Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

phát triển sản xuất na dai trên địa bà xã xuân quang huyện bảo thắng tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.55 KB, 129 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG

2


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


21
22

Ký hiệu
SXHH
CNXH
TBCN
DT
CC
BQ
KTCB
SXKD
NS
ĐVT
UBND
SL
TSCD
BVTV
CCDC
HC
NN
LĐNN
SXNN
DVVT
CBNLTS
SCCK

Chú giải
Sản xuất hàng hóa
Chủ nghĩa xã hội

Tư bản chủ nghĩa
Diện tích
Cơ cấu
Bình quân
Kiến thiết cơ bản
Sản xuất kinh doanh
Năng suất
Đơn vị tính
Ủy ban nhân dân
Sản lượng
Tài sản cố định
Bảo vệ thực vật
Công cụ dụng cụ
Hữu cơ
Nông nghiệp
Lao động nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp
Dịch vụ vận tải
Chế biến nông lâm thủy sản
Sửa chữa cơ khí

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ

DANH MỤC HỘP Ý KIẾN

4



PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, những nước càng có mức sống cao thì nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm trái cây càng lớn đặc biệt là hoa quả tươi. Chúng là một phần không thể
thiếu trong mỗi bữa ăn của gia đình họ. Hoa quả tươi là một món ăn rất có ích
không chỉ cung cấp khoáng chất và nhiều loại vitamin khác nhau, hoa quả có tác
dụng rất tốt trong việc tiêu thụ thực phẩm.
Ở một số nước, cây ăn quả được coi là một ngành kinh tế quan trọng , thúc
đẩy sự phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế xã hội nói chung,
phát triển lâu dài, phù hợp ổn định. Còn ở Việt Nam là nước có lợi thế về các
loại hoa quả nhiệt đới, nhiều loại đặc sản có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh
dưỡng đang được đầu tư phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài
nước. Chính vì vậy cây ăn quả đang tăng khá nhanh, đóng góp lớn nhất vào cơ
cấu GDP của nông nghiệp. Nhiều loại cây ăn quả được hình thành ở các vùng
khác nhau, phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng khai thác tối đa thế mạnh
vốn có của từng khu vực. Chính vì vậy việc phát triển các loại cây ăn trái đang
tạo ra hướng đi phát triển bền vững cho nền Nông nghiệp Việt Nam. Na là là
loại quả có giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế cao. Na có nguồn gốc từ
Châu Mỹ nhiệt đới thuộc họ mãng cầu (Annona) với tên gọi là (Annona
squamosa). Tên tiếng Anh: Custard apple, Sweetsop, Sugar apple, anon. Tên
tiếng Pháp: Pomme cannelle. Từ thế kỷ 16, na các cây họ mãng cầu đã được
nhập vào nhiều nước nhiệt đới và do tính thích nghi rộng được trồng phổ biến ở
các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, sinh trưởng và phát triển tốt trên nền đất pha
cát hay đất có chứa đá vôi. Na có mùi vị thơm ngon đặc biệt, được nhiều người
ưa dùng với tác dụng bổ dưỡng, rất tốt cho người ốm dậy, người cao tuổi và phụ
nữ sau khi sinh. Quả na bao gồm các chất dinh dưỡng thiết yếu, chất chống oxy
hóa, vitamin đặc biệt chứa nhiều vitamin C và khoáng chất... Do đó, loại quả
5



này có tác dụng như chữa đi lỵ, đái tháo, trị mụn nhọt, giải nhiệt, tiêu độc, sát
trùng. Đặc biệt, na còn là loại quả tuyệt vời giúp cải thiện chức năng tim, phòng
bệnh ung thư và tốt cho não bộ.
Với những đặc điểm trên, trong những năm gần đây cây na dai thuộc họ na
của xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai được xác định là cây kinh tế
mũi nhọn có tính chiến lược lâu dài. Để thực hiện các mục tiêu cũng như nhiệm
vụ phát triển kinh tế – xã hội, xã Xuân Quang đã coi nhiệm vụ phát triển sản
xuất na dai trên địa bàn xã là nhiệm vụ cơ bản trong chiến lược phát triển kinh tế
hàng năm.
Trong năm 2014 “Dự án cải tạo giống và phát triển sản xuất hàng hóa nhãn,
na ở xã Xuân Quang, Phong Niên giai đoạn 2013 - 2015”. Xã Xuân Quang,
huyện Bảo Thắng đã trồng mới 24 ha na dai, tổ chức công tác tập huấn, tuyên
truyền vận động bà con mở rộng diện tích trồng cây na dai, tăng cường chăm
sóc cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng
mô hình sản xuất lớn theo hướng sản xuất hàng hóa để nâng cao thu nhập, phát
triển kinh tế hộ nông thôn đặc biệt là những hộ là dân tộc thiểu số. Cho tới thời
điểm hiện nay cây na dai trên địa bàn xã Xuân Quang có diện tích là 64,33 ha
được coi là cây chủ lực trong chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện
xóa đói giảm nghèo cho nhiều bà con trong xã Xuân Quang (UBND xã Xuân
Quang).
Tuy nhiên việc phát triển cây na dai vẫn chưa theo quy hoạch, sản xuất còn
lẻ tẻ, manh mún, năng xuất chất lượng chưa cao, chưa mang tính ổn định và bền
vững. Các hộ sản xuất na dai trên địa bàn xã Xuân Quang trình độ, kiến thức kỹ
thuật canh tác còn hạn chế, thiếu thông tin, chủ yếu trồng quảng canh theo tập
quán cũ chứa nhiều rủi ro, chông chờ vào sự may rủi của thời tiết, cho dù điều
kiện đất đai rất phù hợp. Cây na dai xã Xuân Quang còn có nhiều nhược điểm
cơ bản như: Hiện tượng cây không ra hoa, ra hoa nhưng không đậu quả, đậu quả
nhưng lại rụng trái non, bị bệnh phổ biến nhất là rệp hút nhựa. Quả na dai Xuân
6



