Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại việt nam bổ trợ hay chèn lấn và các hàm ý chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

PHẠM THỊ LINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ
NHÂN TẠI VIỆT NAM: BỔ TRỢ HAY CHÈN LẤN VÀ CÁC HÀM Ý
CHÍNH SÁCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

PHẠM THỊ LINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ TƯ
NHÂN TẠI VIỆT NAM: BỔ TRỢ HAY CHÈN LẤN VÀ CÁC HÀM Ý
CHÍNH SÁCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. JAMES RIEDEL


ThS. ĐỖ THIÊN ANH TUẤN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – Năm 2016


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Linh






ii

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn và thầy James Riedel.

Các thầy đã hướng dẫn, góp ý và hỗ trợ em rất nhiều trong suốt quá trình lựa chọn đề tài,
định hướng các vấn đề nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo và các anh chị hiện đang công tác tại
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, những người đã trang bị cho em kiến thức,
động viên tinh thần và tạo dựng một môi trường học thuật đúng nghĩa trong suốt 2 năm
vừa qua.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và toàn thể các thành viên MPP7 đã
luôn động viên, quan tâm và ủng hộ cho em thời gian vừa qua.
T.P Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Phạm Thị Linh




iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. vi
TÓM TẮT ............................................................................................................................... vii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1. Bối cảnh chính sách ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................ 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 2
1.6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 4
2.1. Tổng quan về đầu tư .......................................................................................................... 4
2.1.1. Đầu tư công ..................................................................................................................... 4
2.1.2. Đầu tư của khu vực tư nhân ............................................................................................ 5
2.2. Cơ chế tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân ........................................................ 6
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân……………………………..…6
2.3.1. Khung phân tích lý thuyết ............................................................................................... 6
2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm ......................................................................... 7
2.3.2.1. Các nghiên cứu của thế giới ......................................................................................... 7
2.3.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................................... 10
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
CỦA VIỆT NAM................................................................................................................... 11
3.1. Toàn cảnh bức tranh kinh tế và các chỉ số vĩ mô của Việt Nam...................................... 11
3.2. Đánh giá hoạt động đầu tư tại Việt Nam ......................................................................... 15
3.2.1. Quy mô, cơ cấu và ý nghĩa của nguồn vốn đầu tư ........................................................ 15
3.2.2. Thực trạng nguồn lực vốn, phân bổ và hiệu quả của đầu tư công ................................ 20
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG ĐẾN ĐẦU TƯ KHU
VỰC TƯ NHÂN .................................................................................................................... 23




iv

4.1. Xây dựng mô hình ước lượng .......................................................................................... 23
4.1.1. Cơ sở xây dựng mô hình ............................................................................................... 23
4.1.2. Phương pháp lựa chọn và cách thức đo lường biến ...................................................... 25
4.1.2.1. Lựa chọn số liệu đầu tư .............................................................................................. 25

4.1.2.2. Đo lường yếu tố biến động vĩ mô .............................................................................. 26
4.1.2.3. Các biến số khác ........................................................................................................ 27
4.2. Công thức tính, kỳ vọng dấu và ý nghĩa hệ số mô hình................................................... 27
4.2.1. Công thức tính, nguồn dữ liệu các biến ........................................................................ 27
4.2.2. Ý nghĩa và kỳ vọng dấu các hệ số ước lượng ............................................................... 28
4.3. Ước lượng mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 30
4.3.1. Kiểm tra và xử lý dữ liệu mô hình ................................................................................ 30
4.3.2. Kết quả kiểm định mô hình........................................................................................... 31
4.4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................................... 31
4.4.1. Kiểm định nhân quả giữa các biến ................................................................................ 31
4.4.2. Hệ số tác động............................................................................................................... 32
4.4.3. Ý nghĩa hệ số ................................................................................................................ 32
4.5. Phân tích một số tình huống chính sách........................................................................... 33
4.5.1. Thực trạng hoạt động của DNNN và các dự án đầu tư công ........................................ 33
4.5.2. Tác động chèn lấn của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân .......................................... 35
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ..................................... 38
5.1. Kết luận nghiên cứu ......................................................................................................... 38
5.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................................................... 39
PHỤ LỤC 1. TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM......................................... 42
PHỤ LỤC 2. MÔ TẢ DỮ LIỆU ............................................................................................. 48
PHỤ LỤC 3. XỬ LÝ MÔ HÌNH ............................................................................................ 48
PHỤ LỤC 4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH ................................................................................... 51
PHỤ LỤC 5. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH NHÂN QUẢ............................................................. 53
PHỤ LỤC 6. KẾT QUẢ MÔ HÌNH....................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 57
Tài liệu trong nước ................................................................................................................. 57
Tài liệu nước ngoài ................................................................................................................. 60





v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CPI
DNNN
IMF
FETP
FDI
GARCH
GDP
GSO
NHNN
NHTM
TCT
TISCO
T.P HCM
ODA
OLS
PVN
PVTex
REER
VCCI
VECM
VEPR
VNĐ
USD
WB


Chỉ số giá tiêu dùng
Doanh nghiệp Nhà nước
Quỹ tiền tệ quốc tế
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Mô hình tổng quát tự điều chỉnh phương sai có điều kiện
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng cục thống kê
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Thương mại
Tổng công ty
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Thành phố Hồ Chí Minh
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Bình phương tối thiểu thông thường
Tập đoàn dầu khí Việt Nam
Công ty Cổ phần Hoá chất và Xơ sợi Dầu khí
Tỉ giá hối đoái thực đa phương
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Mô hình hiệu chỉnh vector
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách
Việt Nam Đồng
Đô la Mỹ
Ngân hàng thế giới




vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô ngắn hạn của Việt Nam ............................................. 12
Bảng 3.2. Giá trị phát hành và tỷ lệ sở hữu trái phiếu Chính phủ .......................................... 13
Bảng 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế ................ 16
Bảng 3.4. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể theo quy mô vốn ............. 19
Bảng 3.5. Cơ cấu đầu tư Nhà nước theo mục đích sử dụng.................................................... 21
Bảng 3.6. Hiệu quả đầu tư bình quân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2010 ................ 22
Bảng 4.1. Công thức tính và kỳ vọng dấu các biến trong mô hình ......................................... 28
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định tính dừng của các biến số ......................................................... 30
Bảng 4.3. Hệ số tác động của các biến đến đầu tư tư nhân thông qua hàm phản ứng đẩy ..... 32

