Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân Trường huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.37 KB, 84 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

DƢƠNG LÊ VY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN TRƢỜNG,
HUYỆN BẢO LẠC,TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khoá học

: 2012 - 2016

Thái Nguyên, năm 2016



ii NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

DƢƠNG LÊ VY
Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN TRƢỜNG,
HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Lớp

: K44 – QLĐĐ – N02

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khoá học

: 2012 - 2016


Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Thế Huấn
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2016


i
LỜI CẢM Ơ N
Để hoàn thành được bản khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên &
Môi trường, các thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức
quý báu trong suốt khóa học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Nguyễn Thế Huấn đã giúp đỡ và dẫn dắt
em trong suốt thời gian thực tập và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Ủy Ban
Nhân Dân xã Xuân Trường đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ em trong quá trình
thực tập tại cơ quan.
Trong thời gian thực tập em đã cố gắng hết sức mình, nhưng do kinh nghiệm
và kiến thức có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót và
khiếm khuyết. Em rất mong được các thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên đóng
góp ý kiến bổ sung để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Dƣơng Lê Vy


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2012 .............11
Bảng 4.1. Thực trạng sử dụng đất xã Xuân Trường năm 2015.................................46
Bảng 4.2. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp xã .....................................47
Bảng 4.3. Biến động đất đai năm 2014-2015 ............................................................47
Bảng 4.4. Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng năm 2015 ....................48
Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất chính của xã năm 2015 ...................................50
Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã ................................53
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất ...............................................54
Bảng 4.8. Phân cấp hiệu quả kinh tế các LUT sản xuất nông nghiệp (Tính bình
quân/1ha) ...................................................................................................................55
Bảng 4.9. Hiệu quả kinh tế của LUT cây ăn quả ......................................................56
Bảng 4.10. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất ..............................................58
Bảng 4.11. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất ......................................60
Bảng 4.12. Lượng thuốc bảo vệ thực vật thực tế sử dụng và khuyến cáo ................62


iii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 4.1. Cánh đồng ngô ở xóm Thiêng lầu .............................................................59
Hình 4.2. Cánh đồng lúa ở xóm Lũng Mật ...............................................................59


iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa


BVTV:

Bảo vệ thực vật

LX :

Lúa xuân

LM:

Lúa mùa

VL:

Very Low (rất thấp)

L:

Low (thấp)

M:

Medium (trung bình)

H:

High (cao)

VH:


Very high (rất cao)

LUT:

Land Use Type (loại hình sử dụng đất)

STT:

Số thứ tự

FAO:

Food and Agricuture Organnization - Tổ
chức nông lương Liên hiệp quốc

CPSX:

Chi phí sản xuất

GTSX:

Giá trị sản xuất


v
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................1
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3

2.1. Khái quát về đất nông nghiệp...............................................................................3
2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp và đặc điểm đất nông nghiệp ................................3
2.1.2. Tầm quan trọng của đất trong nông nghiệp ......................................................4
2.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất ................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên Thế
giới và Việt Nam .........................................................................................................9
2.3.1. Trên Thế giới .....................................................................................................9
2.3.2. Tại Việt Nam ...................................................................................................10
2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất ....................................................15
2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất .......................................................................15
2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất .............................................17
2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất ......................................................18
2.4.4. Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới ..................................20
2.4.5. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam ...........................................22
2.4.6. Tính bền vững trong sử dụng đất ....................................................................24
2.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp ................................................................30
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......31
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................31
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................31
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................31
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Xuân trường,huyện Bảo
Lạc .............................................................................................................................31
3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Trường ...............31
3.3.3. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã ............32


vi
3.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã .........................32
3.3.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội - môi

trường ........................................................................................................................32
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................32
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu .............................................................32
3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất ....................................32
3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu .........................................................34
3.4.4. Phương pháp chuyên gia .................................................................................34
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................35
4.1. Điều kiện tự nghiên, kinh tế xã hội xã Xuân Trường ........................................35
4.1.1. Điều kiện tự nghiên .........................................................................................35
4.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội ..................................................................................39
4.2. Đánh giá thực trạng sử dụng đất tại xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc ............46
4.2.1. Thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ................................................46
4.2.2. Biến động đất nông nghiệp 2014- 2015 .......................................................... 47
4.2.3. Một số ngành nông nghiệp của xã Xuân Trường ............................................47
4.3. Loại hình sử dụng đất của xã Xuân Trường.......................................................49
4.4. Đánh giá hiệu quả loại hình sử dụng đất nông nghiệp .......................................52
4.4.1. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................52
4.4.2. Hiệu quả xã hội ...............................................................................................57
4.4.3. Hiệu quả môi trường .......................................................................................60
4.5. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường ................................................................................................................62
4.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững ............................................62
4.5.2. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả ................................................................64
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 65
5.1. Kết luận ..............................................................................................................65
5.2. Đề nghị ...............................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................68


