Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các nhân tố gây vượt dự toán chi phí dự án giao thông tại tỉnh long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Huỳnh Văn Sơn

CÁC NHÂN TỐ GÂY VƯỢT DỰ TOÁN CHI PHÍ
DỰ ÁN GIAO THÔNG TẠI TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

Huỳnh Văn Sơn

CÁC NHÂN TỐ GÂY VƯỢT DỰ TOÁN CHI PHÍ
DỰ ÁN GIAO THÔNG TẠI TỈNH LONG AN

Chuyên ngành
Mã số

:
:

Quản lý công
60340403

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của chính tác giả
thực hiện. Nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu
thực tiễn trong thời gian qua. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn
đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác
giả. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Hồng Thắng.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 3 năm 2016
Tác giả luận văn

Huỳnh Văn Sơn


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................ 1


1.1.Động cơ nghiên cứu ....................................................................................... 1
1.2.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 3
1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 3
1.4.Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 4
CHƢƠNG 2.

TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................... 5

2.1.Chi phí dự án .................................................................................................. 5
2.2.Vấn đề vượt dự toán chi phí dự án giao thông ............................................... 8
2.3.Khảo lược công trình nghiên cứu có liên quan ............................................ 12
2.4.Khung phân tích các nhân tố gây vượt dự toán chi phí dự án công về giao thông
CHƢƠNG 3.
LONG AN

HIỆN TRẠNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG TẠI
21

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA LONG AN ................................................ 21
3.1.1 Vị trí địa lý .....................................................................................................21
3.1.2 Địa hình ..........................................................................................................22
3.1.3 Khí hậu ...........................................................................................................23
3.1.4 Đất đai ...........................................................................................................23
3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ..................................................................................24

3.2. HẠ TẦNG GIAO THÔNG ................................................................................. 25
CHƢƠNG 4.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 39



4.1.Tổng quan kết quả điều tra mẫu phân tích ................................................... 39
4.2.Kết quả đánh giá thang đo trước khi phân tích EFA ................................... 53
4.3.Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................. 56
4.4.Phân tích nhân tố khẳng định CFA ........................................................... 62
4.5.Đánh giá chi tiết cho từng nhân tố sau CFA ................................................ 64
4.6.Phân tích thống kê và tương quan giữa các nhân tố sau CFA ..................... 65
4.7.Điều chỉnh mô hình và giả thiết nghiên cứu ................................................ 66
4.8.Kết quả phân tích nhân tố các nhân tố ảnh hưởng ....................................... 68
CHƢƠNG 5.

KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 73

5.1.TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 73
5.2. KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................... 76
5.2.1 Nâng cao năng lực của chủ dự án...................................................................76
5.2.2 Phân tích tác động của môi trường thiên nhiên ..............................................77
5.2.3 Nhận thức và tâm lý .......................................................................................78
5.2.4 Thể chế ...........................................................................................................78
5.2.5 Năng lực của các bên liên quan ......................................................................80
5.2.6 Kinh tế - xã hội ................................................................................................81

5.3 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU .............................................................. 81
5.4 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO ............................................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

QL :

Quốc lộ.

ĐT:

Đường tỉnh.

UBND:

Ủy ban nhân dân.

TP. Tân An:

Thành phố Tân An.

KT-XH:

Kinh tế - xã hội.

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Tốc:

Cao tốc.


SEM (Structural Equation Modeling):

Mô hình cấu trúc tuyến tính.

EFA(Exploratory factor Analysis) :

Phân tích nhân tố khám phá.

CFA (Confirmatory factor Analysis):

Phân tích nhân tố khẳng định.

ODA(Offcial Development Assistance):

Hỗ trợ phát triển chính thức.

PMI (Project Management Institute):

Viện Quản trị dự án.

PPP (Public Private Portnership):

Hình thức đối tác công tư.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp những nghiên cứu về các nhân tố gây vượt dự toán chi phí dự án
nói chung
Bảng 3.1 So sánh mật độ đường chính các tỉnh trong vùng Kinh tế Trọng điểm Phía
Nam

Bảng 3.2 Mật độ đường trên diện tích và dân số
Bảng 3.3 Chiều dài theo loại đường và kết cấu mặt đường
Bảng 3.4 Tỉ lệ theo chiều dài và kết cấu mặt đường toàn bộ tỉnh Long An
Bảng 3.5 Chức năng và hiện trạng các tuyến đường cao tốc, quốc lộ
Bảng 4.1 Thể chế
Bảng 4.2 Môi trường kinh tế - xã hội
Bảng 4.3 Thiên nhiên
Bảng 4.4 Năng lực của dự án
Bảng 4.5 Năng lực của bên thiết kế và giám sát
Bảng 4.6 Năng lực của nhà thầu (F)
Bảng 4.7 Thống kê mô tả chung cho các nhân tố ảnh hưởng
Bảng 4.8 Cronbach s Alpha của các nhân tố tác động
Bảng 4.9 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố độc lập lần 1
Bảng 4.10 Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho nhân tố độc lập sau cùng
Bảng 4.11 Thống kê kiểm định phân tích nhân tố khẳng định
Bảng 4.12 Kết quả phân tích độ tin cậy và giá trị
Bảng 4.13 Phân tích độ tin cậy các thang đo sau EFA
Bảng 4.14 Phân tích mô tả và tương quan giữa các nhân tố sau CFA
Bảng 4.15 Các khái niệm nghiên cứu
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định Bootstrap
Bảng 4.17 Kiểm định kết quả của các nhân tố ảnh hưởng đến vượt dự toán


