BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
LÊ TỰ QUANG HƯNG
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH
KHẢ NĂNG SINH LỢI KHÁCH HÀNG VÀ PHÂN TÍCH THÀNH
QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------
LÊ TỰ QUANG HƯNG
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH
KHẢ NĂNG SINH LỢI KHÁCH HÀNG VÀ PHÂN TÍCH THÀNH
QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ĐÌNH TRỰC
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Vận dụng Kế toán quản trị hoàn
thiện phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động tại
Công ty cổ phần Sợi Phú Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của mình với sự
hướng dẫn của Thầy giáo TS. Lê Đình Trực. Mọi tài liệu trích dẫn trong luận văn
đều có nguồn gốc rõ ràng và dữ liệu thu thập được xử lý một cách trung thực, khách
quan.
Tác giả: Lê Tự Quang Hưng
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước và khe hổng nghiên cứu .............................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 6
6. Cấu trúc luận văn ................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI KHÁCH HÀNG VÀ PHÂN TÍCH
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG ................................................................................. 9
1.1. Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng dựa vào Hệ thống Chi phí trên cơ sở
hoạt động (Activity Based Cost Systems - ABC) ...................................................... 9
1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 9
1.1.2. Hệ thống ABC đối với phân tích khả năng sinh lợi khách hàng ................. 9
1.1.2.1. Lợi ích của Hệ thống ABC ................................................................. 10
1.1.2.2. Quy trình thực hiện Hệ thống ABC .................................................... 11
1.1.3. Những nội dung của phân tích khả năng sinh lợi khách hàng ................... 13
1.1.3.1. Phân tích doanh thu khách hàng ........................................................ 13
1.1.3.2. Phân tích chi phí khách hàng ............................................................. 13
1.1.3.3. Phân tích lợi nhuận khách hàng ......................................................... 14
1.1.3.4. Tiến trình ra quyết định để quản lý khả năng sinh lợi khách hàng .... 16
1.2. Mối quan hệ giữa Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và Phân tích thành
quả hoạt động ........................................................................................................... 17
1.3. Phân tích thành quả hoạt động dựa vào Phân tích chênh lệch .......................... 18
1.3.1. Các cấp độ chênh lệch lợi nhuận khách hàng ............................................ 18
1.3.2. Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể ...................................................... 20
1.3.3. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt ..................................................... 20
1.3.3.1. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về doanh thu khách hàng ... 21
1.3.3.2. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về chi phí khách hàng ......... 21
1.3.4. Phân tích Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán ........................................ 28
1.3.4.1. Chênh lệch kết cấu sản phẩm bán ...................................................... 28
1.3.4.2. Chênh lệch lượng sản phẩm bán ........................................................ 29
Kết luận Chương 1 ................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI KHÁCH HÀNG VÀ PHÂN TÍCH
THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỢI PHÚ NAM .... 32
2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Sợi Phú Nam .................................................... 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam .... 32
2.1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty .............................................................. 33
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty .......................................... 33
2.1.4. Quy trình sản xuất ...................................................................................... 34
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán ........................................................................... 35
2.1.5.1. ổ ch c bộ máy kế toán ...................................................................... 35
2.1.5.2. Chế độ chính sách kế toán áp dụng ................................................... 35
2.2. Thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích khả năng sinh lợi khách
hàng và phân tích thành quả hoạt động tại CTCP Sợi Phú Nam ............................. 36
2.2.1. Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng thực tế tại CTCP Sợi Phú Nam ... 36
2.2.1.1. Phân tích doanh thu khách hàng thực tế ............................................ 36
2.2.1.2. Phân tích chi phí khách hàng thực tế ................................................. 37
2.2.1.3. Phân tích lợi nhuận khách hàng thực tế ............................................. 47
2.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng theo dự toán tại CTCP Sợi Phú
Nam .......................................................................................................................... 48
2.2.2.1. Phân tích doanh thu khách hàng dự toán ........................................... 49
2.2.2.2. Phân tích chi phí khách hàng dự toán ................................................ 49
2.2.2.3. Phân tích lợi nhuận khách hàng dự toán .......................................... 52
2.2.3. Thực trạng Phân tích thành quả hoạt động tại CTCP Sợi Phú Nam .......... 53
2.3. Đánh giá thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích khả năng sinh
lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động tại CTCP Sợi Phú Nam ............. 55
2.3.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 55
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân ................................................................... 56
Kết luận Chương 2 ................................................................................................... 60
CHƯƠNG 3 – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG KẾ
TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI KHÁCH
HÀNG VÀ PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỢI PHÚ NAM ........................................................................................... 61
3.1. Giải pháp hoàn thiện Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng thực tế tại CTCP
Sợi Phú Nam ............................................................................................................ 61
3.1.1. Hoàn thiện phân tích doanh thu khách hàng thực tế .................................. 61
3.1.2. Hoàn thiện phân tích chi phí khách hàng thực tế ....................................... 61
