Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TẠ QUANG VŨ

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TẠ QUANG VŨ

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính-Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ QUANG CƯỜNG


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Giáo
viên hướng dẫn là TS. Lê Quang Cường. Những tài liệu và dữ liệu nghiên cứu được
tham khảo và sử dụng trong luận văn đều có trích dẫn nguồn tài liệu rõ ràng. Nếu
phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Tạ Quang Vũ


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................2
1.1 Lý do thực hiện đề tài .......................................................................................2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu .................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................3
1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu ..................................................................................3
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................5
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................6
2.1 Tổng quan về lý thuyết .....................................................................................6

2.1.1 Khái niệm đầu tư công ...............................................................................6
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng trưởng
kinh tế ..................................................................................................................7
2.2 Các mô hình về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế ....................................10
2.2.1 Mô hình tân cổ điển..................................................................................10
2.2.2 Mô hình Barro ..........................................................................................12
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế ...................................................................................................................13
2.3.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài ..................................................13
2.3.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước ............................................16


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................17
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CÔNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ TẠI VIỆT NAM ................................................................................................18
3.1 Khái quát về tình hình kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1976 - 2014 ..........18
3.1.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1976 - 1985 ..................................18
3.1.2 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 .................................19
3.2 Phân tích thực trạng đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 ........22
3.2.1 Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1986 – 2014 .....................................22
3.2.2 Hiệu quả đầu tư công giai đoạn 1986 – 2014..........................................28
3.3 Đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
giai đoạn 1986 – 2014 ..........................................................................................31
3.3.1 Kết quả đạt được ......................................................................................31
3.3.2 Hạn chế ....................................................................................................35
3.3.3 Nguyên nhân hạn chế ...............................................................................38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................39
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MỐI LIÊN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG
VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ..............................................40
4.1 Mô hình thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu ....................................40

4.2 Kỳ vọng dấu ....................................................................................................43
4.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................44
4.4 Kết quả thực nghiệm ......................................................................................45
4.4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị .........................................................................45
4.4.2 Kiểm định sự tồn tại mối quan hệ dài hạn ...............................................45
4.4.3 Ước lượng các hệ số dài hạn ...................................................................46


4.4.4 Ước lượng các hệ số ngắn hạn ................................................................51
4.4.5 Kết luận ....................................................................................................54
4.5 Hạn chế của mô hình định lượng .................................................................55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................55
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG Ở
VIỆT NAM ..............................................................................................................56
5.1 Định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020..............................56
5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công .............................................57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................61
KẾT LUẬN ..............................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADF

Augmented Dickey-Fuller

AIC


Akaike Information Criterion

ARDL

Autoregressive distributed Lag Approach

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CUSUMSQ

Cumulative Sum of Squares

CUSUM

Cumulative Sum

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

ECM

Error Correction Model


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

Tổng cục thống kê Việt Nam

ICOR

Incremental Capital Output Ratio

NSNN

Ngân sách nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

SBC


Schawart’s Bayesian Information Criterion

USD

Đô la Mỹ

WB

Ngân hàng thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Hệ số ICOR các thành phần kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
...................................................................................................................................29
Bảng 3.2: Cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ...................32
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ........................................................45
Bảng 4.2: Thống kê lựa chọn độ trễ.......................................................................45
Bảng 4.3: Kiểm định F về tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến ................46
Bảng 4.4: Phân tích mối quan hệ dài hạn .............................................................46
Bảng 4.5: Kiểm định Wald phương trình (4.6) ....................................................49
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định dạng hàm của phương trình (4.6) ........................49
Bảng 4.7: Kiểm định tự tương quan của phương trình (4.6) ..............................49
Bảng 4.8: Bảng kiểm định phương sai sai số thay đổi của phương trình (4.6) .50
Bảng 4.9: Bảng Phân tích mối quan hệ ngắn hạn ................................................51
Bảng 4.10: Kiểm định Wald mô hình ECM..........................................................52
Bảng 4.11: Kết quả kiểm định dạng hàm mô hình ECM ....................................52
Bảng 4.12: Kiểm định tự tương quan mô hình ECM ..........................................52
Bảng 4.13: Kiểm định phương sai sai số thay đổi mô hình ECM .......................52



DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mô hình hóa sự gia tăng vốn công đến sản lượng ...............................11
Hình 2.2: Mô hình ảnh hưởng của các giai đoạn đầu tư công ............................12
Hình 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 1986 – 2014
...................................................................................................................................21
Hình 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo thành phần kinh tế ....................23
Hình 3.3: Tăng trưởng vốn đầu tư theo nguồn vốn .............................................24
Hình 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo nguồn vốn đầu tư ........................25
Hình 3.5: Cơ cấu vốn đầu tư công phân theo ngành kinh tế ..............................27
Hình 3.6: Cơ cấu đầu tư công phân theo cấp quản lý..........................................28
Hình 3.7: So sánh hệ số ICOR của các thành phần kinh tế ................................31
Hình 4.1: Kết quả kiểm định Histogram-Normality của phương trình (4.6) ....50
Hình 4.2: Kết quả kiểm định Histogram-Normality mô hình ECM ..................53
Hình 4.3: Đồ thị CUSUM và CUSUMSQ mô hình ECM ....................................54


1

MỞ ĐẦU
Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
ở Việt Nam sử dụng dữ liệu thực tế hàng năm trong giai đoạn 1986 – 2015. Phương
pháp kiểm định giới hạn ARDL được sử dụng để kiểm tra tác động ngắn hạn cũng
như dài hạn của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Kết quả cho thấy
đầu tư công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cả trong ngắn
hạn và dài hạn. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng tìm thấy các tác động tích cực của
đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài và chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế.


2


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 Lý do thực hiện đề tài
Sau gần ba thập kỷ chuyển đổi cơ chế kinh tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu đáng kể, thay đổi từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển trở thành
nước đang phát triển và xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình. Đầu tư công
giữ vai trò quan trọng trong việc đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế nhất
định trong thời kỳ đổi mới. Đầu tư công (hay đầu tư của Nhà nước) bao gồm tất cả
các khoản đầu tư do chính phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước
tiến hành. Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội,
đóng vai trò tạo những nền tảng vật chất kĩ thuật cho đất nước, là "giá đỡ" cho các
thành phần kinh tế khác phát triển đồng thời thúc đẩy thực hiện chính sách phúc lợi
xã hội và phát triển kinh tế bền vững.
Tuy nhiên, tác động của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế cũng như hiệu quả
của đầu tư công vẫn còn là vấn đề cần tranh luận. Vì vậy, để đạt được mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô và phát trưởng kinh tế bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trong đó, đầu tư công giữ vai trò là động lực của nền kinh tế thì yêu cầu đặt ra là
cần nghiên cứu một cách sâu sắc tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế,
từ đó tìm ra những biện pháp quản lý đầu tư công hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Hiện tại các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế tại Việt Nam còn rất hạn chế. Do đó, bằng cách tiếp cận mô hình
ARDL cùng với số liệuđược thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy,phương pháp
chọn mẫu phù hợp, bài nghiên cứu sẽ góp phần khẳng định thêm minh chứng thực
nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Từ đó
đưa ra một số khuyến nghị cho Chính phủ nhằm quản lý đầu tư công hiệu quả và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Mối quan
hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt
Nam”.


