Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phân tích lợi ích, chi phí hai tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------------------------

BÙI QUỐC AN

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ HAI TUYẾN VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG ĐƯỜNG THỦY
-TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
----------------------------

BÙI QUỐC AN

PHÂN TÍCH LỢI ÍCH, CHI PHÍ HAI TUYẾN VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG ĐƯỜNG THỦY
-TP.HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 06340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. DAVID O. DAPICE
ThS. NGUYỄN XUÂN THÀNH

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


-i

-

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận
văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn
này không phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tác giả

Bùi Quốc An


- ii

-

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy David O. Dapice và Thầy
Nguyễn Xuân Thành đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn tôi rất nhiệt tình trong quá trình

thực hiện.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các Quý Thầy Cô cùng các cán bộ nhân viên
trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
Cảm ơn tập thể lớp MPP7 đã chia sẻ và tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được
chương trình học và sản phẩm nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Vụ Văn Hóa và Giáo dục trực thuộc Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ, tổ chức đã tài trợ học bổng cho tôi trong suốt quá trình theo học tại
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 7 năm 2016
Học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright

Bùi Quốc An


- iii

-

TÓM TẮT
Phát triển giao thông công cộng (GTCC) đường thủy có thể là một phương thức hữu hiệu
phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách nhằm hỗ trợ giảm ùn tắc giao thông đường bộ, góp
phần tạo ra các ngoại tác tích cực về cảnh quan sông nước. Trước năm 2015, việc phát triển
vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đường thủy ở TP.HCM đã được các sở ban ngành
đề xuất nhưng sau nhiều lần nghiên cứu vẫn chưa được thực hiện.
Ngày 20/7/2015, UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án đầu tư 2 tuyến VTHKCC đường thủy
trên địa bàn thành phố trong khi chưa có thẩm định về kinh tế - xã hội của dự án. Theo đó
dự án được đầu tư theo hình thức Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO) với số vốn ban
đầu là 128 tỷ đồng. Bên cạnh doanh thu từ giá vé, chủ đầu tư đề xuất nhà nước hỗ trợ địa
điểm kinh doanh tại 17 bến đón trả khách với diện tích 300m2 . Bên cạnh đó, nhà nước cho

chủ đầu tư thuê ưu đãi khu bến trung tâm với diện tích 34.566 m2; thửa 50, địa chỉ T2, khu
phố 3 đường Kha Vạn Cân, Quận Thủ Đức thời hạn 50 năm với giá thuê đất là 150 triệu
VNĐ/năm để bù lỗ cho dự án. Chủ đầu tư sẽ đi vay 70% và sử dụng vốn chủ sở hữu với tỷ
lệ 30% tổng mức đầu tư.
Bên cạnh các thông tin từ báo cáo đầu tư và mô hình thẩm định tài chính (UTRANSCEN,
2015), tác giả đã thu thập thông tin, khảo sát đếm lưu lượng giao thông để tiến hành dự báo
lượng hành khách nhằm điều chỉnh mô hình tài chính và lập mô kinh tế để thẩm định lại tính
khả thi của dự án.
Trong mô hình tài chính cơ sở với mức ưu đãi về thuê đất và giá vé ở mức 15.000 VNĐ, dự
án có NPV tài chính theo quan điể m tổng đầ u tư bằng 355 tỷ đồng và IRR tài chính bằng
45,57%. Kết quả phân tích kinh tế của dự án cho thấy NPV kinh tế âm 321 tỷ đồ ng và IRR
kinh tế âm 5,18%, dự án không khả thi về mă ̣t kinh tế . Kết quả phân tích mô phỏng Monte
Carlo trên mô hình cơ sở cho thấy dự án không có khả năng khả thi kinh tế.
Với kỳ vọng một mức giá vé thấp hơn sẽ làm lượng hành khách sử dụng dự án tăng lên, tạo
thuận lợi cho người dân, tác giả đã tiến hành dự báo lại lưu lượng hành khách của dự án với
mức giá vé 10.000 VNĐ nhằm phân tích lại tính khả thi về mặt kinh tế và tài chính của dự
án. Việc giảm giá vé để thu hút hành khách còn có tác dụng giảm ùn tắc giao thông trên các
tuyến đường hiện hữu vì năng lực của các tuyến sông kênh phục vụ dự án còn lớn. Kết quả
phân tích cho thấy, dự án có NPV tài chính theo quan điể m tổ ng đầ u tư bằng 198 tỷ đồ ng và


- iv

-

IRR tài chính bằng 31,79%. Kết quả phân tích kinh tế của dự án cho thấy NPV kinh tế âm
31 tỷ đồ ng và IRR kinh tế bằng 6,64%, dự án không khả thi về mă ̣t kinh tế .
Kết quả phân tích cho thấy dự án khả thi về mặt tài chính nhưng không khả thi về mặt kinh
tế. Với cấu trúc hiện tại thì dự án tạo ra lợi nhuận lớn cho chủ đầu tư đồng thời gây tổn thất
cho nền kinh tế. Động cơ của chủ đầu tư có thể thấy rõ qua kết quả phân tích là họ sẽ được

hưởng lợi từ việc miễn tiền thuê đất rồi dùng diện tích đất rất lớn ở khu vực các bến để kinh
doanh. Mục tiêu kinh tế và xã hội của dự án là tạo lợi ích tiết kiệm thời gian và tiết kiệm chi
phí đi lại cho người dân không đủ đề bù đắp cho tổng chi phí kinh tế bao gồm chi phí đầu
tư, chi phí vận hành và kể cả chi phí cơ hội của đất đai. Vì vậy, tác giả kiến nghị không cấp
phép đầu tư dự án.
Tuy nhiên đề tài còn một số điểm hạn chế: chưa tính được lợi ích giảm ùn tắc giao thông
trên đường hiện hữu khi có dự án, chưa tính được các ngoại tác về tác động môi trường, an
toàn giao thông, các ảnh hưởng đến việc phát triển cảnh quan sông kênh và du lịch; việc
phân tích dự án còn phụ thuộc vào một số giả định nên có thể còn mang tính chủ quan.