1
Phần 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là nguồ n tài nguyên vô cùng quý giá , là điều kiện tồn tại và phát triển
của con người và các sinh vật khác trên trái đất . Theo luâ ̣t Đất đai 1993 có ghi “Đất
đai là nguồ n tài nguyên vô cùng quý giá , là tư liệu sản xuất đặc biệt , là thành phần
quan tro ̣ng đă ̣c biê ̣t của môi trường số ng , là địa bàn phân bố các khu dân cư , xây
dựng cơ sở kinh tế , an ninh quố c phòng” . Xã hội ngày càng phát triển đất đai ngày
càng có vai trò quan trọng , bấ t kì một ngành sản xuấ t nào thì đấ t đai luôn là tư liê ̣u
sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được

. Đối với nước ta , một nước nông

nghiê ̣p thì vi ̣trí của đấ t đai la ̣i càng quan tro ̣ng và ý nghiã hơn .
Ngày nay, xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày
càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã
hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu
cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp
vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và
giảm tính bền vững trong sử dụng đất.
Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả, hợp lý
theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính
chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một
nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá
hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Xuân Trường là một xã của Huyện Bảo Lạc,Tỉnh Cao Bằng.Xã có vị trí : Bắc
giáp xã Khánh Xuân và Trung Quốc.Đông giáp Trung Quốc,hai xã Cần Nông và
Lương Thông của huyện Thông Nông.Nam giáp xã Hồng An,xã Phan Thanh.Tây
giáp xã Phan Thanh,xã Khánh Xuân.
Trong những năm qua , năng suất , sản lượng hàng hóa của huyê ̣n không
ngừng tăng lên, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện.



2
Song trong nền nông nghiệp của huyện còn tồn tại nhiều hạn chế đang làm giảm sút
chất lượng do quá trình khai thác sử dụng không hợp lý; trình độ khoa học kỹ thuật,
chính sách quản lý, tổ chức sản xuất còn hạn chế, tư liệu sản xuất giản đơn, kỹ thuật
canh tác truyền thống, đặc biệt là việc độc canh cây lúa của xã không phát huy được
tiềm năng đất đai mà còn có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất có xu hướng bị
thoái hóa. Nghiên cứu đánh giá các loại hình sử dụng đất hiện tại, đánh giá đúng
mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng đất hợp lý có hiệu quả cao
theo quan điểm bền vững làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp
của xã Xuân Trường là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiê ̣u trường
Đa ̣i Ho ̣c Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn củaTS. Nguyễn Thế Huấn, Ban chủ nhiê ̣m khoa
Quản lí Tài nguyên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử
dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Xuân trường,Huyện Bảo
Lạc,Tỉnh Cao Bằng”.
1.2.Mục tiêu của đề tài :
1.2.1.Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp,từ đó lựa chọn loại hình
sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên,kinh tế,xã hội của xã
Xuân Trường,huyện Bảo Lạc,tỉnh Cao Bằng.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể :
- Điều tra,đánh giá điều kiện tự nhiên,kinh tế,xã hội của xã Xuân
Trường,huyện Bảo Lạc,tỉnh Cao Bằng
- Đánh giá hiệu quả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã
Xuân Trường,huyện Bảo Lạc,tỉnh Cao Bằng
- Lựa chọn loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho xã Xuân
Trường,huyện Bảo Lạc,tỉnh Cao Bằng
- Đề xuất giải pháp nâng cao giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản

xuất nông nghiệp cho xã Xuân Trường,huyện Bảo Lạc,tỉnh Cao Bằng


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về đất nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp và đặc điểm đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai 2013 “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp
(đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất
lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng
thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ” [30].
Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
2.1.1.2. Đặc điểm đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp thuộc loại đất người ta chủ yếu sử dụng vào mục đích nông
nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có loại đất thuộc
nông nghiệp nhưng thực tế không thuộc đất sản xuất nông nghiệp mà nó phục vụ
cho ngành khác. Vì vậy chỉ có loại đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp mới được
coi là đất nông nghiệp.
Những diện tích đất đai phải qua cải tạo mới đưa vào hoạt động sản xuất nông
nghiệp được coi là đất có khả năng nông nghiệp. Nhà nước xác định mục đích sử dụng
chủ yếu của đất nông nghiệp là sử dụng vào mục đích nông nghiệp, song do đặc điểm
tình hình từng loại đất này có sự khác nhau dẫn đến sử dụng cụ thể khác nhau.
Đất nông nghiệp ở nước ta phân bổ không đồng đều giữa các vùng trong cả
nước. vùng đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất cả nước chiếm 67,1%
diện tích toàn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ ở các vùng khác nhau,
trong đó vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu mỡ
cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác. Còn vùng Đông

Nam Bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan.


4
Đất nông nghiệp Việt Nam chiếm tỷ lệ rất lớn tổng diện tích đất tự nhiên của
cả nước. Với quỹ đất như vậy sẽ đảm bảo cho nguồn lương thực, thực phẩm tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó đặc điểm tự nhiên, khí hậu cận nhiệt đới nên
thực vật Việt Nam rất đa dạng và sản xuất nông nghiệp của nước ta cũng rất đa
dạng và phong phú. Ở miền Bắc nước ta có 4 màu rõ rệt vì vậy sản xuất nông
nghiệp mang tính mùa vụ. Ở miền Nam có 2 mùa (mùa mưa và mùa khô) nên việc
sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi.
Vậy để sử dụng đất nông nghiệp cần có biện pháp nhằm nâng cao và sử dụng
đất đai hiệu quả nhất.
2.1.2. Tầm quan trọng của đất trong nông nghiệp
2.1.2.1. Vị Trí
Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu
của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa để lao động mà là
nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người đều được đất
đai chuyển hóa vào cây trồng và đất đai sử dụng trong nông nghiệp.
Ruộng đất trong nông nghiệp vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp đặc biệt trong ngành trồng trọt là quá
trình tác động của con người vào ruộng đất nhằm thay đổi chất lượng đất, tạo điều
kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển làm cho đất kém màu mỡ thành ruộng
đất màu mỡ bằng cách bón phân, xen canh các loại cây có khả năng cố định đạm
(họ đậu). Trong quá trình này, ruộng đất đóng vai trò là đối tượng lao động và tư
liệu lao động thông qua ruộng đất tác động lên cây trồng, từ đó làm tăng độ màu mỡ
của đất và cho sản phẩm nhiều hơn. Như vậy, vị trí của đất đai trong nông nghiệp là
hàng đầu.
2.1.2.2. Vai trò của đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là loại đất là loại đất phù hợp cho cây trồng lương thực, cây

hoa màu và chỉ trồng trên đất nông nghiệp thì mới cho hiệu quả cao đảm bảo cho sự
tồn tại, duy trì và phát triển của các loại cây lương thực, hoa màu trên. Phát triển


5
kinh tế nông nghiệp chủ yếu do quỹ đất nông nghiệp và tính chất đó là yếu tố cơ sở
nền tảng và làm tiền đề để cho sự phát triển.
Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sự phát
triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động. Đất nông nghiệp quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Đất nông nghiệp tham gia và các quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm
như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngoài ra còn tham gia vào các
ngành hủy lợi, giao thông…
Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên của đất nước là một trong những
cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng chuyên canh nhằm khai thác sử dụng
hiệu quả các tiềm năng tự nhiên ở mỗi vùng đất nước.
Đất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành
sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng của lao động mà còn là
cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa
vào đất đai. Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được, nó
vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động trong sản xuất [24]. Con người lợi
dụng một cách có ý thức các tính chất tự nhiên của đất đai như lý học, hóa học, sinh
vật, các tính chất khác để tác động lên cây trồng.
2.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất
2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất
2.2.1.1. Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào
quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền
vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất
hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới

hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt
động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng
đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất


6
đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất
đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian
sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh
tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một
cách kinh tế, tập trung, thâm canh.
2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố phân phối chủ yếu, ngoài
ra việc sử dụng đất còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
- Yếu tố điều kiện tự nhiên
Khi sử dụng đất đai, ngoài bề mặt không gian cần chú ý đến việc thích ứng
với điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái của đất cũng như các yếu tố bao quanh
mặt đất như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủy văn, không khí… và các khoáng
sản dưới lòng đất. Trong nhóm nhân tố này thì điều kiện khí hậu là nhân tố hạn chế
hàng đầu của việc sử dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai mà chủ yếu là điều kiện
địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác.
+ Điều kiện khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định số vụ
trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp
với nó. Nắm vững yếu tố khí hậu và bố trí cây trồng hợp lý sẽ tránh được những
thiệt hại do khí hậu gây ra. Đồng thời, giảm được tính thời vụ trong sản xuất nông

nghiệp nhằm đem lại năng suất cao, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
+ Loài cây trồng và hệ thống cây trồng:
Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với điều
kiện khí hậu và đất đai của từng vùng là vô cùng quan trọng, nó không những đem


7
lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả
quản lý và sử dụng đất của vùng đó.
+ Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực
nước biển, độ dốc, hướng dốc… thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó
ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Địa hình và
độ dốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa
chọn cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa.
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,
nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng, công dụng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy cần tuân theo các quy luật của
tự nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội
và môi trường.
- Yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và
quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sản xuất,
các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của
khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… Yếu tố kinh tế xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực
vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu xã hội và mục tiêu
kinh tế trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất đai cho phép xác
định khả năng thích ứng về phương thức sử dụng đất. Ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên tới việc sử dụng đất được đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử
dụng đất liên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất.
Nếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu

bóc lột đất đai. Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến
tình trạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại.
Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra
nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và
có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong


8
lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử
dụng đất đai đạt hiệu quả cao.
2.2.1.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất
Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp thì các hệ thống
canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh
tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại, có những hệ thống canh tác hiện đại được
đưa vào nhưng trong môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ
cho những hệ thống cũ. Hiện nay, các hệ thống này tồn tại xen kẽ nhau và mỗi
một hệ thống phù hợp với từng điều kiện của mỗi vùng.
Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và là
giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp. Nó là thành
phần các giống là loại cây được bố trí trong không gian và thời gian của các loại cây
trồng trong mọi hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi
tự nhiên - kinh tế - xã hội.
Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết
hợp chặt chẽ với lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo cơ sở cho ngành
nghề khác phát triển. Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao, nếu bố trí một cơ
cấu thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ và hạn chế lao động nhàn rỗi theo
các chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không trùng nhau theo cây trồng vật nuôi với các
hình thức đa canh bao gồm: trồng xen, trồng gối. luân canh, trồng theo băng, canh
tác phối hợp, mô hình nông - lâm kết hợp.
Cơ cấu cây trồng về diện tích là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác.

Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ
cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ
phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu thụ tại chỗ
cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị và xuất khẩu thấp chứng tỏ sản xuất ở
vùng đó kém phát triển và ngược lại.
Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì sức sản
xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi. Để xác


9
định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử dụng đất thì ta phải
căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gian và thời gian nhất định.
2.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
Thế giới và Việt Nam
2.3.1. Trên Thế giới
- Đánh giá đất đai của Docutraiev cho rằng để đánh giá đất đai có hiệu quả
cần nghiên cứu khả năng tự nhiên của đất. Theo ông, khả năng tự nhiên của đất là
yếu tố quyết định giá trị của đất và sự thu thập từ đất.
Đánh giá đất đai của Docutraiev dựa vào những luận điểm sau:
+ Những yếu tố đánh giá đất và chỉ tiêu của chúng ở những vùng khác nhau
thì khác nhau.
+ Những yếu tố đánh giá đất dự đoán chủ yếu là những yếu tố có mối liên
quan chặt chẽ với năng suất cây trồng và được thể hiện giá trị tương đối bằng điểm.
Những yếu tố đánh giá đất chủ yếu có thể là:
+ Loại đất theo phát sinh.
+ Những số liệu phân tích về tính chất đất (tính chất hóa học, lý học và các
dấu hiệu khác).
Việc lựa chọn các yếu tố đánh giá đất cần được hoàn thiện để phù hợp với
điều kiện khí hậu, điều kiện kinh tế - xã hội của vùng.
- Tại hội nghị Quốc tế về Đánh giá đất lần thứ X tại Matxcơva (1974), một

luận điểm mới về đánh giá đất của Rozop và cộng sự đã dược trình bày và nhất trí
cao. Nội dung luận điểm của Rozop bao gồm những điểm sau:
+ Đánh giá đất phải dựa vào các vùng địa lý, thổ nhưỡng khác nhau và có
các yếu tố đánh giá đất khác nhau.
+ Đánh giá đất phải dựa vào đặc điểm cây trồng.
+ Cùng một loại cây trồng, cùng một loại đất nhưng không thể áp dụng hoàn
toàn những tiêu chuẩn đánh giá đất của vùng này cho vùng khác.
+ Đánh giá đất phải dựa vào trình độ thâm canh.
+ Có một mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng đất và năng suất cây trồng.