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2015 ................................ 11
Hình 3.2. Biến động của tỉ lệ tín dụng/GDP và lãi suất cho vay theo quý ............................. 14
Hình 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư trên GDP giai đoạn 2010 – 2015 .............................................. 16
Hình 3.4. Mức vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 1996 – 2015 ................... 17
Hình 3.5. Quy mô vốn bình quân trong các doanh nghiệp theo hình thức sở hữu giai đoạn
2007 – 2015............................................................................................................................. 18
Hình 3.6. Tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2007 – 2013 ............................... 20
Hình 3.7. Cơ cấu vốn đầu tư khu vực Nhà nước phân theo nguồn tài trợ giai đoạn 1996 –
2014......................................................................................................................................... 21




vii

TÓM TẮT


Nghiên cứu sử dụng đồng thời phương pháp định tính và định lượng để đánh giá tác động
của đầu tư công tới đầu tư tư nhân ở Việt Nam giai đoạn từ quý 3 năm 2004 đến quý 4 năm
2015. Tương tự với nghiên cứu của TS. Tô Trung Thành (2010) tác động chèn lấn được
tìm thấy và có xu hướng tăng lên theo thời gian. Các số liệu thống kê và phân tích tình
huống cho thấy đầu tư tư nhân bị chèn lấn ở ba khía cạnh: hoạt động, vốn và cơ hội.
Nguyên nhân của tình trạng này thứ nhất là do Nhà nước trực tiếp tham gia hoạt động ở
nhiều ngành, lĩnh vực và trở đối thủ cạnh tranh với khu vực tư nhân. Thứ hai, nhu cầu về
vốn để tài trợ cho thâm hụt ngân sách và chi tiêu công của Nhà nước đã gây sức ép lên thị
trường vốn, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của khu vực tư nhân. Thứ ba, Nhà
nước dành ưu tiên, ưu đãi ở nhiều mặt cho khu vực quốc doanh và các dự án đầu tư công
cũng gây tác động chèn lấn về cơ hội đối với khu vực đầu tư tư nhân. Ngoài ra mức độ
phát triển chưa sâu của thị trường tài chính cũng khiến các doanh nghiệp tư nhân chưa thể
tận dụng được kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán mà vẫn dựa chủ yếu vào
nguồn cấp tín dụng từ hệ thống ngân hàng, trong khi vai trò của khu vực này ngày càng bị
suy giảm bởi nghĩa vụ đối với ngân sách và khu vực công. Trong bối cảnh hội nhập toàn
cầu, cạnh tranh kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ giữa các quốc gia, hoạt động đầu tư của Việt
Nam cần điều chỉnh theo hướng cắt giảm quy mô đầu tư công và dành nguồn lực cho đầu
tư tư nhân. Vì vậy, Nhà nước cần nhận thức rõ vai trò của mình trong nền kinh tế là quản
lý và điều tiết vĩ mô, chỉ thực hiện can thiệp vào những ngành, lĩnh vực có thất bại thị
trường. Thay đổi quan điểm cho rằng khu vực kinh tế quốc doanh đóng vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế và xoá bỏ dần các kiểm soát cũng như ưu đãi đối với khu vực này thông
qua cổ phần hoá các DNNN. Nhà nước cũng phải hạn chế can thiệp vào hệ thống ngân
hàng, hướng đến xây dựng một NHTW độc lập và thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
sâu hơn. Cùng với đó là các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân, tạo cơ chế, động lực
tích cực để khu vực tư nhân lựa chọn đầu tư dài hạn, trở thành trụ cột của nền kinh tế. Cuối
cùng, Nhà nước phải tự cân đối và điều chỉnh thu chi ngân sách, hạn chế tình trạng phát
hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách triền miên như những năm vừa qua.


1



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1. Bối cảnh chính sách
Theo các học thuyết tăng trưởng kinh tế, đầu tư hay tích lũy vốn trong nền kinh tế luôn là
yếu tố quan trọng tác động tích cực tới sự gia tăng của sản lượng và thu nhập ở cả cấp độ
doanh nghiệp và quốc gia. Kể từ những năm 2000, kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng trưởng
nhanh nhờ nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và nguồn viện trợ từ nước ngoài. Trải qua gần
hai thập kỷ phát triển, mặc dù kinh tế đã có nhiều khởi sắc nhưng nguồn lực cho tăng
trưởng chủ yếu vẫn dựa vào tích luỹ vốn và phần lớn đến từ hoạt động sản xuất công
nghiệp và xuất khẩu của khu vực FDI 1.
Trong khi đa số các doanh nghiệp FDI kinh doanh có lãi và liên tục tăng vốn đầu tư, mở
rộng quy mô2, rất nhiều các doanh nghiệp trong nước thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa.
Theo báo cáo năm 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đã có
hơn 80.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, hầu hết trong số đó thuộc khu vực kinh tế tư
nhân, có quy mô vốn nhỏ3. Đây là khu vực luôn chiếm trên 80% tổng số doanh nghiệp cả
nước, nhưng quy mô vốn bình quân chỉ đạt 30 tỷ đồng, chưa tới 2% mức vốn bình quân
của khu vực Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) (1.568 tỷ đồng)4. Mặc dù có quy mô vốn
lớn và thường nhận được các ưu tiên, ưu đãi của Chính phủ, báo cáo năm 2014 của Bộ Tài
Chính cho thấy vẫn còn 19 Tập đoàn, Tổng công ty (TCT) của Nhà nước lỗ luỹ kế trên
24.000 tỷ đồng và nhiều dự án công đầu tư hàng nghìn tỷ đồng không hiệu quả, thậm chí
phải đóng cửa5.
Tình hình vĩ mô càng khó khăn hơn khi năm 2015 thu ngân sách vẫn không đủ bù chi, mức
thâm hụt gần 7% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ công lên tới 61%6. Chính phủ
phát hành trái phiếu với khối lượng lớn đề bù đắp chi tiêu (cuối năm 2014 - 234.067 tỉ


1


Vũ Thành Tự Anh và cs (19/5/2015), “Cải cách thể chế: Từ tầm nhìn đến thực tiễn” đăng trên fetp.edu.vn.
Đỗ Thiên Anh Tuấn, (20/4/2014), “Chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam” đăng trên fetp.edu.vn
3
Báo cáo Doanh nghiệp thường niên 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
4
Báo cáo Doanh nghiệp thường niên 2014 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
5
Tư Hoàng, (24/11/2015), “Đáng lo ngại tình trạng nợ nần của các DNNN”, đăng trên thesaigontimes.vn.
6
Báo cáo kinh tế vĩ mô của Phòng Nghiên cứu& Phát triển NHTW và Nhóm nghiên cứu kinh tế vĩ mô thuộc Viện Chiến
lược Ngân hàng đăng trên khoahocnganhang.org.vn.
2






