Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ góc sân và khoảng trời của nhà thơ trần đăng khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.75 KB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

HOÀNG PHƢƠNG THANH

MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN
QUA TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI
CỦA NHÀ THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. VŨ THỊ TUYẾT

HÀ NỘI, 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 1
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................ 4
NỘI DUNG ........................................................................................................ 6
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................... 6
1.1. Cơ sở tâm lí ................................................................................................. 6


1.2. Cơ sở sinh lí ................................................................................................ 8
1.3. Cơ sở ngôn ngữ ........................................................................................... 9
1.3.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non ............................................................ 9
1.3.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn .................................................... 12
1.3.3. Từ loại .................................................................................................... 13
1.3.4. Trƣờng nghĩa .......................................................................................... 17
1.4. Vài nét về nhà thơ Trần Đăng Khoa .......................................................... 20
1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Trần Đăng Khoa .............................. 20
1.4.2. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời”........................................................... 22
Chƣơng 2. MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN QUA
TẬP THƠ “GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI” CỦA NHÀ THƠ TRẦN
ĐĂNG KHOA ................................................................................................. 24
2.1. Khảo sát thống kê về sự xuất hiện của từ ngữ trong tập thơ “Góc sân
và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng Khoa................................................... 24
2.1.1. Từ ngữ chỉ thực vật ................................................................................ 24


2.1.2. Từ ngữ chỉ động vật ................................................................................ 25
2.1.3. Từ ngữ chỉ vật thể nhân tạo .................................................................... 29
2.1.4. Từ ngữ chỉ hiện tƣợng tự nhiên .............................................................. 31
2.1.5. Từ ngữ chỉ con ngƣời ............................................................................. 36
2.2. Biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ Góc sân
và Khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa ................................................... 43
2.2.1. Biện pháp đọc thơ cho trẻ nghe............................................................... 44
2.2.2. Biện pháp đàm thoại ............................................................................... 46
2.2.3. Biện pháp sử dụng đồ dùng, phƣơng tiện trực quan ................................ 48
2.2.4. Biện pháp giải nghĩa từ ........................................................................... 49
2.2.5. Biện pháp sử dụng các trò chơi học tập .................................................. 51
2.2.6. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ............................ 54
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 71


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói về ngôn ngữ một nhà giáo dục học nổi tiếng ngƣời Nga E.I.Tikheeva
đã khẳng định: “Tiếng mẹ đẻ là cơ sở phát triển trí tuệ và là nguồn gốc để chiếm
lĩnh kho tàng kiến thức của dân tộc và nhân loại”. Nhƣ vậy ta có thể thấy ngôn
ngữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con ngƣời. Đó là phƣơng tiện giao
tiếp quan trọng nhất giữa con ngƣời với con ngƣời và là phƣơng tiện, công cụ để
tƣ duy.
Trong giáo dục mầm non, việc phát triển ngôn ngữ nói chung và mở rộng
vốn từ cho trẻ nói riêng rất cần thiết bởi ngôn ngữ là công cụ cơ bản nhất để
gíup trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, cũng là phƣơng tiện để trẻ lĩnh hội kiến
thức sơ đẳng nhất ở trƣờng mầm non trƣớc khi trẻ bƣớc vào bậc tiểu học.
Trong các nhà thơ viết cho thiếu nhi chúng ta không thể không kể đến nhà
thơ Trần Đăng Khoa - một nhà thơ đƣợc mệnh danh là thần đồng của nền thi ca
Việt Nam. Làm thơ từ khi lên tám tuổi, ông đã sáng tác rất nhiều bài thơ ngộ
nghĩnh, đặc sắc, tƣơi vui dành cho thiếu nhi trong đó Góc sân và khoảng trời
đƣợc coi là tập thơ đặc sắc nhất, in đậm dấu ấn thành công của tác giả. Tập thơ
này có rất nhiều bài thơ hay với nội dung gần gũi, quen thuộc, giọng thơ hồn
nhiên, ngôn từ trong sáng, giản dị.
Trong chƣơng trình mầm non hiện nay, thơ của Trần Đăng Khoa chƣa
đƣợc đƣa nhiều vào giảng dạy. Vì những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài
“Mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ Góc sân và khoảng trời của
nhà thơ Trần Đăng Khoa” với mong muốn đƣa thơ của ông đến gần hơn với trẻ
mầm non, góp phần mở rộng vốn từ cho trẻ.
2. Lịch sử vấn đề
Trong chƣơng trình chăm sóc và giáo dục mầm non, mở rộng vốn từ cho
trẻ mẫu giáo lớn chiếm một vị trí rất quan trọng. Bởi vậy, đã có rất nhiều công

trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều khía cạnh khác nhau.