Quang mẫu mã còn chưa đẹp, khó bảo quản, đôi khi còn bị dập, nát do chưa đầu
tư vào quá trình vận chuyển thu hái một cách hợp lý chuyên nghiệp.
Mặt khác chưa có nghiên cứu hay đề tài nào bàn về vấn đề cây na dai trên
địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Cho nên để có sự nhìn
nhận tổng quan chung về sự phát triên, đề xuât các giải pháp khắc phục những
khó khăn, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất na dai trên địa bàn trong thời gian
tới chúng ta cần nghiên cứu cụ thể ngành hàng này.
Để đánh giá về thực trạng phát triển sản xuât na dai xã Xuân Quang trong
thời gian qua, xác định thuận lợi khó khăn trên cơ sở đó đưa ra định hướng giải
pháp thúc đẩy phát triển sản xuất na dai. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là có
nên tiếp tục phát triển na dai hay không? Nếu phát triển sản xuất thì với quy mô
là bao nhiêu? Yếu tố nào tác động tới việc phát triển sản xuất na dai xã Xuân
Quang? Cần có giải pháp nào để cây na dai Xuân Quang ngày càng phát triển?
Để giải quyết vấn đề bất cập trên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển
sản xuất na dai trên địa bàn xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào
Cai”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa
bàn; Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất na dai
trên địa bàn xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển sản xuất na dai;
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất na dai trên địa bàn xã Xuân
Quang, huyện, BảoThắng, tỉnh Lào Cai;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc phát triển sản xuất na dai của
các hộ nông dân trên địa bàn xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai;
- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển sản

7


xuất na dai xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai;
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.3.1 Đối tượng:
1.3.1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiện cứu của đề tài là các hoạt động nhằm phát triển sản xuất na
dai của các hộ nông dân xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai.
1.3.1.2 Đối tượng khảo sát
-

Hộ nông dân sản xuất na dai trên địa bàn xã Xuân Quang; Các thương lái;
Người bán buôn, bán lẻ; Người tiêu dùng na dai Xuân Quang trên địa bàn
xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

-

Các tổ chức kinh tế xã hội liên quan: Hội nông dân, Phòng Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, trạm khuyến nông, Phòng kinh tế huyện Bảo Thắng.

-

Chính sách liên quan tới sản xuất na dai.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất na dai của các hộ
nông dân trên địa bàn xã Xuân Quang trong thời gian 3 năm (2012-2014 ) từ đó tập
trung đưa ra những giải pháp phát triển sản xuất cây na phù hợp với điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội của xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian, thời gian.
- Phạm vi không gian:
Đề tài thưc hiện trên địa bàn xã Xuân Quang, huyện BảoThắng, tỉnh Lào Cai.
- Phạm vi thời gian:
+ Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài thu thập từ năm 2010 - 2014.
+ Số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra năm 2015.

8


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀTHỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NA DAI
2.1 Lý luận cơ bản về phát triển sản xuất na dai
2.1.1 Lý luận về sản xuất
2.1.1.1 Các khái niệm
* Sản xuất:
Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên
hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra)
(Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung,1997).
Quá trình sản xuất là việc chuyển các đầu vào, dưới hình thức lao động
của con người và những nguồn lực vật chất khác, thành đầu ra. Những đầu ra
này có thể được sử dụng là đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc là những
sản phẩm cuối cùng được phân chia cho các thành viên trong xã hội với vai trò
là người tiêu dùng cuối cùng (Phạm Vũ Luận, 2002).
Đầu vào của sản xuất bao gồm các yếu tố như sau: Lao động, đất đai, máy
móc, vốn, nguyên liệu, trình độ quản lý...Các yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau.
Đầu ra là kết quả quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: Lương thực,
thực phẩm, rau xanh, hoa quả nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
Mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra được thể hiện ở hàm sản xuất (hàm

sản xuất là mối quan hệ về mặt kỹ thuật giữa đầu vào và đầu ra)
Q= F(X1,X2,X3,...,Xn)
Trong đó: Q là sản lượng sản phẩm nhất định
X1,X2,X3,...,Xn là lượng của một số yếu tố đầu vào được sử
dụng trong quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuât bao giờ cũng cần có sự tham gia của 3 yếu tố: Đối
tượng lao động, tư liệu lao động và lực lượng lao động. Trong các yếu tố đó thì

9


lực lượng lao động là yếu tố quan trọng nhất duy trì và quyết định sự thành công
hay thất bại của quá trình sản xuất (Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê
nin tái bản,2005).
*Các yếu tố tham gia sản xuất
+ Đối tượng lao động trong sản xuất na dai là: Giống, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật….
+ Tư liệu lao động trong sản xuất na dai là: Máy móc thiết bị, phương tiện
vận chuyển, nhà xưởng, kho, cơ sở hạ tầng, đất canh tác….
+ Lực lượng lao động trong sản xuất na dai là: Người lao động trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xất na dai, có trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng trong
sản xuất na dai.
* Phương thức sản xuất:
Có 2 phương thức sản xuất:
- Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của
chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân và
gia đình họ không có sản phẩm dư thừa đem ra trao đổi mua bán trên thị trường.
- Sản xuất cho thị trường hay nói cách khác là phát triển sản xuất theo hướng
hàng hóa. Mục tiêu cơ bản là sản xuất ra sản phẩm để đem trao đổi mua bán trên
thị trường. Ra đời từ hai tiền đề: Phân công lao động xã hội và sở hữu tư nhân

về tư liệu sản xuất. SXHH xuất hiện từ khi xã hội công xã nguyên thủy tan rã.
Nhưng chỉ phát triển và trở thành phương thức thống trị khi, sản xuất tư bản chủ
nghĩa hình thành và sức lao động trở thành hàng hóa. Ở những nước đi từ nền
kinh tế lạc hậu, mang nặng tính tự cung, tự cấp tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn
TBCN thì quá trình phát triển kinh tế nhất thiết phải là quá trình phát triển
SXHH. Ở Việt Nam đường lối, chính sách xây dựng CNXH được xác định rõ là
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Giáo
trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin, 2005)
10