2

đồng và năm 2015 - 256.223 tỷ đồng)7 làm giảm mức cung tiền, gây khó khăn cho hoạt
động đầu tư của nền kinh tế.
Trong xu hướng hội nhập và mở cửa ngày càng sâu rộng như hiện nay, các doanh nghiệp
trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau như trước đây mà phải cùng nhau cạnh tranh
nhiều hơn với khu vực nước ngoài. Khu vực đầu tư công và đầu tư tư nhân cần phải bổ trợ
và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vì vậy, nhu cầu đánh giá mối quan hệ giữa đầu tư công
và đầu tư tư nhân trong tiến trình phát triển kinh tế vừa qua của Việt Nam sẽ giúp các nhà
hoạch định chính sách đưa ra những điều chỉnh thích hợp đối với cả hai khu vực đầu tư,
nhằm điều chỉnh hoạt động đầu tư của nền kinh tế đi theo hướng tích cực và hiệu quả nhất.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư của khu vực tư nhân. Từ đó
đưa ra các giải pháp phù hợp để hoạt động đầu tư nội địa đạt hiệu quả, giúp phát triển kinh
tế.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đầu tư công có tác động bổ trợ hay chèn lấn đối với đầu tư tư nhân tại Việt Nam?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ của đầu tư công và đầu tư tư nhân trong giai đoạn từ
quý 3 năm 2004 đến quý 4 năm 2015.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng để đánh giá tác
động bổ trợ hoặc chèn lấn của đầu tư công đến đầu tư tư nhân. Cụ thể, dựa trên phương
pháp phân tích mô tả, luận văn đi sâu vào phân tích những cơ chế và tác động dẫn truyền
ảnh hưởng của đầu tư công đến đầu tư tư nhân trong bối cảnh chính sách cụ thể của Việt
Nam. Đối với phân tích định lượng, luận văn sử dụng mô hình hiệu chỉnh vector (VECM)
để ước lượng tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân thông qua hàm phản ứng đẩy.
1.6. Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu


7

Trần Kim Vân, (07/01/2016), “Nhìn lại công tác phát hành Trái phiếu Chính phủ năm 2015: Những thách thức trong
năm 2016” đăng trên mof.gov.vn




3


Nội dung của chương này nhằm giới thiệu khái quát về bối cảnh chính sách, cho thấy tính
cấp thiết phải nghiên cứu đề tài. Từ đó, xác định câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi và
phương pháp nghiên cứu phù hợp.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 2 trình bày tóm tắt các khái niệm có liên quan về đầu tư, đầu tư công, đầu tư tư
nhân. Chương này cũng chỉ ra cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư
tư nhân, các phương pháp và kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và tại Việt
Nam. Qua đó giúp xây dựng nền tảng lý thuyết cho việc đánh giá tác động của đầu tư công
tới đầu tư tư nhân ở các phần sau của bài nghiên cứu.
Chương 3. Tổng quan nền kinh tế và đánh giá hoạt động đầu của Việt Nam
Mô tả và phân tích về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam, các chính sách quan trọng, các vấn đề
bất cập có liên quan trong giai đoạn gần đây. Chương này cũng đi sâu phân tích diễn biến
của đầu tư công và đầu tư tư nhân về mọi mặt từ quy mô, chất lượng, nguồn lực, đánh giá
ý nghĩa của những biến động và tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân qua các phân
tích định tính.
Chương 4. Đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân
Chương 4 sẽ xây dựng mô hình định lượng dựa trên lý thuyết gia tốc đầu tư, sử dụng
phương pháp VECM đánh giá tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân và ảnh hưởng
của các nhân tố có liên quan khác tới đầu tư tư nhân thông qua các hàm phản ứng đẩy.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm ở chương 2, phân tích ở chương 3, kết quả đo
lường tác động ở chương 4, nghiên cứu đưa ra kết luận và một số kiến nghị chính sách.




4

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Tổng quan về đầu tư
Theo Sachs và Larrain (1993)16 đầu tư được định nghĩa một cách tổng quát là “phần sản
lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh tế”. Sản
lượng đến từ cả khu vực sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài. Nó bao gồm
những sản phẩm hữu hình như nhà cửa, máy móc thiết bị… và các sản phẩm vô hình như
phát minh, sáng chế….
Hiện nay, theo cách hiểu thông thường, “đầu tư” là việc bỏ vốn, tài sản (có thể là hữu hình
như tiền bạc, đất đai…. hoặc vô hình như phát minh, sáng chế….) để thực hiện hoạt động
sản xuất, kinh doanh nhằm thu về lợi ích trong tương lai (Vũ Tuấn Anh, 2011).
Trong kinh tế học vĩ mô, đặc biệt là khi nhắc đến các mô hình tăng trưởng, “đầu tư” được
hiểu là yếu tố “vốn tư bản”, dùng để mua máy móc hay nhà xưởng, là một thành phần
trong hàm sản xuất giúp tăng năng suất lao động và sản lượng cho nền kinh tế. Như vậy
các hoạt động “đầu tư” không đi vào khu vực sản xuất, không tạo ra giá trị vật chất sẽ
không được coi là yếu tố đầu tư theo khái niệm của kinh tế vĩ mô17.
2.1.1. Đầu tư công
Lý thuyết kinh tế học khu vực công định nghĩa đầu tư công là hoạt động đầu tư nhằm tạo
năng lực sản xuất và cung ứng hàng hoá công cộng như trường học, bệnh viện, an ninh
quốc phòng…. hay bản chất của đầu tư công chính là một cách thức biểu hiện can thiệp
của nhà nước nhằm sửa chữa thất bại thị trường18. Vì vậy mục tiêu của hoạt động đầu tư
công là hướng tới giải quyết các bất cập mà bản thân nền kinh tế, thị trường không thể tự
giải quyết. Đầu tư công không theo đuổi các lợi ích kinh tế đơn thuần.
Luật Đầu tư công của Việt Nam (2014) đưa ra định nghĩa rằng đầu tư công bao gồm “các
hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế- xã hội”. Tuy
nhiên trên thực tế, đầu tư công hay còn được gọi là đầu tư Chính phủ hiện nay được hiểu
một cách khá phổ biến và đơn giản là các khoản đầu tư xuất phát từ nguồn vốn của khu

16


Sach và Larrain, 1993, “Macroeconomics in Global Economy”, dẫn từ Bùi Trinh và Bùi Bá Cường “Một số vấn đề về
vốn và đầu tư” đăng trên gso.gov.vn.
17
Nguyên lý kinh tế học, Chương 12 – Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính.
18
Thất bại thị trường gồm có 4 vấn đề: bất cân xứng thông tin, hàng hoá công, ngoại tác và bất bình đẳng.




