Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Một số giải pháp phát triển loại hình city tour ở thành phố Hồ Chí Minh 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (762.95 KB, 64 trang )

MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ………………………………………………………………………………………………………………………… 1
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và City tour ……………………………………………………………. 3
1.1 Cơ sở lý luận về du lịch ……………………………………………………………………………………..…… 3
1.1.1 Bàn về thuật ngữ “du lịch” ………………. …………………………………………………………… 3
1.1.2 Khái niệm “khách du lịch” ……………………………………………………………………………. 3
1.1.3 Khái niệm “sản phẩm du lịch” ……………………………………………………………………… 4
1.1.4 Xu hướng phát triển của du lịch trong tương lai ……………………………………………. 5
1.1.5 Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội ……………………………………………………… 6
1.1.6 Ý nghĩa kinh tế, nhân văn của việc phát triển du lịch ……………………………………. 6
1.2 Cơ sở lý luận về City tour ………………………………………………………………………………………. 8
1.2.1 Khái niệm và vai trò của City tour trong du lịch …………………………………………... 8
1.2.2 Đối tượng khách của City Tour ……………………………………………………………………... 8
1.3 Kinh nghiệm tổ chức City tour của một số thành phố trong khu vực …………………….. 8
1.3.1 Malacca - Malaysia …………………………………………………………………………………………. 9
1.3.2 Bangkok – Thái Lan ………………………………………………………………………………………... 9
1.3.3 Singapore……………………………………………………………………………………………………..…… 9
Kết luận chương I …………………………………………………………………………………………………………….. 11




Chương II: Thực trạng hoạt động của loai hình City tour ở TP.HCM hiện nay ……... 12
2.1 Khái quát về du lịch Việt Nam ……………………………………………………………………………... 12
2.2 Tiềm năng để phát triển du lịch ở TP.HCM …………………………………………………………. 13
2.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đa văn hóa ……………………………… 13
2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điểm tham quan không thể bỏ qua ……... 13
2.2.3. Thành phố với nhiều dịch vụ vui chơi – giải trí …………………………………………. 14
2.2.4. Ẩm thực Sài Gòn ………………………………………………………………………………………… 14
2.2.5. Mua sắm ……………………………………………………………………………………………………… 15


2.2.6. Khách sạn ……………………………………………………………………………………………………. 15
2.2.7. Lữ hành ……………………………………………………………………………………………………….. 16
2.2.8. Thành phố thuận tiện cho việc khám phá vùng phụ cận …………………………….. 16
2.3 Kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố trong vài năm gần đây …………..……17
2.3.1 Số lượng khách đến TP.HCM …………………………………………………………………….. 17
2.3.2 Doanh thu …………………………………………………………………………………………………….. 18
2.3.3 Thời gian lưu trú ……………………………………………………………………………………………19
2.3.4 Chi tiêu bình quân khách du lịch …………………………………………………………………. 19
2.4 Thực trạng hoạt động City tour ở TP.HCM hiện nay …………………………………………… 19
2.4.1 Hoạt động kinh doanh City tour của một số công ty du lịch tại TP.HCM ……19
2.4.2 Đánh giá dịch vụ CityLook của Global MaiLinh Travel …………………………… 20
2.4.3 Đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài đến hoạt động City tour ………… 22
2.4.4 Đánh giá tác động của các yếu tố bên trong đến hoạt động City tour …………. 27
2.4.5 Đánh giá SWOT về City tour TP.HCM ………………………………………………………. 29
Kết luận chương II …………………………………………………………………………………………………………... 31

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị ……………………………………………………………………….. 32
3.1 Mục đích xây dựng các giải pháp …………………………………………………………………………. 32
3.2 Căn cứ xây dựng giải pháp …………………………………………………………………………………… 32
3.3 Một số giải pháp phát triển loại hình City tour TP.HCM ……………………………………... 34
3.3.1 Nghiên cứu thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu ………………………… 34
3.3.2 Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm City tour thành phố ……………………….…35
3.3.3 Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ ……………………………………………… 37
3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến và quảng bá ……………………………………………. 40
3.3.5 Giải pháp về nguồn vốn ………………………………………………………………………… 43
3.3.6 Mô hình phát triển City tour ở TP.HCM ……………………………………………….. 43
3.4 Một số kiến nghị của nhóm đối với các cơ quan quản lý ….………………………………….. 46
3.4.1 Một số kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM ……………………………….. 46
3.4.2 Môt số kiến nghị với Sở Du lịch TP.HCM ……………………………………………. 46
3.4.3 Một số kiến nghị với Hiệp Hội Du lịch TP.HCM …………………………………. 47

3.4.4 Kiến nghị với các công ty du lịch …………………………………………………………. 47
Kết luận chương III …………………………………………………………………………………………………………... 49
Kết luận ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 50
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

DANH MỤC BẢNG BIỂU
-------------------------

Bảng 2.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt) ………………………. 13
Bảng 2.2. Lượt khách quốc tế đến TP.HCM ………………………………………………………………. 17
Bảng 2.3. Khách du lịch trong nước do ngành du lịch phục vụ.………………………………….. 18
Bảng 2.4 Doanh thu ngành du lịch TP.HCM (tỷ đồng) ………………………………………………..18

LỜI MỞ ĐẦU
Ý nghĩa của đề tài: Trong xu thế phát triển ngày nay, du lịch trở thành một trong những ngành
được Đảng và Nhà nước lựa chọn là ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt, khi đời sống vật chất và
tinh thần của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu du lịch ngày càng gia tăng. Đây
thật sự là một biểu hiệu đáng mừng đối với du lịch cả nước nói chung và du lịch TP.HCM nói
riêng.
Hơn 300 năm hình thành và phát triển, TP.HCM được vinh danh là “hòn ngọc viễn
đông” và thật sự “hòn ngọc” này đang tỏa sáng, trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước với
nhiều loại hình du lịch phong phú như MICE, Carnavan, các loại hình du lịch truyền thống như
du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, mua sắm, du lịch sinh thái... đặc biệt là loại hình City tour đã góp
phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh thành phố đến bạn bè khắp nơi trên thế giới. Tuy
nhiên, nếu so sánh City tour của TP.HCM với City tour của các thành phố lớn trong nước như
Đà Nẵng hay trong khu vực như Pattaya, Bangkok của Thái Lan hoặc thủ đô Singapore và
Malacca của Malaysia thì kết quả này vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng to lớn của
TP.HCM do chưa được quan tâm đúng mức và khai thác hiệu quả.
Mặc dù đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch TP.HCM và bước đầu đạt được

những kết quả khả quan nhưng chưa có nhiều đề tài thật sự đi sâu vào nghiên cứu loại hình
City tour. Và thực trạng đáng quan tâm hiện nay là lượng du khách đến tham quan thành phố
có tăng, nhưng lượng khách trở lại rất thấp. Chúng ta đang loay hoay trong cách làm du lịch
“ăn xổi ở thì”. Do đó, việc nghiên cứu về City tour thành phố vào thời điểm này là vô cùng cần
thiết. Trước nhiều cơ hội và thách thức mới cũng như những thuận lợi và khó khăn tác động
đến họat động kinh doanh City tour của thành phố, nhóm bắt tay thực hiện nghiên cứu đề tài
“Một số giải pháp phát triển loại hình City Tour ở TP.HCM”.
Mục đích nghiên cứu: Đề tài này phân tích, đánh giá các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, hướng đến
việc tìm ra những giải pháp mang tính thực tiễn để ứng dụng vào thực tế nhằm tăng sức hút,
khả năng cạnh tranh của City tour trong các sản phẩm du lịch hiện nay; đồng thời khai thác và
bảo tồn hiệu quả các tiềm năng du lịch hiện có của TP.HCM để thu hút khách đến và trở lại
thành phố năng động và xinh đẹp này. Cụ thể:
 Tìm ra một số giải pháp để cải thiện thực trạng hoạt dộng của city tour hiện nay bằng
cách khai thác các tiềm năng du lịch hiện có của thành phố.
 Đưa ra một số giải pháp phát triển loại hình City tour mà thành phố có thể khai thác
nhằm đa dạng và làm mới các chương trình của City tour truyền thống để gia tăng sức thu hút
đối với du khách trong và ngoài nước.
 Xây dựng City tour trở thành một thương hiệu mạnh, một loại hình du lịch độc đáo
của TP. HCM.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu: trong phạm vi đề tài này, nhóm xác định đối tượng nghiên cứu là
du khách trong và ngoài nước về nhu cầu, thị hiếu, sở thích du lịch của họ. Đồng thời, nhóm
cũng cần đến sự hỗ trợ của các đơn vị đang quản lý cũng như khai thác loại hình city tour hiện
nay.
 Về không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trên địa bàn thành phố HCM, và có
sự so sánh với một số thành phố khác trong khu vực: Bangkok (Thái Lan), Malacca (Malaysia),
Singapore. Đề tài sử dụng số liệu thống kê trong khoảng 10 năm gần đây.
Phương pháp nghiên cứu: Với tính chất là một đề tài thuộc nhóm ngành kinh tế - xã hội,
nhóm vận dụng đồng thời nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
o Nguồn thông tin thứ cấp: tài liệu, số liệu thống kê và bảng báo cáo kết quả hoạt động

