BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TRƯƠNG MỸ KIM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.THÂN THỊ THU THỦY
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
TRƯƠNG MỸ KIM
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.THÂN THỊ THU THỦY
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trương Mỹ Kim
Sinh ngày: 04/11/1989
Quê quán: Long An
à học viên cao học lớp Cao học Ngân hàng Đêm 2 khoá 22
Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương
mại cổ phần niêm yết Việt Nam.
Người hướng dẫn khoa học: TS.Thân Thị Thu Thuỷ.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn
của người hướng dẫn khoa học là TS.Thân Thị Thu Thủy. Các số liệu và kết quả
trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày ..... tháng ..... năm 2016
Tác giả
Trương Mỹ Kim
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do thực hiện đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................2
4. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................2
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................................................3
7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM
YẾT.............................................................................................................................4
1.1 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết .........................................................4
1.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết .........................4
1.2.1 Khái niệm ...........................................................................................................4
1.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA) ............................5
1.2.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) ......................6
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại cổ
phần niêm yết.............................................................................................................8
1.3.1 Các nhân tố vi mô ..............................................................................................8
1.3.2 Các nhân tố vĩ mô ............................................................................................11
1.4 Sự cần thiết nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết ..............................................................13
1.5 Các nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi
tại các ngân hàng thƣơng mại ................................................................................15
1.5.1 Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong (2008)..........................................15
1.5.2 Fadzlan Sufian và Muzafar Shah Habibullah (2009) .......................................16
1.5.3 Sufian, F. (2011) ..............................................................................................17
1.5.4 Deger Alper và Adem Anbar (2011)................................................................17
1.5.5 Andrew Munthopa Lipunga (2014) .................................................................18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................18
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT
SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT
VIỆT NAM ..............................................................................................................20
2.1 Giới thiệu về các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam .........20
2.2 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần
niêm yết Việt Nam ...................................................................................................21
2.2.1 Hoạt động huy động vốn ..................................................................................21
2.2.2 Hoạt động cho vay ...........................................................................................22
2.2.3 Hoạt động khác ................................................................................................24
2.3 Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết
Việt Nam...................................................................................................................25
2.3.1 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản .......................................................25
2.3.2 Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu .................................................27
2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại
cổ phần niêm yết Việt Nam ....................................................................................28
2.4.1 Quy mô ngân hàng ...........................................................................................28
2.4.2 Vốn chủ sở hữu ................................................................................................30
2.4.3 Tính thanh khoản..............................................................................................32
2.4.4 Cho vay khách hàng .........................................................................................33
2.4.5 Tiền gửi khách hàng .........................................................................................34
2.4.6 Cấu trúc thu nhập chi phí .................................................................................36
2.4.7 Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực............................................37
2.4.8 Tỷ lệ lạm phát (INF) ........................................................................................38
2.4.9 Lãi suất thực .....................................................................................................39
2.4.10 Khủng hoảng tài chính ...................................................................................40
2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng
thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam................................................................42
2.5.1 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................42
2.5.2 Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................47
2.5.3 Phân tích tương quan........................................................................................49
2.5.4 Kết quả hồi quy ................................................................................................52
2.5.5 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .................................................................59
2.6 Đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam.............................................60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................62
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC NHẰM
NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM ......................................................................63
3.1 Giải pháp phát huy các nhân tố tích cực nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại
các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết Việt Nam ......................................63
3.1.1 Gia tăng quy mô tổng tài sản ...........................................................................63
3.1.2 Tăng trưởng tín dụng........................................................................................64
3.1.3 Nâng cao chất lượng tín dụng ..........................................................................64
3.1.4 Tăng cường hiệu quả hoạt động cung ứng các dịch vụ ngoài lãi .....................68
3.1.5 Tăng quy mô vốn chủ sở hữu ...........................................................................68
3.1.6 Duy trì thanh khoản hợp lý ..............................................................................70
3.1.7 Tăng cường huy động vốn thông qua tiền gửi khách hàng ..............................71
