Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Tác động của đầu tư công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT
**************************

PHAN VĂN HOÀNG SƠN

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Mã số:

60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VIỆT PHÚ


i

TÓM TẮT
Đầu tư công nghệ thông tin (CNTT) là một chương trình quan trọng nhằm thúc đẩy khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Mặc dù
đã có nhiều chính sách của Chính phủ cũng như giới doanh nghiệp trong vấn đề này, cho đến
nay Việt Nam vẫn thiếu những nghiên cứu để hiểu về tác động của CNTT đến hiệu quả hoạt
động của DNVVN. Do vậy, mục tiêu của bài nghiên cứu này là đánh giá tác động của CNTT
đến hiệu quả hoạt động của DNVVN Việt Nam giai đoạn 2008-2013.
Đầu tư CNTT trong DNVVN được nhìn nhận ở 4 khía cạnh: hạ tầng, nhân lực, ứng dụng và
chính sách, chia theo 5 cấp độ đầu tư: chưa đầu tư, căn bản, mở rộng, ứng dụng web và hướng


tri thức. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chia làm 2 phần hiệu quả tài chính và hiệu quả
phi tài chính. Bài này nghiên cứu tác động của 5 cấp độ đầu tư CNTT lên hiệu quả tài chính của
DNVVN, ở khía cạnh đầu tư hạ tầng.
Sử dụng phương pháp hồi quy đa biến và phương pháp đánh giá tác động PSM-DiD, tác giả lần
lượt xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và tác động của đầu tư CNTT đến hiệu
quả hoạt động của DNVVN. Phương pháp PSM-DiD giúp tìm ra nhóm đối chứng thích hợp,
hạn chế những thiên lệch của mô hình do vấn đề lấy mẫu gây ra.
Kết quả từ mô hình cho thấy DNVVN Việt Nam thu lợi được từ những giai đoạn đầu tư CNTT
cơ bản và mở rộng, nhưng không hiệu quả ở những giai đoạn cao hơn. Trong giai đoạn này,
CNTT làm tăng hiệu quả của DNVVN từ 5%-7%, tương đương với Anh, Phần Lan ở thập kỉ
trước, thấp hơn Thái Lan cùng thời kì (hơn 10%). Kết quả từ nghiên cứu thực nghiệm cho thấy
doanh nghiệp Việt Nam còn thụ động trong việc ứng dụng CNTT, trong khi các chương trình
hỗ trợ nâng cao nhận thức của Chính phủ chưa tiếp cận tốt đến doanh nghiệp.
Bài nghiên cứu chỉ ra 4 hướng chính sách mà nhà nước cần xem xét: hỗ trợ vốn trong giai đoạn
đầu tư CNTT cơ bản, tập trung vào các tỉnh thành nhỏ, cải thiện chương trình nâng cao nhận
thức về CNTT và cần giới tư vấn cho các chương trình ứng dụng CNTT cấp cao.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng
trong luận văn đều được dẫn nguồn với độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 7 năm 2016
Tác giả

Phan Văn Hoàng Sơn



iii

LỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và các thầy cô, anh chị bạn bè đã đồng
hành trong suốt quá trình tham gia chương trình.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy, Tiến sĩ Lê Việt Phú, đã hướng dẫn và truyền đạt nhiều kinh
nghiệm, đồng thời chỉnh sửa giúp tôi hoàn thiện đề tài này. Những đóng góp của thầy không chỉ
cho riêng luận văn này mà còn rất giá trị với công việc nghiên cứu của tôi.
Xin chân thành cảm ơn thầy, Tiến sĩ Vũ Minh Khương đã chia sẽ tài liệu và truyền đạt kinh
nghiệm về mô hình định lượng. Cảm ơn thầy, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du đã góp ý về mô hình lý
thuyết. Cảm ơn thầy, PGS-Tiến sĩ Cao Hào Thi đã giới thiệu, cảm ơn anh Nguyễn Duy Thanh
đã đọc, chia sẽ tài liệu và góp ý cho luận văn.
Xin cảm ơn anh Lê Bá Anh, chị Ninh Thị Hoàng Yến, chị Nguyễn Lê Linh đã chỉnh sửa, góp ý
giúp cải thiện luận văn.
Xin cảm ơn các anh em trong team R&D - VNG đã giúp đỡ trong công việc suốt quá trình hoàn
thiện luận văn. Đặc biệt cảm ơn anh Trần Công Thiên Qui đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong
thời gian này.
Cuối cùng, xin dành lời cảm ơn cho gia đình với tình cảm sâu sắc nhất.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT ................................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. viiv
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................................ vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................... viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................................ ix
CHƯƠNG 1.
1.1