5

vực Nhà nước, bao gồm: vốn ngân sách, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng
đầu tư phát triển, và vốn được sử dụng đầu tư vào các DNNN hoặc các khoản vốn khác do
nhà nước quản lý.
2.1.2. Đầu tư của khu vực tư nhân
Theo nghĩa hẹp, đầu tư tư nhân là các hoạt động sử dụng nguồn lực hiện có để làm tăng
thêm tài sản vật chất như máy móc thiết bị, tăng vốn con người như chất lượng nguồn nhân
lực… đưa vào quá trình hoạt động sản xuất, thương mại… để làm tăng của cải trong tương
lai của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước và khu vực
nước ngoài. Đầu tư tư nhân hiểu theo nghĩa rộng có thể bao gồm cả chủ thể là các khu vực
đầu tư nước ngoài, bộ phận đóng góp đáng kể vào GDP.
Khái niệm đầu tư của khu vực tư nhân trong nghiên cứu được sử dụng theo nghĩa hẹp. Qua
các định nghĩa trên cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân nằm ở
hai yếu tố: nguồn lực và mục tiêu của hoạt động đầu tư. Thay vì nguồn vốn đầu tư đến từ
ngân sách quốc gia, nguồn lực “chung” của nền kinh tế và phục vụ cho lợi ích chung của
xã hội, đầu tư tư nhân do tư nhân tự bỏ vốn “riêng” và thông thường chỉ đơn thuần hướng
đến mục tiêu lợi nhuận. Phân biệt hai phạm trù đầu tư công và đầu tư tư nhân về mặt lý
thuyết sẽ giúp nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn các hoạt động đầu tư trong
thực tế.

2.2. Cơ chế tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân
Các học thuyết kinh tế chỉ ra rằng đầu tư công có thể gây ra cả tác động bổ trợ và chèn lấn
đối với đầu tư tư nhân.
Về nguyên tắc để tăng đầu tư công cần phải có tiền. Vì vậy, Chính phủ sẽ phải tăng nguồn
thu ngân sách thông qua tăng thuế, phí hoặc vay nợ bằng cách phát hành trái phiếu. Theo
lý thuyết trọng cầu của Keynes (1936)19, nếu Chính phủ lựa chọn chính sách tăng thuế để
tăng đầu tư công sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của nền kinh tế, giảm chi tiêu của hộ gia
đình từ đó làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp. Ngoài ra, thuế và phí tăng cũng trực
tiếp làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vì nó được tính vào chi phí. Vì vậy, trong dài

19

Keynes, 1936 “General Theory on Employment, Interest and Money”.
Hàm thu nhập khả dụng: Yd = Y – T
Hàm chi tiêu hộ gia đình: C = Co + MPC. ( Y – T)
Hàm tổng cầu: Y = C + I + G + NX




6

hạn doanh nghiệp có thể phải thu hẹp quy mô. Khi sản lượng và lợi nhuận đều sụt giảm,
các nhà đầu tư không còn động lực tăng thêm vốn, vì vậy đầu tư tư nhân sẽ giảm.
Mặt khác, nếu Chính phủ phát hành trái phiếu để đầu tư, cầu về vốn tăng. Trong điều kiện
nguồn cung vốn không tăng tương ứng, lãi suất thị trường sẽ tăng20. Vì vậy các doanh
nghiệp hoặc không còn khả năng tiếp cận vốn hoặc sẽ phải chịu chi phí vốn cao hơn. Hoạt
động kinh doanh bị gián đoạn và lợi nhuận biên sụt giảm. Các nhà đầu tư tư nhân mất đi
động lực đầu tư, thậm chí có thể phải thu hẹp sản xuất. Nếu đầu tư công còn được thực
hiện trong các lĩnh vực, ngành cạnh tranh trực tiếp với khu vực kinh tế tư nhân, tác động

chèn lấn về cơ hội và hoạt động của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân sẽ lớn hơn nữa.
Bên cạnh đó, đầu tư công cũng có thể tạo ra tác động bổ trợ đối với đầu tư tư nhân khi thực
hiện đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng hiệu quả như đường sá, bến cảng, sân bay, hệ thống
giáo dục, y tế, khoa học cơ bản…Sự phát triển của điều kiện cơ sở hạ tầng và nguồn lực
con người giúp cải thiện điều kiện hoạt động và môi trường kinh doanh, tăng năng suất và
lợi nhuận biên của khu vực đầu tư tư nhân và toàn nền kinh tế, thu hút và khuyến khích các
nhà đầu tư mở rộng hoạt động, thúc đẩy phát triển kinh tế21.
Tóm lại, các lý thuyết đơn thuần đều chỉ ra tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân
trên cả hai phương diện bổ trợ và chèn lấn. Vì vậy đầu tư công thực tế bổ trợ hay chèn lấn
đầu tư tư nhân vẫn còn là một bài toán thực nghiệm.
2.3. Đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân
2.3.1. Khung phân tích lý thuyết
Lý thuyết về cơ chế tác động ở trên đã chỉ ra đầu tư công có thể tác động đến đầu tư tư
nhân thông qua chi phí sử dụng vốn (lãi suất, hoặc thuế phí). Tuy nhiên, cũng như nhiều
quốc gia khác, nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong nhóm các quốc gia đang phát
triển và mức độ phát triển của thị trường tài chính chưa cao, lãi suất chưa tự do hoàn toàn
mà vẫn chịu sự kiểm soát của các các chính sách điều hành vĩ mô, vì vậy đo lường tác
động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân qua kênh chi phí vốn là chưa đủ thuyết phục.
Nghiên cứu lựa chọn sử dụng sản lượng là yếu tố phản ánh sự biến động của đầu tư trong
nền kinh tế dựa trên lập luận của lý thuyết gia tốc đầu tư được xây dựng bởi Jorgenson và
Keynes (1967). Lý thuyết này tập trung vào vai trò tăng trưởng của sản lượng và bỏ qua

20
21

Lý thuyết cầu tiền của Keynes, 1936 “General Theory on Employment, Interest and Money”.
Porter, Michael E., 1990, “The Competitive Advantage of Nations”, Macmillan Press.





7

các yếu tố chi phí. Vì đầu tư là một bộ phận cấu thành nên tổng cầu, số nhân đầu tư sẽ cho
phép giải thích sự gia tăng của nó trong mối quan hệ với tổng cầu hay sản lượng nền kinh
tế. Cũng có thể tiếp cận từ góc độ tổng cung theo quan điểm của Keynes là khi sản lượng
thay đổi, đầu tư cũng thay đổi theo vì nó là một yếu tố tạo ra sản lượng. Sự thay đổi này
của đầu tư lại làm mức sản lượng cân bằng thay đổi thông qua hiệu ứng số nhân, và sản
lượng quay lại tác động thêm vào đầu tư thông qua hiệu ứng gia tốc. Như vậy, khi quy mô
sản lượng sản xuất càng tăng lên, nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế cũng sẽ tăng theo
một hệ số bội. Vì vậy, từ giả thiết hợp lý về mối quan hệ giữa đầu tư tư nhân với sản lượng
Blejer và Khan (1984), Salmon (1982) đã xây dựng phương trình giúp đánh giá tác động
của đầu tư công đến đầu tư tư nhân như sau:
PIt = !" + !# Yet + !$ .Gt + !$ .Xt + (1- ao)PIt-1 + ut

