Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SINH KẾ, CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ CỦA NGƯỜI DÂN Ở VÙNG TRUNG TRUNG BỘ ( Địa bàn nghiên cứu: Quảng Nam)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.92 KB, 66 trang )

1

Viện khoa học và công nghệ Việt Nam
Viện Địa Lý



Dự án Biến đổi khí hậu P1-08 Vie

Đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện
tự nhiên , môi trường và phát triển kinh tế xã hội ở
Trung Trung bộ Việt Nam



Chuyên đề 9

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI
VỚI SINH KẾ, CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ CỦA
NGƯỜI DÂN Ở VÙNG TRUNG TRUNG BỘ
( Địa bàn nghiên cứu:Quảng Nam)





Chủ nhiệm chuyên đề: TS. Nguyễn Trọng Xuân
Tham gia: TS. Nguyễn Can
TS. Trần Thảo Nguyên
CN.Trần Hoàng Sa
Th.s Nguyễn thị Hải Yến


CN. Lê Hạnh Liên









Hà nội, 2009- 2010



2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC VẤN
ĐỀ VỀ SINH KẾ
1. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững.
2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên
cứu

CHƯƠNG II: CÁC NGUỒN LỰC CHO SINH KẾ - THỰC TRẠNG SINH KẾ
CỦA DÂN CƯ QUẢNG NAM.
1. Sinh kế, nguồn lực và các vấn đề sử dụng tài nguyên
1.1. Về nguồn nhân
lực
1.2 Tác động của thị trường và hội nhập kinh tế đối với sản xuất và đời
sống của dân cư

1.3.Nguồn lực tài chính và vấn đề sinh kế của người dân
1.4. Tài nguyên và sinh kế.
2.Thực trạng sinh kế của người dân Quảng nam
2.1 Sinh kế truyền thống của người dân Quảng Nam theo ngành
2.2 Sinh kế của người dân Quảng Nam nhìn từ góc độ vùng
2.3 Mối quan hệ giữa sinh kế truyền thống với các điều kiện tự nhiên
2.4 Sinh kế mang tính đặc trưng của các loại hộ.
CHƯƠNG III: NHỮNG THAY ĐỔI SINH KẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH ĐẾN
THAY ĐỔI SINH KẾ CỦA DÂN CƯ QUẢNG NAM.
1.Thay đổi sinh kế dưới tác động của chính sách phát triển kinh tế
2. Thay đổi sinh kế dưới tác động của khoa học công nghệ
3. Thay đổi sinh kế dưới tác động của chính sách thị trường
4. Thay đổi sinh kế dưới tác động của BĐKH
4.1. Các yếu tố khí hậu tác động đến sinh kế
4.2. Tác động của BĐKH theo ngành
CHƯƠNG IV: NHẬN THỨC CỦA CHÍNH QUYỀN, CÁC TỔ CHỨC ĐOÀN
THỂ QUẦN CHÚNG VÀ NGƯỜI DÂN VỀ BĐKH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN SINH KẾ
1.Sự biến đối khí hậu vùng duyên hải Miền Trung và Quảng Nam
2. Nhận thức về BĐKH
2.1.Nhận thức về biến đổi khí hậu của chính quyền các cấp
2.2. Nhận thức về biến đổi khí hậu của các tổ chức đoàn thể
2.3.Nhận thức về biến đổi khí hậu của người dân
3. Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó nhằm giảm thiểu các tác động tiêu
cực của BĐKH
CHƯƠNG V: CÁCH ỨNG PHÓ CỦA CHÍNH QUYỀN VÀ CÁC TỔ CHỨC
ĐOÀN THỂ QUẦN CHÚNG VÀ NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỀ BĐKH VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI SINH KẾ
1. Quan điểmứng phó với đổi khí hậu của địa phương
2. Cách ứng phó của chính quyền và người dân đã sử dụng khắc phục, hạn

chế những tác động xấu do biến động của thời tiết để ổn định đời sống, phát
triển kinh tế;
KIẾN NGHỊ VỀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CỦA ĐỊA
PHƯƠNG
KẾT LUẬN


3


6
6
8

10
10
10
15
15


17
20
22
22
26
28
32

34

35
37
37
38
38
40


44
44
45
46
47
48


51


55
55


56

58

67



3
MỞ ĐẦU

Nước ta đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do các tác động của tình trạng BĐKH và
đã được Liên Hợp Quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH
và phát triển con người. Theo đó, đời sống của người dân ở các tỉnh nằm ven biển đang
có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi khí hậu toàn cầu.
Vùng Trung Trung bộ với 5 tỉnh nằm tiếp giáp ven biển, là đối tượng chịu ảnh hưởng
lớn của các quá trình thay đổi khí hậu. BĐKH là sự biến động trạng thái trung bình của
khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm. Những
biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và chủ yếu là
do các hoạt động của con người làm phát sinh khí nhà kính (KNK), gây ra sự nóng lên
toàn cầu, từ đó nước biển dâng sẽ làm mất phần lớn diện tích. Nước mặn xâm nhập sâu
vào nội địa. Các hiện tượng thiên tai xảy ra với cường độ lớn và tần suất cao như bão, lũ
lụt tàn phá khu vực. Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường có thể dẫn đến hạn hán,
cháy rừng hoặc mưa với lượng lớn gây ngập lụt, phá hoại sản xuất ảnh hưởng tới sinh
kế. Trong đó, những người nghèo sẽ phải hứng chịu các tác động đầu tiên và hủy hoại
mạnh nhất.
Thời gian gần đây, sự biến đổi khí hậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El
Nino và La Nina dẫn đến sự hạn hán và mưa không theo quy luật, ảnh hưởng rõ nét đến
quá trình sản xuất nông nghiệp, không chỉ vùng Trung Trung Bộ mà còn của cả Việt
Nam.
Trên thực tế, sinh kế của hàng triệu người ở vùng ven biển và vùng Trung Trung bộ sẽ
bị đảo lộn do nước biển dâng cao sẽ mất nhà, mất diện tích canh tác. Vấn đề này và
những hệ quả của nó đang khiến cho cuộc sống người nghèo và những người cận nghèo
vùng biển, vùng đồng bằng tiếp giáp biển bị đe dọa. Tuy là quốc gia tham gia Công ước
quốc tế về vấn đề này rất sớm, nhưng tại Việt Nam vấn đề về BĐKH lần đầu tiên được
đưa ra tại Quốc hội cách đây chưa lâu và nội dung BĐKH vẫn còn mờ nhạt, chìm đi
trong muôn ngàn vấn đề quốc kế dân sinh khác. Trước thực tế đó, Việt Nam sẽ cần phải
xây dựng một kế họach mang tầm chiến lược dài hơn và cần một quyết tâm lớn để giải

quyết mọi vấn đề, trong đó có vấn đề sinh kế cho người dân ở vùng chịu ảnh hưởng của
BĐKH
Sinh kế là cách mưu sinh của một người hoặc một nhóm người phụ thuộc chặt
chẽ vào nguồn lực, năng lực ra quyết định và những hoạt động kiếm sống nhằm đạt được
những mục tiêu và ước nguyện của họ. Tuy nhiên để mưu sinh, con người luôn phải chịu
áp lực về mọi phía, đó là các nguồn lực tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường Trong
các yếu tố tác động đến sinh kế : yếu tố khí hậu- môi trường có những tác động ngày
càng mạnh . Tình hình BĐKH đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh kế của các cộng
đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng dân cư nghèo.
Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng tần suất và cường độ bão, mưa lớn, nhiệt độ cao,
hạn hán tăng hơn nhiều trong thập niên vừa qua. Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp, đến cơ sở nền tảng của sản xuất nông nghiệp là hệ thống hạ
tầng kỹ thuật (như hệ thống thủy lợi), và hệ sinh thái nông nghiệp, đến các hoạt động
kinh tế, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và sức khỏe của người dân
4
Để ứng phó với BĐKH và khắc phục hậu quả và ổn định cuộc sống cho người
dân của các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của các vùng thiên tai, các vùng có nguy
cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, đòi hỏi có những nghiên cứu
cụ thể về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sinh kế, các nguồn lực kinh tế và quyền
hạn của người dân ở vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp cho người dân có thể
thích ứng với những biến động của thiên tai và ổn định sinh kế , góp phần thực hiện
công cuộc xóa đói giảm nghèo một cách thành công. Nhiệm vụ này đối với vùng Trung
Trung Bộ hết sức khó khăn , bởi đây là khu vực chịu tác động mạnh của các hiện
tượng biến động thời tiết, khí hậu nặng nề nhất nước.
Trung Trung Bộ là vùng chịu nhiều thiên tai nhất trên cả nước. Nhiều dấu hiệu
môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của
Dù còn nhiều thách thức nhưng đến nay công tác thông tin, truyền thông nâng cao
nhận thức cộng đồng nhằm ứng phó và thích nghi với sự BĐKH tiến tới tạo sinh kế bền
vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn nghiên cứu còn rất nhiều bất cập. Tác động của
các hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan đến đời sống nói chung và sinh kế của người

dân nói riêng là quá rõ ràng, nhưng không phải ai cũng nhận thức đúng về vấn đề biến
đổi khí hậu, nguyên nhân và hậu quả của nó . Vì vậy việc nghiên cứu ảnh hưởng của
BĐKH đối với sinh kế của người dân Quảng Nam nói riêng và của vùng Trung Trung
Bộ, nâng cao nhận thức cho người dân về tác động của BĐKH đến sinh kế sẽ góp phần
năng cao năng lực ứng phó nhằm giảm thiểu thấp nhất những tổn hại do tác động của
BĐKH và đó là lý do chúng tôi thực hiện đề mục này.
Đối với nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến sinh kế truyền thống của
dân cư các vùng chụi sự tác động mạnh của BĐKH ở Quảng Nam, tìm ra được mối liên
hệ giữa sinh kế và BĐKH, thấy được tác động của BĐKH đến những thay đổi trong sinh
kế của người dân vùng Trung Trung bộ Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng
Những vấn đề mà chúng tôi muốn làm rõ trong báo cáo này là :
- Thực trạng sinh kế - sinh kế truyền thống của người dân vùng nghiên cứu?
- Tác động của BĐKH đối với sinh kế và sự biến đổi sinh kế của người dân ?
- Nhận thức về BĐKH , khả năng ứng phó với BĐKH của địa phương
Nghiên cứu của chúng tôi được triển khai trong giai đoạn 2010-2011 ở địa bàn
tỉnh Quảng Nam .
Quảng Nam là một tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Việt
Nam, Phía bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía nam giáp tỉnh
Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp tỉnh Sêkoong
của nước CHDCND Lào. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Tam Kỳ. Quảng
Nam nổi tiếng với hai di sản văn hóa thế giới là Hội An và Mỹ Sơn. Trong những năm
gần đây, cùng với các tỉnh miền trung, Quảng Nam thường xuyên chịu ảnh hưởng của
bão và lũ lụt kéo dài. Quảng Nam là một trong những địa phương chịu nhiều thiên tai tại
Việt Nam. Mặc dù chính quyền địa phương trong thời gian gần đây đã có nhận thức về
mối quan hệ giữa các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu, nhưng họ vẫn
chưa có sự hiểu biết sâu sắc về các vấn đề này, đặc biệt là các tác động và tính dễ bị tổn
thương do BĐKH đến sinh kế ở cấp độ cộng đồng, cũng như việc lồng ghép các biện
pháp thích ứng BĐKH vào chiến lược và kế hoạch phát triển ở cấp tỉnh, huyện và cấp
xã. Diện tích của Quảng Nam là 10.406,83 km
2

