Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Các yếu tố kinh tế xã hội tác động đến chi tiêu trực tiếp cho sức khoẻ của hộ gia đình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--

LÊ ĐÌNH HIẾU

CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHI TIÊU TRỰC TIẾP CHO SỨC KHỎE
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HỒ VIẾT TIẾN

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Lê Đình Hiếu
Là học viên cao học lớp Thạc sĩ Kinh tế và Quản trị Sức khỏe, khóa 2013-2015
của Khoa Kinh tế Phát triển, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận
nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố ở
các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên


Lê Đình Hiếu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................... 01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 04
1.3. Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu .............................................................. 04
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 05
1.5. Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................... 05
1.6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giới hạn nghiên cứu ............................. 05
1.7. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 06
1.8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu...................................................................... 06
1.9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 07
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1. Nền tảng lý thuyết ........................................................................................ 09
2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ...................................... 14
2.3. Tóm tắt kết quả các nghiên cứu liên quan ................................................... 20
2.4. Khung phân tích ........................................................................................... 22
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 25
3.2. Mô hình hồi quy TOBIT .............................................................................. 26
3.3. Mô hình hồi quy phân vị .............................................................................. 27
3.4. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ............................................................................ 27

3.5. Các Biến trong mô hình ............................................................................... 28


3.6. Xử lý dữ liệu ................................................................................................ 32
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng hệ thống y tế Việt Nam.............................................................. 35
4.2. Tình hình khám chữa bệnh........................................................................... 37
4.3. Ngũ phân vị các chi tiêu của hộ ................................................................... 39
4.4. Kết quả hồi quy Tobit .................................................................................. 41
4.5. So sánh hồi quy Tobit và hồi quy phân vị ................................................... 49
4.6. Một số hạn chế của đề tài ............................................................................. 54
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Các kết luận rút ra từ nội dung nghiên cứu .................................................. 56
5.2. Nội dung kiến nghị liên quan ....................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

BHYT

:

Chi phí mua bảo hiểm y tế


TTNT

:

Thành thị hoặc Nông thôn

GSO

:

Tổng cục Thống kê Việt Nam

OOP

:

Chi tiêu tiền túi, chi tiêu trực tiếp

TOBIT

:

Mô hình hồi quy Tobit

VHLSS

:

Bộ Dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam


WB

:

Ngân hàng Thế giới

WHO

:

Tổ chức y tế thế giới

OLS

:

Hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả chính từ các nghiên cứu liên quan
Bảng 3.1: Mô tả dữ liệu
Bảng 4.1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản năm 2014
Bảng 4.2: Ngũ phân vị chi phí
Bảng 4.3a: Kết quả hồi quy TOBIT cho VHLSS 2012 và 2010
Bảng 4.3b: Kết quả hồi quy TOBIT cho VHLSS 2012 và 2010 (sau khi biến đổi
các biến có trị số lớn)
Bảng 4.4a: So sánh kết quả hồi quy Tobit và hồi quy phân vị
Bảng 4.4b: Tóm tắt kết quả hai phương pháp Hồi quy – các biến có ý nghĩa
thống kê

Bảng 4.4c: So sánh kết quả hồi quy Tobit và hồi quy phân vị (sau khi biến đổi
các biến có trị số lớn)


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Đường bàng quan, đường ngân sách và điểm cân bằng tiêu dùng
Hình 2.2: Khung phân tích
Hình 4.1: Tỷ lệ chung người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có BHYT hoặc
sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí.
Hình 4.2: Tỷ lệ người khám chữa bệnh nội, ngoại trú có BHYT hoặc sổ/thẻ
khám chữa bệnh miễn phí theo thành thị, nông thôn


1
Chƣơng 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề
Sức khỏe là nguồn lực quý giá cho cả cá nhân, gia đình và toàn xã
hội. Nguồn lực này không chỉ phụ thuộc vào yếu tố di truyền, chế độ dinh
dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi và một chương trình tập luyện thích hợp mà nó
còn chịu ảnh hưởng lớn bởi việc sử dụng hợp lý các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe. Hệ thống chăm chăm sóc sức khỏe có hiệu quả, dễ tiếp cận, với chi
phí hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân không chỉ
là mục tiêu hàng đầu của ngành Y tế Việt Nam mà còn là mục tiêu chung
của cả nhân loại trên toàn thế giới.
Chi phí chăm sóc sức khỏe được tài trợ bởi hai nguồn chính, đó là:
(1) chi trả trực tiếp từ nguồn thu nhập của hộ gia đình bệnh nhân có sử
dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và (2) tài trợ của Nhà nước, xã hội (thông
qua các hình thức như trợ cấp, chi trả bảo hiểm y tế, từ thiện,…) để chia sẻ

một phần rủi ro tài chính cho các gia đình có người bệnh. Tại các nước
đang phát triển như Việt Nam, chi trả trực tiếp của hộ gia đình đóng góp rất
nhiều trong tổng chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe quốc gia. Số tiền chi trả
trực tiếp bao gồm chi tiêu cho nội ngoại trú, chi mua thuốc và dụng cụ y tế.
Chi phí y tế thảm họa: Là mức chi phí y tế phải trả (trong 1 năm) của
hộ gia đình vượt quá khả năng chi trả của hộ theo một quy ước nhất định.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khi số tiền hộ gia đình chi trả trực tiếp
cho chi phí sử dụng dịch vụ y tế bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả
của họ thì đó là chi phí y tế thảm họa. Trong đó, khả năng chi trả là phần
thu nhập còn lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực, thực phẩm.
Chi tiêu trực tiếp cho dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe là yếu tố rất
quan trọng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Chi trả trực tiếp cho y tế
tăng, khả năng chi trả của hộ gia đình cho các hoạt động cần thiết khác như
lương thực, thực phẩm, quần áo, nhu yếu phẩm, giáo dục, giải trí, giao tế xã


