nhân vô
sinh nữ [5], [9], [12]. Bệnh lý vô sinh có thể: thứ nhất là do nguyên nhân cơ
Footer Page 15 of 258.

8


Header Page 16 of 258.

học, tắc vòi trứng; thứ hai là do rối loạn chức năng vòi trứng do tổn thương
lớp niêm mạc vòi trứng hoặc rối loạn chức năng vòi trứng do tổn thương lớp
niêm mạc vòi trứng hoặc rối loạn vận động vận động vòi trứng liên quan với
buồng trứng. Vô sinh do tắc vòi cũng là nguyên nhân thường gặp nhất trong

viêm tiểu khung như viêm ruột thừa vỡ, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn sau đặt
dụng cụ tử cung, có thể lan truyền viêm nhiễm vào lòng vòi trứng và làm tổn
thương lớp niêm mạc vòi trứng. Các yếu tố khác có thể gây tắc vòi trứng khi
có tiền sử đặt dụng cụ tử cung, chửa ngoài tử cung, phẫu thuật vòi trứng, can
thiệp vùng tiểu khung, các can thiệp trong buồng tử cung như sẩy, đẻ, nạo, hút
thai.
Chụp tử cung – vòi trứng và soi ổ bụng là hai phương pháp tốt nhất để
đánh giá bệnh lý vòi trứng.
1.2.2.5. Vô sinh do buồng trứng:
 Không có buồng trứng: phụ nữ không dậy thì, điều trị vòng kinh nhân
tạo nếu có kinh thì có thể điều trị IVF với noãn người cho.
 Loạn sản buồng trứng: điển hình của hội chứng Turner, nhiễm sắc thể
45XO, điều trị vòng kinh nhân tạo, IVF với noãn người cho.
 Các khối u buồng trứng: nên bóc tách các u lành buồng trứng, phần còn
lại và buồng trứng bên kia có thể hoạt động bình thường, có thể có kinh và có
thai được.
 Suy sớm buồng trứng: một thể của mãn kinh sớm, buồng trứng cạn kiệt
các nang nguyên thủy. FSH tăng tiết do thiếu co chế feedback âm của
estrogen. Điều trị vòng kinh nhân tạo, IVF với noãn người cho.
 Buồng trứng kháng Gonadotropin: một thể giống mãn kinh sớm nhưng
buồng trứng còn các nang nguyên thủy. Các nang này không chịu sự kích
thích của Gonadotropin ở mức độ thông thường, không trưởng thành, không
tiết ra estrogen, nên không có feedback âm. Gonadotropin được giải phóng tự
do, FSH cao. Chẩn đoán nhờ sinh thiết buồng trứng, làm giải phẫu bệnh lý.
Điều trị tăng kích thích buồng trứng có thể ra kinh được hoặc có thai.
Footer Page 16 of 258.

9

Thang Long University Library



Header Page 17 of 258.

 Buồng trứng bị diệt bởi hóa chất hoặc tia xạ trị liệu ung thư vùng tiểu
khung. Nếu còn có muốn có thai ngày nay bằng kỹ thuật mới người ta sinh
thiết cất giữ noãn bằng đông lạnh, để khi cần thiết lấy ra làm IVF.
1.2.2.6. Vô sinh do không phóng noãn:
Sự phóng noãn là kết quả của sự hoạt động cân bằng giữa quan hệ
thống thần kinh trung ương, vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Bất kỳ
một sai sót nào trong hệ thống nói trên cũng có thể dẫn đến không phóng noãn
và không có khả năng sinh sản.Tỷ lệ vô sinh nữ không phóng noãn trong tổng
số vô sinh nữ là 20% [4]. Các nguyên nhân gây không phóng noãn có thể do
trung ương, ngoại biên hay cả hai. Phân tích rõ ràng những nguyên nhân này
sẽ có phương hướng điều trị đúng đắn.
Tổ chức Y tế Thế giới phân ra các nhóm nguyên nhân không phóng
noãn (1976) như sau [7]:
 Nhóm 1: Suy vùng dưới đồi – tuyến yên.
 Nhóm 2: Rối loạn chức năng vùng dưới đồi – tuyến yên.
 Nhóm 3: Suy buồng trứng.
 Nhóm 4: Bệnh lý đường sinh dục bẩm sinh hay mắc phải.
 Nhóm 5: Prolactin cao và vô sinh có tổn thương vùng dưới đồi – tuyến
yên.
 Nhóm 6: Prolactin cao và vô sinh không có tồn thương vùng dưới đồi –
tuyển yên.
 Nhóm 7: Vô sinh có tổn thương dưới đồi – tuyến yên, prolactin bình
thường hoặc thấp.
1.3. Tình hình vô sinh trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay
1.3.1. Tình hình vô sinh trên thế giới
Trên thế giới vô sinh là bệnh cảnh không hiếm gặp, tỷ lệ vô sinh