3


1.2 Mục tiêu nghiên cứu và Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam trong giai đoạn 1986 – 2015 với mục tiêu xác định mối quan hệ và đo
lường mức độ tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ đó
đưa ra một số gợi ý chính sách cho Chính phủ dựa trên kết quả thực nghiệm nhằm
quản lý đầu tư công hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để có thể đạt được các mục tiêu trên, bài nghiên cứu đưa ra các câu hỏi nghiên cứu
như sau:
Thứ nhất, thực trạng đầu tư công của Việt Nam trong giai đoạn 1986 - 2015?
Thứ hai, mối quan hệ giữa và mức độ tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế ở Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, từ kết quả bài nghiên cứu, có thể đưa ra những hàm ý chính sách nào cho
Chính phủ nhằm quản lý đầu tư công hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
thời gian tới?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu được thực hiện để kiểm định mối quan hệ giữa đầu tư công và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam. Nghiên cứu sẽ xem xét tác động của các biến đến tăng
trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Phạm vi nghiên cứu: Bài nghiên cứu dùng số liệu thực tế hàng năm tại Việt Nam từ
1986 - 2015 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới) (Trong đó:
năm 2015 là số liệu 9 tháng đầu năm) để xem xét mối quan hệ giữa đầu tư công và
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, kiểm tra các lý thuyết về mối quan hệ giữa hai biến
số này.
1.4 Cấu trúc bài nghiên cứu
Bài nghiên cứu được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng quan các vấn
đề trong bài nghiên cứu:lí do chọn đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, đối tượng


4


và phạm vi nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết bao gồm: khái niệm
đầu tư công, cơ sở lý thuyết về mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng
trưởng kinh tế, các mô hình về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vàcác nghiên cứu
thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Chương 3 trình
bày thực trạng đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Chương 4 trình
bày kết quả kiểm định mối liên hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tại Việt
Nam. Chương 5 đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công tại
Việt Nam.


5

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Vốn đầu tư là một yếu tố rất quan trọng trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh
tế. Trong đó, đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đóng
góp rất lớn vào việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tuy nhiên hiệu quả của đầu tư công tại Việt Nam trong thời gian qua cần phải được
xem xét lại. Với mục tiêu trả lời cho câu hỏi Có mối quan hệ nào giữa đầu tư công
và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam hay không? Bài nghiên cứu thực hiện kiểm định
mối quan hệ giữa hai biến số này trong giai đoạn 1986-2015.


6

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về lý thuyết
2.1.1 Khái niệm đầu tư công
Kinh tế học định nghĩa đầu tư công là việc đầu tư để tạo năng lực sản xuất, cung
ứng hàng hóa công cộng và chi tiêu chính phủ, là các khoản chi của chính phủ để

cung ứng hàng hóa công cộng như xây dựng đường xá, trường học, dịch vụ phòng
và chữa bệnh, bảo đảm an ninh, quốc phòng...
Hiểu theo định nghĩa của đầu tư: Đầu tư công là việc sử dụng nguồn vốn nhà nước
để đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội không
nhằm mục đích kinh doanh. Đầu tư công gồm:
- Chương trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
môi trường, phòng quốc, an ninh; các dự án đầu tư không có điều kiện xã hội hoá
thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục, đào tạo và các
lĩnh vực khác.
- Chương trình mục tiêu, dự án phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa
chữa tài sản cố định bằng vốn sự nghiệp.
- Các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước theo quy định của pháp
luật.
- Chương trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.
Hiểu theo nghĩa hẹp hơn thì đầu tư công bao gồm tất cả các khoản đầu tư do chính
phủ và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước tiến hành. Trong quan
niệm này, đầu tư công được xét không phải từ góc độ mục đích (có sản xuất hàng
hóa công cộng hay không, có mang tính kinh doanh hay là phi lợi nhuận) mà từ góc
độ tính sở hữu của nguồn vốn dùng để đầu tư. Cụ thể, đầu tư công là đầu tư bằng
nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành, bao gồm: vốn ngân
sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển


7

của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước và các vốn
khác do Nhà nước quản lý.
Trong nghiên cứu của mình tác giả sử dụng cách tiếp cận đầu tư công từ góc độ tính

chất sở hữu của nguồn vốn trong đầu tư. Như vậy đầu tư công (đầu tư Nhà nước)
bao gồm tất cả các khoản đầu tư do Nhà nước và DNNN tiến hành.
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ tác động của đầu tư công và tăng trưởng kinh
tế
 Đầu tư công thúc đẩy tăng trưởng GDP
Vốn đầu tư công là một thành phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư của toàn xã
hội, một nhân tố có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế ở hai mặt: tổng cung và tổng cầu. Theo
Adam Smith (đầu thế kỷ 18) thì việc tăng vốn đầu tư sẽ dẫn đến tăng sức lao động
và tăng công sụ sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng, từ đó mở rộng sản xuất. Tới
thế kỷ 19, K.Marx đã đề cập đến vốn như là một trong bốn yếu tố tác động đến quá
trình tái sản xuất bao gồm đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kế
thừa những tư tưởng trên, các nhà kinh tế tân cổ điển tiêu biểu là Cobb và Douglas
đã phân tích rõ vai trò của vốn thông qua hàm sản xuất. Như vậy, tăng quy mô vốn
đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế nếu các yếu tố
khác không thay đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn được thực hiện thông
qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do
đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế.
Ngoài ra, đầu tư còn là một thành phần quan trọng của tổng cầu. Theo Keynes, tổng
sản lượng của nền kinh tế hình thành nhờ vào việc hiện thực hóa những quyết định
chi tiêu: chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu cho đầu tư mở rộng kinh doanh
của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ và chi tiêu ròng của nền kinh tế bên ngoài
đối với sản phẩm nội địa.
AD = C + I + G + X – M


8

Như vậy, gia tăng đầu tư sẽ làm cho tổng cầu tăng trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi. Sự thay đổi tổng cung, tổng cầu được phản ánh qua tốc độ tăng trưởng

kinh tế. Như vậy thay đổi quy mô vốn đầu tư cũng là nguyên nhân làm thay đổi tộc
độ tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa đầu tư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ
biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở
lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời
kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm.
 Tác động đổi mới công nghệ
Đầu tư công là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển
khoa học công nghệ của một quốc gia. Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác
nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển
do có nhiều lao động và nguyên liệu nên thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng
nhiều lao động và nguyên liệu. Sau đó, giảm dần hàm lượng lao động và nguyên
liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông
qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư
mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Quá trình
này là quá trình chuyển từ đầu tư nhỏ sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư.
Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo cho sự thành công của quá trình
chuyển đổi và phát triển của khoa học công nghệ. Đầu tư công chính là nguồn vốn
quan trọng làm thay đổi công nghệ, tác động không nhỏ đến sự phát triển của khoa
học kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất, làm tăng quy mô sản lượng, tăng sức
cạnh tranh của nền kinh tế.
 Tác động đến dịch chuyển cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng các bộ phận cấu thành
nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng
đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành, vùng.


9

Đầu tư công góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến

lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên
phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền
kinh tế. Đối với cơ cấu ngành, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử
dụng vốn hiệu quả cao hay thấp…đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả
năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các
ngành mới. Do đó làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư công có tác dụng giải quyết những mất cân đối về
phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình
trạng nghèo đói, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh
tế, chính trị…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc
đẩy những vùng khác cùng phát triển.
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động
Nhiều nhà kinh tế học cho rằng nguồn nhân lực hay vốn con người là yếu tố quan
trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác của sản xuất như vốn,
công nghệ, nguyên vật liệu đều có thể mua hoặc vay mượn nhưng nguồn nhân lực
thì rất khó có thể làm như vậy. Đầu tư công vào lĩnh vực con người, lĩnh vực giáo
dục đào tạo, lĩnh vực nghiên cứu phát triển sẽ giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, nâng cao năng suất lao động. Vì vậy con người có sức khỏe, trí tuệ, tay nghề
cao, có động lực và nhiệt tình, được tổ chức chặt chẽ là nhân tố cơ bản thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế.
 Tác động thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển
Đầu tư công vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng là một nội dung quan trọng trong chi đầu
tư công. Kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại là điều kiện để nền kinh tế phát triển
nhanh và bền vững. Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng
vốn đầu tư đa dạng trong và ngoài nước, đặc biệt là dòng vốn FDI. Kết cấu hạ tầng
liên quan đến cả yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động kinh doanh, nên nó là điều