,
dân số gần 1,5 triệu người, trong đó có
5
18% sống ở đô thị, 51% trong độ tuổi lao động. Các dân tôc thiểu số ở Quảng Nam như
Cơ tu, Co, Giẻ - Triêng, Xê Đăng, chiếm 7,2% dân số toàn tỉnh. Người dân địa phương
khu vực này này thường xuyên chịu các thiên tai nghiêm trọng như bão và lũ lụt kéo dài,
các hiện tượng đang ngày càng trở nên thường xuyên hơn với cường độ mạnh hơn do
ảnh hưởng của BĐKH. Vì thế những người dân ở đây dễ bị tổn thương hơn do tác động
trực tiếp và gián tiếp của BĐKH.
Hiện nay, hầu hết các đánh giá tác động của BĐKH ở cấp địa phương thường chỉ tập
trung vào việc đánh giá tổn thất, trong khi đó các đánh giá về tính dễ bị tổn thương do
BĐKH và khả năng thích ứng BĐKH nhằm tạo sinh kế bền vững vẫn còn hạn chế. Vì lý
do này, báo cáo của chúng tôi muốn đề cập đến sâu vấn đề: Ảnh hưởng của BĐKH đến
sinh kế và các nguồn lực kinh tế của vùng Trung Trung Bộ lấy Quảng Nam làm thí dụ.

































6
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ VỀ SINH KẾ.

1. Khái niệm sinh kế và sinh kế bền vững
1.1Khái niệm sinh kế:
Ý tưởng sinh kế được đề cập tới trong các tác phẩm nghiên cứu của R.Chamber
những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu của
F.Ellis, Barrett và Reardon, Morrison, Dorward Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa
khác nhau về sinh kế, tuy nhiên có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu
tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các
hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả
năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã

hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng.

Trong nhiều nghiên cứu của mình, F.Ellis cho rằng một sinh kế bao gồm những tài
sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những
hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thong qua
các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi
cá nhân hoặc mỗi nông hộ (Ellis, 2000).
Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFIA- Anh, 1998), sinh kế được hiểu là:
* Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với
những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được
các mục tiêu và ước nguyện của họ.
* Các nguồn lực mà con người có được bao gồm: vốn con người; vốn vật chất; vốn
tự nhiên; vốn tài chính và vốn xã hội.
1.2. Sinh kế bền vững.
Theo R.Chamber (1989); R.Reardon, and J.E.Taylor, (1996), một sinh kế được
xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục được trước tác động của những áp
lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong
hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các chính sách để xác định sinh kế cho người dân theo hướng bền vững được xác
định liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài.
Tiêu biểu cho các nghiên cứu này là Ellis (2004, 2005); Barrett and Reardon (2000). Các
nghiên cứu này đã chỉ ra mối liên hệ giữa mức độ tăng trưởng kinh tế, cơ hội sinh kế và
cải thiện đói nghèo của người dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách
cũng như các mối liên hệ và hỗ trợ xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo.
Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như khả năng
trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các mối quan hệ trong cộng đồng, các chính
sách phát triển… Tuy vậy, sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng
trong việc quyết định một sinh kế có bền vững hay không.
* Sinh kế của một cá nhân, một hộ gia đình, một cộng đồng được xem là bền vững
khi cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng đó có thể vượt qua những biến động trong cuộc sống

do thiên tai, dịch bệnh, hoặc khủng hoảng kinh tế gây ra.
7
* Phát triển hơn nguồn tài sản hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
Hiện nay, sinh kế bền vững đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà
nghiên cứu cũng như hoạch định chính sách phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.
Mục tiêu cao nhất của quá trình phát triển kinh tế ở các quốc gia là cải thiện được sinh
kế và nâng cao phúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư, đồng thời phải luôn đặt nó trong
mối quan hệ với phát triển bền vững. Các nghiên cứu về sinh kế hiện nay về cơ bản đã
xây dựng khung phân tích sinh kế bền vững trên cơ sở các nguồn lực của hộ gia đình bao
gồm nguồn lực vật chất, tự nhiên, tài chính, xã hội và nhân lực.
Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét những yếu tố khác
nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người, đặc biệt là những yếu tố gây khó khăn hoặc
tạo cơ hội trong sinh kế. Đồng thời, khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem
những yếu tố này liên quan với nhau như thế nào trong những bối cảnh cụ thể. Tổ chức
phát triển toàn cầu của Vương quốc Anh (DFID) đã đưa ra khung sinh kế bền vững như
sau:

















Hình 1: Sơ đồ khung sinh kế bền vững (DFID, 2001)

Vật chất
Nhân lực
Tự nhiên
Tài chính

Xã hội

CHIẾN
LƯỢC
SINH
KẾ
Tình
huống dễ
bị tổn
thương
- Các cú
sốc
- Các
khuynh
hướng
- Tính thời
vụ

Ảnh
hưởng

và khả
năng
tiếp
cận

Cơ cấu


- Các
cấp
chính
quyền
- Đơn v

tư nhân

Quá
trình
hình
thành
Luật lệ,
chính
sách,
văn
hóa, thể
chế tổ
chức…

Kết quả sinh
kế

-
Tăng thu
nhập
- Tăng s
ự ổn
định
- Giảm rủi ro
-
Nâng cao an
toàn lương
thực
- S
ử dụng bền
vững h
ơn các
ngu
ồn lực tự
nhiên

Cơ cấu và
tiến trình
thực hiện
TÀI SẢN SINH KẾ

8
Sinh kế bền vững phải bao hàm nội hàm của sinh kế và phải đảm bảo được các yếu
tố bền vững, đó là bền vững về môi trường, bền vững về kinh tế, và bền vững về xã hội
và bền vững về thể chế
Sinh kế bền vững hiện nay được coi là mục tiêu của các quốc gia trên thế giới
Vấn đề sinh kế luôn đi kèm với vấn đề môi trường và đói nghèo. Mối tương tác

giữa ba yếu tố này được biểu thị bằng “ Chỉ thị P-E- L”. Chỉ thị P-E-L xác định các yếu
tố hoặc biến số có thể xác định, định lượng được nhằm phản ánh sự tương tác giữa môi
trường, đói nghèo và sinh kế
Biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa tới toàn thể nhân loại. Nhưng những người
nghèo, lại là những người đang phải đối mặt với những thiệt hại sớm nhất và nghiêm
trọng nhất về phát triển con người” .
Dưới tác động của BĐKH, Sinh kế truyền thống bị phá vỡ, sinh kế mới chưa định hình
đã đẩy không ít nông dân vào diện nghèo đói do môi trường.
1.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Câu hỏi nghiên
cứu:

Để tiếp cận và
hiểu được các sinh kế của dân cư Quảng Nam, nhóm nghiên cứu đã đưa
ra các câu hỏi cụ thể để nắm bắt được sinh kế cơ bản của người dân tại từng địa bàn
nghiên cứu: vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du miền núi…
- Sinh kế cơ bản của người dân, các nguồn lực phát triển và quyền lực
của
người
dân địa
phương?

- Các biểu hiện bất thường về thời tiết, thiên tai (lụt bão, hạn hán, lở
đất,
triều
dâng, trong những năm gần đây? Tác động của sự biển đổi đó đối với sinh
kế,
nguồn
lực của người
dân?


- Các giải pháp (cách ứng phó) của người dân trước những tác động của
sự
biến
đổi trên trong thời gian
qua?

- Một số kiến nghị mang tính giải pháp nhằm hạn chế tác động xấu của
biến
đổi
khí hậu đối với sinh kế của người dân trong thời gian
tới?

Phương pháp nghiên
cứu

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đã nêu trên, đề tài sẽ sử dụng một số
phương
pháp chính là: Phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu
định
lượng. Kết hợp khảo sát thực tế với tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, kết
hợp
nghiên cứu theo lĩnh vực với nghiên cứu liên ngành. Sử dụng phương pháp trừu
tượng
hoá, phương pháp so sánh kết hợp phân tích thực trạng theo ngành nghề, đối tác,
với
thực trạng phát triển theo phạm vi địa giới hành chính (các huyện, tỉnh, vùng bảo
tồn).
Phương pháp chỉ đạo, xuyên suốt trong nghiên cứu này là Phương pháp tiếp
cận

sinh kế bền vững
.

a) Phương pháp nghiên cứu định tính: là dạng nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu
về
đặc tính, tính chất, bản chất của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu
định
tính thường nhằm tìm hiểu các suy nghĩ, tình cảm, các nguyên nhân của thái độ
phản
ứng… của con người trong các cách ứng xử của họ trong cuộc sống hàng
ngày.

Công cụ sử dụng chính trong nghiên cứu định tính thường dùng là Thảo
luận
nhóm và Phỏng vấn
sâu.

- Thảo luận nhóm theo chủ đề: Là cuộc thảo luận giữa một nhóm người
(khoảng
9
từ 6 - 12 người), mọi người tham gia thảo luận đều có thể nêu ý kiến của mình
một
cách tự nhiên, không bị gò ép về một số các chủ đề hay mối quan tâm. Tùy từng
mục
đích mà cuộc thảo luận nhóm có thể có các thành phần khác nhau, có thể người
tham
gia thảo luận đều là nam giới, hoặc đều là nữ giới; là người có mức thu nhập
tương
đương nhau như khá giả, hay nghèo trong cộng đồng…Một nhóm cũng có thể
bao

gồm cả nam lẫn nữ, có hoàn cảnh KT - XH khác nhau, ở các lứa tuổi khác
nhau.

