Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tác động của nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu nhập của người dân thuộc vùng khó khăn trên địa bàn huyện phú tân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC HÂN

TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THUỘC VÙNG KHÓ
KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Cà Mau, tháng 4 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ NGỌC HÂN

TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN CHƯƠNG
TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO ĐẾN THU
NHẬP CỦA NGƯỜI DÂN THUỘC VÙNG KHÓ
KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ TÂN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THỊ MAI HOÀI



Cà Mau, tháng 4 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Ngày 16 tháng 04 năm 2016
Tác giả

Võ Thị Ngọc Hân


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................2


1.3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
1.3.2. Phạm vi thu thập dữ liệu .............................................................................3
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................3
1.4.

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................3

1.5.

BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN..........................................................................4

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................5
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................................5

2.1.1. Nghèo ..........................................................................................................5
2.1.2. Chương trình mục tiêu giảm nghèo.............................................................5
2.1.3. Thu nhập : ...................................................................................................6
2.1.4. Thu nhập của hộ gia đình : ..........................................................................7
2.2.

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH: ..........7

2.2.1. Nghề nghiệp chính của chủ hộ : ..................................................................7
2.2.2. Kinh nghiệm của hộ : ..................................................................................8

2.2.3. Trình độ học vấn của chủ hộ : .....................................................................9
2.2.4. Giới tính của chủ hộ : ................................................................................10
2.2.5. Số nhân khẩu của hộ (quy mô hộ:) ..........................................................10
2.2.6. Tỷ lệ phụ thuộc : .......................................................................................11


2.2.7. Diện tích đất sản xuất : ..............................................................................11
2.2.8. Số hoạt động tạo ra thu nhập:....................................................................12
2.2.9. Khả năng tiếp cận nguồn vốn (từ nguồn chính thức):...............................13
2.3.

CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................15

2.3.1. Một số nghiên cứu nước ngoài:.................................................................15
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước: ......................................................................16
2.4.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2: ............................................................................19

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................20
3.1.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................................20

3.1.1. Khung phân tích ........................................................................................20
3.1.2. Mô hình đánh giá tác động ........................................................................20
3.2.

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................23


3.2.1. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình.............................................23
3.2.2. Dữ liệu thứ cấp ..........................................................................................24
3.2.3. Dữ liệu sơ cấp............................................................................................24
3.2.3.1.

Chọn đối tượng điều tra ....................................................................24

3.2.3.2.

Phương pháp chọn mẫu .....................................................................25

3.2.3.3.

Thiết kế bảng hỏi định lượng ............................................................25

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................25
3.3.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..............................................................................26

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................27
4.1.

TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .................................................27

4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu .......................27
4.1.1.1.

Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên. ......................................................27


4.1.1.2.

Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phú Tân ..................................28

4.1.2. Tình hình nghèo tại địa bàn nghiên cứu ....................................................30
4.1.3. Kết quả triển khai nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa
bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau ..........................................................................33
4.1.4. Đánh giá những khó khăn, vướng mắc .....................................................37


4.2.

ẢNH HƯỞNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO

TẠI HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU ............................................................38
4.2.1. Thông kê mô tả, phân tích kết quả nghiên cứu : .......................................38
4.2.1.1.

Thu nhập với nghề nghiệp của chủ hộ ..............................................38

4.2.1.2.

Thu nhập với kinh nghiệm của chủ hộ ..............................................39

4.2.1.3.

Thu nhập với số năm đi học của chủ hộ............................................39

4.2.1.4.


Thu nhập với giới tính của chủ hộ : ..................................................40

4.2.1.5.

Thu nhập với số nhân khẩu của hộ (quy mô hộ) :.............................41

4.2.1.6.

Thu nhập với tỷ lệ phụ thuộc ............................................................42

4.2.1.7.

Thu nhập với diện tích đất của hộ .....................................................42

4.2.1.8.

Thu nhập với số hoạt động tạo thu nhập ...........................................43

4.2.1.9.

Thu nhập với nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo ..........44

4.2.1.10. Thu nhập của hộ ................................................................................45
4.2.2. Tác động của nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu nhập
của hộ nghèo .........................................................................................................46

4.3.

4.2.2.1.


Kiểm định điều kiện của phương pháp khác biệt kép .......................46

4.2.2.2.

Tiếp cận nguồn vốn Chương trình mục tiêu giảm nghèo .................47

Lựa chọn mô hình hồi quy : .......................................................................48

4.2.3. Kiểm định tổng quát mô hình nghiên cứu.................................................50
4.2.3.1.

Kiểm định hệ số hồi quy ...................................................................50

4.2.3.2.

Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ..........................................50

4.2.3.3.

Kiểm định hiện tượng tuyến của các biến độc lập ............................51

4.2.4. Phân tích tác động của nguồn vốn Chương trình mục tiêu đến thu nhập
của hộ nghèo thuộc vùng khó khăn .......................................................................51
4.4.

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ..............................................................................54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................55
5.1.


KẾT LUẬN ..................................................................................................55

5.2.

ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .................................................................55

5.3.

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ...............................................................55


5.3.1. Hoàn thiện chính sách giảm nghèo ...........................................................56
5.3.2. Bố trí nguồn vốn kịp thời, hợp lý ..............................................................56
5.3.3. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn Chương trình mục tiêu ................................57
5.3.4. Nâng cao trình độ dân trí ở khu vực nông thôn ........................................58
5.3.5. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở nhằm
phát huy hiệu quả nguồn vốn ................................................................................58
5.3.6. Các chính sách khác ..................................................................................59
5.4.

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ..59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1: BIẾN QUAN SÁT TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 23
BẢNG 4.1: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN PHÚ TÂN TỪ NĂM 2012 ĐẾN 2015 .. 28
BẢNG 4.3: SẢN LƯỢNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2012-2015 .................................... 29

BẢNG 4.3: THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA HUYỆN PHÚ TÂN (20122015) .................................................................................................................................... 29
BẢNG 4.4: SỐ LIỆU THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI NĂM 2015 CÁC
HUYỆN, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH CÀ MAU ............................................................ 30
BẢNG 4.5: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO NĂM 2015
............................................................................................................................................. 31
BẢNG 4.6: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO THEO
CHUẨN MỚI) ..................................................................................................................... 32
BẢNG 4.7: TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 80/NQ-CP CỦA
CHÍNH PHỦ VỀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2012-2015
............................................................................................................................................. 33
BẢNG 4.1 : THU NHẬP VỚI NGHỀ NGHIỆP CỦA CHỦ HỘ ...................................... 38
BẢNG 4.2: THU NHẬP VỚI KINH NGHIỆM CỦA CHỦ HỘ ....................................... 39
BẢNG 4.3: THU NHẬP VỚI SỐ NĂM ĐI HỌC CỦA CHỦ HỘ .................................... 40
BẢNG 4.4 : THU NHẬP VỚI GIỚI TÍNH CỦA CHỦ HỘ .............................................. 40
BẢNG 4.5: THU NHẬP VỚI SỐ NHÂN KHẨU CỦA HỘ ............................................. 41
BẢNG 4.6: THU NHẬP VỚI TỶ LỆ PHỤ THUỘC ......................................................... 42
BẢNG 4.7: THU NHẬP VỚI DỆN TÍCH ĐẤT CỦA HỘ ................................................ 43
BẢNG 4.8: THU NHẬP VỚI SỐ HOẠT ĐỘNG TẠO THU NHẬP ................................ 44
BẢNG 4.9: THU NHẬP VỚI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU GIẢM
NGHÈO ............................................................................................................................... 45
BẢNG 4.10: THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH................................................................ 46
BẢNG 4.11: KHÁC BIỆT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 2 NHÓM HỘ
THỜI ĐIỂM 2012 ................................................................................................................ 47
BẢNG 4.12: KHOẢN MỤC NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU TỪ 20122015 ..................................................................................................................................... 48


BẢNG

4.13: THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRƯƠC VÀ SAU KHI TIẾP CẬN


NGUỒN VỐN CTMTGN ................................................................................................... 48
BẢNG 4.14: KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA MÔ HÌNH ........................................................ 49
BẢNG 4.13 : KẾT QUẢ HỒI QUY CỦA MÔ HÌNH VÀ VIF ......................................... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH 3-1: KHUNG NGHIÊN CỨU DO TÁC GIẢ TỔNG HỢP...................................... 20
HÌNH 3-2: ĐỒ THỊ BIỂU DIỄN TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP KHÁC BIỆT KÉP
............................................................................................................................................. 22