2
hội,… giảm tương ứng. Mặt khác, tỷ lệ chi trả trực tiếp cho chi phí y tế của
hộ gia đình trên tổng chi tiêu y tế quốc gia càng lớn thì khả năng chia sẻ rủi
ro về tài chính càng ít. Khi đó, người nghèo càng khó tiếp cận với các dịch
vụ y tế; người dân tiếp cận dịch vụ y tế chủ yếu xuất phát từ khả năng chi
trả hơn là nhu cầu chăm sóc sức khỏe thật sự.
Từ lâu, c ng tác khám ch a ệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã
trở thành một trong nh ng quốc sách hàng đầu của ảng và hà nước Việt
Nam. Trong đó, giảm gánh nặng chi phí y tế của hộ gia đình là mục tiêu cụ
thể mà ngành Y tế nước ta cần phải sớm đạt được. Mối quan tâm này
không chỉ thể hiện qua chủ trương, chính sách, pháp luật mà còn được cụ
thể hóa bằng một hệ thống chăm sóc sức khỏe an đầu rộng rãi vươn đến
tận tuyến cơ sở Chính phủ, Bộ


tế đã tổ chức xây dựng, triển khai nhiều

chiến lược, kế hoạch, đề án,… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
ngành

ặc iệt, việc nghiên cứu thí điểm, triển khai thực hiện chính sách

ảo hiểm y tế

T) tại Việt am từ nh ng năm đầu thập niên 990, đến

nay đã đạt được một số kết quả quan trọng
Theo Báo cáo về BHYT ở Việt Nam, diện bao phủ BHYT ở nước ta
đã tăng từ 60% năm 20 0 lên 65% năm 20
trên 61 triệu người tham gia

. ến năm 20 3, Việt Nam có

T, đưa diện bao phủ BHYT lên gần 68%

dân số cả nước Các đối tượng diện người có c ng, người nghèo, trẻ em
dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, đối tượng bảo trợ xã hội, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người dân
đang sinh sống ở vùng biển đảo đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ để
tham gia BHYT. Mạng lưới cơ sở y tế, bảo hiểm xã hội được tổ chức rộng
khắp; người tham gia

T được hưởng dịch vụ khám, ch a bệnh với


nhiều phương tiện kỹ thuật y tế hiện đại và danh mục thuốc mới.
Tuy nhiên, hiện nay chi phí chăm sóc sức khỏe vẫn còn là nỗi bất an
của một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam. Tháng 4/2015, tại Hội
nghị cung cấp thông tin về điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình
BHYT toàn dân và nâng cao chất lượng khám, ch a bệnh, Ông Lê Văn


3
Khảm đại diện Bộ Y tế) cho biết: “số tiền người dân chi trả trực tiếp cho y
tế (từ nguồn thu nhập của họ) hiện vẫn còn cao, chiếm đến 47% tổng chi
tiêu y tế”; cao hơn nhiều so với các nước có cùng điều kiện kinh tế trong
khu vực: Thái Lan (khoảng 13,1%), Indonesia (45%), Malaysia (35%) và
trung bình chung của toàn thế giới xấp xỉ khoảng 20%.
iều đáng lưu ý, mức chi phí y tế thảm họa trên vẫn chưa ao gồm
các chi phí ngoài điều trị như tiền đi lại, ăn, ở cho bệnh nhân và người nhà;
các khoản chi không chính thức (quà biếu, bồi dưỡng,...) mặc dù đó là các
khoản chi lớn đối với nhiều hộ gia đình nghèo. Một phát hiện khác của
WHO là chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế vẫn xảy ra ngay
cả ở các hộ gia đình có BHYT. Thực tế này cho thấy tác động bảo vệ tài
chính của BHYT là chưa đạt như mong đợi của người dân, kỳ vọng của
ngành y tế và mong muốn của Chính phủ.
Tại một số quốc gia, toàn bộ nh ng người thuộc nhóm 20% giàu nhất
đều được tiếp cận dịch vụ y tế trong khi đó có đến một nửa số trẻ em thuộc
nhóm 20% nghèo nhất kh ng được tiếp cận dịch vụ y tế

ột ví dụ về sự

chênh lệch sức khỏe rất lớn gi a các quốc gia như tỷ lệ tử vong trẻ em dưới
5 tuổi tại Hoa Kỳ (đại diện cho các nước giàu) là 7 , trong khi đó tỷ lệ này
0