Đối
tượng tham gia thảo luận nhóm các cán bộ địa phương bao gồm: cán
bộ
UBND, các ngành kinh tế, trưởng thôn/bản, các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Mặt trận
Tổ
quốc, Hội Cựu Chiến binh, đ
oàn
thanh
niên,…;

Thảo luận nhóm người dân, bao gồm những người dân phân theo
mức
sống hộ gia
đình nghèo, trung bình, khá
giả

Tại mỗi địa bàn khảo sát (cấp xã- thôn) tổ chức thành 3-4 nhóm thuộc hai
đối
tượng chính: Nhóm cán bộ và Nhóm người
dân.

- Phỏng vấn: trong đó người được hỏi tham gia trả lời các câu hỏi (có thể là

nhân, có thể là một nhóm người). Các câu trả lời của người được phỏng vấn

được
ghi chép tương đối đầy đủ trong các phiếu điều tra đã được soạn sẵn

- Phỏng vấn sâu: Là phỏng vấn đi vào các khía cạnh chi tiết, cụ thể của một
số
chủ đề được lựa chọn để tìm hiểu sâu hơn các ý kiến, quan tâm,… của người
được
phỏng vấn. Phỏng vấn sâu sẽ được thực hiện với các cán bộ địa phương, lãnh đạo
cộng
đồng.

b) Phương pháp nghiên cứu định
lượng:

Nghiên cứu định lượng cho biết mức độ tồn tại của đối tượng nghiên cứu,
hướng
đến tìm hiểu mức độ các phản ứng, thái độ của con người đối với vấn đề biến đổi
khí
hậu và sự tác động của nó đối với sinh kế trong những khung cảnh xã hội nhất
định.
Nó sẽ cho ta cái nhìn chung, bao quát về sự tác động của biến đổi khí hậu đối với
sinh
kế theo hướng trả lời câu hỏi bao nhiêu, như thế
nào.

Công cụ sử dụng chính trong nghiên cứu định lượng thường dùng là: đ
iều

tra
chọn mẫu bảng hỏi hộ gia đình và Bảng hỏi Cộng đồng; nghiên cứu thu thập tài liệu
số
liệu định lượng sẵn
có;


Bảng hỏi gồm các hộ gia dung để phỏng vấn một thành viên trong hộ gia đình,

người khá hiểu biết về các hoạt động chính trong gia đình như việc làm, thu
nhập,…
Bảng hỏi Cộng đồng được sử dụng để phỏng vấn người lãnh đạo cộng
đồng.

Nghiên cứu tài liệu và thu thập thông tin sẵn có cũng là phương pháp hữu hiệu
để
thu thập các thông tin cho đánh giá dự
án.

Ngoài hai phương pháp nêu trên các phương pháp và công cụ khác hỗ trợ
cho
việc phân tích đánh giá cũng được áp dụng như: Quan sát trực tiếp; Chụp ảnh
hiện
trạng; Nghiên cứu tình huống;





10
CHƯƠNG II

NGUỒN LỰC CHO SINH KẾ-THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA DÂN CƯ QUẢNG NAM.

1. Sinh kế, nguồn lực và các vấn đề sử dụng tài nguyên:
1.1 Về nguồn nhân

lực
Nguồn nhân lực là nhân tố vô cùng quan trọng và đứng vị trí hàng đầu trong mối
quan hệ với tài nguyên môi trường. Vai trò của con người có ý nghĩa quyết định đến sự
lành mạnh hay suy thoái của môi trường. Phát triển bền vững chính là đảm bảo cho hệ
thống môi trường được hài hoà và an toàn.Con người cùng các hoạt động kinh tế được
coi là nguyên nhân chính gây biến đổi khí hậu, nguồn nhân lực có tác động lớn đến sinh
kế của từng hộ gia đình, từng vùng , từng địa phương.
Quảng Nam là địa phương có số dân đông nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
( gần 1.5 triệu người), số dân này lại trải trên diện tích lớn nhất vùng nên nói chung mật
độ dân số ở đây lại thấp nhất vùng ( 144người/ km2, trong khi mật độ của cả nước là 252
người, của duyên hải Nam Trung bộ là 218 người/ km2).
Bảng 1:Một số chỉ tiêu dân số của Quảng Nam so với cả nước và vùng
Trung Trung Bộ ( nghìn người)

2000

2004

2006

2008

Dân số trung bình
Cả nước 77635.4

82031.7

84136.8

86210.8


TrungTrung Bộ 5574.7

5870.1

5983.0

6091.1

Quảng Nam 1389.4

1451.9

1474.3

1492.1

Dân số thành thị
Cả nước 18771.9

21737.2

22792.6

24233.3

TrungTrung Bộ 1424.5

1581.8


1707.4

1766.8

Quảng Nam 206.9

230.1

253.4

261.2

Nguồn: NGTK 2008- Nhà xuất bản thống kê Hà Nội
*Những biến động về dân số
Dân cư phân bố rất không đều giữa các vùng trong tỉnh, giữa các khu vực địa lý
khác nhau: Thị xã Tam Kỳ, Hội An có mật độ dân số cao nhất ( trên 1000người/km2),
trong khi một số huyện miền núi như Tây Giang, Nam Giang lại có mật độ rất thấp.
Quảng Nam chủ yếu là dân cư nông thôn, tỷ trọng dân cư nông thôn chiếm
khoảng 82.5% dân số của tỉnh, trong đó hơn 2/3 sống bằng nghề nông. Mức thu nhập
của người dân đang ngày càng được cải thiện, tỷ lệ nghèo giảm đáng kể, chất lượng cuộc
sống đang dần được nâng lên. Mặc dù vậy, mức nghèo đói và khả năng bất ổn sinh kế là
rất cao do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến tác động của các diễn biến
bất thường của thời tiết, tình hình bão lũ, tác động của BĐKH. Đối tượng dễ bị tổ
thương nhất là dân cư các vùng núi cao, các vùng ven biển , đồng bào dân tộc. Các diễn
biến thời tiết khí hậu từ xưa nay vẫn xảy ra, tuy nhiên mức độ khốc liệt ngày càng cao,
tần suất ngày càng mau và điều này cần có sự nhận thức đúng nguyên nhân chủ yếu là
do con người cùng các hoạt động kinh tế của con người gây ra. Sự phân bố dân cư , tình
hình phát triển dân số từng địa bàn, trình độ nhận thức của người dân, của lực lượng lao
động là các yếu tố tác động đến diễn biến thời tiết của vùng và của địa phương…
Nguồn lực con người ở Quảng Nam có một số đặc điểm đáng lưu ý sau:

11
- Ở các thành phố thị xã, dân cư tập trung đông, với mật độ cao hơn rất nhiều so với
vùng miền núi, ven biển ( Tam kỳ : 1085người/ km
2
, Hội An 1382 người/km
2
trong khi
Nam Giang chỉ có 11 người/ km
2
, Tây giang chỉ có 18 người/km
2
)
- Quy mô hộ gia đình có xu hướng giảm dần, số lao động trong hộ giảm không
đáng kể. Tuy nhiên gần đây lại có hiện tượng tăng quy mô hộ, đặc biệt ở thành thị
- Những hộ thuộc nhóm thu nhập cao có số lao động bình quân cao hơn nhóm có
thu nhập thấp
- Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên đang tăng dần. nhóm có thu nhập cao
thì tỷ lệ biết chữ cũng cao hơn
- Cơ cấu lao động đã có sự thay đổi qua các năm: lao động nông lâm thủy hải sản
giảm dần, lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng
* Lao động:
Lực lượng lao động của Quảng Nam chiếm khoảng 52.4% trong tổng số dân của
tỉnh. Tốc độ tăng lực lượng lao động từ 2000-2007 trung bình năm là 2,3%, cao hơn
nhiều so với tốc độ tăng dân số, đây là một lợi thế cho tỉnh trong quá trình công nghiệp
hóa, tuy nhiên lợi thế này sẽ trở thành bất lợi khi nền kinh tế của Quảng Nam không đáp
ứng được việc làm cho người lao động, số người thất nghiệp sẽ là vấn đề căng thẳng đối
với địa phương.
Quá trình CNH cùng với quá trình đô thị hóa đã tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, và kéo theo đó là quá trình chuyển dịch về cơ cấu dân số, lao động mà biểu hiện của
nó là tăng nhanh tỷ lệ lao động trong công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ lệ lao

động trong nông nghiệp, tăng dân số đô thị. Các loại hình doanh nghiệp, kể cả doanh
nghiệp có vốn nước ngoài phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, đã thu hút đông đảo
lực lượng lao động chuyển dịch từ nông thôn đến làm việc
Bảng 2 : Biến động lao động trong các ngành kinh tế Quảng Nam ( nghìn người)
2000 2005 2007
Lao
động
Cơ cấu
(%)
Lao động Cơ cấu
%
Lao động Cơ cấu
%
Tổng số 671.5 100 746.5 100 778.3 100
Nông lâm thủy sản 548.7 81.7 531.9 71.3 524.7 67.4
C.nghiệp và xây dựng 51.6 7.7 85.6 11.5 99.6 12.8
Dịch vụ 71.2 10.6 129.0 17.2 154.0 19.8
Nguồn: Tư liệu kinh tế xã hội 64 tỉnh thành phố Việt Nam- NXB thống kê 2009
Dân số Quảng Nam đang trong thời kỳ trẻ. Hàng năm số người bước vào tuổi lao
động nhiều hơn số người ra khỏi tuổi lao động; điều này tạo ra áp lực đối với công tác
giải quyết việc làm cho người lao động ở cả thành thị và nông thôn, ảnh hưởng nhiều
đến mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp của địa phương. Mặt khác thị trường lao động ngày
càng cần lao động có tay nghề và nghiệp vụ chuyên môn nhưng thực tế phần lớn lao
động của tỉnh lại không có tay nghề, chuyên môn, chưa được đào tạo (91,1% lao động
chưa qua đào tạo- trong đó khu vực nông lâm thủy sản tỷ lệ này cao hơn-98% ).
Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đã có sự thay đổi qua các năm: lao động nông
nghiệp- lân nghiệp – thủy sản giảm đi nhiều nhất, lao động tự sản xuất kinh doanh, lao
động dịch vụ , phi nông nghiệp cũng giảm , thay vào đó là sự tăng lên của lao động trong
lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, lao động làm công ăn lương.