10
- Theo Ruanell, nhà thổ nhưỡng học người Anh thì: “Đánh giá đất theo năng
suất cây trồng gặp rất nhiều khó khăn vì năng suất cây trồng biểu hiện cả sự hiểu
biết của người sử dụng đất. Bởi vậy đánh giá đất theo năng suất chỉ được sử dụng
để sơ bộ đánh giá độ phì của các loại đất khác nhau”.
- Năm 1972 tổ chức lương thực thế giới (FAO) đã phác thảo "Đề cương đánh
giá đất" và công bố vào năm 1973. Năm 1975, Hội nghị đánh giá đất ở Rome dự
thảo đề cương đánh giá đất của FAO, được các nhà khoa học đất hàng đầu bổ sung
và công bố năm 1976 (Khung đánh giá đất đai - Frameword for land Evaluation).
Tài liệu này đã được nhiều nước nghiên cứu và ứng dụng cho đến ngày nay.
Theo FAO, việc đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ
khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì
vậy, khi đánh giá, đất được nhìn nhận như là “một vạt đất xác định về mặt địa lý, là
một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay
đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường xung quanh nó như
không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động vật, thực vật, những tác động
trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh
hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và trong tương lai”.
Như vậy, theo luận điểm này, đánh giá đất phải được xem xét trên phạm vi rất

rộng, bao gồm cả không gian và thời gian, cần xem xét cả điều kiện tự nhiên, kinh tế và
xã hội. Cũng theo luận điểm này thì những tính chất đất có thể đo lường hoặc ước
lượng, định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất thích
hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với vùng nghiên cứu
2.3.2. Tại Việt Nam
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.095,7 nghìn ha, trong đó đất nông
nghiệp là 26.226,4 nghìn ha chiếm 79,24% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi
nông nghiệp là 3.705,0 nghìn ha, chiếm 11,20% diện tích tự nhiên, đất chưa sử
dụng là 3.164,3 nghìn ha, chiếm 9,56% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng
đất đai của Việt Nam được thể hiện quả bảng 2.1


11
Bảng 2.1. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam năm 2012
Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

Tổng diện tích tự nhiên

33095,7

100,0

1


Đất nông nghiệp

26226,4

79,24

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

10126,1

30,60

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

6437,6

19,45

1.1.1.1

Đất trồng lúa

4120,2

12,45


1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

44,4

0,12

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

2273,0

6,87

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

3688,5

11,14

1.2

Đất lâm nghiệp

15366,5


46,43

1.2.1

Rừng sản xuất

7431,9

22,45

1.2.2

Rừng phòng hộ

5795,5

17,51

1.2.3

Rừng đặc dụng

2139,1

6,46

1.3

Đất nuôi trồng thuỷ sản


689,8

2,08

1.4

Đất làm muối

17,9

0,05

1.5

Đất nông nghiệp khác

26,1

0,08

2

Đất phi nông nghiệp

3705,0

11,20

3


Đất chưa sử dụng

3164,3

9,56

Loại đất

STT

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Diện tích đất bình quân đầu người ở Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế giới.
Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa diện tích đất đai nước ta ngày
càng giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Vì vậy, vấn đề đảm bảo lương
thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp
lực rất lớn. Do đó việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở
nên quan trọng đối với nước ta.