của ngành du lịch thành phố, kết quả khai thác loại hình City tour trong 5 năm vừa qua. Những
dữ liệu này được khai thác từ Sở Du lịch, các bài viết của các chuyên gia trên các báo, phương
tiện truyền thông của ngành.
o Nguồn thông tin sơ cấp: kết quả điều tra, phỏng vấn du khách bằng bảng câu hỏi.
Trên cơ sở thống kê các thông tin cần tìm kiếm cũng như có thể phục vu cho bài nghiên cứu,
nhóm thiết kế một bảng câu hỏi bao gồm những câu hỏi định tính và những câu hỏi định lượng.
Các câu hỏi định lượng được tập trung vào thang định danh và thang đo khoảng (thang Likert).
 Mẫu nghiên cứu
o Cỡ mẫu: 120
o Cơ cấu: Khách quốc tế 60
Khách nội địa 60
 Phương pháp thu thập dữ liệu: khảo sát, phỏng vấn trực tiếp du khách, công ty, đơn vị
sự nghiệp để lấy thông tin sơ cấp; sử dụng các công cụ hỗ trợ như Internet, máy tính để thu
thập thông tin thứ cấp từ các sở, các hiệp hội, các công ty ở TP.HCM.
 Phương pháp xử lý thông tin: phương pháp tổng hợp và xử lý bằng chương trình
Microsoft Excel, so sánh kết quả hoạt động của các năm rồi đi đến kết luận. Phương pháp quy
nạp: tổng kết kết quả điều tra thực tế.
 Phương pháp phân tích thống kê dựa trên cơ sở các số liệu, dữ liệu, các yếu tố tác động
vào môi trường hoạt động của du lịch thành phố và loại hình city tour mà nhóm đã thu thập.
Tính mới của đề tài
Đề tài cập nhật những thông tin, số liệu mới, mang lại những giải pháp mới phù hợp với tình
hình hiện nay, khắc phục được một số hạn chế của các đề tài về du lịch TP.HCM trước đó.
Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về City tour và có những giải pháp cụ thể, vừa làm mới được
City tour, vừa góp phần làm tăng sức cạnh tranh của các loại hình du lịch tại thành phố và các
vùng lân cận khác.
Bố cục: đề tài được chia thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về du lịch và City tour
Chương II: Thực trạng hoạt động của loai hình City tour ở TP.HCM hiện nay
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị




1.1 Cơ sở lý luận về du lịch
1.1.1 Bàn về thuật ngữ “du lịch”
Du lịch là một ngành kinh tế đã hình thành và phát triển khá lâu đời trên thế giới, tuy
nhiên, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất nào giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới
về thuật ngữ “du lịch”. Dựa theo Giáo trình kinh tế Du lịch của trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
do GS.TS Nguyễn Văn Đính và PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đồng chủ biên, NXB ĐH Kinh Tế
Quốc Dân xuất bản năm 2008, chúng ta có thể thấy một số khái niệm về du lịch cả trong nước
và trên thế giới như sau:
Trên thế giới, đinh nghĩa về du lịch của Hội Nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa,
Canada (6/1991): “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường
xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã
được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành
kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”.
Trong định nghĩa này có 3 điểm cần chú ý. Thứ nhất, “môi trường thường xuyên” có nghĩa là
là loại trừ các chuyến đi trong phạm vi nơi ở thường xuyên và các chuyến đi có tổ chức thường
xuyên hàng ngày. Thứ hai, “khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du
lịch quy định trước”, sự quy định này nhằm loại trừ di cư trong một thời gian dài. Thứ ba,
“không phải là tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”, để loại trừ
trường hợp hành nghề lâu dài hay tạm thời.
Theo quan niệm đầy đủ về góc độ kinh tế và kinh doanh của du lịch, Khoa Du lịch và
khách sạn (Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã đưa ra định nghĩa trên cơ sở tổng hợp
những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong những năm
gần đây: “Du lịch là một trong những ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng
dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu
cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch.
Các hoạt động đó phải đem lại những lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm
du lịch và bản thân doanh nghiệp”.
Trong Pháp lệnh Du lịch của Việt Nam, tại điều 10, thuật ngữ “du lịch” được hiểu như

sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu
tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, nhiều thành phần tham gia, tạo thành một
tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của
ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2 Khái niệm “khách du lịch”
Định nghĩa của quốc tế về Khách du lịch:
Ngày 4/3/1993, theo đề nghị của Tồ chức Du lịch thế giới, Hội đồng thống kê Liên Hiệp Quốc
đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch:
Khách du lịch quốc tế (International tourist):
Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): bao gồm những người khách từ nước
ngoài đến du lịch một quốc gia.
Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): gồm những người đang sống
trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch trong nước (Internal tourist): gồm những người là công dân của một
quốc gia và người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước.
Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách
quốc tế đến. Đây là thi trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút du khách trong một
quốc gia.
Khách du lịch quốc gia (National tourist): bao gồm khách du lịch trong nước và khách
quốc tế ra nước ngoài. Đây là thị trường cho các đại lý lữ hành và các hãng hàng không.
Xét một cách tổng quát, khách du lịch có đặc điểm nổi bật như sau: Khách du lịch phải là
người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình (ở đây, tiêu chí quốc tịch không
quan trọng, mà là tiêu chí nơi ở thường xuyên). Khách du lịch có thể khởi hành với nhiều mục
đích khác nhau loại trừ mục đích lao động kiếm tiền ở nơi đến.
Những người sau đây không được xem là khách du lịch: Những người đi học, những người di
cư, tị nạn, những người làm việc tại các đại sứ quán, lãnh sự quán. Những người thuộc lực
lượng bảo an của LHQ và một số đối tượng khác.
Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam:
Trong pháp lệnh Du lịch của Việt Nam năm 1999, quy định:

Tại điểm 2, điều 10, chương I: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.
Tại điều 20, chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch
quốc tế”.
“Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam
đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.
“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào
Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài
du lịch”.
1.1.3 Khái niệm “sản phẩm du lịch”
 Khái niệm: sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo
nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn
lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.
 Các yếu tố hợp thành sản phẩm du lịch:
Sản phẩm du lịch bao gồm yếu tố vô hình và yếu tố hữu hình. Yếu tố hữu hình là hàng hóa,
yếu tố vô hình là dịch vụ.
Xét theo quá trình tiêu dùng của khách du lịch trên chuyến hành trình du lịch thì chúng ta có
thể tổng hợp các thành phần của sản phẩm du lịch theo các nhóm cơ bản sau:
Dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,
Dịch vụ tham quan, giải trí,
Hàng hóa tiêu dùng và đồ lưu niệm,
Các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch.
 Các nét đặc trưng cơ bản của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật thể. Thành
phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80-90% về mặt giá trị), hàng hóa
chiếm tỉ trọng nhỏ. Do vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn, vì thường
mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ thuộc vào
khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ
kì vọng và mức độ cảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với các yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy,

sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch
đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa
mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch.
Đặc điểm này của sản phẩm du lịch là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho các
nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch trùng nhau về thời gian và
không gian. Chúng không thể được cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường khác. Do
vậy, để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất về tiêu dùng là rất khó khăn. Việc thu hút khách du lịch
nhằm tiêu thụ sản phẩm du lịch là vấn đề vô cùng quan trọng đối với các nhà kinh doanh du
lịch.
Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch thường không diễn ra đều đặn mà có thể chỉ tập trung
vào những thời gian nhất định trong ngày (đối với sản phẩm ở bộ phận nhà hàng), trong tuần
(đối với sản phẩm của thể loại du lịch cuối tuần), trong năm (đối với sản phẩm của một số loại
hình như: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi…)
Vì vậy, trên thực tế, hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Sự dao động về
thời gian trong tiêu dùng du lịch gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh và từ đó
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của nhà kinh doanh du lịch. Khắc phục tính mùa vụ trong
kinh doanh du lịch luôn là vấn đề trăn trở cả về mặt thực tiễn cũng như về mặt lý luận.
1.1.4 Xu hướng phát triển du lịch trong tương lai
 Xu hướng phát triển của cầu du lịch
Du lịch đang và sẽ trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người vì đời sống
người dân ngày càng được cải thiện. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, du lịch trở thành tiêu
chuẩn đánh giá mức sống và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Sự thay đổi về hướng và về phân bố của luồng khách du lịch quốc tế: việc quần chúng
hóa trong hoạt động du lịch và khả năng đi du lịch xa hơn kéo theo nhiều biến đổi trong hướng
vận động của khách là khắp trên toàn cầu.
Khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương có tốc độ phát triển của ngành du lịch cao hơn rất
nhiều so với tốc độ phát triển trung bình của toàn ngành du lịch trên thế giới.
Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch: những năm trước đây, tỷ trọng chi
tiêu của khách du lịch cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) chiếm phần lớn. Hiện nay thì tỷ trọng chi tiêu