00

tại Mali nước nghèo) là 126 (World Bank, 2006).
0

00

ặc thù của Việt Nam, là nước đang phát triển, bao gồm nhiều dân
tộc, sinh sống tại nhiều vùng miền và mức thu nhập khác nhau. Mặc dù các
nghiên cứu của WHO đánh giá về mức chi tiêu y tế thảm họa, nhưng trong
nghiên cứu này tác giả mong muốn tìm hiểu một khía cạnh khác của bức
tranh chi tiêu y tế của hộ gia đình bằng phương pháp đánh giá tác động.
Câu hỏi đặt ra là các yếu tố kinh tế xã hội cụ thể tác động như thế nào đến
chi tiêu y tế của hộ, cũng như tác giả muốn giải đáp câu hỏi liệu BHYT có
thực sự tác động đến chi trả trực tiếp cho y tế của hộ hay không?
Với các vấn đề thực tế trên, tác giả nhận thấy cần thiết phải thực hiện
đề tài nghiên cứu “Các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến chi tiêu trực
tiếp cho sức khỏe của hộ gia đình Việt Nam” Từ đó, đề tài góp phần
cung cấp một cơ sở lý luận, bằng chứng thực tiễn cho nhận xét, đánh giá sự


4
hợp lý của các chính sách y tế hiện hành; đồng thời góp phần kiến nghị giải
pháp khắc phục nh ng tồn tại, hạn chế của ngành y tế (nếu có).
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
ánh giá sự tương quan gi a mức thu nhập của hộ gia đình Việt
Nam dành để chi trả trực tiếp cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã sử
dụng với các đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ gia đình Việt Nam.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
(1)

ánh giá mối quan hệ gi a các đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ

gia đình với mức chi tiêu y tế trực tiếp từ nguồn thu nhập của hộ gia đình
Việt Nam.
(2)

ánh giá tác động của thu nhập, bảo hiểm xã hội đã ao gồm

BHYT) đến mức chi trả trực tiếp cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia
đình Việt Nam bằng phương pháp hồi quy Tobit và hồi quy phân vị.
1.3. Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu
Nghiên cứu tài chính y tế đã trở thành vấn đề quan trọng, đặc biệt
trong bối cảnh Việt am đang từng ước thực hiện các mục tiêu Thiên niên
kỷ trong đó có các vấn đề về y tế. Câu hỏi đặt ra là nh ng yếu tố nào tác
động nhiều nhất đến chi tiêu y tế của người dân, hay chi phí khám ch a
bệnh của hộ gia đình, và xu hướng tác động của chúng lên gánh nặng chi
tiêu cho y tế như thế nào? Sự tác động đó có nhất quán qua từng giai đoạn
hay không? Trong nghiên cứu này, tác giả tập trung đánh giá tác động của
các yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội lên chi tiêu trực tiếp cho chăm sóc sức khỏe.
Hiện nay, chi tiêu cho y tế đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của
toàn xã hội từ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế, các nhà khoa học,… và đặc
biệt là người dân. Vì vậy, thực hiện nghiên cứu này sẽ cung cấp thêm thông
tin, một góc nhìn định lượng,… để các nhà làm chính sách cũng như người
hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có thể lý giải phần nào sự thay
đổi trong chi tiêu y tế, tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân



5
theo các đặc điểm của dân số: thu nhập, dân tộc, vùng miền, địa bàn sinh
sống của hộ; và độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,… của chủ hộ. Từ đó,
ngành y tế sẽ thiết kế nh ng cơ chế, chính sách và hệ thống cơ sở y tế ngày
càng phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong chăm sức khỏe người dân.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
 Một là, hiện nay mức chi phí chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình Việt
am đang chịu tác động bởi nh ng yếu tố nào?
 Hai là, nh ng yếu tố bên ngoài như vùng miền, địa bàn cư trú; và
nh ng yếu tố không liên quan đến sức khỏe như thu nhập, học vấn, quy mô
hộ, dân tộc,… có tác động đến số tiền chi trả trực tiếp cho dịch vụ y tế của
hộ gia đình Việt Nam hay không? Nếu có thì tác động như thế nào?
 Ba là, giải pháp Bảo hiểm y tế mà nhà nước Việt Nam đang triển
khai thực hiện có thật sự làm giảm giảm gánh nặng chi tiêu y tế, chia sẽ rủi
ro tài chính của hộ gia đình Việt Nam hay không?
1.5. Dữ liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng Bộ d liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình
Việt

am năm 20 2 và 2010 (VHLSS 2012, VHLSS 2010) với các quan

sát là hộ gia đình.
hần m tả d liệu VHLSS 20 2 xem hụ lục B.2.
1.6. Đối tƣợng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu: Mức chi tiêu trực tiếp cho y tế từ nguồn thu
nhập của Hộ gia đình Việt Nam và các yếu tố liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Các hộ gia đình trong ộ d liệu VHLSS 2012
phân bố rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Giới hạn nghiên cứu: Chi tiêu cho sức khỏe là một khái niệm khá
rộng, bao gồm rất nhiều khoản chi: dinh dưỡng, cải thiện môi trường sống,

điều kiện làm việc, giải trí,… chứ không chỉ đơn thuần là nh ng khoản chi
cho dịch vụ y tế, khám ch a bệnh. Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng nguồn