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................. 1

Bối cảnh nghiên cứu ................................................................................................... 1

1.1.1

Thế giới ................................................................................................................. 1

1.1.2

Việt Nam ............................................................................................................... 2

1.2

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 6

1.3

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 6

1.4

Đối tượng nghiên cứu và bố cục luận văn ................................................................ 6

1.4.1


Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 6

1.4.2

Bố cục luận văn..................................................................................................... 6

CHƯƠNG 2.
2.1

KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT ............................................ 8

Định nghĩa DNVVN và CNTT .................................................................................. 8

2.1.1

Định nghĩa DNVVN ............................................................................................. 8

2.1.2

Định nghĩa CNTT ............................................................................................... 10

2.2

Tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đầu tư công nghệ thông tin? .................. 11

2.2.1

Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp .................... 12

2.2.2


Các giai đoạn phát triển CNTT trong doanh nghiệp ........................................... 13


v

2.3

Thực trạng cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông ở Việt

Nam .................................................................................................................................... 15
2.3.1

Cơ sở hạ tầng thông tin và viễn thông ................................................................ 15

2.3.2

Mức độ ứng dụng công nghệ .............................................................................. 17

2.4

Các mô hình chấp nhận và ứng dụng CNTT ......................................................... 18

2.4.1

Lý thuyết hành động hợp lý (TRA) và mô hình hoạch định hành vi (TPB) ....... 19

2.4.2

Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ............................................................... 20


2.4.3

Mô hình ứng dụng CNTT trong DNVVN .......................................................... 20

2.5

Khảo sát các nghiên cứu về đánh giá tác động của CNTT đến hiệu quả hoạt động

của doanh nghiệp................................................................................................................. 21
CHƯƠNG 3.
3.1

KHUNG PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT ................................ 25

Các mô hình đánh giá tác động............................................................................... 25

3.1.1

Giới thiệu đánh giá tác động ............................................................................... 25

3.1.2

Phương pháp mẫu ngẫu nhiên............................................................................. 26

3.1.3

Phương pháp điểm xu hướng (PSM – Propensity Score Matching Method) ..... 27

3.1.4


Phương pháp khác biệt trong khác biệt (DiD – Difference in Difference) ......... 27

3.2

Mô hình đề xuất........................................................................................................ 30

3.2.1

Mô hình hồi quy đa biến ..................................................................................... 30

3.2.2

Mô hình PSM kết hợp DiD ................................................................................. 30

3.3

Chiến lược chọn biến ............................................................................................... 31

3.3.1

Biến phụ thuộc: ................................................................................................... 31

3.3.2

Biến tác động chính sách .................................................................................... 31

3.3.3

Biến kiểm soát .................................................................................................... 32


3.4

Nguồn dữ liệu............................................................................................................ 35


vi

CHƯƠNG 4.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 37

4.1

Thống kê mô tả dữ liệu ............................................................................................ 37

4.2

Phương pháp hồi quy đa biến ................................................................................. 42

4.3

Phương pháp DID kết hợp PSM ............................................................................. 45

4.4

Khảo sát một vài doanh nghiệp trong thực tế ....................................................... 50

CHƯƠNG 5.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 54

5.1

Kết luận ..................................................................................................................... 54

5.2

Khuyến nghị chính sách........................................................................................... 56

5.3

Hạn chế của đề tài .................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 58
PHỤ LỤC................................................................................................................................. 65