thay đổi tùy theo từng vùng khoảng từ 10% - 18%, có vùng lên với 40% [7].
Tại Pháp vô sinh chiếm khoảng 13,5% - 18,4% các cặp vợ chồng [18]. Tại

Footer Page 17 of 258.

10


Header Page 18 of 258.

Mỹ năm 1995 có khoảng 10% cặp vợ chồng vô sinh, như vậy toàn nước Mỹ
có khoảng 6,2% triệu cặp vợ chồng vô sinh [7]. Theo một số tác giả như
Schill (1970), Lipshultz (1983), Swerdloff (1985) cho rằng trên thế giới có
khoảng 15% các cặp hôn nhân vẫn chưa có con [17].
Trong thời gian từ 1980 – 1986 WHO đã thực hiện một nghiên cứu
trên 8500 cặp vợ chồng ở 33 trung tâm thuộc 25 quốc gia. Cạnh đó năm 1985
có thêm kết quả nghiên cứu về tỷ lệ vô sinh ở một số nước như: Ấn Độ,
Pakistan, Thái Lan, Việt Nam, Brazil, Tanzania, Cameroon. Các kết quả trích
từ nghiên cứu này cho ta một số ý niệm về tầm vóc của vấn đề [8].
Ở các nước đang phát triển tỷ lệ vô sinh do chồng là 8%, do vợ là 37%,
do cả hai là 35%. Trong khi đang thăm dò, 15% có thai tự nhiên và 5% không
xác định nguyên nhân [8].
Ở vùng cận Sahara, nguyên nhân vô sinh do chồng chiếm 22%, do vợ
chiếm 31%. Trong khi đang thăm dò, 12% có thai tự nhiên và 14% không xác
định được nguyên nhân [8].
Nhiều nước vô sinh nam giới và vô sinh nữ giới có tỷ lệ ngang nhau là
40% và nguyên nhân chung cho cả hai vợ chồng chiếm 20% [12].
Từ các số liệu trên cho thấy tỷ lệ vô sinh ở các nước là khác nhau và tỷ
lệ gặp các nguyên nhân cũng như ảnh hưởng của nó đến vô sinh giữa các
vùng cũng khác nhau.

Các nguyên nhân gây vô sinh ở vợ và chồng cũng có tỷ lệ khác nhau,
tại Mỹ có từ 10%-13% trường hợp vô sinh do không phóng noãn, khoảng từ
30%-40% do bệnh tiểu khung, cũng từ 30% - 40% bất thường về sinh sản tinh
trùng và 15% do bất thường về di chuyển tinh trùng trong ống cổ tử cung, còn
lại khoảng 10% - 20% không rõ nguyên nhân [7].
1.3.2. Tình hình vô sinh ở Việt Nam
Ở nước ta tỷ lệ vô sinh vẫn chiếm một tỷ lệ khá cao, theo kết quả điều
tra dân số năm 1982 thì tỷ lệ vô sinh chung là 13% [7]. Theo tác giả Trần Thị

Footer Page 18 of 258.

11

Thang Long University Library


Header Page 19 of 258.

Phương Mai vô sinh ở nước ta chiếm tỷ lệ khoảng trên 10% trong các cặp vợ
chồng [14]. Phạm Văn Quyền cũng đưa ra kết quả tương tự có tỷ lệ từ 10% 15%[11]. Theo Âu Nhật Luân (1995) ở nước ta số bệnh nhân vô sinh chiếm tỷ
lệ 7% - 10% dân số [8].
Theo nghiên cứu gần đây của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự trên 1000
trường hợp khám và điều trị vô sinh tại Viện BVBM&TSS từ năm 1993 –
1997 có đầy đủ xét nghiệm thăm dò, tỷ lệ vô sinh nữ chiếm 54,5%, vô sinh
nam chiếm 35,6%, ngoài ra vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm 9,9% [7].
Theo Vũ Văn Chúc (1990) nghiên cứu trên 1000 bệnh nhân điều trị vô sinh có
tỷ lệ VSNP chiếm 84,4% còn VSTP chiếm 15,6%; trong đó vô sinh do vợ
chiếm 39,1%, từ chồng 38,1%, do cả hai là 21,5% và 1,1% là không rõ
nguyên nhân [2]. Theo Âu Nhật Luân (1995) thì vô sinh do vợ chiếm 54,5%,
do chồng 47,5%, do cả hai 3,5% và không rõ nguyên nhân 9,9% [8]. Các tác

