Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Việc huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng ở thành phố hồ chí minh nhìn từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GI ẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN NGỌC QUỲNH YẾN

VIỆC HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GI ẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

NGUYỄN NGỌC QUỲNH YẾN

VIỆC HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NHÌN TỪ KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Chuyên ngành: Chính Sách Công
Mã số: 60340402

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. HUỲNH THẾ DU

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh
tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Ngọc Quỳnh Yến


ii

LỜI CẢM TẠ
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Huỳnh Thế Du đã trực tiếp
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Thầy đã tận tình chia sẻ cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu trong lĩnh vực nghiên cứu và không ngừng động viên để tôi có thể hoàn
thành luận văn đảm bảo các yêu cầu của Chương trình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Quý Thầy, Cô tại Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright đã trang bị cho tôi
đầy đủ kiến thức thông qua các bài giảng tại Chương trình; xin cảm ơn Anh Trương Minh
Hòa, Chị Phạm Hoàng Minh Ngọc đã hỗ trợ tôi về kỹ thuật và các thủ tục hành chính trong
quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư và Công ty Đầu tư Tài

chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh - nơi tôi đang công tác đã hết sức hỗ trợ, tạo điều
kiện để tôi được tiếp cận, sử dụng nhiều tài liệu, số liệu rất quan trọng và hữu ích, giúp tôi
có thể nghiên cứu và hoàn thành Luận văn đúng tiến độ.
Cuối cùng, tôi rất cảm ơn Gia đình, các Anh, Chị, Em học viên MPP7, các đồng
nghiệp của tôi tại Phòng Quản trị Nguồn nhân lực và Phòng Pháp chế Công ty Đầu tư Tài
chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ, động viên, giúp đỡ trong suốt thời gian
tôi tham gia khóa học Chính sách công tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Ngọc Quỳnh Yến


iii

TÓM TẮT
Giống như tất cả các "thành phố mới nổi" trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đang phải đối diện với các thách thức từ yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng
(CSHT) do quá trình đô thị hoá đem lại. Nhu cầu vốn để đầu tư phát triển CSHT đáp ứng
yêu cầu phát triển của TP.HCM rất lớn nhưng các phương thức huy động vốn hiện tại chưa
đem lại kết quả như kỳ vọng. Việc nghiên cứu các phương thức tài trợ cho CSHT cũng như
kinh nghiệm huy động vốn tại các nước sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp TP.HCM
nhận diện đầy đủ các nguồn lực, lựa chọn hình thức huy động vốn phù hợp và tìm ra các
giải pháp khả thi để triển khai thực hiện hiệu quả.
Tác giả luận văn sử dụng các lý thuyết của kinh tế học khu vực công về phân cấp
tài khóa, chuyển giao nguồn lực giữa cấp trung ương và địa phương; tài trợ nợ của chính
quyền địa phương; sự tham gia của khu vực tư nhân và hợp tác công - tư để phân tích kinh
nghiệm thế giới cũng như thực tiễn huy động vốn phát triển CSHT ở Việt Nam và tại
TP.HCM. Qua đó, khẳng định tầm quan trọng, vai trò của nguồn vốn ngân sách và các
nguồn có tính chất tương tự ngân sách đối với đầu tư phát triển CSHT; đồng thời phát hiện

những bất cập trong công tác huy động vốn phát triển CSHT tại TP.HCM, gồm có: (i) Các
quy định về phân bổ, điều tiết ngân sách giữa trung ương và TP.HCM chưa tạo động lực để
phát triển Thành phố; (ii) kỳ vọng vào mô hình PPP quá lớn trong khi các điều kiện cần
thiết để triển khai thành công mô hình PPP chưa được chuẩn bị đầy đủ; (iii) TP.HCM chưa
được trao các cơ chế phù hợp cũng như hệ thống quản lý hành chính chưa đủ năng lực để
triển khai các kỹ thuật khai thác giá trị đất đai mới theo kinh nghiệm thế giới; (iv) Các định
chế tài chính chuyên biệt chưa có đủ thẩm quyền để phát huy vai trò và đạt được hiệu quả
như mong đợi.
Luận văn đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp TP.HCM có thể huy động nguồn
vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển CSHT trong thời gian tới, trong đó quan trọng nhất
là cần có một cơ chế đặc thù về phân cấp nguồn thu phù hợp với quy mô đô thị lớn cho
Thành phố nhằm giúp gia tăng nguồn vốn ngân sách của TP.HCM để đầu tư phát triển
CSHT; kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện cần thiết để thúc đẩy, nâng cao
hiệu quả của các phương thức huy động vốn như phát hành TPCQĐP, hợp tác công – tư,
tài trợ từ đất đai và phát huy vai trò của các định chế tài chính trung gian; tháo gỡ các nút
thắt thể chế để tạo điều kiện cho TP.HCM phát triển tương xứng với tiềm năng./.


iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP ........................................................................ ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ 1
1.1.


Bối cảnh chính sách ................................................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3

1.4.

Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3

1.5.

Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích ......................................................... 3

1.6.

Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ...................................................................................... 5
2.1.

Tổng quan về CSHT và nguồn vốn phát triển CSHT ............................................. 5


2.1.1.

Khái niệm cơ sở hạ tầng .................................................................................. 5

2.1.2.

Nguồn vốn phát triển CSHT ............................................................................ 5

2.2.

Các phương thức huy động vốn phát triển CSHT ................................................... 6

2.2.1.

Sử dụng vốn ngân sách .................................................................................... 7

2.2.2.