* Các quy luật sản xuất:
Việc canh tác sản xuất các loại cây trồng nói chung và cây na dai nói riêng
đều tuân theo những quy luật sản xuất nói chung như: Quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật năng suất cận biên giảm dần,.. Ngoài ra
cây na là loại cây lâu năm nên tuân theo cả quy luật sinh trưởng và phát triển của
cây lâu năm. Thông thường cây na dai sinh trưởng và phát triển trải qua hai giai
đoạn là:
+ Giai đoạn kiến thiết cơ bản: Làm đất, trồng, chăm sóc.
+ Giai đoạn sản xuất kinh doanh: Chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ
sản phẩm.
(Lê Thị Hường, 2014).
2.1.1.2 Vai trò của sản xuất
Sản xuất luôn giữ vai trò quy định sự tồn tại, phát triển của con người và xã
hội loài người, là hoạt động nền tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ
xã hội, là cơ sở của sự hình thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người.
- Mọi thành viên trong xã hội đều tiêu dùng (ăn, uống, ở, mặc v.v). Những
thứ có sẵn trong tự nhiên không thể thỏa mãn mọi nhu cầu của con người, nên
nó phải sản xuất ra của cải vật chất. Sản xuất vật chất là yêu cầu khách quan cơ

bản; Là một hành động lịch sử mà hiện nay cũng như hàng ngàn năm trước đây
con người vẫn phải tiến hành. Cùng với việc cải biến giới tự nhiên, con người
cũng cải biến chính bản thân mình và cải biến cả các mối quan hệ giữa con
người với nhau và chính việc cải biến đó làm cho việc chinh phục giới tự nhiên
đạt hiệu quả cao hơn.
- Xã hội loài người tồn tại và phát triển được trước hết là nhờ sản xuất vật
chất. Lịch sử xã hội loài người, do vậy và trước hết là lịch sử phát triển của sản
xuất vật chất.
- Sản xuất là cơ sở để hình thành nên các mối quan hệ xã hội khác. Xã hội
11


loài người là một tổ chức vật chất và giữa các yếu tố cấu thành nó cũng có những
kiểu quan hệ nhất định. Các quan hệ xã hội về nhà nước, chính trị, pháp quyền, đạo
đức, nghệ thuật, khoa học v.v (cái thứ hai) đều được hình thành và phát triển trên
cơ sở sản xuất vật chất (cái thứ nhất) nhất định. Trong quá trình đó, con người đồng
thời cũng sản xuất ra và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của mình.
- Sản xuất là cơ sở của sự tiến bộ xã hội. Sản xuất vật chất không ngừng
được các thế hệ phát triển từ thấp đến cao. Mỗi khi phương thức sản xuất thay
đổi, quan hệ giữa người với người trong sản xuất cũng thay đổi, và do vậy, mọi
mặt của đời sống xã hội đều có sự thay đổi theo sự tiến bộ của phương thức sản
xuất (Lê Thị Hường, 2014).
2.1.2 Lý luận về tăng trưởng và phát triển kinh tế
* Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tăng trưởng: Là sự tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính
trên đầu người. Tăng trưởng thường được để đánh giá chung cho ngành kinh tế,
vùng sản xuất, nghành sản phẩm xuất nông nghiệp,… Nhìn chung về mặt bản
chất thì tăng trưởng đề cập tới vấn đề tăng lên về mặt lượng, là kết quả của quả
của các hoạt động sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế tạo ra (Phạm Vân Đình và
Đỗ Kim Chung, 1997).

Phát triển: Bao hàm ý nghĩa rộng hơn, phát triển bên cạnh sự tăng lên về
thu nhập bình quân đầu người nó còn đề cập tới nhiều khía cạnh nữa như: Sự tăng
trưởng cộng các thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự đô thị hóa, vấn đề
công bằng, phân phối lợi ích trong xã hội, sự tham gia các dân tộc của một quốc
gia trong quá trình tạo ra sự thay đổi ( Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung, 1997).
Phát triển là một quá trình của sự tăng bền vững về tiêu chuẩn sống, phúc
lợi, sức khỏe được đảm bảo, công dân có điều kiện phát huy tính tự chủ cũng
như quyền bình đẳng của công dân. Phát triển phản ánh sự thay đổi về mặt chất
lượng của sự vật hiện tượng trong nền kinh tế xã hội (Phạm Vân Đình và Đỗ
Kim Chung, 1997).
Theo tác giả: Raman Weit ”Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
12


làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng, những thành
quả tăng trưởng trong xã hội (Đỗ Ánh,1992).
2.1.3 Lý luận về phát triển sản xuất
* Khái niệm phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất được hiểu là 1 quá trình tăng lên về quy mô, sản lượng
và hoàn hiện về cơ cấu.
Phát triển sản xuất cũng được coi là là một quá trình tái sản xuất mở rộng,
trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị
trường chấp nhận.
Phát triển sản xuất diễn ra theo hai xu hướng đó là phát triển theo chiều
rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng: Là việc tăng sản lượng bằng cách mở rộng
diện tích, tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài nguyên, độ phì
của đất đai, sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên với cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ phát triển sản xuất không đổi.
Phát triển theo chiều sâu: Là việc sử dụng vốn đầu vào không đổi chỉ có

sự thay đổi về đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiến bộ, nâng cao kỹ thuật, cải
tiến lao động phân công lại lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều
kiện sản xuất thực tế.Trong điều kiện hiện nay, những nhân tố phát triển theo
chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trên thế giới ngày
càng phát triển mạnh với những tiến bộ mới về điện tử và tin học, công nghệ
mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã thúc đẩy các nước coi trọng việc
chuyển sang phát triển sản xuất theo chiều sâu. Kết quả phát triển sản xuất theo
chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Tăng hiệu quả kinh tế, tăng năng suất
lao động, giảm giá thành sản phẩm, giảm hàm lượng vật tư và tăng hàm lượng
chất xám, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng
sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đầu người (Phạm Vân Đình và Đỗ
Kim Chung, 1997).