12
* Thực trạng mức sống, nghèo đói và bất bình đẳng:
Thu nhập của dân cư
Trong 10 năm trở lại đây, nền kinh tế của tỉnh có nhiều đổi thay, kinh tế nông
nghiệp nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa
bàn năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp. Đây là sự
chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, phù hợp với yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương thể hiện thông qua sự thay đổi
số lượng và cơ cấu hộ ở cả khu vực thành thị và nông thôn , nhưng rõ nét nhất là ở khu
vực nông thôn. Nếu năm 1994 có 80% số hộ nông lâm thủy sản, thì đến năm 2006 chỉ
còn 72,8% số hộ trong lĩnh vực này, và cùng với sự thay đổi này là mức sống của hộ gia
đình cũng được nâng lên. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch giữa các vùng rất khác nhau:
cánh Bắc có tốc độ chuyển dịch nhanh nhất, tiếp đến là cánh Nam, còn các huyện miền
núi có tốc độ chuyển dịch rất chậm, cá biệt có huyện không có hộ công nghiệp nào như
huyện Nam Giang, nguyên nhân là do trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, điều
kiện tự nhiên đất đai không thuận lợi
Các lĩnh vực xã hội cũng có bước phát triển khá và góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân. Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy: Thu nhập bình quân
đang tăng dần qua các năm, mức thu nhập này không đều giữa khu vực thành thị và
nông thôn và điều này tạo ra sự chênh lệch mức sống ở 2 khu vực nhưng sự chênh lệch
cũng không nhiều. Điều này phản ảnh được thực tế của địa phương nghèo: sự cách biệt
về mức sống, sinh hoạt giữa thành thị và nông thôn không nhiều (Chênh lêch khoảng
630.900đồng /427000đồng- 1,5 lần) . Mức thu nhập này còn rất thấp so với nhiều khu
vực trong nước và trong vùng
Bảng 3 : Thu nhập bình quân đầu người / tháng ( 1000 đồng/ người/ tháng)
Quảng Nam Trung Trung Bộ Cả nước

Thu
nhập

Chênh l
ệch thu
nhập(5/1)
Thu nh
ập

Chênh l
ệch thu
nhập(5/1)
Thu nh
ập

Chênh l
ệch thu
nhập(5/1)
2002 250.3

4.8

305.9

5.82

356.1

8.11

2004 328.8

5.44


414.9

6.50

484.4

8.34

2006 462.3

5.70

505.7

6.57

636.5

8.37

2008 694.0

5.8

728.0

7.1

995.0


8.9

Nguồn: Niên giám thống kê 2008- nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2009
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu theo nguồn thu ở Quảng Nam ( %)
Nguồn thu 2002 2004 2006 2008 Tăng , giảm 2008/2002

Tiền công tiền lương 28.5 36.5 39.8 38.9 +11.3
Nông – Lâm – thủy sản 33.2 31.5 26.3 25.5 -6.9
CN-XD- Dịch vụ 22.0 18.4 19.5 18.0 +2.5
Các khoản thu khác 16.3 13.6 14.4 17.7 +1.9
Nguồn: Kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp và thủy sản 2006- NGTK 2009
Theo kết quả khảo sát, người lao động có thu nhập hay nói cách khác là có
nguồn sinh kế từ nông nghiệp-lâm nghiệp- thủy hải sản đang gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống tỷ lệ đói nghèo của các hộ này cao, họ là những đối tượng dễ bị tổn
thưởng dưới tác động của BĐKH, kinh tế….
Mức sống của dân cư còn tùy thuộc vào mức chi tiêu của hộ gia đình:
13
Chi tiêu của hộ gia đình:
Phân tích kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình Quảng Nam cho thấy : trong
khi mức chi tiêu chung của cả nước tăng lên đáng kể thì khu vực miền trung và riêng
Quảng Nam mức chi tiêu mặc dù có tăng lên nhưng ở mức độ chậm hơn . Mức chi tiêu
này cũng thay đổi khác nhau ở thành thị và nông thôn, ở khu vực thành thị thường cao
hơn gấp 1,3 lần so với khu vực nông thôn. Khi so sánh mức chi tiêu của từng nhón thu
nhập thì thấy nhóm 1 có mức chi tiêu chiếm 115.5% thu nhập và con số này giảm dần
theo nhóm có thu nhập cao. Nhóm cao nhất có mức chi tiêu chỉ chiếm 57.1% thu nhập,
và điều này cho thấy khả năng tích lũy của nhóm có thu nhập cao là lớn, trong khi
nhóm 1,2 không có tích lũy, không đủ ăn, khả năng vượt nghèo là rất khó, đòi hỏi có sự
chung tay giúp đỡ của cộng đồng, của các cấp, các ngành và các tổ chức nhằm tạo vốn,
tạo việc, xóa đói, giảm nghèo.

* Mức sống dân cư
Kết quả điều tra các hộ gia đình trên địa bàn Quảng Nam trong các đợt thực địa
của dự án, các hộ được hỏi đa số đều cho rằng mức sống của hộ gia đình đều tăng lên (
67,42% số phiếu hỏi), một số hộ cho rằng như cũ hoặc giảm đi ít nhiều. Tùy theo mức
độ kinh tế hộ, việc đánh giá về sự thay đổi mức sống cũng khác nhau nhiều: 81% Hộ khá
cho rằng mức sống tăng nhiều, trong khi đó chỉ có 46% hộ trung bình, và 17,7% hộ
nghèo cho là tăng nhiều. Điều này cũng dễ lý giải : đó là do các hộ nghèo là đối tượng dễ
bị tổn thương khi có những biến động kinh tế, khí hậu….
Bảng 4: Khảo sát mức sống hộ gia đình theo mức độ kinh tế của hộ ( 1989-2009)
Mức độ
đánh giá
Khá Nghèo Trung bình Tính chung
Số
lượng

cấu(%)
Số
lượng

cấu(%)
Số
lượng
Cơ cấu
(%)
Số
lượng
Cơ cấu
(%)
Tăng nhiều 13


81.25

11

17.74

25

46.30

49

37.12

Tăng ít 1

6.25

19

30.65

20

37.04

40

30.30


Không đổi 0

0.00

11

17.74

1

1.85

12

9.09

Giảm ít 2

12.50

8

12.90

3

5.56

13


9.85

Giảm nhiều 0

0.00

12

19.35

2

3.70

14

10.61

Không biết 0

0.00

1

1.61

3

5.56


4

3.03

Tổng 16


62


54


132

100

Nguồn : Kết quả xử lý phiếu điều tra 11/2009- dự án BĐKH
Bảng 5:Thu nhập bình quân 12 tháng qua của hộ gia đình điều tra( nghìn đồng)
Nguồn thu Bắc Trà
My
Đại Lộc Hội An Núi
Thành
Quế Sơn Tổng
Trồng trọt 4527.31

4475.83

1588.00


1747.63

3355.78

2910830

Chăn nuôi 4442.31

908.33

152.00

1023.68

3508.11

2165.94

Kthác lâm sản 0.00

0.00

960.00

5200.00

275.68

1679.71


Thủy sản 0.00

0.00

6500.00

12042.11

3890.19

4597.83

Lương/ công 9284.62

1316.67

12660.00

5571.05

2912.16

6472.10

Dịch vụ 3792.31

0.00

6116.00


3900.00

2636.54

3603.28

Tiết kiệm 0.00

25.00

400.00

263.16

6750.68

328.26

Quà tặng 0.00

216.67

96.00

53.95

0.00

51.09


Từ nguồn khác 1140.00

358.33

300.80

946.32

181.62

609.71

Tổng thu 23186.54

7300.83

28772.80

30747.89

13934.76

22418.74

Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra 138 hộ ở Quảng Nam
14
Các cuộc điều tra mức sống dân cư, điều tra hộ gia đình nông lâm thủy hải sản,
điều tra đói nghèo ở Quảng nam vào các năm 2002-2004-2006 và gần đây là 2008 đã
cung cấp nguồn dữ liệu rất phong phú cho việc phân tích mức sống dân cư nơi đây: cuộc
sống đã được cải thiện ở phần lớn các hộ gia đình, tình trạng đói nghèo đã giảm đáng

kể.Tuy nhiên tỷ lệ này còn quá cao so với cả nước.
Bảng 6: Tỷ lệ hộ nghèo Quảng Nam và các khu vực trong nước(chuẩn mới-%)
2006 2008
Cả nước 15.5 13.4
Quảng Nam( 2005-2008)
30.29* 23.24
Bảng 7 : Thống kê hộ nghèo Tỉnh Quảng Nam (Chuẩn mới 2006-2010)

Huyện thị
2005 2008
Tổng số
hộ
Số hộ
nghèo
Tỷ lệ
(%)
Tổng số hộ Số hộ
nghèo
Tỷ lệ
(%)
Toàn tỉnh

333942 101160
30.29
353731 82206
23.24
TX Tam Kỳ 22574 3429
15.19
24903 2116
8.5

TX Hội An 18298 1604
8.77
19200 975
5.08
Đông Giang 4501 2375
52.77
5030 1710
34.00
Tây Giang 2907 2460
84.62
3213 1863
57.98
Đại Lộc 35316 13279
37.6
36630 8919
24.35
Điện Bàn 44805 7687
17.16
47805 4627
9.68
Duy Xuyên 30195 8785
29.09
31379 6890
21.96
Nam Giang 4024 2118
52.63
4631 2584
55.80
Thăng Bình 45247 12535
27.70

47950 13999
29.19
Quế Sơn 30864 12754
41.32
24808 6863
27.66
Hiệp Đức 8538 3621
42.41
9244 3019
32.66
Tiên Phước 15830 6343
40.07
16249 4164
25.63
Phước Sơn 4215 2518
59.74
4994 2553
51.12
Nuí Thành 35049 9598
27.38
37209 6664
17.91
Bắc Trà My 7514 4231
56.31
8043 4140
51.47
Nam Trà My 4416 3435
77.79
5201 3286
63.18