-v

-

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... II
TÓM TẮT ............................................................................................................................ III
MỤC LỤC ............................................................................................................................ V
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ VIII
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................... VIII
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ IX
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... X
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1

1.1. Mô tả vấn đề: ................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu của luận văn .................................................................................................. 2

1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................... 3
1.4. Đối tượng và phạm vi của luận văn .............................................................................. 3
1.5. Cấu trúc luận văn .......................................................................................................... 3
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH .............................. 4

2.1. Các quan điểm phân tích dự án .................................................................................... 4
2.2. Phương pháp phân tích tài chính .................................................................................. 5
2.3. Phương pháp phân tích kinh tế ..................................................................................... 6
2.4. Lý thuyết về lợi ích – chi phí của GTCC đường thủy. ................................................. 8
CHƯƠNG 3

MÔ TẢ DỰ ÁN VÀ DỰ BÁO LƯU LƯỢNG HÀ NH KHÁCH ....... 9

3.1. Đánh giá đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch GTVT khác .................................... 9
3.2. Giới thiệu về 2 tuyến vận tải hành khách công cộng đường thủy ................................ 9
3.2.1. Giới thiệu chung ........................................................................................................... 9
3.2.2. Đặc điểm của dự án .................................................................................................... 10
3.3. Kinh nghiệm phát triển VTHKCC đường thủy ở Bangkok ....................................... 11
3.4. Dự báo lưu lượng hành khách trên các tuyến vận tải ................................................. 12
3.4.1. Phương pháp dự báo ................................................................................................... 12
3.4.2. Khảo sát lưu lượng hành khách trên các tuyến đường bộ .......................................... 14
3.4.3. Triǹ h tự dự báo nhu cầ u giao thông ........................................................................... 14


- vi

-


3.4.4. Kế t quả dự báo lươ ̣ng hành khách trên hai tuyế n VTHKCC đường thủy .................. 16
3.4.5. Nhâ ̣n xét kế t quả dự báo ............................................................................................. 18
CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KINH TẾ....................................................................... 19

4.1. Các thông số cơ bản ................................................................................................... 19
4.2. Chi phí kinh tế ............................................................................................................ 19
4.2.1. Chi phí đầu tư dự án ................................................................................................... 19
4.2.2. Chi phí hoạt động ....................................................................................................... 20
4.3. Lợi ích kinh tế ............................................................................................................ 20
4.3.1. Thông tin chung.......................................................................................................... 20
4.3.2. Lơ ̣i ích tiế t kiê ̣m thời gian đi la ̣i ................................................................................. 22
4.3.3. Lơ ̣i ić h tiế t kiê ̣m chi phí vâ ̣n hành. ............................................................................. 22
4.3.4. Lơ ̣i ić h ròng của hành khách khi chuyể n sang sử du ̣ng GTCC đường thủy .............. 23
4.4. Xác định ngân lưu và thẩm định tính khả thi về mặt kinh tế...................................... 23
4.5. Kết quả phân tích kinh tế ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 5

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .................................................................. 26

5.1. Các thông số cơ bản ................................................................................................... 26
5.1.1. Đồng tiền sử dụng và tỷ lệ lạm phát ........................................................................... 26
5.1.2. Khấu hao..................................................................................................................... 26
5.1.3. Chi phí vốn chủ sở hữu .............................................................................................. 26
5.1.4. Vốn lưu động .............................................................................................................. 27
5.2. Chi phí tài chính ......................................................................................................... 27
5.2.1. Chi phí đầu tư ............................................................................................................. 27
5.2.2. Chi phí vận hành......................................................................................................... 28
5.2.3. Chi phí kinh doanh dịch vụ hỗ trợ .............................................................................. 28

5.3. Doanh thu tài chính .................................................................................................... 30
5.3.1. Doanh thu từ giá vé .................................................................................................... 30
5.3.2. Doanh thu từ dịch vụ hỗ trợ ....................................................................................... 30
5.4. Tài trợ cho dự án ........................................................................................................ 31
5.5. Thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................................................................... 31
5.6. Xác định chi phí tài chính........................................................................................... 31
5.7. Xác định ngân lưu và thẩm định tính khả thi về mặt tài chiń h ................................... 32


- vii

-

5.8. Kết quả phân tích tài chiń h ......................................................................................... 34
CHƯƠNG 6

PHÂN TÍCH RỦI RO VÀ PHÂN PHỐI ........................................... 35

6.1. Phân tích rủi ro bằng độ nhạy ..................................................................................... 35
6.1.1. Chi phí đầu tư ............................................................................................................. 35
6.1.2. Chi phí nhiên liệu ....................................................................................................... 36
6.1.3. Lượng hành khách dự báo .......................................................................................... 36
6.1.4. Chi phí thời gian của hành khách ............................................................................... 37
6.1.5. Chi phí vốn kinh tế ..................................................................................................... 37
6.1.6. Độ nhạy 2 chiều chi phí nhiên liệu và lượng hành khách dự báo .............................. 38
6.2. Phân tích mô phỏng Monte Carlo............................................................................... 38
6.3. Phân tích phân phối .................................................................................................... 39
6.4. Phân tích tính khả thi của dự án trong trường hợp thay đổi giá vé ............................ 40
CHƯƠNG 7


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 41

7.1. Kết luận ...................................................................................................................... 42
7.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 43
Hạn chế của đề tài ................................................................................................................ 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 44
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 47


- viii

-

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Lưu lượng hành khách trên các tuyến đường bộ (17h30 đến 18h30) ............. 14

Bảng 3.2

Dự báo lưu lươ ̣ng hành khách –giá vé 15.000 VNĐ ...................................... 16

Bảng 3.3

Dự báo lưu lươ ̣ng hành khách –giá vé 10.000 VNĐ ...................................... 17

Bảng 4.1

Vận tốc, thời gian và chi phí đi lại mỗi loại phương tiện ............................... 21


Bảng 4.2

Lơ ̣i ích ròng mỗi hành khách khi sử du ̣ng GTCC đường thủy ....................... 23

Bảng 4.3

Ngân lưu ròng kinh tế ..................................................................................... 24

Bảng 5.1

Tổ ng hơ ̣p chi phí đầ u tư.................................................................................. 27