của khách cho dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hóa, đồ lưu niệm; tham quan, giải trí) tăng lên.
Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch: khách chỉ sử dụng một
phần dịch vụ các tổ chức kinh doanh mà không mua chương trình du lịch trọn gói.
Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: khách du lịch là học sinh, sinh viên; khách
du lịch là người trong độ tuổi lao động và khách cao tuổi.
Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: trong những năm gần đây
khách có xu hướng đi nhiều nước, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình.
 Xu hướng phát triển hướng phát triển của cung du lịch:
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: do sự cạnh tranh để thu hút khách du lịch nên các quốc gia
phát triển du lịch đưa ra thị trường nhiều sản phẩm du lịch độc đáo và mang cả bản sắc văn hóa
riêng của riêng mình.
Phát triển hệ thống bán sản phẩm du lịch: bán các chương trình đi du lịch đến tận nhà, qua
mạng Internet, các doanh nghiệp tổ chức đón khách từ nước thứ ba ngày càng được khẳng định.
Tăng cường hoạt động truyền thông trong du lịch: công nghệ thông tin ngày càng phát
triển, khách du lịch có thói quen đến nơi mà họ được nghe và xem quảng cáo nhiều, do đó vai
trò của hoạt dộng tuyên truyền và quảng cáo trong du lịch quốc tế ngày càng được nâng cao.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong du lịch: đội ngũ lao động có kiến thức
chuyên sâu, hiểu biết rộng; ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ phục vụ từng lĩnh vực ngày
càng được cải tiến và nâng cao, đi vào chuyên môn hóa ngành nghề.
Đẩy mạnh quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa: các tuyến du lịch giữa các nước được gắn
kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều nước trong chuyến hành trình của khách. Sản
phẩm và dịch vụ du lịch đã được quốc tế hóa cao.
Hạn chế tính thời vụ trong du lịch: các quốc gia có xu hướng giảm tới mức tối thiểu các
thủ tục: thị thực, hải quan… nhằm tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho du khách tham quan
nghỉ ngơi.
1.1.5 Tác động của du lịch đến kinh tế - xã hội
Du lịch là nguồn thu lớn nhất trong khối dịch vụ đóng góp vào GDP và tạo ra nhiều việc
làm cho xã hội.
Nhu cầu trong tiêu dùng là những nhu cầu đặc biệt: nhu cầu hiểu biết về lịch sử, văn hóa;
nhu cầu về hàng hóa (thức ăn, mua sắm….); nhu cầu về dịch vụ (lưu trú, vận chuyển hành

khách, dịch vụ y tế, giải trí…)
Việc tiêu dùng các dịch vụ du lịch và hàng hóa (chủ yếu là thức ăn) xảy ra trong cùng một
thời gian và tại cùng một địa điểm xảy ra chúng, thông thường theo thời vụ.
Những đặc điểm trên hình thành mối quan hệ trong tiêu dùng du lịch: các mối quan hệ vật
chất nảy sinh khi khách đến nơi du lịch và mua dịch vụ, hàng hóa ở đó bằng tiền tệ; các mối
quan hệ phi vật chất nảy sinh khi khách tiếp xúc với con người, với văn hóa, phong tục và tập
quán của người địa phương.
1.1.6 Ý nghĩa kinh tế, nhân văn của việc phát triển du lịch
 Trong nước
Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (sản xuất ra đồ lưu niệm, chế
biến thực phẩm, xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật…) làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc
nội.
Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói
cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của
nhân dân các vùng.
Du lịch nội địa phát triển sẽ góp phần củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động và góp
phần làm tăng nâng suất lao động xã hội.
 Quốc tế:
Làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, đóng vai trò quan trọng trong việc
cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Cùng với hàng không dân dụng, kiều hối, cung ứng tàu biển, bưu điện quốc tế, chuyển
giao công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ khác. Đây là tác động trực tiếp nhất của du lịch đối
với nền kinh tế, nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã từng thu hàng tỷ USD mỗi năm
thông qua việc phát triển du lịch.
Du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất. Hàng hóa được trao đổi qua con
đường du lịch được xem là hàng hóa “ xuất khẩu tại chỗ” không phải chịu hàng rào thuế quan
mậu dịch quốc tế và được bán với giá bán lẻ cao hơn nhiều với giá bán qua xuất khẩu. Đặc biệt
du lịch còn là ngành “xuất khẩu vô hình” vì hàng hóa là cảnh quan thiên nhiên, văn hóa lịch
sử… sẽ không bị mất đi qua mỗi lần bán thậm chí giá trị và uy tín của nó còn tăng lên qua mỗi
lần đưa ra thị trường nếu như chất lượng phục vụ du lịch cao.

Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên thế giới hiện nay
là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong giá trị tổng sản phẩm xã hội và trong
cơ cấu lao động. Du lịch là một trong những ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nhất hiện nay vì tỉ
suất sinh lợi cao do vốn đầu tư vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng,
giao thông vận tải mà khả năng thu hồi vốn cao, kĩ thuật không phức tạp. Đặc biệt trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng ít hơn (so với lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ cơ bản), mà lại thu hút lao động nhiều hơn, thu hồi vốn nhanh hơn.
Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực
trong việc hình thành các mối quan hệ quốc tế.
Du lịch quốc tế phát triển tạo nên sự phát triẻn đường nối giao thông quốc tế.
Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất nhập khẩu” ngoại tệ góp phần làm phát triển quan
hệ ngoại hối quốc tế.
 Ý nghĩa về mặt xã hội của việc phát triển du lịch đối với đất nước
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân.
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển chậm.
Du lịch là phương tiện tuyên truyền hiệu quả cho các nước chủ nhà.
Du lịch đánh thức các nghề thủ công cổ truyền của các dân tộc.
Du lịch làm tăng thêm tầng hiểu biết về xã hội của du khách thông qua người ở địa phương.
Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ, hiểu biết của nhân dân giữa. Các
vùng với nhau và giữa nhân dân của các quốc gia với nhau.
 Các tác hại về kinh tế - xã hội do việc khai thác du lịch quá mức gây ra
Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc mất cân bằng cho cán cân thanh
toán quốc tế, gây áp lực gia tăng lạm phát. Vì lý do đó, một số nước trên thế giới đã phải dùng
các biện pháp ngăn chặn như hạn chế các chuyến du lịch, ví dụ như quy định cho mỗi công dân
một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi chuyến đi chỉ được phép mang
ra khỏi biên giới một số lượng tiền và ngoại tệ mạnh nhất định.
Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch. Ngành du lịch là ngành tạo
ra dịch vụ là chủ yếu.Việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan

(khách du lịch tiềm năng rất dễ từ chối một chuyến đi du lịch đã định). Do vậy, việc đảm bảo
doanh thu và phát triển của ngành du lịch là khó khăn hơn so với các ngành khác. Nếu tỉ trọng
của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nước thì nền kinh tế của
nước đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn.
Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và trong việc sử dụng lao động
của du lịch. Nguyên nhân chính ở đây là do ngành du lịch có liên kết mật thiết với nhiều ngành
của nền kinh tế quốc dân mà thường thì tiêu dùng du lịch lại xảy ra theo thời vụ. Chính tính
thời vụ đó cũng làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động của du lịch.
Làm ô nhiễm môi trường hoặc tài nguyên thiên nhiên của đất nước; gây ra một số tệ nạn
xã hội (do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong
đời sống tinh thần của một dân tộc.
1.2 Cơ sở lý luận về City tour
1.2.1 Khái niệm và vai trò của City tour trong du lịch
City tour (hay tour tham quan thành phố) là sản phẩm du lịch mà các thành phố có nền du
lịch phát triển chú trọng, quan tâm và các doanh nghiệp lữ hành cố gắng khai thác sản phẩm
những đặc thù của thành phố. Du khách tham quan, tìm hiểu về văn hóa, đời sống của người
dân ở thành phố mà họ đến thăm. Thời gian tham quan thường từ nửa ngày đến một ngày. Du
khách chỉ cần mua vé một lần là có thể tham quan thành phố cả ngày bằng các phương tiện
chuyên dùng cho City tour. Những phương tiện này có thể là xe buýt, xe điện hay các phương
tiện đặc trưng của thành phố, có lộ trình cố định ngang qua các địa điểm tham quan chính của
TP. Thời gian khoảng cách các chuyến là khoảng 30 phút.
City tour góp phần làm đa dạng những sản phẩm du lịch của địa phương và tăng sức thu
hút du khách. City tour cũng góp phần khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch của địa
phương và đóng góp vào doanh thu và quảng bá du lịch ở thành phố đó.
1.2.2 Đối tượng khách của City tour
Phần lớn là lượng khách quốc tế có thời gian lưu trú lại thành phố từ 24 giờ trở lên; các
nhóm khách tàu biển, khách MICE cũng là những đối tượng có thể trở thành thị trường tiềm
năng của City tour. Bên cạnh đó, City tour cũng phục vụ cho đối tượng khách nội địa, thích tìm
hiểu thêm về văn hóa, lịch sử hình thành và phát triển… của thành phố đó.
1.3 Kinh nghiệm tổ chức City tour ở một số thành phố trong khu vực

