Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực thị trấn yên lạc huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.27 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM
CHO TRẺ MẦM NON KHU VỰC
THỊ TRẤN YÊN LẠC – HUYỆN YÊN
LẠC – TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

HÀ NỘI, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG

BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM
CHO TRẺ MẦM NON KHU VỰC
THỊ TRẤN YÊN LẠC – HUYỆN YÊN
LẠC – TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp phát triển ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT


HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục
Mầm non đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và tạo
điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp đại học này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – ThS. Vũ Thị Tuyết đã tận tình,
chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường Mầm non Thị
trấn Yên Lạc - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc đã hợp tác, tạo điều kiện để
khóa luận này được hoàn thành.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016.
Sinh viên

Nguyễn Thị Tuyết Nhung


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................... 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................5

6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 5
7. Cấu trúc của khóa luận................................................................................... 6
NỘI DUNG........................................................................................................ 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN......................................................................7
1.1. Cơ sở tâm lý của trẻ mầm non.....................................................................7
1.2. Cơ sở sinh lý của trẻ mầm non.................................................................. 11
1.3. Cơ sở ngôn ngữ học...................................................................................12
1.3.1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt............................................................. 12
1.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non.................................... 16
1.3.3. Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non......................................................19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN LỖI PHÁT ÂM
CỦA TRẺ MẦM NON................................................................................... 22
2.1. Thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non.................................................. 22
2.1.1. Giới thiệu khái quát về trường Mầm non Thị trấn Yên Lạc –
huyện Yên Lạc – tỉnh Vĩnh Phúc.......................................................................22
2.1.2. Điều tra thực trạng................................................................................. 23
2.1.3. Phân tích kết quả điều tra...................................................................... 24


2.2. Nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non.......................................30
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬA LỖI PHÁT ÂM CHO
TRẺ MẦM NON.............................................................................................33
3.1. Sửa lỗi phát âm thông qua trò chuyện với trẻ hàng ngày......................... 33
3.2. Sửa lỗi phát âm thông qua luyện phát âm theo mẫu cho trẻ.....................34
3.3. Sửa lỗi phát âm thông qua các trò chơi phát triển ngôn ngữ.................... 35
3.3.1. Trò chơi “Ô cửa bí mật”........................................................................35
3.3.2. Trò chơi “Tai ai thính”...........................................................................39
3.3.3. Trò chơi “Cái gì thay đổi”..................................................................... 42
3.3.4. Trò chơi “Chiếc hộp kỳ diệu”................................................................ 46
3.4. Sửa lỗi phát âm thông qua sử dụng đồ dùng trực quan.............................49

3.5. Sửa lỗi phát âm thông qua đọc thơ, đọc câu nói có vần, đọc các bài
đồng dao............................................................................................................51
3.6. Tập cho trẻ nói đúng, nói nhanh................................................................54
KẾT LUẬN......................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Đây là cấp học đặt nền móng cho các cấp học sau này với mục tiêu là
giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1.
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ có vai trò
quan trọng là một trong những phương tiện hình thành và phát triển nhận thức
của trẻ về thế giới xung quanh. Trẻ hiểu những đặc điểm, tính chất, công dụng
của các sự vật cùng với từ tương ứng với nó. Nhờ có ngôn ngữ, trẻ nhận biết
ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc trong cuộc sống
hàng ngày.
V.I.Lênin đã nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất
của loài người”. Một đứa trẻ muốn lớn lên và trưởng thành thì cần phải có
ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp trẻ tiếp thu được tri thức, hiểu được các quy luật
của tự nhiên và xã hội từ đó có thể giao tiếp với mọi người xung quanh, học
hỏi hoàn thiện bản thân, dần dần hoàn thiện nhân cách cho mình.
Ở trường mầm non, phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc hết sức quan trọng.
Việc này giúp trẻ lĩnh hội cả 3 thành phần của ngôn ngữ: phát âm, vốn từ, ngữ
pháp. Việc giúp trẻ phát âm một cách chính xác ngay từ lứa tuổi mầm non sẽ
giúp có tiền đề ngôn ngữ, trẻ nói chuẩn ngôn ngữ và cũng ngăn ngừa được hiện
tượng nói ngọng dẫn đến viết cũng “ngọng” khi trẻ bước vào bậc tiểu học.
Bản chất của vấn đề “nói ngọng” là hiện tượng có tính chất phương ngữ,

đó là hiện tượng phát âm không đúng so với chuẩn chính tả. Thực tế, cha mẹ
không hiểu biết về phát âm đã ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ ngay từ khi các em
tập phát âm. Việc phát âm sai các từ chứa âm tiết sẽ ảnh hưởng đến việc giao
tiếp của trẻ sau này.