(*)

Trong đó PI là đầu tư tư nhân, Ye là sản lượng kỳ vọng của nền kinh tế và G là đầu tư
công. X bao gồm các yếu tố khác trong nền kinh tế có tác động đến đầu tư tư nhân như lãi
suất, mức độ sẵn có của tín dụng và sự biến động vĩ mô (được đo lường bởi biến động của
tốc độ tăng trưởng, tỉ lệ lạm phát và tỉ giá hối đoái thực).
2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
2.3.2.1. Các nghiên cứu của thế giới
Mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân từ lâu đã là một chủ đề hấp dẫn trong lĩnh
vực kinh tế vĩ mô và kinh tế phát triển khi sự đan xen không thống nhất giữa các kết quả
nghiên cứu chỉ ra tính đa dạng, khó nắm bắt của mối quan hệ trên. Bằng chứng nghiên cứu
thực nghiệm về tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân có thể được chia thành 3 nhóm
theo kết quả nghiên cứu, gồm: nhóm các nghiên cứu chỉ ra tác động bổ trợ, nhóm nghiên
cứu chỉ ra tác động chèn lấn và nhóm các nghiên cứu chỉ ra đồng thời cả hai chiều hướng
tác động trên.

Nhóm thứ nhất các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra tác động khuyến khích, bổ trợ của đầu
tư công đến đầu tư tư nhân khởi đầu từ các nghiên cứu của Barth và Cordes (1980),
Aschauer (1989). Kết quả chỉ ra những bằng chứng chứng minh đầu tư công vào cơ sở hạ
tầng sẽ có hiệu ứng lan toả lợi nhuận chắc chắn cho đầu tư tư nhân. Cụ thể, căn cứ vào các
học thuyết về tăng trưởng kinh tế và dựa trên hàm sản xuất Cobb – Douglas của học thuyết
tân cổ điển, các nghiên cứu trên đã xem xét đầu tư công như một yếu tố đầu vào tách biệt
của hàm sản xuất và qua đó có thể đo lường năng suất sản xuất. Kết quả nghiên cứu của cả




8

hai đều chỉ ra bộ phận vốn nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tác động tích cực tới
đầu tư tư nhân vì giúp tăng trưởng sản lượng và năng suất của khu vực này khi tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí vận chuyển, giao dịch. Greene
và Villanueva (1991) ước lượng theo phương pháp Bình phương tối thiểu thông thường
(OLS) đối với dữ liệu chéo của 23 quốc gia đang phát triển ở châu Á và châu Âu cho giai
đoạn từ 1975 – 1987, Seitz (1992) sử dụng phương pháp mô hình tác động cố định (FE)
đánh giá 31 ngành công nghiệp của Tây Đức đều cho kết quả thống nhất rằng đầu tư công
có tác động bổ trợ đến đầu tư tư nhân.
Nhóm thứ hai là các nghiên cứu chỉ ra bằng chứng về tác động thay thế, chèn lấn, của đầu
tư công đối với đầu tư tư nhân. Wai và Wong (1982) nghiên cứu cho 5 quốc gia đang phát
triển, Nazmi và Ramirez (1997) nghiên cứu cho Mexico đã kết luận rằng đầu tư công chèn
lấn đầu tư tư nhân. Ngoài ra, một trong bốn kết luận quan trọng mà Baxter và G. King
(1993) đã đưa ra trong nghiên cứu thực hiện cho nước Mỹ giai đoạn 1930 – 1985 theo
phương pháp OLS là hoạt động chi tiêu Chính phủ cho đầu tư công dẫn đến cạnh tranh trên
thị trường vốn, làm giảm sản lượng biên của vốn tư nhân (năng suất vốn) tác động chèn lấn
đến đầu tư khu vực tư nhân.
Nhóm thứ ba bao gồm các nghiên cứu chỉ ra được đồng thời cả tác động chèn lấn và

khuyến khích của đầu tư công đến đầu tư tư nhân. Nghiên cứu của Blejer và Khan (1984)
sử dụng dữ liệu chéo của 24 quốc gia đang phát triển và Oshikoya (1994) sử dụng dữ liệu
chéo của các nước châu Phi cũng đưa ra bằng chứng chứng tỏ đầu tư công vào cơ sở hạ
tầng có tác động tích cực đến đầu tư tư nhân. Ngược lại, đầu tư vào các lĩnh vực phi cơ sở
hạ tầng (các bộ phận không kỳ vọng) đã có tác động tiêu cực tới đầu tư của khu vực tư
nhân. Serven (1996), Bahal và Raissi (2015) cùng thực hiện nghiên cứu về tác động của
đầu tư công đến đầu tư tư nhân của Ấn Độ bằng phương pháp VECMs đã đưa ra những kết
luận thú vị. Nghiên cứu của Serven (1996) cho giai đoạn 1960 – 1993 phân tách đầu tư
công thành hai bộ phận gồm: vốn của các dự án cơ sở hạ tầng và vốn liên quan tới hoạt
động thương mại, sản xuất công nghiệp. Kết quả mô hình chỉ ra: trong ngắn hạn, cả hai bộ
phận vốn trên đều gây ra tác động chèn lấn đối với đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, trong dài
hạn nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng sẽ tác động bổ trợ, khuyến khích đầu tư tư nhân.
Ngược lại nguồn vốn đầu tư công cho lĩnh vực thương mại và sản xuất công nghiệp tác
động chèn lấn đầu tư tư nhân.




9

Khác với những kết luận của Serve (1996), nghiên cứu của Bahal và Raissi (2015) lại chỉ
ra tác động khác biệt của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại Ấn Độ theo từng giai đoạn
khác nhau của nền kinh tế. Trong toàn bộ thời gian nghiên cứu từ 1950 – 2012, kết quả chỉ
ra tác động chèn lấn của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân. Nhưng khi tách riêng số liệu
giai đoạn sau cải cách của Chính phủ từ 1980 – 2012 và số liệu quý từ 1996 -2015, tác
động khuyến khích của đầu tư công đối với đầu tư tư nhân lại được tìm thấy.
Ngoài ra, nghiên cứu của Erden và Holcombe (2005) thực hiện cho 2 nhóm, gồm: 19 quốc
gia đang phát triển và 12 quốc gia phát triển trong giai đoạn 1980 -1997 sử dụng dữ liệu
bảng theo các phương pháp khác nhau đã đưa ra những kết luận khác biệt. Tác động bổ trợ
của đầu tư công đến đầu tư tư nhân được tìm thấy ở nhóm 19 quốc gia đang phát triển và