Sự tham gia của tư nhân................................................................................... 9

2.2.3.

Các kỹ thuật tài trợ dựa vào đất đai ............................................................... 10


v

2.2.4.
2.3.


Thông qua các định chế tài chính chuyên biệt ............................................... 10

Khung phân tích .................................................................................................... 11

CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ HUY ĐỘNG VỐN
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG .................................................................................... 13
3.1.

Kinh nghiệm thế giới về triển khai các phương thức huy động vốn phát triển

CSHT ............................................................................................................................... 13
3.1.1.

Sử dụng vốn ngân sách .................................................................................. 13

3.1.2.

Sự tham gia của tư nhân................................................................................. 17

3.1.3.

Tài trợ dựa vào đất đai ................................................................................... 19

3.1.4.

Thông qua các định chế tài chính chuyên biệt ............................................... 20

3.2.


Nhận xét và các bài học rút ra về huy động vốn phát triển CSHT ........................ 22

3.2.1.

Nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn tài chính có tính chất tương tự ngân

sách nên là nguồn tài trợ chính yếu đối với đầu tư CSHT. .......................................... 22
3.2.2.

Sự tham gia của tư nhân trong tài trợ phát triển CSHT là nguồn tài chính bổ

sung cho phát triển CSHT; tuy nhiên, cần lưu ý đảm bảo các điều kiện cần thiết để có
thể triển khai PPP thành công. ..................................................................................... 23
3.2.3.

Các kỹ thuật huy động vốn thông qua khai thác giá trị đất đai có khả năng trở

thành nguồn tài chính quan trọng tài trợ phát triển CSHT, đặc biệt đối với các đô thị
tăng trưởng nhanh tại các nước đang phát triển. .......................................................... 24
3.2.4.

Các định chế chuyên biệt là những giải pháp bổ sung giúp nâng cao hiệu quả

của các phương thức huy động vốn kể trên. ................................................................ 24
CHƯƠNG 4
THỰC TIỄN HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA VIỆT NAM
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG VIỆC HUY ĐỘNG VỐN PHÁT TRIỂN
CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................ 25



vi

4.1.

Thực tiễn huy động vốn phát triển CSHT của Việt Nam nói chung và TP.HCM

nói riêng trong thời gian qua ............................................................................................ 25
4.1.1.

Tổng quan về huy động vốn phát triển CSHT của Việt Nam thời gian qua .. 25

4.1.2.

Tổng quan về tình hình đầu tư CSHT tại TP.HCM thời gian qua ................. 25

4.2.

Những bất cập trong việc huy động vốn phát triển CSHT của TP.HCM thời gian

qua

............................................................................................................................... 28

4.2.1.

Các quy định về phân bổ, điều tiết ngân sách của TP.HCM và trung ương,

giới hạn trần nợ vay của CQĐP chưa tạo động lực để phát triển Thành phố. ............. 28
4.2.2.


Kỳ vọng vào mô hình PPP quá lớn trong khi các điều kiện cần thiết để triển

khai thành công mô hình PPP chưa được chuẩn bị đầy đủ; chưa có các quy định rõ
ràng về phân cấp nguồn thu từ tư nhân hóa. ................................................................ 31
4.2.3.

TP.HCM chưa được trao các cơ chế phù hợp cũng như hệ thống quản lý hành

chính chưa đủ năng lực để triển khai các kỹ thuật khai thác giá trị đất đai mới theo
kinh nghiệm thế giới, đặc biệt là các kỹ thuật không cần thu hồi đất. ......................... 32
4.2.4.

Các tổ chức trung gian để thúc đẩy huy động vốn phát triển CSHT của

TP.HCM chưa phát huy được vai trò như kỳ vọng...................................................... 34
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ............................................................................. 37
5.1.

Kết luận ................................................................................................................. 37

5.2.

Đề xuất kiến nghị .................................................................................................. 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 42
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 45


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ Tiếng việt

ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFD

Cơ quan phát triển Pháp

BOO

Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh

BOT

Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

BT

Xây dựng - Chuyển giao

BTO

Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh


CII

Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

CQĐP

Chính quyền địa phương

CQTU

Chính quyền trung ương

CSHT

Cơ sở hạ tầng

DBFO

Thiết kế - Xây dựng - Tài trợ - Vận hành

FETP

Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright

FINDETER

Công ty Tài chính Phát triển chính quyền địa phương

GDP


Tổng sản phẩm nội địa

GO

Trái phiếu nghĩa vụ chung

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HFIC

Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh

HIFU

Quỹ Đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

IIFF

Tổ chức Đầu tư cơ sở hạ tầng

IIGF

Quỹ Bảo lãnh Hạ tầng Indonesia

IPC

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phát triển Công

nghiệp Tân Thuận

LDIF

Quỹ đầu tư phát triển địa phương

LGUGC

Công ty bảo lãng đơn vị hành chính địa phương

MDF

Quỹ phát triển địa phương

NSĐP

Ngân sách địa phương

NSNN

Ngân sách nhà nước

NUCA

Cơ quan cộng đồng Đô thị mới của Ai Cập


viii

ODA


Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế

PADDI

Trung tâm Dự báo và Nghiên cứu đô thị

PPP

Đối tác công - tư

UBND

Ủy ban nhân dân

TPCQĐP

Trái phiếu chính quyền địa phương

TPĐT

Trái phiếu đô thị

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


WB

Ngân hàng Thế giới

WPPSS

Hệ thống cung cấp điện công Washington

TPĐT

Trái phiếu đô thị

WPPSS

Hệ thống cung cấp điện công Washington


ix

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP

Bảng 3.1: Giới thiệu những nguồn thuế riêng sử dụng cho đầu tư đường bộ Nhật Bản,
năm 2005.
Bảng 4.1: Tình hình đầu tư tại TP.HCM trong thời gian qua.
Bảng 4.2: Nhu cầu vốn đầu tư và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách và vay vốn
ODA đáp ứng nhu cầu đầu tư CSHT của TP.HCM giai đoạn 2016-2020.
Bảng 4.3: Tính toán tỷ lệ chi đầu tư phát triển so với tổng các khoản thu cân đối NSNN,
Tổng thu NSĐP, Tổng chi NSĐP trong giai đoạn 2006 - 2015.