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHYT

Bảo hiểm y tế

DID

Khác biệt trong khác biệt, còn gọi là khác biệt kép

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

CSHT


Cơ sở hạ tầng

ĐBKK

Đặc biệt khó khăn

CTMTGN

Chương trình mục tiêu giảm nghèo


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Xóa đói giảm nghèo không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
ta mà còn là công việc của toàn xã hội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và
giữa các dân tộc, các nhóm dân cư. Xác định tầm quan trọng của công tác xóa đói
giảm nghèo, ngày 08/10/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1489/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2012-2015. Theo đó, mục tiêu của Chương trình là cải thiện và từng bước
nâng cao điều kiện sống của nguời nghèo ở vùng khó khăn, vùng bãi ngang ven
biển và hải đảo; thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng; tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm)
theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011-2015.
Theo Báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, từ năm 2012 đến năm 2014,
tổng kinh phí đã bố trí để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo để
xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh gần 62 tỷ đồng; trong đó, huyện Phú Tân
được phân bổ hơn 4,5 tỷ đồng. Ngoài ra, huyện được phân bổ nguồn vốn cho vay

tín dụng chương trình mục tiêu giảm nghèo thông qua Phòng Giao dịch Ngân hàng
Chính sách Xã hội huyện với hơn 50 tỷ đồng. Phú Tân là một trong 06 huyện ven
biển của tỉnh Cà Mau, được tái lập vào ngày 01/01/2004. Huyện có 9 đơn vị hành
chính, gồm 8 xã và 01 thị trấn; trong đó Tân Hải là xã đặc biệt khó khăn vùng bãi
ngang ven biển theo Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 16/6/2004 của Thủ
tướng Chính phủ và thuộc danh mục đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu
Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015. Tân Hải là xã bãi ngang, ven biển với
nhiều kênh, rạch giao thông chủ yếu bằng đường thủy. Do xã không nằm ở vị trí
chiến lược, không tiếp giáp với các tuyến đường thủy lớn và đường Quốc lộ nên
không có lợi thế cho phát triển thương mại và dịch vụ, người dân sống chủ yếu bằng
nghề nuôi trồng thủy sản và mua bán nhỏ lẻ.


2

Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo toàn
huyện Phú Tân là 9,1%, với 2.237 hộ (Trong đó, xã Tân Hải chiểm tỷ lệ 12,53% với
293 hộ), tăng 1.170 hộ so với năm 2014, do điều chỉnh chuẩn nghèo theo chí mới.
Những năm qua, Huyện đã thực thi nhiều chính sách hỗ trợ giảm nghèo như giao
đất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Bên
cạnh đó, hàng năm Huyện được Tỉnh phân bổ nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu
giảm nghèo để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, cho hộ nghèo vay vốn, giải quyết
việc làm…Tuy nhiên, qua số liệu điều tra, rà soát hộ nghèo trên địa bàn Huyện vào
cuối năm 2015 cho thấy công tác giảm nghèo trên địa bàn chưa thật sự bền vững,
chỉ cần có chính sách nâng chuẩn nghèo từ 400.000 đồng/người/tháng (đối với nông
thôn) và 500.000 đồng/người/tháng (đối với thành thị)

lên 700.000

đồng/người/tháng (đối với nông thôn) và 900.000 đồng/người/tháng (đối với thành

thị) thì số hộ nghèo đã tăng lên gấp đôi. Đến nay, hiệu quả của Chương trình mục
tiêu giảm nghèo vẫn là dấu hỏi lớn về mặt chính sách. Thực tế, nguồn vốn chương
trình mục tiêu giảm nghèo có góp phần tăng thu nhập của người dân nghèo tại địa
bàn huyện Phú Tân hay không? Từ đó tác giả chọn đề tài “Tác động của nguồn
vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu nhập của người dân thuộc vùng
khó khăn trên địa bàn huyện Phú Tân” để nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
Đánh giá tác động của nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm nghèo đến thu
nhập của hộ nghèo thuộc vùng khó khăn trên địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.
Tìm hiểu xem phải chăng Chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo có tác
động làm tăng thu nhập của các hộ dân thuộc vùng khó khăn nhưng tổng thể thu
nhập các hộ này giảm là do nguyên nhân khác.
Đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện chương trình xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn huyện Phú Tân.


3

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Hộ nghèo tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau và nguồn vốn chương trình mục
tiêu giảm nghèo là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
1.3.2.

Phạm vi thu thập dữ liệu


Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012-2015 từ
Ban quản lý dự án và phòng Tài chính huyện Phú Tân về chương trình MTQG giảm
nghèo; niên giám thống kê huyện Phú Tân; Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội
huyện Phú Tân của các năm 2012, 2013, 2014, 2015.
Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 12/2015 đến tháng 01/2016
1.3.3.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp bán thí nghiệm (khác biệt trong khác biệt) kết
hợp với mô hình hồi quy đa biến.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn từ chương trình MTQG
về xóa đói giảm nghèo của các hộ nghèo sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn
tổng quát hơn về những khó khăn và hạn chế trong quá trình sử dụng vốn của các
hộ nghèo hiện nay.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của bài luận văn sẽ cung cấp một tài liệu
tham khảo cho các nhà quản lý ở địa phương và các ngành chức năng thực hiện tốt
hơn công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân trong thời gian tới.
Đồng thời, bài luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao được hiệu
quả sử dụng vốn cho các hộ nông dân nghèo để họ nhanh chóng thoát nghèo và
thoát nghèo bền vững.