3.1.2.1. Biến phí Giá vốn hàng bán thực tế ..................................................... 62
3.1.2.2. Biến phí ngoài sản xuất thực tế .......................................................... 65
3.1.3. Hoàn thiện phân tích lợi nhuận khách hàng thực tế .................................. 65
3.2. Giải pháp hoàn thiện Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng theo dự toán tại
CTCP Sợi Phú Nam ................................................................................................. 67
3.2.1. Hoàn thiện phân tích doanh thu khách hàng dự toán ................................. 67
3.2.2. Hoàn thiện phân tích chi phí khách hàng dự toán ..................................... 68
3.2.2.1. Biến phí Giá vốn hàng bán dự toán ................................................... 68
3.2.2.2. Biến phí ngoài sản xuất dự toán ......................................................... 70
3.2.3. Hoàn thiện phân tích lợi nhuận khách hàng dự toán ................................. 70
3.3. Giải pháp hoàn thiện Phân tích thành quả hoạt động tại CTCP Sợi Phú Nam . 71
3.3.1. Kết quả Mô hình các cấp độ chênh lệch lợi nhuận khách hàng ................ 72
3.3.2. Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể ...................................................... 74
3.3.3. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt ..................................................... 75
3.3.3.1. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về doanh thu khách hàng ... 75
3.3.3.2. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về chi phí khách hàng ......... 76
3.3.4. Phân tích Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán ........................................ 88
3.3.4.1. Chênh lệch kết cấu sản phẩm bán ...................................................... 89
3.3.4.2. Chênh lệch lượng sản phẩm bán ........................................................ 90
Kết luận Chương 3 ................................................................................................... 93
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DÀN BÀI THẢO LUẬN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
Activity Based Cost Systems
1
ABC
2
CK
Chải kỹ
3
CP
Chi phí
4
CPA
5
CPSX
Chi phí sản xuất
6
CTCP
Công ty cổ phần
7
DTLH
Dự toán linh hoạt
8
GTGT
Giá trị gia tăng
9
NC TT
Nhân công trực tiếp
10
NVL TT
Nguyên vật liệu trực tiếp
11
SP
Sản phẩm
12
SXC
Sản xuất chung
13
SXKD
Sản xuất kinh doanh
14
TSCĐ
Tài sản cố định
Hệ thống Chi phí trên cơ sở hoạt động
Custumer Profitability Analysis
Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Stt
Bảng
1
Bảng 2.1
2
Bảng 2.2
3
Bảng 2.3
4
Bảng 2.4
5
Bảng 2.5
6
Bảng 3.1
7
Bảng 3.2
8
Bảng 3.3
9
Bảng 3.4
10
Bảng 3.5
11
Bảng 3.6
12
Bảng 3.7
Nội dung
Phân tích giá thành
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK – Tháng 11 năm 2014
Báo cáo Lợi nhuận hoạt động
Sợi Ne 30 TC (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Giá thành định mức
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Dự toán Lợi nhuận hoạt động
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Báo cáo Chênh lệch dự toán tổng thể
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Hoàn thiện Báo cáo doanh thu khách hàng thực tế
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Điều chỉnh Biến phí sản xuất đơn vị thực tế
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK – Tháng 11 năm 2014
Hoàn thiện Báo cáo lợi nhuận khách hàng thực tế
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Điều chỉnh Biến phí sản xuất đơn vị định mức
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Hoàn thiện Báo cáo lợi nhuận khách hàng dự toán
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Hoàn thiện kết quả thực tế lợi nhuận khách hàng
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Hoàn thiện kết quả dự toán lợi nhuận khách hàng
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Trang
45
47
51
53
55
61
64
66
69
71
72
72
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Stt
Hình
1
Biểu đồ 1.1
2
Biểu đồ 1.2
3
Sơ đồ 1.1
4
Sơ đồ 1.2
Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể
20
5
Sơ đồ 1.3
Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về doanh thu
21
6
Sơ đồ 1.4
7
Sơ đồ 1.5
8
Sơ đồ 1.6
9
Sơ đồ 1.7
10
Sơ đồ 1.8
11
Sơ đồ 1.9
12
Sơ đồ 1.10
13
Sơ đồ 1.11
Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán
28
14
Sơ đồ 2.1
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
33
15
Sơ đồ 2.2
Sơ đồ quy trình sản xuất Sợi
34
16
Sơ đồ 2.3
Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
35
Nội dung
Các loại sản phẩm và khách hàng:
Nguyên tắc Pareto 80-20
“Đường cong Whale” của khả năng sinh lợi
khách hàng
Mô hình các cấp độ chênh lệch lợi nhuận
khách hàng
Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm bán
Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí
nhân công trực tiếp
Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí
nhân công trực tiếp của sản phẩm bán
Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí
sản xuất chung
Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí
sản xuất chung của sản phẩm bán
Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí
bán hàng và quản lý
Trang
15
16
19
22
23
24
24
25
26
27
17
Sơ đồ 2.4
Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
38
Kết quả Mô hình các cấp độ
18
Sơ đồ 3.1
chênh lệch lợi nhuận khách hàng
73
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK – Tháng 11 năm 2014
19
Sơ đồ 3.2
20
Sơ đồ 3.3
Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về doanh thu
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
74
75
Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí nguyên vật liệu
21
Sơ đồ 3.4
trực tiếp của Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK tiêu thụ
76
- Tháng 11 năm 2014
Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí nhân công trực
22
Sơ đồ 3.5
tiếp của Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK tiêu thụ
79
- Tháng 11 năm 2014
Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí sản xuất
23
Sơ đồ 3.6
chung của Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK tiêu thụ
82
- Tháng 11 năm 2014
24
Sơ đồ 3.7
25
Sơ đồ 3.8
Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí bán hàng
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán
Sợi Ne 30 TCCm (65/35) CK - Tháng 11 năm 2014
85
88
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã tạo ra
nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước, đòi hỏi nhà quản
trị doanh nghiệp phải đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm tận dụng cơ
hội và hạn chế rủi ro. Để nhà quản trị có được quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp
thời thì kế toán quản trị phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán quản trị đóng vai
trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ngày nay.