1


Ở Việt Nam có rất nhiều vùng nói tiếng khu vực. Từ khu vực thuộc về
tiếng nói của một vùng nhất định. Người khu vực này không thể hiểu những
từ của khu vực kia. Nguyễn Xuân Khoa viết: “Trong nhà trường chúng ta
không nên dùng từ địa phương một khi không cần thiết, vì nhà trường là nơi
đảm bảo tính thống nhất cao của tiếng nói dân tộc. Ở trường mẫu giáo, lời nói
của cô mẫu giáo là nguồn cơ bản cho sự phát triển lời nói của trẻ. Cô giáo
mầm non là người tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ, là người
giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ của tác giả trong các sáng tác văn học nghệ
thuật. Lời nói của cô mẫu giáo phải hướng tới chuẩn mực của tiếng nói dân
tộc của từ vựng toàn dân, phải là mẫu mực để trẻ noi theo” (Tiếng Việt, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1996). Vì vậy, vai trò của người giáo viên
mầm non trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non là rất
quan trọng. Tuy nhiên, ở nước ta nhiều trường mầm non vẫn sử dụng tiếng
theo khu vực đó để dạy ngôn ngữ cho trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến
việc giao tiếp của trẻ sau này.
Thị trấn Yên Lạc (tên gọi trước đây là xã Minh Tân) - huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc là khu vực phát âm sai khá nhiều. Việc này ảnh hưởng rất lớn
đến trẻ em khi chúng lớn lên và giao tiếp với xã hội. Chính vì sự cần thiết của
việc cần rèn cho trẻ phát âm chuẩn, cũng như giúp cho trẻ mầm non khu vực
này phát âm đúng và chính xác hơn, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài
“Biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực Thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.
2. Lịch sử vấn đề
Trẻ em như là mầm non tương lai của đất nước, chính vì vậy việc phát

triển toàn diện cho trẻ ngay từ trường mần non là điều quan trọng nhất, đặc
biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.

2


Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này được
quan tâm hơn. Một số hội nghị khoa học ở Trung Ương cũng như các địa
phương cũng đã hướng nội dung vào việc thảo luận nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.
Cuốn “Phương pháp phát triển cho trẻ dưới 6 tuổi”, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, năm 2005, của các tác giả Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt,
Nguyễn Kim Đức đã đề cập đến tầm quan trọng của ngôn ngữ và phát âm
trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ.
Trong cuốn “Phương pháp phát triển lời nói trẻ em”, của tác giả Đinh
Hồng Thái, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2007, đã nêu lên các đặc điểm ngôn
ngữ và chú trọng vào việc phát triển lời nói, khả năng phát âm của trẻ thông
qua các thành phần của ngữ pháp Tiếng Việt.
Cuốn giáo trình “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non” của tác giả
Nguyễn Ánh Tuyết đã nêu lên về sự phát triển vốn từ, đặc điểm phát âm của
trẻ ở từng giai đoạn lứa tuổi.
Trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo”, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2004, của tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã
nói về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, các biện pháp sửa lỗi
phát âm và một số trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo.
Trong cuốn “Giáo trình phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm
non” của tác giả Đinh Hồng Thái (2006), Nxb Đại học Sư phạm cũng chú
trọng tới việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: giáo dục chuẩn mực ngữ
âm Tiếng Việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các
mẫu câu Tiếng Việt, phát triển khả năng phát âm chuẩn cho trẻ mẫu giáo qua

thơ, truyện tạo tiền đề cho trẻ vào lớp 1.

3


Cuốn “Tiếng Việt 1, 2”, Nxb Đại học Sư phạm đã cung cấp những kiến
thức cơ bản về Tiếng Việt giúp giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ tiếng
mẹ đẻ và phát âm chuẩn cho trẻ.
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 3/2006 có bài viết “Một số biện
pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 tuổi” của tác giả Đỗ Thị Lương Huệ, trường
mầm non Đằng Hải - Hải Phòng. Trong bài viết đã đưa ra một số biện pháp để
rèn phát âm l - n cho trẻ như: tự rèn luyện phát âm chuẩn xác l - n, sửa lỗi
phát âm phụ âm l - n thông qua hoạt động chung cho trẻ làm quen với chữ cái,
rèn cho trẻ phát âm chữ cái l - n thông qua các hoạt động khác, khuyến khích
trẻ tự phát âm và sửa lỗi cho nhau.
Tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2009, có bài: “Một số biện pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” của ThS Bùi Kim Tuyến đề cập tới việc tạo
thói quen phát âm chuẩn, nói đúng ngữ pháp cho trẻ thông qua việc giao tiếp
với trẻ.
Trong tạp chí Giáo dục Mầm non số 1/2014 có bài “ Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối ” của tác
giả Dương Thị Giác Vũ, trường mầm non Vàng Anh, Quận 5, TP.HCM. Giáo
viên đã sử dụng con rối để giúp cho trẻ tập nghe, hiểu, diễn đạt câu… nhằm
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục mầm non
theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”.
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 2/2013 có bài “Mục tiêu phát triển
lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand”,
Nguyễn Thị Minh Thảo, vụ Giáo dục mầm non, dịch từ chương trình Giáo
dục Mầm non New Zealand. Bài viết đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ và sự nối tiếp giữa nhà trường mầm non và trường tiểu học.

Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Lê Thị Hường, năm 2015 nghiên cứu
“Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn,

4


thành phố Hà Nội” cũng đã nêu lên được nguyên nhân lỗi phát âm của trẻ và
đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non.
Và còn nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này.
Như vậy đã có rất nhiều tác giả đưa ra những công trình nghiên cứu về
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ở những khía cạnh khác nhau, và
cũng đạt được một số thành tựu nhất định. Vấn đề phát âm, biện pháp
sửa lỗi phát âm cho trẻ đã được đề cập đến ở nhiều cấp độ phạm vi khác
nhau. Tuy nhiên khu vực Thị trấn Yên Lạc - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh
Phúc là khu vực mà trẻ em mắc khá nhiều lỗi phát âm song chưa có công
trình nào nghiên cứu vấn đề này một cách chuyên biệt. Vì vậy, chúng tôi
quyết định nghiên cứu đề tài “Biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non
khu vực Thị trấn Yên Lạc - huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc”.

3. Mục đích nghiên cứu
Đề ra một số biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực
huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi trường mầm non Thị trấn Yên Lạc huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm ra thực trạng và nguyên nhân mắc lỗi phát âm của trẻ mầm non.
- Đề xuất biện pháp để sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non.

6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp đàm thoại

5


- Phương pháp phân tích xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
- Phương pháp chuyên gia
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung khóa luận gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Nguyên nhân và thực trạng lỗi phát âm của trẻ mầm non
Chương 3: Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Cơ sở tâm lý của trẻ mầm non
Tư duy của trẻ mầm non mang tính hình tượng cụ thể, trẻ nhận biết
được các đặc điểm sự vật, hiện tượng thông qua các giác quan (mắt nhìn, tai
nghe, mũi ngửi,…). Hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động với đồ
vật với nhà trẻ và mẫu giáo bé, trò chơi đóng vai theo chủ đề với mẫu giáo lớn
nhằm thỏa mãn mong muốn được làm người lớn, được giao tiếp như người lớn.

Một đứa trẻ phát triển bình thường chỉ khi phát triển tốt không những
về mặt thể chất mà còn phát triển tốt cả về mặt tâm lý. Những năm đầu đời là
tiền đề của quá trình phát triển tâm lý và hình thành nhân cách cho trẻ. Sự
phát triển đó tốt hay xấu đều phụ thuộc vào sự giáo dục, uốn nắn của người
lớn.
Từ khi lọt lòng mẹ trẻ đã có những phản ứng làm cho người lớn phải
quan tâm như mút, bám níu, mỉm cười, muốn được ôm ấp, vỗ về, thể hiện một
nhu cầu gắn bó với người lớn. Quan hệ của đứa trẻ với người mẹ qua xúc giác
rất quan trọng và cũng là xuất hiện sớm nhất, hiện tượng đó là sự gắn bó mẹ
con. Khi được mẹ quan tâm, vỗ về, che chở trẻ sẽ có cảm giác an toàn. Đứa
trẻ sẽ thích thú, vui sướng khi được bế trên tay, đứa trẻ luôn nhìn thẳng vào
khuôn mặt mẹ khi cho trẻ bú từ đó hình thành những ấn tượng đầu tiên của trẻ
về mẹ, về người thân xung quanh. Những cử chỉ âu yếm, ánh mắt, lời nói dịu
dàng giúp hình thành những xúc cảm ban đầu cho trẻ.
Sự gắn bó mẹ con là mối quan hệ đầu tiên và quan trọng nhất, tạo điều
kiện cho sự phát triển sau này của trẻ. Thiếu đi sự gắn bó này, trẻ sẽ khó phát
triển bình thường, ngay cả trong cuộc sống cũng gặp nhiều khó khăn do trẻ

7


thiếu sự quan tâm, yêu thương của người mẹ trẻ sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti
khi giao tiếp với xã hội.
Bước sang giai đoạn hài nhi, cuộc sống của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào
người lớn (đói thì cho ăn, rét thì cho mặc,…) nên đứa trẻ cần được sự chăm
sóc thường xuyên của người lớn mới thỏa mãn được những yêu cầu cơ thể,
mặt khác cũng do cư xử của người lớn đã khơi gợi ở trẻ những xúc cảm ban
đầu. Để cho trẻ cảm thấy dễ chịu, người lớn phải đáp ứng nhu cầu giao tiếp
của trẻ. Nếu trẻ không nhận được sự khuyến khích tình cảm thì chúng trở nên
thụ động và trong tương lai chúng trở nên khó tiếp xúc với người khác, mà