6
d liệu thứ cấp có sẵn nên không có thông tin, không chủ động lựa chọn
đầy đủ các biến số cần thiết đại diện cho chi phí chăm sóc sức khỏe. Mặt
khác, trong thời gian cho phép của một Luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ có thể
sử dụng chi phí y tế làm đại diện cho chi tiêu chăm sóc sức khỏe.
1.7. Phƣơng pháp nghiên cứu
ề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp chính sau:
(1) hương pháp thống kê: Tổng hợp, phân tích số liệu thứ cấp qua
các Bộ số liệu VHLSS 2010, 2012;
(2) hương pháp nghiên cứu thực nghiệm: đề tài sử dụng phương
pháp hồi qui để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí chăm sóc y tế.
Tác giả sử dụng hai phương pháp phân tích: hồi quy tuyến tính Tobit, hồi
quy tứ phân vị. Từ kết quả hồi qui, uớc lượng các hệ số trong mô hình;
kiểm định mức phù hợp và ý nghĩa thống kê của mô hình.
Cụ thể, tính toán hồi quy của các yếu tố học vấn, độ tuổi, giới tính
của chủ hộ; yếu tố dân tộc, quy mô hộ, vùng miền sinh sống,… đặc biệt là
tác động của thu nhập và bảo hiểm xã hội đến mức chi tiêu trực tiếp cho
sức khỏe của hộ gia đình Việt Nam bằng phương pháp hồi quy Tobit.



có thể tổng hợp, ước lượng sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ
thuộc (chi tiêu cho y tế).
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng Phần mềm xử lý số liệu: Stata
2 để xử lý và phân tích kết quả hồi quy. tác giả cam kết chỉ sử dụng trong
học thuật, kh ng mang tính thương mại.

1.8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.8.1. Ý nghĩa thực tiễn:
ề tài nghiên cứu cung cấp một cơ sở lý luận về gánh nặng chi phí
trực tiếp cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe của hộ gia đình Việt Nam. Tác giả
cũng tham gia phân tích, đánh giá nh ng thành tựu cần phát huy và nh ng


7
hạn chế, yếu kém cần khắc phục trong quá trình hoàn thiện và nâng cao
chất lượng hoạt động của hệ thống y tế của một quốc gia đang phát triển.
Thông tin, kết quả nghiên cứu này giúp tác giả tìm hiểu mối quan hệ
gi a các đặc điểm kinh tế - xã hội với gánh nặng chi phí y tế của hộ, gợi ý
một góc nhìn định lượng về tương quan gi a thu nhập và chi tiêu y tế. Từ
đó, đề tài nghiên cứu có nh ng đóng góp về chính sách để hoàn thiện dần
hoạt động quản lý, điều hành dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
1.8.2. Ý nghĩa khoa học:
ề tài nghiên cứu góp phần bổ sung một bằng chứng thực tiễn cho
hệ thống lý thuyết về kinh tế học sức khỏe nói chung, lý thuyết về chi tiêu
cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói riêng; đồng thời kiểm chứng lại các học
thuyết kinh tế sức khỏe trước đó

ặt khác, nghiên cứu này cũng cung cấp

nh ng kết quả khác biệt mang tính đặc trưng của một nước có trình độ phát
triển nói chung, trình độ phát triển ngành y tế nói riêng ở mức trung bình
thấp, nhằm bổ sung cho các học thuyết, lý luận được tiến hành trước đây
1.8.3. Đối với tác giả:
Ngoài ý nghĩa đã nêu, việc thực hiện nghiên cứu này còn giúp cho
tác giả tìm hiểu, học hỏi thêm kiến thức; đồng thời tiếp thu và tích lũy kinh
nghiệm trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học về kinh

tế trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.
1.9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu bao gồm năm chương Trong đó:
- Chƣơng 1: Giới thiệu chung. Là chương mở đầu của luận văn, ao
gồm các vấn đề: (1) Sự cần thiết phải thực hiện đề tài nghiên cứu; (2) Câu
hỏi nghiên cứu và mục tiêu chính của đề tài nghiên cứu cũng như nguồn d
liệu cho nghiên cứu; (3) Giới thiệu khái quát về đề tài nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi và phương pháp nghiên cứu; và 4) Ý nghĩa của nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chương
này tập trung tìm hiểu, giới thiệu nh ng khái niệm và mối liên hệ gi a


8
chúng, mô hình lý thuyết, và các công trình nghiên cứu tương tự đã được
thực hiện tại Việt

am và các nước. Các nội dung trên giúp tác giả xác

định, đề xuất khung phân tích, cơ chế tác động của các biến, mô hình và
phương pháp nghiên cứu.
- Chƣơng 3: hương pháp nghiên cứu Chương này đề xuất phương
pháp cụ thể, trình bày chi tiết mô hình sử dụng để phân tích d liệu, cũng
như m tả một số đặc điểm cụ thể của nguồn d liệu được sử dụng cho
nghiên cứu.
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu, thảo luận. Với kết quả xử lý d
liệu bằng chương trình máy vi tính Stata), tác giả chọn lọc và thu thập các
các kết quả quan trọng (hệ số tương quan và mức ý nghĩa của chúng) của
m hình Qua đó, tác giả sẽ đưa ra các ình luận, nhận xét về vấn đề nghiên
cứu; về sự tác động, vai trò của các biến lên thuộc tính nghiên cứu.
- Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị - là chương tổng hợp, khái quát

nh ng kết quả chủ yếu đạt được, nh ng đóng góp tích cực và các tồn tại,
hạn chế của đề tài nhằm xây dựng một cơ sở khoa học cho vấn đề nghiên
cứu, đồng thời định hướng nh ng vấn đề cần giải quyết trong nh ng nghiên
cứu tiếp theo. Qua kết luận trên, tác giả cũng sẽ đưa ra một vài kiến nghị
thực tiễn.