vii

DANH MỤC VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Từ tiếng Việt

CNTT

Công nghệ thông tin


DNVVN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DN

Doanh nghiệp

DiD

Difference in Difference

Phương pháp khác biệt trong
khác biệt

DOI

Diffusion of Innovations

ICT

Information

and

Mô mình lan tỏa công nghệ

Communications Công nghệ thông tin và


Technology

truyền thông

PSM

Propensity Score Matching Method

Phương pháp điểm xu hướng

SME

Small and Medium Enterprise

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

TAM

Technology Acceptance Modal

Mô hình chấp nhận công
nghệ

TRA

Theory of Reasonel Action

Lý thuyết hành động hợp lý

TPB


Theory of Planned Behavior

Lý thuyết hoạch định hành vi


viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2-1:Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. ........................................................................... 9
Bảng 2-2: Các giai đoạn ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp ứng với 4 góc độ quan sát ..... 15
Bảng 3-1: Biến đầu tư CNTT theo từng giai đoạn.................................................................... 32
Bảng 3-2: Các biến kiểm soát trong mô hình ........................................................................... 32
Bảng 3-3: Mô tả cách chọn biến từ bộ dữ liệu………………………………………………. 34
Bảng 4-1: Thống kê mô tả các biến định lượng ........................................................................ 37
Bảng 4-2: Thống kê mô tả các biến tham gia đầu tư công nghệ thông tin ............................... 38
Bảng 4-3: Thống kê dữ liệu định tính ....................................................................................... 40
Bảng 4-4: Thống kê mô tả số lượng doanh nghiệp theo tỉnh thành. ......................................... 41
Bảng 4-5: Mối tương quan giữa các biến định lượng ............................................................... 41
Bảng 4-6: Ttest kiểm định sự khác biệt giữa nhóm có đầu tư thêm máy tính và nhóm không đầu
tư thêm máy tính ....................................................................................................................... 43
Bảng 4-7: Ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình POOL-OLS .......................................... 44
Bảng 4-8: Kết quả Mô hình Logit về xác suất tham gia đầu tư công nghệ thông tin của......... 48
Bảng 4-9: Kết quả mô hình PSM-DID ..................................................................................... 50
Phụ lục 1: Phân cấp đầu tư CNTT trong doanh nghiệp ............................................................ 62


ix

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1-1: Mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh và khả năng công nghệ thông tin của các
doanh nghiệp ở Quốc gia ............................................................................................................ 1
Hình 1-2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Việt Nam ........................................ 3
Hình 1-3: Năng suất lao động bình quân tính theo giờ công theo sức mua tương đương 2011 . 3
Hình 1-4: Phân loại các chính sách của chính phủ liên quan đến DNVVN và CNTT ............... 4
Hình 1-5: Tỷ lệ ứng dụng của nhóm phần mềm trong doanh nghiệp ......................................... 5
Hình 1-6: Sử dụng email trong doanh nghiệp ............................................................................. 5
Hình 2-1: Đường nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin ................... 12
Hình 2-2: Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ...................................................... 13
Hình 2-3: Các giai đoạn phát triển CNTT trong DNVVN ....................................................... 14
Hình 2-4: Số lượng máy tính sử dụng trong doanh nghiệp ...................................................... 16
Hình 2-5: Các chỉ số về đầu tư và ứng dụng CNTT ở Việt Nam năm 2015 ............................ 18
Hình 2-6: Lý thuyết hành động hợp lý...................................................................................... 19
Hình 2-7: Mô hình hoạch định hành vi TPB ............................................................................ 19
Hình 2-10: Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư CNTT cho doanh nghiệp................... 21
Hình 3-1: Mô hình đánh giá tác động DID ............................................................................... 28
Hình 3-2: Phân loại các phương pháp đánh giá tác động theo loại dữ liệu .............................. 29
Phụ lục 2: Đường truyền Broadban ở Việt nam và so sánh với các nước trong khu vực ......... 65
Phụ lục 3: Số thuê bao internet, số điện thoại di động và số đường dây điện thoại cố định trên
100 dân ở Việt Nam .................................................................................................................. 65
Phụ lục 4: Bộ thang đo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................................. 63
Phụ lục 5: Mô hình chấp nhận công nghệ. ................................................................................ 66


x

Phụ lục 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư ICT của doanh nghiệp vừa và nhỏ ................... 67




1

CHƯƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

Chương 1 bao gồm 5 phần, phần 1.1 giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu ở Việt Nam và Thế giới,
phần 1.2 đặt ra mục tiêu nghiên cứu, phần 1.3 nêu 2 câu hỏi nghiên cứu, phần 1.4 trình bày bố
cục luận văn và đối tượng nghiên cứu.
1.1

Bối cảnh nghiên cứu

1.1.1 Thế giới
Trong những năm gần đây, thế giới đang chứng kiến sự xuất hiện của những phương thức kinh
doanh và kỹ thuật quản lý mới trong các doanh nghiệp nói riêng và thị trường nói chung đi cùng
với xu hướng toàn cầu hóa và số hóa. Các Quốc gia phát triển đang tiến lên kỷ nguyên kinh tế
tri thức mà ở đó, công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò quan trọng nhất (Modimogale và
Kroeze, 2011). Monge (2005) chỉ ra tốc độ tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
tăng cùng với mức độ sẵn sàng CNTT (Hình 1-1). Ở chiều ngược lại, TS. Vũ Minh Khương
(2013) cho rằng thiếu đầu tư vào CNTT sẽ làm giảm năng suất tương đối, qua đó giảm sức cạnh
tranh của nền kinh tế ở quy mô quốc gia.
Hình 1-1: Mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh và khả năng công nghệ thông tin của