4

1.5. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý
nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Trong chương này sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề thu
nhập. Nêu lại những nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định
các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình và đề xuất đưa ra mô hình nghiên
cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trong chương này, sẽ trình bày khung phân tích, từ đó đưa ra mô hình đánh
giá tác động, và trình bày phương pháp phân tích số liệu, thiết kê bảng câu hỏi cũng
như phương pháp điều tra, chọn mẫu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này sẽ trình bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, kết quả
nghiên cứu sơ bộ, phân tích sự tác động của nguồn vốn chương trình mục tiêu giảm
nghèo đến thu nhập của hộ dân nghèo.
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách.
Chương này sẽ trình bày những kết luận tổng quát của đề tài và đưa ra những
khuyến nghị một số giải pháp đến chính quyền địa phương nhằm nâng cao thu nhập
cho người dân địa phương. Đồng thời cũng nêu ra thêm những hạn chế của kết quả
nghiên cứu trong đề tài và những định hướng nghiên cứu sắp tới.


5

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1.

Nghèo


Theo Ngân hàng thế giới “Nghèo là tình trạng thiếu thốn nhiều phương diện,
thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng
trong những lúc khó khăn, dễ bị tổn thương trong hoàn cảnh bất lợi, ít có khả năng
truyền đạt nhu cầu đến những người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào
quá trình ra quyết định, cảm giác bị xỉ nhục…”
Ngân hàng thế giới đưa ra chuẩn nghèo đối với các nước có thu nhập thấp,
theo đó người nghèo là những người có thu nhập bình quân dưới 1,25 USD/ngày
(năm 2005). Chuẩn nghèo của Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2011-2015 ở khu
vực nông thôn 400.000 đồng/người/tháng trở xuống và 500.000 đồng/người/tháng
trở xuống đối với thành thị.
Đo lường nghèo là việc không đơn giản vì bởi bản thân khái niệm nghèo đã
rất phức tạp và có nhiều khía cạnh. Cách tiếp cận để đo lường nghèo phổ biến là so
sánh thu nhập hoặc tiêu dùng của cá nhân hay hộ với ngưỡng hay tiêu chuẩn mức
sống tại thời điểm đó.
Một cách hiểu khác thì nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống
dưới ngưỡng quy định của sự nghèo. Không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc
gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà mỗi quốc gia có chuẩn nghèo riêng
và nó cũng thay đổi theo thời gian.
2.1.2.

Chương trình mục tiêu giảm nghèo

Theo tinh thần Quyết định 1489/QĐ-TTg thì Chương trình mục tiêu giảm
nghèo nhằm thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện
điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh
hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ


6


bản. Chương trình gồm có 4 dự án thành phần gồm: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các
huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo; Hỗ trợ
đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các
thôn, bản đặc biệt khó khăn; Nhân rộng mô hình giảm nghèo và Hỗ trợ nâng cao
năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình.
Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình là 27.509 tỷ đồng, chi cho các huyện
nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn, người nghèo, hộ nghèo, ưu tiên chủ hộ là nữ và hộ nghèo dân tộc thiểu
số trên địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Từ nguồn
vốn này, mục tiêu Chương trình đặt ra là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện,
xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí
nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh
hoạt… nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng
lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo;
tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (thị
trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng
hóa đầu vào, đầu ra...) hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh thu
nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
2.1.3.

Thu nhập :

Theo Samuelson và Nordhause (1997), thu nhập là số tiền thu được hay tiền
mặt mà một người hay hộ gia đình kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là một năm).
Tổng Cục Thống kê (2010) định nghĩa về thu nhập như sau :
Thu nhập là tổng số tiền mà một người hay một gia đình kiếm được trong 1
ngày, 1 tuần hay 1 tháng, hay nói cụ thể hơn là tất cả những gì mà người ta thu được
khi bỏ công sức lao động một cách chính đáng được gọi là thu nhập.

Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng thu
nhập trong năm của hộ gia đình cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.


7

2.1.4.

