Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trưởng kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC THẲM

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ NGỌC THẲM

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH
TẾ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính -Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS.TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Phân tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng
trƣởng kinh tế Việt Nam” là công trình nghiên cứu hoàn toàn do tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn của TS. Trần Thị Mộng Tuyết và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình khoa học nào. Các đoạn trích dẫn và số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn
đều đƣợc dẫn nguồn, đƣợc phép công bố và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi
hiểu biết của tôi.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 05 năm 2016

Nguyễn Thị Ngọc Thẳm


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1
1.1

Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 1


1.3

Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 2

1.4

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2

1.5

Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 2

1.6

Kết cấu đề tài.............................................................................................. 3

1.7

Ý nghĩa đề tài ............................................................................................. 3

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ............................................................................ 5
2.1 Cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng ................................................................ 5
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng .................................................................. 5
2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng ..................................................................... 5
2.1.2.1 Đối với ngân hàng ................................................................................. 5
2.1.2.2 Đối với khách hàng ................................................................................ 6
2.1.2.3 Đối với nền kinh tế ................................................................................ 8



2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng .................................. 10
2.1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng ...................................................... 10
2.1.3.2 Chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng tín dụng ............................................... 10
2.1.3.3 Chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng ................................................. 11
2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế............................................................... 12
2.2.1 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế, phƣơng pháp đo lƣờng và ý nghĩa của tăng
trƣởng kinh tế ....................................................................................................... 12
2.2.1.1 Khái niệm ............................................................................................ 12
2.2.1.2 Phƣơng pháp đo lƣờng......................................................................... 13
2.2.1.3 Ý nghĩa tăng trƣởng kinh tế ................................................................. 15
2.2.2 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế ............. 16
2.2.2.1 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế .................................. 16
2.2.2.2 Lý thuyết và mô hình các nhân tố ảnh hƣởng tăng trƣởng kinh tế ....... 18
2.3 Tổng quan về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trƣởng kinh tế ..... 23
2.3.1 Mối quan hệ giữa tín dụng ngân và tăng trƣởng kinh tế .............................. 23
2.3.2 Lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc đây về sự tác động của tín dụng ngân hàng
đến tăng trƣởng kinh tế ........................................................................................ 25
2.3.2.1 Nghiên cứu của Mohsin S. Khan và Abdelhak S.Senhadji (2000) ....... 25
2.3.2.2 Nghiên cứu của Mohammed Moosa Ageli và Shatha Mousa Zaidan
(2012) .............................................................................................................. 26
2.3.2.3 Nghiên cứu của DR.B.C. EMECHETA và R.C.Ibe (2014) ................. 27
2.3.2.4 Nghiên cứu của Z. Yakubu và A.Y. Affoi(2014) ................................. 28
2.3.2.5 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thiên Kim (2014) .... 30
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................... 33


3.1 Thực trạng về tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 ................. 33
3.1.1 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc ....................................................... 33
3.1.2 So sánh tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam với một số nƣớc Châu Á .. 39

3.2 Thực trạng của tín dụng ngân hàng Việt Nam ................................................... 39
3.2.1 Dƣ nợ tín dụng ............................................................................................ 39
3.2.2 Tỷ lệ nợ xấu ................................................................................................ 43
3.2.3 Cung tiền (M2) ............................................................................................ 47
3.3 Đánh giá thực trạng tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam ................................................................................................................. 49
3.3.1 Dƣ nợ tín dụng ............................................................................................ 49
3.3.2 Nợ xấu......................................................................................................... 53
3.3.3 Cung tiền ..................................................................................................... 56
3.4 Đánh giá chung thực trạng tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng
kinh tế Việt Nam ..................................................................................................... 59
3.4.1 Mặt đạt đƣợc ............................................................................................... 59
3.4.2 Mặt hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 60
3.4.2.1 Mặt hạn chế ......................................................................................... 60
3.4.2.2 Nguyên nhân ........................................................................................ 61
CHƢƠNG 4: ĐO LƢỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐẾN
TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM ............................................................... 63
4.1 Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 63
4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 64
4.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................ 65
4.4 Kết quả nghiên cứu............................................................................................ 66