Năng lực cạnh tranh

các doanh nghiệp ở các quốc gia

Mức độ sẵn sàng CNTT


Nguồn: Monge và đ.t.g (2005)


2

Trong khi các quốc gia phát triển đang tận dụng lợi thế của CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt
động, thì việc đánh giá tác động của CNTT đối với doanh nghiệp ở quốc gia đang phát triển còn
nhiều mâu thuẫn. Nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả đầu tư CNTT ở các quốc gia này còn hạn chế,
do gặp phải các vấn đề như thiếu nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng (UNCTAD,2008- nghiên
cứu tại Thái Lan ), khả năng nhận thức và năng lực ứng dụng hạn chế, thiếu nhân lực chất lượng
cao, cơ chế quản lý cũng như chính sách phát triển không phù hợp (Olise, 2014; Chowdhury và
Wolf, 2003 – nghiên cứu tại châu Phi)…
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, để doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị chung và
đặc biệt là giành được lợi thế khi gia nhập vào các liên minh kinh tế, nhu cầu về việc ứng dụng
CNTT cho hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở nên cấp thiết. Do vậy cần thiết phải có
một mô hình phù hợp để tìm hiểu nguyên nhân và tác động của CNTT lên hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp.
1.1.2 Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đã có những tăng trưởng đáng kể từ sau Đổi Mới (1986). Đến năm 2014,
quy mô GDP tăng gấp 30 lần, GDP bình quân đầu người tăng 21 lần (so với 1986) (Hình 1-2).
Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng góp một tỷ trọng đáng kể vào sự phát triển
chung. Theo Đại học kinh tế Quốc Dân (2011) thì DNVVN chiếm hơn 93% tổng số doanh
nghiệp cả nước, bao gồm nhiều loại hình từ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp
tác xã… và tham gia vào hầu hết các lĩnh vực ngành nghề, tạo ra hơn 01 triệu lao động (chiếm
gần 50%), đóng góp hơn 40% GDP. Phần lớn DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp,
dịch vụ.
Tuy vậy, sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động
ít kỹ năng, thiếu tập trung vào cải thiện năng suất và công nghệ, làm cho năng suất của lao động
của Việt Nam yếu thế hơn so với các nước trong khu vực. Viện Năng suất Việt Nam (VNPI2014) thống kê cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc hàng thấp nhất trong khu vực,
thua kém Thái Lan 3 lần, Nhật Bản 12 lần và Singapore hơn 18 lần (Hình 1-3)



3

Hình 1-2: Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Đơn vị: tỉ VND

Hình 1-3: Năng suất lao động bình quân tính theo giờ công và
theo sức mua tương đương 2011

Nguồn: Viện Năng suất Việt Nam (VNPI,2014)
Đứng trước bối cảnh hội nhập, năng suất thấp, công nghệ lạc hậu khiến các doanh nghiệp Việt
Nam thua kém trong cuộc chơi chung, đặc biệt là DNVVN. Do đó, Chính phủ đã có nhiều chính
sách để cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động của DNVVN. Kể từ sau 2005, theo xu hướng
của thế giới, các chính sách này bắt đầu tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng CNTT. Rất
nhiều chính sách, chủ trương của Đảng và Chính phủ ban hành trong giai đoạn này liên quan
đến CNTT như Nghị quyết số 26 NQ/TW của Bộ chính trị về chủ trương phát triển ngành viễn
thông, điện tử, tin học;Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính về ''Đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa''. Liên tiếp


4

sau đó, CNTT được đưa vào “Chương trình mục tiêu Quốc gia” gia (Nghị quyết 211/TTg, Quyết
định số 1755/QĐ-TTg). Cho đến nay, hầu hết các chính sách này tập trung vào hai nhóm: hỗ trợ
các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp CNTT và hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành khác
ứng dụng CNTT (Hình 1-4).