Hình 2.1: Khung phân tích.
Hình 3.1: Các nguồn tài chính CSHT tại Hàn Quốc, 1993-2010.
Hình 3.2: Tăng trưởng của khu vực tư nhân tham gia tài trợ vốn CSHT của Ấn Độ, giai
đoạn 2005-2020.
Hình 4.1a: So sánh khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách và vay vốn ODA đáp ứng nhu
cầu đầu tư CSHT của TP.HCM giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 theo giá trị
tuyệt đối.
Hình 4.1b: So sánh tỷ lệ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách và vay vốn ODA đáp ứng
nhu cầu đầu tư CSHT của TP.HCM giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020.

Hộp 4.1:

Một số dự án điển hình được triển khai từ nguồn vốn ODA của TP.HCM.

Hộp 4.2:

Mô hình “bán đấu giá đất mặt tiền”, trường hợp đường Nguyễn Hữu Thọ.

Hộp 4.3:

Giới thiệu sơ nét về IPC và CII.


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh chính sách
Đô thị hóa đang diễn ra phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là tại những thành phố
có quy mô trung bình1 của các nước đang phát triển (còn gọi là "thành phố mới nổi") và trở

thành một xu hướng tất yếu của quá trình phát triển (Kim, 2016).
Giống như tất cả các "thành phố mới nổi" trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đang phải đối diện với các vấn đề và thách thức từ yêu cầu phát triển cơ sở hạ
tầng (CSHT) do quá trình đô thị hoá đem lại. Mặc dù hệ thống CSHT hiện tại của TP.HCM
được đánh giá là hiện đại bậc nhất cả nước nhưng thực tế vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát
triển cũng như nhu cầu sử dụng của người dân, thể hiện qua nhiều vấn đề yếu kém: tình
trạng kẹt xe, ngập úng, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ và xuống cấp,.. Để cải tạo, nâng
cấp, xây dựng đồng bộ hệ thống CSHT đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội và đảm bảo duy
trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định đòi hỏi TP.HCM cần rất nhiều nguồn lực, trong đó
nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng. Ước tính trong giai đoạn 2016-2020, để tăng
trưởng kinh tế của Thành phố đạt bình quân khoảng 8%-8,5%/năm2, dự kiến tổng vốn đầu
tư toàn xã hội của Thành phố cần khoảng 1.829.379 tỷ đồng, chiếm khoảng 30% tổng sản
phẩm nội địa (GRDP) của Thành phố, tăng 53,3% so với giai đoạn 2011-2015 (Sở Kế
hoạch Đầu tư, 2016). Trong dài hạn, ước tính đến năm 2030, TP.HCM cần nguồn vốn
khoảng 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ đô la Mỹ) để đầu tư CSHT tạo nền tảng phát
triển.
Mặc dù sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CSHT và đã nỗ lực
triển khai thử nghiệm nhiều phương thức mới để huy động vốn đầu tư cho CSHT như đổi
đất lấy hạ tầng, hình thành đối tác công - tư (PPP) hoặc thông qua Quỹ Đầu tư phát triển
địa phương (Musil và Perset, 2015) nhưng TP.HCM vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc
cân đối ngân sách để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội
đang ngày càng trở nên bức thiết của Thành phố. Mặt khác, việc triển khai thực hiện các

Thành phố có quy mô trung bình được định nghĩa là những thành phố có dân số trong khoảng từ 200.000
đến 10.000.000 dân.
2
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.
1