Trên cơ sở nhận thấy được những nét tương đồng giữa TP.HCM và các thành phố khác
trong khu vực cũng như những điểm mạnh của các thành phố có thể khai thác vào City tour,
nhóm nghiên cứu chọn lọc những kinh nghiệm thành công của những thành phố này để giới
thiệu vào đề tài.
1.3.1 Malacca - Malaysia
Đến Malacca (Malaysia), du khách rất thích thú khi ngắm nhìn những chiếc xe xích lô
du lịch tại khu vực quảng trường Hà Lan (Dutch Square) mà người dân địa phương gọi là xe
beca (trishaw). Xe được trang trí bằng những vòng hoa nhựa nhiều màu sắc, các vòng cườm và
nhiều thứ khác. Nó cũng được gắn loa và ampli phát nhạc từ một bình ắc quy gắn bên dưới
gầm xe. Hình dạng xe khá màu mè, thế nhưng khách Tây lại rất thích, người nào cũng muốn
ngồi lên chạy một vòng, hoặc chí ít cũng ngồi lên xe để chụp vài bức ảnh. Một cuốc xe trishaw
thường có giá 10-15 ringit (44 ngàn đến 66 ngàn đồng VN) với lộ trình bao gồm: quảng trường
Hà Lan – bảo tàng hàng hải – pháo đài A’Famosa –nhà thờ thánh Francis Xavier - khu phố cổ...
Các điểm tham quan ở đây giữ được vẻ đẹp vốn có của nó kết hợp với nét đẹp sắc sảo của
chiếc xe xích lô du lịch tham quan quanh thành phố cùng với những dịch vụ thân thiện với môi
trường đã tạo nên một sản phẩm đặc thù của City tour Malacca.
1.3.2 Bangkok – Thái Lan
Đến Bangkok (Thái Lan), du khách có thể di chuyển bằng xe tuk tuk để tham quan thủ đô
Bangkok, đây là một trong những City tour được đánh giá cao.
Giá cả: 2000THB/người, 1100THB/2-3 người, 800THB/4-5 người, 700THB/ 6 người trở lên.
Du khách có thể tham quan Bangkok từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 12 giờ 30 đến 16 giờ
30.
Du khách có thể tham quan các địa điểm như Chùa vàng, Hoàng cung, các trường đại học,
ngắm Băngkok từ trên cao… Ăn uống các thức ăn truyền thống của Thái nhưng cũng không
thiếu các món ăn phổ biến các nước khác.
Mặc dù tình trạng ùn tắt xe cộ ở thủ đô Bangkok gần giống như ở TP.HCM nhưng chính quyền
ở Bangkok có cách quản lý tốt hơn, cơ sở hạ tầng ở đây cũng tốt hơn nên xe cộ lưu thông khá
trật tự. Mặt khác, tại thủ đô Bangkok, khách du lịch có thể di chuyển bằng thuyền nên tạo ra sự
độc đáo riêng biệt thu hút khách.
(Xem hình 1.3.2A và 1.3.2B: Giao thông ở Thái Lan trong phần phụ lục).

1.3.3 Singapore
Mặc dù là đảo quốc có diện tích khiêm tốn (692.7 km
2
) nhưng kinh nghiệm làm du lịch thành
phố của Singapore rất chuyên nghiệp và có thể tham khảo.
Giao thông: Đầu tiên là hệ thống giao thông tiên tiến bậc nhất thế giới, thuận tiện cả đường
hàng không, đường biển và đường bộ. Từ sân bay Changi ở cửa ngõ chính liên kết Singapore
với thế giới, du khách có thể di chuyển giữa các nhà ga T1, T2 và các nhà ga phục vụ hàng
không giá rẻ bằng xe trung chuyển miễn phí. Du khách có thể mua thẻ EZ Link (có thể dùng để
đi tất cả các tuyến xe buýt, MRT – một loại gần giống tàu điện ngầm, hoặc thành toán tại các
quầy thức ăn nhanh (như MacDonald’s) trị giá 15SGD. Đi lại ở Singapore vô cùng dễ dàng vì
bản đồ đường sá được phát miễn phí ở các sân bay, nhà ga, trạm xe buýt hay ga MRT bằng cả
ba thứ tiếng: Anh, Hoa, Tamil.
Tại Singapore cũng có trishaw tour nhưng cách làm bài bản và quy mô cũng lớn hơn nhiều. Họ
có rất nhiều brochure phát hành tại khách sạn, sân bay, nhà hàng… có tuyến đường phù hợp
cho du lịch. Hiện có 2 tuyến, một chạy trong Chinatown và một chạy trong khu Little India,
qua những địa điểm, công trình kiến trúc văn hóa, tôn giáo nổi bật, khu trung tâm… Cứ đến
giờ thì đoàn xe xuất phát. Một chuyến trishaw kéo dài 30-40 phút. Giá 25-35 đô la Singapore,
khách đi theo nhóm sẽ được giảm giá. Có 4 công ty điều hành được cấp giấy phép là
Alphaland Travel Services Pte Ltd, Pedicab Tours Pte Ltd, Triwheel Tours Pte Ltd và
Singapore Explorer Pte Ltd. Trishaw tour của Singapore được du khách quốc tế biết đến rộng
rãi và đã được định hình.
Môi trường: Singapore có môi trường trong lành, sạch sẽ nhờ vào ý thức cao của người dân.
Đây cũng là một “sản phẩm du lịch” hấp dẫn du khách đến đây. Chính phủ Singapore có chính
sách xử phạt nặng các trường hợp vi phạm dù là khách nước ngoài hay dân bản xứ. Ở các nơi
công cộng đều có những bảng quy định các hành vi sẽ bị xử phạt.
Một kinh nghiệm quý báo đó là Singapore áp dụng chính sách đồng giá, tuyệt nhiên không có
cảnh “chặt chém” du khách, dù là người Singapore hay du khách đều trả một giá như nhau, và
tất nhiên là cũng không có cảnh chèo kéo, ăn xin như ở thành phố chúng ta hiện nay.
Mặc dù diện tích đất nước khá nhỏ nhưng sản phẩm du lịch của Singapore vô cùng phong phú.