trung bình cứ 10% tăng lên trong đầu tư công sẽ làm tăng khoảng 2% đầu tư của khu vực
tư nhân. Ngược lại, ở nhóm 12 nền kinh tế phát triển lại cho thấy mối quan hệ ngược
chiều, chèn lấn khi trung bình 10% tăng lên trong đầu tư công đã làm giảm 0,7% đầu tư
của khu vực tư nhân.
Như vậy các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra đầu tư công có ảnh hưởng đến đầu tư tư
nhân trong cả nền kinh tế đang phát triển và phát triển. Tác động trên có thể là bổ trợ, chèn
lấn hoặc cả hai tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia, giai đoạn thực hiện và bộ phận đầu tư công
được lựa chọn trong mỗi nghiên cứu.
Một số nhân tố quan trọng khác tác động đến đầu tư tư nhân xét trên góc độ vĩ mô ngoài
đầu tư công còn phải kể đến như tỉ lệ lạm phát, tỉ giá thực, lãi suất… các nhân tố hình
thành nên môi trường vĩ mô cho hoạt động đầu tư. Vì đầu tư là hành vi của ngày hôm nay
và sẽ thu được kết quả trong tương lai, bản chất của nó là những quyết định không thể thay
đổi được. Nghiên cứu của Hartman (1972) và Abel (1983) đã chỉ ra rằng sự biến động vĩ
mô tăng lên sẽ làm tăng giá trị kỳ vọng của lợi nhuận sản phẩm biên của vốn, từ đó làm
tăng đầu tư. Điều này cơ bản dựa trên giả thuyết rằng nhà đầu tư có thể ngay lập tức và
không mất chi phí trong việc điều chỉnh lao động và vốn trở thành nhân tố duy nhất cố
định. Điều quan trọng được nhấn mạnh từ các quan điểm kinh tế nghiên cứu thực nghiệm
là sự biến động của điều kiện vĩ mô có thể tác động một cách ý nghĩa đến động cơ và thái
độ đầu tư trong cả dài hạn và ngắn hạn của nhà đầu tư. Vì vậy nghiên cứu sẽ xét đến yếu tố
này khi đánh giá tác động của đầu tư khu vực công lên đầu tư khu vực tư nhân.




10

Bên cạnh đó, mức độ sẵn có của tín dụng cũng được các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá
là một nhân tố quan trọng tác động tới hoạt động đầu tư tư nhân đặc biệt trong các quốc gia
đang phát triển vì thị trường tài chính còn phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng (Blejer
và Khan 1984; Ramirez 1994). Ở những quốc gia này, các ràng buộc tín dụng có thể có

liên quan và ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động đầu tư so với tỉ lệ lãi suất vì nếu tín dụng
bị hạn chế một cách rõ ràng hoặc sự sẵn có của tín dụng bị giới hạn trong một số cách thức
nhất định do những đặc điểm về thể chế và mức độ tự do hoá nền kinh tế chưa cao, lãi suất
sẽ không đủ tốt để phản ánh cung cầu thị trường vốn. Tuy nhiên, bằng chứng về sự nhạy
cảm của đầu tư với chi phí vốn vẫn được tìm thấy ở rất nhiều các nghiên cứu khác nhau
nhất là sau giai đoạn tái cấu trúc ở các quốc gia đang phát triển vào khoảng những năm
1970, vì thông thường các cải cách sẽ dẫn tới tăng lãi suất thực do nhu cầu tăng vốn cho
đầu tư (Greene và Villanueva 1991). Như vậy, theo cả lý thuyết và các nghiên cứu thực
nghiệm, chi phí vốn đầu tư và sự sẵn có của tín dụng đều ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân vì
vậy việc sử dụng hai yếu tố này trong các mô hình nghiên cứu về đầu tư là cần thiết.
2.3.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về chi tiêu Chính phủ, đầu tư công và đánh giá tác
động của nó tới tăng trưởng kinh tế hoặc cán cân ngân sách, nợ công…. Tuy nhiên đánh
giá mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư tư nhân còn khá ít. Tài liệu tác giả tìm kiếm
được về vấn đề này có nghiên cứu của TS. Tô Trung Thành thuộc Viện Nghiên cứu Kinh
tế và Chính sách (VEPR) thực hiện năm 2010 cho Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra đầu tư công đã “lấn át” đầu tư tư nhân tại Việt Nam. Kết luận mà
nghiên cứu đưa ra khi sử dụng số liệu thường niên và mô hình VECM là cứ 1% tăng lên
của vốn đầu tư công, sau một thập kỷ sẽ khiến đầu tư tư nhân bị thu hẹp 0,48%. Mô hình
nghiên cứu dựa trên ước lượng hàm tăng trưởng và sử dụng hai yếu tố đầu tư công và đầu
tư tư nhân là những biến độc lập duy nhất. Tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân
được phân tích thông qua các hàm phản ứng đẩy.






11


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ, ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA
VIỆT NAM
3.1. Toàn cảnh bức tranh kinh tế và các chỉ số vĩ mô của Việt Nam
Trong hai thập kỷ trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP luôn biến động, thời điểm GDP cao
nhất lên tới 9,3% năm 1996 và thấp nhất chỉ đạt 4,8% năm 1999 (Hình 3.1). Xét giai đoạn
10 năm gần đây, GDP biến động theo xu hướng giảm chiều, tốc độ tăng trưởng liên tục
biến động sau giai đoạn 2003-2006. Mặc dù có dấu hiệu phục hồi từ năm 2012, đến nay
tốc độ tăng trưởng GDP mới đạt 6,68% (2015) vẫn thấp hơn mức tăng trưởng một số giai
đoạn trước đây. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực trong bối cảnh tác động của cuộc suy
thoái kinh tế toàn cầu còn khá nặng nề, các nền kinh tế lớn đều đang gặp khó khăn trong
quá trình phục hồi, mức tăng trưởng hiện nay của Việt Nam khá lạc quan, mặc dù vẫn
được cho là thấp hơn mức tiềm năng của nền kinh tế.