4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................ 71
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG NHẰM ĐẨY MẠNH TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM........ 75
5.1 Định hƣớng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam ........................................................ 75
5.1.1 Định hƣớng tăng trƣởng kinh tế Việt Nam .................................................. 75
5.1.2 Định hƣớng hoạt động tín dụng ngân hàng ................................................. 77
5.2 Giải pháp vận dụng tác động của tín dụng ngân hàng nhằm đẩy mạnh tăng

trƣởng kinh tế tại Việt Nam ..................................................................................... 78
5.2.1 Nhóm giải pháp rút ra từ kết quả mô hình nghiên cứu ................................ 78
5.2.2 Nhóm giải pháp từ đánh giá thực trạng của tín dụng ngân hàng đến tăng
trƣởng kinh tế Việt Nam ...................................................................................... 79
5.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ ................................................................................ 82
5.2.3.1 Từ Chính phủ ....................................................................................... 82
5.2.3.2 Từ Ngân hàng nhà nƣớc ...................................................................... 82
5.2.4 Hạn chế của đề tài và gợi ý hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................. 83
KẾT LUẬN CHUNG……………………………………………………………....85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN: Chi nhánh
CPI: Consumer Price Index
GDP: Gross Comestic Product
GNP: Gross National Products
ICOR: Incremental Capital-Output Ratio
NNP: Net National Product
NHNN: Ngân hàng nhà nƣớc
OLS: Ordinary Least Squares
R&D: Research and Development
TCTD: Tổ chức tín dụng
TPP: Trans Pacific Parnership
VAMC: Vietnam Asset Management Company
WTO: World Trade Organizatio


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Một số mô hình tăng trƣởng kinh tế tiêu biểu ......................................... 19
Bảng 2.2: Kết quả hồi quy của nghiên cứu Z. Yakubu và A.Y. Affoi (2014)…… 29
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các biến độc lập và phụ thuộc trong mô hình phân tích tác
động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế ............................................. 31
-2015 ............................... 34
-2015) ........ 37
3 : Dƣ nợ tín dụng và tốc độ tăng dƣ nợ tín dụng Việt Nam (2005-2015) ... 40
4: Giá trị nợ xấu (tỷ đồng) và tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2006-2015) ....... 44
Bảng 3.5: Cung tiền và tốc độ tăng trƣởng cung tiền Việt Nam (2006-2015) ......... 48
Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam (2006-2015) ............... 54
Bảng 3.7: Giá trị cung tiền và tốc độ tăng trƣởng cung tiền M2 của Việt Nam giai
đoạn 2006 - 2015…………………………………………………………………...57
Bảng 4.1: Ý nghĩa và dấu kỳ vọng của mô hình hồi quy ......................................... 64
Bảng 4.2: Kết quả hồi quy ....................................................................................... 67
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ............................................................ 69
Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Spearman .................................................................. 70
Bảng 4.5: Tóm tắt kết quả phân tích hồi quy tác động của tín dụng ngân hàng đến
tăng trƣởng kinh tế .................................................................................................. 72


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
3.1: Tốc độ tăng GDP của Việt Nam (2006-2015) ......................................... 35
3.2: Tốc độ tăng trƣởng toàn quốc và các khu vực kinh tế (2006-2015)......... 37
các khu vực kinh tế vào GDP toàn quốc (bình
quân giai đoạn) ........................................................................................................ 38

(2006-2014) ............................................................................................................. 39
5: Biểu đồ tăng dƣ nợ tín dụng Việt Nam (2006-2015) ............................... 41
6: Biểu đồ giá trị nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam
(2006-2015) ............................................................................................................. 44