10


kiện nền tảng để các nhà đầu tư khai tác lợi nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và
thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn để triển khai dự án, chi phí đầu tư tăng
cao, quyền lợi của nhà đầu tư không được đảm bảo, do vậy sẽ không muốn đầu tư
nguồn vốn của mình. Như vậy, đầu tư công vào lĩnh vực kết cầu hạ tầng sẽ có tác
dụng thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển.
 Tác động nâng cao phúc lợi và mức sống của người dân
Ngoài tác động thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sản xuất
kinh doanh phát triển như đã trình bày ở trên, đầu tư công vào lĩnh vực kết cấu hạ
tầng còn có tác động nâng cao phúc lợi và mức sống của người dân. Kết cấu hạ tầng
phát triển thực sự có ích cho người nghèo. Có thể kể đến những cơ sở hạ tầng thiết
yếu ở các vùng nghèo như trường học, trạm y tế, thủy lợi, đường giao thông nông
thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường…Phúc lợi xã hội cũng được nâng cao thông
qua nhiều chương trình như tín dụng đối với học sinh nghèo, cho vay vốn phát triển
sản xuất đối với các hộ gia đình đặc biệt khó khăn…Nhờ vậy, mức sống của người
dân ngày càng được cải thiện.
2.2 Các mô hình về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Mô hình tân cổ điển
Hầu hết các nghiên cứu về đầu tư công và tăng trưởng kinh tế đều bắt nguồn từ việc
giả định vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân là bổ sung cho nhau. Đây là điều hợp lý
vì mục đích sử dụng vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân hoàn toàn khác nhau. Vốn
công chủ yếu đầu tư vào các hàng hóa công công như: Đường giao thông, cung cấp
điện nước…
Trong trường hợp này mô hình lí thuyết dựa trên cách tiếp cận mô hình tân cổ điển
được mô tả như sau:
Hàm sản xuất tổng hợp cho nền kinh tế:
Y=A. f(K,G, N, L) (i)



11

Trong đó: Y là tổng sản lượng; K vốn tư nhân; N: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, L:
lực lượng lao động; A là trình độ công nghệ năng suất các yếu tố.
Mô hình hóa theo cách này, sự gia tăng vốn công làm tăng sản lượng tổng hợp. Nó
cũng làm tăng năng suất của tất cả các yếu tố khác, bao gồm cả lao động. Nếu thị
trường lao động là cạnh tranh và sự cung ứng lao động là không co dãn, sự tăng lên
của năng suất lao động dẫn đến sự gia tăng trong tiền lương.
Output

Public capital
Hình 2.1: Mô hình hóa sự gia tăng vốn công đến sản lượng
Nguồn: Aaron H (1970)
Khi vốn công và tư nhân bổ sung, sự ra tăng của vốn công sẽ nâng cao tỷ lệ năng
trưởng của một quốc gia, ít nhất là lên một điểm.
Để minh họa, giả sử phương trình (i) có thể được minh họa bởi hàm Cobb –
Douglas:
y = A. k ∝ g β (ii)
Trong đó: y=Y/L là năng suất lao động của một công nhân; k=K/L là vốn tư nhân
trên một công nhân; g=G/L là vốn công của một công nhân, hệ số ∝, β kà đại diện
cho hệ số co dãn của sản lượng tổng hợp với nguồn vốn tư nhân và vốn công (giả sử
cũng là tỷ lệ tiết kiệm tư nhân không bị ảnh hưởng bởi đầu tư tư nhân).
Dài hạn hoặc ổn định mức sản lượng đầu ra của một công nhân được viết bởi hàm:
1