2

phương thức huy động vốn đầu tư CSHT của Thành phố vẫn còn nhiều bất cập và gặp một
số trục trặc nhất định.
Vì thế, nâng cao hiệu quả đầu tư công, sử dụng nguồn lực hiện có một cách tiết
kiệm, nghiên cứu triển khai thêm các kỹ thuật huy động vốn mới theo kinh nghiệm thế giới
sẽ giúp đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu vốn đầu tư phát triển CSHT của Việt Nam nói
chung và TP.HCM nói riêng (WB, 2013).
Nghiên cứu về tài trợ để phát triển CSHT không phải là đề tài mới ở các nước, kể
cả các nước phát triển và những nước đang phát triển. Tùy đặc điểm tình hình của từng
quốc gia và quan điểm của tác giả mà nghiên cứu sẽ phân tích tổng hợp các hình thức huy
động vốn hay đi sâu vào từng loại hình tài trợ cụ thể, trong đó, hình thức huy động vốn
thông qua vay nợ của chính quyền, hợp tác công - tư (PPP) và giải phóng giá trị đất đai là
các phương thức được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu hơn cả. Đặc biệt, các tổ chức
kinh tế của thế giới và khu vực như Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Trung tâm Dự báo và Nghiên
cứu Đô thị (PADDI), Tổ chức các thành phố mới (New Cities Foundation)... đã có nhiều
nghiên cứu tổng hợp, đánh giá, nhận định có giá trị về các nguồn vốn tài trợ cho CSHT nói
chung cũng như hạ tầng đô thị nói riêng.
Ở Việt Nam, hiện có khá nhiều đề tài, bài viết về huy động vốn cho CSHT trên
phạm vi quốc gia hoặc từng địa phương. Một số nghiên cứu quan tâm và đi vào phân tích
một hình thức huy động vốn cho CSHT cụ thể, chủ yếu là phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương (TPCQĐP) và PPP. Đa số các nghiên cứu đều có nội dung định nghĩa về
CSHT, một số các quy định về huy động vốn về tài trợ CSHT của Việt Nam. Bên cạnh đó,
tùy theo quan điểm của từng tác giả mà có các nhận định, đánh giá khác nhau về các hình
thức tài trợ cho CSHT, trong đó, đa số đều kỳ vọng các phương thức huy động vốn ngoài
ngân sách sẽ là lời giải cho bài toán huy động vốn tại Việt Nam nói chung. Liệu đây có
phải là cách tiếp cận phù hợp đối với vấn đề huy động vốn cho phát triển CSHT của
TP.HCM?
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu kinh nghiệm huy động vốn tài trợ CSHT đô thị ở một số nước trên
thế giới, so sánh với thực tiễn triển khai các phương thức huy động vốn đầu tư CSHT tại
TP.HCM, qua đó, xem xét vai trò của các nguồn vốn cho phát triển CSHT, những trục trặc


3

hiện tại trong việc huy động vốn phát triển CSHT tại TP.HCM và đưa ra các khuyến nghị,
giải pháp để TP.HCMcó thể huy động nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển
CSHT trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Nhìn chung, hiện nay trên thế giới có các phương thức huy động vốn
nào để phát triển CSHT?
Câu hỏi 2: TP.HCM có thể học tập và vận dụng những kinh nghiệm của các nước
về huy động vốn phát triển CSHT như thế nào để giúp TP.HCM phát triển hệ thống CSHT
đồng bộ, hiện đại trong tương lai?
1.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cách thức huy động vốn tài trợ cho CSHT kỹ
thuật của một số nước trên thế giới và tình hình huy động vốn phát triển CSHT kỹ thuật
của TP.HCM trong thời gian qua.
1.5. Phương pháp nghiên cứu và khung phân tích
Tác giả luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trong nước và
thế giới có liên quan đến đề tài, các báo cáo của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch Đầu tư, Công
ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM kết hợp với phương pháp so sánh, tổng hợp, thống
kê và mô hình hóa số liệu dưới dạng bảng, biểu... để hoàn thành đề tài này.
1.6. Cấu trúc luận văn
Luận văn được bố cục thành 05 chương.
Chương 1 giới thiệu bối cảnh, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi chính sách, đối tượng,
phương pháp nghiên cứu và kết cấu luận văn.
Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết về các phương thức huy động vốn phát triển

CSHT.
Chương 3 nghiên cứu kinh nghiệm thế giới về huy động vốn phát triển CSHT để rút
ra các nhận xét về hiệu quả và vai trò của các nguồn vốn đối với việc phát triển CSHT
cũng như các vấn đề cần lưu ý khi triển khai thực hiện các phương thức huy động vốn.


4

Chương 4 nghiên cứu thực tiễn huy động vốn phát triển CSHT tại Việt Nam và
những vấn đề bất cập trong huy động vốn phát triển CSHT của TP.HCM.
Chương 5 là phần kết luận và đưa ra các khuyến nghị chính sách.


5

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG VỐN
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
2.1. Tổng quan về CSHT và nguồn vốn phát triển CSHT
2.1.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng
Fulmer (2009) đã đưa ra định nghĩa CSHT là "các thành phần vật chất của hệ thống
tương quan cung cấp hàng hóa và dịch vụ thiết yếu để kích hoạt, duy trì hoặc tăng cường
điều kiện sống của xã hội". Đây là định nghĩa được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
liên quan đến CSHT.
Ở Việt Nam, thuật ngữ CSHT còn được gọi là kết cấu hạ tầng, là hệ thống các công
trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của xã hội, bao gồm hai hệ thống: hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Theo Điều 3, Luật Xây dựng 2014, "hệ thống hạ tầng kỹ thuật
bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu
sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và các
công trình khác"; "hệ thống hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục,

thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, và các công trình khác".
Do giới hạn về các điều kiện nghiên cứu, luận văn chủ yếu tập trung tìm hiểu, phân
tích các phương thức huy động vốn đầu tư phát triển CSHT kỹ thuật.
2.1.2. Nguồn vốn phát triển CSHT
Nguồn vốn phát triển CSHT được hiểu là nguồn tài chính để đầu tư xây dựng, vận
hành và duy trì hệ thống CSHT; có đặc trưng cơ bản là đòi hỏi dòng tiền lớn duy trì trong
nhiều năm, thời gian thu hồi vốn thường dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể thu hồi đủ
vốn đầu tư cũng như nguy cơ hình thành tài sản khó thanh lý khi các điều kiện giả định ban
đầu thay đổi (Phạm Thiên Hoàng, 2015). Bên cạnh đó, việc xây dựng CSHT lại thường
yêu cầu phải giải tỏa, đền bù trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và
tạo ra ngoại tác có tính lan tỏa. Với các đặc tính đó, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới,
chính quyền đóng vai trò nòng cốt, then chốt trong việc xây dựng một hệ thống CSHT
đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, thực tế, khu vực công thường không đủ khả năng và nguồn
lực để cung cấp CSHT đáp ứng nhu cầu của xã hội. Xuất phát từ hai nguyên nhân trên, các