13


2.1.4 Phát triển sản xuât nông nghiệp
* Phát triển sản xuất nông nghiệp
Theo Đỗ Kim Chung (1997) cho rằng: ”Phát triển nông nghiệp thể hiện
qua trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó
và thường đạt ở mức độ cao hơn về cả lượng và chất. Nền nông nghiệp phát
triển là là một ngành sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra, đa
dạng về chủng loại, phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng tốt hơn về tổ chức và thể
chế, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu xã hội về mặt nông nghiệp. Trước hết phát triển
nông nghiệp là một quá trình, không phải trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của
nền nông nghiệp chịu tác động của các quy luật thị trường, chính sách can thiệp
của chính phủ, nhận thức cũng như ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng
về sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát
triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp khác
với tăng trưởng nông nghiệp: Tăng trưởng nông nghiệp chỉ thể hiện rằng ở một

thời điểm nào đó, nền nông nghiệp có nhiều đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu
phản ánh sự thay đổi về mặt kinh tế và tập chung chủ yếu về mặt lượng. Tăng
trưởng nông nghiệp thường được đo bằng mức tăng thu nhập quốc dân trong nước
của nông nghiệp, mức tăng về sản lượng và sản phẩm nông nghiệp, số lượng diện
tích, số đầu con vật nuôi. Trái lại phát triển nông nghiệp thường thể hiện sự thay
đổi về cả mặt lượng và mặt chất. Phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả
tăng trưởng mà còn phản ánh những thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông
nghiệp, sự thích ứng của nền nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của
người dân trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực; Sự phân bố của cải và tài
nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với
các ngành kinh tế. Phát triển nông nghiệp bao hàm cả kinh tế, xã hội, tổ chức, thể
chế và môi trường. Tăng trưởng và phát triển nông nghiệp có mối quan hệ gắn bó
với nhau. Tăng trưởng là điều kiện cho sự phát triển nông nghiệp”.

14


2.1.5 Nội dung phát triển sản xuất na dai
Phát triển sản xuất na dai theo chiều rộng: Là việc tăng sản lượng bằng
cách mở rộng diện tích, tăng số lượng lao động, khai thác thêm các nguồn tài
nguyên, độ phì của đất đai, sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên với cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất không đổi.
Phát triển sản xuất na dai theo chiều sâu: Là việc sử dụng vốn đầu vào
không đổi chỉ có sự thay đổi về đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiến bộ,
nâng cao kỹ thuật, cải tiến lao động phân công lại lao động, xây dựng cơ sở hạ
tầng phù hợp với điều kiện sản xuất na dai thực tế.Trong điều kiện hiện nay,
những nhân tố phát triển na dai theo chiều rộng đang cạn dần, cuộc cách mạng
khoa học – kỹ thuật trên thế giới ngày càng phát triển mạnh với những tiến bộ
mới về điện tử và tin học, công nghệ mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học thì
xã Xuân Quang đang chuyển sang phát triển sản xuất na dai theo chiều sâu. Kết

quả phát triển sản xuất na dai theo chiều sâu được biểu hiện ở các chỉ tiêu: Tăng
hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động, tăng hàm lượng chất xám, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tăng hiệu suất của đồng vốn, tăng tổng sản phẩm na dai và
thu nhập/1 công lao động tăng.Vì vậy việc phát triển sản xuất na dai trên địa bàn
xã Xuân Quang cần thực hiện nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào
việc phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, phương thức khai thác sử dụng
yếu tố nguồn lực, tổ chức hoạt động dịch vụ đầu vào, đầu ra cho phát triển sản
xuất na dai Xuân Quang. Do đó đánh giá về vấn đề phát triển sản xuất na dai
trên địa bàn xã Xuân Quang ta chỉ nên tập trung vào việc xem xét kết quả tạo ra
của quá trình sản xuất như: Quy mô sản lượng diện tích, giá trị sản xuất, doanh
thu. Phân tích sự tăng trưởng, chuyển dịch nội bộ các yếu tố đó theo thời gian,
đồng thời đánh giá chất lượng tăng trưởng bằng hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả
kinh tế, xã hộ, môi trường.

15


2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất na dai
* Điều kiện tự nhiên, nguồn lực
-Thời tiết khí hậu:
Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất na dai nói riêng là ngành sản
xuất tiến hành ngoài trời. Do vậy thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp tới quá
trình sản xuất cũng như năng suất chất lượng cây trồng, là cơ sở để ra quyết định
thời vụ trồng và chăm sóc cây. Khí hậu nước ta mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thuận lợi cho việc chăm sóc gieo trồng cây hàng năm. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường xảy ra như lũ lụt, hạn hán, rét
đậm, rét hạn kéo dài … làm ảnh hưởng tới chất lượng, năng suất thu hoạch của
nhiều loại cây ăn quả. Na dai là loài phát triển và sinh trưởng tốt vào mùa xuân
nhiệt độ giao động từ 25 - 270 C. Cho nên vào thời điểm đầu xuân hoặc có thể kéo
dài tới tháng 8 – 9 hộ nông dân tiến hành trồng na dai. Mùa đông na dai có hiện