3.1.8 Hạn chế ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đối với tỷ suất sinh lợi tại các
NHTMCP niêm yết Việt Nam...................................................................................72
3.2 Các giải pháp hỗ trợ ..........................................................................................75
3.2.1 Đối với Chính phủ ............................................................................................75
3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ..........................................................................76
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................77
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
ảng 2.16: Kết quả hồi quy FEM đối với ROE ........................................................56
ảng 2.17: Kết quả hồi quy REM đối với ROE .......................................................57
ảng 2.18: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................59
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ROA
: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROE
: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
TCTD
: Tổ chức tín dụng
NHNN
: Ngân hàng nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
NHTMCP
: Ngân hàng Thương mại cổ phần
TTCK
: Thị trường chứng khoán
SGDCK
: Sở giao dịch chứng khoán
HOSE
: Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM
HNX
: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội
UBCKNN
: Ủy ban chứng khoán Nhà nước
UBND
: Ủy ban nhân dân
WTO
: Tổ chức Thương mại Thế giới
Sacombank : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
Vietinbank
: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Vietcombank : Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
BIDV
: Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam
ACB
: Ngân hàng TMCP Á Châu
SHB
: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
Eximbank
: Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam
MBB
: Ngân hàng TMCP Quân Đội
NCB
: Ngân hàng TMCP Quốc Dân
FEM
: Mô hình tác động cố định
REM
: Mô hình tác động ngẫu nhiên
DANH MỤC BẢNG
ảng 2.1: Các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................................20
ảng 2.2: Nguồn vốn huy động tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn
2004 - 2015 ...............................................................................................................21
ảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai
đoạn 2004-2015 .........................................................................................................22
ảng 2.4: Dư nợ cho vay tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2015
...................................................................................................................................23
ảng 2.5: Thu nhập ngoài lãi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 20042015 ...........................................................................................................................24
ảng 2.6 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai
đoạn 2004-2015 .........................................................................................................25
ảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
giai đoạn 2004-2015 ..................................................................................................27
ảng 2.8: Tỷ lệ thu nhập từ lãi (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (NII) bình quân
của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ...................................................36
ảng 2.9: Bảng mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu .........................46
ảng 2.10: Thống kê mô tả các biến ROA, ROE, SIZE, CA, LA, LQD, DP, NIM,
NII, RGDP, INF, RI ..................................................................................................47
ảng 2.11: Phân tích tương quan giữa các biến ROA, SIZE, CA, LA, LQD, DP,
NIM, NII, RGDP, INF, RI ........................................................................................49
ảng 2.12: Phân tích tương quan giữa các biến ROE, SIZE, CA, LA, LQD, DP,
NIM, NII, RGDP, INF, RI ........................................................................................50
ảng 2.13: Kiểm định đa cộng tuyến ........................................................................51
ảng 2.14: Kết quả hồi quy FEM đối với ROA .......................................................52
ảng 2.15: Kết quả hồi quy REM đối với ROA .......................................................54
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 2004-2015
...................................................................................................................................29
Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai đoạn 20042015 ...........................................................................................................................31
Biểu đồ 2.3: Giá trị tài sản thanh khoản tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai
đoạn 2004-2015 .........................................................................................................32
Biểu đồ 2.4: Giá trị tài sản cho vay khách hàng tại các NHTMCP niêm yết Việt
Nam giai đoạn 2004-2015 .........................................................................................33
Biểu đồ 2.5: Giá trị tiền gửi khách hàng tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam giai
đoạn 2004-2015 .........................................................................................................35
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực của Việt Nam giai
đoạn 2004-2015 .........................................................................................................37
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 2004-2015 ...............................38
Biểu đồ 2.8: Lãi suất thực của Việt Nam giai đoạn 2004-2015 ................................39
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và hướng tới mục
tiêu toàn cầu hóa, cơ hội đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngày càng rộng
mở. Là kênh luân chuyển vốn quan trọng của nền kinh tế, hệ thống NHTM đóng vai
trò đáp ứng phần lớn nhu cầu về nguồn vốn tín dụng của nền kinh tế. Để các nguồn
lực tài chính trong nền kinh tế có thể luân chuyển, phân bổ và sử dụng thông suốt,
góp phần kích thích nền kinh tế tăng trưởng, hệ thống NHTM cần không ngừng cải
thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Trong xu thế thu hút vốn đầu tư ngày càng mạnh ở Việt Nam, ngân hàng là
một trong những hình thức thu hút vốn đầu tư gián tiếp có hiệu quả từ nước ngoài.
Sự phát triển của thị trường tài chính, nhất là TTCK có sự góp sức khá mạnh của hệ
thống ngân hàng ở tất cả các góc độ. Vì vậy có thể nói, hiệu quả hoạt động các
NHTMCP niêm yết là một trong những nhân tố quyết định đối với sự phát triển bền
vững của hệ thống ngành ngân hàng. Đây là nhân tố then chốt để các NHTMCP
niêm yết trên TTCK Việt Nam có thể nâng cao vị thế cạnh tranh và đóng góp tích
cực vào sự ổn định của ngành ngân hàng cũng như hệ thống tài chính quốc gia.
Các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động của NHTMCP niêm yết trước nay vẫn là đề tài nghiên cứu vô cùng
cần thiết. Trong đó, biến phụ thuộc thường được sử dụng làm đại diện trong các
nghiên cứu là ROA và ROE. Đối với biến độc lập, các mô hình nghiên cứu sử dụng
đồng thời biến độc lập đại diện cho các đặc điểm nội tại của ngân hàng như quy mô
ngân hàng, vốn chủ sở hữu, cho vay khách hàng, tiền gửi khách hàng, tính thanh
khoản, cấu trúc chi phí - thu nhập, ... và biến độc lập đại diện cho nhân tố vĩ mô nền
kinh tế như tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực, lạm phát, lãi suất thực,
khủng hoảng tài chính...