7: Tốc độ tăng Cung tiền Việt Nam (2006-2015) ........................................ 48
8: Thực trạng mối quan hệ giữa tăng dƣ nợ tín dụng và tăng trƣởng GDP
Việt Nam (2006-2015) ............................................................................................ 51
9: Tốc độ tăng GDP và Tỷ lệ nợ xấu/ Dƣ nợ tín dụng toàn hệ thống ngân
hàng Việt Nam 2006-2015 ...................................................................................... 54
10: GDP và M2/GDP Việt Nam (2006 – 2015) ........................................... 58


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 Lý do chọn đề tài:
Lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế đã chứng minh rằng trong dài hạn, GDP thực
tăng trƣởng là kết quả của các nhân tố cung trong nền kinh tế, nhƣ tiến bộ kỹ thuật,
tích lũy vốn, mức độ và chất lƣợng của lực lƣợng lao động. Đối với hệ thống tài
chính Việt Nam thì các ngân hàng thƣơng mại chiếm một vị trí vô cùng quan trọng
trong quá trình giúp nguồn vốn của nền kinh tế đƣợc lƣu thông góp phần thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế. Một số chính sách của chính phủ nhƣ chính sách tiền tệ thông
qua ngân hàng, có thể ảnh hƣởng đến nhân tố bên cung. Mức độ tăng, giảm tín dụng
ngân hàng là một trong những biểu hiện của chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt
chặt. Sự tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế là không giống
nhau giữa các quốc gia, và khác nhau trong từng giai đoạn. Trƣớc đây, có nhiều bài
phân tích các nhân tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế và mối quan hệ giữa hiệu
quả của khu vực tài chính với tăng trƣởng kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, các
bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc phân tích mối quan hệ hoạt động kinh doanh
ngân hàng nói chung đến sự tăng trƣởng kinh tế mà chƣa có bài nghiên cứu nào về
tín dụng ngân hàng – một trong những hoạt động truyền thống và chủ lực của ngân
hàng ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài “Phân
tích tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam” nhằm có
cái nhìn chi tiết về mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trƣởng kinh tế Việt

Nam, qua đó giúp những nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ các bên liên quan
thấy rõ tầm quan trọng của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Xem xét thực trạng của hoạt động tín dụng ngân hàng, thực trạng sự tăng
trƣởng kinh tế và tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt
Nam.


2

 Đo lƣờng tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt
Nam.
 Dựa trên kết quả nghiên cứu, kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh tăng
trƣởng kinh tế thông qua tín dụng ngân hàng.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Những yếu tố nào tác động đến tăng trƣởng kinh tế?
 Hoạt động tín dụng ngân hàng có tác động đến tăng trƣởng kinh tế hay
không?
 Để góp phần thúc đẩy hoạt động tín dụng ngân hàng góp phần vào tăng
trƣởng kinh tế thì các ngân hàng cần phải có giải pháp gì?
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng: hoạt động tín dụng tại các ngân hàng Việt Nam và tăng trƣởng
kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
 Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: các ngân hàng tại Việt Nam và tăng trƣởng kinh tế Việt Nam.
+ Thời gian: 2006-2015.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp định tính: thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích tác động của tăng
trƣởng tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế thông qua dữ liệu thu thập đƣợc.
Phƣơng pháp định lƣợng: Ứng dụng mô hình hồi quy đa biến nghiên cứu các chỉ

số của tín dụng ngân hàng tác động đến tăng trƣởng kinh tế thông qua chỉ số GDP.
Dữ liệu thứ cấp về hoạt động tín dụng ngân hàng giai đoạn 2006-2015.
Dữ liệu thứ cấp về GDP Việt Nam qua từng năm từ 2006-2015.