Với thực trạng cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đánh giá khách hàng
ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng hơn bao giờ hết bởi vì tương ứng với
mỗi nhóm khách hàng sẽ mang lại lợi nhuận khác nhau cho doanh nghiệp. Phân tích
khả năng sinh lợi khách hàng giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp hiểu rõ hơn về
khách hàng, để từ đó tập trung tìm kiếm nhóm khách hàng mục tiêu mang lại giá trị
và lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Nhóm khách hàng mục tiêu là nhóm khách
hàng có khả năng sinh lợi cao và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong giai đoạn lập dự toán
ngân sách của doanh nghiệp.
Trong giai đoạn kiểm soát hoạt động, phân tích chênh lệch là một công cụ
kiểm soát tài chính được sử dụng hiệu quả để đánh giá thành quả hoạt động của
doanh nghiệp. Chênh lệch là dấu hiệu cho biết rằng các giả định của kế hoạch tài
chính đã không thực hiện được. Phân tích chênh lệch đặc biệt là chênh lệch bất lợi
để hiểu được tại sao những kỳ vọng không thể đạt được và những hành động nào
nên được thực hiện từ các chênh lệch đó.
Ở Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu đơn thuần về khả năng sinh lợi
khách hàng dựa vào Hệ thống Chi phí trên cơ sở hoạt động (Activity Based Cost
Systems – ABC) và một số đề tài phân tích thành quả hoạt động dựa vào công cụ
phân tích chênh lệch khi so sánh mức doanh thu, chi phí và lợi nhuận kế hoạch với
mức thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào tích hợp cả hai nội dung
-2-
phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động để áp
dụng trong trường hợp thực tế tại một doanh nghiệp cụ thể. Bên cạnh đó, nội dung
phân tích thành quả hoạt động dựa trên công cụ phân tích chênh lệch trong các bài
nghiên cứu trước tại Việt Nam chỉ dừng lại ở phân tích Chênh lệch dự toán linh
hoạt chứ chưa tập trung phân tích đầy đủ về Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán
(hay Chênh lệch kế hoạch). Chính vì vậy, vẫn còn thiếu những đề tài có thể tích hợp
được cả hai nội dung phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả
hoạt động, đồng thời nghiên cứu đầy đủ các loại chênh lệch khi phân tích thành quả
hoạt động của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài: “Vận
dụng Kế toán quản trị hoàn thiện phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và
phân tích thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Nam” để thực hiện
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan các bài nghiên cứu trước và khe hổng nghiên cứu
Bảng 1: Tổng quan các bài nghiên cứu trước
(a)
Phân
tích
khả
năng sinh
lợi khách
hàng dựa
trên
Hệ
thống ABC
Authors
Result
- Smith and Dikolli
(1995)
- Mark Pickering (1998)
- Searcy (2004)
- Kuchta and Troska
(2007)
- Altink (2010)
- Reka and Daniel (2014)
- Rahman and Ghafeer
(2014)
- Vũ Phương Thảo (2013)
- Trần Thanh Phong
(2013)
Sử dụng Hệ thống ABC để đo lường
khả năng sinh lợi khách hàng. Hệ thống
ABC giúp cho việc phân bổ chi phí
hoạt động đến các sản phẩm và khách
hàng một cách chính xác. Từ đó đánh
giá đúng hơn về khả năng sinh lợi
khách hàng. Thông tin này rất quan
trọng để hỗ trợ nhà quản trị ra quyết
định liên quan đến xác định phân khúc
khách hàng, nhóm khách hàng mục tiêu
và xây dựng chiến lược cạnh tranh…
(b)
Phân - Russell Clausen (1960)
tích Chênh - Robert Calas (1971)
lệch
- Balakrishnan and
Phân tích chênh lệch chỉ ra sự khác
biệt giữa kết quả thực tế so với kết quả
dự toán nhằm tìm ra những nguyên
-3-
Sprinkle (2002)
- Reddy et al (2006)
- Bukovinsky and Talbott
(2010)
- Yahya Zadeh (2012)
- Thomas E.Conine
(2013)
- Milani and Perri (2013)
- Folsom and Guymon
(2013)
- Trần Diệu Hương
(2013)
- Đỗ Trọng Nhân (2014)
- Jonas Gerdin (2004)
(c)
Phân
tích Chênh
lệch
dự
toán linh
hoạt
nhân dẫn đến sự khác biệt này. Chênh
lệch dự toán tổng thể bao gồm: Chênh
lệch dự toán linh hoạt và Chênh lệch
khối lượng sản phẩm bán (hay Chênh
lệch kế hoạch).