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ
suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô của nền kinh tế
đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Đặc biệt, xem xét ảnh
2
hưởng của khủng hoảng tài chính 2008-2010 đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP
niêm yết Việt Nam.
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại và nhân tố vĩ mô của nền
kinh tế đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Bên cạnh đó, còn
xác định mức độ ảnh hưởng của trước khủng hoảng tài chính, trong khủng hoảng tài
chính và sau khủng hoảng tài chính 2008-2010 đến tỷ suất sinh lợi tại các
NHTMCP niêm yết Việt Nam.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết trên
TTCK Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu:
Các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao gồm: NHTMCP Sài Gòn
Thương Tín, NHTMCP Á Châu, NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội, NHTMCP Ngoại
thương Việt Nam, NHTMCP Công thương Việt Nam, NHTMCP Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam, NHTMCP Quốc Dân, NHTMCP Quân Đội, NHTMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 đến 2015.
4. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu phân tích được lấy từ các nguồn báo cáo tài chính của các NHTMCP
niêm yết trên TTCK Việt Nam, các báo cáo của NHNN Việt Nam, website của các
NHTM Việt Nam, Tổng cục thống kê Việt Nam,…
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp:
Phương pháp định tính: sử dụng bảng số liệu, đồ thị thu thập từ các BCTC
của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam để thực hiện các phân tích thống
kê, so sánh và mô tả để phân tích sự biến động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam.
Phương pháp định lượng: sử dụng dữ liệu bảng (panel data) với hai mô hình
hồi quy là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM) và mô hình tác
3
động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM) để đánh giá mức độ tác động của
các nhân tố và khủng hoảng tài chính 2008-2010 đối với tỷ suất sinh lợi tại các
NHTMCP niêm yết Việt Nam.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ suất
sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam. Từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho
các nhà quản trị các NHTMCP niêm yết Việt Nam đề ra các quyết định về chính
sách quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP niêm
yết Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài góp phần cung cấp cho nhà đầu tư các thông tin về các nhân
tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Đây cũng là một căn cứ để các nhà
đầu tư đưa ra quyết định về việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết.
Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân
hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát huy các nhân tố ảnh hưởng tích cực nhằm nâng
cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam.
4
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ
SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM
YẾT
1.1 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết
NHTM hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế
hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất quan trọng đến quá
trình phát triển của nền kinh tế. Theo sự vận động phát triển của nền kinh tế, NHTM
cũng dần được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu của
nền kinh tế.
Theo Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động
của NHTM: “NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và
các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của
Luật Các TCTD và các quy định khác của pháp luật”.
NHTM dựa theo hình thức sở hữu có thể được phân thành loại thành NHTM
quốc doanh, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh của ngân hàng nước
ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài. NHTMCP là NHTM được thành lập dưới
hình thức công ty cổ phần, trong đó một cá nhân hay pháp nhân chỉ được sở hữu
một số cổ phần nhất định theo qui định của NHNN Việt Nam và quy định pháp luật
hiện hành.
NHTMCP niêm yết là NHTMCP đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào
đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung nhằm tận dụng
các lợi thế của TTCK như nâng cao tính thanh khoản, hấp dẫn nhà đầu tư và tìm
kiếm lợi nhuận thông qua việc mua bán chứng khoán niêm yết trên TTCK, góp
phần tăng lợi nhuận của các NHTM.