6

quốc gia trên thế giới đã nghiên cứu triển khai nhiều phương thức huy động vốn để tài trợ
cho CSHT nói chung và CSHT địa phương nói riêng.
Vốn đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển CSHT. Quy mô và tính
sẵn có của nguồn vốn ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện của từng dự án nói riêng cũng như
góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ thống CSHT đồng bộ và hiện đại (Phạm
Thiên Hoàng, 2015).
2.2. Các phương thức huy động vốn phát triển CSHT
Tùy theo đặc điểm, điều kiện, trình độ phát triển của mỗi quốc gia/ địa phương mà
Chính phủ hoặc chính quyền địa phương (CQĐP) sẽ có các sáng kiến huy động nguồn vốn
phát triển CSHT khác nhau.
Theo Sổ tay về tài chính CSHT đô thị (Kim, 2016), CSHT của các thành phố có thể
được tài trợ hoàn toàn bởi khu vực công, có sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng phát triển và tổ

chức tài chính quốc tế hoặc tham gia của khu vực tư nhân. Nguồn vốn của khu vực công để
đầu tư phát triển CSHT tại các thành phố chủ yếu là ngân sách địa phương (NSĐP) do
chính quyền trung ương (CQTU) chuyển giao/ trợ cấp hoặc vay nợ thông qua phát hành
trái phiếu. Nguồn vốn của tư nhân tham gia đầu tư phát triển CSHT thường bằng hình thức
PPP hoặc tư nhân hóa.
Theo WB (2013), các hình thức tài trợ CSHT địa phương phổ biến gồm có: Tài trợ
vốn/Vay nợ của CQĐP, tài trợ dựa vào đất đai, PPP và một số cơ quan chuyên biệt đáp
ứng các nhu cầu cụ thể (như Quỹ phát triển địa phương, các công ty phát triển hạ tầng).
Trong nghiên cứu Giải phóng giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho CSHT đô thị,
Peterson (2009) đã khẳng định CSHT đô thị thường được đầu tư từ ba nguồn truyền thống
là: ngân sách của CQĐP, vốn tài trợ từ Chính phủ và vốn vay. Để đáp ứng nhu cầu vốn
phát triển CSHT, nghiên cứu đã giới thiệu thêm một giải pháp bổ sung quan trọng cho tài
chính CSHT địa phương là khai thác giá trị đất đai để cung cấp tài chính cho đầu tư CSHT.
Trong Báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển (2010) về cơ chế tạo vốn cho các dự
án giao thông trọng điểm, cấp bách của Thành phố, tác giả báo cáo phân chia thành ba
nhóm hình thức như sau: (1) Hình thức tạo nguồn vốn trước khi xây dựng hạ tầng giao
thông, gồm: huy động từ vốn ngân sách; huy động từ nguồn vốn vay ODA; huy động
nguồn vốn theo hình thức BT – BOT; đầu tư theo hình thức phát hành trái phiếu công
trình, trái phiếu đô thị. (2) Hình thức tạo nguồn vốn sau khi xây dựng hạ tầng giao thông,


7

gồm: tạo vốn ngân sách bằng đấu thầu (đấu giá) quyền sử dụng đất, hình thức "biên chỉnh
trang", điều chỉnh tăng khung giá đất hàng năm tại địa bàn đã đầu tư hạ tầng. (3) Các hình
thức huy động vốn mới gồm PPP và phí xây dựng công trình.
Nhìn chung, có nhiều cách phân loại và tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, có thể tổng
hợp các nguồn và phương thức huy động vốn phát triển CSHT địa phương chủ yếu sau:
(1) Sử dụng ngân sách để đầu tư CSHT, chủ yếu từ nguồn doanh thu thuế, các
khoản phân bổ/chuyển giao/trợ cấp của CQTU cho CQĐP và có thể được bổ sung thông

qua vay nợ của CQĐP (thông qua phát hành TPCQĐP; vay tín dụng ưu đãi từ các ngân
hàng phát triển hoặc tổ chức tài chính quốc tế).
(2) Sự tham gia của tư nhân: chủ yếu thông qua PPP hoặc tư nhân hóa.
(3) Các kỹ thuật tài trợ dựa vào đất đai;
(4) Thông qua một số mô hình chuyên biệt.
2.2.1. Sử dụng vốn ngân sách
* Thuế và các khoản phân bổ/ chuyển giao/ trợ cấp ngân sách giữa trung ương và
địa phương
Vấn đề sử dụng ngân sách cho phát triển CSHT địa phương có liên quan mật thiết
với cơ chế phân cấp tài khóa và chuyển giao nguồn lực giữa CQTU và CQĐP. Tiếp nhận
các nguồn chuyển giao, trợ cấp của CQTU là một nguồn truyến thống bổ sung vào NSĐP.
Tùy vào mỗi quốc gia mà sẽ có cách phân chia và chuyển giao các nguồn thu khác nhau,
chủ yếu từ các loại thuế. Thông thường, CQTU sẽ có quy định những khoảng thu nào
thuộc NSTU, những khoản thu nào địa phương được giữ lại và/hoặc xác định tỷ lệ phân
chia, chuyển giao cụ thể đối với từng loại thuế/ phí/ hoặc doanh thu thuế chung giữa trung
ương và địa phương.
* Vay nợ của CQĐP chủ yếu thông qua phát hành TPCQĐP hoặc vay tín dụng ưu
đãi từ các ngân hàng phát triển hoặc tổ chức tài chính quốc tế:
- TPCQĐP hay còn được gọi là trái phiếu đô thị (TPĐT) là một bộ phận của thị
trường vốn, được định nghĩa là “nghĩa vụ nợ có trả lãi suất do các cấp CQĐP phát hành để
tài trợ (chủ yếu) cho chi đầu tư” (FETP, 2015a). Trên thế giới, TPĐT thường được phân
thành bốn loại là trái phiếu nghĩa vụ chung (GO), trái phiếu nguồn thu (Revenue Bonds),
trái phiếu hai nòng (Double - Barreled Bonds) và các công cụ nợ thị trường vốn của địa
phương khác (FETP, 2015a), trong đó hai loại đầu tiên là phổ biến nhất. Trái phiếu nghĩa