Thu nhập của hộ gia đình :

Singh và Strauss (1986) cho rằng thu nhập của hộ gia đình gồm thu nhập
chính từ nông nghiệp và thu nhập từ phi nông nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa như sau: Thu nhập của hộ gia
đình là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản
xuất mà hộ gia đình và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất
định, thường là 1 năm, bao gồm: (1) thu từ tiền công, tiền lương, (2) thu từ sản xuất
nông, lâm, nghiệp, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (3) thu từ
ngành nghề phi nông, lâm, thủy sản (đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất), (4)
thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền bán tài sản, vay thuần túy, thu nợ
và các khoản tiền chuyển nhượng vốn nhận được).
2.2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH:
2.2.1. Nghề nghiệp chính của chủ hộ :
Thu nhập của mỗi cá nhân có được do phải bỏ sức lao động tham gia vào các
hoạt động lao động. Trong mỗi hộ gia đình, sự đóng góp lao động của mỗi cá nhân
mang lại giá trị kinh tế cho gia đình thông qua nguồn thu nhập hàng ngày, hàng
tháng hoặc cả một năm cho cả hộ gia đình. Do đó, để tạo ra sản phẩm có giá trị đòi
hỏi phải có nguồn vốn con người tích lũy được thông qua yếu tố trình độ, kinh
nghiệm việc làm và các kỹ năng khác của mỗi người khi tham gia lao động.
Đa số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đều có thu nhập thấp hơn
so với các khu vực còn lại (phi nông nghiệp) do lao động trong lĩnh vực nông

nghiệp thường sẽ có nhiều rủi ro hơn như: thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường
không ổn định. Trong nghiên cứu của Nguyễn Sinh Công (2004) tại địa bàn huyện
Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ đã kết luận rằng: với giả định các yếu tố không đổi, nếu
chủ hộ làm nghề nông thì thu nhập bình quân đầu người của hộ sẽ giảm 16,35%.
Theo nghiên cứu của Trương Minh Lễ (2010), nghiên cứu về tình trạng
nghèo huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đã kết luận rằng: khi các yếu tố khác không


8

đổi, nếu hộ này làm nông nghiệp thì dẫn đến thu nhập thấp và xác suất nghèo của hộ
tăng lên 80,09%.
Nguyễn Hữu Tịnh (2010), trong 330 hộ điều tra mẫu tại huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước kết luận: tỷ lệ hộ nghèo (thu nhập thấp) của nhóm hộ có chủ hộ làm nghề
phi nông nghiệp là 4,55%, trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo đối với chủ hộ làm lĩnh vực
nông nghiệp là 11,19% (cao hơn 6,64% so với chủ hộ làm nghề phi nông nghiệp).
Điều này cho thấy thu nhập của nhóm hộ làm lĩnh vực nông nghiệp là rất
thấp so với hộ có nghề nghiệp, lĩnh vực phi nông nghiệp.
2.2.2.

Kinh nghiệm của hộ :

Theo Nguyễn Xuân Thành (2009), cho rằng thu nhập của mỗi lao động bị
ảnh hưởng bởi yếu tố số năm đi học và kinh nghiệm làm việc.
Kinh nghiệm là những kỹ năng, bí quyết trong sản xuất. Theo kết quả nghiên
cứu của Võ Thị Mỹ Trang (2010) ở 180 trang trại và hộ nông dân của 25 xã thuộc 3
huyện phía Bắc tỉnh Bình Dương thì kinh nghiệm có tác động đến thu nhập của hộ
nông dân. C.R.Wharton (1963) cho rằng nếu tất cả những yếu tố đầu vào là giống
nhau, hai nông dân với sự khác nhau về kinh nghiệm và kiến thức thì sẽ có kết quả
sản xuất khác nhau hoàn toàn.

Theo Bùi Quang Minh (2008), ứng dụng hàm Mincer nghiên cứu về vốn con
người đối với thu nhập các hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên, kết quả nghiên cứu
cho thấy kinh nghiệm làm việc có ảnh hưởng đến thu nhập, nếu chủ hộ có số năm
kinh nghiệm tăng 1 điểm thì thu nhập tăng lên 0,577 điểm. Số năm làm việc của chủ
hộ càng nhiều thì thu nhập bình quân của hộ sẽ càng tăng, đa số các hộ gia đình khu
vực nông thôn làm nông nghiệp nên kinh nghiệm là yếu tố rất quan trọng quyết định
đến năng suất lao động.
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2011) tại huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long với số mẫu khảo sát là 183 hộ, kết quả kết luận rằng: biến số kinh


9

nghiệm có hệ số dương 0,305 ở mức ý nghĩa 5% cho thấy số năm kinh nghiệm làm
việc của chủ hộ càng cao thì thu nhập bình quân của hộ càng tăng.
Huỳnh Trường Vy và Ông Thế Vinh (2009) cũng cho rằng: kinh nghiệm làm
việc đóng góp tích cực đến vấn đề thu nhập của lao động nhập cư.
2.2.3.