Mất 3 SGD vé vào cửa là du khách có thể tận hưởng những thú vị của đảo Sentosa – một hòn
đảo thu hút nhiều du khách nhất Singapore hiện nay như xem cá heo hồng biểu diễn, ngắm
nhìn tàu ra vào eo biển Malacca, ngắm nhìn các loài sinh vật biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của
Singapore trên cao, 30 SGD để tham quan vườn thú Singapore và Night Safari, Vịnh Marina
vớ tượng sư tử biển ngày đêm phun nướclà biểu tượng của đảo quốc này, hay nhà hát hình trái
sầu riêng Esplanade, chụp hình các tác phẩm điêu khắc ngộ nghĩnh, những màn trình diễn laser
ở Fountains of Wealth…
Singapore Flyer: là chiếc vòng quay lớn nhất Đông Nam Á. Khánh thành vào quý 2 năm 2008,
Singapore Flyer được xây dựng với một công nghệ tân tiến nhất so với các vòng xoay hiện hữu.
Singapore Flyer được dự đoán là một trong những điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất tại
Châu Á trong năm 2008.
Singapore Night Safari: vườn thú đêm Singapore là vườn thú đầu tiên trên thế giới được thiết
kế để tham quan vào ban đêm. Bằng công nghệ chiếu sáng tiên tiến, khách tham quan có thể
thấy được tận mắt các hoạt động về đêm của hơn 1000 động vật một cách tự nhiên nhất.
Singapore Discovery Centre: xây dựng trên một doanh trại quân đội cũ, Singapore Discovery
Centre được chính phủ đầu tư nhằm trở thành một trung tâm giáo dục vui chơi giải trí hàng đầu
Singapore. Tại đây khách tham quan sẽ dần khám phá Singapore qua các trò chơi cực kỳ sôi
động và hấp dẫn.
Sentosa: Sentosa là bãi biển nổi tiếng nhất Singapore, không chỉ vì vẻ đẹp mà còn bởi vì đây
là bãi biển hoàn toàn nhân tạo! Để khám phá hết các hoạt động vui chơi tại Sentosa, du khách
phải mất hơn một ngày. Sentosa còn nổi tiếng khắp thế giới bởi chương trình nhạc nước lazer
sống động.
Ducktour & City Tours: đây là chương trình du lịch được giải thưởng về sáng tạo và độc đáo
của bộ du lịch Singapore. Ducktour & City Tours cung cấp cho khách tham quan một cái nhìn
tổng thể và thú vị nhất về Singapore.
Việc mua sắm cũng vô cùng thú vị, du khách có thể mua nhiều thứ ở đại lộ Orchard, với bề
dày lịch sử hơn 30 năm, Orchard Road được mệnh danh là thiên đường mua sắm tại Singapore.
Trải dài dưới một cây số, Orchard Road bao gồm hơn 30 trung tâm mua sắm và dịch vụ. Hay
du khách có thể mua sắm tại siêu thị lớn nhất Singapore IMM với hầu hết các mặt hàng nhãn
hiệu được bày bán Các cửa hàng mở của từ 10 giờ đến 21 giờ. Trung tâm mua sắm Mustafa ở

khu Little Indian mở cửa 24/24. Đường phố ban đêm ở đây cũng rất an toàn. Giá cả và các
chương trình khuyến mãi được thông tin trên các tờ báo địa phương. Các cửa hàng đều niêm
yết giá cố định. Ở đây, thẻ tín dụng và thẻ thanh toán được chấp nhận rộng rãi.
Như vậy với tất cả những tour cũng như những dịch vụ được nêu ra như trên đã tạo nên một
city tour Singapore vô cùng độc đáo, du khách sẽ cảm nhận được ngay sự hiện đại, tiện nghi
cao nhất mà thành phố này mang lại cho họ.
(Xem hình 1.3.3A và 1.3.3B ở phần phụ lục)


Kết luận chương I

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đã đóng góp
một phần không nhỏ vào tỉ trọng thu nhập quốc dân và đồng thời nâng cao mức sống con
người.
Sản phẩm du lịch thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng trong đó City tour là loại hình có
tiềm năng phát triển và thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước. Trong chương I bài
nghiên cứu đã trình bày những vấn đề về sản phẩm du lịch, những đặc trưng của sản phẩm du
lịch, về City tour và sự cần thiết của City tour đối với ngành du lịch TP.HCM. Đặc biệt, nhóm
đã giới thiệu đôi nét về kinh nghiệm kinh doanh loại hình City tour ở Malaysia, Thái Lan và
Singapore; một điều dễ dàng nhận thấy ở cả ba quốc gia du lịch nàylà họ biết tận dụng và khai
thác tốt các thế mạnh, tiềm năng, những đặc trưng của mình để làm nên một City tour đậm đà
bản sắc quốc gia.
Trên cơ sở những khái niệm, những kinh nghiệm đã được trình bày ở chương I, bài
nghiên cứu sẽ tập trung phân tích những thực trạng hoạt động của City tour TP.HCM hiện nay
ở chương II.




2.1 Khái quát về du lịch Việt Nam

Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam không ngừng phát triển, đó là nhận định
của các chuyên gia trong Ngành Du lịch và Khách sạn quốc tế trên hãng tin AFP gần đây bởi
vì Việt Nam vẫn giữ được bản sắc Á Đông đặc trưng mà nhiều nước châu Á khác đang để mai
một dần. Cũng giống như nhận xét của Đại sứ Italia tại Việt Nam, ngài Alfredo Mattacotta cho
biết Ngài đã đi du lịch rất nhiều nơi ở châu Á như: Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc...; tuy
nhiên, ngài nhận thấy, Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, phong
phú và đa dạng, đặc biệt nhất là các ngôi nhà cổ và phố cổ của Việt Nam rất đẹp và có một nét
rất riêng mà không thể trộn lẫn; con người Việt Nam thì thân thiện, cởi mở... Ngài nghĩ rằng,
Việt Nam là một trong những địa chỉ du lịch hấp dẫn, an toàn mà du khách quốc tế cần tới
thăm.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn khách quốc tế đến Việt Nam tương đối nhanh do Việt Nam
chứa đựng những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu; chứa đựng những tài nguyên du lịch phong
phú, những giá trị văn hóa đặc sắc cùng với sự định hướng đúng đắn của Nhà nước về du lịch
và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nước. Các sản phẩm
du lịch từng bước được các công ty du lịch đầu tư đã thu hút ngày càng nhiều các dự án đầu tư
phát triển du lịch trong nước cũng như ngoài nước. Đồng thời, Việt Nam cũng đạt được những
thành công trong việc hợp tác phát triển du lịch với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.1 Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (nghìn lượt)
Chỉ
tiêu
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
5tháng
đầu
2008
Lượng
khách
2140,1 2330,8 2628,2 2429,6 2927,9 3477,5 3583,5 4171,6
2100,0
Tốc độ
tăng

(%)
8,91 12,76 -7,56 20,51 18,77 3,05 17,2
16,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2003 và 2004, do ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như: dịch SARS, dịch cúm
gia cầm… đã làm cho ngành du lịch bị thiệt hại nặng nề, điển hình là vào năm 2003, lượng
khách quốc tế đến Việt Nam có mức tăng trưởng âm do lượng khách đã bị giảm sút gần 200
lượt so với năm 2002. Tuy nhiên, theo dự báo của Hội đồng Thương mại và Du lịch Thế giới,
Việt Nam sẽ là một trong 10 điểm đến du lịch năng động nhất trong thập kỷ tới và thật sự đã
đạt được danh hiệu này vào giữa năm 2008. Còn tạp chí Nhà Kinh tế của Anh có bài viết về sự
phát triển nhanh chóng của Ngành Du lịch Việt Nam, trong đó nhận xét Du lịch Việt Nam có
thể đang bùng nổ. Cũng trong khảo sát hàng năm gần đây nhất do Hội đồng Du lịch Thế giới
(WTTC) đưa ra, Việt Nam là nước đứng thứ 4 trong danh sách các nước có lượng khách du
lịch đến tham quan tăng nhiều nhất. Năm 2007, Việt Nam đã đón 4,2 triệu lượt khách du lịch
nước ngoài, tăng 17,2% so với năm 2006; khách nội địa đạt 19,2 triệu lượt , tăng 9,7% so với
năm 2006. Th nhập xã hội về du lịch đạt trên 56.000 tỉ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006.
(Thông tin từ số liệu thống kê của Tổng Cục Du lịch). Và trong 5 tháng đầu năm 2008, khách
quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2,1 triệu lượt, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2007.
Kết quả điều tra đã cho thấy lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ lần thứ 2, thứ 3
trở đi đã tăng đáng kể kể từ năm 2003 đến nay. Trong năm 2005, tỷ lệ du khách đến Việt Nam
lần thứ 2 tăng 6,4% so với năm 2003 và đến lần thứ 3 tăng 3% chủ yếu từ các nước châu Á và
trong khu vực ASEAN như: Campuchia, HongKong, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia… Điều
này chứng tỏ du lịch Việt Nam ngày càng hấp dẫn và thu hút hơn đối với du khách quốc tế.
Bên cạnh những thuận lợi đó, du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại các yếu tố bất lợi gây nhiều
khó khăn và làm giảm hiệu quả kinh doanh du lịch của nước nhà như: cơ sở hạ tầng và cơ sở
vật chất kỹ thuật còn hạn chế, chất lượng dịch vụ và môi trường chung chưa cao, việc quản lý
và thực hiện những quy định và quy hoạch còn chưa nghiêm túc và hiệu quả, các hoạt động
quảng bá, thông tin du lịch còn hạn chế, hiệu quả thấp, sản phẩm du lịch chưa phong phú…
Nền kinh tế tăng trưởng nóng cũng đã kìm nén tốc độ tăng trưởng của du lịch. Tỉ lệ lạm phát