8

vụ chung là loại TPCQĐP được CQĐP đảm bảo cả tiền gốc và tiền lãi bằng toàn bộ các
nguồn thu tài chính của mình. Trái phiếu nguồn thu là loại TPCQĐP được phát hành để hỗ

trợ cho một dự án hay khoản đầu tư cụ thể có tạo ra nguồn thu, cả lãi và nợ gốc được chi
trả từ thu nhập được tạo ra bởi công trình mà đợt trái phiếu đó tài trợ.
TPCQĐP là một công cụ tài trợ vốn có nhiều tiềm năng và ưu điểm vì có kỳ hạn
phổ biến từ 05 đến 15 năm nên đáp ứng nhu cầu tài trợ dài hạn của địa phương, huy động
được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, tạo ra sức ép và động lực để CQĐP cải tiến công tác
quản lý ngân sách do áp lực phải hoàn trả tiền gốc và lãi cho các nhà đầu tư đúng hạn,
kiểm toán và minh bạch thông tin, góp phần từng bước phát triển thị trường vốn và ổn định
tài chính ở địa phương (FETP, 2015a). Tuy nhiên, nếu CQĐP thiếu năng lực, hệ thống tài
chính chưa phát triển, các công cụ tài trợ vốn không đồng bộ và các khuôn khổ thể chế
pháp lý không rõ ràng thì việc phát hành trái phiếu sẽ gặp nhiều khó khăn, không hiệu quả.
Bên cạnh đó, vì phát hành trái phiếu là một hình thức vay nợ, nên nếu lạm dụng sẽ dẫn đến
gia tăng tổng nợ công của cả nền kinh tế và có thể vượt quá khả năng kiểm soát của CQTU
dẫn đến vỡ nợ (FETP, 2015a).
- Vay tín dụng ưu đãi từ các ngân hàng phát triển hoặc tổ chức tài chính quốc tế.
Tùy theo quy định của mỗi nước mà các địa phương có thể tiếp cận trực tiếp các khoản vay
ưu đãi này hoặc vay lại từ Chính phủ. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các
khoản tín dụng ưu đãi phải được hoàn trả bằng nguồn vốn ngân sách (Phạm Thiên Hoàng,
2015). ODA và các khoản tín dụng ưu đãi khác nếu được quản lý và sử dụng hiệu quả sẽ là
một nguồn vốn bổ sung vào ngân sách của CQĐP để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã
hội; phù hợp với các dự án CSHT không có nguồn thu hoặc khả năng thu hồi vốn chậm,
mức sinh lời thấp (Phạm Thị Túy, 2009). Ngược lại, tình trạng tham nhũng và những bất
cập trong quản lý của khu vực công nếu có sẽ làm giảm các lợi ích thu được, trong khi
chính quyền vẫn phải đối diện với các rủi ro tiềm ẩn do gia tăng quy mô nợ công và gánh
nặng trả nợ trong tương lai. Ngoài ra, một số khoản vay nước ngoài thường đi kèm với các
ràng buộc phải sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo chỉ định của các nhà tài trợ, điều này đôi
khi làm giảm tính cạnh tranh công bằng trong nền kinh tế, có thể dẫn đến một số hệ quả
tiêu cực như làm tăng vốn đầu tư, kéo dài thời gian thực hiện dự án, ảnh hưởng đến chất
lượng công trình do năng lực nhà thầu hạn chế.