Hình 1-4: Phân loại các chính sách của chính phủ liên quan đến DNVVN và CNTT

Chính sách
DNVVN

Chính sách
CNTT
Xây dựng cơ sở hạ tầng,
nghiên cứu và phát triển,
chuyển giao công nghệ, xây
dựng hệ thống pháp luật …

Chính sách hỗ
trợ CNTT cho
DNVVN

Hỗ trợ tài chính, tư vấn, đơn
giản hóa thủ tục hành chính


Hỗ trợ thuế cho đầu tư công nghệ,
khuyến khích doanh nghiệp đầu
tư, cải thiện nhận thức qua các
chương trình học …
Nguồn: Wikibook
Đến năm 2015, ngành công nghiệp CNTT Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng
như chỉ số phát triển CNTT Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất khu vực, là một trong những
nước có tốc độ phát triển CNTT nhanh nhất châu Á và đứng ở top 10 Quốc gia xuất khẩu phần
mềm lớn nhất thế giới (theo thống kê của Trường chính sách công Lý Quang Diệu - 2014).
Tuy vậy, việc ứng dụng CNTT vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế. Theo

báo cáo của Viện trưởng viện tin học doanh nghiệp (VCCI), do thiếu nguồn lực, trình độ và kinh
nghiệm, nên hiện nay, “đa số DNVVN vẫn còn e dè trong việc đầu tư vào CNTT để phục vụ
hoạt động sản xuất” (Thiện Trần, 2016). Thống kê từ báo cáo thường niên của Bộ Công Thương


5

chỉ ra các doanh nghiệp rất hạn chế đầu tư vào CNTT cho các hoạt động quản lý của mình, ngay
cả những đầu tư ở mức cơ bản như phần mềm quản lý quy trình (Hình 1-5), sử dụng email(Hình
1-6), …
Hình 1-5: Tỷ lệ ứng dụng của nhóm phần mềm trong doanh nghiệp

Nguồn: Anh Tùng (2016) – tổng hợp từ khảo sát của cục thương mại điện tử và công nghệ - Bộ
Công Thương
Hình 1-6: Sử dụng email trong doanh nghiệp

Nguồn: Anh Tùng (2016) – tổng hợp từ khảo sát của cục thương mại điện tử và công nghệ - Bộ
Công Thương
Do tính chất đặc thù của DNVVN, việc đầu tư CNTT để cải thiện hiệu quả hoạt động sản xuất
đã mở ra nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận này đa phần đều dừng
lại ở mức nhận định của cá nhân, suy luận định tính mà chưa có nhiều phân tích định lượng về
tác động của đầu tư CNTT lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngoại trừ
những bài nghiên cứu của Kawasaki (2011), Konstadakopulos (2005), ... chỉ ra mối quan hệ


6

giữa đầu tư CNTT và hiệu quả cùng với năng suất hoạt động của doanh nghiệp, các nghiên cứu
này hạn chế ở mức chỉ phân tích mối tương quan, hoặc ước tính đóng góp của CNTT lên tăng
trưởng ở cấp quốc gia, hay chỉ của một chương trình ứng dụng công nghệ vi mô. Do đó, Việt

Nam còn thiếu một phân tích định lượng để đo lường tác động của đầu tư CNTT đến hiệu quả
hoạt động của DNVVN.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

Từ những phân tích trên, mục tiêu của bài nghiên cứu này là sử dụng mô hình định lượng để đo
lường tác động của đầu tư CNTT đến hiệu quả hoạt động của DNVVN.
1.3

Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu vừa nêu, đề tài sẽ trả lời hai câu hỏi nghiên cứu sau.
1. CNTT tác động như thế nào lên hiệu quả hoạt động của DNVVN ở Việt Nam?
2. Nhà nước cần đưa ra những chính sách gì để khuyến khích (hoặc hạn chế) những tác động tích
cực (hoặc tiêu cực) của đầu tư CNTT đến DNVVN?

1.4

Đối tượng nghiên cứu và bố cục luận văn

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu đánh giá đầu tư CNTT lên hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bằng phương pháp
định lượng, trong đó có kết hợp so sánh kết quả giữa các mô hình định lượng khác nhau và sử
dụng phương pháp điều tra định tính để kiểm tra kết quả của các mô hình.
Đối tượng nghiên cứu là các DNVVN ở Việt Nam, trong giai đoạn 2008 đến 2013, sử dụng bộ
dữ liệu khảo sát DNVVN được giới thiệu trong phần 3.4 để chạy mô hình.
1.4.2 Bố cục luận văn
Luận văn gồm có 5 chương bao gồm chương 1: Giới thiệu đề tài, tóm tắt bối cảnh nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu và đưa ra đối tượng nghiên cứu. Chương 2: Khảo

sát các mô hình lý thuyết, trong đó tìm hiểu định nghĩa CNTT, hiệu quả hoạt động trong
DNVVN, thực trạng về CNTT ở Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đầu tư CNTT
để tìm ra nhóm đối chưng và cuối cùng là khảo sát các mô hình đánh giá tác động. Chương 3:
Khung phân tích và mô hình đề xuất giới thiệu các mô hình đánh giá tác động, từ đó đề xuất 2