Trình độ học vấn của chủ hộ :

Chất lượng lao động của hộ thể hiện ở trình độ học vấn, sự hiểu biết, kỹ
năng, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất… tuy nhiên người có
trình độ học vấn thấp (số năm đi học ít) thường hiểu biết ít và thiết khả năng tiếp
thu các ý kiến chuyên môn để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình dẫn đến
hiệu quả sản xuất không cao, thu nhập thấp.
Theo Yang (2004) cho rằng học vấn là mấu chốt của sự phát triển và trình độ
học vấn cũng giúp người nông dân tăng cường khả năng nắm bắt thông tin, điều đó
một phần giúp người nông dân có thêm cơ hội tham gia hoạt động phi nông nghiệp
và tìm việc làm ở đô thị.

Solow (1957) cho rằng giáo dục làm cho lao động hiệu quả hơn thông qua
các tiến bộ kỹ thuật. Điều này xuất phát từ thực tế là giáo dục cho phép mọi người
thích nghi dễ dàng hơn với những thay đổi của xã hội và kỹ thuật. Vì vậy, trình độ
học vấn của chủ hộ và những người trong gia đình có ảnh hưởng đến khả năng thu
nhập của gia đình.
Marshall (1890), kiến thức là động lực mạnh mẽ của sản xuất. Cùng với quan
điểm Wharton (1963) cho rằng: với tất cả nguồn lực đầu vào giống nhau, hai nông
dân với sự khác nhau về trình độ kỹ thuật nông nghiệp sẽ có kết quả sản xuất khác
nhau. Một tỷ lệ lớn người nghèo là nông dân, những người thường thiếu những kỹ
năng, kỹ thuật sản xuất và khả năng tiếp cận với các nguồn lực phát triển khác cũng
rất thấp.
Okurut và cộng sự (2002) trong phân tích về nghèo ở Uganda ông kết luận
rằng trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì hộ gia đình càng giàu có.


10

Bùi Quang Bình (2008) và Nguyễn Đức Thắng (2002) cũng kết luận rằng
những người có trình độ học vấn cao hơn sẽ có mức thu nhập cao hơn.
2.2.4.

Giới tính của chủ hộ :

Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), ở các nước đang phát triển, nơi còn có
những thành kiến về vai trò của người phụ nữ còn tương đối khắt khe thì giới tính
của chủ hộ có ảnh hưởng đến khả năng nghèo của hộ. Nghiên cứu đánh giá những
hộ có chủ hộ là nữ giới thì khả năng nghèo cao hơn những hộ là nam giới, đặc biệt
là những vùng nông thôn nghèo, nơi mà phụ nữ ít có cơ hội tiếp xúc với những việc
làm có thu nhập cao mà thường xuyên làm việc nội trợ trong nhà, cuộc sống dựa
vào nguồn thu nhập từ nam giới.

Bùi Quang Bình (2008) cũng kết luận rằng giới tính của chủ hộ cũng ảnh
hưởng thu nhập của hộ, nếu chủ hộ là nam giới thì thu nhập của hộ sẽ cao hơn 0,237
điểm. Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự (2006) nghiên cứu số liệu điều tra mức sống
hộ gia đình Việt Nam năm 2002 kết luận rằng thu nhập bình quân nữ giới chỉ bằng
85% thu nhập của nam giới (riêng ở khu vực nông thôn của nữ giới chỉ bằng 66%
thu nhập của nam giới).
2.2.5.

Số nhân khẩu của hộ (quy mô hộ:)

Hộ gia đình đông con thì thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình sẽ
giảm, điều này càng đúng khi các hộ gia đình nông thôn phần đông hộ sản xuất
nông nghiệp để tạo thu nhập là chủ yếu, vì thế trong điều kiện diện tích đất canh tác
hạn chế việc tăng nhân khẩu thì làm giảm thu nhập bình quân của hộ.
Okurut và cộng sự (2002) trong phân tích về nghèo ở Uganda đã kết luận
rằng quy mô (số người trong hộ) gia đình càng lớn thì hộ trở nên nghèo hơn.
Trong nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2006) tại tỉnh Bình Phước, quy mô hộ
tập trung của tỉnh là 4,76 người/hộ, trong khi đó quy mô trung bình của hộ nghèo là
5,46 người/hộ, hộ giàu là 2,82 người/hộ. Điều này chứng tỏ hộ gia đình có thu nhập
cao thì số người trong hộ ít hơn so với hộ có thu nhập thấp.


11

Nghiên cứu của Nguyễn Sinh Công (2004) khẳng định: nếu quy mô của hộ
gia đình tăng thêm một người thì thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm 9,2%.
2.2.6.