9

Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
Chương này tập trung tìm hiểu, giới thiệu các khái niệm, các thuật
ng khoa học được sử dụng trong đề tài; giới thiệu tóm lược các học thuyết
khoa học, các công trình nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian qua.
Từ đó, tác giả tìm hiểu, đặt giả thuyết và lý giải cơ chế tác động ảnh hưởng
của các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2.1. Nền tảng lý thuyết
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về sức khỏe và yếu tố ảnh hưởng đến sức
khỏe
2.1.1.1. Sức khỏe và các yếu tố tác động đến sức khỏe
Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã
hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật
(theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, 2006).
Theo khái niệm trên, chúng ta có thể xác định được một số yếu tố cơ
bản có tác động đến tình trạng sức khỏe con người và chia thành các nhóm
chính như sau: yếu tố sinh học (bao gồm cả yếu tố di truyền); yếu tố hành
vi hay lối sống; yếu tố chất lượng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ có ảnh
hưởng đến tình trạng thể chất và yếu tố m i trường, bao gồm cả m i trường
tự nhiên và m i trường xã hội như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, điều
kiện kinh tế - xã hội, m i trường sống,… và điều kiện làm việc ảnh hưởng

đến tinh thần.
Trong cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, các loại bệnh tật liên quan
đến hành vi cá nhân như éo phì, tim mạch, tiểu đường, gút, các bệnh lây
truyền qua đường tình dục,… có xu hướng ngày càng gia tăng; chi phí điều
trị là gánh nặng đối với nhiều gia đình

iều này cho thấy hành vi sức khỏe

ngày càng gi vai trò quan trọng, thậm chí quyết định đến quá trình nỗ lực
bảo vệ và nâng cao sức khỏe của người dân. Con người khỏe mạnh hay đau
ốm thường là hậu quả do chính hành vi của họ gây ra; hành vi hoặc lối sống


10
không lành mạnh được xem là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật, tử
vong và các vấn đề sức khỏe khác.
2.1.1.2. Chi tiêu cho y tế
Là số tiền mà cá nhân, hộ gia đình đã ỏ ra để thanh toán các khoản
chi phí liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe trong một thời điểm,
một khoảng thời gian hay một giai đoạn cụ thể th ng thường là một năm)
Chi tiêu cho y tế có ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên hộ
gia đình vì nó liên quan trực tiếp đến khả năng tiếp cận với các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe (khi có nhu cầu hay khi gặp vấn đề về sức khỏe) cũng
như chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nếu bỏ qua sự chia sẽ rủi ro tài
chính trong y tế, người có khả năng chi tiêu cho y tế lớn hơn thường được
chăm sóc và ảo vệ sức khỏe tốt hơn
2.1.1.3. Giáo dục (trình độ học vấn của chủ hộ)
Theo Tổ chức Văn hoá,

hoa học và


iáo dục của Liên hợp quốc

E CO), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa
là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người
đó đã theo học
Trình độ học vấn có ảnh hưởng, đồng thời là biểu hiện của sự hiểu
biết, kinh nghiệm của người đó đối với sự vật, hiện tượng; trong đó có cả
tri thức về sức khỏe và hành vi bảo vệ sức khỏe.
2.1.1.4. Giới tính của chủ hộ:
Bao gồm giới tính nam và giới tính n . Rất nhiều nghiên cứu được
thực hiện và chỉ ra rằng: giới tính không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức
khỏe của người đó mà còn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe
của các thành viên khác trong gia đình

ự ảnh hưởng này thông qua sự

chia sẽ công việc, thu nhập, các quyết định, quan hệ xã hội,… đối với các
thành viên khác

ặc biệt, đối với chủ hộ gia đình thì sự ảnh hưởng này lớn

hơn, được thể hiện rõ ràng hơn


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--

LÊ ĐÌNH HIẾU


CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI TÁC ĐỘNG
ĐẾN CHI TIÊU TRỰC TIẾP CHO SỨC KHỎE
CỦA HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. HỒ VIẾT TIẾN

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


11
2.1.1.5. Vùng miền sinh sống
Mỗi vùng có nh ng đặc điểm địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau;
đặc điểm kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất, hạ tầng,… cũng khác nhau. Vì
vậy, mỗi vùng sẽ có sự tác động khác nhau đến sức khỏe người dân và chi
phí y tế của họ cũng rất khác nhau.
2.1.1.6. Tuổi tác của chủ hộ
Là số tuổi của chủ hộ. Cũng như giới tính, tuổi của chủ hộ cũng có
sự tác động nhất định đến hoàn cảnh kinh tế, sức khỏe của các thành viên
khác trong gia đình. Qua đó, tuổi của chủ hộ cũng được xem là một yếu tố
quan trọng ảnh hưởng đến chi tiêu y tế của hộ.
2.1.1.7. Thu nhập của hộ
Theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, thu nhập của hộ là toàn bộ
số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà
hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định,

thường là

năm Thu nhập của hộ bao gồm: tiền công, tiền lương; thu nhập

từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, từ sản xuất phi nông, lâm nghiệp,
thủy sản sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu khác như trợ cấp, quà
biếu, tiền mừng, lãi tiết kiệm,… mà hộ nhận được trong năm.
Tất cả các khoản chi tiêu của hộ đều được tài trợ từ nguồn thu nhập,
trong đó bao gồm cả chi tiêu cho y tế. Vì vậy ngoài tình trạng sức khỏe của
thành viên trong hộ, nếu thu nhập của hộ nhiều hơn thì chi tiêu cho y tế
thường có xu hướng cao hơn.
2.1.1.8. Bảo hiểm
Luật BHYT do Quốc hội an hành ngày 4