3

1.6 Kết cấu đề tài
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài
Chƣơng 2: Lý luận tổng quan về tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng
trƣởng kinh tế.
Chƣơng 3: Thực trạng tác động tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt
Nam.
Chƣơng 4: Đo lƣờng tác động của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế
Việt Nam.
Chƣơng 5: Giải pháp vận dụng tác động của tín dụng ngân hàng nhằm đẩy mạnh
tăng trƣởng kinh tế tại Việt Nam.
1.7 Ý nghĩa đề tài
Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần khái quát các kiến thức liên quan đến tín dụng
ngân hàng, lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trƣởng
kinh tế, mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và tăng trƣởng kinh tế.
Về mặt thực tiễn, đề tài cũng đƣa ra những đánh giá cơ bản về tác động của tín
dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam hiện nay. Đồng thời, với những
kết quả rút ra từ mô hình hồi quy đa biến nghiên cứu tác động của tín dụng ngân
hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015, đề tài cũng đƣa ra
một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thông qua kênh tín dụng ngân
hàng.
Tóm tắt chƣơng 1:
Chƣơng 1 đã nêu lên lý do của việc tác giả đã chọn đề tài: “Phân tích tác động
của tín dụng ngân hàng đến tăng trƣởng kinh tế Việt Nam”. Đồng thời trong chƣơng



4

này, tác giả cũng đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu rõ ràng để làm kim chỉ nam cho bài
luận văn cũng nhƣ giới hạn đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu phù hợp với thực tiễn
của việc nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả cũng nêu lên những ý nghĩa về mặt lý
thuyết cũng nhƣ về mặt thực tiễn của đề tài, đóp góp của đề tài đối với việc thúc đẩy
tăng trƣởng kinh tế thông qua kênh tín dụng ngân hàng.


5

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
2.1 Cơ sở lý thuyết về tín dụng ngân hàng
2.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009, trang 23): “Tín dụng ngân hàng là quan hệ
chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong khoảng thời
gian nhất định với một khoảng chi phí nhất định.”
Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng có ba đặc điểm cơ bản sau:
 Có sự chuyển nhƣợng vốn từ bên cho mƣợn sang bên mƣợn.
 Sự chuyển nhƣợng này mang tính chất tạm thời.
 Sự chuyển nhƣợng này kèm theo chi phí (gọi là lãi suất).
Ngân hàng thƣơng mại đƣợc cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dƣới các hình
thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác theo quy định.Trong
đó, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2009, trang 46): “Cho vay là một hình thức cấp tín
dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào
một mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả

gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạn cho vay.”
2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng
2.1.2.1 Đối với ngân hàng
 Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ với
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, mà trong các nguồn lợi nhuận hoạt động của ngân
hàng thì hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất.


6

 Nhờ có hoạt động tín dụng ngân hàng mà các doanh nghiệp có thể vay ngân
hàng để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu đƣợc không những
doanh nghiệp có thể trả đủ tiền cho ngân hàng mà còn gửi tiền vào ngân hàng, góp
phần gia tăng hoạt động huy động vốn của ngân hàng.
 Khi hoạt động tín dụng ngân hàng phát triển thì ngân hàng có thể phát triển
các hoạt động dịch vụ đi kèm, góp phần tăng doanh thu cho các ngân hàng.
2.1.2.2 Đối với khách hàng
Nguồn vốn ngân hàng chính là nguồn vốn chủ yếu hình thành nguồn vốn cố định
và lƣu động của khách hàng. Khi nền kinh tế càng phát triển, sự cạnh tranh của các
doanh nghiệp càng lớn, ngƣời sản xuất phải không ngừng nâng cao chất lƣợng, mẫu
mã sản phẩm cũng nhƣ phải đƣa ra mức giá thành hợp lý, tất cả đòi hỏi doanh
nghiệp phải không ngừng cải tiến quy trình làm việc, đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lƣợng lao động. Để giải quyết vấn đề trên một cách hợp lý và hiệu quả thì tín
dụng ngân hàng là một công cụ quan trọng, thực hiện các vai trò nhƣ:
 Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ƣu cho doanh
nghiệp.
Việc một doanh nghiệp sử dụng chỉ vốn tự có để hoạt động sản xuất kinh doanh
không những gây ra những hạn chế trong việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh mà còn gây ra việc tăng giá thành của đồng vốn do không có đƣợc cơ cấu
vốn tối ƣu. Cơ cấu vốn tối ƣu của doanh nghiệp là sự kết hợp ở mức hợp lý nhất các

nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tối thiểu hóa chi phí sử
dụng vốnvà tối đa hóa giá trị thị trƣờng của doanh nghiệp. Khi sử dụng nguồn vốn
từ đi vay, doanh nghiệp sẽ đƣợc những lợi ích về tấm chắn thuế. Tuy vậy, không
phải doanh nghiệp muốn vay bao nhiêu cũng đƣợc và vay càng nhiều thì càng có
lợi, vì khi vốn vay vƣợt quá cơ cấu vốn tối ƣu thì sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn.
Vì vậy, khi doanh nghiệp xây dựng đƣợc phƣơng án kinh doanh khả thi thì tín dụng


7

ngân hàng sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vốn, tạo cơ hội giảm giá thành, tăng
sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
 Tín dụng ngân hàng góp phần gia tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp, giúp
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng sự cạnh tranh trên thị trƣờng.
Khi nền kinh tế càng phát triển, đòi hỏi của thị trƣờng ngày càng cao trong khi
khả năng của doanh nghiệp là hữu hạn, trong đó thiếu vốn đƣợc xem là vấn đề gây
khó khăn nhất. Ngân hàng với vai trò là một trong gian tài chính đã thực hiện chức
năng huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để cho vay, mang vốn từ nơi thừa đến nơi
thiếu. Tín dụng ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng, không chỉ giúp các
doanh nghiệp bổ sung vốn lƣu động khi cần thiết mà còn dần trở thành nguồn vốn
chủ yếu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tín dụng ngân
hàng giúp doanh nghiệp tranh thủ đƣợc các vụ làm ăn, giúp duy trì quá trình sản
xuất kinh doanh đƣợc liên tục, thông suốt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của toàn
xã hội.
Tín dụng ngân hàng còn góp phần cung cấp vốn để các doanh nghiệp có thể đổi
mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, hạ thấp giá
thành,… nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng trong nƣớc
và quốc tế.
 Tín dụng ngân hàng giúp nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn của các
doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Tín dụng ngân hàng không phải là cấp phát vốn miễn phí, mà phải thu hồi đƣợc
cả vốn và lãi. Vì vậy, khi các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn từ tín dụng ngân
hàng đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng đƣợc một phƣơng án sản xuất kinh
doanh hiệu quả, quản lý nguồn vốn một cách tốt nhất để không chỉ phải thu hồi
đƣợc vốn mà phải có lãi và lãi đó phải cao hơn lãi suất ngân hàng thì doanh nghiệp
mới có thể trả nợ và thu lãi.


8

Vì phía ngân hàng, ngân hàng chỉ cấp tín dụng cho các phƣơng án sản xuất kinh
doanh khả thi, có khả năng thu lại lợi nhuận cao để thu lại cả vốn và lãi. Vì vậy,
trƣớc khi cho vay, các ngân hàng thƣờng thẩm định rất kỷ các phƣơng án sản xuất
kinh doanh, có lợi nhuận đủ cao để có thể trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy, để có thể
có đƣợc nguồn vốn vay của ngân hàng, bên cạnh đòi hỏi doanh nghiệp bên cạnh có
phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi, doanh nghiệp cũng phải nâng cao năng lực
quản lý của mình. Thêm vào đó, trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng,
ngân hàng cũng sẽ thực hiện kiểm soát, giám sát đồng vốn đúng với mục đích ban
đầu đồng thời giúp các doanh nghiệp tháo gỡ một phần những khó khăn, vƣớng
mắt, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả.
2.1.2.3 Đối với nền kinh tế
Thông qua hoạt động của mình, các ngân hàng huy động các khoản vốn nhàn rỗi
trong dân cƣ để phục vụ nhu cầu đầu tƣ của toàn xã hội thông qua hoạt động tín
dụng. Nhƣ vậy hoạt động tín dụng ngân hàng có một vai trò to lớn trong sự phát
triển kinh tế của một quốc gia.
 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nguồn vốn cho hoạt động tín dụng chính là nguồn vốn ngân hàng huy động từ
các tổ chức kinh tế, cá nhân và các tầng lớp dân cƣ trong xã hội sau đó phân phối lại
một các có kiểm soát. Chính nhờ tín dụng ngân hàng mà chủ thể thừa vốn chẳng
những bảo tồn mà có thể làm nguồn vốn sinh lợi trong khi chủ thể thiếu vốn có thể

tiếp cận nguồn vốn để bổ sung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng
các nhu cầu của đời sống. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng đã điều phối
nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nên thiếu vốn, giúp quá trình sản xuất đƣợc liên tục,
thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế.
 Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất


9

Thông qua hoạt động của tín dụng, ngân hàng đã đƣa đƣợc nguồn vốn từ nơi thừa
đến nơi thiếu. Ngân hàng đã huy động nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội đƣa
đến nơi cần thiết, đây là hoạt động quan trọng của ngân hàng, tạo điều kiện để ngân
hàng đầu tƣ vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Ngân hàng là một chủ thể trong nền kinh tế hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì
vậy nguồn vốn cũng đƣợc ngân hàng kiểm soát chặt chẽ, chỉ đầu tƣ một cách tập
trung chủ yếu vào các doanh nghiệp, cá nhân có mục đích sử dụng rõ ràng, hiệu
quả, kiểm soát đƣợc rủi ro.
 Giải quyết mối quan hệ cung cầu tiền tệ, kiểm soát lạm phát
Tín dụng ngân hàng đã tạo nên sự gặp gỡ giữa cung và cầu vốn, đƣa các khoản
tiền nhàn rỗi bằng nhiều hình thức huy động đƣợc để đầu tƣ cho nền kinh tế và phục
vụ nhu cầu khác nhau của xã hội. Tín dụng ngân hàng không chỉ giải quyết mối
quan hệ cung cầu tiền tệ mà còn tạo điều kiện mở rộng phạm vi thanh toán không
dùng tiền mặt và hạn chế sử dụng tiền mặt, từ đó tiết kiệm đƣợc chi phí lƣu thông
cho xã hội, góp phần vào việc điều hòa vốn và ổn định lƣu thông tiền tệ, đồng thời
kiểm soát đƣợc lạm phát.
 Thúc đẩy phát triển các quan hệ kinh tế với nƣớc ngoài:
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đòi hỏi các nƣớc phải giao thƣơng với
nhau và tín dụng ngân hàng là một trong các biện phát tốt nhất giúp tăng cƣờng mối
quan hệ kinh tế.
Thông qua quá trình nhận và cho vay, tài trợ xuất nhập khẩu các nƣớc cấp tín

dụng cũng nhƣ các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia vào quan hệ thanh toán
quốc tế. Đồng thời tín dụng ngân hàng cũng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu,
thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển và làm mối quan hệ giữa các nƣớc trở nên
tốt đẹp.


10

2.1.3 Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tín dụng ngân hàng
2.1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng
 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã đã giải ngân cho
khách hàng trong một khoảng thời gian, không kể món vay đã thu hồi hay chƣa.
Doanh số cho vay là chỉ tiêu định lƣợng theo số tuyệt đối, thƣờng đƣợc xác định
theo tháng, quý, năm.
 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản thu từ các khoản cấp tín dụng của ngân
hàng trong một thời kỳ nhất định, kể các các khoản khách hàng thanh toán cho toàn
bộ hợp đồng hay một phần hợp đồng, thanh toán cho năm nay hay năm trƣớc.
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu định lƣợng theo số tuyệt đối, thƣờng đƣợc xác định
theo tháng, quý, năm.
 Dƣ nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nhất định, ngân hàng hiện còn cho vay bao
nhiêu, đây cũng là khoản ngân hàng phải thu về.
Dƣ nợ là một chỉ tiêu định lƣợng theo số tuyệt đối, thƣờng đƣợc tính nhƣ sau:
Dƣ nợ cuối năm = Dƣ nợ đầu năm + Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ
2.1.3.2 Chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng tín dụng
 Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%)