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Dự án là bước cụ thể hóa chương trình và đường lối phát triển đất nước
Hình 2.2 Mô tả khung phân tích sơ bộ
Hình 3.1 Bản đồ ranh giới hành chính huyện của tỉnh Long An
Hình 3.2 Điều kiện thổ nhưỡng Long An
Hình 3.3 Biểu đồ so sánh chiều dài đường chính các tỉnh Vùng Kinh tế Trọng điểm
Phía Nam (km)

Hình 3.4 Biểu đồ so sánh mật độ đường chính các tỉnh VùngKinh tế Trọng điểm
Phía Nam
Hình 3.5 Biểu đồ tỷ lệ các loại đường
Hình 3.6 Biểu đồ tỷ lệ các loại mặt đường
Hình 3.7 Hiện trạng mạng lưới quốc lộ và cao tốc
Hình 3.8 Hiện trạng mạng lưới đường tỉnh
Hình 4.1 Trình độ học vấn
Hình 4.2 Cơ quan làm việc
Hình 4.3 Vị trí tại nơi làm việc
Hình 4.4 Thời gian đã làm việc trong dự án giao thông
Hình 4.5 Số dự án giao thông đã từng làm
Hình 4.6 Dự án giao thông lớn nhất đã từng làm
Hình 4.7 Thời gian kéo dài của dự án giao thông
Hình 4.8 Dự án giao thông vượt dự toán


Hình 4.9 Cơ cấu đánh giá chung về sự tác động của các nhân tố đế vượt dự toán chi
phí của dự án giao thông
Hình 4.10 Mô hình nghiên cứu
Hình 4.11 Mối quan hệ giữa các nhân tố gây vượt dự toán


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Động cơ nghiên cứu
Phát triển mạng lưới giao thông là một trong những nội dung trọng tâm của
quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm thúc đẩy giao thương hàng hóa và
đưa người dân ở mọi vùng miền đất nước tiếp cận nhau dễ dàng hơn.Từ đó nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đồng thời cải biến bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.

Long An nằm ở khu vực Tây Nam bộ, phía Đông giáp với thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Camphuchia, với đường biên
giới dài 137,7 km, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền
Giang. Tuy nằm ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, song Long An lại thuộc Vùng
Kinh tế Trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò
đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Long An có
đường ranh giới quốc gia với Campuchia với cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp thị xã
Kiến Tường và cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ . Long An là cửa
ngõ nối liền Đông Nam Bộ với Đồng bằng Sông Cửu Long, nhất là có chung đường
ranh giới với thành phố Hồ Chí Minh bằng hệ thống giao thông đường bộ như: quốc
lộ 1A, quốc lộ 50, đường cao tốc Trung Lương- TP.HCM … các đường tỉnh:
ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825… Đường thủy liên vùng và quốc gia đã và đang được
nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển.
Kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua đã phát triển với tốc độ tương đối cao,
nhưng muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc
biệt là hạ tầng giao thông phải đồng bộ và hợp lý. Nhằm đảm bảo quá trình đầu tư
hệ thống giao thông vận tải hợp lý, hiệu quả và đi trước một bước, đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, nhất thiết phải có một quy hoạch tổng thể
phát triển giao thông vận tải đường bộ của Tỉnh phù hợp với quy hoạch Giao thông
vận tải của cả nước, của Vùng Kinh tế Trọng điểm Phía Nam và Đồng bằng Sông
Cửu Long đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.


2

Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh tăng
nhanh. Ngành nông nghiệp đang tiến tới nền sản xuất hàng hoá và khai thác hiệu
quả các vùng đất hoang hoá như Đồng Tháp Mười, ... nên nhu cầu trao đổi hàng hoá
ngày càng tăng. Ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và rộng khắp với nhiều
khu, cụm công nghiệp đã được đầu tư xây dựng với quy mô vừa và lớn. Ngành