Tỷ lệ phụ thuộc :


Theo Nguyễn Trọng Hoài (2010), người phụ thuộc là người không tham gia
lao động tạo ra thu nhập cho hộ gia đình. Người phụ thuộc càng cao đồng nghĩa với
việc có nhiều người ăn theo hơn nhưng lại có ít người lao động hơn. Kết quả cho
thấy tỷ lệ phụ thuộc càng cao thì gánh nặng đối với hộ gia đình càng lớn, các thành
viên có lao động phải gánh nặng cho các thành viên không thể lao động, do vậy sẽ
làm giảm thu nhập bình quân của hộ.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Sinh Công (2004) đã kết luận rằng nếu tỷ lệ
phụ thuộc càng cao thì thu nhập bình quân đầu người của hộ càng thấp.
Nghiên cứu của Trương Châu (2014), tại địa bàn các xã biên giới tỉnh Tây
Ninh, cho rằng tỷ lệ phụ thuộc có quan hệ nghịch biến với biến phụ thuộc (biến thu
nhập). Với các yếu tố khác không đổi nếu quy mô hộ tăng thêm 1 người thì thu
nhập bình quân của hộ sẽ giảm 133.935đ.
2.2.7.

Diện tích đất sản xuất :

Theo Huỳnh Trường Vy và cộng sự (2008) cho rằng đất đai là tài sản quan
trọng đối với hộ nông dân và khả năng tiếp cận với đất (về số lượng và chất lượng)
là một yếu tố quyết định đối với sản xuất nông nghiệp và có ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ. Do đó thiếu đất sản xuất nông nghiệp hoặc không có đất sản xuất nông
nghiệp thường dẫn đến thu nhập của hộ thấp. Nghiên cứu cũng cho thấy diện tích
đất đai của hộ nông dân có ảnh hưởng chiều thuận đối với thu nhập bình quân đầu
người của hộ gia đình, các hộ gia đình có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn
thường là các hộ khá, giàu. Phần lớn các hộ nghèo là những hộ có diện tích đất ít
hoặc không có đất sản xuất.
Tình trạng hộ nông dân không có đất sản xuất hoặc có rất ít đất sản xuất cũng
là khó khăn lớn cho việc nâng cao thu nhập, bởi vì với diện tích nhỏ hẹp, mỗi hộ tự


12


canh tác riêng lẻ, sẽ rất trở ngại cho sản xuất hiện đại, từ đó giá thành sản phẩm cao
không đồng đều, sản xuất lãi ít dẫn đến thu nhập thấp.
Theo Nguyễn Sinh Công (2004), Mwanza (2011) đã chứng minh cho thấy
thu nhập của hộ tỷ lệ thuận với diện tích đất sản xuất, tức diện tích đất sản xuất càng
nhiều thì thu nhập của hộ càng cao. Lê Thanh Sơn (2008) cho thấy trung bình mỗi
hộ gia đình vùng biên giới Tây Nam Bộ là 0,9 ha đất sản xuất, trong khi đó: hộ
nghèo có 0,43 ha và hộ không nghèo là 1,1 ha (Trương Châu, 2014).
2.2.8.

Số hoạt động tạo ra thu nhập:

Theo Park (1992), trong nghiên cứu của ông, ông cho rằng năng suất lao
động là điều kiện để thay đổi thu nhập và đó là nguyên nhân dẫn đến thay đổi thu
nhập. Cùng với ý kiến này Mankiw (2003) cho rằng sự khác biệt trong thu nhập
giữa các nước chính là do khác biệt về năng suất lao động.
Hoạt động nông nghiệp là hoạt động chủ yếu ở nông thôn, tuy nhiên các hoạt
động nông nghiệp thường theo mùa vụ và phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự
nhiên. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập (nghề nghiệp phụ) giúp hộ nông dân cải
thiện và tăng thêm thu nhập.
Reardon (2001), cho rằng đa dạng hóa được hiểu như một hình thức tự đảm
bảo thu nhập trên cơ sở lựa chọn các hoạt động có ít biến động ảnh hưởng tiêu cực
đến thu nhập.
Micevska và Rahut (2007) cho rằng vùng nông thôn ngày nay đã từng bước
tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh tế phi nông nghiệp, các hoạt động này góp
phần làm tăng thu nhập của họ (Trương Châu 2014).
Nghiên cứu của Võ Thị Mỹ Trang (2010) cũng cho thấy giữa hộ giàu và hộ
nghèo có cách sử dụng công cụ đa dạng hóa với mục đích khác nhau. Việc đa dạng
hóa được xem là cách để tăng thu nhập cho hộ gia đình, giảm nghèo và khai tốt các
nguồn lực có sẵn của hộ.