Phú Ninh 19649 4388
22.33
19891 2918
14.67
Nông Sơn

7351 4916
66.88
Cũng theo bảng tổng hợp hộ nghèo: nhìn chung tỷ lệ hộ nghèo của Quảng Nam
là rất cao so với mức trung bình của cả nước. Vậy nguyên nhân nào đã ảnh hưởng đến
mức sống, sinh kế của dân cư và kéo theo đó là tỷ lệ nghèo Quảng Nam? Các nguyên
nhân được thống kê tác động đến tình trạng đói nghèo của địa phương chủ yếu là các
nguyên nhân sau:
- Thiếu việc làm : 8.2%
- Thiếu lao động: 7.0 %
- Thất nghiệp: 1.0%
- Giá cả biến động: 15.6%
- Đông con : 11.3%
- Ốm đau bệnh tật: 25.3%
- Tệ nạn xã hội: 0.05%
- Lười lao động: 0.46%
- Thiếu đất dai: 3.1%
- Tai nạn- rủi ro: 1.3%
- Thiếu vốn: 9.2%
- Thiếu kiến thức: 10.7%
Trong các nguyên nhân được đánh giá không nhắc gì đến các nguyên nhân do thời
tiết, khí hậu, tuy nhiên trên thực tế có nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ những diễn biến
của thời tiết, hiện tượng thời tiết cực đoan, tác động của BĐKH: đó là hiện tượng thiếu
15
vốn do nhiều năm bị thiên tai, thiếu lao động do ốm đau bệnh tật mà nguyên nhân do diễn

biến thất thường của thời tiết, thiếu đất canh tác do ngập lụt, khô hạn…Biến đổi thời tiết
tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp, như mất mùa, giảm năng suất, dẫn đến tăng giá
các sản phẩm thiết yếu, là yếu tố quan trọng nhất tác động đến các gia đình nghèo ở
Quảng Nam nói riêng và khu vực Trung Trung Bộ nói chung.
1.2. Tác động của thị trường và hội nhập kinh tế đến sản xuất và đời sống
Quy luật kinh tế thị trường có tác động làm cho kinh tế, xã hội cạnh tranh, phát
triển. Song mặt trái của nó cũng làm cho phân hóa giàu nghèo, các tiêu cực, tệ nạn xã hội
diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng tới đời sống, tư tưởng của các tầng lớp nhân dân. Kinh tế thị
trường hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế khác nhau như
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế
tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.2.1.Với nông nghiệp – nông thôn và nông dân:
Ở Quảng Nam, lĩnh vực nông nghiệp là sinh kế chính của hơn 80% dân số. Sản
xuất nông nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp, đặc
biệt là số hộ thuộc diện nghèo và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như
vậy, nông nghiệp chính là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân Việt
Nam nói chung và nông thôn nói riêng, trong đó có Quảng Nam.
Gia nhập WTO tạo ra những tác động vô cùng lớn đối với ngành nông nghiệp
Quảng Nam, thậm chí tạo nên những cú sốc lớn, những thay đổi căn bản và toàn diện
trong cơ cấu nông nghiệp và tư duy sản xuất.
Ở Quảng Nam, mô hình Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) kiểu mới đã xác lập.
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn cộng với sân chơi WTO
vừa mở càng đòi hỏi các HTXNN phát huy vai trò đầu tàu. Một hướng đi mới cho kinh tế
hợp tác trong thời gian tới, góp phần phá vỡ bế tắc trong định hướng, cơ chế quản lý và
nội dung hoạt động của HTXNN trên địa bàn Quảng Nam trong cơ chế thị trường Gia
nhập WTO, xu thế hội nhập buộc mô hình HTXNN kiểu mới Quảng Nam phải sớm đổi
mới thêm một lần nữa để tự tin bước ra “sân chơi” mới. Ngoài yêu cầu phải cải thiện kết
cấu hạ tầng nông thôn để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp
về nông thôn thì công tác quy hoạch, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh của
HTX, đổi mới các hoạt động dịch vụ của HTX (dịch vụ chế biến, tiêu thụ nông sản, giống

và các tiến bộ kỹ thuật, tín dụng ) phải được tính đến. Các HTXNN phải hướng mạnh
đến việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ
xuất khẩu. Thực tiễn phát triển HTXNN ở Quảng Nam cho thấy, mô hình của nó ra đời,
tồn tại và phát triển không giống với các loại hình doanh nghiệp khác. Mặt khác, phương
thức tiến hành xây dựng và phát triển các HTXNN tác động rất mạnh mẽ tới sự ra đời, tồn
tại và phát triển của HTX.
Điều đáng nói nhất của nông nghiệp Quảng Nam khi vào WTO là thị trường sẽ mở
rộng cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống. Việt Nam là thành viên của WTO đồng
nghĩa với việc Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài mà Quảng Nam là địa
phương có rất nhiều lợi thế. Tuy vậy thách thức lớn nhất của nông nghiệp tỉnh nhà là có
sức cạnh tranh thấp, chưa có có kinh nghiệm thực thi các điều khoản cam kết Gia nhập
WTO đưa lại nhiều tác động tích cực đối với Việt Nam nói chung và vùng Trung Trung
Bộ và Quảng nam nói riêng. Trước hết là tạo khuôn khổ pháp lí ổn định, lâu dài, minh
bạch công khai, có thể dự báo trước những rủi ro trong thương mại nông sản cho các nhà
16
sản xuất. Mặt khác, điều đó sẽ giúp các nhà sản xuất có điều kiện thâm nhập vào thị
trường nông sản rộng lớn của cộng đồng thương mại quốc tế, tạo cơ hội cho nông dân
thay đổi tư duy làm ăn theo lối hiện đại. Cuối cùng, vào WTO sẽ tạo môi trường cạnh
tranh bình đẳng cho các nhà sản xuất cũng như các địa phương tham gia thị trường nông
sản trong tỉnh, trong vùng và rộng hơn là trong nước và quốc tế, qua đó thúc đẩy sản xuất,
góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
* Giải pháp cho sinh kế nông nghiệp Quảng Nam:
Nông nghiệp Quảng Nam và vùng Trung Trung Bộ còn tồn tại nhiều hạn chế trước
ngưỡng cửa cuộc chơi WTO, đòi hỏi các cấp có thẩm quyền của địa phương có nhiều biện
pháp khắc phục bằng “các công cụ phù hợp với tinh thần WTO”. Một số giải pháp gợi ý
như: - Tạo ra việc làm phi nông nghiệp ở vùng nông thôn;
- Cung cấp nhiều thông tin hơn về tiếp cận thị trường, thông tin về tiêu chuẩn sản
phẩm xuất khẩu để khắc phục tình trạng nông dân thiếu thông tin dẫn đến không có định
hướng sản xuất chiến lược;
- Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu nông nghiệp cũng như quảng bá kết quả đối với

các nhà sản xuất nông nghiệp;
- Cải thiện việc cung cấp dịch vụ ngân hàng ở nông thôn để khắc phục tình trạng
nghèo vốn, thiếu khả năng tín dụng ở nông thôn gây khó khăn cho đầu tư và chuyên sâu
trong sản xuất;
- Phát triển hệ thống an sinh xã hội để bảo hiểm cho nông dân khi thời tiết có diễn
biến thất thường, mất mùa hoặc thu nhập kém;
- Thúc đẩy khả năng cạnh tranh của công nghiệp phục vụ nông nghiệp để căn bản
cải thiện năng lực của nông nghiệp Địa phương; nâng cao tay nghề của người lao động và
trình độ quản lí các cơ sở nông nghiệp
Nhìn từ góc độ truyền thông, phải nhận thức rằng cần thiết phải phát triển truyền
thông khuyến nông với mục đích tạo lập, chia sẻ mọi thông tin phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn xuất phát từ nhu cầu của nông dân, nếu làm tốt công tác truyền thông
khuyến nông, người nông dân sẽ chủ động hơn, gắn bó hơn với khoa học kĩ thuật, hiểu
rộng toàn diện hơn về biến đổi khí hậu, tác động của nó tới quá trình sản xuất, bảo quản,
chế biến, thị trường tiêu thụ nông sản theo chuẩn WTO Người dân sẽ có điều kiện làm
quen với nhiều tri thức mới, do đó trình độ mọi mặt của họ sẽ được nâng lên.
Tuy xuất phát từ những góc nhìn khác nhau, cho thấy việc Việt Nam tham gia
WTO là một sự kiện lớn và mới mẻ đối với ngành nông nghiệp. Dù điều này có đặt ra
nhiều khó khăn lớn đòi hỏi nông nghiệp Quảng Nam phải có những thay đổi và đột phá thì
đó vẫn là một sự thay đổi cần thiết theo chiều hướng tích cực, vì sự phát triển và hội nhập
chung với các nền kinh tế khác trên thế giới.
1.2.2. Với công nghiệp – Dịch vụ:
Với quan điểm: tăng cường phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, phát huy tối đa
những lợi thế, tiềm năng sẵn có để phát triển kinh tế - xã hội, ngành thương mại - du lịch
Quảng Nam trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngành
thương mại - du lịch đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận.
Với 07 khu công nghiệp tập trung, 15 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và 61
làng nghề truyền thống, giải quyết trên 70.000 lao động tại địa phương, công nghiệp
Quảng Nam đã khẳng định là ngành kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế- xã hội của
17

tỉnh, góp phàn đáng kể trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo sinh
kế cho một bộ phận dân cư của địa phương.
Phát triển du lịch là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế
- xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; du lịch là ngành kinh
tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quán triệt tinh thần đó, Quảng
Nam xác định: xây dựng du lịch thành ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh, phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ dưỡng; du lịch danh lam thắng
cảnh kết hợp với du lịch văn hoá; chú trọng đa dạng hóa các loại hình du lịch, tạo ra những
sản phẩm du lịch có chất lượng cao, hấp dẫn và đặc trưng của tỉnh.
Một thực tế là hiệu quả hoạt động thương mại - du lịch còn hạn chế, chưa tương
xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh. Để thương mại - du lịch trở thành đòn bẩy thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn lực mới cho Quảng Nam bước vào thời kỳ hội nhập,
ngành thương mại - du lịch tỉnh nhà cần có phương hướng và những bước đi phù hợp, tạo
thế và lực mới
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là cơ hội tốt tạo điều
kiện cho tất cả các địa phương trong đó có Quảng Nam phát triển thị trường hàng hóa và
dịch vụ, mở rộng thị trường xuất khẩu ra quy mô toàn cầu, tăng cường cải cách, đổi mới
kinh tế - xã hội, từ đó tiếp tục tăng cường thu hút đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài, nâng
cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh. Nhưng gia nhập WTO, chúng ta đối đầu hàng loạt
thách thức. Thứ nhất, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình
diện rộng hơn, sâu hơn. Thứ hai, trên thế giới và mỗi quốc gia sự “phân phối” lợi ích là
không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí bị tác động tiêu cực
của toàn cầu hóa, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ
tăng lên, phân hóa giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế trong một
thế giới toàn cầu hóa, tính phụ thuộc lẫn nhau sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các
nước sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường trong nước. Thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế đặt
ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản
sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
1.3.Nguồn lực tài chính và vấn đề sinh kế của người dân:
1.3.1. Nguồn thu cơ bản cho ngân sách của địa phương.