1.2 Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết
1.2.1 Khái niệm
Cũng như NHTM, NHTMCP niêm yết hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng,... vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của ngân
hàng trong năm tài chính được xác định là khoản chênh lệch giữa tổng thu nhập trừ
tổng chi phí hợp lý, hợp lệ. Bên cạnh đó, lợi nhuận của ngân hàng còn thể hiện kết
quả kinh doanh của ngân hàng, là cơ sở để xác định hiệu quả hoạt động của ngân
5
hàng, thông qua tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng nói chung và các NHTMCP niêm yết nói riêng
được dùng để đánh giá hiệu quả trong công tác quản lý, sử dụng vốn của mỗi ngân
hàng qua việc so sánh lợi nhuận với các nhân tố tạo ra lợi nhuận như doanh thu,
tổng tài sản, vốn cổ phần. Tùy vào đại lượng được dùng để so sánh, sẽ có các tỷ số
đo lường khác nhau. Mỗi tỷ số cho thấy hiệu quả hoạt động của một ngân hàng
trong việc tạo ra lợi nhuận dựa trên một tiêu chí nhất định. Đối với hầu hết các tỷ
số, giá trị cao hơn là điều mong muốn của các nhà quản trị và nhà đầu tư. Một giá
trị cao hơn có nghĩa là các ngân hàng đem lại lợi nhuận, doanh thu và dòng tiền tốt
hơn cho ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ suất sinh lợi chỉ có ý nghĩa đánh giá khi được phân tích với các
đối thủ cạnh tranh hoặc so với các giai đoạn trước đó. Vì vậy, phân tích xu hướng
và phân tích ngành là cần thiết để rút ra kết luận có ý nghĩa về tỷ suất sinh lợi của
một ngân hàng. Ngoài ra, để phân tích chính xác tỷ suất sinh lợi cần phải nắm được
một số đặc điểm, đặc thù về môi trường kinh doanh, tính thời vụ, chu kỳ, mục tiêu
kinh doanh, đối tượng khách hàng, ... của ngân hàng. Thông thường hoạt động cho
vay của các ngân hàng phụ thuộc chu kỳ phát triển kinh tế hay mỗi ngân hàng sẽ có
lĩnh vực thế mạnh riêng nên sẽ có sự phân phối lợi nhuận khác nhau trong cơ cấu
thu nhập. Để đo lường tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng nói chung và các NHTMCP
niêm yết nói riêng, các nhà nghiên cứu trước đây thường sử dụng tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu.
1.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA)
Khái niệm
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một tỷ số sinh lợi của ngân hàng. ROA sẽ
cho ta biết hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời. ROA
được xác định như sau:
ROA
ợi nhuận sau thuế
ình quân tổng tài sản
1.1)
Ý nghĩa của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
ROA được dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của
ngân hàng. Tỷ số này là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, cho thấy
6
khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân
hàng thành thu nhập ròng (Peter S. Rose, Commercial bank management, 1998)
Tài sản của ngân hàng bao gồm cả nợ và vốn chủ sở hữu. Cả hai loại tài
chính được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. ROA
cho thấy hiệu quả chuyển đổi hai loại tài sản này thành thu nhập ròng. ROA càng
cao thì hiệu quả sử dụng các loại tài sản của ngân hàng càng cao.
Trong quản lý, việc quan trọng nhất là lựa chọn phương án phân bổ nguồn
lực tốt nhất vì nguồn lực là hạn chế. Ai cũng có thể tạo ra lợi nhuận với vốn đầu tư
lớn, nhưng nhà quản lý xuất sắc là người tạo ra lợi nhuận lớn với sự đầu tư ít. Ngoài
ra, ROA có thể thay đổi đáng kể và sẽ phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực kinh doanh,
loại hình ngân hàng,... Đây là lý do tại sao nên sử dụng ROA như một biện pháp so
sánh, tốt nhất là để so sánh với số ROA trước đó hoặc ROA của một ngân hàng
tương tự.
Phương pháp phân tích ROA
Trong phân tích tài chính, ROA được chia thành hai bộ phận là lợi nhuận
trên doanh thu và vòng quay tài sản:
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
X
Doanh thu
Tổng tài sản
Thông qua đánh giá hai thành phần này, nhà quản trị sẽ xác định được
nguyên nhân tăng giảm của tỷ suất sinh lợi, từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện
ROA. Chẳng hạn, để cải thiện ROA, nhà quản lý có thể áp dụng biện pháp tăng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu như cắt giảm chi phí hoặc quản lý
có hiệu quả các tài sản để tăng vòng quay tổng tài sản hoặc kết hợp cả hai giải pháp.
1.2.3 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE)
Khái niệm
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là một tỷ số khác cũng dùng để đánh giá tỷ
suất sinh lợi tại ngân hàng nhưng sử dụng vốn chủ sở hữu làm đại lượng so sánh với
lợi nhuận, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông
thường. ROE được xác định như sau:
ROE
ợi nhuận sau thuế
ình quân vốn cổ phần
ố
ủ ở ữ )
1.2)
7
Ý nghĩa của ROE
ROE thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân
hàng (Peter S. Rose, Commercial bank management, 1998).
Sự khác nhau giữa hai tỷ số ROA và ROE là do đặc điểm của ngân hàng phải
sử dụng nợ để hoạt động, do đó về mặt lý thuyết nếu một tổ chức kinh tế không sử
dụng nợ, chỉ sử dụng vốn chủ sở hữu để hoạt động thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, nguồn vốn hoạt
động chủ yếu là tiền gửi của khách hàng nên hai tỷ số này sẽ khác nhau. Tương tự
như ROA, phương pháp đánh giá ROE tốt nhất cần so sánh với ROE trước đó hoặc
ROE của một ngân hàng tương tự.
ROE phản ánh trong một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào ngân hàng thì
tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là tỷ số tài chính quan trọng nhất đối
với chủ sở hữu.