(%)

Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1996 – 2015 (Đơn vị: %)
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
1995


GDPgrowth

2000

2005

2010

2015

(năm)

(Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB) và Tổng cục Thống kê (GSO))
Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác trong những năm gần đây (Bảng 3.1) cho thấy trong giai
đoạn phục hồi, nền kinh tế Việt Nam đã có những thuận lợi và cả những khó khăn thách
thức. Chỉ số giá tiêu dùng liên tục giảm qua các năm từ 2012 ở mức 9,1% xuống còn 4,1%
năm 2014 và giảm mạnh xuống chỉ còn 0,63% năm 2015. Xu hướng ổn định giá cả đồng
tiền sẽ giúp cho việc thực thi các chính sách tiền tệ trở nên dễ dàng và nền kinh tế giữ được
mức bình ổn, NHNN không phải lo đối phó với lạm phát. Tuy nhiên chỉ số giá cả liên tục
giảm như trên cũng mang lại những lo lắng về vấn đề giảm phát, nền kinh tế sẽ khó khăn
trong việc theo đuổi mức tăng trưởng kỳ vọng. Bên cạnh đó tình trạng thâm hụt ngân sách




12

kéo dài và nợ công ngày càng cao đang trở thành vấn đề vĩ mô nghiêm trọng nhất từ trước
tới nay.
Bảng 3.1. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô ngắn hạn của Việt Nam (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

Chỉ số giá tiêu dùng (%)

9,1

6,6

4,1

0,63

Cán cân thanh toán vãng lai(%/GDP)

-6,0

-5,6

-4,8

-1,65


Thâm hụt ngân sách (%/GDP)

-4,8

-5,6

-5,3

-7,0

Nợ công (%/GDP, theo tính toán của BTC)

50,8

54,2

59,6

61,3

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo kinh tế vĩ mô Phòng NC&PT NHTW 2015, Bộ Tài chính,
GSO)
Số liệu về thâm hụt ngân sách năm 2015 chưa được Chính phủ công bố chính thức, nhưng
theo ước tính của VEPR, mức thâm hụt có thể lên đến 7% so với GDP. Mặc dù năm 2015,
nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi khi tổng thu ngân sách ước đạt 884.800 tỷ đồng, trong
đó nguồn thu nội địa ước đạt 657.000 tỷ đồng, chiếm 74% tổng thu. Tuy nhiên kế hoạch dự
thu ngân sách khu vực nội địa tăng hơn 20% năm 2016 của Chính phủ trong bối cảnh giá
dầu thế giới liên tục sụt giảm, nguồn thu từ các khoản thuế ngoại thương dần bị thu hẹp khi
lộ trình cắt giảm thuế theo các hiệp định thương mại được thực thi sẽ phần nào gây áp lực
thuế khoá cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó các khoản chi ngân sách không có

dấu hiệu thuyên giảm vì phải chi thường xuyên quá lớn (gần 80% tổng chi ngân sách) cộng
với gánh nặng trả nợ hàng năm. Năm 2015 số liệu chi ngân sách ước thực hiện lên tới
879.000 tỉ đồng vượt 15% so với dự toán, chi đầu tư phát triển ước thực hiện 203.000 tỷ
đồng, cũng vượt 4,2% so với dự toán cho thấy chúng ta không chỉ gặp vấn đề trong cân đối
thu chi mà còn đang buông lỏng với kỷ luật ngân sách25.
Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao, Bộ Tài chính liên tục phát hành trái phiếu để bù
đắp thâm hụt và đảo nợ vay cho Chính phủ (Bảng 3.2). Cách thức này tác động trực tiếp
đến giá cả trên thị trường vốn vì gây sức ép tăng cầu tiền, đẩy lãi suất tăng, khu vực tư
nhân phải chịu chi phí vốn vay cao hơn. Ngoài ra, khi hệ thống ngân hàng được yêu cầu


25

Đỗ Thiên Anh Tuấn (2016), “Bức tranh ngân sách”, đăng trên thesaigontimes.vn




13

mua trái phiếu Chính phủ theo các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)26, nguồn
lực cho hoạt động tín dụng bị thu hẹp, cơ hội tiếp cận vốn của khu vực tư nhân càng trở
nên khó khăn hơn. Rõ ràng, khu vực tư nhân đang bị cạnh tranh về vốn một cách không
công bằng bởi chính khu vực Nhà nước.
Bảng 3.2. Giá trị phát hành và tỷ lệ sở hữu trái phiếu Chính phủ (Đơn vị: tỷ đồng, %)
Sở hữu Trái phiếu Chính Phủ

Năm 2014

Năm 2015


Năm 2014

Năm 2015

(%)

(%)

(tỷ đồng)

(tỷ đồng)

100%

100%

234.067

256.223,3

1. Trong nước

85,44%

91,65%

199.986,8

234.828,65


2. Ngoài nước

14,56%

8,35%

34.080,15

21.394,65

100%

100%

234.067

256.223,3

1. NHTM trong nước và ngoài nước

87,79%

85,38%

205.487.42

218.763,45

2. Công ty chứng khoán + Bảo hiểm


11,61%

14,42%

27.175,18

36.947,4

3. Quỹ đầu tư + Công ty tài chính

0,60%

0,20%

1.404,4

512,45

I. Tỷ lệ sở hữu trong và ngoài nước

II. Phân theo đối tượng

(Nguồn: Tác giả tập hợp từ số liệu Bộ Tài chính, mof.gov.vn)
Theo báo cáo năm 2015 của NHNN27, tốc độ tăng trưởng tín dụng trong năm 2015 ước đạt
18% và có xu hướng biến chuyển theo chiều hướng tích cực khi tín dụng dài hạn tăng
khoảng 30%, ngắn hạn tăng khoảng 7%. Tăng trưởng tín dụng hướng tới khu vực sản xuất,
đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển và công nghệ cao (có tốc độ tăng
trưởng tín dụng lần lượt 10%, 50%). Khi nhìn bao quát số liệu về tỉ lệ tín dụng so với GDP
nền kinh tế trong 5 năm qua (Hình 3.2), có thể thấy tỉ lệ này nhích lên không đáng kể và có

xu hướng ít biến động hơn trong 3 năm trở lại đây.
Trên thị trường lãi suất, kể từ thời điểm NHNN quy định mức trần lãi suất huy động 14%
(2011) đến nay, NHNN cũng đã thực hiện 9 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất. Đến tháng
10/2014, lãi suất huy động chỉ còn 5,5% và sang năm 2015 tỉ lệ này cũng có xu hướng
giảm nhẹ. Lãi suất cho vay vì vậy cũng duy trì phổ biến ở mức 6% – 9%/năm cho kỳ hạn

26

Thông tư 36/2014, TT 24/2015, TT 06/2016, TT 07/2016 của NHNN.
Báo cáo kinh tế vĩ mô 2015 do Phòng Nghiên cứu và Phát triển NHTW và Nhóm nghiên cứu vĩ mô thuộc Viện Chiến
lược Ngân hàng, NHNN thực hiện định kỳ hàng tháng đăng trên khoahocnganhang.org.vn
27