sp

α

sg β


y ∗ = Aγ ( )γ ( )γ (iii)
δk

δg


12

Trong đó: 𝑠𝑝 là cổ phần của đầu tư tư nhân trong thu nhập quốc dân; 𝑠𝑔 là sổ phần
của đầu tư công trong thu nhập quốc dân; 𝛿𝑘 , 𝛿𝑔 là khấu hao vốn tư và vốn công
tương ứng và𝛾 = 1 − 𝛼 − 𝛽.
Với mô hình này dự đoán rằng, trong dài hạn các nước có tỷ lệ cao hơn của đầu tư
công sẽ có mức năng suất trên một công nhân lớn hơn. Trong ngắn hạn và trung hạn
các quốc gia có tỷ lệ cao hơn của đầu tư công sẽ có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn
(trong trường hợp dài hạn năng suất lao động ổn định).
2.2.2 Mô hình Barro
Nghiên cứu của Barro (1990) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về điểm tối
ưu đầu tư công. Theo ông tác động của đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế có ba
giai đoạn và đi theo hình chữ U ngược. Mức độ đầu tư công đến điểm A (lúc đầu tư
công còn thấp) làm tăng lợi nhuận đầu tư tư nhân, tỷ lệ tiết kiệm tư nhân và tỷ lệ
tăng trưởng. Đây là giai đoạn “bổ sung”. Sau điểm A, tác động tiêu cực của thuế
cao hơn sẽ bù đắp những ảnh hưởng tích cực của vốn nhiều hơn vào lợi nhuận để
đầu tư tư nhân và sự gia tăng hơn nữa của đầu tư tư nhân (biểu thị sụt giảm tăng
trưởng đầu tư tư nhân và sự tăng lên của đầu tư công) và sự sụt giảm của tỷ lệ tiết
kiệm tư nhân. Tuy nhiên giữa điểm A và B, tăng đầu tư công vẫn tiếp tục nâng cao
tốc độ tăng trưởng kinh tế vì đầu tư công vẫn có năng suất cao. Đây có thể gọi là
giai đoạn “hiệu quả”. Qua điểm B, đầu tư công kém năng suất hơn và làm tăng tỷ lệ
tiết kiệm cùng với đó là sự giảm sút của tỷ lệ tăng trưởng. Đây gọi là giai đoạn “lấn
át không hiệu quả”. Mức tối ưu của đầu tư công (tính trên GDP) là điểm B.

Tốc độ tăng
trưởng
kinh tế

A

B

Đầu tư công/GDP

Hình 2.2: Mô hình ảnh hưởng của các giai đoạn đầu tư công
Nguồn: Barro (1990)


13

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế
2.3.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Từ trước đến nay, trên thế giới có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về mối quan hệ
tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, sau đây tác giả xin trình bày tóm
lược một vài nghiên cứu điển hình về vấn đề này.
 Đầu tư công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
Một trong những nghiên cứu điển hình là Barro (1990) đã nhận thấy rằng, phần
trung bình của đầu tư công trong GDP đã có một tác động tích cực đến tăng trưởng.
Tuy nhiên nó không có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 1960 – 1985.
Đánh giá này được theo sau bởi một nghiên cứu khác của Easterly & Rebelo (1993),
mở rộng phân tích theo hai hướng. Đầu tiên, đầu tư bao gồm đầu tư của doanh
nghiệp nhà nước (chính phủ trung ương). Thứ hai, họ phân biệt giữa đầu tư công
trong các lĩnh vực khác nhau. Ngược lại với Barro, họ thấy rằng đầu tư công đã có

một tác động tích cực và có cả ý nghĩa thống kê về tăng trưởng kinh tế đồng thời họ
cũng tìm thấy rằng đầu tư công vào giao thông vận tải có một ảnh hưởng đặc biệt
lớn và có ý nghĩa thống kê tăng trưởng kinh tế.
Tác giả Mohsin S.Khan (1996) trong nghiên cứu “Government Investment and
Economic Growth in the Developing World” nhằm tìm ra mối quan hệ tác động của
đầu tư khu vực công và đầu tư khu vực tư nhân đến tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 95 nước đang
phát triển thời kỳ 1970-1990. Kết quả cho thấy có một sự khác biệt đáng kể trong
tác động của đầu tư công và đầu tư tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế, trong đó đầu
tư tư nhân có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhiều hơn đầu tư công.
Các tác giảBukhari, Ali và Saddaqat (2007) với đề tài “Public Investment and
Economic Growth in the Three Little Dragons: Evidence from Heterogeneous
DynamicPanel Data” nhằm tìm ra mối quan hệ tác động giữa các biến vĩ mô được