Phân tích chênh lệch đóng vai trò
rất quan trọng trong đánh giá thành quả
hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, phân tích chênh lệch giúp cho công
tác lập kế hoạch và kiểm soát quản lý
của doanh nghiệp được tốt hơn.
Phần lớn các nghiên cứu về chênh
lệch này chưa sử dụng Hệ thống ABC
để hỗ trợ phân tích mà vẫn sử dụng hệ
thống phân bổ chi phí theo phương
pháp truyền thống.
Phân tích chênh lệch được sự hỗ trợ
bởi Hệ thống ABC. Qua đó các thông
tin về chi phí sản xuất chung, chi phí
bán hàng và chi phí quản lý được cải
thiện khi so với phương pháp phân bổ
chi phí truyền thống, giúp quá trình
phân tích chênh lệch đạt hiệu quả cao
hơn.
Chênh lệch dự toán linh hoạt được
chỉ ra từ sự khác biệt giữa kết quả thực
tế và kết quả dự toán linh hoạt. Chênh
- Aranoff (2009)
lệch dự toán linh hoạt gồm: chênh lệch
- Machuga and Smith
các chi phí sản xuất (chi phí nguyên vật
(2013)
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực
- Nguyễn Thị Lệ Hằng
tiếp, chi phí sản xuất chung) và chênh
(2012)
- Trần Ngọc Hoài Thương lệch các chi phí ngoài sản xuất (chi phí
bán hàng, chi phí quản lý doanh
(2013)
nghiệp).
Phân tích Chênh lệch dự toán linh
hoạt là chìa khóa để phát triển hệ thống
-4-
kế toán chi phí toàn diện nhằm cải thiện
việc kiểm soát chi phí và đánh giá
thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các nghiên cứu về Chênh lệch dự
toán linh hoạt này chưa sử dụng Hệ
thống ABC để hỗ trợ phân tích mà vẫn
sử dụng hệ thống phân bổ chi phí theo
phương pháp truyền thống.
- Mak and Roush (1994)
- Mak and Roush (1996)
Phân tích Chênh lệch dự toán linh
hoạt nên được sự hỗ trợ bởi Hệ thống
ABC. Bởi vì dự toán linh hoạt và phân
tích chênh lệch dự toán linh hoạt để
kiểm soát chi phí và đánh giá thành quả
hoạt động dưới sự hỗ trợ của phương
pháp phân bổ chi phí truyền thống
mang lại những rủi ro tiềm tàng cho
doanh nghiệp. Cụ thể là biến phí và
định phí của chi phí gián tiếp không
được phân bổ chính xác vào những đối
tượng chịu chi phí.
Sử dụng Hệ thống ABC sẽ hiệu quả
hơn trong quản lý các hoạt động và
phân bổ chi phí tại doanh nghiệp.
(d)
Phân
tích Chênh
lệch khối
lượng sản
phẩm bán
(hay Chênh
lệch
kế
hoạch)
- Warthen (1972)
- Bastable (1988)
- Brian Gibson (1990)
- Ramsey (1999)
- Parkinson (2009)
- Larry Lapide (2009)
Phân tích Chênh lệch khối lượng
sản phẩm bán (hay Chênh lệch kế
hoạch) để giải thích nguyên nhân của
sự khác biệt giữa dự toán tổng thể và
dự toán linh hoạt.
Các nhân tố chính dẫn đến chênh
lệch khối lượng sản phẩm bán (hay
chênh lệch kế hoạch) bao gồm: tỷ lệ kết
cấu sản phẩm bán và lượng sản phẩm
bán…
Phân tích Chênh lệch kết cấu sản
phẩm bán giúp cho nhà quản trị tìm ra
nguyên nhân của sự thay đổi trong tỷ
-5-
trọng của các kênh bán hàng hay các
nhóm khách hàng.
Phân tích Chênh lệch lượng sản
phẩm bán giúp cho nhà quản trị giải
thích được sự tăng hoặc giảm số lượng
hàng bán trong kỳ của doanh nghiệp.
Khe hổng nghiên cứu:
- Hiện nay, rất ít bài nghiên cứu ở trong và ngoài nước có thể tích hợp cả hai
nội dung phân tích khả năng sinh lợi khách hàng dựa trên Hệ thống ABC và phân
tích thành quả hoạt động dựa trên công cụ phân tích chênh lệch để áp dụng trong
một trường hợp thực tế.
- Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể bao gồm: phân tích Chênh lệch dự
toán linh hoạt và Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán (hay Chênh lệch kế hoạch).
Ở Việt Nam các bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân tích Chênh lệch dự toán
linh hoạt và dường như vẫn chưa chú trọng đến phân tích Chênh lệch khối lượng
sản phẩm bán.
Do đó, cần có thêm đề tài có thể tích hợp được cả hai nội dung phân tích khả
năng sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động, đồng thời nghiên cứu
đầy đủ các loại chênh lệch khi phân tích thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phân tích khả năng sinh
lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động dưới góc độ Kế toán quản trị.