11

Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ (%) =

* 100

Chỉ tiêu này để so sánh tự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh giá khả
năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín
dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cao phản ánh một phần hoạt động tín dụng ngân
hàng tƣơng đối tốt, có khả năng mở rộng thị phần và tăng cƣờng hoạt động cho vay.
Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cao chƣa chắc đã phản ánh hoạt động tín dụng
ngân hàng là tốt vì đôi khi nó biểu hiện cho sự tăng trƣởng nóng của hoạt động tín
dụng, vƣợt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng.
 Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay (%)
Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay (%) =
=

* 100

Doanh số là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong một thời kỳ nhất định
(tháng, quý, năm). Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay phản ánh sự tăng trƣởng của
hoạt động tín dụng ngân hàng khi các nhân tố khác cố định, khi chỉ số này càng cao,
thể hiện ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả.
2.1.3.3 Chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng tín dụng
 Nợ xấu
Nợ xấu là các khoản nợ dƣới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng
trả nợ. Các khoản cấp tín dụng khi đến hạn khách hàng không thể trả lãi và gốc cho
ngân hàng mà không có lý do chính đáng trở thành nợ quá hạn, các khoản nợ quá
hạn ở những mức thời gian nhất định sẽ đƣợc xếp vào nợ xấu.



12

Nợ xấu của ngân hàng là các khoản cấp tín dụng, nhất là tín dụng doanh nghiệp
mà không thể thu hồi đƣợc do doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản.
 Tỷ lệ nợ xấu (%)
Tỷ lệ nợ xấu (%)=

*100

Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu dùng để phân tích tình hình tín dụng của ngân hàng,
cho biết trong 100 đồng danh mục cấp tín dụng của ngân hàng có bao nhiêu đồng
nợ đang bị phân loại vào nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên là dấu hiệu cho thấy ngân
hàng đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát các khoản cấp tín dụng.
2.2 Cơ sở lý thuyết về tăng trƣởng kinh tế
2.2.1 Khái niệm tăng trƣởng kinh tế, phƣơng pháp đo lƣờng và ý nghĩa
của tăng trƣởng kinh tế
2.2.1.1 Khái niệm
Tăng trƣởng kinh tế là sự tăng lên của sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trong một
khoảng thời gian nhất định (Dewett, 2005).
Tăng trƣởng kinh tế đƣợc định nghĩa là sự gia tăng năng lực sản xuất của nền
kinh tế biểu hiện qua sự gia tăng sản lƣợng quốc gia và thu nhập (Todaro and
Smith, 2006).
Tăng trƣởng kinh tế là tỷ lệ thay đổi thu nhập thực tế hoặc sản lƣợng thực tế. Tốc
độ tăng trƣởng kinh tế là phần trăm tăng hàng năm của các biến số sản lƣợng hay
thu nhập kinh tế (David Begg, 2007).


13


Tăng trƣởng kinh tế đƣợc hiểu khá thống nhất là sự tăng sản lƣợng thực tế của
một nền kinh tế trong một khoảng thời gian. Ngoài ra, tăng trƣởng kinh tế còn đƣợc
định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian.
Nhƣ vậy, cần phân biệt tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế có nội
hàm rộng hơn tăng trƣởng kinh tế. Phát triển kinh tế bao gồm: tăng trƣởng kinh tế,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng hiện đại, đảm bảo công bằng xã hội, phát
triển bền vững. Tăng trƣởng chính là sự thay đổi về lƣợng còn phát triển kinh tế
chính là sự thay đổi về chất và lƣợng của nền kinh tế.
2.2.1.2 Phƣơng pháp đo lƣờng
Qui mô của một nền kinh tế đƣợc đo lƣờng bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP) hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời hoặc
thu nhập bình quân đầu ngƣời.
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross Comestic Product) là giá trị thị
trƣờng của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi một
lãnh thổ nhất định (thƣờng là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một
năm).
Có nhiều cách tính GDP và một trong những cách đó là cách tính GDP là tổng
tiêu dùng và các nhà kinh tế học đƣa ra một công thức nhƣ sau:
GDP = C + I + G + NX.
Trong đó :
-

C là tiêu dùng của tất cả các cá nhân (hộ gia đình) trong nền kinh tế.