giả đều cho rằng vô sinh không rõ nguyên nhân chiếm khoảng 10% số cặp vợ
chồng vô sinh [7], [8]. Tỷ lệ vô sinh không rõ nguyên nhân ở nước ta thấp chỉ
bằng một nửa so với nhiều nước trên thế giới ( khoảng 20% ). Có lẽ do bệnh
nhân ở ta đến khám muộn nên các nguyên nhân đã bộc lộ rõ nét và do đó các
xét nghiệm thăm dò thấy được nhiều nguyên nhân hơn [7].
Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự năm 1998 tại Viên
BVBM&TSS thì nguyên nhân do nữ giới thường gặp nhất là không phóng
noãn đối với vô sinh nguyên phát (33,6%) và tắc vòi trứng đối với vô sinh thứ
phát (75,4%), trong vô sinh nguyên phát thì cũng có tắc vòi trứng (28,8%) và
trong vô sinh thứ phát cũng có rối loạn phóng noãn (22,9%), vô sinh do viêm
nhiễm đường sinh dục dưới cũng chiếm 5% [7]. Theo Vũ Văn Chúc nguyên
nhân vô sinh do tắc vòi trứng chiếm 27,3%, không phóng noãn chiếm 20,3%
[2]. Nguyên nhân vô sinh nguyên phát thường gặp ở nam giới là không có
tinh trùng, theo Nguyễn Khắc Liêu thì trong vô sinh thứ phát, nguyên nhân vô
sinh nam do không có tinh trùng cũng chiếm tới 7,1% [7]. Theo Vũ Văn Chúc
tỷ lệ bất thường về tinh dịch đồ là 59,8%[2].
Footer Page 19 of 258.

12


Header Page 20 of 258.

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
− Bệnh nhân được chẩn đoán vô sinh đến điều trị
− Đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời các câu hỏi theo bộ câu hỏi đã
được thiết kế sẵn.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu
2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức cỡ mẫu nghiên cứu mô
tả cắt ngang:

n  Z12

2

p(1  p )
( p. ) 2

(1)

Trong đó:
n: là cỡ mẫu nghiên cứu
p: tỷ lệ bệnh nhân được chẩn đoán đến điều trị.
Z: hệ số tin cậy, giá trị Z1  1,96 của tương ứng với  = 0,05
2

: giá trị tương đối ( = 0,17)
Qua tính toán theo công thức (1), số đối tượng vào mẫu nghiên cứu là
203 bệnh nhân.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang
Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu
Bảng câu hỏi được xây dựng với hai phần chính, bao gồm thông tin cơ
bản của đối tượng nghiên cứu và nội dung nghiên cứu.
Thông tin cơ bản của đối tượng nghiên cứu, gồm: họ tên, tuổi, giới tính,
địa chỉ và số điện thoại liên hệ


Footer Page 20 of 258.

13

Thang Long University Library


Header Page 21 of 258.

Nội dung nghiên cứu
− Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu
+ Đánh giá sự hiểu biết về thời gian xác định vô sinh, nguyên nhân gây
vô sinh và độ tuổi suy giảm khả năng sinh sản ở nữ giới.
+ Đánh giá sự hiểu biết về tác động của lối sống đến khả năng sinh sản
(lối sống tình dục, béo phì, nạo phá thai, bệnh quai bị, sử dụng thuốc tránh
thai trong thời gian dài)
− Đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu
+ Đánh giá thái độ của đối tượng nghiên cứu khi được chẩn đoán vô sinh
+ Đánh giá thái độ lựa chọn phương pháp điều trị, nơi điều trị của đối
tượng
+ Đánh giá thái độ đối tượng nghiên cứu đối với sự hỗ trợ khi điêu trị
của xã hội
Bước 2: Đánh giá thử bảng câu hỏi
Tiến hành hỏi thử bệnh nhân nhằm mục đích xem họ có hiểu các câu
hỏi chúng tôi xây dựng không, câu nào khó hiểu, câu nào hiểu chưa chính
xác, từ đó hoàn chỉnh bộ câu hỏi cuối cùng để tiến hành nghiên cứu, gồm 16
câu (phụ lục 1).
Bước 3: Tiến hành nghiên cứu
− Các bệnh nhân điều trị tại trung tâm bằng phương pháp thụ tinh trong