tượng rụng là để bước vào thời kỳ ngủ đông (Trương Văn Miền, 2012).
- Đất đai:
Là tư liệu sản xuất chủ yếu, và không thể thiếu trong sản xuất nông
nghiệp. Đối với sản xuất sản phẩm na dai thì đất là yếu tố quan trọng tác động
trực tiếp đến năng suất, chất lượng quả. Mặt khác đất có diện tích chất lượng
khác nhau, không có sự đồng đều giữa các khu vực, mỗi loại đất phù hợp với
một chủng loại cây khác nhau. Do vậy, năng suất và chất lượng na dai ở các khu
vực khác nhau là khác nhau.
Na dai thích hợp với những nơi có điều kiện địa hình đồi dốc dưới 15 0 tầng đất
dày dưới 1m, tốt nhất là đất sỏi cơm, đất đá vôi. Đất có độ PH trung tính. Đất
chua cần bón 30kg vôi bột/sào Bắc Bộ/năm (Trương Văn Miền, 2012).
*Nhân tố về kinh tế - xã hội
Thị yếu người tiêu dùng, thói quen tiê dùng: Những thói quen lặp đi lặp lại
nhiều lần sẽ hình thành nên những tập quán tiêu dùng, nó phụ thuộc vào động
cơ, sở thích, sự hiểu biết, niềm tin đối với sản phẩm. Ví dụ như khi tiêu thụ na
16


dai thị trường là các thành phố lớn thì ngoài chất lượng ra họ còn cần mẫu mã
đẹp, bắt mắt dù giá có hơn hơn với những sản phẩm thông thường nhưng vẫn
được họ rất ưa chuộng. Còn ở thị trường ven đô, khu công nghiệp, nông thôn thì
người tiêu dùng tỏ ra dễ tính hơn, có thể mẫu mã không đẹp, chất lượng quả
bình thường nhưng giá phải hạ hơn mới được người tiêu dùng chấp nhận.
- Tập quán sản xuất: Liên quan tới tới chủng loại giống na, kỹ thuật canh tác, thu
hoạch. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng, giá trị thu
hoạch trên1 đơn vị diện tích.
- Thị trường: Trong nền kinh tế thị trường cung – cầu là yếu tố tác động, quyết
định đến sự hình thành, phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để
theo đuổi được mục mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận hoặc tối thiểu hóa chi phí thì
người sản xuất nên sản xuất những mặt hàng mà thị trường cần chứ không nên

sản xuất những gì mình đang có. Nếu sản phẩm sản xuất ra được nhiều người
chấp nhận thì quy mô sản xuất sẽ được mở rộng và ngược lại. Thị trường diễn
ra tuân theo các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu có thể tác động lớn tới nhà
sản xuất. Thị trường na dai ở đây được đề cập tới hai yếu tố cung – cầu, có nghĩa
là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng tới quá trình phát triển sản xuất. Cho
nên nếu một trong hai yếu tố bị mất cân bằng thì phát triển sản xuất sẽ bị ảnh
hưởng.
- Trình độ năng lực của chủ thể sản xuất tác động trực tiếp tới việc tổ chức và
hiệu quả kịnh tế cây na dai. Năng lực của chủ thể sản xuất được thể hiện qua:
Trình độ tổ chức quản lý và khả năng áp dụng công nghệ, kỹ thuật mới; Khả
năng ứng xử trước các biến động thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh;
Trình độ trang bị vật chất kỹ thuật. Về năng lực, trình độ của chủ thể sản xuất na
dai tốt sẻ ảnh hưởng tích cực tới sản xuất na và ngược lại.
- Quy mô sản xuất: Diện tích càng lớn thì công tác quản lý giảm đi, mọi công tác
như chăm sóc, thu hoạch, chi phí cũng được tiết kiệm và ngược lại. Do vậy quy
mô sản xuất ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Việc
17


quy hoạch sản xuất đảm bảo vùng trồng cây ổn định đáp ứng tốt nhu cầu thị
trường, tránh hiện tượng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ.
- Chính sách của nhà nước: Nhà nước can thiệp, tác động vào hoạt động sản
xuất kinh doanh trong lĩnh vưc nông nghiệp thông qua các chính sách về đất đai,
tín dụng, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng… và các chính sách liên quan tới sản xuất na.
Đây là yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động sản xuất nông
nghiệp. Chính sách tốt có khả năng ứng dụng cao sẽ gắn kết các yếu tố sản xuất,
thúc đẩy phát triển sản xuất. Thông qua các chính sách như: Quy hoạch vùng
sản xuất, khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của vùng; Tăng cường công tác quản
lý, đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao
năng suất cây trồng (Lã Tuấn Nam, 2012).

*Nhóm yếu tố về giống, kỹ thuật
Biện pháp kỹ thuật canh tác là sự tác động của con người vào cây trồng như
(chọn giống để đưa vào gieo trồng, kỹ thuật chăm sóc: Tỉa cành, tạo tán, phòng
trừ sâu bệnh, phương thức trồng, cách thụ phấn nhân tạo, cách để na dai ra quả
trái vụ ….) tạo nên sự hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất để mang
lại hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể như sau:
Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản
xuất. Nếu đầu tư ban đầu như nhau, nhưng giống khác nhau sẽ cho năng suất
khác nhau. Giống tốt là những giống có khả năng thích nghi với điều kiện địa
hình đất đai, chịu thâm canh, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, cho năng suất
cao, chất lượng sản phẩm tốt... Tuy nhiên có một giống tốt nhưng cần bố trí , lựa
chọn cây giống thích hợp với từng vùng để khai thác hết tiềm năng vốn có của
từng vùng và nâng cao hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích.
Hiện nay Việt Nam có 2 giống na đó là na dai và na bở. Na dai thì múi
dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển, vì dù có bị động chạm mạnh trái
cũng không vỡ, vỏ mỏng có thể bóc ra từng mảng như quít. Na bở khi chín múi
nọ rời múi kia, động chạm hơi mạnh là là trái vỡ ra. Độ ngọt, hương vị của na
18