Bảng 5.2

Số lươ ̣ng bán hàng ta ̣i mỗi bế n đón trả khách ................................................ 30

Bảng 5.3

Ngân lưu tài chiń h – tổ ng đầ u tư .................................................................... 32

Bảng 5.4

Ngân lưu tài chiń h – chủ đầ u tư...................................................................... 33

Bảng 6.1

Độ nhạy của tính khả thi kinh tế theo chi phí đầu tư ...................................... 35

Bảng 6.2


Độ nhạy của tính khả thi kinh tế theo chi phí nhiên liệu ................................ 36

Bảng 6.3

Độ nhạy của tính khả thi kinh tế theo lượng hành khách dự báo ................... 37

Bảng 6.4

Độ nhạy của tính khả thi kinh tế theo chi phí thời gian của hành khách ........ 37

Bảng 6.5

Độ nhạy của tính khả thi kinh tế theo chi phí vốn kinh tế .............................. 38

Bảng 6.6

Độ nhạy 2 chiều theo chi phí nhiên liệu và lượng hành khách dự báo ........... 38

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1

Khung phân tích lợi ích kinh tế của dự án ........................................................ 7

Hình 3.1

Hướng tuyến và vị trí các bến của 2 tuyến VTHKCC đường thủy ................ 10

Hình 3.2

Sơ đồ cấu trúc dự án ....................................................................................... 11


Hình 3.3

Quy trình dự báo nhu cầ u giao thông ............................................................. 13

Hình 4.1

Biểu đồ ngân lưu ròng kinh tế ........................................................................ 24

Hình 5.1

Biểu đồ ngân lưu tài chính – tổ ng đầ u tư........................................................ 33

Hình 5.2

Biểu đồ ngân lưu tài chiń h – chủ đầ u tư ......................................................... 34

Hình 6.1

Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo ..................................................... 39


- ix

-

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thông tin chi tiế t về dự án .................................................................................. 47
Phụ lục 2: Thông tin về hợp đồng hợp tác công tư .............................................................. 48
Phụ lục 3: Kế t quả khảo sát lưu lươ ̣ng giao thông ............................................................... 50

Phụ lục 4: Hê ̣ thố ng phân vùng khu vực nghiên cứu ........................................................... 51
Phụ lục 5: Phát sinh – thu hút chuyế n đi các khu vực có bế n .............................................. 52
Phụ lục 6: Tỷ lê ̣ phân chia phương thức giao thông ............................................................ 52
Phụ lục 7: Phân phố i hành trình giữa các khu vực có bế n ................................................... 53
Phụ lục 8: Phân chia phương thức GTCC đường thủy - Giá vé 15.000 VNĐ..................... 56
Phụ lục 9: Phân chia phương thức GTCC đường thủy - Giá vé 10.000 VNĐ..................... 59
Phụ lục 10: Lưu lươ ̣ng hành khách trên tuyế n VTHKCC đường thủy năm 2020 ............... 62
Phụ lục 11: Lưu lươ ̣ng hành khách trên tuyế n VTHKCC đường thủy năm 2030 ............... 64
Phụ lục 12: Chi phí đầu tư kinh tế ...................................................................................... 66
Phụ lục 13: Bảng chi phí hoa ̣t đô ̣ng kinh tế ......................................................................... 67
Phụ lục 14: Số lượng hành khách phát sinh và thay thế ...................................................... 69
Phụ lục 15: Tỷ lệ phân chia phương thức ............................................................................ 71
Phụ lục 16: Hệ số thời gian .................................................................................................. 71
Phụ lục 17: Lơ ̣i ić h tiế t kiê ̣m chi phí thời gian và chi phí vâ ̣n hành .................................... 72
Phụ lục 18: Ngân lưu ròng kinh tế của dự án ...................................................................... 77
Phụ lục 19: Xác định chi phí vốn chủ sở hữu ...................................................................... 80
Phụ lục 20: Chi phí đầu tư tàu khách qua các năm .............................................................. 82
Phụ lục 21: Chi phí vâ ̣n hành ............................................................................................... 84
Phụ lục 22: Chi phí kinh doanh tại các bến đón trả khách................................................... 85
Phụ lục 23: Chi phí kinh doanh tại Khu bến Trung tâm ...................................................... 87
Phụ lục 24: Doanh thu tài chiń h của dự án ......................................................................... 89
Phụ lục 25: Lich
̣ nơ ̣ vay ....................................................................................................... 90
Phụ lục 26: Khấu hao của dự án .......................................................................................... 92
Phụ lục 27: Vốn lưu động của dự án.................................................................................... 93
Phụ lục 28: Ngân lưu ròng tài chiń h của dự án.................................................................... 95
Phụ lục 29: Phân phối lợi ích của các đối tượng có liên quan đến dự án ............................ 97


-x


-

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

TÊN TIẾNG VIỆT

TÊN TIẾNG ANH

BH XH-YT

Bảo hiểm xã hội – Y tế

Health Insurance
- Social insurance

CAPM

Mô hình định giá tài sản vốn

Capital Asset Pricing Model

CĐT

Chủ đầu tư

Investor

CSHT


Cở sở hạ tầng

Infrastructure

ĐVT

Đơn vị tính

Unit

GTCC

Giao thông công cộng

Public transport

GTVT

Giao thông vận tải

Transportation

HOUTRANS

The Study on Urban Transport
Quy hoạch Tổng thể và Nghiên
Master Plan and Feasibility Study
cứu khả thi về GTVT Đô thị
in Ho Chi Minh Metropolitan

TP.HCM
Area

OD

Ma trận phân phối hành trình

Origination Destination Matrix

TĐT

Tổng đầu tư

Total investment

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Limited liability

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

Ho Chi Minh City

UBND

Ủy ban nhân dân


People's Committees

UTRANSCEN
VNĐ

Trung tâm nghiên cứu phát triển Urban
and
transportation
Đô Thị và Giao Thông Vận Tải
development study center
Đơn vị tiề n tê ̣ Viê ̣t Nam (Viê ̣t
Nam Đồ ng)

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

Public transport

WACC

Chi phí vốn bình quân trọng số

Weighted
Capital

Average

Cost


Of


-1-

CHƯƠNG 1
1.1.