ống nghiệm sẽ được tư vấn và giải thích, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ
tiến hành phỏng vấn theo bộ câu hỏi, điền câu trả lời vào bộ câu hỏi đánh giá
2.3. Phân tích số liệu
− Thu thập số liệu theo mẫu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5.
− So sánh các giá trị trung bình bằng T-test, tỷ lệ phần trăm bằng 2 test.
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
− Tất cả các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều tự nguyện, họ có thể từ
chối tham gia nghiên cứu vào bất kỳ lúc nào.

Footer Page 21 of 258.

14


Header Page 22 of 258.

− Tất cả các thông tin của bệnh nhân đều được giữ kín, không tiết lộ cho
bất kỳ ai nếu không được sự đồng ý của bệnh nhân.
− Kết quả nghiên cứu tâm lý của bệnh nhân sẽ giúp cho các cán bộ y tế hiểu
hơn về tâm trạng của các bệnh nhân để từ đó giúp đỡ các bệnh nhân một cách tốt
hơn.

Footer Page 22 of 258.

15

Thang Long University Library


Header Page 23 of 258.


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Giới tính

Biểu đồ 3.1: Giới tính của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:
Có 129 bệnh nhân nữ đến điều trị tại bệnh viện được phỏng vấn chiếm
63,55%,và 74 bệnh nhân nam chiếm 36,45%.

Footer Page 23 of 258.

16


Header Page 24 of 258.

3.1.2. Độ tuổi
Bảng 3.1. Độ tuổi của đối tượng nghiên cứu
Độ tuổi

Nữ

Nam

Tỷ lệ chung

≤ 20


2

0

1

20 - 24

5

2

3,4

25 - 29

24

17

29,2

≥ 30

98

55

75,4


Tổng

129

74

100

Tuổi trung bình

32,78 ± 5,4

34,64 + 4,3

Nhận xét:
Phần lớn bệnh nhân đến điều trị đều thuộc nhóm tuổi trên 30 (75,4%),
chỉ có 2 bệnh nhân ở độ tuổi dưới 20, chiếm 1%. Độ tuổi trung bình của bệnh
nhân nữ trong cuộc nghiên cứu này là 32,78 ± 5,4 tuổi và của bệnh nhân nam
là 34,64 + 4,3.
3.1.3. Nơi sống

Biểu đồ 3.2. Nơi sống của đối tượng nghiên cứu
Nhận xét:
Bệnh nhân sống ở thành phố chiếm phần lớn, với 147/203 bệnh nhân,
chiếm 72,8%

Footer Page 24 of 258.

17


Thang Long University Library


Header Page 25 of 258.

3.2. Đánh giá kiến thức của đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Đánh giá sự hiểu biết về định nghĩa thời gian vô sinh, nguyên nhân
gây vô sinh và độ tuổi suy giảm khả năng sinh sản ở nữ giới của đối tượng
nghiên cứu
Bảng 3.2. Đánh giá sự hiểu biết về định nghĩa thời gian vô sinh
Nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n

%

Đúng


40

41,23

57

58,77

97

47,8

Sai

34

32,07

72

67,93

106

52,2

Tổng

74


36,45

129

63,55

203

100

Nhận xét:
Có 97/203 bệnh nhân trả lời đúng định nghĩa thời gian vô sinh, chiếm
47,8%. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân nam và nữ trả lời đúng trên tổng số bệnh
nhân trả lời đúng là khá tương đồng, với 41,23% và 58,77%.
Bảng 3.3. Đánh giá sự hiểu biết về nguyên nhân gây vô sinh
Nam

Nữ

Tổng

n

%

n

%

n


%

6

8,2

1

0,7

7

3,4

2

2,7

6

4,6

8

3,9

Do cả hai

66


89,1

122

99,7

188

92,6

Tổng

74

100

129

100

203

100

Do vợ
Do
chồng

Nhận xét:

Có 92,6% bệnh nhân trả lời đúng câu hỏi nguyên nhân vô sinh trong đó
nam là 89,1% và nữ là 99,7%.

Footer Page 25 of 258.

18


×