thương mại dịch vụ phát triển hướng ngoại nên nhiều cửa khẩu và khu kinh tế cửa
khẩu được đầu tư....
Trong những năm vừa qua, tỉnh Long An đã chú trọng đầu tư cho cơ sở hạ
tầng giao thông nên đã làm thay đổi lớn về hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2011 đến hết năm
2015, nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung đầu tư cho các công trình giao thông
với tổng số vốn thực hiện là: 3.592,179 tỷ đồng, trong đó: vốn từ ngân sách trung
ương là 1.616,225 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh là 1.826,403 tỷ đồng, vốn khác là
149,551 tỷ đồng. Đã xây dựng mới và nâng cấp cải tạo được 71 công trình cầu,
đường bộ trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, sự đầu tư này vẫn chưa đủ nên hệ thống giao
thông của tỉnh còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng và chưa đồng bộ, có nơi mới
dừng ở mức có lối đi nhưng chưa đạt tiêu chuẩn cấp đường.
Với mạng lưới giao thông hiện nay sẽ không đáp ứng được yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và việc thực hiện chiến lược tăng trưởng toàn diện và xoá đói giảm
nghèo tại địa phương.Để tạo động lực thúc đẩy phát triển, đạt được mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội như ―Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và
tầm nhìn đến 2030‖ trên địa bàn tỉnh cũng như các chiến lược, quy hoạch khác đã
đề ra, thì hệ thống giao thông vận tải đường bộ Long An cần có sự đột phá trong
đầu tư phát triển mới đáp ứng được yêu cầu, phục vụ kịp thời cho sự phát triển của
tỉnh trong tương lai.
Như vậy, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông là một đòi hỏi cấp bách nhằm
trợ giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước
luôn eo hẹp, để tránh lãng phí vốn, vấn đề nổi bật là phải kiểm soát được các nhân


3

tố tác động đến và có thể gây vượt dự toán chi phí dự án giao thông. Đây là một vấn
đề không chỉ riêng của chính quyền Tỉnh mà còn là trách nhiệm của toàn thể xã
hội.Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài: “Các nhân tố gây vượt

dự toán chi phí dự án giao thông tại tỉnh Long An” làm luận văn tốt nghiệp. Tác
giả mong muốn đóng góp một phần công sức của mình trong việc tìm ra và kiểm
soát nhân tố gây vượt dự toán, qua đó giúp các đơn vị trực tiếp tham gia dự án, đặc
biệt là chủ đầu tư giám sát chặt chẽ chi phí dự án, đảm bảo tiến độ và chất lượng
công trình giao thông nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Một cách tổng quát, luận văn hướng đến việc nhận diện và định lượng các
nhân tố gây vượt dự toán chi phí dự án giao thông tại tỉnh Long An; từ đó gợi ý
chính sách nhằm kiểm soát chi phí dự án giao thông tại tỉnh Long An.
Cụ thể, luận văn hướng đến hai mục tiêu như sau:
Một là, nhận diện và định lượng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố gây vượt
dự toán chi phí dự án giao thông tại tỉnh Long An;
Hai là, đề xuất được hệ thống giải pháp nhằm kiểm soát chi phí dự án giao
thông tại tỉnh Long An.
Với mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn sẽ trả lời những câu hỏi
nghiên cứu như sau:
- Những nhân tố nào gây vượt dự toán chi phí dự án giao thông tại Long An?
Mức tác động của chúng gây vượt dự toán chi phí dự án giao thông như thế nào?
- Cần áp dụng những giải pháp nào nhằm kiểm soát nhân tố gây vượt dự toán
dự án giao thông?
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nhân tố gây vượt dự toán chi phí dự án giao thông
trên địa bàn tỉnh Long An.


4

Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong những dự án giao thông vượt dự

toán chi phí tại Long An trong 5 năm gần đây.
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp phân tích định tính và phân tích định lượng. Trong phân tích
định tính, luận văn sử dụng kỹ thuật phỏng vấn cấu trúc các chuyên gia trong lĩnh
vực giao thông nhằm xây dựng thang đo. Trong phân tích định lượng, luận văn sử
dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để phân tích dữ liệu điều tra.
Chuyên gia được mời phỏng vấn cấu trúc gồm: chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà
thầu và chuyên gia nghiên cứu về dự án giao thông.
Dữ liệu sơ cấp sẽ được thu thập từ điều tra. Số lượng phiếu điều tra sẽ dựa
theo Hair et al. 2010 , tức là 5 phiếu cho mỗi biến. Để xử lý dữ liệu điều tra, luận
văn sử dụng phần mềm kinh tế lượng Eviews có tăng cường Amos.


5

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 tập trung giới thiệu cơ sở lý thuyết của vấn đề vượt dự toán chi phí
của một dự án xây dựng công trình giao thông và giới thiệu khung phân tích sơ bộ.
Đầu tiên, chương 2 trình bày khái niệm chung về dự án, mô tả đặc điểm dự án công
và vấn đề vượt dự toán chi phí dự án. Tiếp theo, chương này lược khảo những công
trình nghiên cứu liên quan đến nhân tố gây vượt dự toán. Cuối cùng, chương mô tả
sơ bộ khung phân tích nhân tố gây vượt dự toán chi phí của dự án giao thông.
2.1. Chi phí dự án
Dự án
Trước khi bàn về chi phí của dự án, cần thảo luận về dự án. Dự án được hiểu
theo nhiều quan điểm khác nhau. Viện Quản trị Dự án, một hiệp hội nghề nghiệp
phi lợi nhuận hàng đầu thế giới thành lập năm 1969, định nghĩa: Dự án là một tập
hợp công việc có thứ tự được thực hiện trong một khoảng thời gian nhằm tạo ra một
sản phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất1. ―… tập hợp công việc có thứ tự‖ tức là dự
án gồm nhiều hạng mục công việc gắn kết logic với nhau có mục tiêu. ―… trong