Ngân sách của địa phương được xác định bởi các nguồn: nguồn tích lũy trong dân
và doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nguồn tín dụng cho vay ưu đãi
và cho vay thương mại, nguồn ODA và nguồn thu hút từ tỉnh ngoài. Ngoài ra, nguồn đóng
góp lao động công ích của dân, đóng góp của các chủ đầu tư, các cơ quan đoàn thể.
Bảng 8: Cơ cấu nguồn thu ngân sách từ kinh tế địa phương(%)
Năm 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng thu NSĐP 100 100 100 100 100
KT Nhà nước 9,7 19,9 15,1 11,1 9,0
Thuế TTCN, TN và DV ngoài QD 22,9 21,0 25,8 29,1 45,1
Thuế SD đất NN+ thuế thu nhập 0,8 1,2 1,4 2.0 2.0
Thu KT địa phương khác 66,6 57,9 57,7 57,8 43,9
Nguồn: NGTK Quảng Nam 2004, 2008
Ở Quảng Nam tỷ lệ thu từ nguồn trợ cấp TW vẫn là chủ yếu và hiện đang có xu
hướng ngày càng tăng (chiếm khoảng trên 40% tổng thu). Những năm qua, mặc dù kinh tế
của tỉnh tăng trưởng đáng kể, xong do xuát phát điểm của nền kinh tế nhỏ bé, cơ sở hạ
18
tầng cũng rất yếu kém, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, …nguồn lực trong dân lại không
cao nên tỷ lệ thu ngân sách trên địa bàn từ ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng thấp.
Xét nguồn thu ngân sách từ địa phương : cơ cấu nguồn thu ngân sách địa phương
trong những năm qua luôn thấp hơn thu trợ cấp từ trung ương. Điều này cho thấy năng lực
kinh tế của tỉnh Quảng Nam còn rất yếu, vẫn còn phụ thuộc vào bên ngoài nhiều.
Đối với nguồn thu ngân sách ở cấp huyện : chủ yếu thu từ nguồn trợ cấp ngân sách
Tỉnh và thu bổ sung thực hiện có mục tiêu hàng năm.Ở đây có một sự chênh lệch khá lớn
về nguồn thu ngân sách giữa các huyện trong tỉnh. Ở các huyện đồng bằng ven biển như
Tam Kỳ, Quế Sơn, Hội An là những địa bàn có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế
biển, du lịch nên nguồn thu ngân sách cũng phong phú và đạt hiệu quả cao hơn. Ngân
sách Nhà nước cho các huyện này cao gấp 15-20 lần so với các huyện miền núi. Với các
huyện miền núi, nguồn thu ngân sách cũng còn quá ít, trong khi đó nhu cầu đầu tư cơ sở
hạ tầng và các công trình phúc lợi xã hội công cộng khác lại rất lớn, nên đây cũng là một
trở ngại cho sinh kế của dân cư vùng núi.

1.3.2. Nhu cầu đầu tư và thực trạng thực hiện đầu tư cho phát triển bền vững.
a. Nhu cầu đầu tư.
*Nhu cầu đầu tư cho XĐGN
Hiện tại, số hộ nghèo ở tỉnh chiếm tỷ lệ rất cao ( 23,24%). Các huyện miền núi là
những địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất, có nơi tỷ lệ hộ nghèo chiếm tới trên 50% như
Nam Trà My (63,8%); Tây Giang (57,98%); Nam Giang (55,8%); Bắc Trà My
(51,47%)…vì vậy nhu cầu đầu tư cho xóa đói giảm nghèo luôn được đặt lên hàng đầu.
*Nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế
Vùng kinh tế miền Trung tuy yếu kém hơn về hạ tầng và nhân lực nhưng lại có
tiềm năng lớn về cảng biển trung chuyển; phát triển du lịch nghỉ dưỡng và di sản thế giới
(khu vực Trung Bộ chiếm 6/7 di sản thế giới tại Việt Nam). … Đây sẽ là một lợi thế rất
lớn để tỉnh Quảng Nam phát huy hết lợi thế của mình nhằm phát triển kinh tế hướng tới
mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Để làm được việc này, thì việc gọi vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng
Nam vẫn là rất lớn.
Lĩnh vực được coi là kinh tế mũi nhọn: gồm công nghiệp chế biến nông- lâm- hải
sản, công nghiệp may mặc xuất khẩu, công nghiệp thực phẩm; ngành dịch vụ -du lịch…
b. Thực trạng thực hiện đầu tư cho phát triển bền vững.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như nguồn vốn từ ngân sách tỉnh, TW và các
nguồn vốn khác đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, môi trường, cải
thiện sinh kế của người dân trên địa bàn tỉnh nói chung, các huyện nói riêng đã góp phần
tạo đà cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng và nó đã tác động lớn đến các hoạt động sinh
kế của người dân, góp phần ổn định cuộc sống của của người dân trong tỉnh.
Bảng 9 : Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP 2000- 2008 (%)
Năm Vốn đầu tư
(triệu đồng)
GDP giá thực tế
(triệu đồng)
Vốn đầu tư/ GDP (%)
2000 1.420.687


4.243.477

33,48

2005 4.017.459

8.814.812

45,58

2007 6.285.738

13.008.853

48,32

2008 7.132.000

17.514.665

40,72

Nguồn: Tính toán theo NGTK Quảng Nam 2008, Số liệu thống kê nguồn vốn đầu tư
19
Doanh nghiệp Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng, nguồn vốn khu vực Nhà nước
vẫn chiếm tỷ lệ lớn so với tổng lượng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và đang có xu
hướng tăng lên (50%- 60%). Việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài là một trong
những mục tiêu quan trọng góp phần đáng kể trong nguồn thu ngân sách của tỉnh. Hiện
tại, các dự án trong khu kinh tế đã tạo ra hơn 200.000 cơ hội việc làm cho các hộ dân phía

Đông Quảng Nam, làm giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.
Bảng 10: Cơ cấu vốn đầu tư thùc hiÖn theo thµnh phÇn kinh tÕ (gi¸ t. tÕ %)
Năm
Tæng

Khu vực Nhà
nước
Khu vực ngoài
Nhà nước
Khu vực cóVĐT
nước ngoài
Nguån vèn kh¸c
2004 100 56,90 33,70 5,34 4,06
2006 100 60,16 28,25 8,24 3,35
2008 100 59,77 24,31 13,39 2,53
Nguồn: NGTK Quảng Nam 2004, 2008
Giai đoạn 1997- 2008 hai lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất là dịch vụ với số vốn
chiếm 46,9% tổng số vốn tăng, công nghiệp là 46,1% tổng số vốn tăng; lĩnh vực nông-
lâm- thủy sản chỉ chiếm 4,2%. Tuy nhiên, đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa đủ
mạnh so với mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhất là chưa cải thiện nhiều vấn
đề sinh kế và gia tăng thu nhập cho phần lớn lực lượng lao động của tỉnh hiện nay vẫn
tham gia chủ yếu vào hoạt động nông, lâm, thủy sản. Đến năm 2008, tỷ trọng đầu tư
ngành nông, lâm, ngư chỉ chiếm 4,8% so với 8 năm trước đây chiếm 13,0% tổng vốn đầu
tư. Như vậy, có thể thấy đầu tư cho nông nghiệp của tỉnh còn ít sẽ làm hạn chế khả năng
chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, đời sống của một bộ phận người dân chậm
được cải thiện.
Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư xã hội theo ngành (%)
1997 2000 2005 2008
Tổng 100 100 100 100
1. Nông, lâm thủy sản 11,3 13,0 7,0 4,8

- Nông, lâm nghiệp 10,1 9,2 5,4 3,5
-Thủy sản 1,2 3,8 1,1 1,3
2. Công nghiệp- Xay dựng 38,3 27,0 38,5 48,3
4. Dịch vụ 50,4 60,0 54,4 46,9
Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của tỉnh Quảng Nam
1.3.3. Một số dự báo về nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng
Nam đến năm 2015.
Để đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra là :
- Tăng trưởng kinh tế tính theo tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt bình quân năm
khoảng khoảng 12-12,5% thời kỳ 2010 - 2015. GDP bình quân đầu người (theo giá thực
tế) đến 2015 đạt khoảng 1.374-1.480USD/người.
- Nâng mức huy động ngân sách trong GDP ổn định khoảng 23 - 25% cho đến năm
2015. Tỷ lệ đầu tư xã hội trong GDP khoảng 34-35% thời kỳ 2006-2015 và thực hiện tốt
các mục tiêu khác về xã hội và môi trường.
Nhu cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2005-2015 sẽ khoảng 125 tỷ đồng, ở năm
2015 sẽ khoảng 80-85 nghìn tỷ đồng, trong đó lĩnh vực công nghiệp+ xây dựng chiếm
47,4%; dịch vụ 43,8%, còn lại là nông nghiệp. Thu hút nguồn ODA và FDI có khả năng
tăng hơn trước; đây cũng là nguồn lực đáng kể trong thời gian tới.(Nguồn ODA có thể thu
hút khoảng 160-180 triệu USD thời kỳ 2010-2015.)
20
Bảng 12: Nhu cầu vốn đầu tư (Đơn vị tính: Tỷ đồng)


Thời kỳ
2005-2015

% 2010 % 2015 %
Tổng số 125.000 100 40.000 100 85.000 100
Công nghiệp + XD


59.050 47 18.760 47 40.290 47
Nông nghiệp 11.400 9 3.920 10 7.480 9
Dịch vụ 54.550 44 17.320 43 37.230 44
Về đầu tư theo ngành, ở giai đoạn 2010-2015, tập trung nhiều hai lĩnh vực công
nghiệp (28-30%),giao thông vận tải (28-30%), sau đó là nông, lâm,ngư nghiệp và cơ sở
hạ tầng xã hội khác. Còn theo lãnh thổ, nguồn vốn sẽ đầu tư nhiều hơn các khu vực nông
thôn. Như vậy, để có được số lượng nguồn vốn đầu tư như tỉnh Quảng Nam cần phải đẩy
mạnh thu hút, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đầu tư phát triển.
1.4. TÀI NGUYÊN VÀ SINH KẾ:
1.4.1 Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Quảng Nam được phân làm 10 nhóm :
Nhóm đất phù sa ven sông chiếm 5,01% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu
ở vùng hạ lưu các con sông. Đây là đất quan trọng nhất cho phát triển cây lương thực, cây
thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
Nhóm đất đỏ vàng chiếm 76,23% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở hầu hết ở
các huyện trong tỉnh nhưng tâp trung nhiều ở vùng Trung du, miền núi và rải rác các gò
đồi ở vùng đồng bằng, thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày.
Nhóm đất mặn, đất phèn và đất cát ven biển chiếm 4,47% diện tích tự nhiên. Phân
bố chủ yếu ở khu vực ven biển các huyện Điện Bàn, Hội An, Duy Xuyên, Thăng Bình,
Tam Kỳ và Núi Thành, hiện đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản và
phát triển du lịch biển. Ngoài ra còn có các nhóm đất đen, đất dốc tụ và đất mòn trơ xói đa
phân bố chủ yếu ở khu vực Trung du và miền núi.
1.4.2 Tài nguyên nước.
Tài nguyên nước ngầm chủ yếu khai thác ở tầng nông phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của các ngành kinh tế. Phương thức sử dụng nước ngầm thường không
tuân theo quy định: không nắm được đặc điểm địa chất thủy văn, không đảm bảo các yêu
cầu về vệ sinh nên phần lớn các giếng có chất lượng chưa đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh
hoạt.
Sự giảm sút diện tích rừng đầu nguồn cộng với việc khai thác, sử dụng nước ngầm
vào mục đích sinh hoạt và cấp nước cho các ngành kinh tế một cách tự phát, thiếu quy