Mục tiêu nghiên cứu 2: Tìm hiểu thực trạng vận dụng Kế toán quản trị
trong phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động tại
Công ty cổ phần Sợi Phú Nam.
Mục tiêu nghiên cứu 3: Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần hoàn
thiện quá trình vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích khả năng sinh lợi khách
hàng và phân tích thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Sợi Phú Nam.
-6-
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
- Sản phẩm chủ lực của công ty: Sợi pha poly Ne 30 TCCm (65/35) chải kỹ.
- Khả năng sinh lợi khách hàng và thành quả hoạt động dưới góc độ kế toán
quản trị.
- Hai công cụ của kế toán quản trị là Hệ thống ABC và Phân tích chênh lệch.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Công ty cổ phần Sợi Phú Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác phân tích khả năng sinh lợi khách
hàng và phân tích thành quả hoạt động của CTCP Sợi Phú Nam trong năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng Phương pháp nghiên cứu định tính mà cụ thể là Phương
pháp tình huống (Case study research):
Phương pháp tình huống là quá trình thu thập thông tin một cách có hệ thống
về một cá nhân, một địa điểm, một sự kiện, một nhóm người hay một tổ chức để
hiểu rõ hơn về hoạt động hoặc hành vi của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu đối
tượng trong hoạt động thường ngày và hoàn cảnh thực tế.
Quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống là một quy trình
lũy tiến: chọn tình huống – thu thập dữ liệu – phát hiện lý thuyết. Theo quy trình
này, nhà nghiên cứu chọn một tình huống để thu thập và phân tích dữ liệu và phát
hiện lý thuyết (Nguyễn Đình họ, 2012, trang 116).
Đề tài chọn một tình huống thực tế là Công ty cổ phần Sợi Phú Nam để thực
hiện nghiên cứu. Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, đề tài sẽ phát hiện được
những ưu điểm và hạn chế trong quá trình phân tích khả năng sinh lợi khách hàng
và phân tích thành quả hoạt động của công ty. Từ đó, đề tài sẽ đưa ra giải pháp góp
phần hoàn thiện quá trình phân tích tại công ty, giúp nhà quản trị có thể ra quyết
định một cách tối ưu nhất.
Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu sơ cấp:
-7-
Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Phương pháp chọn mẫu:
+ Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá. Các dự án
nghiên cứu định tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu.
Vì vậy, mẫu không được chọn theo phương pháp xác suất mà chọn theo mục đích
xây dựng lý thuyết, thường gọi là Phương pháp chọn mẫu lý thuyết (Nguyễn Đình
Thọ, 2012, trang 120).
+ Mẫu nghiên cứu gồm: Ban lãnh đạo công ty, trưởng phòng Kế toán – Tài
chính, trưởng phòng Kinh doanh, trưởng phòng Kỹ thuật – Điều hành sản xuất…
- Công cụ thu thập dữ liệu sơ cấp:
+ Để thu thập dữ liệu định tính, đề tài sử dụng “Dàn bài thảo luận” trong
“Kỹ thuật thảo luận tay đôi”.
+ Dàn bài thảo luận gồm hai phần: (1) phần giới thiệu và gạn lọc, (2) phần
thảo luận.
+ Đề tài sử dụng Kỹ thuật thảo luận tay đôi để dễ tiếp cận với đối tượng thảo
luận và có thể đào sâu những vấn đề mang tính chuyên môn cao, qua đó chủ động
hơn trong quá trình thu thập dữ liệu tại doanh nghiệp.
Phân tích dữ liệu sơ cấp:
Phân tích dữ liệu định tính bao gồm ba quá trình cơ bản và có quan hệ mật
thiết với nhau: (1) mô tả hiện tượng, (2) phân loại hiện tượng, và (3) kết nối dữ liệu.
(Nguyễn Đình họ, 2012, trang 130).
(1) Mô tả hiện tượng: Những cuộc thảo luận giữa tác giả với Ban lãnh đạo
công ty, trưởng phòng Kế toán – Tài chính, trưởng phòng Kinh doanh và trưởng
phòng Kỹ thuật – Điều hành sản xuất của CTCP Sợi Phú Nam đều được ghi chép lại
đầy đủ, dữ liệu thu được sẽ làm cơ sở để khám phá ra các khái niệm nghiên cứu cho
Đề tài.
(2) Phân loại hiện tượng: Dựa trên dữ liệu ghi chép từ các cuộc thảo luận, Đề
tài phân loại những dữ liệu mô tả công tác phân tích khả năng sinh lợi khách hàng,
mô tả công tác phân tích thành quả hoạt động và những dữ liệu giúp xây dựng Hệ
-8-
thống ABC cho CTCP Sợi Phú Nam thành từng nhóm riêng. Dữ liệu được xắp xếp
và phân loại thành từng nhóm có cùng đặc tính giúp Đề tài có thể nhận diện và phân
tích các khái niệm nghiên cứu.