một khoảng thời gian‖ tức là có định rõ thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc, kéo
theo đó xác định phạm vi và nguồn lực sử dụng trong dự án. ―… tạo ra một sản
phẩm, dịch vụ hay kết quả duy nhất‖ khẳng định dự án mang tính đơn nhất nhằm
phân biệt với hoạt động lặp đi lặp lại routine operation vì vậy sản phẩm của dự án
là duy nhất và nhóm thực hiện dự án project team thường bao gồm những người
không thường xuyên làm việc lâu dài chung với nhau mà họ đến từ các tổ chức khác
nhau và/hoặc những vùng miền khác nhau.
Theo định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn ISO được Việt Nam
chấp thuận: Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt
được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về
1

©2015 Project Management Institute, Inc.: ―a temporary endeavor undertaken to create a unique product,
service or result‖ tại />

6

thời gian, chi phí và nguồn lực. Theo từ điển Oxford Anh : Dự án là một ý đồ, một
nhiệm vụ được đặt ra, một kế hoạch vạch ra để hành động. Theo tiêu chuẩn của
Australia (AS 1379-1991) định nghĩa: Dự án là một dự kiến công việc nhận biết
được, có khởi đầu, có kết thúc bao hàm một số hoạt động có liên hệ mật thiết với
nhau. Ủy ban Liên minh Châu Âu EC định nghĩa: ―A project is an instrument
which is used to contribute to the achievement of a larger goal (e.g. a programme),
which will in its turn supports the implementation of a broader policy‖2
Từ những khái niệm nêu trên, Luận văn này hiểu dự án là một tập công việc
có thứ bậc nhằm hoàn thành một hay nhiều mục tiêu trong một hạn định về thời
gian với ngân sách xác định. Hay nói cách khác, dự án là một tập công việc gắn với
nhau một cách logic có hạn định thời gian nhằm tạo ra một công trình duy nhất hoặc
nhằm hoàn thành những mục tiêu cụ thể. Theo logic này, quá trình xây dựng và

quản lý dự án theo một phương pháp thích hợp chính là những bước hiện thực đưa
một đất nước hay một tổ chức tiến về hướng đã chọn.
Dự án công
Dự án công là dự án tạo ra sản phẩm dùng chung hoặc hoàn thành những mục
tiêu mang tính cộng đồng và phi lợi nhuận. Sản phẩm dùng chung có thể là một con
đường, một vòng xoay giao thông, một tập hợp hoạt động làm sạch môi
trường,…Dự án công được cấp vốn hoặc thực hiện bởi chính phủ, chính quyền địa
phương hoặc bởi những tổ chức phi lợi nhuận hay cộng đồng dân cư. Dự án công là
dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công, bất kỳ dự án nào được tài trợ
đầu tư bởi Chính phủ, nghĩa là do Chính phủ sở hữu hay vận hành. Hầu hết các dự
án công liên quan đến hoạt động chính phủ thực hiện mục đích công cộng, và
thường bao gồm các dự án như sửa chữa và xây dựng đường bộ, xây dựng công
trình công cộng, trường học, và thậm chí cả công viên công cộng. Nếu mở rộng hơn
nữa dự án công còn bao gồm những dự án mà Chính phủ hoặc chính quyền địa
phương đề xuất kêu gọi tài trợ quốc tế. Cũng được xem là dự án công cho dù dự án
đó do một đơn vị kinh doanh thực hiện nếu nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi
2

European Union Commission (2004).Project Cycle Management.


7

công cộng. Như vậy, nhận diện tính chất công của một dự án ở mục đích của nó–
hướng đến việc tạo ra những lợi ích cộng đồng (Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn
Thị Huyền, 2010 . Đối với dự án của nhà nước thì mỗi dự án phải góp phần đáp ứng
một mục tiêu rộng hơn của một chương trình quốc gia, đến lượt nó mỗi chương
trình quốc gia phải đáp ứng mục đích của chủ trương, đường lối phát triển policy
của cả nước qua từng thời kỳ.


Đƣờng lối (policy) quốc gia

Chương trình quốc gia 1

Dự án
1.1

Hình 2.1.