14

ngắn và 9% -11% cho trung và dài hạn. Các chương trình cho vay ưu đãi, cho vay theo chỉ
định của Chính phủ thậm chí còn có lãi suất thấp hơn, chỉ ở mức 5% – 6%/năm. Tuy
nhiên, mục tiêu kiểm soát lạm phát cùng với chính sách áp đặt mức lãi suất danh nghĩa
thấp trong điều kiện nền kinh tế như hiện nay đã đẩy lãi suất thực tăng nhanh trong năm
2015. Lãi suất thực tăng, đầu tư nền kinh tế sẽ khó có khả năng tăng trưởng.
Hình 3.2. Biến động của tỉ lệ tín dụng/GDP và lãi suất cho vay theo quý (Đơn vị: %)
35

tỉ lệ tín dụng


lãi suất cho vay

lãi suất cho vay thực

30
25
20
15
10
5
0
-5

(Nguồn: IMF)
Những biểu hiện trên đây cho thấy dường như Nhà nước vẫn giữ thói quen trong việc sử
dụng các biện pháp áp chế tài chính để can thiệp vào thị trường. Thị trường lãi suất, hệ
thống ngân hàng hiện nay có thể ổn định hơn nhưng cũng đã kém linh hoạt hơn rất nhiều vì
cơ chế cứng nhắc và những động thái can thiệp sâu của nhà nước.
Đối lập với sự chủ động trên thị trường tiền tệ, năm 2015 thị trường ngoại hối trở nên bị
động và chịu chi phối bởi những thay đổi chính sách từ bên ngoài. Động thái điều chỉnh lãi
suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ và quyết định thay đổi chính sách tiền tệ của Trung
Quốc đã đẩy tỉ giá trên cả thị trường chính thức và tự do tăng cao. Sau những đợt điều
chỉnh nới lỏng biên độ tỉ giá, cuối năm 2015, NHNN đã ban hành quyết định số 2730/QĐNHNN công bố điều chỉnh tỉ giá trung tâm VNĐ/USD và tỉ giá chéo đối với một số ngoại
tệ khác căn cứ trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỉ giá bình quân gia quyền trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỉ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền có ý
nghĩa đối với Việt Nam nhằm đưa ra mức tỉ giá sát với những biến động thị trường và giữ
ổn định giá trị Việt Nam đồng.





15

Cán cân thương mại thâm hụt, Việt Nam thường xuyên rơi vào tình trạng nhập siêu. Nguồn
ngoại tệ trong nước chủ yếu đến từ việc bán tài nguyên khoáng sản, xuất khẩu của các
doanh nghiệp FDI và lượng kiều hối từ nước ngoài mà chưa thực sự đến từ khu vực sản
xuất trong nước. Bên cạnh đó, việc ưu tiên cho các DNNN sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu
cũng là vấn đề bất cập đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân của nền kinh tế. Mặc dù số
liệu xuất nhập khẩu của khu vực DNNN chưa được phân tách cụ thể, nhưng nhu cầu nhập
khẩu lớn đối với công nghệ, máy móc, thậm chí cả nhân lực của các dự án công lớn như dự
án đóng tàu của Vinashin, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án xây dựng các tuyến metro tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (T.P HCM)…. cũng phần nào cho thấy tỉ trọng nhập
khẩu và nhu cầu tiêu dùng ngoại tệ của các DNNN không hề nhỏ. Trong khi đó, ước tính
đóng góp của khu vực DNNN cho xuất khẩu chỉ chiếm 15 – 20% tổng kim ngạch xuất
khẩu sau khi tách riêng những khoản mục xuất khẩu tài nguyên như than và dầu thô29.
Những hạn chế và bất cập về cung cầu ngoại tệ như trên sẽ gây khó khăn cho vấn đề thanh
khoản, dự trữ và quản lý thị trường ngoại hối của NHNN, ảnh hưởng tới năng lực điều
hành và tính khả thi của các chính sách tiền tệ và tỉ giá.
3.2. Đánh giá hoạt động đầu tư tại Việt Nam
3.2.1. Quy mô, cơ cấu và ý nghĩa của nguồn vốn đầu tư
Theo số liệu báo cáo của Viện Năng suất Việt Nam năm 201430, trong ba yếu tố tác động
tới tăng trưởng GDP giai đoạn 2006 đến 2014, vốn là yếu tố có đóng góp và tốc độ tăng
trưởng lớn nhất31. Mức tăng trưởng bình quân của vốn là 11,67% giai đoạn 2006 - 2010 và
7,52% giai đoạn 2010 - 2014. Trong khi đó mức tăng trưởng của hai yếu tố còn lại là lao
động và công nghệ lần lượt chỉ là 2,78% và – 0,27% giai đoạn 2006 – 2010; 1,97% và
1,44% giai đoạn 2010 - 2014. Vốn đã trở thành yếu tố quyết định cho tốc độ tăng trưởng
của Việt Nam trong suốt quá trình phát triển kinh tế, điều này cũng giúp lý giải sự tương
đồng trong xu hướng biến động tăng, giảm chiều của cơ cấu vốn đầu tư trên GDP và tốc độ
tăng trưởng GDP (Hình 3.3).



29

Vũ Thành Tự Anh (2010), “DNNN không đủ điều kiện đóng vai trò chủ đạo” đăng trên thesaigontimes.vn
Báo cáo năng suất Việt Nam 2014 đăng trên vnpi.vn
31
Vốn đóng góp vào tăng trưởng 80% giai đoạn 2006 – 2010 và 55,3% giai đoạn 2011 – 2013 ( Theo báo cáo năng suất
Việt Nam 2014)
30




16

Hình 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư trên GDP giai đoạn 2010 – 2015 (Đơn vị: %)
45

15

40
35

13
38.5

30

34.6


33.5

30.4

15

6.78

5.42
5.89

11
9

25
20

31

32.6

5.98

6.68

7
5

5.25


10

3

5

1

0
2010

2011

2012

2013

2014

Đầu tư/GDP
Tăng trưởng GDP

-1
2015

(Nguồn: GSO)
Tổng đầu tư trong nền kinh tế được hình thành từ 3 khu vực kinh tế là khu vực nhà nước,
khu vực nước ngoài và khu vực ngoài nhà nước. Xét trong giai đoạn từ 2010 – 2014, bộ
phận đầu tư chủ yếu vẫn là khu vực nhà nước với khoảng 38% đến 40% tổng nguồn vốn
đầu tư. Bộ phận kinh tế ngoài nhà nước bao gồm khu vực tư nhân và hộ gia đình đóng góp

từ 36% - 38% tổng số và vốn từ khu vực đầu tư nước ngoài bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp
(FDI), hỗ trợ từ chính phủ các quốc gia (ODA) chiếm khoảng 20% - 26% còn lại (Bảng
3.3).
Bảng 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân theo thành phần kinh tế (Đơn vị:
%)
Năm

Đầu tư công

Đầu tư tư nhân

Đầu tư nước ngoài

2005

47.1

38.0

14.9

2006

45.7

38.1

16.2

2007


37.2

38.5

24.3

2008

33.9

35.2

30.9

2009

40.5

33.9

25.6

2010

38.1

36.1

25.8


2011

37.0

38.5

24.5

2012

40.3

38.1

21.6

2013

40.4

37.7

21.9

2014

39.9

38.4


21.7

(Nguồn: GSO)


×