GIỚI THIỆU

Mô tả vấn đề

TP.HCM là đô thị lớn của cả nước với nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng nhanh.
Trong khi đó, mức độ phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đô thị còn chậm chạp.
Các phương thức vận tải hành khách khối lượng lớn như tàu điện ngầm, xe buýt nhanh,
đường trên cao…chưa phát triển dẫn đến sự quá tải của hệ thống giao thông đường bộ tạo
tổn thất xã hội với mức thiệt hại ước tính sơ bộ mỗi năm khoảng 13.000 tỷ đồng (Đoàn Bảo
Châu - Mai Hoa, 2014).
TP.HCM có gần 1.000 km sông, kênh, rạch với nhiều tuyến có thể khai thác vận tải hành
khách và kết hợp với du lịch nhưng chưa được sử dụng một cách hiệu quả gây lãng phí nguồn
tài nguyên. Đầu tư xây dựng hệ thống vận tải hành khách đường thủy đã được nghiên cứu
và thử nghiệm từ những năm 1990 và gần đây lãnh đạo thành phố cũng đã có nhiều chủ
trương phát triển loại hình giao thông này nhằm mục đích hỗ trợ đường bộ, giảm ùn tắc giao
thông.
Tuy nhiên, qua thời gian chờ đợi, dự án vẫn chưa đạt được như kỳ vọng do gặp trở ngại từ
nhiều phía như:1) Chưa đề xuất được một cơ chế thích hợp; 2) Chưa tìm được chủ đầu tư
thực sự có năng lực và hình thức hợp tác công tư để thực hiện dự án; 3) Chưa tạo được những
tiện nghi, cơ sở hạ tầng hỗ trợ để thu hút hành khách. Vì vậy, khi có nhà đầu tư tư nhân muốn
đầu tư dự án theo hình thức hợp tác công tư và đề nghị Nhà nước có các chính sách hỗ trợ,

tác giả tiến hành thẩm định tính hiệu quả của dự án cả về tài chính, kinh tế và các tác động
đến xã hội.
Hai tuyến VTHKCC đường thủy ưu tiên
Dự án được đầu tư theo hình thức Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh. Chủ đầu tư (CĐT) là
công ty TNHH Thường Nhật, với các đề nghị xây dựng, vận hành bến trung tâm,các bến dọc
tuyến, đầu tư tàu khách. Để bù lỗ cho dự án CĐT xin được ưu đãi về thuê đất: 1)thuê khu
đất có diện tích 34.566 m2; thửa 50, địa chỉ T2, khu phố 3 đường Kha Vạn Cân, Quận Thủ
Đức; thời hạn 50 năm với giá thuê đất là 150 triệu VNĐ/năm; 2) xin được miễn tiền thuê đất
ở 17 bến dọc tuyến với diện tích 300m2/bến. CĐT xây dựng, vận hành và thu các khoản tiền
từ kinh doanh dịch vụ tại bến trung tâm và bến dọc tuyến.


-2-

Đến thời điểm tác giả tìm hiểu thông tin để thực hiện luận văn, dự án đã được UBND
TP.HCM phê duyệt báo cáo đầu tư và đang thực hiện báo cáo khả thi. Trong quá trình xem
xét báo cáo đầu tư dự án, tác giả nhận thấy có nhiều điểm còn thiếu và chưa hợp lý. Báo cáo
không thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án nhưng đã được phê duyệt và đề nghị
nhà nước có biện pháp trợ cấp; không tính đến yếu tố lạm phát trong vòng đời của dự án lên
đến 50 năm; dự báo lưu lượng hành khách còn sơ sài dẫn đến nhiều thắc mắc của các chuyên
gia về lưu lượng hành khách và đối tượng sử dụng loại hình giao thông này khi dự án được
trình bày tại hội thảo….và còn nhiều thiếu sót, bất hợp lý trong thẩm định tài chính của dự
án.
Khi thực hiện dự án có thể nảy sinh các vấn đề rủi ro do nhu cầu hành khách không như dự
báo; vấn đề bất cân xứng thông tin do tâm lý ỷ lại làm cho CĐT có động cơ không cố gắng
nâng cao chất lượng hoặc cắt giảm số chuyến tàu nhằm giảm lỗ và chỉ tập trung vào khai
thác các dịch vụ kinh doanh hỗ trợ nhằm mang lại lợi nhuận. CĐT đề xuất thành phố hỗ trợ
các khu đất với chi phí cơ hội rất lớn nhưng lại không có biện pháp quản lý đảm bảo nhà đầu
tư cung cấp dịch vụ với số lượng và chất lượng đúng cam kết đã đề ra, không đề xuất các cơ
chế hợp lý để đảm bảo lợi ích đối với toàn bộ nền kinh tế.

1.2.

Mục tiêu của luận văn

Luận văn được nghiên cứu nhằm phân tích tính khả thi của việc xây dựng hệ thống VTHKCC
bằng đường thủy tại Thành phố Hồ Chí Minh về mặt tài chính, kinh tế - xã hội.
Trọng tâm của luận văn là thẩm định lại hiệu quả dự án, tập trung vào một số yếu tố mà tác
giả thấy chưa thỏa đáng hoặc chưa có trong đề án ban đầu. Từ đó đưa ra kiến nghị Nhà nước
có nên cho phép đầu tư dự án hay không hoặc cần có chính sách hỗ trợ, quản lý trong quá
trình đầu tư và vận hành dự án.
Vì đây là một hình thức giao thông mới nên lưu lượng hành khách thông qua sẽ là điểm mấu
chốt quyết định khả năng thành công của dự án. Tác giả tiến hành khảo sát và dự báo lại lưu
lượng hành khách làm cơ sở thẩm định tính khả thi của dự án.


-3-

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn hướng đến việc trả lời 3 câu hỏi sau:
1) Dự án VTHKCC đường thủy TP.HCM có khả thi về mặt kinh tế không?
2) Dự án VTHKCC đường thủy TP.HCM có khả thi về mặt tài chính không?
3) Căn cứ vào kết quả phân tích tính khả thi kinh tế và tài chính của dự án thì UBND

TPHCM cần có quyết định chính sách gì đối với dự án?
1.4.