Dự án
1.2

Chương trình quốc gia 2

Dự án
2.1

Dự án
2.2

Dự án
2.3

Chương trình quốc gia 3

Dự án
3.1

Dự án
3.2


Dự án là bƣớc cụ thể hóa chƣơng trình và đƣờng lối phát triển

đất nƣớc
Nguồn: Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền (2010)

Dự án công có những đặc điểm như sau.
- Tạo ra những sản phẩm dùng chungphi lợi nhuận cấp quốc gia hoặc cấp địa
phương.Vì thế, dự án được chia thành dự án quốc gia và dự án địa phương
- Ít hoặc không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp vì khó xác định được người
thụ hưởng và mức thụ hưởng
- Thường tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và những công trình mà
khu vực tư không đủ khả năng tài chính hoặc không muốn tham gia đầu tư.
- Kinh phí đầu tư được phản ánh trong kế hoạch tài chính trung hạn và kế
hoạch tài chính – ngân sách 3 năm, nên phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về


8

quản lý và điều hành sử dụng theo Luật Ngân sách nhà nước từ việc bố trí kế hoạch
vốn hàng năm, lập và điều chỉnh kế hoạch vốn, phân bổ vốn, thẩm tra và giao kế
hoạch vốn, thanh quyết toán vốn đầu tư.
- Mức giải ngân cho các dự án công có thể bị giới hạn theo năm tài khóa
- Được kiểm soát theo luật định bởi cộng đồng nên cần được đòi hỏi công
khai, minh bạch, trách nhiệm rõ ràng đối với từng bên tham gia dự án.
- Chi phí của dự án phải được xây dựng theo đúng quy định của cơ quan nhà
nước chức năng
2.2. Vấn đề vƣợt dự toán chi phí dự án giao thông
Chi phí dự án giao thông
Mỗi dự án là một tập hợp công việc nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ đơn

nhất hoặc hoàn thành một hay nhiều mục tiêu cụ thể trong phạm vi ngân sách và
hạn định thời gian. Mỗi dự án đều cần phải có nguồn lực để tiến hành. Nguồn lực
bao gồm nguồn lực về vốn capital resouces , nguồn tài nguyên thiên nhiên (natural
resources và nguồn con người human resources .
Tổng hao tốn về nguồn lực nhằm thực hiện dự án quy thành đơn vị tiền tệ gọi
là chi phí dự án3.
Theo những cách tiếp cận và nhằm những mục tiêu khác nhau, chi phí dự án
có thể được phân chia theo nhiều cách. Một là, chi phí dự án được phân thành chi
phí trực tiếp và chi phí gián tiếp hoặc chí phí không đổi và chi phí thay đổi. Hai là,
chi phí dự án có thể được chia thành ba nhóm: nhóm chi phí phát sinh ở giai đoạn
lập báo cáo khả thi, nhóm chi phí phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án
và nhóm chi phí thi công xây dựng. Ba là, chi phí dự án được phân theo nội dung
hoạt động.

3

Vậy, giá trị của những lợi ích đã bị hy sinh trong quá trình lựa chọn cơ hội đầu tư chi phí cơ hội) có phải là
một chi phí của dự án không? Chi phí cơ hội là một dạng chi phí ẩn (implicit cost) và là một chủ đề không
thuộc nghiên cứu của Luận văn này.


9

Căn cứ vào nội dung, chi phí dự án giao thông gồm những thành phần chính
như sau: i chi phí về mặt bằng, ii chi phí thi công, iii chi phí vật liệu, iv chi
phí vận chuyển, v chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các
công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc thi
công đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, vi chi phí khảo sát, lập báo
cáo nghiên cứu khả thi, chi phí thiết kế, chi phí giám sát xây dựng công trình và các
chi phí tư vấn khác liên quan, vii chi phí khác như bảo hiểm,…, và (viii) chi phí

dự phòng.
Nhận diện và kiểm soát được những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí dự án
cùng với đảm bảo tiến độ thực hiện dự án, chất lượng công trình và sự phù hợp của
công trình giao thông đối với các bên liên quan là những yếu tố cốt lõi tạo nên sự
thành công của một dự án giao thông.Ở khía cạnh tài chính nhà nước, sự thành công
của dự án sẽ góp phần cung cấp hàng hóa công, dịch vụ công đạt được hiệu quả về
mặt chi phí cost-effective service delivery).
Vƣợt dự toán chi phí dự án giao thông
Vượt dự toán là một hiện tượng trên toàn thế giới ảnh hưởng đến cả khu vực
công và khu vực tư. Đó là kết luận của Creedy 2005 sau khi tổng hợp nhiều
nghiên cứu cũng như quan sát các dự án trên thực tế. Điều này chứng tỏ rằng vượt
dự toán chi phí của dự án là một hiện tượng phổ biến mà một trong các nguyên
nhân là không thể dự đoán chính xác và kiểm soát được mọi thứ trong tương lai.
Giai đoạn đầu khi ước tính chi phí của một dự án nhằm tham dự đấu thầu,
chúng ta không đủ thông tin để có thể dự đoán đầy đủ, toàn diện và mức độ gây hại
của những bất trắc. Khi một nhà thầu được chọn và bắt tay vào thực hiện dự án thì
nhiều thông tin thực tế hiện ra rõ ràng hơn: địa hình, địa chất của thực địa, giá cả
nhân công, giá cả vật liệu,… Bất chấp việc tính thêm một tỷ phần phần trăm ví dụ
5% hoặc 10%) chi phí dự phòng vào tổng dự toán, chi phí thực tế của dự án vẫn có
thể cao hơn con số này. Như thế, kiểm soát rủi ro dự án là một quá trình đòi hỏi các
bên tham gia dự án giao thông không những phải trải nghiệm thực tế nhiều mà còn