điều đó gây trở ngại lớn cho sự hình thành nhân cách sau này. Giao tiếp trực
tiếp với người lớn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý của trẻ.
Khi giao tiếp người lớn bế ẵm, chuyện trò, hát hò cho trẻ nghe cũng là để
khêu gợi lên ở trẻ những xúc cảm đầu tiên về con người.
Đến độ tuổi ấu nhi, mối quan hệ giữa trẻ với thế giới đồ vật được thay
đổi đáng kể và trở thành hoạt động chủ đạo. Nhờ có hoạt động này mà chức
năng của các đồ vật lần đầu tiên được bộc lộ ra trước đứa trẻ và đồ vật xung
quanh trở thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ, khiến trẻ hăng hái đi tìm
kiếm, lôi cái này ra, tháo cái kia lắp vào cái nọ, bận rộn suốt ngày. Chính nhờ
vậy mà tâm lý của trẻ phát triển khá mạnh. Khi trẻ lên hai tuổi, đây là thời
phát cảm ngôn ngữ. Trẻ không chỉ luôn luôn đòi hỏi biết được tên đồ vật mà
còn cố gắng phát ra các âm để gọi tên đồ vật đó. Chẳng hạn trẻ nêu những câu
hỏi như: “cái gì đây”, “cái gì kia”, đòi hỏi người lớn phải giải đáp cho nó và
trẻ rất thích thú khi gọi được đúng tên các đồ vật và hiện tượng xung quanh.
Việc đó lại thường được người lớn khuyến khích và tán thưởng làm cho nhịp
độ phát triển ngôn ngữ của trẻ tăng lên rõ rệt, đặc biệt là vốn từ được mở rộng
nhanh chóng và phát âm cũng được chính xác hơn.

8


Ở tuổi mẫu giáo bé, diễn ra một bước chuyển biến cơ bản trong hoạt
động của trẻ đó là trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện. Nét đặc trưng của
trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ trẻ phải hoạt động cùng nhau để mô
phỏng lại những mối quan hệ của người lớn trong xã hội. Nhưng ở tuổi mẫu
giáo bé trẻ chưa quen phối hợp hoạt động với nhau, cho nên tuy hoạt động vui
chơi được chuyển sang hoạt động chủ đạo nhưng vẫn còn bị hoạt động cũ,
hoạt động với đồ vật chi phối. Tuy trẻ đã biết bắt chước một số hành động
phối hợp với nhau trong sinh hoạt của người lớn, nhưng việc vui chơi đó vẫn
còn mang tính chất của việc chơi một mình. Chỉ khi nào có thêm vài đứa trẻ

khác cùng chơi, cùng phối hợp hành động thì lúc đó chúng mới phân vai cho
nhau và nhập vai thực sự. Vai chơi chỉ xuất hiện từ những mối quan hệ, muốn
có trò chơi đóng vai theo chủ đề thì trước hết cần phải tạo ra những mối quan
hệ giữa các thành viên trong khi chơi với nhau. Ở tuổi mẫu giáo bé, trò chơi
đóng vai theo chủ đề vừa mới xuất hiện còn rất non yếu, nhưng nó vẫn tạo ra
ở trẻ một cấu tạo tâm lý mới, một nhân cách hết sức đơn giản, nhưng đó lại
chính là xu hướng phát triển cơ bản của trẻ.
Đặc điểm ngôn ngữ của giai đoạn này đó là số lượng từ ngữ khoảng từ
800 - 1926 từ (theo nghiên cứu của E.Arkin). Ngôn ngữ của trẻ được xây
dựng từ câu ngắn đến câu có nhiều âm tiết, thể hiện giọng điệu rõ nét. Ngôn
ngữ của trẻ thường kèm theo các hình thức hoạt động tư duy khác nhau,
thường nhắc đi nhắc lại một từ trong câu trọn vẹn và mang màu sắc cảm xúc
rõ nét.
Lên đến tuổi mẫu giáo nhỡ, hoạt động vui chơi mà chủ đạo là trò chơi
đóng vai theo chủ đề phát triển mạnh mẽ và đạt đến mức hoàn thiện. Trong
trò chơi, việc chơi của trẻ đã tương đối thành thạo và chơi với nhau trong
nhóm bạn bè đã trở thành một nhu cầu bức thiết, vì đã chơi là phải có vai nọ
vai kia mới thú vị. Nếu phải chơi một mình thì điều đó hoàn toàn bất đắc dĩ và

9


trò chơi ở mẫu giáo nhỡ thường có nhiều vai hơn mẫu giáo bé và hành động
chơi cũng ngày càng phong phú hơn. Ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ mang
tính chất hoàn cảnh, tình huống nghĩa là ngôn ngữ của trẻ gắn liền với sự vật,
hoàn cảnh, con người, hiện tượng đang xảy ra trước mắt trẻ. Vốn từ của trẻ
tăng lên không chỉ số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu
trúc ngữ pháp đơn giản. Trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua
giọng nói, ngữ điệu, âm tiết... Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể
nghe nhầm, phát âm nhầm.