Đối tượng và phạm vi của luận văn


Luận văn được phân tích ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi của dự án.
Nghiên cứu lợi ích – chi phí của việc xây dựng hai tuyến vận tải hành khách bằng đường
thủy: 1) Bến Bạch Đằng – Bến đò Bình Quới (Q.Bình Thạnh); 2) Bến Bạch Đằng – Cầu Lò
Gốm (Q.6) thông qua các phân tích tài chính, kinh tế và xã hội. Luận văn chú trọng vào việc
dự báo lưu lượng hành khách theo các phương án giá vé làm cơ sở phân tích tính khả thi của
dự án và kiến nghị chính sách.
1.5.

Cấu trúc luận văn
Bố cục luận văn gồm 7 chương:

Chương 1: Vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi và phạm vi nghiên cứu của luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
Chương 3: Mô tả dự án và dự báo lưu lươ ̣ng hành khách.
Chương 4: Phân tích tính khả thi về mặt kinh tế của dự án.
Chương 5: Phân tích tính khả thi về mặt tài chính của dự án.
Chương 6: Xem xét rủi ro và xác định các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dự án.
Chương 7: Kết luận và kiến nghị cho Nhà nước về việc quyết định đầu tư dự án, nêu lên các
hạn chế của luận văn.


-4-

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

Chương 2 trình bày các phương pháp nghiên cứu và quan điểm phân tích dự án được sử dụng
trong luận văn.
2.1.


Các quan điểm phân tích dự án

Luận văn tập trung vào phân tích lợi ích – chi phí của dự án dựa trên các quan điểm tổng đầu
tư (TĐT), chủ đầu tư (CĐT), xã hội nhằm đưa ra kết luận và các kiến nghị chính sách cụ thể.
a. Quan điểm tổng mức đầu tư (quan điểm ngân hàng)
Để có đủ nguồn vốn thực hiện dự án, CĐT cần huy động vốn từ nhiều nguồn trong đó có đi
vay. Các ngân hàng để ra quyết định có cho vay hay không cần xem xét các lợi ích và chi
phí của dự án theo giá tài chính, số vốn cần vay, tỷ lệ vốn chủ sở hữu từ đó đánh giá khả
năng trả nợ. Dòng tiền ròng theo quan điểm TĐT được tính từ lợi ích tài chính, chi phí tài
chính và chi phí cơ hội theo công thức:
Ngân lưu tổng
mức đầu tư (A)

=

Lợi ích tài chính
trực tiếp

-

Chi phí tài
chính trực tiếp

Dự án sử dụng 70% vốn đầu tư ban đầu là nợ vay và 30% là vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ vay để
tái đầu tư trong thời gian hoạt động là 50%. Luận văn xem xét ngân lưu dự án theo quan
điểm tổng đầu tư cho phương án vay vốn suốt vòng đời dự án.
b. Quan điểm chủ đầu tư (quan điểm cổ đông)
CĐT sẽ xem xét mức lợi nhuận ròng của dự án so với những gì nhận được khi không có dự
án bằng cách xác định dòng ngân lưu tài chính ròng khi không có nợ vay. Dòng ngân lưu tài

chính ròng là khoản chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra được xác định theo công
thức:
Ngân lưu chủ đầu tư (B)

=

A

+

Giải ngân nợ vay



Trả lãi và nợ vay

Xác định ngân lưu CĐT trong trường hợp dự án sử dụng đòn bẩy tài chính trong suốt vòng
đời dự án.


-5-

c. Quan điểm kinh tế
Xác định ngân lưu ròng của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế, thiệt hại nền kinh tế
bỏ ra được xem là chi phí, các ngoại tác tích cực do dự án đem lại được xem là lợi ích. Các
khoản chuyển giao như vốn vay, thuế…không ảnh hưởng đến phúc lợi của nền kinh tế do
lợi ích của đối tượng này sẽ là thiệt hại của đối tượng khác. Ngân lưu ròng theo quan điểm
kinh tế được xác định theo công thức:
Ngân lưu kinh tế


Lợi ích tính theo giá kinh tế

=

-

Chi phí tính theo giá kinh tế

Sử dụng quan điểm kinh tế để xem xét tính khả thi về mặt kinh tế của dự án. GTCC đường
thủy tạo ra cho nền kinh tế các lợi ích gồm (tiết kiệm chi phí vận hành và chi phí thời gian,
giảm tai nạn giao thông, tạo cảnh quan sông kênh, thúc đẩy phát triển du lịch, tăng giá trị đất
tại các khu bến…) và chi phí (chi phí vận hành, chi phí đầu tư, chi phí duy tu bảo trì…theo
giá kinh tế).
d. Quan điểm xã hội
Khi thực hiện dự án sẽ ảnh hưởng đến các thành phần khác nhau, một số đối tượng được
hưởng lợi và một số bị thiệt. Cần phân tích phân phối thu nhập để có những chính sách như
trợ cấp hoặc thu thuế đối với các đối tượng bị thiệt hại hoặc được lợi. Ngân lưu ròng mà dự
án đem lại được xác định bằng công thức:
Ngân lưu ròng quan
điểm toàn xã hội

=

Ngân lưu ròng
quan điểm kinh tế

-

Ngân lưu ròng quan điểm tài chính
sử dụng suất chiết khấu kinh tế


Dự án mang đến lợi ích và chi phí cho nhiều đối tượng liên quan như: CĐT, người đi đường
bộ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tương tự, ngân sách…Luận văn xác định mức hưởng lợi
hoặc thiệt hại cụ thể với từng nhóm đối tượng này để đưa ra các chính sách phù hợp.
2.2.

Phương pháp phân tích tài chính

Sử dụng phương pháp chiết khấu ngân lưu lợi ích và chi phí tài chính, trong đó 2 chỉ tiêu
được xem xét đối với dự án là giá trị hiện tại ròng tài chính và suất sinh lời nội tại tài chính.
Chi phí tài chính của dự án gồm chi phí đầu tư xây dựng, chi phí thuê đất, chi phí kinh doanh
các bến đón trả khách và bến Trung tâm, chi phí sửa chữa bảo trì…Lợi ích tài chính gồm
doanh thu từ giá vé, doanh thu từ bán các hàng hóa dịch vụ tại các khu bến.