hai con số, khả năng cung ứng các dịch vụ lưu trú, du lịch còn hạn chế đã và đang đặt ra nhiều
thách thức mới, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã có vị thế cao trên tường quốc tế.
(Xin xem thêm phụ lục 3: chương trình hành động của ngành du lịch sau WTO)
2.2 Tiềm năng để phát triển du lịch ở TP.HCM
2.2.1. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm đa văn hóa
Đất Sài Gòn - Gia Định là nơi hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa (Việt, Hoa, Âu, Chăm,
Khmer), thuộc vùng văn hóa Nam, là "cơ cấu kiến trúc" Việt - Hoa - Châu Âu. Vì trên 300
năm trước, Bến Nghé – Sài Gòn xưa là nơi tiếp nhận các nguồn lưu dân từ Trung, Bắc đến
lập nghiệp, rồi các di dân người Hoa vào định cư cùng hội tụ với dân cư bản địa. Sau đó, Sài
Gòn trở thành một trong những trung tâm của cả nước đón nhận những ảnh hưởng của văn
hóa Pháp, Mỹ qua các giai đoạn thăng trầm của đất nước.
Nhờ sự giao thoa, hội tụ của những người cần cù vượt khó, hội tụ tài năng và sức lực cả
nước đã biến Sài Gòn thành một phức thể văn hóa thông qua phong tục tập quán, cách thức
ăn uống, trang phục, sinh hoạt ma chay, cưới hỏi, tôn giáo tín ngưỡng; tinh thần đoàn kết dân
tộc, năng động sáng tạo; kiên cường bất khuất, lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường; tinh
thần tương thân tương ái; tính chất hòa đồng, nhạy cảm, dễ tiếp cận và hòa nhập; cá tính bộc
trực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài... vốn là truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của dân tộc và
con người Thành phố.
2.2.2. Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều điểm tham quan không thể bỏ qua
Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với
các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không
chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á,
cung cấp nhiều kiến thức lý thú. Đây là tiềm năng to lớn để thành phố khai thác loại hình du
lịch văn hóa.
Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những
tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ
tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những
chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách
hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa
của thành phố và quốc gia.

Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở
Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương
Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành
phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu
Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông
Dương, Bưu điện thành phố với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật
Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…
Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện
mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
Điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo
trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân
thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn
Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh
thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.
Nói về không gian xanh thì thành phố có nhiều công viên, khu vui chơi như Thảo cầm
viên, công viên văn hóa Đầm Sen, công viên Tao Đàn, công viên 30/4, Lê Văn Tám… là
những mảng phổi xanh của thành phố, vừa làm điều hòa nhiệt độ và môi trường vừa là nơi vui
chơi giải trí, bộ mặt văn minh, vẻ mỹ quan của thành phố.
2.2.3. Thành phố với nhiều dịch vụ vui chơi – giải trí
Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống được nâng cao, hoạt động vui chơi giải trí ngày
càng được quan tâm hơn để đáp ứng nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi của người dân thành phố sau
những giờ lao động căng thẳng. Sự phát triển về du lịch nảy sinh yêu cầu phục vụ du khách
cũng đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực dịch vụ này.
Các hoạt động vui chơi giải trí của thành phố khá đa dạng và luôn có sự đổi mới, sáng tạo,
chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao. Không lâu sau chính sách mở cửa, các điểm
vui chơi đã nhanh chóng nắm bắt các công nghệ giải trí hiện đại của thế giới, từ các trò chơi
cảm giác mạnh, trò chơi cảm giác ảo, trò chơi dưới nước, kỹ thuật ánh sáng laser cho đến
những tạp kỹ xuất xứ từ những miền đất lạ như xiếc cá heo, xiếc cá voi… Ngay các quán cà
phê, karaoke hay bar, discotheque cũng không ngừng nâng cấp trang thiết bị âm thanh, ánh
sáng, tạo phong cách và không khí riêng. TP.HCM được xem là nơi phồn hoa nhất nước, tập

trung nhiều dịch vụ vui chơi giải trí từ bình dân đến cao cấp, thỏa mãn nhu cầu của đủ tầng lớp
nhân dân.
Bên cạnh đó là xu hướng quay về với thiên nhiên và phát huy văn hóa dân tộc. Cùng với
việc mở rộng nội ô thành phố, đã có thêm một số công viên và khu du lịch mới với không gian
xanh và thoáng đãng, với kiến trúc và trang trí dân gian, là những điểm nghỉ ngơi, thư giãn thú
vị.
Các sân khấu ca nhạc hàng đêm vẫn thu hút đông khán giả. Bên cạnh Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh là nơi có các sân khấu kịch nói, nhạc thính phòng, múa rối nước biểu diễn
thường xuyên. Cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục thể thao khá đa dạng, nổi lên trong giai
đoạn gần đây là hồ bơi, sân quần vợt, bowling, golf và nhiều câu lạc bộ sức khỏe.
2.2.4. Ẩm thực Sài Gòn
Là trung tâm của vùng đất phương Nam trù phú, sản vật dồi dào, nên món ăn Sài Gòn rất
đa dạng. Lại thêm là nơi hội tụ của cư dân từ mọi miền đất nước và cửa ngỏ tiếp xúc với thế
giới bên ngoài, nên thành phố đã tiếp nhận thêm các dòng ẩm thực của cả nước và thế giới,
chọn lọc tinh hoa thành một nền ẩm thực phong phú và hấp dẫn.
Ngày nay, người ta dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn vô số đặc sản Bắc, Trung, Nam hay quốc
tế, theo đúng nguyên bản cũng có, nhưng phổ biến hơn vẫn là những món đã được "Sài Gòn
hóa" để hương vị thêm phong phú, đậm đà. Chất Sài Gòn thường thể hiện ở vị ngọt, nhiều rau
xanh và nhiều thủy hải sản tươi sống.
Khuynh hướng gần đây tìm về những món dân dã chốn đồng quê, món ăn của thời khẩn
hoang mở cõi. Kể cả thực đơn của các nhà hàng sang trọng nay có cả món chuột đồng rô ti,
châu chấu chiên giòn, lươn hấp trái bầu, ếch xào lăn, cá rô kho tộ, cá bống dừa kho tiêu… Món
lẫu sành điệu phải đủ hai mươi mấy thứ rau đồng nội như cù nèo, tai tượng, càng cua, bông so
đũa, bông điên điển… Và người Sài Gòn vẫn không ngừng sưu tầm để bổ sung vào thực đơn
của mình những món ăn đã một thời bị quên lãng cũng như những món mới từ khắp bốn
phương trời. Nếu Singapore thu hút du khách bởi các khu phố ẩm thực như Little Indian, China
town thì TP.HCM có các phố ẩm thực Bắc, Trung, Nam như các nhà hàng món ăn Hà Nội,
món ăn miền Trung như Quảng Nam (khu Tân Bình), món Huế (trung tâm thành phố, Q.3, Gò
Vấp), các nhà hàng món ăn Nam Bộ lại càng phong phú, mỗi nơi mỗi vẻ. Đó là chưa kể đến
những nhà hàng món Tây, món Ấn, Brazil (Âu Lạc) ở các nhà hàng, khách sạn. Tất cả, tất cả

làm nên một Sài gòn đa dạng về phong cách ẩm thực.
2.2.5. Mua sắm
Một trong những thú vui khi đến thành phố Hồ Chí Minh là đi dạo phố và mua sắm.
Hàng hóa thật phong phú, đủ màu sắc, đủ chủng loại, từ những vật dụng thông thường hàng
ngày cho đến những đặc sản nổi tiếng của mọi miền đất nước, từ hàng sản xuất trong nước đến
những nhãn hiệu quốc tế có uy tín trên thế giới. Cửa hàng thường trang trí rất đẹp, nhất là các
cửa hàng thủ công mỹ nghệ và thời trang, mỗi cửa hàng như một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ.
Chợ Lớn đã nổi tiếng từ bao đời nay với tay nghề tiểu thủ công nghiệp. Vì thế, không lạ khi
hàng hóa ở đây rất dồi dào. Nhưng có lẽ bạn cũng vẫn ngạc nhiên khi phát hiện việc tìm mua
một đặc sản địa phương ở Sài Gòn có khi còn dễ dàng hơn là tại chính nơi xuất xứ; hoặc phát
hiện khá nhiều các sản phẩm địa phương nay được sản xuất tại Sài Gòn với chất lượng cao
hơn. Ngoài chợ Bến Thành, du khách có thể mua sắm ở bất cứ cửa hàng nào trên các con
đường như Đồng Khởi, Đông Du hay một cửa hàng nào với giá cả phải chăng.
Ngày nay, khó có thể nói cái gì là đặc sản của thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng chắc chắn
hàng hóa phong phú và đa dạng ở đây sẽ làm hài lòng du khách gần xa.
2.2.6. Khách sạn
Hệ thống khách sạn bao gồm từ những khách sạn cao cấp do các tập đoàn quốc tế hàng đầu
như Accor, Furama, Mariot hay Shareton quản lý, các khách sạn đã có quá trình hoạt động cả
trăm năm mà dịch vụ được ngay cả các vị nguyên thủ quốc gia, các doanh nhân tầm cỡ khen
ngợi, được các tổ chức quốc tế về du lịch trao tặng nhiều giải thưởng và danh hiệu về chất
lượng cao cho đến các khách sạn bình dân đáp ứng nhiều nhu cầu linh động và đa dạng của
khách.
Phần lớn các khách sạn đều chiếm những vị trí đẹp nhất trong trung tâm thành phố, gần các
khu thương mại, cận kề sân bay, nhà ga, bến xe… Và đặc điểm chính là các khách sạn đều có
tính chuyên nghiệp cao, từ cơ sở vật chất và trang thiết bị cho đến các dịch vụ và phong cách
phục vụ. Mỗi khách sạn thường lựa chọn một ấn tượng riêng: Caravelle là khách sạn thương
nhân tuyệt hảo, Rex là "Ngôi nhà Việt Nam", Majestic với vẻ thanh lịch cổ điển phương Tây,
Bông Sen gây ấn tượng bằng ẩm thực "buffet gánh", Đệ Nhất nổi tiếng với dịch vụ tiệc cưới…
Ngay những khách sạn nhỏ cũng tạo phong cách như sự phục vụ tận tâm, thân tình như trong
gia đình, hay những dịch vụ đáp ứng mọi yêu cầu nho nhỏ của khách.