(3) Kết nối dữ liệu: Đề tài kết nối những dữ liệu thu được về phân tích khả
năng sinh lợi khách hàng với dữ liệu thu được về phân tích thành quả hoạt động
thực tế của CTCP Sợi Phú Nam để đánh giá những mặt đạt được và hạn chế trong
công tác này của công ty. Từ đó, những dữ liệu giúp xây dựng Hệ thống ABC sẽ
được kết nối vào công tác phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và phân tích
thành quả hoạt động để giúp hoàn thiện hơn công tác này tại CTCP Sợi Phú Nam.
Dữ liệu thứ cấp:
Thu thập dữ liệu th cấp:
Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn như: sách báo, giáo trình…liên
quan đến nội dung nghiên cứu; và các chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo
quản trị… của công ty.
Phân tích dữ liệu th cấp:
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, so sánh các số liệu
thực tế và số liệu dự toán tại công ty.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Phần kết luận thì Luận văn được kết cấu gồm 3
Chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về Kế toán quản trị trong phân tích khả năng sinh
lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động
Chương 2: Thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích khả năng
sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Sợi Phú
Nam
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quá trình vận dụng Kế toán quản trị trong
phân tích khả năng sinh lợi khách hàng và phân tích thành quả hoạt động tại Công
ty cổ phần Sợi Phú Nam
-9-
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI KHÁCH HÀNG
VÀ PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG
1.1. Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng dựa vào Hệ thống Chi phí trên cơ
sở hoạt động (Activity Based Cost Systems – ABC)
1.1.1. Khái niệm
Theo Horngren et al (2012, pg.510): “Phân tích khả năng sinh lợi khách
hàng (Custumer Profitability Analysis – CPA) là đánh giá doanh thu kiếm được từ
khách hàng và những chi phí phát sinh để mang lại các khoản doanh thu đó. Phân
tích sự khác biệt giữa các khách hàng về doanh thu và chi phí cung cấp cái nhìn sâu
sắc vào lý do tại sao có được sự khác biệt trong lợi nhuận thu được từ những khách
hàng khác nhau. Nhà quản trị sử dụng thông tin này để đảm bảo rằng nhóm khách
hàng được công ty chú ý sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho công ty”.
Theo Blocher et al (2010, pg.148): “Phân tích khả năng sinh lợi khách hàng
là sự kết hợp phân tích doanh thu từ khách hàng và chi phí của khách hàng để đánh
giá khả năng sinh lợi khách hàng và giúp xác định các hành động để cải thiện khả
năng sinh lợi khách hàng”.
Các chi phí liên quan đến khách hàng được tính dựa vào các chính sách kế
toán quản trị và đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà quản trị phải hiểu rõ
cách thức tập hợp và phân bổ chi phí cho từng nhóm khách hàng để có thể phân tích
khả năng sinh lợi của khách hàng một cách chính xác. Từ đó, xác định hiệu quả
kinh doanh dự kiến mang lại từ khách hàng nhằm phục vụ cho việc lập dự toán hoạt
động của doanh nghiệp.
1.1.2. Hệ thống ABC đối với phân tích khả năng sinh lợi khách hàng
Hệ thống chi phí dựa trên cơ sở trên hoạt động (ABC) được phát triển để
tăng cường tính chính xác trong việc phân bổ chi phí của nguồn lực đến các hoạt
động, quy trình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ hay khách hàng. Theo quan điểm của
hệ thống ABC, nhiều nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ được sử dụng để sản
-10-
xuất sản phẩm mà còn được sử dụng cho những hoạt động phục vụ sản xuất. Mục
tiêu của ABC không phải là phân bổ chi phí chung đến sản phẩm mà là đo lường và
phân bổ chi phí nguồn lực đến các hoạt động hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối
sản phẩm. (Kaplan and Atkinson, 1998, pg.97)
Từ đó, doanh nghiệp xác định được chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ
và khách hàng một cách chính xác nhất.
1.1.2.1. Lợi ích của Hệ thống ABC
1. Đo lường lợi nhuận tốt hơn. ABC cung cấp phương pháp đo lường chính
xác hơn về chi phí sản phẩm, dẫn đến lợi nhuận sản phẩm và khả năng sinh lợi của
khách hàng được đo lường cũng chính xác hơn. Đóng vai trò quan trọng trong quyết
định chiến lược của nhà quản trị về giá, các dòng sản phẩm và phân khúc thị trường.
2. Ra quyết định tốt hơn. Hệ thống ABC cung cấp thông tin chi phí sản phẩm
một cách chính xác hơn, giúp các nhà quản trị cải thiện giá trị quy trình và sản
phẩm bằng cách ra quyết định thiết kế sản phẩm tốt hơn, quyết định hỗ trợ khách
hàng tốt hơn, và thúc đẩy kế hoạch nâng cao giá trị.
3. Cải tiến quy trình. Hệ thống ABC cung cấp các thông tin cần thiết để xác
định vị trí phần nào của quy trình cần được cải tiến để quy trình được hoàn thiện
hơn.
4. Ước lượng chi phí. Cải thiện chi phí sản phẩm dẫn đến ước tính tốt hơn
các chi phí cho việc quyết định giá, lập dự toán và kế hoạch.