-6-

a. Giá trị hiện tại ròng tài chính
Đối với một dự án, do các khoản chi phí và doanh thu thường phát sinh ở những thời điểm
khác nhau và xảy ra trong suốt vòng đời dự án. Để có cơ sở phân tích, cần chiết khấu lợi ích
và chi phí của dự án về cùng một thời điểm và tính giá trị hiện tại ròng NPV tài chính.
n

Giá trị hiện tại ròng được tính theo công thức : NPVtc  
i 0

Trong đó:

Bi  C i
(1  r ) i


Bi là lợi ích tài chính dự án cuối năm i;
Ci là chi phí tài chính dự án cuối năm i;
r là suất chiết khấu (CĐT, WACC)

b. Suất sinh lời nội tại tài chính
Chỉ số IRR tài chính thể hiện mức độ sinh lời của dự án hay suất sinh lời trung bình trong
suốt vòng đời dự án, IRR làm cho NPV tài chính bằng 0.
n

NPVtàichính  
i 0

Trong đó:

Bi  Ci
0
(1  IRRtàichính ) i

Bi là lợi ích tài chính dự án cuối năm i;
Ci là chi phí tài chính dự án cuối năm i;
IRR là suất sinh lời nội tại.

2.3.

Phương pháp phân tích kinh tế

Luận văn phân tích kinh tế của dự án dựa theo tài liệu hướng dẫn phân tích chi phí và lợi ích
cho các quyết định đầu tư (Glenn Jenkins và Arnold Harberger, 1995).
Những lợi ích kinh tế đạt được khi xây dựng dự án là thông qua việc hình thành một phương

thức giao thông mới góp phần hỗ trợ cho hệ thống giao thông đường bộ, giảm chi phí thời
gian và vận hành phương tiện. Ngoài ra, dự án còn mang lại các ngoại tác tích cực như: cải
tạo và xây dựng diện mạo mới cho bộ mặt cảnh quan đô thị, tạo giá trị gia tăng cho hoạt
động du lịch và các sinh hoạt cộng đồng khác tại thành phố Hồ Chí Minh, tạo nguồn thu hợp
lý cho chủ đầu tư và ngân sách thành phố.


-7-

Chi phí kinh tế khi xây dựng hệ thống vận chuyển hành khách công cộng bằng đường thủy
là chi phí đầu tư, vận hành, chi phí khai thác tại các khu bến đón trả khách và bến trung tâm.
Ngoài ra, ngoại tác tiêu cực có thể có của dự án như: giá vé cao, khó tìm nguồn vốn đầu tư
như một loại hình vận tải khách công cộng do suất sinh lợi thấp và vốn đầu tư lớn, thiếu các
cơ sở hạ tầng phục vụ, các vấn đề về an toàn giao thông thủy và môi trường.

Hình 2.1

Khung phân tích lợi ích kinh tế của dự án

Chi phí

S1

C1

S2

A

Tác động thay thế


B

C2
C

Tác động tăng thêm
D

Q1

Lưu lượng hành khách
Q2

Nguồn: Tác giả vẽ theo Jenkins và Harberger (1995).
Trục tung biểu diễn chi phí giao thông gồm: chi phí vận hành, chi phí thời gian…Trục hoành
biểu diễn lưu lượng người tham gia giao thông.
Khi không có dự án, người dân sử dụng xe máy hoặc các loại hình giao thông khác trên các
tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Võ Văn Kiệt…chịu nhiều chi phí từ ùn tắc giao thông, chi
phí thời gian, ô nhiễm khói bụi làm tổng chi phí tham gia giao thông ở mức C1, tại đó đường
cung và cầu về giao thông dẫn đến lưu lượng người tham gia lưu thông sẽ ở mức Q 1. Khi
xây dựng tuyến VTHKCC đường thủy với các lợi ích làm cho tổng chi phí giảm xuống ở
mức C2 thấp hơn C1, tại đó lưu lượng hành khách sẽ tăng lên mức Q2 lớn hơn Q1.
Sự tăng lên của lưu lượng hành khách và giảm chi phí đi lại đến từ 2 tác động kinh tế là tác
động thay thế và tác động tăng thêm. Tác động thay thế làm cho lượng hành khách từ các
phương thức giao thông khác chuyển sang đi lại bằng đường sông tạo ra lợi ích ròng của dự
án về mặt kinh tế là diện tích hình chữ nhật C1ACC2 trên đồ thị và có độ lớn là Q1*(C1 – C2).
Tác động tăng thêm diễn ra do có phương thức vận tải mới nên thu hút được nhu cầu đi lại



-8-

với lưu lượng hành khách tăng thêm là (Q2 – Q1), tác động này tạo nên lợi ích ròng của dự
án về mặt kinh tế là diện tích hình tam giác ABC trên đồ thị với độ lớn bằng ½*(Q2 – Q1)*(C1
– C2).
2.4.

Lý thuyết về lợi ích – chi phí của GTCC đường thủy

Bên cạnh các phương pháp phân tích đã nêu trên, luận văn còn dựa vào lý thuyết phân tích
lợi ích – chi phí về đầu tư giao thông và phát triển kinh tế (Banister và Berechman, 2003),
bao gồm:
1. Các chi phí đi lại trực tiếp: giá vé, chi phí thời gian, chi phí vận hành phương tiện
khi sử dụng GTCC đường sông sẽ thấp hơn khi sử dụng đường bộ trong giờ cao
điểm.
2. Giá trị thời gian đi lại của mỗi cá nhân dựa trên nhiều yếu tố khác nhau: mục đích
chuyến đi là giải trí hay công việc, giá trị thời gian của các công việc tạo nên ma trận
OD theo phương thức.
3. Sự lựa chọn phương thức giao thông của mỗi cá nhân khác nhau dựa trên tổng chi
phí đi lại gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: hệ thống GTCC đường thủy có
nhiều tiện lợi, ổn định và thoải mái sẽ thu hút một lượng hành khách từ các phương
thức giao thông khác.
4. Các chi phí xã hội khác không được phản ánh trong chi phí đi lại của cá nhân: GTCC
đường thủy tạo ra một số ngoại tác ảnh hưởng đến lợi ích xã hội như phát triển du
lịch, giảm ô nhiễm không khí…


-9-

CHƯƠNG 3


MÔ TẢ DỰ ÁN VÀ DỰ BÁO LƯU LƯỢNG HÀ NH KHÁCH

Chương 3 trình bày các đánh giá tổng quan nhằm làm cơ sở cho việc phân tích lợi ích – chi
phí của dự án như: sự phù hợp của dự án với quy hoạch chung, giới thiệu tổng quan về dự
án, dự báo nhu cầu hành khách, kinh nghiệm phát triển loại hình giao thông này ở Bangkok.
3.1.