7

mô hình được sử dụng trong luận văn này là mô hình hồi quy đa biến và mô hình kết hợp PSMDiD. Chương 4: Kết quả và thảo luận xem xét các kết quả từ 2 mô hình đề xuất và thảo luận
dựa trên kết quả tìm được. Chương 5: kết luận và khuyến nghị gồm phần kết luận tóm tắt lại
những ý chính của luận văn, phần khuyến nghị dựa trên kết quả tìm được và nêu ra những hạn
chế của đề tài.


8

CHƯƠNG 2.

KHẢO SÁT CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT

Chương 2 khảo sát các lý thuyết liên quan đến đánh giá tác động của đầu tư CNTT lên hiệu quả
hoạt động DNVVN. Trong đó phần 2.1 trình bày định nghĩa về CNTT và DNVVN, so sánh
tương quan giữa Việt Nam và thế giới. Phần 2.2 nói về các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt
động và mức độ đầu tư CNTT trong DNVVN. Phần 2.3 trình bày thực trạng CNTT trong
DNVVN ở VN cùng với các chính sách can thiệp của Nhà nước giai đoạn sau 2008. Phần 2.4
sơ lược về các mô hình chấp nhận và ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp. Phần 2.5 tổng hợp
các phương pháp đánh giá đầu tư CNTT lên hiệu quả hoạt động của DNVVN trên thế giới.
2.1

Định nghĩa DNVVN và CNTT


2.1.1 Định nghĩa DNVVN
2.1.1.1 Thế giới
Đa số các Quốc gia trên thế giới đều phân chia DNVVN theo số lượng lao động và tổng doanh
thu hàng năm. Tiêu biểu như các định nghĩa sau:
Tổ chức Ủy ban châu Âu (2015) cho rằng DNVVN là ''những doanh nghiệp có ít hơn 250 công
nhân viên, tổng doanh thu hàng năm không quá 50 triệu đô la''. Ứng với từng Quốc gia và tùy
vào từng ngành khác nhau, định nghĩa về DNVVN tương tự nhưng thay đổi về giới hạn. Ví dụ
ở Nam Phi (RSA, 2004) thì DNVVN có ít hơn 200 công nhân viên, (hoặc 100 trong lĩnh vực
nông nghiệp), doanh thu hàng năm ít hơn 64.000.000 Rand1...
Hiện nay, Ủy ban châu Âu còn cho rằng khả năng tiếp cận nguồn lực cũng là một thang đo để
đánh giá DNVVN. Do một vài doanh nghiệp tuy có ít nhân lực và doanh thu nhưng nhờ các mối
quan hệ, liên kết nên có khả năng tiếp cận nguồn lực lớn, do vậy các doanh nghiệp này không
phải đối mặt với các vấn đề của DNVVN. Thước đo hiện đại được đề xuất là phân loại DNVVN
dựa vào kích thước (số lượng công nhân viên, doanh thu hàng năm) và khả năng tiếp cận nguồn
lực (sở hữu, các đối tác, liên kết...).

1

Rand: đơn vị tiền tệ của Nam Phi. Viết tắt là R, hoặc ZA, ZAF.


9

2.1.1.2 Việt Nam
Tương đồng với thế giới, Việt Nam cũng chia DNVVN2 theo số lượng lao động (nhỏ hơn 300
lao động) và tổng nguồn vốn (dưới 100 tỉ VND), ứng với từng khu vực, cụ thể trong Bảng 2-1.
Bảng 2-1: Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Quy mô


Doanh
Doanh nghiệp nhỏ
nghiệp siêu
nhỏ
Số lao động Tổng nguồn Số
vốn
động

Doanh nghiệp vừa

lao Tổng
nguồn vốn

Số lao động

Khu vực
I. Nông, lâm 10 người trở 20 tỷ đồng trở Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200
nghiệp

và xuống

xuống

thủy sản
II.