10

phải có kiến thức tối thiểu về quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro dự án giao
thông nói riêng.
Vậy, vượt dự toán được định lượng như thế nào?
Về chi tiết, tổng chi phí dự án hay tổng giá trị dự toán của một dự án đầu tư
nói chung, theo nội dung, gồm các chi phí nêu tại mục 2.2.1 ở trên. Có thể gộp

chúng thành bốn nhóm chi phí: chi phí khảo sát-thiết kế, chi phí xây dựng, chi phí
thiết bị, và chi phí dự phòng.
Tổng

dự = Dự

toán

công

trình

toán

chi + Dự toán chi + Dự

phí khảo sát-

phí

thiết kế

dựng

xây

chi

toán + Dự toán chi
phí


phí dự phòng

thiết bị

Vấn đề vượt dự toán được nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu ở nhiều góc
độ cũng như mức độ khác nhau. Jackson và Steven 2001 cho rằng vượt dự toán là
sự khác biệt giữa chi phí thực tế của dự án và dự toán chi phí của dự án. Cụ thể,
trạng thái này xảy ra khi chi phí thực tế của dự án vượt quá giới hạn chi phí ghi
trong hợp đồng đã ký. Giới hạn chi phí là chi phí tối đa đối với khách hàng khi dự
án hoàn thành có chi tiết cho từng cấu phần của dự án. Chi phí dự án vượt khỏi tầm
kiểm soát sẽ gây áp lực lên giá trị đầu tư, làm lãng phí ngân sách nhà nước và có thể
là dấu hiệu hoặc làm mảnh đất cho tham nhũng hoặc hành vi phạm tội Ali và
Kamaruzzama, 2010 . Endult, Akintoye và Kelly 2009 cho rằng vượt dự toán là
phần giá trị tăng thêm so với chi phí hợp đồng ghi trong hồ sơ dự thầu được phê
chuẩn.
Vượt dự toán xảy ra khi chi phí cuối cùng của dự án vượt ước tính ban đầu
Leavitt, Ennis và McGovern, 1993; Azhar và Farouqi, 2008 . Vượt dự toán là
khoản tiền cần tăng thêm để xây dựng dự án nhiều hơn ngân sách dự toán ban đầu.
Trong Báo cáo cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ, Datta 2002 mô tả chi phí leo thang (cost
escalation) như một vấn đề phổ biến trong các dự án của chính phủ. Có một mối
quan hệ giữa kế hoạch thi công, phạm vi công việc và điều kiện dự án. Thay đổi bất
kỳ một hoặc nhiều trong số này sẽ ảnh hưởng đến ngân sách và thời gian hoàn


11

thành. Có lập luận cho rằng điều này là cần thiết đểtạo ra nhận thức về những
nguyên nhân dẫn đến chậm trễ tiến độ dự án, tần số và mức độ mà chúng ảnh
hưởng xấu đến chuyển giao dự án Al-Khalil và Al- Ghafly,1999 . Vượt dự

toán cost overrun là trạng thái chi phí quyết toán của dự án lớn hơn chi phí dự toán
hoặc chi phí tối đa quy định trong hợp đồng Avots, 1983 .
Luận văn này nghiên cứu vấn đề vượt dự toán của dự án công trong bối cảnh
của Việt Nam, nên vượt dự toán chi phí dự án giao thông được xác định là khoản
chênh lệch giữa giá trị điều chỉnh lần cuối cùng được cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền quyết định so với giá dự toán ban đầu.
Có thể mô tả vượt dự toán qua hai hình thức: mức vượt dự toán số tuyệt đối
và hệ số vượt dự toán số tương đối như sau.
Mức vượt dự toán = Giá trị quyết toán – Dự toán ghi trong hợp đồng
Hoặc
Mức vượt dự toán = Giá trị điều chỉnh lần cuối cùng – Dự toán ghi trong hợp
đồng
Hệ số vượt dự toán = Giá trị quyết toán / Dự toán ghi trong hợp đồng
Hoặc
Hệ số vượt dự toán = Giá trị điều chỉnh lần cuối cùng / Dự toán ghi trong hợp
đồng
Khi hệ số vượt dự toán ngày càng vượt xa con số 1 thì mức độ vượt dự toán
trở nên trầm trọng.
Nhìn chung, vượt dự toán chi phí trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án
công gây nhiều hậu quả cho các bên liên quan và cho xã hội. Biểu hiện rõ nét nhất
là nó làm gia tăng mức chi tiêu từ ngân sách Nhà nước vốn thường xuyên eo hẹp
dẫn đến hậu quả lan truyền là làm tăng thêm chi phí cơ hội của vốn công và gây bị
động ngân sách. Thứ hai, vì kinh phí của dự án được ghi vào ngân sách, mà ngân