2.2.7. Lữ hành
Tính đến năm 2007, trên toàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 275 công ty lữ hành quốc tế
đón khách từ nước ngoài vào du lịch Việt Nam và đưa khách từ Việt Nam ra du lịch nước
ngoài, và khoảng 266 công ty lữ hành nội địa chuyên phục vụ khách trong nước.
Các công ty lữ hành tổ chức tour trọn gói hoặc tour từng phần, bao gồm các tour trong
thành phố, tour đến mọi miền đất nước, cho thuê hướng dẫn viên, thuê xe, đặt phòng khách
sạn, mua vé máy bay, gia hạn visa… cho đến những dịch vụ rất nhỏ như giúp làm thủ tục sân
bay, đưa khách cùng hành lý từ trong sân bay ra bên ngoài…
Đặc điểm nổi bật của các công ty lữ hành là tính sáng tạo, không ngừng đưa vào chương
trình tour những điểm mới cũng như những dịch vụ mới. Bên cạnh các tour truyền thống, còn
có những loại hình phục vụ sở thích và nhu cầu đa dạng của du khách: Tour dã ngoại dành cho
giới thanh niên yêu thích mạo hiểm, tour nghiên cứu học tập cho học sinh, tour báo hiếu là quà
tặng của con cái dành cho cha mẹ lớn tuổi, tour trăng mật cho những đôi vợ chồng mới cưới,
tour hành hương, tour leo núi, tour xuyên Việt bằng xe gắn máy, tour du lịch kết hợp nghiên
cứu thị trường, tour du lịch kết hợp công tác xã hội… Và tất nhiên, các công ty cũng sẵn sàng
tổ chức tour theo yêu cầu cụ thể của khách.
Thành phố có một đội ngũ hướng dẫn viên du lịch gồm khoảng hơn 400 người đã được cấp
thẻ hướng dẫn viên quốc tế cùng hàng ngàn hướng dẫn viên nội địa mà kiến thức và kinh
nghiệm nghề nghiệp luôn được đánh giá cao. Các công ty cũng quan tâm việc trang bị xe mới,
từ loại xe 4 đến 50 chỗ ngồi.
Cũng vì thế mà hàng năm, thành phố luôn có từ 6 đến 7 công ty lữ hành được Tổng Cục Du
lịch xếp hạng TOP TEN trong cả nước.
2.2.8. Thành phố thuận tiện cho việc khám phá vùng phụ cận
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm điểm của khu vực phía Nam, nằm trên giao điểm của
những quốc lộ trọng yếu nối những vùng du lịch hấp dẫn, mỗi nơi một vẻ độc đáo riêng.
Đồng bằng sông Cửu Long nằm về phía tây nam, với những đặc trưng thú vị của miền sông
nước mênh mang, kênh rạch chằng chịt.
Tây Ninh, ở phía tây bắc, với cảnh rừng núi hữu tình, văn hóa đặc sắc và bề dày truyền
thống cách mạng hào hùng.
Bà Rịa Vũng Tàu, xuôi hướng đông nam, được biết đến với hàng loạt bãi biển đẹp trải dài

men theo đồi núi.
"Thành phố Hoa" Đà Lạt, ngược hướng đông bắc, nổi tiếng là một địa điểm nghỉ mát tuyệt
vời với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành và cảnh thiên nhiên thơ mộng.
(Xin xem thêm phụ lục 4: Giới thiệu tổng quát về TP.HCM)


2.3 Kết quả hoạt động của ngành du lịch thành phố trong vài năm gần đây
2.3.1 Lượng khách đến TP.HCM
Bảng 2.2. Lượt khách quốc tế đến TP.HCM
Năm
Lượt khách
QT đến
TP.HCM
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Phương tiện vận chuyển
Đường không Đường biển Đường bộ
2001 1.226.400 +11,5 1.066.645 12.581 147.174
2002 1.433.000 +16,8 1.279.782 10.272 142.946
2003 1.302.000 -9,00 1.130.689 4.002 167.309
2004 1.580.000 +21,0 1.380.000 15.000 185.000
2005 2.000.000 +27,0 1.753.784 6.587 239.629
2006 2.350.000 +17,5 1.858.000 20.000 472.000
2007 2.700.000 +14,8 2.100.000 50.000 600.000
6 tháng đầu
2008
1.487.000 +16,0 1.200.000 21.000 266.000

Nguồn: Sở Du lịch TP.HCM
Năm 2003, lượng khách quốc tế đến Tp.HCM giảm gần 9% so với năm 2002 do ngành du lịch

thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) trong quý II/2003
làm số lượng khách đến TP.HCM từ tháng 4 đến tháng 8-2003 giảm mạnh so với cùng kỳ.
Nhiều nước châu Á khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề: lượng khách quốc tế đến Trung Quốc
giảm 10,4%; HongKong giảm 6,2%; Indonesia giảm 11,2%; Malaysia giảm 20,43%;
Singapore giảm 18,5%, Thái Lan giảm 8% (số liệu: WTO, Tourism Market Trends, 2005
Edition – Annex). Ngoại trừ năm 2003, từ năm 2000 đến nay lượng khách quốc tế đến
TP.HCM tăng với tốc độ ngày càng nhanh , đặc biệt là năm 2005, lượng khách quốc tế đến
TP.HCM tăng đến 27% trong khi cả nước chỉ tăng 18,4%. Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM
chủ yếu bằng đường hàng không. Năm 2006, thành phố đón tiếp hơn 2,3 triệu lượt khách quốc
tế, trong đó có khoảng hơn 1,8 triệu khách đến bằng đường hàng không, chiếm 79,06%; 20
nghìn khách đến bằng đường biển, chiếm khoảng 0,85% và 472 nghìn du khách đến bằng
đường bộ, chiếm khoảng 20,09%. Năm 2007, có khoảng 2,7 triệu du khách đến TP.HCM, đạt
mức tăng trưởng 14,8% so với năm 2006, trong đó khoảng 2,1 triệu khách đến bằng đường
hàng không, chiếm 77,78%, khoảng 50.000 khách đến bằng đường biển, chiếm khoảng 1,85%
và 600.000 khách đến bằng đường bộ, chiếm khoảng 22,22% và trong 4 tháng đầu năm 2008
khách quốc tế đến TP.HCM đạt 1,1 triệu du khách. Như vậy, việc tăng trưởng mạnh lượt khách
đến Việt Nam cho thấy kết quả bước đầu của một vài các chính sách như: miễn visa du lịch,
mở thêm nhiều tuyến bay giá rẻ và đặc biệt là một số chương trình quảng bá xúc tiến ngành du
lịch mà thành phố đã thực hiện thời gian qua.
Đối với khách trong nước, để đánh giá sự phát triển của hoạt động du lịch nội địa thành phố có
thể dựa vào các chỉ tiêu sau: Khách du lịch trong nước do các cơ sở lưư trú phục vụ và khách
du lịch trong nước do các cơ sở lữ hành phục vụ.
Năm 2007, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2.700.000 lượt, tăng 14.8 % so cùng kỳ
năm 2006, đạt 102 % kế hoạch dự kiến năm.
Xét về phương tiện, khách đến bằng đường hàng không ước đạt 2.100.000 lượt, tăng
17 % so cùng kỳ. Khách đến bằng các đường khác ước đạt 600.000 lượt, tăng 14 % so cùng kỳ.
Trong đó khách đến bằng đường biển ước đạt 50.000 lượt tăng 150% so cùng kỳ. Bên cạnh đó,
lượng khách đến bằng đường bộ tiếp tục tăng ổn định là do tuyến đường xuyên Á phía Việt
Nam đã được hoàn chỉnh với chất lượng tốt, thêm nhiều cửa khẩu quốc tế được đầu tư nâng
cấp tại các tỉnh miền Đông và Tây Nam bộ, hiệu ứng từ việc quảng bá tour du lịch đường bộ