Đánh giá đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch GTVT khác

Theo UBND Tp. Hồ Chí Minh (2013), phát triển VTHKCC đường thủy phù hợp với quy
hoạch Giao thông vận tải của TP.HCM . Với mục tiêu phát triển GTCC sau năm 2030 chiếm
50- 60% số chuyến đi, phát triển loại hình GTCC khác với thị phần đến 2020 đạt 3%, 2030
đạt 4% và sau 2030 đạt 5% cho thấy sự phù hợp của việc phát triển phương thức giao thông
mới là VTHKCC bằng đường thủy trong định hướng phát triển GTVT TP.HCM .
UBND Tp. Hồ Chí Minh (2009) đề cập đến việc xây dựng bến khách du lịch Bạch Đằng và
hàng loạt bến khách tại các trục kênh Tàu Hũ, kênh Tẻ - kênh Đôi và sông Sài Gòn làm tiền
đề cho cho vâ ̣n chuyể n hành khách đường thủy. Vì vâ ̣y, viê ̣c phát triể n dự án cho thấ y sự
phù hợp đố i với quy hoạch hệ thống đường thủy và cảng, bến thủy nội địa của TP.HCM .
3.2.
3.2.1.

Giới thiệu về 2 tuyến vận tải hành khách công cộng đường thủy
Giới thiệu chung

Theo UTRANSCEN (2015), các thông số cơ bản của dự án như sau:
a) Tuyến số 1: Bạch Đằng-Linh Đông, chiều dài tuyến khoảng 10,8 km
Lộ trình tuyến: Từ bến Bạch Đằng đi theo Sài Gòn qua kênh Thanh Đa và ra lại sông Sài
Gòn đến Linh Đông - Thủ Đức tại vị trí bến đò Bình Quới. Tuyến có luồng chạy tàu tốt, đi
qua nhiều khu dân cư và địa điểm du lịch. Các bến bãi có liên kết với các tuyến đường có

lưu lượng giao thông cao như: Nguyễn Hữu Cảnh, Ung Văn Khiêm, Quốc lộ 13, Kha Vạn
Cân, Phạm Văn Đồng. Tuyến được bố trí 7 bến đón trả khách.
b) Tuyến số 2: Bạch Đằng-Lò Gốm, chiều dài tuyến khoảng 10,8 km
Lộ trình tuyến: xuất phát từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua kênh Bến Nghé, Tàu
Hũ đến khu vực bến Lò Gốm, phường 7, Quận 6. Lộ trình tuyến nằm hoàn toàn trong khu
vực nội thị với mật độ dân cư dọc tuyến rất cao ở các Quận 1, 4, 5, 6 và 8. Tuyến được bố
trí 9 bến đón trả khách.


- 10 -

Hình 3.1

Hướng tuyến và vị trí các bến của 2 tuyến VTHKCC đường thủy

Tuyến 1: Bến Bạch Đằng – Bình Quới

Tuyến 2: Bến Bạch Đằng – cầu Lò Gốm

Nguồn: Công ty TNHH Thường Nhật

3.2.2.

Đặc điểm của dự án

Đây là dự án do tư nhân làm CĐT và tạo được nhiều ngoại tác tić h cực giúp cải thiện tình
hình giao thông của TP.HCM ; lơ ̣i ích cho người đi đường, du lịch cảnh quan…. (Thông tin
chi tiế t về dự án đươc̣ trình bày trong phu ̣ lu ̣c 1). CĐT sẽ đầu tư xây dựng bến trung tâm và
17 khu bến đón trả khách. CĐT đầu tư 10 tàu chở khách vào năm 2017, các năm 2021 và
2026 sẽ đầu tư thêm lần lượt 4 và 3 tàu.

 Thông tin về chủ đầu tư
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thường Nhật
Tên giao dịch: Daily Limited Company
Trụ sở chính: 68 Trần Kế Xương, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Ông Nguyễn Kim Toản


- 11 -

Hình 3.2

Sơ đồ cấu trúc dự án

Nguồn: Tác giả vẽ theo thuyết minh báo cáo đầu tư
(Thông tin về hợp đồng hợp tác công tư được trình bày trong phu ̣ lục 2)
3.3.

Kinh nghiệm phát triển VTHKCC đường thủy ở Bangkok

VTHKCC bằng đường thủy là một loại hình giao thông mới, việc quản lý nhà nước còn thiếu
kinh nghiệm tổ chức và khai thác nên cần nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế để đánh giá
hiệu quả hoạt động ở các nước. GTCC đường thủy đã được phát triển tại nhiều nơi trên thế
giới, trong đó hệ thống VTHKCC đường thủy ở Bangkok đã trở thành một hình thức giao
thông hỗ trợ đắc lực cho đường bộ trong việc giảm ùn tắc giao thông, phát triển du lịch.
TP.HCM có điều kiện tự nhiên khá tương đồng với Bangkok về chế độ thủy triều, vị trí địa
lý, khí hậu và địa hình; hai thành phố còn có cùng mục tiêu khi phát triển vận tải hành khách
đường thủy là giảm tình trạng ùn tắc giao thông và hỗ trợ phát triển du lịch nên TP.HCM có
thể nghiên cứu học hỏi những kinh nghiệm phát triển loại hình giao thông này ở Bangkok.
Hệ thống VTHKCC đường thủy ở Bangkok hiện tại chủ yếu hoạt động trên sông Chao
Phraya với tổng cộng 38 bến trong tổng chiều dài 32km. Phục vụ trung bình 200 chuyến và