12

sách là luật, nên khi điều chỉnh tăng phải tốn thời gian giải trình và chấp thuận, tức
là có thể gây ra chậm trễ thời gian đưa công trình vào vận hành. Thứ ba, vượt dự
toán gây nghi ngờ về năng lực lập dự toán của chủ dự án nói riêng và năng lực quản

trị của chủ dự án nói chung;xa hơn có thể gây ngờ vực về mức tham nhũng trong
thực thi dự án, có thể gây ra hậu quả xấu trong quá trình thu thuế.Thứ tư, đối với
công trình có thu thì vượt dự toán sẽ làm tăng nguyên giá tài sản cố định và có thể
sẽ làm tăng mức thu phí người sử dụng user fee hoặc nếu không sẽ làm giảm giá
trị gia tăng của chủ đầu tư.
2.3. Khảo lƣợc công trình nghiên cứu có liên quan
Creedy 2005 cho rằng tình trạng đội chi phí, chi phí leo thang hay chi vượt
dự toán cost overrun ở các dự án là hiện tượng toàn cầu (worldwide phenomenon).
Creedy dẫn chứng điều này bằng những công trình như: kênh đào Suez hoàn thành
năm 1869 vượt kinh phí 20 lần so với dự toán thứ nhất và vượt ba lần so với lần dự
toán cuối cùng; kênh đào Panama hoàn thành năm 1914 vượt dự toán 200% Creedy
dẫn lại từ Summer, 1967 ; sân bay Denver nước Anh vượt dự toán 200% Creedy
dẫn lại từ Szyliowics & Goetz, 1995 ; hệ thống cầu đường bộ và đường sắt nối
Copenhagen Danmark với Malmo Sweden chi vượt dự toán 68% Creedy dẫn lại
từ Flyvbjerg et al., 2003 … Creedy tách các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí dự án
thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Nhân tố bên trong là quy mô dự án,
độ dài thời gian dự án, công nghệ sử dụng trong dự án, năng lực các bên liên
quan,… Yếu tố bên ngoài gồm: thời tiết, vị trí dự án, môi trường kinh tế - xã hội,
môi trường thiên nhiên,….
Nguyễn Thị Bình (2012)khi nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư
xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải Việt Nam đã xây
dựng khung phân tích gồm năm khâu quản lý trong xây dựng và bốn nhóm nhân tố
ảnh hưởng.Năm khâu của quá trình đầu tư xây dựng bao gồm:(1) quản lý nhà nước
trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch; (2) lập, thẩm định, phê duyệt dự án; (3) triển
khai dự án; (4) nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao công trình; và (5) quyết


13

toán. Có bốn nhóm nhân tố ảnh hưởng đó là (1) các yếu tố môi trường luật pháp, (2)

cơ chế chính sách, (3) tổ chức quản lý, năng lực bộ máy và (4) thanh tra, kiểm tra
giám sát đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong ngành
Giao thông Vận tải.
Hồ Anh Bình 2009 cho rằng yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc tăng mức
đầu tư trong giai đoạn thi công công trình giao thông Việt Nam bao gồm: (i) sai sót
trong khảo sát thiết kế và quản lý yếu kém của chủ đầu tư, ban quản lý dự án; ii tư
vấn giám sát thiếu năng lực; iii sự thay đổi tình hình kinh tế vĩ mô; iv vướng các
công trình hạ tầng kỹ thuật; (v) lựa chọn nhà thầu không phù hợp; vi chậm trễ thực
hiện dự án.
Long Le-Hoai et al. 2008 đã khảo sát 21 yếu tố và rút ra 5 yếu tố chính gây
chậm trễ và vượt chi phí đối với các dự án lớn tại Việt Nam. Các yếu tố đó bao
gồm: quản lý, giám sát công trường yếu kém; trợ giúp quản lý dự án yếu kém; do
khó khăn về tài chính của chủ đầu tư; khó khăn về tài chính của nhà thầu và do thiết
kế bị thay đổi. Những phát hiện này có thể giúp cho các nhà chuyên môn hiểu hơn
về các vấn đề ảnh hưởng đến ngân sách và thời gian thực hiện của các dự án lớn tại
Việt Nam trong giai đoạn xây dựng.
Kaliba et al. 2009 thông qua kỹ thuật phỏng vấn cấu trúc và phiếu điều tra đã
phát hiện những nhân tố chính gây đội phí và làm chậm tiến độ trong dự án làm
đường tại Zambia. Nhân tố gây đội phí bao gồm: mưa bão và lũ lụt, phí bảo vệ môi
trường, đình công, công nghệ, lạm phát, áp lực của chính quyền các cấp. Nhân tố
làm chậm tiến độ bao gồm: thanh toán chậm, khả năng tài chính của chủ dự án, hợp
đồng điều chỉnh, kinh tế vĩ mô biến động chu kỳ, cung ứng vật liệu, nhân công, thiết
bị, năng lực giám sát, lỗi thi công, hợp tác yếu giữa các bên, …Phát hiện của Kaliba
et al. đáng quan tâm vì môi trường tự nhiên ở Việt Nam, nhất là vùng Nam bộ trong
đó có tỉnh Long An thường gặp mưa bão.
Quản lý hiệu quả chi phí dự án là một trong những đòi hỏi cốt lõi dẫn đến
thành công của dự án. Pinto và Slevin 1988 đã chứng tỏ nhà quản lý dự án có tầm