12
Công tác nghiên cứu về đánh giá đất ở Việt Nam mới thực sự bắt đầu từ
những năm đầu thập kỷ 70 và đã có những công trình nghiên cứu đã là nền tảng cho
việc sử dụng đất đai bền vững.
Năm 1983 Tổng cục quản lý ruộng đất đã đề xuất dự thảo “Phương pháp
phân hạng đất cấp huyện”. Dựa trên những kết quả nghiên cứu bước đầu của việc
đánh giá phân hạng đã xác định và đưa đưa ra những tiêu chuẩn phân hạng đánh giá
đất cho từng loại cây trồng chủ yếu.
Năm 1986 Tôn Thất Chiểu [7] đã nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất khái
quát toàn quốc tỷ lệ bản đồ 1/500.000, tác giả đã áp dụng đánh giá phân loại khả
năng đất đai của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, kết quả đã lập ra các nhóm khả năng

thích hợp đất đai trên toàn quốc. Trong đó có 4 nhóm cho sử dụng đất nông nghiệp,
2 nhóm có khả năng sử dụng cho sản xuất lâm nghiệp và 2 nhóm cho sử dụng các
mục đích khác.
Từ những năm 1990 đến nay, viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã
thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá, đất trên phạm vi toàn quốc với 9
vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư. Nguyễn Khang,
Phạm Dương Ưng (1994) với “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất đai Việt
Nam”, Nguyên Công Pho (1995) với “Đánh giá khả năng sử dụng đất đai vùng
đồng bằng sông Cửu Long” … Tháng 1 năm 1995, viện quy hoạch và thiết kế nông
nghiệp đã tổ chức hội thảo về đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất trên quan
điểm sinh thái và phát triển bền vững. Hội nghị đã tổng kết, đánh giá ứng dụng quy
định đánh giá của FAO vào thực tiễn ở Việt Nam, nêu những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu để đưa kết quả đánh giá vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp có hiệu
quả. Thông qua việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để thấy tiềm năng đa
dạng hoá của nông nghiệp, khả năng tăng vụ, lựa chọn hệ thống sử dụng đất, loại
hình sử dụng đất phù hợp để tiến tới sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao hơn
[20],[29].
Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai của
Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình


13
nghiên cứu để triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của
nhiều nhà nghiên cứu:
Vùng núi Tây Bắc và trung du phía Bắc có Lê Văn Khoa (1993), Lê Thái Bạt
(1995). Các kết quả nghiên cứu cho thấy vùng này gồm 6 nhóm đất và 24 loại đất
với các đặc điểm phát sinh và sử dụng đa dạng. Toàn vùng có 4 loại sử dụng đất
chính là đất lúa, đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đất trồng cây lâu
năm, đất rừng [2],[23].
- Vùng đồng bằng sông Hồng với những công trình nghiên cứu có kết quả đã

công bố của các tác giả Nguyễn Công Pho (1995). Cao Liêm, Vũ Thị Bình, Quyền
Đình Hà (1992, 1993), Phạm Văn Lăng (1992). Trong công trình nghiên cứu đã vận
dụng phương pháp đánh giá đất của FAO, thực hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/250.000 cho
phép đánh giá ở mức độ tổng hợp phục vụ cho quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng
sông Hồng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định vùng đồng bằng sông Hồng có 33
đơn vị đất đai (22 đơn vị đất đai thuộc đồng bằng và 11 đơn vị đất đai thuộc đất đồi
núi). Loại hình sử dụng đất của vùng rất phong phú và đa dạng với 3 vụ chính là vụ
xuân, vụ mùa và vụ đông [25], [26], [29].
- Vùng Tây Nguyên có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Khang, Phạm
Dương Ưng, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Đình Đài (1995). Các kết quả nghiên cứu cho
thấy, Tây Nguyên có 5 hệ thống sử dụng đất chính, 29 loại hình sử dụng đất hiện tại
với 195 đơn vị đất đai [20], [36]. Các tác giả: Phạm Việt Tiến, Nguyễn Văn Tân, Vũ
Anh Tú đã có bài viết “Nghiên cứu sử dụng đất bền vững ở Tây Nguyên” được in trên
tạp chí tuyển tập Hội nghị khoa học về Tài nguyên và Môi trường.
- Vùng Đông Nam bộ có các công trình nghiên cứu của Trần An Phong,
Phạm Quang Khánh, Vũ Cao Thái (1990), nghiên cứu về môi trường tự nhiên kinh
tế - xã hội, đặc điểm các đơn vị đất đai, hiện trạng sử dụng đất, các loại hình sử
dụng đất, phân tích tài chính, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động môi trường,
đánh giá đất thích hợp và lựa chọn các loại hình sử dụng đất bền vững trong nông
nghiệp của từng vùng. Trên bản đồ đơn vị đất đai và hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ
1/250.000 đã thể hiện 54 đơn vị đất với 602 khoanh có 7 loại hình sử dụng đất