-

I là đầu tƣ của các nhà kinh doanh vào cơ sở kinh doanh. Đây đƣợc coi là

tiêu dùng của các nhà đầu tƣ.



14

-

G là tổng chi tiêu của chính quyền (tiêu dùng của chính quyền). Quan hệ của

phần này đối với các phần còn lại của GDP đƣợc mô tả trong lý thuyết khả dụng.
-

NX là "xuất khẩu ròng" của nền kinh tế. Nó bằng xuất khẩu (tiêu dùng của

nền kinh tế khác đối với các sản phẩm và dịch vụ do nền kinh tế trong tính toán sản
xuất) - nhập khẩu (tiêu dùng của nền kinh tế trong tính toán đối với các sản phẩm và
dịch vụ do nền kinh tế khác sản xuất)
 Tổng sản phẩm quốc gia (GNP - Gross National Products) là giá trị bằng tiền
của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng đƣợc tạo bởi công dân một nƣớc trong
một thời gian nhất định (thƣờng là một năm). GNP= GDP + thu nhập ròng.
 Tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân
số.
 Tổng thu nhập bình quân đầu ngƣời là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân
số.
Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân
đầu ngƣời trong một thời gian nhất định. Để biểu thị sự tăng trƣởng kinh tế, ngƣời
ta dùng mức tăng thêm của sản lƣợng nền kinh tế, đƣợc tính bằng cách lấy chênh
lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trƣớc.


Mức tăng trƣởng tuyệt đối:

= yt – yt-1



Mức tăng trƣởng tƣơng đối:
=[ (yt – yt-1)/ yt-1] *100

Với ytlà GDP thực tế bình quân đầu ngƣời vì tốc độ tăng trƣởng kinh tế đo lƣờng
sự gia tăng của mức sản xuất, là một biến thực tế nên khi đo lƣờng ta sử dụng GDP
thực tế.


15

 Tốc độ tăng trƣởng bình quân trong thời kỳ:
=

Với

=

*(1+

)n

-1

Tăng trƣởng kinh tế tạo điều kiện nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốc
gia, tăng trƣởng kinh tế hàm ý là tăng sản phẩm quốc dân – thƣớc đo cơ bản hoạt
động của nền kinh tế.

2.2.1.3 Ý nghĩa tăng trƣởng kinh tế
Tăng trƣởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lƣợng, chất lƣợng hàng hóa
dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trƣởng kinh tế là tiền đề vật chất để
giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trƣởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa
quyết định đối với mọi quốc gia trên con đƣờng vƣợt lên khắc phục sự lạc hậu,
hƣớng đến sự giàu có, thịnh vƣợng.
 Tăng trƣởng kinh tế làm tăng thu nhập dân cƣ, cải thiện phúc lợi xã hội và
chất lƣợng cuộc sống của cộng đồng.
 Tăng trƣởng kinh tế giúp giảm thất nghiệp, tạo ra công ăn việc làm, sử dụng
tốt lực lƣợng lao động. Theo quy luật Okum về mối quan hệ giữa tăng trƣởng thực
tế và tỷ lệ thất nghiệp ở các nƣớc phát triển (Okum, 1960): tăng trƣởng kinh tế
nhanh thì thất nghiệp có xu hƣớng giảm.
 Tăng trƣởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, chế
độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nƣớc. Riêng đối với các quốc gia
chậm phát triển thì tăng trƣởng kinh tế là điều kiện để khắc phục sự tụt hậu sâu hơn
về kinh tế so với các nƣớc đang phát triển.
Nhƣ vậy, tăng trƣởng kinh tế nhanh là mục tiêu thƣờng xuyên của mỗi quốc gia,
nhƣng sẽ không đúng nếu theo đuổi mục tiêu tăng trƣởng kinh tế bằng mọi giá. Nền


×