Phương pháp phân tích ROE
Kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích ROE là mô hình phân tích tài
chính Dupont. Mô hình Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư
điện, người đã gia nhập bộ phận tài chính của công ty hóa học khổng lồ DuPont de
Nemours & Co.
Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản,
nên ROE sẽ phụ thuộc vào ROA. Mối quan hệ này được thể hiện bằng mô hình
Dupont như sau:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
Nói cách khác, ROE
=
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản
X
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
ROA x Đòn bẩy tài chính. Căn cứ phương pháp phân
tích ROA, mô hình Dupont có thể tiếp tục được triển khai chi tiết thành:
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
X
Doanh thu
Tổng tài sản
X
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Như vậy, ROE phụ thuộc ba nhân tố là lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay
tài sản và đòn bẩy tài chính. Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, để tăng ROE có
thể sử dụng các biện pháp như sau:
8
- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản: nâng cao số vòng quay của tài sản, thông
qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về
cơ cấu của tổng tài sản.
- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lượng của sản phẩm. Từ đó
tăng lợi nhuận của ngân hàng.
- Tác động tới cơ cấu tài chính thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn
chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. Tuy nhiên, đặc trưng của hoạt
động ngành ngân hàng là kinh doanh tiền tệ. Trong đó, nguồn vốn chủ yếu là tiền
gửi khách hàng còn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ không lớn trên nguồn vốn. Nói cách
khác, tỷ số này luôn đạt mức khá cao nên nếu tăng tỷ số này sẽ tiềm ẩn rủi ro trong
hoạt động của ngân hàng.
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thƣơng mại cổ
phần niêm yết
1.3.1 Các nhân tố vi mô
Quy mô ngân hàng (SIZE)
Khi đánh giá tỷ suất sinh lợi trong hoạt động của ngân hàng, quy mô ngân
hàng được đo lường bằng tổng tài sản và đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngân
hàng có quy mô lớn sẽ có lợi thế kinh tế theo quy mô, dẫn đến hoạt động tốt hơn, tỷ
suất sinh lợi cao hơn, giảm khả năng thua lỗ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ.
Hơn nữa, các hoạt động kinh doanh của ngân hàng có quy mô lớn sẽ giảm rủi ro
hơn do danh mục đầu tư được đa dạng hoá tốt trong các thị trường khác nhau và có
nhiều công cụ hạn chế rủi ro hơn.
Trong các nghiên cứu liên quan, quy mô ngân hàng có mối tương quan thuận
với ROA, ROE tại ngân hàng (Andrew Munthopa Lipunga, 2014; Shrimal Perera,
Michael Skully, Zahida Chaudhry, 2013; Deger Alper và Adem Anbar, 2011). Tuy
nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi tại
ngân hàng (Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong, 2008).
Vốn chủ sở hữu (Equity)
Vốn chủ sở hữu là vấn đề đáng lưu tâm nhất của hệ thống ngân hàng. Vốn
chủ sở hữu là nguồn tiền đóng góp bởi người chủ ngân hàng - cổ đông, bao gồm
chủ yếu là cổ phiếu, các khoản dự trữ và lợi nhuận giữ lại. Vốn chủ sở hữu đóng vai
9
trò sống còn trong việc duy trì hoạt động và đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của
ngân hàng và là tấm đệm giúp chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho người gửi
tiền, là sự đảm bảo với chủ nợ qua đó giảm chi phí huy động, lãi vay và là phương
tiện điều tiết sự tăng trưởng, đảm bảo ngân hàng có được sự tăng trưởng ổn định,
lâu dài từ đó tỷ suất sinh lợi cũng sẽ tăng lên. Các nghiên cứu liên quan cho thấy kết
quả khác nhau như vốn chủ sở hữu có mối tương quan tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng (Anna P. I. Vong và Hoi Si Chan, 2009) hay tương quan thuận với
ROA nhưng tương quan nghịch với ROE (Fadzlan Sufian và Muzafar Shah
Habibullah, 2009)
Tính thanh khoản (Liquidity)
Thanh khoản là khả năng chuyển đổi thành tiền với chi phí thấp nhất. Nắm
giữ quá nhiều tài sản thanh khoản sẽ khiến chi phí cơ hội tăng cao do các tài sản
thanh khoản có tỷ suất sinh lợi rất thấp hoặc không có khả năng sinh lợi. Tuy
nhiên, thiếu hụt thanh khoản là một trong lý do quan trọng của sự thua lỗ tại
ngân hàng đặc biệt với các ngân hàng còn non trẻ, chưa chuyên nghiệp trong
quản lý, còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Đồng thời tâm lý của các nhà đầu tư, người
dân cũng chưa vững vàng, dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông trong việc ra
quyết định. Theo nghiên cứu của Andrew Munthopa Lipunga (2014) cho rằng
thanh khoản có mối tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi, trong khi kết quả
nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) thì tính thanh khoản không có
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Cho vay khách hàng (Loans)
Cho vay khách hàng là chức năng cơ bản của ngành ngân hàng. Đối với nền
kinh kế, cho vay thể hiện chức năng kinh tế hàng đầu của ngân hàng là luân chuyển vốn
trong thị trường tài chính, có mối quan hệ mật thiết đến tình hình phát triển kinh tế. Đối
với ngân hàng đó là một trong những nguồn tạo ra lợi nhuận chính. Do đó, chỉ số này là
một trong các thước đo nguồn sinh lợi của ngân hàng.