caravan của ngành du lịch thành phố.
Xét về mục đích, khách đến du lịch, nghỉ ngơi là 1.600.000 lượt, tăng 15 %; khách đến
đầu tư thương mại là 580.000 lượt, tăng 15 %; khách đến vì các mục đích khác là 520.000 lượt ,
tăng 5%.
Xét về thị trường khách trong 6 tháng đầu năm 2008, 10 thị trường khách hàng đầu (theo
thứ tự) là: Mỹ (tăng 11%), Nhật (giảm 7%), Đài Loan (tăng 8%), Hàn Quốc (tăng 8%), Úc
(tăng 8%), Trung Quốc (tăng 33%), Singapore (tăng 31%), Pháp (tăng 25%), Malaysia (tăng
32%), Canada (tăng 12%). Các thị trường khách đều có tỷ lệ tăng trưởng khá từ 10 – 15% so
với cùng kỳ. Trong đó tăng mạnh và ổn định nhất là các thị trường Trung Quốc, Singapore, Úc,
Malaysia, Hàn Quốc.Trong khi đó thị trường Nga – chủ yếu là khách đoàn đi theo loại hình
MICE- tuy chưa nằm trong 10 thị trường hàng đầu nhưng tiếp tục có mức tăng trưởng khá cao
(66%) hứa hẹn sẽ có bước phát triển nhanh nếu như làm tốt công tác quảng bá hình ảnh Việt
Nam ngay tại Nga.
Căn cứ vào xu hướng phát triển du lịch của thế giới, đồng thời dựa trên những thành tựu đã đạt
được năm 2007, Ngành du lịch TP.HCM đã xây dựng các mục tiêu phấn đấu trong năm 2008:
lượng khách quốc tế phải đạt 3 triệu lượt, tăng 11% so với năm 2007, tổng doanh thu tăng 20%
so với năm 2007.
Bảng 2.3. Khách du lịch trong nước do ngành du lịch phục vụ
Năm Lượt khách nội địa TP.HCM Tốc độ tăng trưởng (%)
2003 2.400.000
2004 2.500.000 +4,17
2005 3.000.000 +20
2006 3.800.000 +26,67
Nguồn: Sở Du lịch Tp.HCM
2.3.2 Doanh thu: Bảng 2.4 Doanh thu ngành du lịch TP.HCM (tỷ đồng)
Năm Doanh thu ngành du lịch TPHCM Tốc độ tăng trưởng (%)
2002 2.580
2003 6.459 +150,35
2004 10.800 +67,21
2005 13.350 +23,60

2006 16.200 +21,30
2007 24.000 +45,00
6 tháng đầu 2008 14.600 +40,00
Hệ thống dịch vụ du lịch ngày càng phát triển và mở rộng, quy mô của ngành du lịch ngày
càng lớn cộng thêm khách du lịch quốc tế ngày càng tăng đã góp phần tăng doanh thu đáng kể.
Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện trong năm 2007 là 24.000 tỷ đồng, tăng 45% so cùng
kỳ năm 2006, đạt 123% kế hoạch năm 2007. Trong đó khối khách sạn - nhà hàng ước đạt
18.400 tỷ đồng, tăng 42 % so cùng kỳ, khối lữ hành ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 12 % so cùng
kỳ.
2.3.3 Thời gian lưu trú
Trong tổng số ngày lưu trú ở Việt Nam, khách du lịch quốc tế ở TP.HCM lưu trú dài nhất là
7,8 ngày. Đối với khách đi theo tour, thời gian lưu trú dài nhất ở thành phố là 4 ngày. Đối với
khách tự sắp xếp đi thời gian lưu trú nhiều nhất là 9,1 ngày.
2.3.4 Chi tiêu bình quân khách du lịch
TP.HCM có mức chi tiêu bình quân của một khách là 107,7 USD/ngày. Trong cơ cấu các
khoản chi tiêu của du khách, khoản chi cho phương tiện đi lại chiếm lớn nhất, chiếm gần 1/3
(năm 2005: 32%), tiếp đến là chi cho cơ sở lưu trú để nghỉ ngơi gần 1/4 (năm 2005: 21,8%),
thứ ba là chi cho ăn uống và mua sắm, chiếm khoảng 15%. Còn lại là các khoản chi cho nhu
cầu văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí,…
(Xin xem Phụ lục 5: Báo cáo tổng kết ngành du lịch TP năm 2007)
2.4 Thực trạng hoạt động City tour ở TP.HCM hiện nay
2.4.1 Hoạt động kinh doanh City tour của một số công ty du lịch tại TP.HCM
Ở các nước phát triển thì City tour được tập trung khai thác rất hiệu quả vì đâylà cơ hội
để quảng bá thành phố tạo nhu cầu mua sắm cho khách giúp phát triển kinh tế địa phương
nhưng TP.HCM chưa khai thác tôt.
Với ưu thế là thành phố năng động nhất Việt Nam và tiềm năng du lịch phong phú nên từ
lâu đã hình thành loại hình City tour nhưng chỉ mang tính nhỏ lẻ, và chỉ phát sinh khi khách có
nhu cầu. Mặt khác cơ sở vật chất của thành phố còn nhiều vấn đề và đang trong giai đọan nâng
cấp nên chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của City tour.
Hiện nay Sở du lịch và các ngành có chức năng đang cố gắng tiến hành các chính sách

phát triển các điểm du lịch và các lễ hội nhằm phục vụ cho nhu cầu du lịch thành phố nói
chung và phục vụ cho chương trình City tour nói riêng. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho
hoạt động City tour nhưng việc tiến hành khai thác và đưa vào hoạt động còn gặp rất nhiều khó
khăn vì còn cần sự phối hợp của các đơn vị trong việc tạo ra môi trường du lịch an toàn và tạo
được sự thu hút của du khách.
Để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách thì hầu hết các công ty du lịch đều có
chương trình city tour riêng nhưng chỉ giới thiệu khi khách hỏi đến chứ không phải là chương
trình tour được quảng bá rộng rải. Các công ty chưa có các brochure giới thiệu về các chương
trình cũng như điểm đến của City tour.
Các công ty du lịch chỉ tập trung đón khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về khách sạn và tập
trung giới thiệu các điểm đến lớn như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang … Mà chưa chú trọng đến
việc khai thác điểm đến đầu tiên quan trọng là thành phố, đây là sự bỏ ngõ về việc kinh doanh
của nhiều công ty du lịch, nếu có thì chỉ sơ sài và chưa tạo được sự thu hút hay tò mò từ du
khách. Vì loại hình city tour chưa được các công ty chú trọng và đưa vào hoạt động quảng bá
nên nhóm nghiên cứu không có số liệu cụ thể thống kê các công ty có kinh doanh loại hình city
tour và số lượng khách tham gia chương trình tour.
Như đã phân tích ở phần trên thì city tour vẫn có hoạt động nhưng chỉ khi khách có yêu
cầu và chưa có các brochure quảng cáo, giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Theo
khảo sát đối với khách du lịch nội địa và quốc tế cho thấy du khách biết đến TP.HCM thông
qua website của các công ty du lịch chiếm 28,6%; thông qua sách, tạp chí chiếm 25,1%; thông
qua giới thiệu của người thân bạn bè chiếm 1,2%; các nguồn khác chiếm 45,3%, trong đó:
phương tiện truyền thông chiếm 41,7%, tự tìm chiếm 3,6%. (xin xem chi tiết ở phụ lục 2B)
Mặc dù là một trong những loại hình du lịch đầy tiềm năng của du lịch thành phố nhưng vẫn
chưa có hoạt dộng xúc tiến riêng biệt và cụ thể nào. Việc quảng bá city tour vẫn lệ thuộc vào
các hoạt động tuyên truyền quảng bá của du lịch thành phố qua các sự kiện thường niên.
o Lễ hội đường hoa Nguyễn Huệ nhân dịp tết nguyên đáng (xin xem phụ lục 6)
o Ngày hội du lịch vào tháng 4 hàng năm (xem phụ lục 7 và Hình ảnh từ 2.4.1.1K đến
2.4.1.1.L)

×