Đến độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn hoàn thiện của trẻ về tư duy,
nhận thức ngôn ngữ, trò chơi,... Ngôn ngữ của trẻ thời kỳ này được phát triển
hoàn thiện và trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Trẻ nắm vững ngữ âm khi
sử dụng tiếng mẹ đẻ, phát âm tương đối chuẩn kể những cả âm khó. Trẻ biết
sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung của
câu chuyện mà trẻ kể. Vốn từ của trẻ tích lũy được khá phong phú không
những về danh từ mà cả động từ, tính từ. Trẻ nắm được vốn từ trong tiếng mẹ
đẻ đủ để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Tính mạch lạc rõ ràng
cũng phát triển ở trẻ do vốn từ của trẻ chiếm 50% là danh từ, nên câu nói của
trẻ thường ngắn gọn, rõ ràng. Việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và các
tính chất của ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào việc hướng dẫn và sự
gương mẫu về lời nói của người lớn.
Như vậy, các đặc điểm tâm lý chung của trẻ mầm non đang được hình
thành và phát triển mạnh mẽ song lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự phát triển
ngôn ngữ. Sự lĩnh hội ngôn ngữ ở độ tuổi này góp phần thúc đẩy sự phát triển
ngôn ngữ và cả sự phát triển thể chất lẫn tâm lý của trẻ, bước đầu hình thành
những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới.

10


1.2. Cơ sở sinh lý của trẻ mầm non
Trẻ em là một thực thể đang phát triển. Trẻ càng nhỏ thì tốc độ phát
triển càng nhanh, các cơ quan dần được hoàn thiện về cấu tạo và chức năng,
chúng ta có thể quan sát thấy trẻ lớn lên từng ngày. Tuy nhiên các cơ quan, hệ
cơ quan có các giai đoạn phát triển khác nhau chứ không giống nhau và trùng
nhau về mức độ phát triển mà còn tùy thuộc vào từng cơ quan, hệ cơ quan và
các giai đoạn phát triển. Quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan,
hệ cơ quan có tác dụng rất lớn tới các quá trình phát triển tâm lí của trẻ. Vì
vậy tính thích nghi và khả năng hoạt động của trẻ dễ bị thay đổi dưới những

tác động khác nhau.
 Đặc điểm hệ thần kinh của trẻ
Hệ thần kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể
thích nghi được sự thay đổi thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo nó.
Nhờ có hệ thần kinh mà con người có tư duy, có tâm lý. Vỏ não là cơ sở vật
chất của toàn bộ hoạt động tâm lý của con người.
Ngay từ lúc sinh ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên
chưa đủ khả năng để thực hiện chức năng của mình. Khi ra đời, não bộ của trẻ
chưa phát triển đầy đủ mặc dù cấu tạo và hình thái không khác người lớn,
trọng lượng lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi được 6 tháng trọng lượng tăng
gấp đôi, 3 tuổi tăng gấp 3, đến 9 tuổi thì nặng đến 1300 gam. Sự phát triển các
đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và tăng lên theo từng lứa tuổi. Vì vậy, trẻ
mẫu giáo phát triển hệ thần kinh hơn trẻ ở độ tuổi nhà trẻ. Chức năng của tất
cả các cơ quan trong đại vỏ não, hoạt động thần kinh cao cấp được phát triển
cao hơn. Chức năng điều khiển của vỏ bán cầu đại não tăng hơn so với trung
khu dưới vỏ, do đó ta thấy hành vi của trẻ có tính tổ chức hơn trước. Trong
mối quan hệ chức năng thì hệ thần kinh mang tính không ổn định nên các quá
trình tâm lí diễn ra chưa đầy đủ. Trẻ 4 - 6 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần

11


dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân tích, đánh giá, hình thành kĩ năng – kĩ
xảo vận động và phân biệt được các hiện tượng xung quanh. Hệ thần kinh có
một tác động chi phối và điều tiết đối với vận động cơ thể cải thiện tính không
cân bằng của quá trình thần kinh. Cần chú ý tới sự luân phiên giữa động và
tĩnh trong quá trình vận động của trẻ.
Phản xạ có điều kiện ở trẻ là phản xạ tất yếu của cơ thể đối với những
kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, được thực hiện nhờ sự tham gia
chủ yếu của vỏ não. Phản xạ có điều kiện với nội dung phong phú đa dạng

của nó, được thể hiện trong sinh hoạt, trong đời sống tâm lý hàng ngày của
con người. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong quá trình học tập, giáo dục tư tưởng
tình cảm của trẻ. Nó là “chiếc chìa khóa” để hiểu được các hiện tượng tâm lý
của trẻ. Phản xạ có điều kiện là hoạt động tín hiệu nhờ hai loại kích thích.
Kích thích cụ thể như âm thanh, màu sắc, mô hình,… là tín hiệu thứ nhất; còn
tín hiệu thứ hai có được ở trẻ nhờ những kích thích trừu tượng như ngôn ngữ,
lời nói, chữ viết, môi trường, xã hội, con người. Các tín hiệu đó sẽ là vật kích
thích có điều kiện. Khi tác động vào các giác quan chúng sẽ tạo trên võ não
những đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Khả năng chú ý của trẻ mầm non chưa cao, tư duy của trẻ đang đậm tư
duy trực quan hành động và trực quan hình ảnh, nhưng chưa hình thành loại
ngôn ngữ - logic. Bộ máy phát âm của trẻ mầm non phát triển chưa đầy đủ,
các bộ phận tạo thành tiếng nói chưa liên kết chặt chẽ nên trẻ thường phát âm
chưa chuẩn, không chính xác. Do đó ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế hơn so với
các lứa tuổi khác.
1.3. Cơ sở ngôn ngữ học
1.3.1. Đặc điểm của âm tiết tiếng Việt
Mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt có 5 thành phần và được sắp xếp
theo sơ đồ sau:

12


Thanh điệu (5)
Âm đầu (1)

Vần
Âm đệm (2)

Âm chính (3)


Âm cuối (4)

 Thành phần vị trí 5 là thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6
thanh điệu:
- Thanh ngang: Trên chữ không ghi dấu khi viết.
- Thanh huyền: ( \ )
- Thanh sắc: ( / )
- Thanh nặng: (.)
- Thanh hỏi: (?)
- Thanh ngã: (~)
 Thành phần ở vị trí 1 là âm đầu do các phụ âm đảm nhiệm.
 Thành phần ở vị trí 2 là âm đệm do hai con chữ thể hiện là o và u, ví
dụ: o (hoàn), u (luân).
 Thành phần ở vị trí 3 là âm chính do các nguyên âm đảm nhiệm. Âm
chính là hạt âm của âm tiết.
 Thành phần ở vị trí 4 là âm cuối do 6 phụ âm /m/, /n/, /p/, /t/, /k/ và
hai bán âm.
 Thành phần ở vị trí 2, 3, 4 ghép lại với nhau thành một bộ phận gọi
là phần vần. Âm tiết bao giờ cũng phải có âm chính và thanh điệu, vị trí còn
lại có thể có hoặc không.
- Âm tiết của tiếng Việt có cấu trúc chia làm hai bậc:

13


Bậc 1:

Âm tiết


Thanh điệu

Âm đầu

Bậc 2:

Phần vần

Âm tiết

Thanh điệu

Âm đầu

Phần vần

Âm đệm Âm chính Âm cuối
 Thanh điệu là sự thay đổi độ cao những âm tiết: la, lá, lã đối lập với
là, lả, lạ. Các âm tiết trước đều được phát âm với cao độ cao, các âm tiết sau
phát âm với cao độ thấp. Trong những âm tiết trên, những âm tiết cùng thuộc
độ cao lại đối lập nhau về sự biến thiên về độ cao, trong thời gian âm tiết “la”
được phát âm với độ cao hoàn toàn bằng phẳng; còn “lã” với đường nét biến
thiên, cao độ không bằng phẳng; âm điệu là những nét biến thiên về cao độ.
 Âm chính được tạo nên từ các nguyên âm, khi phát âm nguyên âm
phát ra luồng hơi đi tự do không có gì cản trở. Trong tiếng Việt có 14 nguyên
âm bao gồm 11 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi.
- Nguyên âm đơn:
+ 9 nguyên âm đơn dài: a, ơ, u, e, ê, o, ô, i, ư.
+ 2 nguyên âm đơn ngắn: ă, â.
- Nguyên âm đôi là gồm hai nguyên âm ghép lại liền nhau: /iê/, /uô/,

/ươ/. Khi phát âm thì đọc nhanh, đọc lướt từ âm này sang âm kia, lúc đầu

14


mạnh, sau yếu hơn, do đó âm sắc chủ yếu của các nguyên âm đôi là do âm
đầu quyết định.
 Phụ âm: các âm vị đảm nhiệm thành phần âm đầu của âm tiết tiếng
Việt bao giờ cũng là các phụ âm. Phụ âm là âm vị khi phát âm luồng hơi đi ra
bị cản ở chỗ nào đó trong bộ máy phát âm, phụ âm có loại bị cản ở môi, có
loại bị cản răng, có loại bị cản ở thanh hầu. Về phương thức phát âm người ta
chia phụ âm thành:
- Phụ âm tắc: hơi bị cản lại sau thoát ra đường miệng vào mũi: b, d, t, s,
c, k, m, r, ng.
- Phụ âm xát: hơi đi qua kẽ hở miệng: p, v, s, z, l, x, y, h.
- Phụ âm vang: hơi thoát ra đầu lưỡi và bên lưỡi: m, n, nh.
- Phụ âm ồn: hơi thoát ra đằng miệng có tiếng ồn: b, d, t, c, k, p, x, v, z,
y, h.
- Phụ âm hữu thanh, vô thanh trong các âm ồn: căn cứ vào chỗ dây
thanh có rung hay không rung người ta chia ra:
+ Phụ âm hữu thanh: dây thanh rung (d, v, y).
+ Phụ âm vô thanh: dây thanh không rung (t, k, c, b, s, x, h).
- Về vị trí cấu âm ta phận phụ âm thành:
+ Phụ âm môi: p, b, m, f, v.
+ Phụ âm lưỡi: d, t, s, z, l, n.
+ Phụ âm hầu: h.
Trong các âm lưỡi sự đối lập nhau giữa đầu lưỡi hẹp: r, t, s, z, l, n; đầu
lưỡi quặt: đ, a.
Phần vần là do sự kết hợp của âm đệm, âm chính, âm cuối.
Ví dụ: âm tiết Loan:

L là âm đầu
O là âm đệm

15


A là âm chính
N là âm cuối
Oan là phần vần.
1.3.2. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non
1.3.2.1. Đặc điểm ngữ âm của trẻ 0 - 3 tuổi
Thời kỳ sơ sinh: trẻ phát âm ra âm thanh đầu tiên là tiếng khóc, tiếng
“ọ”, “ẹ” đây không phải là những âm thanh ngôn ngữ. Đó là những phản ứng
tự nhiên của cơ thể khi trẻ thấy đói, thấy ướt hoặc nằm bị vướng. Tuy nhiên,
những âm thanh ban đầu này cũng là những tín hiệu báo cho người mẹ biết
những cảm giác khác nhau của bé.
Thời kỳ bập bẹ: Từ tháng thứ 2, thứ 3 trẻ bắt đầu bập bẹ, chúng biết
hóng chuyện, cười với những người xung quanh, khoa chân múa tay và phát
ra các âm gừ gừ. Những âm thanh này đã mang tính tâm lý và bắt đầu trở
thành phương tiện giao tiếp giữa trẻ và người lớn. Dần dần trẻ đã biết giao
tiếp bằng các âm khác nhau như: “a”, “u”, “ư”. Tháng thứ 5 và thứ 6 trẻ nằm
một mình và bập bẹ. Nó thường nhắc lại âm thanh của chính mình. Quá trình
nhắc lại ấy có sự lên xuống của giọng. Từ tháng thứ 4 trẻ đã phát ra một chuỗi
các âm thanh như “cha cha”, “da da”, “ba ba”, ở đây thường có sự kết hợp của
một phụ âm với một nguyên âm hoặc hai nguyên âm khác nhau. Trong tiếng
bập bẹ của trẻ, âm đầu của âm tiết thường được nhấn mạnh, âm sắc của các
âm bập bẹ không được rõ ràng.
Khoảng gần một năm, trẻ đã dùng một hai âm tiết để biểu thị một nội
dung nào đó (ví dụ: trẻ phát âm “ ó, ó”, để chỉ con chó, “ u, u” để chỉ tàu
hỏa ,…). Những từ này chúng ta gọi là từ giả. Mỗi trẻ có một hệ thống từ giả

của mình mà chỉ những người sống gẫn gũi song song trẻ mới có thể hiểu
được nghĩa của những từ giả đó. Cuối năm thứ nhất trẻ có thể bắt chước tất cả

16


những âm thanh mà trẻ nghe thấy. Bập bẹ hàng tràng dài, phát âm được âm
tiết đơn giản có nghĩa.
Trẻ 1 - 2 tuổi, nhu cầu giao tiếp với mọi người xung quanh ở trẻ ngày
càng cao, điều ấy thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của trẻ. Trẻ ở độ tuổi
này có thể nghe và hiểu được các từ gần gũi, quen thuộc (bà,bố, mẹ), các câu
đơn giản “cháu chào bà”, “con chào mẹ”, đồng thời trẻ cũng bắt đầu thể hiện
nhu cầu, mong muốn của mình bằng lời nói, tuy nhiên cách phát âm của trẻ
còn rất khó khăn. Trẻ vẫn còn sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu
khác nhau.
Ví dụ: măm măm: là đòi ăn, đòi uống.
ầy ầy: là đòi đồ chơi, chỉ đồ chơi.
Trẻ từ 2 - 3 tuổi, cơ quan phát âm và tai nghe ngôn ngữ đã phát triển,
hoàn thiện hơn. Trẻ có khả năng phát âm đúng hầu hết các âm đơn và thanh
điệu. Số lượng từ tăng nhanh. Xét về hệ thống các âm vị dần xuất hiện trong
các từ của trẻ từ 2 - 3 tuổi chúng ta thấy:
- Các phụ âm đầu
- Các phụ âm môi b, m, v xuất hiện
- Các phụ âm xuất hiện nhiều lần: b, m, đ, t, ch.
- Các phụ âm xuất hiện ít: ph, p
Tuy đã phát âm được hầu hết các phụ âm đầu, song nhiều trường hợp
trẻ phát âm sai. Ví dụ như:
- Âm đầu: chuyển từ phụ âm đầu này sang phụ âm đầu khác.
Ví dụ: l thành n: lăm thành năm
kh thành h: khế thành hế

th thành x: thịt gà thành xịt hà
- Âm đệm: ở lứa tuổi này trẻ chưa phát âm được âm đệm nên gặp
những âm tiết có âm đệm trẻ thường lược bỏ.