5. Chi phí công suất không sử dụng. Khi công ty có biến động theo mùa và
theo chu kỳ bán hàng và sản xuất, thì sẽ có nhiều lần công suất nhà máy là không sử
dụng hết. Điều này có nghĩa là chi phí phát sinh tại các hoạt động ở cấp độ lô sản
phẩm, loại sản phẩm và cấp độ khách hàng sẽ không được sử dụng. Công suất được
cung cấp nhưng không được sử dụng trong sản xuất. Hệ thống ABC cung cấp thông
tin tốt hơn để xác định chi phí của công suất không sử dụng và duy trì phương thức
kế toán riêng biệt cho loại chi phí này. Nhìn chung, mục đích là để quản lý mức
công suất nhằm giảm chi phí của việc sử dụng không đúng mức công suất và giá
sản phẩm dịch vụ thích hợp.
-11-
1.1.2.2. Quy trình thực hiện Hệ thống ABC
Phát triển Hệ thống chi phí dựa trên cơ sở hoạt động ABC gồm 3 giai đoạn:
(Blocher et al, 2010, pg.131; Kaplan and Atkinson, 1998, pg.105)
Giai đoạn 1: Nhận diện chi phí nguồn lực và các hoạt động
- Nhận diện chi phí nguồn lực:
Hầu hết chi phí nguồn lực của doanh nghiệp được ghi nhận vào các tài khoản
cụ thể trong hệ thống tài khoản kế toán. Việc nhận diện chi phí nguồn lực sao cho
thích hợp với các hoạt động của doanh nghiệp là điều cần phải chú ý. Bởi vì các chi
phí nguồn lực khác nhau có thể được ghi nhận trong một tài khoản duy nhất hoặc
chi phí cho một hoạt động có thể được ghi nhận trong nhiều tài khoản.
- Xác định các hoạt động:
+ Các hoạt động chính trong phạm vi doanh nghiệp. Các hoạt động chính
được xác định thông qua việc thu thập số liệu, phỏng vấn nhân viên về: các loại
hoạt động, số giờ tiêu tốn, các nguồn lực và các sản phẩm, dịch vụ, khách hàng chịu
ảnh hưởng từ các hoạt động đó.
+ Kết hợp các hoạt động tương đồng thành từng nhóm hoạt động.
- Cấp bậc của các hoạt động:
+ Hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm (Unit-level activities): thể hiện
những công việc được thực hiện cho từng đơn vị sản phẩm. Số lượng đơn vị nguồn
lực sử dụng cho những hoạt động cấp độ đơn vị sản phẩm tỷ lệ thuận với số lượng
sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thức phân bổ chi phí ứng với những hoạt động
này thường là số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy chạy, khối lượng nguyên vật
liệu xử lý…
+ Hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm (Batch-level activities): thể hiện những
công việc như chuẩn bị máy móc cho đợt sản xuất tiếp theo mua nguyên vật liệu,
xử lý đơn đặt hàng của khách hàng. Có một sự khác biệt quan trọng giữa những
hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm và những hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm. Đó
là mức độ sử dụng nguồn lực để thực hiện một hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm
không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm có trong một lô (số lượng phụ tùng cung
-12-
cấp cho một lần chuẩn bị sản xuất, số mặt hàng trong một đơn đặt hàng, số lượng
sản phẩm trong một đợt giao hàng cho khách hàng). Tiêu thức phân bổ chi phí ứng
với những hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm thường là số lần hoặc số giờ chuẩn bị
máy móc, số hóa đơn mua nguyên vật liệu, số lượng đơn đặt hàng…
Hệ thống chi phí truyền thống xem các chi phí của những nguồn lực sử dụng
để thực hiện những hoạt động ở cấp độ lô sản phẩm là cố định, bởi vì chúng độc lập
với số lượng sản phẩm có trong lô. Tuy nhiên, trên thực tế, nếu càng nhiều hoạt
động ở cấp độ lô sản phẩm được thực hiện, doanh nghiệp càng phải tốn thêm nhiều
nguồn lực để thực hiện. Do đó, một trong những cải tiến của hệ thống chi phí dựa
trên cơ sở hoạt động so với hệ thống chi phí truyền thống là khả năng đo lường và
phân bổ chi phí xử lý đơn đặt hàng mua, điều động nguyên vật liệu, chuẩn bị máy
móc, xử lý đơn đặt hàng của khách hàng… đã phát sinh theo hoạt động.
+ Hoạt động ở cấp độ loại sản phẩm (Product-level activities): là những
công việc cho phép việc sản xuất một loại sản phẩm có thể được thực hiện như quản
lý và cập nhật những đặc tính của sản phẩm phát triển sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật
cho từng sản phẩm. Tiêu thức phân bổ chi phí ứng với những hoạt động này thường
là số lần ghi nhận thay đổi kỹ thuật, số lần giới thiệu sản phẩm mới…
+ Hoạt động ở cấp độ nhà máy (Facility-level activities): là những hoạt
động chung không phụ thuộc vào đơn vị sản phẩm, lô sản phẩm và loại sản phẩm.