Tuy nhiên, bản thân các ngân hàng luôn thận trọng trong việc đẩy mạnh cho vay.
Dù cho vay càng nhiều thì ngân hàng có thể có lợi nhuận cao nhưng mặt khác các ngân
hàng lại đối mặt hai loại rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi là rủi ro thanh
khoản và rủi ro tín dụng. Một trong các ví dụ rõ nét nhất là cuộc khủng hoảng tài chính
10
năm 2008 mà nguyên nhân là do việc đẩy mạnh cho vay của các ngân hàng Mỹ kể cả
các khoản cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn. Khi nền kinh tế hoạt động không hiệu quả,
lãi suất tăng tạo nên gánh nặng trả nợ với những người thu nhập thấp, thất nghiệp gia
tăng thì rủi ro cho vay nợ dưới chuẩn gia tăng nhanh nhất, qua đó làm giảm tỷ suất sinh
lợi tại ngân hàng.
Các nghiên cứu liên quan cũng cho thấy kết quả không thống nhất. Trong khi
theo nghiên cứu của Anna P. I. Vong và Hoi Si Chan (2009) thì cho vay khách hàng
có mối tương quan thuận với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thì kết quả nghiên cứu
Fadzlan Sufian và Muzafar Shah Habibullah (2009) lại cho thấy mối tương quan
nghịch giữa cho vay khách hàng với ROA và ROE.
Tiền gửi khách hàng (Deposits)
Đây là khoản mục quan trọng trong nguồn vốn của tất cả các ngân hàng. Việc
nhận tiền gửi khách hàng là thực hiện chức năng của ngành ngân hàng: luân chuyển
vốn trong thị trường. Đối với ngân hàng, đây là nguồn vốn chủ yếu để các ngân hàng sử
dụng cho vay, đầu tư để tạo thu nhập cho ngân hàng. Quy mô tiền gửi khách hàng lớn
thì ngân hàng có đủ khả năng để cho vay, đầu tư để tăng lợi nhuận, từ đó tỷ suất sinh lợi
sẽ tăng.
Cấu trúc thu nhập – chi phí (Income - expenditure structure)
Đây là chỉ số tài chính quan trọng đối với bất cứ nhà quản trị ngân hàng nào
khi đánh giá tình hình hoạt động, tỷ suất sinh lợi trong hoạt động của ngân hàng.
Thu nhập của ngân hàng được phân chia thành hai hoạt động chủ yếu: thu nhập lãi
từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động phi tín dụng như đầu
tư chứng khoán, góp vốn kinh doanh, kinh doanh ngoại hối,… Do chiến lược mỗi
ngân hàng khác nhau, có ngân hàng tập trung cho hoạt động tín dụng, có ngân hàng
tập trung cho các hoạt động phi tín dụng với rủi ro thấp hơn. Vì vậy, để đánh giá
cấu trúc thu nhập – chi phí của ngân hàng cần phải chia thành hai tỷ số: tỷ số thu
nhập từ lãi (Net Interest Margin, NIM) và thu nhập ngoài lãi (Non-Interest Income,
NII). Theo Deger Alper và Adem Anbar (2011), NII có mối tương quan thuận với
ROA nhưng không ảnh hưởng đến ROE, trong khi NIM không có mối tương quan
với tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
11
1.3.2 Các nhân tố vĩ mô
Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực (Real Gross Domestic
Product growth rate)
Đây là biến độc lập thuộc nhân tố vĩ mô, đo lường tốc độ tăng trưởng tổng sản
phẩm quốc nội sau khi trừ tỷ lệ lạm phát hàng năm. Do là nhân tố thuộc kinh tế vĩ mô
nên nhà quản lý không kiểm soát được nhân tố này.