200 người

100 tỷ đồng


người

Công 10 người trở 20 tỷ đồng trở Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200

nghiệp và xây xuống

xuống

dựng
III.

người đến tỷ đồng đến người đến 300

người đến tỷ đồng đến người đến 300
200 người

100 tỷ đồng

người

Thương 10 người trở 10 tỷ đồng trở Từ trên 10 Từ trên 10 Từ

mại và dịch xuống
vụ

xuống

trên

50


người đến tỷ đồng đến người đến 100
50 người

50 tỷ đồng

người

Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính Phủ3
Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/06/2009 quy định ''Doanh
nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được
chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương
tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình
quân năm''.

2

Ở Việt Nam trong các văn bản luật từ sau 2009 sử dụng từ doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc doanh nghiệp có quy

mô vừa và nhỏ. Bài nghiên cứu này sử dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với ý nghĩa tương đương.


10

Quy định và phân loại của DNVVN của Việt Nam khá tương đồng với các tổ chức trên thế giới.
Tuy nhiên đặc thù ở Việt Nam về khả năng tiếp cận nguồn lực thì lại không được nhắc đến. Do
đó tồn tại vấn đề về việc các công ty con của các doanh nghiệp lớn hoặc có mối liên kết mật
thiết với nhà nước được lập ra để hưởng các chính sách ưu đãi cho DNVVN. Điều này là một
thiếu sót của Việt Nam trong mối tương quan với thế giới.
2.1.2 Định nghĩa CNTT


2.1.2.1 Thế giới
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về CNTT do quan điểm, phương
thức và ứng dụng của CNTT thay đổi liên tục và khác nhau trên từng quốc gia, với từng lĩnh
vực (kinh tế, kinh doanh, giáo dục, y tế ...). Sau đây là một vài định nghĩa tiêu biểu.
OECD (2003) định nghĩa ''Sản phẩm CNTT là những sản phẩm được dùng để thực hiện các
chức năng xử lý thông tin hoặc giao tiếp bằng các phương thức điện tử, bao gồm truyền tải và
hiển thị. Hoặc dùng các tiến trình điện tử để xác định, đo lường, lưu trữ các hiện tượng vật lý,
hoặc điều khiển kiểm soát các quá trình sản xuất''.
Đối với kinh doanh, Zuppo (2012) cho rằng ''CNTT là những công nghệ phục vụ cho nhu cầu
xử lý và giao tiếp thông tin''. Zuppo (2012) chỉ ra nhiều tài liệu khoa học đồng ý với quan điểm
CNTT là những công nghệ cho phép truy cập thông tin thông qua môi trường điện toán, và do
đó nó bao gồm Internet, mạng wireless, các thiết bị phần cứng như điện thoại di động, máy tính
cá nhân...
2.1.2.2 Việt Nam
Điều 4 Luật CNTT số 67/2006/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/06/2006: “Công nghệ
thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản
xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số.''
Trước đó khái niệm CNTT vẫn diễn giải theo nghị quyết số 49/CP của Chính phủ, kí ngày
04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và
công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác
và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi


11

lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".
Có thể thấy trong các văn bản luật của Việt Nam trước năm 2010 chưa định nghĩa và phân loại
rõ ràng về CNTT và các quá trình phát triển cần thiết cho doanh nghiệp. Đối với từng ngành
nghề khác nhau chưa có định nghĩa riêng biệt.

2.2

Tại sao doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đầu tư công nghệ thông tin?