14
chính, 49 loại hình sử dụng đất chi tiết với 94 hệ thống sử dụng đất trong nông
nghiệp, trong đó có 50 hệ thống sử dụng đất được chọn [21], [22].
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long có các công trình nghiên cứu của Trần An
Phong, Tôn Thất Chiểu, Nguyễn Công Pho, Phạm Quang Khánh (1991,1995). Kết
quả là toàn vùng có 123 đơn vị đất đai với 63 đơn vị đất đai ở vùng đất phèn, 20
đơn vị đất đai ở vùng đất mặn, 22 đơn vị đất đai ở vùng phù sa không có hạn chế và

18 đơn vị đất đai ở những vùng đất khác [8],[29].
Trong công trình nghiên cứu “Kết quả bước đầu đánh giá tài nguyên đất Việt
Nam”, các tác giả đã xác định được toàn Việt Nam có 340 đơn vị đất đai trong đó
miền Bắc có 144 đơn vị đất đai và miền Nam có 196 đơn vị đất đa. Toàn quốc có 90
loại hình sử dụng đất chính trong đó có 28 loại hình sử dụng đất lựa chọn (Nguyễn
Khang, Phạm Dương Ưng, 1995) [20].
Những đánh giá đất ở tầm vĩ mô của nhiều tác giả đã có những đóng góp to
lớn trong việc hoàn thiện dần quy trình đánh giá đất đai ở Việt Nam làm cơ sở cho
những định hướng chiến lược về quy hoạch sử dụng đất toàn quốc và các vùng sinh
thái lớn.
Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã góp phần đặt nền móng cho sự
nghiên cứu và sử dụng đất theo quan điểm sinh thái lâu bền, bước đầu hoàn thiện quy
trình về đánh giá đất theo FAO và đưa ra những kết quả mang tính khái quát. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu phần lớn mới chỉ dừng ở mức độ vĩ mô, những nghiên
cứu chi tiết còn chưa được thực hiện nhiều. Việc đánh giá đất theo quan điểm sinh thái
phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản phẩm cho cấp
huyện mới chỉ có một số công trình nghiên cứu như: Đỗ Nguyên Hải (2001) [16]; Đào
Châu Thu, Nguyễn Ích Tân (2004) [33].
Từ những nghiên cứu trên đã nêu ta có thể thấy các các công trình nghiên
cứu của các tác tác giả là cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định
hướng sử dụng đất trong thời gian tiếp theo.


15
2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu của việc mang lại. Do tính chất mâu
thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà
ta phải xem xét kết quả phải tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là
bao nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động

sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất
lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó.
Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận
điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau:
- Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện
trình độ nguồn lực của xã hội. Các Mac cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy
luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt
động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định động lực phát triển của
lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã hội và nâng cao đời sống
của con người qua mọi thời đại.
- Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm
trong nó các quá trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã
hội, đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu của con người là những yếu tố khách
quan phản ánh mối quan hệ nhất định của con người đối với môi trường bên ngoài.
Đó là quá trình trao đổi vật chất giữa sản xuất xã hội và môi trường.
- Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong quy hoạch và quản lý
kinh tế nói chung hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi
ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một kết quả nhất định với chi
phí nhỏ hơn [24].


16
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: việc đáp ứng nhu cầu của con
người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển
bền vững.
* Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm
chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động

sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội.
Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau:
+ Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật
tiết kiệm thời gian.
+ Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.
+ Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích
của con người.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được
là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của
các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương
đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó:
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật
chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội [11].
* Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã
hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Loại hiệu quả này
đánh giá chủ yếu về mặt xã hội do hoạt động sản xuất mang lại.
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định
bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” [35].
Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù


17
thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó
mang lại. Trong giai đoạn hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội của các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp là nội dung được nhiều nhà khoa học quan tâm.

* Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của
môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản
xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đó có thể là ảnh
hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Thông thường, hiệu quả
kinh tế thường mâu thuẫn với hiệu quả môi trường. Chính vì vậy khi xem xét cần
phải đảm bảo tính cân bằng với phát triển kinh tế, nếu không thường sẽ bị thiên lệch
và có những kết luận không tích cực.
Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất
không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó
còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan hệ giữa các hệ thống
phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu
thụ hàng hóa.
2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm
năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất
nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông
nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm
nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở
rộng diện tích đất nông nghiệp” (FAO, 1976) [13].
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản
đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là
điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy
thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng
dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác
tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai.


×