9

2.2.2. Sự tham gia của tư nhân
Có nhiều hình thức tư nhân tham gia tài trợ phát triển CSHT, chủ yếu theo mô hình
PPP và tư nhân hóa.
* Có thể hiểu PPP theo cách đơn giản và phổ biến nhất là nhà nước và tư nhân cùng
ký một hợp đồng để phân chia lợi ích, rủi ro cũng như trách nhiệm của mỗi bên trong việc
xây dựng một CSHT hay cung cấp một dịch vụ công nào đó mà theo truyền thống là thuộc
trách nhiệm của khu vực công (FETP, 2015b).
Tùy theo đặc điểm, mức độ tham gia, hợp tác của 02 khu vực mà xác định các mô
hình hợp đồng khác nhau, với 05 dạng phổ biến sắp xếp theo thứ tự mức độ tham gia của
khu vực tư nhân tăng dần, bao gồm: hợp đồng quản lý và cung ứng; "chìa khóa trao tay";
hợp đồng thuê; hợp đồng nhượng quyền kinh doanh với các biến thể chính là DBFO (Thiết
kế - Xây dựng - Tài trợ - Vận hành), BOT (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao), BOO
(Xây dựng - Sở hữu -Vận hành), liên doanh hay tư nhân hóa một phần (FETP, 2015b).
PPP là giải pháp giúp khu vực công tiếp cận được nguồn vốn sẵn có của các nhà
đầu tư tư nhân mà không làm gia tăng nợ công; góp phần ổn định ngân sách nhờ giảm
được chi phí đầu tư và các khoản chi thường xuyên cho khu vực công, tăng thu ngân sách
nhờ nguồn thu thuế, phí sử dụng; tăng tính cạnh tranh và hiệu quả trong đầu tư, tận dụng
các nguồn lực của thị trường để cung cấp dịch vụ và hàng hóa tốt hơn; là chất xúc tác để
cải thiện sự không hiệu quả của khu vực công nhờ chuyển rủi ro cho bên có khả năng quản
lý tốt hơn, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, góp phần giảm tham nhũng
(FETP, 2015b).
Các nghiên cứu về PPP cơ bản thống nhất sự tham gia của tư nhân vào đầu tư
CSHT thông qua hình thức PPP chỉ thích hợp trong điều kiện đồng thời đảm bảo tất cả các
yếu tố sau, gồm có: (1) Khung pháp lý đầy đủ, minh bạch và đáng tin cậy; (2) Năng lực và
nguồn lực của khu vực công đảm bảo quản lý các dự án PPP hiệu quả; (3) Lựa chọn dự án
phù hợp và xác định đúng đối tác đủ năng lực; (4) Tối đa hóa lợi ích cho các đối tác kết
hợp với phân bổ rủi ro thích hợp giữa khu vực công và khu vực tư. Những điều kiện này
thường không có đầy đủ tại các nước đang phát triển, là những nước đang cần nguồn lực

tài chính lớn để đầu tư phát triển CSHT, vì thế thường làm giảm khả năng thu được các lợi
ích do PPP đem lại. Thực tế, PPP là một phương thức đầu tư CSHT tốn kém hơn so với sử
dụng ngân sách do chi phí tài chính và suất sinh lợi yêu cầu của khu vực tư nhân cao hơn
chi phí vay nợ của khu vực công (Chong và Poole, 2013).


10

* Tư nhân hóa là hình thức tham gia cao nhất của tư nhân, trong trường hợp này là
việc khu vực công bán hoặc cho thuê toàn bộ hay một phần tài sản CSHT hoặc quyền khai
thác CSHT cho khu vực tư (Kim, 2016). Nói cách khác, đây là hình thức bán tài sản thuộc
sở hữu của khu vực công và sử dụng tiền thu được để tài trợ cho các dự án CSHT mới.
Phương thức này có ưu thế là giúp chính quyền thu được nguồn vốn lớn một lần mà không
chịu áp lực trả nợ, đồng thời giảm được chi phí duy tu, bảo dưỡng, vận hành tài sản trong
tương lai, có thể cải thiện hiệu quả và chất lượng cung ứng dịch vụ cho người dân. Tuy
nhiên, việc mua bán cần phải được thực hiện công khai minh bạch thông qua đấu giá, đi
kèm với các quy định quản lý chất lượng cung ứng dịch vụ rõ ràng và cần cân nhắc đối với
các hoại hình dịch vụ có tính độc quyền.
2.2.3. Các kỹ thuật tài trợ dựa vào đất đai
Đất đai được xem là một công cụ để cung cấp tài chính phát triển CSHT, đặc biệt là
đối với các đô thị. Cơ chế khai thác giá trị của đất đai để đầu tư CSHT đô thị dựa trên
nguyên tắc vốn hóa lợi ích từ giá trị đất đai được tăng thêm nhờ đầu tư phát triển CSHT
(Peterson, 2009). Kinh nghiệm một số nước đã cho thấy nếu có cơ chế khai thác hợp lý thì
đất đai có thể tài trợ một nguồn lực tài chính đáng kể cho ngân sách để đầu tư CSHT.
Có nhiều cách để huy động tài chính từ đất đai, Peterson (2009) đã tổng hợp 06 kỹ
thuật giải phóng giá trị đất đai để đầu tư phát triển CSHT đô thị gồm: đổi đất lấy hạ tầng,
đánh thuế vào giá trị tăng thêm của đất, thuế bù đắp tác động, mua bán đất dôi dư xung
quanh các dự án, bán hay cho thuê đất công và đánh thuế vào doanh nghiệp phát triển hạ
tầng... Thực tế, đây cũng là một phương thức huy động nguồn lực xã hội giúp tăng nguồn
thu ngân sách, bởi vì, các kỹ thuật khai thác giá trị từ đất đều được thực hiện thông qua các

khoản thuế, phí, hoặc bán đấu giá đất công và nguồn thu này sẽ được bổ sung vào ngân
sách.
2.2.4. Thông qua các định chế tài chính chuyên biệt
Các định chế tài chính chuyên biệt được thành lập tùy theo nhu cầu cụ thể của
CQĐP nhằm mục đích thúc đẩy hoặc nâng cao hiệu quả của các phương thức huy động
vốn kể trên. Các định chế này có thể dưới hình thức các quỹ đầu tư phát triển địa phương
(LDIF), quỹ phát triển địa phương (MDF), công ty phát triển hạ tầng hoặc các tổ chức xúc
tiến tín dụng.