14

chọn. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 3 nền kinh tế năng động là Hàn Quốc,
Singapore và Đài Loan thời kỳ 1971-2000. Nghiên cứu chỉ ra rằng cả đầu tư công,
đầu tư tư nhân và chi tiêu khu vực công có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở cả 3
nước trong dài hạn.
Các tác giả Ogundipe, Mushay Adeniyi, Aworinde và Olalelean Bashir (2011) với
đề tài “Sectoral Analysis of The Impact of Public Investment on Economic Growth
in Nigeria”, nhằm phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở
Nigeria. Phân tích hồi quy và kiểm định Unit root test được sử dụng để kiểm tra tính
ổn định của các biến được xem xét, nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệ hàng năm từ năm
1970 đến năm 2008. Qua phân tích tác động của các biến, nghiên cứu khuyến nghị
rằng chính phủ nên tăng chi tiêu cho lĩnh vực sản xuất như nông nghiệp, giáo dục,
giao thông và thông tin liên lạc, giảm chi tiêu cho quốc phòng.
Marinas Marius-Corneliu, Socol Cristian và Socol Aura-Gabriela (2011)đã nghiên

cứu đề tài “The Impact of Public Investment on Economic Growth inRomania”.
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình VAR để ước lược cường độ của
những biến đầu tư công lên tăng trưởng kinh tế ở Rumania, dữ liệu thu thập theo
quý từ năm 2000 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 1% tăng lên của đầu
tư công sẽ dẫn đến một sự tăng lên trong GDP khoảng 0,03%.
Tác giả Nazima Ehali và Adiqa Kiani (2011) với đề tài “Investigating Public
Invetsment – Growth Nexus for Parkistan”, nghiên cứu này được thực hiện nhằm
phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư công với tăng trưởng kinh tế ở Parkistan. Tác
giả sử dụng bộ dữ liệu hàng năm từ năm 1975 đến năm 2009, áp dụng phương pháp
ARDL (Autoregressive distributed Lag Approach) để ước lượng độ co giãn trong
ngắn hạn và dài hạn của mô hình. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một tác động
dương của chi tiêu khu vực công đến tăng trưởng kinh tế ở Parkistan trong ngắn hạn
và dài hạn. Tuy nhiên, vai trò của đầu tư công thì không đáng kể so với đầu tư tư
nhân vì sự kém hiệu quả của khu vực công.


15

 Đầu tư công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế
Hai tác giả Grier & Tullock (1987) mở rộng hình thức phân tích của Kormendi
Meguire (1985) lên 115 quốc gia bằng cách sử dụng dữ liệu về tiêu thụ của chính
phủ và các biến khác. Nghiên cứu của họ qua tổng hợp, phân tích chuỗi thời gian,
sử dụng dữ liệu trung bình trong khoảng thời gian 5 năm thì họ tìm thấy rằng chi
tiêu chính phủ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thực.
Cùng chung đề tài nghiên cứu với Grier & Tullock (1987), Barth & Bradley (1987)
cũng tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu chính
phủ cho 16 nước thuộc khối OECD trong giai đoạn 1971 – 1983. Họ cũng tìm thấy
rằng phần đầu tư chính phủ (đầu tư công) trong GDP có một thống kê không đáng
kể vào tăng trưởng mặc dù tìm thấy được điểm tích cực.
Trong nghiên cứu của Devarajan et al. (1996). Họ phân biệt sự khác nhau giữa chi