Hầu hết các DNVVN đều có mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện năng lực cạnh
tranh trong thị trường. Đây cũng là nguyên nhân chính để DNVVN đầu tư CNTT.
Rathakrishnan (2010), Dutton (2005) cho rằng để cải thiện hiệu quả hoạt động nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải thường xuyên “học tập, đổi mới” và “ra quyết định”
hợp lý, chất lượng thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong cả 02 hoạt động này. DNVVN có
được lượng thông tin “đầy đủ, phù hợp, đúng lúc, chính xác” sẽ giúp cho quá trình học tập và
ra quyết định được hiệu quả nhất. Những quyết định đúng sẽ điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp,
mang lại hiệu quả kinh doanh. Trong khi chất lượng thông tin kém có thể dẫn đến những quyết
định tồi làm doanh nghiệp phải lãng phí thời gian, tiền bạc và có thể phá sản. CNTT lúc này
đóng vai trò quan trọng nhất đến chất lượng thông tin của doanh nghiệp.
OECD (2004) nhận định ở cấp độ doanh nghiệp, CNTT sẽ giúp cho quá trình giao tiếp, trao đổi
trong doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp
được nhanh hơn, hiệu quả hơn, đưa chi phí giao dịch về mức tối thiểu. Những doanh nghiệp tận
dụng được lợi thế này sẽ mở rộng thị trường, cải thiện được năng suất lao động và quy trình
kinh doanh. IRMA (2013) chỉ ra những lợi ích trực tiếp từ việc đầu tư CNTT như tăng doanh
số, giảm chi phí, mở rộng thị trường…
Đa phần các bài nghiên cứu đều đứng trên lập luận về khả năng nhận thức công nghệ của doanh
nghiệp. Với cùng một đẳng phí K1L1, doanh nghiệp có thể đầu tư nhiều vốn (K3, L3) hoặc lao
động (K2, L2) để tạo ra mức sản lượng Q2. Nếu giả sử đầu tư CNTT sẽ giúp doanh nghiệp nâng
cao năng suất, giảm bớt chi phí sản xuất thì cùng với việc ứng dụng CNTT, sản lượng của doanh
nghiệp sẽ tăng lên từ Q2 đến Q1. Lúc này doanh nghiệp sản xuất ở mức tối ưu (Hình 2-1).
Tuy nhiên, Cruz-Cunha (2010) cho rằng không nhất thiết doanh nghiệp đầu tư CNTT là sẽ mang
lại hiệu quả, điều này còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận về hiệu quả, mức độ đầu tư CNTT,


12


đặc tính của doanh nghiệp và thị trường.
Do vậy, phần tiếp theo sẽ xem xét về các loại hiệu quả hoạt động trong DNVVN, và các mức
độ đầu tư CNTT trong doanh nghiệp.
Hình 2-1: Đường nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin
K
Đường nhận thức của doanh

K1

nghiệp về ứng dụng công nghệ
thông tin.

K3
K*

Q1

K2

Q2
L3

L*

L2

L1

L


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.2.1 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Để đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, Cardinal (2015) đề xuất sử dụng các chỉ số
về hiệu quả tài chính (lợi nhuận, tăng trưởng, giá trị thị trường...), tuy nhiên ông cho rằng hiệu
quả chiến lược cũng đóng một vai trò quan trọng trong dài hạn. Tổng quát, Santos và Brito
(2012) chia các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp ra 2 phần: hiệu quả tài chính
và hiệu quả phi tài chính (còn gọi là hiệu quả chiến lược). Trong đó hiệu quả tài chính đo lường
lợi nhuận, tăng trưởng, giá trị thị trường trong khi hiệu quả phi tài chính quan tâm đến khách
hàng, nhân viên, môi trường và xã hội (Hình 2-2).


13

Dựa trên cách phân loại này, Tarutė và Gatautis (2014) tổng hợp các thang đo dành cho hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp trong Phụ lục 4. Ông cho rằng CNTT có tác động trực tiếp đến
hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua hoạt động mở rộng thị trường, tiếp cận được
thông tin, tăng năng suất lao động…, và tác động gián tiếp đến chất lượng doanh nghiệp thông
qua cải thiện hiệu quả phi tài chính như chất lượng dịch vụ, môi trường sản xuất... Bài nghiên
cứu này chỉ quan tâm đến tác động của CNTT lên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, xem xét
ở yếu tố năng suất lao động.
Hình 2-2: Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
HQ doanh
nghiệp

HQ tài chính

Lợi
nhuận


Tăng
trưởng

Giá trị thị
trường

Xã hội

HQ phi tài
chính

Khách hàng

Môi trường

Nhân viên

Nguồn: Santos và Brito (2012)
Ngoài ra còn có một họ các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dành
cho quản trị kinh doanh. Kaplan và Norton (1992) tiếp cận phương pháp đo lường hiệu quả ứng
với từng doanh nghiệp bằng thẻ điểm cân bằng, với bốn góc nhìn tài chính, khách hàng, nội bộ
và học tập phát triển, phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong quản lý doanh nghiệp.
2.2.2 Các giai đoạn phát triển CNTT trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp có mức độ đầu tư CNTT khác nhau tùy vào nhu cầu và nhận thức của mình, ngoài
ra còn phải phù hợp với thị trường và nhận thức của khách hàng. Ví dụ Manueli (2003) khi
nghiên cứu các doanh nghiệp ở Pakistan chỉ ra mức độ ứng dụng CNTT đa phần là đầu tư máy
tính cá nhân và điện thoại di động. Trong khi đó, Asoc và Sevrani (2008) nhận thấy các nước



×