dai hấp dẫn hơn na bở.
Theo tài liệu ở Cuba có 2 giống mãng cầu dai tuy trái nhỏ nhưng không
có hạt. Những giống này chưa được nhập vào Việt Nam.
- Thời vụ gieo trồng: Ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của
cây, do mỗi loài cây có một nhịp độ sinh trưởng riêng và phù hợp với từng mùa
vụ trong năm. Dó đó phải bố trí đúng khung thời vụ mới đảm bảo cho cây trồng
sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất. Cây na dai cũng như các loại cây
khác nếu được trồng và chăm sóc đúng thời vụ sẽ đạt năng suất cũng như chất
lượng cao, hạn chế được nhiều sâu bệnh.
Đối với na dai thời vụ gieo trồng vào tháng 2 - 4 hoặc tháng 8 - 9. Na dai nên

trồng với mật độ cao, mỗi cây chiếm diện tích 2 * 3m. Hố chuẩn bị trước từ 2 - 3
tháng, sâu 0,5 rộng 0,5, hình vuông hoặc hình chữ nhật. Mỗi hố bón 20 - 30kg phân
chuồng hoai mục + 0,2kg supe lân ủ trước 2 - 3 tháng. Cây trồng ở giữa hố, bầu đặt
ngang với mặt đất, tưới nước ấn cho chặt, duy trì độ ẩm 60 - 80% (Trần Thế Tục và
Nguyễn Ngọc Kính, 2007).
+ Nhân giống bằng hạt:
Vào giữa vụ, chọn cây mẹ có năg suất cao, chất lượng tốt, đã thu từ 4- 5
vụ quả ổn định. Chọn quả mắt to, tròn đều, trọng lượng 200 – 300g/quả, để chín
kỹ. Xử lý hạt với cát hoặc tro bếp xóc cho sứt vỏ nếu không xử lý bằng hóa chất
axitsunfurich, ngâm nước nóng 50 - 600 trong 15 - 20 phút rồi đem phơi trong
nắng nhẹ 25 - 20 ngày sau đem gieo. Đất gieo đảm bảo 70% đất bùn ải khô đập
vụn + 29% phân chuồng mục +1% supe lân, hạt đặt sâu 2 - 3 cm. Cây con sau 2
- 3 tháng tuổi, cao 25 - 30 cm, có 5 - 6 lá thật có thể đem trồng.
+ Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Điển hình là phương pháp ghép
mắt, ghép cành.

19


Khi ghép mắt gốc ghép phải có đường kính từ 12 - 15mm, đạt 18 - 24
tháng tuổi. Mắt ghép lấy từ cành 1 năm tuổi nơi lá đã rụng rồi. Vỏ na dai dày nên
cần cắt mắt to 1 chút để khỏi bị vỏ gốc ghép phình ra, bóp chết; mắt ghép có
chiều dài khoảng 4 cm. Chọn cây mẹ có những đặc tính ưu việt như : Trái to ít
hạt, hạt nhỏ, dễ vận chuyển. Giống na dai chỉ sinh trưởng tốt trên gốc ghép bằng
hạt của nó hoặc gốc lê, gốc mãng cầu xiêm. Có thể sử dụng phương pháp ghép
áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải từ 1 - 2 tuổi, cành ghép là cành đã
hóa gỗ có đường kính từ 1cm trở lên và lá đa rụng hết ( Trương Văn Miền,
2012)
Từ kinh nghiệm ghép cành của một số nước, có thể rút ra được những
kinh nghiệm như sau.

+ Các loài thuộc chi na có thể ghép với nhau, nhưng muốn có hiệu quả
cao thì phải chọn cặp ghép tiêp hợp với nhau.
+ Na dai có thể ghép lên lê, na dai ghép lên na dai.
+ Na dai ghép lên mãng cầu xiêm, bình bát thì có thể sống nhưng gốc
ghép và cành ghép có đường kính khác nhau nhiều, trao đổi gữa cành ghép và
gốc ghép khó. Do đó sau một thời gian thì cành chết.
+ Mãng cầu xiêm ghép lên lê hay na dai không tốt. Trái lại nếu ghép mãng
cầu xiêm lên bình bát thì tiếp hợp tốt. Và cách này đã được các cơ sở nhân giống
tại Việt Nam sử dụng sản xuất cây mãng cầu xiêm ghép.
Ở Việt nam hiện nay chủ yếu dùng phương pháp nhân giống bằng hạt,
phương pháp ghép mới chỉ áp dụng nhiều trên trên mãng cầu xiêm ghép với
bình bát, các phương pháp ghép khác ít được sử dụng.
Ở Cu Ba, nơi nghề trồng na dai đều được nhân giống bằng phương pháp ghép
(Trần Thế Tục và Hoàng Ngọc Thuận, 1991).

20


-

Kỹ thuật chăm sóc, bón phân.
Bảng 2.1 Bảng lượng phân bón cho cây na dai theo độ tuổi
Tuổi cây
Lượng bón ( kg/ cây)
1 - 4 năm
5 - 8 năm
15 - 20
22 - 25
0,6 - 0,8
1,0 - 1,5

0,3 - 0,4
0,5 - 0,8
0,2- 0,3
0,5- 0,7

Loại phân
Hữu cơpe
Đạm ure
Supe lân
Clorua kali

Trên 8 năm
30 - 40
1,5 - 2,0
0,7 - 1,2
0,7- 1,0

(Nguồn: Nguyễn Xuân Thủy, 2008)

Bảng 2.2 Thời vụ bón phân cho na dai
Lần bón

1

Tháng

23

2


6-7

3

10 - 11

Mục đích
Đón hoa,
đón lộc
Nuôi quả
cành ,
Bón lót, kết
hợp đổ đất

Lượng bón mỗi lần ( % so với cả năm)
Clorua
Hữu cơ Supe lân Đạm ure
kali
-

-

50

30

-

-


50

40

100

100

-

30

xung quanh
(Nguồn: Chu Thị Thơm và Phan Thị Lài, 2005)