hoạch như hiện nay đã làm tăng nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm các tầng nước ngầm, gây sụt
lún đất ở một số nơi, tạo điều kiện cho sự xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
Tài nguyên nước mặt ở Quảng Nam phân bố chủ yếu trên hệ thống sông Thu Bồn
– Vu Gia, Tam kỳ cùng với mạng lưới sông, suối dày đặc và hệ thống ao hồ phân bố đều
khắp các huyện trong tỉnh đã cung cấp phần lớn lượng nước cho sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Trên địa bàn tỉnh có 24 hồ chứa,chiếm khoảng 50% năng lực tưới của hệ thống
thủy lợi. Đây là một trong những nguồn nước chính cho sản xuất và sinh hoạt, đồng thời
còn được khai thác sử dụng vào mục đích thủy điện, nuôi trồng thủy sản và góp phần điều
tiết nước vào mùa mưa lũ.
21
Tuy nhiên, do lượng mưa hàng năm phân bố không đều về mặt không gian và thời
gian nên hàng năm thường gây ra hiện tượng hạn hán vào mùa khô và lũ lụt vào mùa
mưa.
1.4.3 Tài nguyên rừng
Quảng Nam có nguồn tài nguyên rừng phong phú chiếm 51,87% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Rừng Quảng Nam có tiềm năng kinh tế lớn, tính đa dạng sinh học cao, có vai
trò đặc biệt quan trọng về phòng hộ đầu nguồn, điều hòa khí hậu, cung cấp nguồn nước
cho sản xuất và đời sống, là mái nhà chung bảo vệ cho vùng thượng lưu cũng như vùng
đồng bằng ven biển.
Sinh kế truyền thống của người dân vùng núi chịu ảnh hưởng rất lớn từ rừng, họ
khai thác từ rừng các loại sản vật phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, một số ít có thể
được dùng để trao đổi hàng hóa. Trong những năm qua, hiện tượng du canh, du cư của
các dân tộc miền núi kéo theo nạn khai thác rừng bừa bãi, đốt nương làm rẫy đã làm thiệt
hại không ít đến tài nguyên rừng . Việc rừng bị tàn phá dẫn đến diện tích đất cằn tăng lên
(do không được cây rừng che phủ nên bị rửa trôi xói mòn).
Gần đây nhờ một số chính sách và các chương trình bảo vệ và phát triển rừng nên
diện tích có rừng che phủ tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng rừng thì tiếp tục bị suy
giảm. Điều này không chỉ tác động xấu đến sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào
rừng do sự giảm sút các nguồn thu nhập từ rừng ở khu vực trung du, miền núi mà còn làm

tăng độ rủi ro cho hàng vạn cư dân sống ở khu vực đồng bằng và ven biển nơi hạ nguồn
của hệ thống sông Thu Bồn – Vu Gia.
1.4.4.Tài nguyên biển
Quảng Nam có 125 km đường bờ biến, có nhiều bãi biển cát trắng mịn, rộng, sạch
và đẹp, hiện tại đang kêu gọi thu hút đầu tư về du lịch, khách sạn và nghỉ dưỡng. Ngư
trường Quảng Nam rộng lớn với hơn 40.000 km
2
, hai vùng cửa sông là cửa Đại và An
Hòa với rất nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.
Với nguồn lợi thủy hải sản phong phú, cảnh quan sinh thái đẹp thuận lợi cho phát
triển các ngành du lịch biển, khai thác, chế biến và nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Hoạt
động thủy sản ven biển của tỉnh trong những năm qua có những đóng góp quan trọng
trong chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho dân nghèo, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn vùng ven biển.
Tuy nhiên, vùng biển và ven biển Quảng Nam đang vấp phải những khó khăn và
thách thức lớn trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên biển như: Trình độ dân trí
còn thấp, cơ hội tạo việc làm còn ít, khai thác quá mức và sử dụng chưa hợp lý các nguồn
tài nguyên biển khiến cho hệ sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm thực vật ngập mặn
và vùng đất ngập nước ngày càng thu hẹp về diện tích, suy giảm tính đa dạng sinh học.
Các hoạt động sản xuất và dân sinh của cộng đồng dân cư ven biển, các tác động của hoạt
động khai thác cát, ti tan hay việc quy hoạch phát triển các khu đô thị, khu – cụm công
nghiệp gần bờ gây ô nhiễm đất, nước biển và ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển lâu dài và
bền vững.
1.4.5 Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản tỉnh Quảng Nam tương đối phong phú và đa dạng, trong đó
có một số loại có trữ lượng lớn có khả năng khai thác công nghiệp như: than đá ở Nông
Sơn, Ngọc Kinh An Điềm ( trữ lượng khoảng 10 triệu tấn), vàng gốc và sa khoáng ở Bồng
Miêu, Trà Dương, Nam Trà My, Bắc Trà My, cát trắng công nghiệp và vật liệu xây dựng
22
có trữ lượng tương đối lớn ở khu vực Bắc và Đông Bắc của tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn

Quảng Nam có nhiều mỏ nước khoáng, nước ngọt chất lượng tốt, các loại khoáng sản quý
như uranium và nguyên liệu làm xi măng như đá vôi, granit, ti tan, cao lanh
1.4.6 Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Hiện tỉnh có 2 khu rừng nguyên sinh, 60 địa điểm
với nhiều phong cảnh hữu tình: có nhiều hồ nước, sông, suối có cảnh quan hấp dẫn, có
125 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp, có các cù lao trên biển, trên sông và nhiều điểm du
lịch sinh thái tạo nên những tuyến du lịch độc đáo, phong phú, thu hút khác du lịch.
- Tài nguyên du lich nhân văn: Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển
du lịch. Trên địa bàn tỉnh có 2 di sản văn hóa thế giới là khu đền tháp Mỹ Sơn và đô thị cổ
Hội An; trên 20 công trình văn hóa khác và có khoảng 200 di tích lịch sử có giá trị phục
vụ phát triển du lịch.
Quảng Nam cũng nổi tiếng với những làng nghề truyền thống và tập quán dân gian
được lưu truyền từ nhiều thế kỷ. Mặt khác, hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp vĩ đại
cũng để lại những di tích lịch sử cách mạng quan trọng như: Địa đạo Kỳ Anh, di tích Núi
Thành, Nước Oa, Phước Trà, Trường An, Thượng Đức….
2.Thực trạng sinh kế của người dân Quảng nam
2.1. Sinh kế truyền thống của người dân Quảng Nam theo ngành
2.1.1 Sinh kế bằng sản xuất nông nghiệp.
- Quảng Nam chủ yếu vẫn là tỉnh thuần nông
- Phần đông dân số sống ở nông thôn ( 85%).
- Dân cư Quảng Nam chủ yếu là dân cư nông thôn, sinh kế phần lớn dựa vào sản
xuất nông nghiệp, nhất là hoạt động trồng trọt.
Gần đây, Quảng Nam có chủ trương chuyển hướng chiến lược phát triển kinh tế,
theo hướng ưu tiên phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp có công nghệ cao và sạch ở
vùng ven biển, nhằm tạo ra sự phát triển nhanh và bền vững vùng ven biển; phát triển
kinh tế-xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường
Ở Quảng Nam diện tích đất lâm nghiệp chiếm thế mạnh (51,8%), song tỷ trọng hộ
lâm nghiệp lại rất thấp (0.38%). Nguyên nhân của tình trạng này là do đời sống hộ làm
rừng chưa được cải thiện.
Sinh kế của người dân có liên quan đến mức thu nhập của họ trong một năm. Đối với

các huyện trung du, miền núi thì thu nhập chính của các hộ gia đình vẫn là sản xuất nông
nghiệp, trong đó gồm cả trồng trọt và chăn nuôi (Bắc Trà My: 38,7%; Đại Lộc: 73,7%;
Quế Sơn: 49,1%). Với các huyện đồng bằng ven biển thì thu nhập từ nông nghiệp chỉ
mang tính chất phụ thêm hoặc chỉ là của một số nhỏ bộ phận người dân nên tỷ trọng của
nguồn thu nhập này chiếm dưới 10% so với tổng mức thu nhập của họ (Hội An: 6,0%; Núi
Thành: 8,9%). Có một sự chênh lệch lớn về thu nhập từ sản xuất nông nghiệp giữa các
huyện đồng bằng ven biển và các huyện trung du, miền núi: Thu nhập của các huyện trung
du, miền núi cao hơn nhiều so với các huyện đồng bằng ven biển, ví dụ như của Quế Sơn
cao gấp 5,5 lần so với Núi Thành; Đại Lộc cao gấp 8,2 lần so với Núi Thành và gấp 12,2
lần so với Hội An.
Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thường là thấp hơn nhiều so với thu nhập từ các
ngành nghề phi nông nghiệp. Chính vì vậy, những hộ có thu nhập chính từ sản xuất nông
nghiệp là thường là những hộ nghèo.