14


quan trọng đối với sự thành công của dự án với các kĩ năng cần thiết không chỉ về
mặt kĩ thuật chuyên môn mà còn về khả năng quản trị. Tiếp theo, Belassi và Tukel
1996 cũng khẳng định bốn nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công của
dự án, cụ thể gồm những yếu tố: năng lực của người quản lý dự án và các bên liên
quan khả năng thương thảo, khả năng phối hợp, khả năng ra quyết định, khả năng
nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mình , đặc điểm dự án và môi trường bên
ngoài.
Cao Hào Thi (2006) đưa ra bằng chứng thực nghiệm về những nhân tố tạo ra
thành công của một dự án, đó là năng lực nhà quản lý, năng lực của các thành viên
liên quan và sự ổn định của môi trường bên ngoài. Phát triển từ Cao Hào Thi,
Nguyễn Thị Minh Tâm 2009 và Nguyễn Quý Nguyễn 2010 đã rút ra những bằng
chứng thực nghiệm cho thấy môi trường thiên nhiên và đặc thù dự án có ảnh hưởng
đến chi phí dự án.
Ramanathan và cộng sự 2012 tổng hợp những nghiên cứu về các nhân tố gây
vượt dự toán chi phí dự án như sau.
Bảng 2.1.

Tổng hợp những nghiên cứu về các nhân tố gây vƣợt dự toán chi
phí dự án nói chung

STT

Nhân tố

Nghiên cứu bởi

1

Tài chính


Long và cộng sự, 2004
Assaf và cộng sự, 1995

2

Đặc thù dự án

Assaf và Hejji, 2006
Chan và Kumaraswamy, 1997

3

Chủ đầu tư/khách hàng

Long và cộng sự, 2004
Assaf và Hejji, 2006

4

Nhà thầu

Assaf và Hejji, 2006


15

Long và cộng sự, 2004
Chan và Kumaraswamy, 1997
Alaghbari và cộng sự, 2007

Odeh và Battaineh, 2002
5

Tư vấn

Assaf và Hejji, 2006
Long và cộng sự, 2004
Alaghbari và cộng sự, 2007
Odeh và Battaineh, 2002

6

Thiết kế

Assaf và Hejji, 2006
Chan và Kumaraswamy, 1997

7

Phối hợp

Long và cộng sự, 2004

8

Vật liệu

Assaf và Hejji, 2006
Chan và Kumaraswamy, 1997
Assaf và cộng sự, 1995

Odeh và Battaineh, 2002

9

Xưởng, máy, thiết bị

Assaf và Hejji, 2006
Chan và Kumaraswamy, 1997
Assaf và cộng sự, 1995
Odeh và Battaineh, 2002

10

Nhân lực

Assaf và Hejji, 2006
Chan và Kumaraswamy, 1997
Assaf và cộng sự, 1995


16

Odeh và Battaineh, 2002
Môi trường

11

Long và cộng sự, 2004
Assaf và cộng sự, 1995


12

Hợp đồng không chặt

Odeh và Battaineh, 2002

13

Các bên tham gia hợp đồng

Odeh và Battaineh, 2002

14

Ngoại tác

Assaf và Hejji, 2006
Chan và Kumaraswamy, 1997
Alaghbari và cộng sự, 2007
Odeh và Battaineh, 2002

15

Tính hay thay đổi

Assaf và cộng sự, 1995

16

Kế hoạch và kiểm soát


Assaf và cộng sự, 1995

17

Vấn đề liên quan đến chính phủ

Assaf và cộng sự, 1995

Tham khảo: Ramanathan, C.,

Narayanan, SP., Idrus, A. B., , 2012.

Construction Delays Causing Risks on Time and Cost – A Critical Review.
Australasian Journal of Construction Economics and Building, vol. 12 (1), p. 37-57
2.4. Khung phân tích các nhân tố gây vƣợt dự toán chi phí dự án công về
giao thông
Xuất phát từ nội dung của chi phí dự án và trên cơ sở lược khảo những công
trình đã nêu ở phần trên, Luận văn đề xuất khung phân tích sơ bộ gồm năm nhóm
nhân tố ảnh hưởng đến chi phí dự án gồm: nhân tố thể chế, nhân tố môi trường thiên
nhiên, nhân tố kinh tế-xã hội, nhân tố đặc thù của dự án, nhân tố năng lực của các
bên liên quan.


×