Cách bón: Cuốc rãnh hoặc hố xung quanh tán. Nếu bón thúc thì cuốc hố
rộng 10cm, bón lót cuốc rộng 20*30 cm bón xong lấp xuống. Nếu trồng trên
những vùng đất dốc lên cuốc hố sâu hơn, cho phân hữu cơ và rác xuống trước 2
- 3 tháng trước khi trồng. Đào hố rộng 50*50, bón lót 15 - 20 kg phân chuồng
hoai + 0,5 kg ure + 0,2 kg sunfat kali lấp hố để chờ trồng.
Trong quá trình sản xuất, cũng như nghiên cứu về cây na dai thì biện pháp

21


cắt tỉa là biện pháp không thể thiếu. Hàng năm cát tỉa cành la, cành vượt cành
tăm, cành sâu bệnh…thường tiến hành trong quá trình sinh trưởng và sau thu
hoạch, còn cắt cành vào cuối mùa đông, đầu xuân trước khi cây ra lộc nhằm tái
tạo tán cho cây, tạo cho cây nhiều cành, tăng số lượng hoa, quả trên 1 cây (Trần
Thế Tục, 1994).

- Bảo quản:
Bảo quản ở nhiệt độ thấp ví dụ 50C trong 6 tuần lễ na dai vẫn còn ăn được,
nhưng không có người mua vì vỏ thâm đen. Người ta khuyên nên giữ na dai
trong phòng ở nhiệt độ 15 - 20oC, độ ẩm không khí 85 - 90%, không khí trong
phòng nơi có 10% CO2, đồng thời có oxy và êtylen dưới áp lực thấp. Na dai: mở
mắt, tức là các vẩy, vỏ ngoài của múi tách dần nhau ra, rãnh giữa các múi đầy
lên, màu trắng kem. Trên vỏ quả, màu xanh lạt dần, sáng ra, bắt đầu xuất hiện
những vết nứt nhỏ ở các rãnh nơi các múi tiếp giáp nhau.
Phòng trừ sâu bệnh:
Na dai thường mắc phải một số bệnh như: rệp sáp phấn, sâu đục quả ,
bệnh vòi voi gây hại hoa na, bệnh thối rễ ( Nguyễn Đức Cường, 2012).
* Yếu tố Nhãn hiệu:
Hiện nay người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn tới vấn đề Nhãn
mác, chât lượng sản phẩm. Cho nên nếu yếu tố Nhãn hiệu được giải quyết sẽ
thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Đó cũng là nhân tố đưa ra tín hiệu cho các hộ có thể
đưa ra quyết định phát triển sản xuất nói chung và na dai nói riêng.
2.2 Cơ sở thực tiễn phát triển sản xuất na trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển sản xuất na một số nước trên thế giới.
Na là cây nhiệt đới có tính thích nghi rộng nên chúng được trồng trên toàn
thế giới, trước đây na được coi là loài cây trồng thứ yếu, chưa trở thành một loại
hoa quả chính trên thị trường thế giới. Hiện nay nhu cầu thi trường ngày càng tăng
cao nên cây na đã được quan tâm chú trọng đầu tư phát triển nhiều hơn. Tuy nhiên
thống kê về sản xuất na trên thế giới hiện nay rất ít, hơn nữa mỗi nước khác nhau
22


có giống loài trồng khác nhau. Ở các nước Tây Ban Nha, Pê Ru, Chi Lê, một số
nước vùng trung Mỹ, Mexxicô, Israel và Califorlia các giống thương mại na thuộc
loài Annona Cherimola (Cherimoya) (Vũ Công Hậu,2008).
Tây Ban Nha:

Được coi là nơi sản xuất Annona Cherimoya quan trọng nhất thế giới,
diện tích khoảng 3.266 ha năm 1999 (Guirado và cs.. 2001, dẫn bởi Scheldeman,
2002). Tỉnh Granda là nơi sản xuất chính, chiếm 90% diện tích của Tây Ban
Nha khoảng 3.090 ha, trong đó 90% được tưới với sản lượng 29.000 tấn. Pê ru
năm 1998 có khoảng 1.975 ha với sản lượng 14.606 tấn. Vùng Đông Bắc
Mararion là vùng sản lượng chính khoảng 655 ha. Chi Lê có khoảng 1.152 ha,
Bolovia 1.000 ha, Ecuador 700 ha. (Grane, Campbell, Grossberger, 1999) cũng
cho biết Califorlia có khảng 100 đến 200 ha Cherimoya với sản lượng 453 tấn,
Dominica và Costa Rica là nước xuất khẩu na quan trọng cho Mỹ (Vũ Công Hậu,
2008).
Cây na dai có nguồn gốc ở vùng Caribe và Nam Mĩ, nó rất được ưa thích
và được trồng nhiều ở khu vực này. Các nước trồng nhiều như mêxxicô, Braxin,
Cuba (Vũ Công Hậu, 2008).
Mêxxico là nước sản xuất mãng cầu Xiêm quan trọng của các nước Châu
Âu theo (Haranadez và Angel, 1997), Mêxxico có khảng 5.915 ha với sản lượng
34.900 tấn, lớn nhất thế giới năng suất lại giảm dần 6,8 tấn/ha năm 1990, và 5,9
tấn/ha năm 1997. Tỉnh Nayrit là tỉnh có diện tích trồng nhiều nhất Mexico với
380 ha. Venezuela có khoảng 3.496 ha với sản lượng 10.096 tấn (Diego, 1989),
Braxin 2000 ha, sản lượng 8.000 tấn năng suất 4 tấn/ha. Pe Ru 443 ha, sản lượng
3.262 tấn ( Phùng Thị Hoa, 2010).
Loài Asquasmona là mãng cầu ta (na dai) là loài cây rất có tiềm năng
thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Loài quả này có hương vị thích hợp với nhiều
người, nhiều dân tộc tuy nhiên hiện vẫn được coi là cây trồng chủ yếu nội tiêu.
Những nghiên cứu về na hiện nay rất ít chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu
23