Với các nước đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn và đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của
nền kinh tế. Đặc điểm chung của các chủ thể kinh tế này là nhu cầu vốn rất lớn để
đáp ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh. Song các kênh cung cấp vốn chưa thực
sự phát triển để đáp ứng nhu cầu này. Trong đó, kênh TTCK mới hình thành vẫn
còn non trẻ và mang tính chất như một thị trường đầu cơ hơn là tạo ra một kênh dẫn
vốn hiệu quả. Vì vậy, nguồn tài trợ ngoài vốn tự có từ vay ngân hàng là kênh cung
cấp vốn chính yếu cho toàn bộ nền kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực cao cho thấy nền kinh tế trong
giai đoạn tăng trưởng ổn định, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi, thu nhập doanh
nghiệp tăng, các khoản vay của ngân hàng có khả năng trả nợ tốt hơn. Vì vậy, sự phát
triển của nền kinh tế có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng.
Lãi suất thực (Real interest rate)
Như tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực, lãi suất thực cũng
thuộc nhân tố vĩ mô mà nhà quản lý không kiểm soát được. Lãi suất thực là mối
quan tâm hàng đầu của nhà kinh tế và nhà quản lý ngân hàng. Lãi suất thực thấp
hay thậm chí âm, khách hàng sẽ có khuynh hướng rút tiền gửi tiết kiệm và đầu tư
vào các kênh đầu tư khác như bất động sản hoặc chứng khoán để bảo vệ sức mua từ
đó ảnh hưởng đến nguồn vốn của các ngân hàng, buộc các ngân hàng thu hẹp cho
vay, đầu tư dẫn đến giảm tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Dog ảnh hưởng đối với tiết
kiệm và đầu tư, lãi suất kết nối nền kinh tế hiện tại và tương lai với nhau. Vì
vậy, lãi suất là một biến quan trọng mà các nhà kinh tế quan tâm. Theo
Samuelson (1945) sự gia tăng của lãi suất thực sẽ khiến tỷ suất sinh lợi tại ngân
hàng gia tăng theo. Tuy nhiên, theo Deger Alper và Adem Anbar (2011), lãi suất
thực có tương quan thuận với ROE nhưng không ảnh hưởng đến ROA.
12
Lạm phát (Inflation)
Lạm phát nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so
với mức giá thời điểm trước. Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung
của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt.
Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền
giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụ mua được ít hàng
hóa hơn so với trước đó. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường
hay giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí từ
đó ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Nếu dự đoán được lạm phát, ngân
hàng có thể điều chỉnh lãi suất để gia tăng doanh thu nhanh hơn chi phí. Ngược lại,
nếu không dự đoán được lạm phát hoặc không điều chỉnh được lãi suất thì chi phí sẽ
tăng nhanh hơn doanh thu dẫn đến sự sụt giảm trong tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Trong các nghiên cứu của thế giới liên quan, trong khi nghiên cứu của Fadzlan
Sufian, Royfaizal Razali Chong (2008) và Fadzlan Sufian, Muzafar Shah
Habibullah (2009) cho thấy lạm phát tỷ lệ nghịch với tỷ suất sinh lợi thì Anna P. I.
Vong và Hoi Si Chan (2009) lại cho thấy lạm phát ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất
sinh lợi tại ngân hàng.
Khủng hoảng tài chính (Financial crisis)
Năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể
từ cuộc đại suy thoái 1929 – 1933. Sự kiện ngân hàng Lehman Brothers của Mỹ sụp
đổ tháng 9/2008 kéo theo đó là hàng loạt vụ phá sản khiến ngành tài chính Mỹ suy
sụp, dẫn tới sự chao đảo của tài chính toàn cầu. Từ lĩnh vực tài chính, cuộc khủng
hoảng đã lan rộng tới toàn bộ nền kinh tế.
Tài chính - ngân hàng là lĩnh vực đầu tiên chịu sự tác động trực tiếp của
khủng hoảng tài chính. Các rủi ro trong toàn bộ hoạt động của NHTM đều gia tăng.
Đối với hoạt động huy động vốn: khủng hoảng xảy ra đã dẫn đến việc khan
hiếm nguồn vốn. Hầu hết các nguồn vốn trong nền kinh tế đều trú ẩn vào kênh đầu
tư khác, đặc biệt là các phương tiện cất trữ tiền tệ như vàng. Để tiếp tục duy trì hoạt
động kinh doanh, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động và hạ lãi suất cho
vay. Đây là nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất khi thu nhập từ lãi vay thấp hơn chi
phí huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, rủi ro thanh toán cũng gia tăng trong
13
giai đoạn khủng hoảng vì khả năng cao xuất hiện hiện tượng rút tiền ồ ạt của khách
hàng.
Đối với hoạt động cho vay: khủng hoảng tài chính làm gia tăng rủi ro về hoạt
động tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng gặp khó khăn trong việc thu nợ do khả
năng thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng của khách hàng đều giảm sút. Đồng
thời, nguồn vốn khan hiếm cũng tác động tiêu cực đến hoạt động cho vay. Hoạt
động tín dụng giảm sút đã tác động tiêu cực đến nguồn thu cũng như lợi nhuận của
ngân hàng. Do đó, các ngân hàng hầu hết đều rơi vào tình trạng thua lỗ.