23
Bảng13: Cơ cấu thu nhập bình quân 12 tháng từ sản xuất nông nghiệp của các
hộ gia đình và theo mức độ kinh tế hộ (%)
Các nguồn thu Bắc
Trà My
Đại Lộc Hội An Núi Thành

Quế Sơn

Tổng 100 100 100 100 100
Trồng trọt 19,5 61,3 5,5 5,6 24,0
Chăn nuôi 19,2 12,4 0,5 3,3 25,1
Khai thác lâm sản 0 0 3,3 16,9 1,9
Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 0 0 22,5 39,1 2,7
Lương/tiền công 40,0 18,0 43,9 18,1 20,8
Buôn bán, kinh doanh dịch vụ 5,0 0 21,2 12,6 18,9

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm/đầu tư s
ản
xuất/kinh doanh
0 0,5 1,3 0,9 1,8
Từ quà tặng, tiền gửi biếu 0 2,9 0,8 0,5 0
Hỗ trợ (từ nhà nước, tổ chức, cá
nhân)
16,3 4,9 1,0 3,0 4,8
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của dự án(Bảng 9)
2.1.2. Sinh kế bằng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.( NTTS)
Một trong những thế mạnh của các địa phương ven biển là đánh bắt và nuôi trồng
thủy hải sản. Việc phát triển ngành thủy hải sản đã có tác động tích cực tới sự chuyển đổi
cơ cấu kinh tế các huyện ven biển nói riêng, điển hình là các xã ven biển của Núi Thành,
Hội An, Tam Kỳ, Điện Bàn, Duy Xuyên và Thăng Bình. Hoạt động thuỷ sản ven biển đã
thực sự góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ven biển, góp phần đáng kể vào chương
trình xoá đói giảm nghèo, nhiều hộ gia đình nông thôn ven biển đã trở nên giàu có.
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản tăng lên rất nhanh chóng. Năm 2008 gấp 5,6 lần so
với năm 1997. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy hải sản tăng 1.016 ha ở giai đoạn
2004-2008. Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng thiên tai trong những năm gần đây , giá trị sán
xuất của ngành bị ảnh hưởng mạnh…
Thu nhập từ khai thác, nuôi trồng thủy hải sản chiếm tỷ trọng tương đối lớn đặc biệt
ở Huyện Núi Thành, thu nhập bình quân một năm của cả hộ gia đình từ thuỷ hải sản
chiếm 39,1%. Huyện Hội An chiếm 22,5% tổng thu
Nếu phân theo ngư trường đánh bắt thì có 21,3% đánh bắt nội địa, 78,7% khai thác
biển. Số lượng tàu thuyền được phân bổ nhiều nhất ở các huyện thị sau:
Bảng 14: Số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản cơ giới
Đơn vị
hành chính
Năm 2001 Năm 2006 So sánh 2006/2001
Số lượng Công

suất
Số
lượng
Công suất

Số
lượng
Công suất
Toàn tỉnh
3.491

65.310

3.674

80.849

183

15.539

TP. Tam Kỳ 302

2.559

269

2.510

- 33


- 49

TX. Hội An 963

16.571

871

15.975

- 92

- 596

Huyện Điện Bàn 221

4.415

169

4.152

- 52

- 263

Huyện Duy Xuyên 393

6.153


452

7.767

59

1.614

Huyện Quế Sơn 9

197

1

12

- 8

- 185

Huyện Thăng Bình 491

6.419

445

6.872

- 46


453

Huyện Núi Thành 1.112

28.996

1.467

43.561

355

14.565

Nguồn : Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2006
24
Trong 4 lĩnh vực của ngành thủy sản tỉnh: đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, thế
mạnh số 1 là đánh bắt thủy hải sản. Nghề đánh cá xa bờ phát triển, mang đến nguồn lợi
kinh tế lớn, đời sống của đại bộ phận ngư dân được cải thiện. Mặc dù ở Quảng Nam , diện
tích dành cho nuôi trồng thủy sản không nhiều, nhưng hiện nay, ngành đang định hướng
không phát triển theo chiều rộng mà phát triển theo chiều sâu, thông qua việc nâng cao
năng suất, sử dụng những vùng đất cát nuôi tôm, nuôi lồng trên biển, nuôi nâng cấp tôm
hùm… Nghề nuôi trồng thủy sản đã phát triển rộng khắp từ miền núi đến đồng bằng, ven
biển, tạo được việc làm và nguồn thu nhập cho hàng ngàn hộ dân.
Ở 2 lĩnh vực chế biến và dịch vụ, mặc dù có những bước phát triển nhất định, nhưng nhìn
chung còn yếu, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Để ngành thủy sản phát
triển bền vững và tương xứng với tiềm năng thì còn rất nhiều việc cần phải giải quyết mà
trước hết là những vấn đề khó khăn trước mắt của người dân nuôi trồng thủy hải sản nhỏ.
Người dân NTTS nhỏ của Quảng Nam gặp một số vấn đề và khó khăn như sau:

- Nguồn vốn/sự tiếp cận tài chính.
- Tiếp cận với khoa học công nghệ
- Tiếp cận thị trường và thông tin thị trường.
- Thiên tai, dịch bệnh như: thời tiết thay đổi, hạn hán, lũ lụt…
- Thiếu các hướng dẫn thích hợp cho trang trại tiêu chuẩn, hoạt động và quản lý.
- Vị trí, khu vực xa xôi không có cơ sở hạ tầng cơ bản/công cộng.
- Cạnh tranh với những người NTTS lớn.
- Các chính sách không nhất quán (môi trường, liên quan đến NTTS ).
- Không tham gia vào các chứng nhận, không thể tiếp cận những thị trường và đảm bảo
giá cả thị trường tốt.
- Lợi nhuận chênh lệch.
- Lợi ích cá nhân với lợi ích nhóm.
Để giải quyết những khó khăn này cần có sự ràng buộc giữa tất cả các biên liên quan như
người dân, cộng đồng làng xã, cán bộ khuyến ngư, các viện nghiên cứu và các cơ quan
của chính phủ…
2.1.3. Sinh kế bằng sản xuất lâm nghiệp (khai thác, trồng và bảo vệ rừng).
Một thế mạnh của tỉnh Quảng Nam là đất lâm nghiệp, chiếm khoảng trên 50% tổng
diện tích đất tự nhiên, với độ che phủ 42,5%, đứng thứ 8 so với các tỉnh trong toàn quốc.
Diện tích rừng trồng được phân bố nhiều ở các huyện như Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên
Phước, Đông Giang, Nông Sơn, Núi Thành, Tây Giang. Các hoạt động lâm nghiệp
thường là sinh kế của các dân cư vùng trung du và miền núi của tỉnh, điều đó đã cải thiện
một phần cuộc sống của người dân, tuy nhiên việc khai thác không hợp lý đang đặt ra
nhiều vấn đề về tài nguyên, thiên tai, môi trường và có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống của người dân.
Hiện nay, tỷ trọng hộ lâm nghiệp của tỉnh còn quá nhỏ, trong 8 huyện miền núi thì
mới chỉ có khoảng hơn 200 hộ lâm nghiệp, bình quân một huyện mới có gần 30 hộ. Đời
sống hộ làm rừng chưa được cải thiện. Thu nhập/1 năm của một hộ hiện tại từ sản xuất
lâm nghiệp (khai thác lâm sản) còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (Núi Thành: 16,9%; Quế Sơn:
1,9%; Hội An: 3,3%-nguồn : Tổng điều tra, bảng 1). Vấn đề đặt ra là cần có chính sách
khuyến khích để người làm rừng đủ sống và tiến tới làm giàu bằng nghề rừng.

25
2.1.4. Sinh kế qua các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp, buôn bán, kinh
doanh, dịch vụ- du lịch).
Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò của phát triển kinh tế phi nông nghiệp
ở nông thôn bao gồm công nghiệp và dịch vụ là rất quan trọng. Khu vực kinh tế phi nông
là cầu nối giữa nông nghiệp hàng hóa (thường đứng trong sự mâu thuẫn giữa tăng năng
suất và giảm giá) và sinh kế tạo ra trong công nghiệp và dịch vụ đô thị. Hơn một nửa thu
nhập ở nông thôn là từ phi nông nghiệp nên nó là cái thang để từ không có việc làm đến
có việc làm thường xuyên trong kinh tế nông thôn.
Bên cạnh những tiềm năng trong phát triển lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản thì Quảng
Nam cũng là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng trong phát triển công nghiệp, du
lịch, dịch vụ…tạo sinh kế, tăng thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.
Công nghiệp:
Tỉnh Quảng Nam đã hình thành và phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn,
tạo ra những sản phẩm chủ lực như chế biến nông lâm hải sản, giày da, may mặc xuất
khẩu, lắp ráp ôtô, vật liệu xây dựng, điện, điện tử. Ưu tiên phát triển ngành công nghệ
thông tin trong khu KTM Chu lai. Tập trung lấp đầy các khu công nghiệp hiện có, hoàn
thành xây dựng hạ tầng và lấp đầy các cụm công nghiệp nhỏ, phấn đấu đạt mỗi huyện thị
từ một đến hai cụm. Khôi phục, phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn,
ưu tiên cho các dự án công nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, miền núi.
Là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản, phi khoáng sản tương đối
phong phú và đa dạng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra trên địa bàn còn có nhiều
mỏ nước khoáng, nước ngọt chất lượng tốt, các loại khoáng sản quý như uranium và
nguyên liệu làm xi măng như đá vôi; các khoáng sản khác như đá granit, titan, cao lanh
với các loại nguyên liệu phục vụ xây dựng, làm sành, sứ,thủy tinh…
- Là một trong những tỉnh có rất nhiều làng nghề. Các làng nghề ở đây đang rất
được quan tâm khôi phục và phát triển, đã xuất hiện nhiều nghề mới, làng nghề mới với
quy mô và hính thức tổ chức đa dạng, phong phú. … Các làng nghề đã góp phần không
nhỏ trong giải quyết việc làm, nâng cao đời sống của người lao động và đóng góp cho sự
tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Dịch vụ :
Quảng Nam còn là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển du lịch.
Hiện ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Với hai di sản văn hoá thế giới là
khu đền tháp Mỹ Sơn và đô thị cổ Hội An; trên 20 công trình văn hoá khác, có khoảng
200 di tích lịch sử. Về tự nhiên, tỉnh có hai khu rừng nguyên sinh, 60 địa điểm với nhiều
phong cảnh đẹp như Hồ Phú Ninh (huyện Phú Ninh), Thuận Tình (Hội An)…, bờ biển
đẹp có thế mạnh phát triển du lịch và các đảo du lịch. Hiện tại và trong tương lai, Quảng
Nam là một điểm du lịch hấp dẫn, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch
không chỉ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung mà còn của cả nước.
Với những tiềm năng này, Quảng Nam có nhiều lợi thế trong phát triển các ngành
công nghiệp, dịch vụ- du lịch và đây là một trong những sinh kế của phần lớn người dân ở
vùng ven biển, ở các trung tâm thị trấn, thị tứ của tỉnh.
Tuy công nghiệp, dịch vụ- du lịch chiếm tỷ trọng cao nhưng tỷ lệ lao động toàn tỉnh
làm trong lĩnh vực này hiện mới chỉ chiếm 37,6% (năm 2008) trong cơ cấu lao động. Sự
phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ- du lịch đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, cải
thiện nhiều cuộc sống của người dân nhưng mặt trái của nó hiện đang rất được tỉnh quan

×