tiêu công trong thành phần kinh tế và khu vực kinh tế. Số liệu chi tiêu được lấy từ
IMF Government Financial Statistics phân tách chỉ tiêu theo: phân loại kinh tế,
phân loại chức năng (quốc phòng, an ninh, hành chính,…). Devarajan et al cũng thể
hiện từng loại chi phí như là môt tỷ lệ của tổng ngân sách tính đến các ràng buộc
ngân sách nhà nước. Kết quả cho thấy chi phí vốn công có tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế.
Ghali và Khalifa (1998) với đề tài “Government Size and Economic Growth:
Evidence from a Multivariate Cointegration Analysis” sử dụng bộ dữ liệu trên 10
quốc gia OECD. Nghiên cứu chỉ ra rằng đầu tư công có tác động âm đến tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn.
Khi nhìn nhận mối quan hệ này trên khía cạnh so sánh giữa các nhóm nước với
nhau. Arslanalp et al (2010) khi xem xét lại mối quan hệ này bằng việc sử dụng
hàm sản xuất ước lượng cho 48 nước đang phát triển và phát triển (OECD & NonOECD) trong giai đoạn 1960-2001. Tác giả sử dụng mô hình mở rộng dựa trên mô
hình nghiên cứu của Kamp (2005) để đánh giá mối quan hệ này. Đối với các nước
OECD (22 nước), mối quan hệ này tích cực và có ý nghĩa thống kê giữa vốn công


16

và sản lượng. Tuy nhiên khi khoảng thời gian dài hơn thì hệ số đầu tư công trong
mô hình trên mất ý nghĩa. Đối với các nước ngoài OECD (26 nước), lại cho kết quả
ngược lại, đầu tư công có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang
phát triển trong dài hạn.
2.3.2 Các nghiên cứu của các tác giả trong nước
Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu định tính về đầu tư công và hiệu quả của đầu
tư công. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng về tác động của đầu tư công đối với tăng
trưởng kinh tế rất hạn chế và kết quả cũng rất khác biệt.
Nghiên cứu của tác giả Tô Trung Thành (2011) với đề tài “Đầu tư công “lấn át” đầu
tư tư nhân? Góc nhìn từ mô hình thực nghiệm VECM”. Tác giả sử dụng mô hình
với 3 biến số là: đầu tư khu vực Nhà nước, đầu tư khu vực tư nhân và GDP, số liệu

sử dụng từ năm 1986 đến năm 2010 để ước lượng các hàm phản ứng và hệ số co
giãn. Theo đó, hiện tượng đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân được thể hiện rõ nét.
Trung bình cứ 10 năm, 1% tăng lên trong vốn đầu tư công ban đầu sẽ khiến đầu tư
tư nhân bị thu hẹp đi 0,48%. Đồng thời, tác động của đầu tư công là thấp so với tác
động của đầu tư tư nhân. Bài viết khuyến nghị trong quá trình chuyển đổi kinh tế,
cần giảm tỷ trọng đầu tư công, đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng của đầu
tư khu vực Nhà nước.
Nghiên cứu của tác giả Ngô Lý Hóa (2008) với đề tài “Tác động của đầu tư công
đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An”. Tác giả sử dụng mô hình Harrod-Domar để
phân tích mối tương quan giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An.
Mô hình cụ thể gồm 3 biến: Đầu tư khu vực công, đầu tư khu vự tư và GDP, số liệu
sử dụng từ năm 1987 đến 2007. Tác giả sử dụng phương pháp bình phương bé nhất
(OLS) để ước lượng các biến trong mô hình. Kết quả, đầu tư công và đầu tư tư nhân
đều có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tuy nhiên tác động của
đầu tư tư nhân là lớn hơn so với đầu tư công.
Tác giả Phan Thanh Tấn (2011) với đề tài “Tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế tỉnh Bình Thuận” cũng ứng dụng mô hình Harrod-Domar để phân


×