Những hoạt động ở cấp độ nhà máy bao gồm bảo đảm sự hoạt động của nhà máy
như quản lý nhà máy thuế bất động sản, bảo hiểm tài sản của phân xưởng, khấu
hao máy móc khấu hao nhà văn phòng…
Giai đoạn 2: Phân bổ chi phí nguồn lực đến các hoạt động
Việc phân bổ chi phí nguồn lực vào hoạt động phải dựa vào cả một quy trình
ước tính về số lượng của những tiêu thức phân bổ nguồn lực. Nó phản ánh mức độ
hoạt động, đóng vai trò kết nối giữa chi phí nguồn lực và các hoạt động. Theo đó,
khi mức độ hoạt động tăng hay giảm thì chi phí nguồn lực cũng sẽ tăng hay giảm
tương ứng.
-13-
Giai đoạn 3: Phân bổ chi phí hoạt động đến các sản phẩm hay khách
hàng
Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động để kết nối giữa chi phí hoạt
động với mức độ sử dụng hoạt động của từng sản phẩm hay khách hàng. Thông
thường có 3 loại tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động: (Kaplan and Atkinson, 1998,
pg.108)
+ Tiêu thức phân bổ dựa trên nghiệp vụ: cho biết tần suất xảy ra hoạt động.
Ví dụ: số lần chuẩn bị máy móc, số lượng hóa đơn…
+ Tiêu thức phân bổ dựa trên thời gian: thể hiện lượng thời gian cần thiết để
thực hiện một hoạt động. Ví dụ: số giờ chuẩn bị máy móc, số giờ kiểm định, số giờ
lao động trực tiếp
+ Tiêu thức phân bổ dựa trên chất lượng: tiêu thức chính xác nhất nhưng tốn
kém nhất, đòi hỏi một hệ thống chi phí theo công việc để theo dõi tất cả các nguồn
lực sử dụng cho mỗi một hoạt động được thực hiện. Tiêu thức này chỉ cần được sử
dụng khi những nguồn lực gắn liền với hoạt động có chi phí cao, và chi phí của
nguồn lực thay đổi mỗi lần hoạt động được thực hiện.
1.1.3. Những nội dung của phân tích khả năng sinh lợi khách hàng
1.1.3.1. Phân tích doanh thu khách hàng
Doanh thu khách hàng là một yếu tố trong phân tích khả năng sinh lợi khách
hàng. Phân tích doanh thu khách hàng để giải thích nguyên nhân của sự khác biệt
trong doanh số giữa các khách hàng hay nhóm khách hàng khác nhau.
Doanh thu khách hàng
=
Giá bán mỗi sản
phẩm (chưa thuế)
x
Số lượng sản
phẩm bán
1.1.3.2. Phân tích chi phí khách hàng
Phân tích Chi phí khách hàng bao gồm phân tích Biến phí Giá vốn hàng bán
và phân tích Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Bởi vì, Biến phí Giá vốn
hàng bán và Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là những loại chi phí gắn
liền với khách hàng và chịu nhiều ảnh hưởng từ phía khách hàng.
-14-
Vì vậy, Chi phí khách hàng được tính như sau: (Horngren et al, 2012,
pg.513-514)
Chi phí khách hàng
=
Biến phí Giá vốn
hàng bán
+
Biến phí ngoài
sản xuất
a. Biến phí Giá vốn hàng bán
Biến phí Giá vốn hàng bán được hình thành từ Biến phí sản xuất sản phẩm.
Trong đó, Biến phí sản xuất sản phẩm bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Phân bổ trực tiếp vào sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Phân bổ trực tiếp vào sản phẩm.
- Biến phí sản xuất chung (chi phí gián tiếp): là những chi phí sản xuất chung
thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Biến phí sản xuất chung bao gồm chi phí
năng lượng, nguyên vật liệu gián tiếp, nhiên liệu…Biến phí sản xuất chung liên
quan đến các hoạt động ở cấp độ đơn vị sản phẩm và lô sản phẩm. Sử dụng Hệ
thống ABC giúp phân bổ biến phí sản xuất chung vào sản phẩm một cách chính xác
hơn so với Phương pháp phân bổ chi phí truyền thống.
b. Biến phí ngoài sản xuất
Biến phí ngoài sản xuất (chi phí gián tiếp): bao gồm Biến phí bán hàng và
Biến phí quản lý doanh nghiệp. Biến phí ngoài sản xuất thay đổi khi mức độ hoạt
động thay đổi. Biến phí ngoài sản xuất liên quan đến các hoạt động ở cấp độ đơn vị
sản phẩm và lô sản phẩm. Sử dụng Hệ thống ABC giúp phân bổ biến phí ngoài sản
xuất vào sản phẩm một cách chính xác hơn so với Phương pháp phân bổ chi phí
truyền thống.
1.1.3.3. Phân tích lợi nhuận khách hàng
Lợi nhuận từ khách hàng (Cusomer-level operating income): là khoảng
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí tương ứng liên quan đến khách hàng. Doanh
thu dễ nhận diện hơn các khoản chi phí tương ứng bởi vì các khoản chi phí thường
phức tạp để tập hợp và tính toán hơn.
Theo Horngren et al (2012, pg.514):
Lợi nhuận khách hàng = Doanh thu khách hàng – Chi phí khách hàng