13

Tại tỉnh Phú Thọ, Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010) đã kết luận
mô hình đa dạng có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập của hộ, thu nhập của hộ sẽ
tăng lên 0,85% nếu hộ gia đình đa dạng hóa sản xuất.
2.2.9.

Khả năng tiếp cận nguồn vốn (từ nguồn chính thức):

Theo Scoones (1998), các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình bao
gồm: vốn tự nhiên, vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội. Trong đó vốn tự
nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên… là cơ sở cho các hoạt
động kinh tế của con người. Vốn con người mô tả các yếu tố như: giáo dục, lực
lượng lao động, giới tính. Nguồn vốn này được khai thác sử dụng trong quá trình
người lao động tham gia và sản xuất và được phản ánh qua năng suất lao động và
hiệu quả lao động của họ. Vốn tài chính bao gồm: các khoản tiết kiệm và tín dụng,
cho biết khả năng của một hộ gia đình trong việc tiết kiệm và tiếp cận vốn cho đầu
tư và các hoạt động tạo ra thu nhập. Vốn xã hội bao gồm phần lớn xây dựng giữa
những con người với nhau: đó là sự tin tưởng, hiểu biết lẫn nhau và chia sẻ những
giá trị đạo đức, phong cách kết nối thành những thành viên trong các cộng đồng lại
với nhau: Sự hiểu biết lẫn nhau và sự chia sẻ những giá trị đạo đức, phong cách kết
nối thành viên trong các tập đoàn, các cộng đồng lại với nhau (trích bởi Đinh Phi
Hổ, năm 2014).
Bên cạnh đó, Karttunen (2009) cho rằng nguồn lực vốn con người của hộ gia
đình và các yếu tố nhân khẩu xã hội như giới tính, trình độ học vấn của chủ hộ cùng
với tỷ lệ phụ thuộc ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Theo WB năm 2007, các nhân tố có thể gây ra tình trạng nghèo đói bao gồm:
“Sự tách biệt về địa lý, thiếu nguồn nhân lực về đất đai, điều kiện tự nhiên, quản lý

nhà nước yếu kém, bất bình đẳng, cơ sở hạ tầng khu vực, khả năng tiếp cận hàng
hóa dịch vụ công, quy mô hộ, tuổi tác, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng việc
làm, tính dân tộc”. Từ đó, có thể thấy được có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của người nghèo. Nguyễn Bích Đào (2008), cho rằng tín dụng có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế nông thôn. Và vốn là điều kiện quan trọng, thiết yếu


14

ban đầu của các nông hộ kết hợp với trình độ sản xuất kinh doanh, tiếp thu khoa học
kỹ thuật và nắm bắt thông tin thị trường sẽ giúp nhiều hộ mạnh dạn áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Theo Đinh Phi Hổ (2007) nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Cần Thơ gồm các
huyện: Ô Môn, Bình Thủy, Cái Răng, Vị Thanh, Cờ Đỏ, Phong Điền cho thấy quy
mô vốn có tác động đến thu nhập. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, thu
nhập hộ gia đình tháp và tiết kiệm cũng thấp. Và khi tiết kiệm thấp dẫn đến thiếu
hụt vận dụng, lại tiếp tục dẫn đến thu nhập thấp. Mwanza (2011) kết luận rằng: có
mối quan hệ tích cực giữa tiếp cận tín dụng và thu nhập. Nếu các yếu tố khác trong
mô hình không đổi, các hộ gia đình có tiếp cận tín dụng có thu nhập trung bình cao
hơn 0,85%.
Bên cạnh đó, thì việc đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất,
kinh doanh và dân sinh đối với các vùng khó khăn cũng không kém phần quan
trọng. Nó ảnh hưởng và quyết định đến trình độ phát triển của đất nước nói chung
và của vùng khó khăn nói riêng. Cesar và Luis Serven (2004) sau khi nghiên cứu bộ
dữ liệu ở 121 nước trong thời kỳ 1960-2000 đã đưa ra hai kết luận quan trọng là: (1)
trình độ kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (2) trình độ
kết cấu hạ tầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập càng giảm. Từ hai
kết luận này, các tác giả đã đưa ra một kết luận chung là trình độ kết cấu hạ tầng có
tác động mạnh đến công tác xóa đói giảm nghèo.
Và nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu mà tác giả đang nghiên cứu chủ yếu

được dùng để đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là hạ tầng thiết
yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt… và cho vay vốn ưu đãi, tạo điều kiện
cho hộ nghèo tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững.


×