2008 sửa đổi ổ sung

ngày 3 6 20 4, “BHYT là hình thức bảo hiểm b t buộc được áp dụng đối
với c c đối tượng theo qu đ nh c a u t n

điều

u t

để

chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhu n do Nh nước tổ chức thực
hiện” Về cơ ản, đó là một cách dành dụm một khoản tiền trong số tiền thu
nhập của mỗi cá nhân hay mỗi hộ gia đình để đóng vào quỹ do

hà nước



12
đứng ra quản lý, nhằm giúp mọi thành viên tham gia quỹ có ngay một
khoản tiền trả trước cho các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khi
người tham gia không may ốm đau phải sử dụng các dịch vụ đó, mà kh ng
phải trực tiếp trả chi phí khám ch a bệnh Cơ quan

ảo hiểm xã hội sẽ

thanh toán khoản chi phí này theo quy định của Luật BHYT.
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam thừa nhận
quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) với cách tiếp cận BHYT là một nội dung thuộc an sinh xã hội và là
loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, nhằm đảm bảo chi phí y tế cho người
tham gia khi gặp rủi ro, ốm đau, ệnh tật.
ản chất của
lực tài chính cho y tế

T là chia sẻ, phân tán nguy cơ và huy động nguồn
T gi p tăng nguồn tài chính cho y tế rất lớn, góp

phần tăng quy m và chất lượng của các dịch vụ y tế phục vụ người dân,
đồng thời giảm tỷ lệ ngân sách đầu tư cho y tế để phục vụ cho các lĩnh vực
quan trọng khác của đất nước
2.1.2. Chi tiêu trực tiếp cho y tế (chăm sóc sức khỏe) và các yếu tố liên
quan
Chi tiêu trực tiếp cho y tế (OOP) là số tiền mà hộ gia đình phải chịu
trách nhiệm chi trả cho các khoản chi phí sử dụng dịch vụ y tế từ nguồn thu
nhập của họ trong một khoản thời gian nhất định thường là một năm).

OOP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như quy mô hộ, vùng miền
sinh sống, thu nhập hộ, chi mua bảo hiểm, chi thực phẩm và không phải
thực phẩm của hộ, giới tính, độ tuổi,… và trình độ học vấn của chủ hộ.
Th ng thường thu nhập của hộ gia đình được sử dụng để trang trải
cho rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau, từ hàng hóa thiết yếu, dịch vụ y tế
đến các loại hàng hóa, dịch vụ xa xỉ

ể đơn giản hóa và phù hợp với mục

tiêu nghiên cứu, tác giả phân chia các khoản chi tiêu thành hai nhóm:
(1) Chi tiêu cho dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe;
(2) Chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ khác.


13
* Hai khái niệm cơ bản trong Lý thuyết hành vi lựa chọn c a người
tiêu dùng
Tập hợp tất cả các phương án kết hợp khác nhau của hàng hóa, dịch
vụ mà người tiêu dùng có thể mua trong giới hạn khả năng chi tiêu hoặc
thu nhập) của họ được gọi là đường ngân sách đường giới hạn ngân sách
là đường nối gi a hai điểm I/PX và I/PY)

hư vậy, nếu thu nhập của người

tiêu dùng càng cao, giá hàng hóa - dịch vụ kh ng đổi (hoặc giá hàng hóa dịch vụ giảm, thu nhập gi nguyên) thì đường ngân sách ([I/Px][I/PY]) dịch
chuyển ra ngoài, không gian lựa chọn của người tiêu dùng được mở rộng,
người tiêu dùng có khả năng mua nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn và ngược
lại.

QY

B

I/PY

D

U1
QY*
C
U0

A
U2
0

QX*

I/PX

QX

ình . : Đường b ng quan, đường ngân s ch v điểm cân bằng tiêu dùng
ường àng quan đường đẳng ích: U) là tập hợp các phương án kết
hợp tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ khác nhau có cùng mức h u dụng. Các
đường bàng quan khác nhau (U0, U1, U2) thì không cắt nhau và có mức h u
dụng khác nhau

ường bàng quan có mức h u dụng cao hơn thì được ưa

thích hơn; nghĩa là người tiêu dùng có xu hướng thích tiêu dùng nhiều hơn

đối với một sản phẩm, dịch vụ. Theo đó, các phương án tiêu dùng nằm trên


14
đường bàng quan (U1) được ưa thích hơn phương án tiêu dùng nằm trên
đường bàng quan (U0) và do đó sẽ được ưa thích hơn các phương án tiêu
dùng nằm trên đường bàng quan (U2).
ể tối đa hóa h u dụng, người tiêu dùng sẽ lựa chọn sự kết hợp gi a
hàng hóa, dịch vụ mà tại đó đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan
cao nhất

hương án kết hợp này gọi là điểm cân bằng tiêu dùng.