11

2.3. Khung phân tích
Tác giả sử dụng các lý thuyết của kinh tế học khu vực công về phân cấp tài khóa,
chuyển giao nguồn lực giữa cấp trung ương và địa phương; tài trợ nợ của CQĐP; sự tham
gia của khu vực tư nhân và hợp tác công - tư để phân tích kinh nghiệm thế giới cũng như
thực tiễn huy động vốn phát triển CSHT tại TP.HCM. Qua các bài học từ kinh nghiệm thế
giới và các bất cập từ thực tiễn triển khai các phương thức huy động vốn phát triển CSHT
của TP.HCM, tác giả đề xuất các kiến nghị trong công tác huy động vốn để giúp TP.HCM
phát triển hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại trong tương lai.


12

Hình 2.1: Khung phân tích

Phân cấp tài khóa, chuyển
giao nguồn lực giữa trung

Tài trợ nợ


Sự tham gia của khu

của CQĐP

vực tư nhân và hợp
tác công - tư

ương và địa phương

Cơ sở lý thuyết

Sử dụng
ngân sách

Sự tham gia

Kinh nghiệm
quốc tế

của tư nhân

VỐN
ĐẦU TƯ

Tài trợ
từ đất đai

CSHT


Các tổ chức
chuyên biệt

Rút ra

Thực tiễn

Bất cập và

bài học

của TP.HCM

nguyên nhân

ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Nguồn: Tác giả tự vẽ.


13

CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VỀ HUY ĐỘNG VỐN
PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG
3.1. Kinh nghiệm thế giới về triển khai các phương thức huy động vốn phát triển
CSHT
Đầu tư xây dựng, nâng cấp CSHT đô thị luôn là yêu cầu thiết yếu đối với các thành
phố lớn. Tuy nhiên, với sự tham gia đa dạng của các thành phần kinh tế, đặc điểm riêng có
của từng quốc gia mà mỗi thành phố sẽ có cách lựa chọn nguồn vốn cũng như có các
phương pháp huy động vốn tài trợ phát triển CSHT khác nhau. Với mỗi phương thức huy

động, tùy vào cơ chế chính sách và cách triển khai mà có những địa phương thành công,
song cũng có nhiều trường hợp không đạt được kết quả như mong muốn.
3.1.1. Sử dụng vốn ngân sách
* Thuế và các khoản phân bổ/chuyển giao/trợ cấp ngân sách giữa trung ương và
địa phương
Theo Huỳnh Thế Du (2016), ngân sách nhà nước (NSNN) đóng vai trò chủ đạo
trong phát triển CSHT. Kinh nghiệm của các nơi xây dựng thành công hệ thống CSHT
đồng bộ và phát triển (như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...) đều nhờ vào vốn ngân sách
hoặc tương tự ngân sách.
Hệ thống đường cao tốc của Hoa Kỳ đã được xây dựng hoàn thiện từ rất sớm nhờ
vào nguồn tài trợ chủ yếu từ thuế nhiên liệu (Huỳnh Thế Du, 2016).
Nhật Bản là một quốc gia thành công trong việc xây dựng hệ thống CSHT hiện đại
nhờ vào các "tài khoản riêng" được hình thành từ nguồn thu một số loại thuế như thuế xăng
dầu, thuế tải trọng xe, thuế khí đốt lỏng, thuế đường địa phương, thuế phân phối dầu và khí
đốt (Đinh Văn Hiệp và Tsunokawa, 2007). Các nguồn thu thuế này đã đóng vai trò quan
trọng trong đầu tư xây dựng và bảo trì CSHT giao thông của Nhật Bản ở cả cấp trung ương
lẫn địa phương.


14

Bảng 3.1: Giới thiệu những nguồn thuế riêng sử dụng cho đầu tư đường bộ
của Nhật Bản, năm 2005

Đơn vị tính: Tỷ Yên
Nguồn thuế riêng

Cấp

Thuế xăng dầu (từ 1954)


Mức sử dụng

Tổng thu

100%

2.962,9

TRUNG

Thuế tải trọng xe (từ 1971)

2/3

585,1

ƯƠNG

Thuế khí đốt lỏng (từ 1966)

1/2

15,3
3.563,3

TỔNG
Thuế phân phối dầu và khí đốt (từ 1956)

100%


1055,6

Thuế sử dụng phương tiện vận tải (từ 1968)

100%

465,5

100%

307,2

1/3

376,7

1/2

14,7

THUẾ
CHUYỂN

ĐỊA

NHƯỢNG

PHƯƠNG


Thuế đường địa phương
(từ 1955)
Thuế tải trọng xe (từ 1971)

CHO
Thuế khí đốt lỏng (từ

ĐỊA

1966)
PHƯƠNG
TỔNG

2.219,7
5.783,0

TỔNG

Nguồn: Lấy từ Đinh Văn Hiệp và Tsunokawa (2007)
Tại Hàn Quốc, cho đến năm 1997, NSNN là nguồn tài chính duy nhất tài trợ đầu tư
CSHT. Nguồn ngân sách này chủ yếu từ các khoản phân bổ của Chính phủ, hoạt động của
các doanh nghiệp nhà nước, vay mượn của các nhà tài trợ và thông qua thị trường vốn. Từ
năm 1998 trở đi mới bắt đầu có sự tham gia của tư nhân thông qua mô hình PPP và liên
doanh, tuy nhiên nguồn vốn tư nhân tham gia đầu tư CSHT chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn
trong tổng thể (ADB, 2014).


×