Đối với các hoạt động khác: các hoạt động khác của ngân hàng có thể kể đến
như hoạt động đầu tư, bảo lãnh, bao thanh toán, tài trợ ngoại thương, cho thuê tài
chính,... Tương tự hoạt động huy động vốn và cho vay, các hoạt động khác của ngân
hàng cũng gặp khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, làm giảm đáng kể
nguồn thu và lợi nhuận của ngân hàng.
Các rủi ro trong hoạt động làm tăng nguy cơ giảm hiệu quả hoạt động của
ngân hàng, ảnh hưởng nặng nề lên hệ thống NHTM. Nợ xấu của các ngân hàng tăng
nhanh do người vay vốn không có khả năng chi trả. Thông tin về nợ xấu dẫn đến sự
mất niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, tiền gửi bị rút ra hàng loạt. Tất
cả dẫn đến tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng suy giảm trầm trọng. Việc phá
sản, sụp đổ của một số ngân hàng nhỏ là khó tránh khỏi. Đối với các NHTMCP
niêm yết, gần như giá các cổ phiếu trên TTCK giảm, dẫn đến nhà đầu tư hoảng
loạn, bán chứng khoán ra ồ ạt, làm giá cổ phiếu càng giảm sâu thêm. TTCK đi
xuống là điều tất yếu. Ở thị trường sơ cấp, do cầu về chứng khoán giảm nên việc
phát hành cổ phiếu lần đầu hoặc phát hành bổ sung gặp nhiều trở ngại thậm chí có
thể phải tạm hoãn, khiến ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn. Theo Sufian,
F. (2011), khủng hoảng tài chính có tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng.
1.4 Sự cần thiết nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các
ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết
NHTM đóng vai trò cực kỳ to lớn trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho những
người đi vay có cơ hội đầu tư vào sản xuất với vai trò quan trọng là đảm bảo hệ
thống tài chính cũng như nền kinh tế vận hành trôi chảy và có hiệu quả. Do đó các
14
nhà nghiên cứu và nhà điều hành chính sách luôn quan tâm đến các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM và xem đây là vấn đề mấu chốt thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và ổn định nền tài chính. Ngoài ra, do ảnh hưởng dây chuyền của các
cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế trong những năm gần đây lên hệ thống ngân
hàng cũng khiến các nhà điều hành nền kinh tế, ban kiểm soát, nhà quản trị ngân
hàng và kể cả các khách hàng cũng quan tâm nhiều hơn đến các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng.
Về phía nhà quản trị ngân hàng, vì tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng phụ thuộc nhiều
nhân tố nên khi tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng có biến động bất thường thì dù tăng
hay giảm, nhà quản trị ngân hàng phải tìm được lí do của sự biến động đó, ảnh
hưởng tốt hay xấu đến ngân hàng, ảnh hưởng trong ngắn hạn hay trong dài hạn,...
Khi nắm rõ được các thông tin cần thiết thì nhà quản trị mới đề ra giải pháp hiệu
quả hơn, quản lý ngân hàng ngày một tốt hơn.
Về phía nhà điều hành kinh tế, để có một nền kinh tế phát triển vững mạnh, phải có
một hệ thống trung gian tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng hoạt
động hiệu quả, ổn định. Có thể nói, hệ thống ngân hàng là một trong những cầu nối
giữa các chủ thể trong nền kinh tế, làm cho các chủ thể gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau,
tăng sự liên kết và năng động của toàn bộ nền kinh tế. Vì lý do đó, mỗi thay đổi
trong chính sách, quy định đều ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Vì vậy,
ngay cả các nhà hoạch định chính sách cũng cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng
đến tỷ suất sinh lợi khi đề ra các chủ trương, chính sách, quy định nhằm tạo điều
kiện để hệ thống ngân hàng phát triển.
Đối với NHTMCP niêm yết, cổ phiếu của các ngân hàng này luôn là những
cổ phiếu quan trọng, có vai trò nhất định trong dẫn dắt xu hướng TTCK nói chung
và của hệ thống NHTM nói riêng. Khi các cổ phiếu của NHTMCP niêm yết được
đánh giá có xu hướng phát triển trong tương lai, các nhà đầu tư sẽ có tâm lý tích cực
đối với TTCK và thị trường sơ cấp của các NHTMCP chưa niêm yết. Từ đó tạo tiền
đề cho sự phát triển hệ thống tài chính - ngân hàng. Do đó, phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi sẽ đánh giá được bản chất tỷ suất sinh lợi tại ngân
hàng đang có chiều hướng phát triển tốt hơn hay chỉ là hiện tượng tăng trưởng đột
biến trong ngắn hạn chứ không phải là bản chất của ngân hàng. Ngoài ra, trên cơ sở