17


Ví dụ: hoa thành ha
huấn thành hấn
- Âm chính: là nguyên âm đơn trẻ phát âm tương đối chính xác (trừ
nguyên âm đơn ngắn như ă, â).
Ví dụ: a thành ă: canh thành căn
o thành oo: con thành coong
Âm chính là âm đôi thường bị trẻ nói sai do âm lượng phát ra không
đều. Trẻ thường nhấn mạnh vào một âm.
Ví dụ: uô /u thành ô/u: quả chuối thành quả chúi
- Âm cuối: Âm cuối là phụ âm đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ 3 tuổi.
Ví dụ: ng thành n: khoai lang thành khoai lan
ch thành t: con ếch thành con ết
- Thanh điệu: Trong sáu thanh điệu của tiếng Việt thì thanh ngã và
thanh hỏi là những thanh trẻ chưa định vị được. Chúng thường chuyển đổi
thanh ngã thành thanh sắc, thanh hỏi thành thanh nặng.
Ví dụ: ngã thành ngá
ngủ thành ngụ
1.3.2.2. Đặc điểm ngữ âm của trẻ 3 - 6 tuổi
Ở thời kỳ này, trẻ hoàn thiện dần về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm
đệm, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm
vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết
điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với
từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn.

Tuy vậy, ở lứa tuổi này trẻ nhỏ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm, còn
nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (s - x, ch - tr,… ươ, uô,
iê) và thanh hỏi, thanh ngã. Mỗi trẻ thường hay nói sai một âm hoặc một
thanh riêng.

18


Khi nói trẻ 3 - 4 tuổi hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ,
ê, a nói không liên tục, không mạch lạc. Trẻ 4 - 5 tuổi ít ê, a, ậm ừ hơn, song
trẻ vẫn hay phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối. Trẻ 5 - 6 tuổi do phạm
vi tiếp xúc rộng hơn, vốn từ và sự hiểu biết của trẻ giàu và phong phú hơn nên
trẻ phát âm đúng hơn, phát âm được cả những âm khó (loanh quanh, nghênh
ngang). Đến cuối 6 tuổi, về cơ bản trẻ đã phát âm đúng, trừ một vài trường
hợp trẻ phát âm sai do các lí do: khuyết tật bẩm sinh của cơ quan phát âm, do
ảnh hưởng của môi trường sống (những người xung quanh trẻ phát âm sai nên
trẻ bắt chước và phát âm sai).
1.3.3. Một số lỗi phát âm của trẻ mầm non
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không
thể phân chia được nữa, lúc đầu trẻ hình thành thính giác. Sự phát âm đúng có
liên quan chặt chẽ với sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của
trẻ.
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm, ở
tuổi mẫu giáo lớn những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định
cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ
vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.
1.3.3.1. Lỗi về thanh điệu
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh
có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách
phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn, tức là

với âm điệu không gãy ở giữa, vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.
Ví dụ: ngã thành sắc: cái đĩa thành cái đía
Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu ở thanh hỏi không diễn
ra đột ngột như ở thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài hơn trở thành khó đối với

19


trẻ vốn có hơi thở ngắn. Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu
không gãy, điều này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.
Ví dụ: hỏi thành nặng: ngủ thành ngụ
ngã thành hỏi: đũa thành đủa
Đến hết tuổi mẫu giáo lớn lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục
hầu như hoàn toàn.
1.3.3.2. Lỗi về âm đầu.
Trẻ ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thường mắc lỗi phát âm:
- Lỗi “l” thành “n” và “n” thành “l”.
Ví dụ: + “l” thành “n”: “leo núi” thành “neo núi”.
+ “n” thành “l”: “lúa nếp” thành “lúa lếp”.
- Lỗi “r” thành “d”, “gi”. Ví dụ: “réo rắt” thành “déo dắt”.
- Lỗi “ch”, “tr”, “c” thành “t”. Ví dụ: “trăng sáng” thành “tăng sáng”.
- Lỗi “s” thành “th”. Ví dụ: “ngôi sao” thành “ngôi thao”.
- Lỗi “qu” thành “ng”. Ví dụ: “quýt” thành “nguýt”.
- Lỗi “p” thành “b”. Ví dụ: “đèn pin” thành “đèn bin”.
- Lỗi “kh”, “g” thành “h”. Ví dụ: “quả khế” thành “quả hế”.
Trẻ ở khu vực miền Nam mắc lỗi phát âm:
- Lỗi “v” thành “d”. Ví dụ: “vui vẻ” thành “dui dẻ”.
1.3.3.3. Lỗi về âm đệm
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm này vì
thế nên âm đệm thường bị bỏ qua.

Ví dụ: “quả quất” thành “quả cất”
“loắt choắt” thành “lắt chắt”
1.3.3.4. Lỗi về âm chính
Lỗi về âm chính tập trung vào các nguyên âm đôi /ie/, /ươ/, /uô/, trẻ
chuyển các nguyên âm đôi này thành các nguyên âm đơn khi phát âm hoặc

20


×