hư vậy, theo lý thuyết hành vi lựa chọn của người tiêu dùng thì
tổng mức chi tiêu cho dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe với chi tiêu hàng
hóa dịch vụ khác phải là phương án kết hợp nào đó trên đường ngân sách
của hộ gia đình

iều này có nghĩa là khi thu nhập càng cao thì khả năng

chi tiêu cho y tế càng cao và ngược lại Tương tự như vậy, nếu BHYT
thanh toán chi phí cho dịch vụ khám ch a bệnh, người dân có xu hướng sử
dụng dịch vụ nhiều hơn

ặt khác, sự kết hợp này phải là một phương án

nào đó nằm trên đường bàng quan nhất định, có tỷ lệ thay thế biên nhất
định tùy thuộc vào cảm nhận của người dân và giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Trong khi đó, giá cả hàng hóa, dịch vụ trong đó có dịch vụ y tế) lại
chịu ảnh hưởng bởi yếu tố: vùng miền, địa bàn cung cấp dịch vụ. Cảm nhận

của người dân về dịch vụ y tế càng phức tạp hơn, phụ thuộc vào nhiều yếu
tố hơn; sự thay đổi này phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức
khỏe, học vấn, dân tộc,…. Vì vậy, mức chi tiêu cho dịch vụ y tế, chăm sóc
sức khỏe cũng có sự thay đổi theo các yếu tố nêu trên.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm liên quan
2.2.1. “Xu hướng chi tiêu y tế quốc gia thường niên 1975-2013” ở Canada
Theo lần tái bản thứ 17, ấn phẩm “Xu hướng chi tiêu y tế quốc gia
thường niên 1975-2013” trên đã khảo sát, nghiên cứu số liệu tổng chi tiêu y
tế của Canada từ năm 975 đến năm 20 3. Nghiên cứu cho chúng ta có một
cái nhìn tổng quan về số tiền chi cho chăm sóc sức khỏe hàng năm, tiền đó
được sử dụng vào việc gì, cho ai, và có nguồn gốc từ đâu. Nó so sánh d


15
liệu chi tiêu đặc trưng ở cấp tỉnh, quốc gia (lãnh thổ) và quốc tế, cũng như
xu hướng chi tiêu y tế của Canada từ năm 975 đến nay.
Nghiên cứu này thu được các kết quả như sau:
(1) Chi tiêu y tế ình quân đầu người có sự khác nhau gi a các địa
phương; trong đó chi tiêu y tế cao nhất tại Newfoundland và Labrador
7 32 đ người năm), thấp nhất tại Que ec 5 53 đ người năm)
(2) Chi tiêu y tế ình quân đầu người theo độ tuổi cũng có sự khác
nhau: cao nhất là đối tượng trên 65 tuổi (

794 đ người năm), đặc biệt

chi tiêu y tế dành cho người cao niên (trên 80 tuổi) cao gấp 3 lần người già
có độ tuổi từ 65 tuổi đến 69 tuổi (20 387 đ người so với 6 43 đ người).
Chi tiêu y tế năm 20

cho trẻ trẻ em dưới 1 tuổi (9 632 đ người năm) cao


hơn so với người dân Canada trong độ tuổi từ 1 đến 64 (2.341đ người).
2.2.2.

c động c a BHYT tự nguyện đến việc sử dụng d ch vụ chăm sóc
sức khỏe và thanh toán trực tiếp: Một bằng chứng mới cho Việt Nam
Vì cho rằng có rất nhiều nghiên cứu thực tế về bảo hiểm y tế tự

nguyện ở Việt Nam nhưng tác động nhân quả của bảo hiểm y tế tự nguyện
ít được biết đến, Tác giả Nguyễn Việt Cường (2011) sử dụng bộ d liệu
VHLSS 2004, 2006 để nghiên cứu về tác động của BHYT tự nguyện đến
việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thanh toán trực tiếp. Trong
nghiên cứu này, tác giả đo lường tác động của bảo hiểm y tế tự nguyện đến
việc sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và thanh toán từ tiền túi.
Qua nghiên cứu này, Tác giả phát hiện ra rằng bảo hiểm y tế tự
nguyện giúp nhân dân (có tham gia bảo hiểm) tăng số lượt khám ch a bệnh
ngoại trú và nội trú hàng năm khoảng 45% và 70%, tương ứng. Tuy nhiên,
tác động của bảo hiểm y tế tự nguyện lên số tiền thanh toán trực tiếp từ tiền
túi cho chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại kh ng có ý nghĩa thống kê.
2.2.3. Đề t i “Chi tiêu

tế và gánh nặng nợ nần c a c c gia đình nghèo:

Bằng chứng từ Campuchia”:


16
ăm 2004, W Van Damme và cộng sự đã tiến hành khảo sát trên
quy mô 72 hộ gia đình có ệnh nhân sốt xuất huyết. Mục tiêu đề tài nghiên
cứu là hành vi lựa chọn dịch vụ bảo vệ sức khỏe, chi tiêu trực tiếp cho y tế

và cách thức xoay sở để trang trải cho gánh nặng chi phí đó

ay nói cách

khác là chi trả chi phí y tế có tác động như thế nào đến gánh nặng nợ trong
một khu vực nông thôn nghèo ở Campuchia.
Kết quả nghiên cứu cho rằng: Số tiền mà hộ gia đình trực tiếp chi trả
(từ thu nhập của họ) cho dịch vụ y tế phụ thuộc chủ yếu vào cơ sở chăm
sóc sức khỏe mà họ chọn. Nh ng người sử dụng dịch vụ y tế tư nhân chi trả
cao hơn người sử dụng bệnh viện công (có BHYT, tài trợ,…) Tại đây, chi
tiêu y tế thường xuyên gây ra nợ nần và có thể dẫn đến nghèo đói. Một hệ
thống y tế công lập đáng tin cậy, dễ tiếp cận là cần thiết để ngăn chặn chi
phí y tế thảm họa, và cho phép các chiến lược khác, chẳng hạn như mạng
lưới an sinh cho người nghèo, trở nên hiệu quả toàn diện.
2.2.4. Nghiên cứu “

c động c a chi tiêu y tế đến hộ gia đình và các giải

ph p t i chính kh c nhau”
Theo Tài liệu này, WHO (2004) cho rằng: Tổng chi tiêu y tế trong
tổng sản phẩm xã hội trên thế giới tăng từ 3% (năm 948) lên hơn 8% hiện
nay. ăm 200 , Thế giới đã chi 3 800 tỷ USD cho hoạt động chăm sóc sức
khỏe. Tuy nhiên, chi tiêu y tế ình quân đầu người khu vực Trung

ng có

sự khác biệt lớn với các nước còn lại. Hầu hết các Chính phủ trong khu vực
đã phải cắt giảm chi tiêu ngân sách thực tế bình quân đầu người cho y tế vì
nền kinh tế yếu kém.


ể duy trì tính toàn vẹn của hệ thống y tế công cộng,

các nhà làm chính sách y tế đã giới thiệu biện pháp ngăn chặn chi phí và
chiến lược thu hồi chi phí, kể cả phí sử dụng bừa bãi.
Kết quả là, các hộ gia đình đã phải đối mặt nhiều hơn với khó khăn
tài chính để chi trả cho các dịch vụ y tế cần thiết. Một số hộ gia đình, đặc
biệt là các hộ gia đình nghèo, phải dành một phần đáng kể thu nhập chi trả
cho các dịch vụ y tế và họ đang bị đẩy vào cảnh đói nghèo, với nh ng hậu
quả thảm khốc. Nhiều hộ gia đình phải đối mặt với chi phí y tế lớn, so với


17
thu nhập của họ, phải đi vay, bán tài sản hoặc từ bỏ dịch vụ y tế cần thiết,
chấp nhận sống (hoặc chết) với bệnh tật trong người. ơn n a, như một kết
quả tất yếu trong vòng lẩn quẩn gi a sức khỏe và nghèo đói, nhiều hộ gia
đình sẽ không thể tự giải thoát khỏi cái bẫy của bệnh tật và đói nghèo khi
họ rơi vào đó.
Kết quả thực nghiệm cho rằng chi tiêu tiền túi cho dịch vụ y tế là thủ
phạm chính đằng sau chi phí y tế thảm họa. Trong hầu hết các nước nghèo
và thu nhập trung bình, chi trả trực tiếp của hộ gia đình chiếm hơn 50%
tổng chi y tế. Chương trình ảo hiểm y tế đề ra giải pháp trực tiếp để loại
bỏ các chi phí y tế thảm họa.
Có nhiều lựa chọn tài chính y tế khác nhau để phát triển chương trình
bảo hiểm toàn dân, bao gồm cả chương trình chính phủ tài trợ về thuế tài
trợ và xã hội, bảo hiểm y tế tư nhân và cộng đồng. Tuy nhiên, không có
chương trình bảo hiểm phù hợp cho tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ.
Kinh nghiệm của các quốc gia đã đạt được bảo hiểm toàn dân trên thế giới
cho thấy rằng tất cả họ đều đi qua một quá trình chuyển đổi. Trong quá
trình chuyển đổi, tỷ lệ chi tiêu công thông qua thuế và/ hoặc bảo hiểm y tế
xã hội tăng, trong khi tỷ lệ chi tiêu tiền túi giảm. Thời gian, phương pháp

chuyển tiếp được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm cả ý chí chính trị của
các nhà lãnh đạo và hoàn cảnh kinh tế của đất nước.
2.2.5. Bằng chứng mới về vai trò c a kiều hối đối với chi phí chăm sóc sức
khỏe c a các hộ gia đình Mexico
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng số liệu cuộc điều tra quốc gia
về thu nhập và chi tiêu ở Mexico 2002 (E I

) để phân tích, đưa ra kết

quả rằng kiều hối quốc tế làm tăng chi tiêu chăm sóc sức khỏe.
Cứ mỗi 100 peso thu nhập chuyển tiền (kiều hối) tăng thêm, có
khoảng 6 peso được chi tiêu cho y tế.

ộ nhạy của chi phí chăm sóc sức

khỏe với các mức của biến kiều hối quốc tế lớn hơn gần gấp ba lần phản
ứng của nó với nh ng thay đổi trong các nguồn thu nhập khác của gia đình.


×