40.000 hành khách mỗi ngày với số lượng tàu đang hoạt động là 84 phương tiện và hơn 300
lao động (Chao Phraya Express Boat Co., 2013). Hiện có 9 tuyến đang hoạt động chia theo
chất lượng và tần suất phục vụ từ 10 đến 20 phút/chuyến, có tuyến chỉ 5 phút/chuyến. Giá
vé trung bình từ 9 đến 32 bath tùy thuộc vào loại tàu và khoảng cách đi lại, cao hơn giá vé
xe buýt ở Bangkok nhưng không đáng kể (từ 2,5 đến 25 bath), mức chênh lệch trung bình
khoảng 1 bath/1km (Prado. M. E, 2014). Thời gian phục vụ dài nhất từ 6:00 đến 19:00. Theo


- 12 -

Pawinee Iamtrakul (2014), đối tượng phục vụ của hệ thống VTHKCC đường thủy này tương
đối đa dạng với số lượng chuyến đi thường xuyên (sử dụng vé tháng) lên đến 62%.
Tuy nhiên, theo Chao Phraya Express Boat Co., Ltd (2013), trong những năm gần đây lượng
hành khách trung bình giảm mỗi năm khoảng 2%, (giảm ít hơn so với mức 4% của xe buýt)
do điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ giao thông thủy chưa được đầu tư xứng
tầm, sự phát triển của các loại hình VTHKCC khối lượng lớn khác đem lại tiện lợi về mặt
thời gian và chi phí, tránh được ùn tắc giao thông. Số lượng tuyến VTHKCC đường thủy
cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2005 có 16 tuyến gồm 14 tuyến kết nối các kênh rạch
nhánh trong thành phố với sông Chao Phraya và 2 tuyến có hành trình riêng biệt, đến nay
chỉ còn 9 tuyến do nhu cầu đi lại của hành khách giảm sút.
Công ty Chao Phraya Express Boat phụ trách khai thác hệ thống buýt sông ở Bangkok cho
biết trong các năm 2012 và 2013 bị thua lỗ mỗi năm khoảng 13 triệu Bath (8,2 tỷ đồng; trung
bình mỗi hành khách lỗ khoảng 733 VNĐ). Chính phủ đã có nhiều biện pháp can thiệp như
tăng cường xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối, ưu đãi thuế, tính toán phương án tăng
giá vé, để đảm bảo công ty có thể đạt được điểm hòa vốn mà không sử dụng ngân sách để
trợ cấp trực tiếp.
Qua nguồn thông tin cho thấy hệ thống VTHKCC đường thủy tại Bangkok đã đạt được nhiều
thành công nhưng gặp phải nhiều khó khăn và đang thực hiện nhiều biện pháp để phục hồi.
Vì vậy khi nghiên cứu phát triển loại hình giao thông này ở TP.HCM cần có các chính sách
phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả về kinh tế- xã hội của dự án và thận trọng trong dự báo lưu

lượng hành khách.
3.4.

Dự báo lưu lượng hành khách trên các tuyến vận tải

Đây là một hình thức giao thông mới nên lưu lượng hành khách là điểm mấu chốt quyết định
sự thành công của dự án. Vì vậy, luận văn sẽ chú trọng đến vấn đề dự báo lưu lượng hành
khách thông qua hai tuyến VTHKCC đường thủy và lên xuống tại các bến đón trả khách.
3.4.1.

Phương pháp dự báo

a/. Dự báo nhu cầ u giao thông theo mô hin
̀ h bố n bước
Phương pháp dự báo theo mô hiǹ h bố n bước của McNally(2000) gồm: 1) phát sinh- thu
hút hành trình; 2) phân phối hành trình; 3) phân chia phương thức; 4) ấn định tuyến đường.


- 13 -

Lưu lượng hành khách trên đường bộ sau khi dự báo là hành khách hiện hữu đã giảm bớt do
chuyển sang đường thủy và hành khách tăng thêm do đường bộ giảm lưu lượng. Lưu lượng
hành khách trên đường thủy là lượng hành khách thay thế do chuyển từ đường bộ sang và
lượng hành khách tăng thêm do xây dựng tuyến đường thủy (có tính đến tốc độ tăng trưởng
hành khách theo thời gian, các công trình giao thông xây dựng xung quanh trong tương lai
có ảnh hưởng đến lưu lượng hành khách).

Hình 3.3
Đầu vào
Khung KT-XH

tương lai

Quy trin
̀ h dự báo nhu cầ u giao thông
BƯỚC 1
Phát sinh và thu hút
chuyến đi

Số chuyến đi phát sinh
và thu hút theo khu vực

BƯỚC 2
Khoảng cách
giữa các vùng

Ma trâ ̣n OD

Phân bổ chuyế n đi
BƯỚC 3

Số phương tiêṇ
đang sở hữu

Ma trâ ̣n OD theo
phương thức

Phân chia phương thức
BƯỚC 4

Mạng lưới tương lai


Phân bổ giao thông

Lượng giao thông
được phân bổ

Đánh giá

Chỉ số đánh giá
hoạt động1)

Nguồ n: tác giả vẽ theo mô hình dự báo giao thông 4 bước của McNally(2000)

b/. Phương pháp mô hình đàn hồ i
Phương pháp mô hình đàn hồi nhằm dự báo tố c đô ̣ tăng trưởng lươ ̣ng hành khách trong
tương lai đươ ̣c ứng du ̣ng trong dự báo nhu cầ u giao thông ở Viê ̣t Nam và trên thế giới. Kế t
hợp giữa tăng trưởng GDP và tăng trưởng nhu cầ u giao thông trong quá khứ, đinh
̣ hướng
phát triể n GDP trong tương lai để dự báo đươ ̣c số lươ ̣ng hành khách vâ ̣n chuyể n.
Theo Trịnh Văn Chính (2009), mô hình đàn hồi có dạng:

YN t  YN 1   t Et 

Trong đó:
YN: giá trị năm gốc, t: thời gian dự báo, Et: hệ số đàn hồi

 t : tốc độ tăng trưởng GDP năm dự báo

t



×