tuyển chọn giống quả to, ít hạt, độ đường cao, các kỹ thuật chăm bón, cắt tỉa…
Một số nghiên cứu đã cung cấp thông tin về giá trị dinh dưỡng của na nhưng
chưa có nghiên cứu nào và số liệu nào về tình hình phát triển sản xuất na trên

thế giới. Na dai chủ yếu được trồng ở Bắc, Nam bán cầu, quần đảo West indies
nước cộng hòa Đô Mica, Mỹ, Trung đông, Malaysia, Thái Lan
(Grane,Campbell, 1990). Ở Philippine theo báo của cục kinh tế nông nghiệp,
1978 có khoảng 2.059 ha với sản lượng 6.262 tấn. Những nước được đánh giá
na dai cao là Ấn Độ, Cu Ba, Brazil. Năm 1986- 1987, chỉ riêng Thái Lan trồng
được 51.500 ha, sản lượng 188.900 tấn. Ở Ấn Độ diện tích trồng na dai đạt tới
44.463 ha ( Vũ Công Hậu, 2008 và Đỗ Đình Ca, 2011).
2.2.2

Kinh nghiệm phát triển sản xuất na dai tại Việt Nam
Vùng phân bố cây na ở nước ta khá rộng, trừ những nơi có mùa đông lạnh

giá và sương muối không trồng được cây na, còn lại hầu hết các tỉnh đều trồng
loại cây này. Phần lớn cây na được trồng nhỏ lẻ trồng các vườn cây ăn quả của
hộ gia đình với mục đích tự tiêu dùng, chưa trở thành sản xuất hàng hóa. Ở miền
Nam có huyện Tân Thành, Châu Đức thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu, vùng na tập trung đáng lưu ý là Bà Đen - Tây Ninh năm 2005 với diện tích
3.036 ha với sản lượng 23.136 tấn. Na Bà Đen Tây Ninh được tiêu thụ ở
TPHCM, Hà Nội và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ, miền Trung, miền
Bắc. Những năm gần đây, na dai Bà Đen đã được xuất khẩu sang Pháp, Úc,
Canada.. tuy nhiên, số lượng xuất khẩu chưa nhiều do na khó vận chuyển, khó
bảo quản
Miền Bắc với các huyện Lục Nam - Bắc Giang diện tích 700 ha, Chi Lăng
- Lạng Sơn diện tích trồng 1.181 ha, Đông Triều - Quảng Ninh diện tích 100 ha,
các vùng na này không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất
khẩu sang các nước như Trung Quốc, Pháp, Úc, Canada (Trần Thế Tục và
Nguyễn Ngọc Kính, 2007).
*Lạng Sơn:
24



Na xuất hiện ở Chi Lăng khoảng 20 năm trước. Vì thiếu đất canh tác, một
số hộ dân đã thử đưa cây na lên trồng trên núi đá. Thử nghiệm đó đã trở thành
một phát minh của người nông dân. Na tỏ ra đặc biệt thích ứng với vùng núi đá
ở đây và nhanh chóng trở thành vùng chuyên canh. Huyện Chi Lăng hiện có gần
1.200 ha na với sản lượng trên 6.300 tấn, trở thành vựa na lớn nhất của cả nước.
Cây na phân bố chủ yếu tại 5 địa phương lòng máng sông Thương, gồm:
Xã Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, xã Quang Lang và xã Mai
Sao. Dù mới ra đời nhưng chất lượng quả của na Chi Lăng đã được người dân
khắp nơi ca tụng. Na mắt giấy: Vỏ mỏng, ít hạt, thịt dày, vị ngọt đậm, mùi thơm
vô cùng hấp dẫn. Na mắt gỗ: Vỏ dày nhưng trọng lượng quả lớn, có quả nặng tới
trên một kg, ăn rất ngon và mát.
Giá na cao và ổn định, na to có giá 30 – 40 ngàn đồng/kg, na nhỡ 20 ngàn
đồng, na bi 15 ngàn đồng/kg. Mỗi ngày, có tới hàng trăm xe ô tô từ Hà Nội, Bắc
Giang, Thanh Hóa, Thái Nguyên … đến ăn na tại vườn ở Chi Lăng. Xã Chi
Lăng là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển cây na. Xã có gần 400 ha na
với sản lượng gần 1.500 tấn/năm. Điều đáng mừng là nhiều thương nhân có mối
làm ăn với các đối tác người Trung Quốc nên vận chuyển na lên biên giới để
xuất ngoại.
Theo tính toán của phòng NN & PTNT huyện Chi Lăng, mỗi ha na cho
thu nhập khoảng 95 triệu đồng, cao gấp 3 – 4 lần so với trồng ngô. Mặc dù vậy,
việc phát triển cây na ở Chi Lăng vẫn còn mang tính tự nhiên. Tính kế hoạch,
qui hoạch cũng như việc xây dựng thương hiệu vẫn chưa được đề cập đến nhiều.
Phương pháp chăm sóc, thu hoạch na: Ở Chi Lăng đã khẳng định sự sáng
tạo đặc biệt của người nông dân. Khi những vườn na già cỗi, cho năng suất thấp,
một nông dân ở xã Chi Lăng đã mạnh dạn sang tận Quảng Ninh để mua bản
quyền phương pháp tạo tán, đốn ngọn, tỉa cành và thụ phấn bằng tay với giá 5
triệu đồng. Ông Nguyễn Đức Sự (Hội nông dân xã Quang Lang) đã tiếp cận với
kĩ thuật trên và biên tập thành sách để tập huấn cho bà con. Ban đầu, mọi người
25



×