1


Trong cuốn “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”, NXB
Đại học Sƣ phạm, 2004, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã nói về phƣơng pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo rất chi tiết, cụ thể. Trong đó, tác giả đƣa ra một
số phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, bao gồm cả vấn đề phát
triển vốn từ cho trẻ.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã cung cấp những tri thức cơ bản về tiếng
việt trong hai tập “Tiếng Việt”, NXB Đại học Sƣ phạm, 2003; từ đó giúp giáo
viên mầm non có vốn kiến thức cơ bản phục vụ tốt việc phát triển ngôn ngữ mẹ
đẻ cho trẻ mầm non.
Tiếp theo cuốn “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dƣới 6 tuổi”,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005, các tác giả Hoàng Thị Oanh – Phạm Thị
Việt – Nguyễn Kim Đức đã nói lên tầm quan trọng của ngôn ngữ trong việc giáo
dục toàn diện cho trẻ và nêu sơ lƣợc nội dung , phƣơng pháp, biện pháp để luyện
phát âm, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch
lạc cho trẻ trong cuốn sách “Phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.
Tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn “Phƣơng pháp phát triển lời nói cho
trẻ em” NXB Đại học Sƣ phạm, 2012, cũng viết rất chi tiết về việc hình thành và
phát triển vốn từ cho trẻ mầm non.
Tạp chí Giáo dục mầm non có rất nhiều bài viết về cách tổ chức, quản lý,
những sáng kiến, kinh nghiệm của giáo viên và cán bộ quản lý ngành mầm non.
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 1/2006, tác giả Đinh Thị Uyên có bài dịch
tìm hiểu về chƣơng trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non Hàn Quốc. Đây
là một góc nhìn mở cho nền giáo dục mầm non Việt Nam hiện nay.
Thơ ca viết cho thiếu nhi của Trần Đăng Khoa nói chung và tập thơ góc

sân và khoảng trời nói riêng đã để lại những ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc
nhỏ tuổi. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học,...tìm hiểu về tập
thơ Góc sân và khoảng trời ở những phƣơng diện khác nhau nhƣ:

2


Nhà nghiên cứu Vũ Đình Minh trong Thiên nhiên trong thơ viết cho các
em viết: “Cái góc sân và khoảng trời, đầu tiên mà các em tiếp xúc sẽ hằn sâu
trong trí nhớ của các em cho đến khi về già, góp vào cái nền quan trọng trong
việc hình thành tính cách của các em sau này. Một đường dây, một vườn hoa
sặc sỡ, cơn mưa đầu mùa hạ với tiếng sấm vỡ ra trên bầu trời náo nức, vòm hoa
gạo đỏ như lò than khổng lồ rừng rực cháy, đám mây râm mát, cơn gió trải trên
cánh đồng xanh mướt lá ngô non các em đang chạy thả diều, hấp dẫn biết bao
cặp mắt thơ ngây của các em.” [11;35]
Trong bài viết Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa, tác giả Đình Kính cũng nhận
xét “Trần Đăng Khoa là người có tài quan sát, quan sát rất tinh tế . Từ hương
nhãn, hoa bưởi, tiếng chim chích chòe, tiếng trống làng, tiếng máy cày xình
xịch, đến chiếc ngõ nhỏ, cánh đồng làng, cây dừa, thậm chí là cả bé Giang tập
xe đạp, đánh tam cúc với mèo, rồi một bông hoa duối, một cây xoan, một bến
đò...cũng thành thơ, lại là thơ không xoàng thì giỏi quá” [8;9]
Phạm Hổ trong tiểu luận “Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa” cho rằng: Trần
Đăng Khoa đã không viết về cái gì xa lạ mà viết về những cái ở ngay làng quê
mà ngày ngày em trông thấy và hầu nhƣ “toàn bộ thơ Trần Đăng Khoa là viết
bằng lòng yêu thương...” [4;887]
Lã Thị Bắc Lý đã nêu những nội dung cơ bản trong thơ Trần Đăng Khoa,
trong đó nội dung hàng đầu là thiên nhiên: “Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho
bạn đọc cảm nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất , tinh nguyên và hết
sức mơ mộng ...thiên nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh
thơ mộng mà còn đầy sức sống, luôn luôn vận động và phát triển” [9;155]

“Phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua truyện cổ tích”, 2013,
khóa luận tốt nghiệp đại học của Trần Ngọc Anh cũng đã nêu những đặc điểm
vốn từ của trẻ mầm non, đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn, từ đó đƣa ra các
biện pháp phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua truyện cổ tích. Tuy nhiên
dề tài này mới chỉ dừng lại ở mở rộng vốn từ cho trẻ qua truyện cổ tích.

3


Nhƣ vậy, các tác giả đã nghiên cứu rất về sâu sắc vốn từ vựng của trẻ
mầm non, về những phƣơng pháp để phát triển vốn từ cho trẻ. Cùng với đó là rất
nhiều những nhận định đánh giá về tập thơ Góc sân và khoảng trời song đến
thời điểm hiện tại vẫn chƣa có bất cứ công trình nào đi sâu vào khai thác đề tài
mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ góc sân và khoảng trời của nhà
thơ Trần Đăng Khoa.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm hiểu vai trò, tác dụng
của thơ Trần Đăng Khoa đối với việc mở rộng vốn từ cho trẻ và từ đó đề xuất
đƣợc các biện pháp nhằm mở rộng vốn từ cho tre qua tập thơ Góc sân và khoảng
trời.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Việc mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ Góc sân và khoảng
trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài
- Khảo sát từ ngữ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời
- Tìm hiểu vai trò, tác dụng của thơ Trần Đăng Khoa đối với việc mở rộng vốn
từ cho trẻ
- Đề xuất các biện pháp mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua tập thơ Góc
sân và khoảng trời

6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc mở rộng vốn từ cho trẻ mẫu giáo lớn qua một số
bài thơ trong tập thơ Góc sân và khoảng trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê phân loại
- Phƣơng pháp miêu tả
- Phƣơng pháp so sánh đối chiếu

4


5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở tâm lí
Ngay những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất
mạnh mẽ tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch
sử - xã hội của nền văn hóa loài ngƣời. Nó giúp trẻ tích lũy kiến thức, phát triển
tƣ duy, giúp trẻ giao tiếp đƣợc với mọi ngƣời xung quanh, là phƣơng tiện để trẻ
điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực.
Đứng ở góc độ tâm lí học, các nhà ngôn ngữ học thấy rằng: việc tiếp thu
ngôn ngữ có nhiều đặc điểm khác với việc tiếp thu kiến thức trong lĩnh vực
khác. Trẻ em không có ý thức về ngôn ngữ nhƣng bằng cách bắt chƣớc có tính
bản năng trẻ sẽ học đƣợc cách nói của những ngƣời xung quanh. Tuy nhiên, đến
một độ tuổi nhất định, khi tƣ duy phát triển đến một mức độ cần thiết thì có thể
dạy trẻ học nói nhƣ các môn học khác.
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã tập làm quen với các tiết học để lĩnh hội
những tri thức đơn giản gần gũi đối với trẻ, nhƣng là tiền đề để trẻ bƣớc vào lớp

một. Trẻ dần nhận thức đƣợc nhiệm vụ học tập, bổn phận, trách nhiệm của học
sinh phải làm gì cho cô giáo vui lòng, bàn bè yêu mến. Nhiều phẩm chất chú ý
của trẻ đƣợc phát triển, trẻ biết hƣớng ý thức của mình vào các đối tƣợng cần
cho vui chơi, học tập hoặc lao động tự phục vụ. Trẻ có khả năng chú ý có chủ
định từ 37 đến 51 phút, đối tƣợng chú ý hấp dẫn, nhiều thay đổi kích thích sự tò
mò, ham hiểu biết của trẻ. Trẻ có thể phân phối đƣợc chú ý vào hai đến ba đối
tƣợng cùng một lúc. Tuy nhiên thời gian phân phối chú ý chƣa bền vững. Cần
luyện tập các phẩm chất chú ý cho trẻ qua các trò chơi và tiết học kể chuyện,
đọc thơ, âm nhạc…
Lứa tuổi mẫu giáo là thời kì bộc lộ tính nhạy cảm cao nhất đối với các
hiện tƣợng ngôn ngữ, điều đó khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc

6


độ khá nhanh, và đến cuối tuổi mẫu giáo thì hầu hết trẻ đều biết sử dụng tiếng
mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hàng ngày.
Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ mẫu giáo lớn theo các hƣớng sau:
+ Nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ: Trẻ biết đọc diễn
cảm, biết dùng điệu bộ bổ sung cho ngôn ngữ nói.
+ Vốn từ và cơ cấu ngữ pháp phát triển: Trẻ tích lũy đƣợc vốn từ khá phong phú
không những chỉ về danh từ mà động từ, tính từ, liên từ…Trẻ có khả năng kết
hợp từ trong câu theo các quy tắc ngữ pháp.
+ Sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc: Bên cạch ngôn ngữ tình huống, ngôn ngữ
ngữ cảnh, trong giai đoạn này ở trẻ đã xuất hiện ngôn ngữ giải thích hay còn gọi
ngôn ngữ mạch lạc do trẻ có nhu cầu cần nhận sự giải thích và cũng thích giả
thích cho ngƣời lớn và các bạn hiểu.
Nhìn chung đứa trẻ trƣớc khi bƣớc vào tuổi học sinh đã có khả năng nắm
đƣợc ý nghĩa của từ vựng thông dụng, phát âm đúng với sự phát âm của ngƣời
lớn (tùy theo địa phƣơng có giọng nói nhƣ thế nào thì trẻ sẽ nói theo nhƣ vậy),

biết dùng ngữ điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, và đặc biệt là nói dúng hệ
thống ngữ pháp phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về
phƣợng diện cú pháp và về phƣơng diện tu từ, nói năng mạch lạc thoải mái.
Các hiện tƣợng tâm lí nhƣ tri giác, trí nhớ, tƣởng tƣợng về cơ bản là sự
nối tiếp sự phát triển ở lứa tuổi 4 - 5 nhƣng chất lƣợng mới hơn. Mức độ chủ
định các quá trình tâm lí rõ ràng hơn, có ý thức hơn. Tính mục đích hình thành
và phát triển ở mức độ cao hơn. Độ nhảy cảm của các giác quan tinh nhạy hơn.
Khả năng kiềm chế các phản ứng tâm lí đƣợc phát triển. Trong giai đoạn này,
quá trình tâm lí của trẻ phát triển mạnh mẽ và đặc trƣng nhất đó là tƣ duy. Sự
phát triển tƣ duy ở độ tuổi này mạnh mẽ về kiểu loại, các thao tác và thiết lập
nhanh chóng các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tƣợng, thông tin giữa mới
và cũ, gần và xa…Các phẩm chất về tƣ duy đã bộc lộ đủ về cấu tạo và chức
năng hoạt động của nó nhƣ tính mục đích, tính độc lập, sáng tạo, tính linh hoạt,

7


độ mềm dẻo… Trẻ 5 – 6 tuổi phát triển cả ba loại tƣ duy trong đó tƣ duy trực
quan hành động trực quan vẫn chiếm ƣu thế và có liên hệ mật thiết với ngôn
ngữ. Vai trò của ngôn ngữ ở đây rất lớn, nó giúp trẻ nhận ra bài toán cần phải
giải quyết, giúp trẻ đặt kế hoạch tìm ra cách giải quyết và nghe những lời giải
thích, hƣớng dẫn của ngƣời lớn.
Nhƣ vậy, đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo
lớn nói riêng đƣợc hình thành và phát triển mạnh mẽ song lại chịu ảnh hƣởng
sâu sắc của sự phát triển ngôn ngữ. Việc phát triển vốn từ cho trẻ trong giai đoạn
này góp phần quan trọng trong việc phát triển tƣ duy, trí tuệ, tình cảm và đặt nền
móng cho sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời.
1.2. Cơ sở sinh lí
Các nhà sinh lí và giải phẫu học đã chứng minh cơ sở vật chất của đời
sống trẻ phụ thuộc vào bộ não và hoạt động thần kinh cao cấp. Cho đến lúc chào

đời não bộ của trẻ chƣa phát triển đầy đủ mặc dù hình thái và cấu tạo của nó
không khác với não ngƣời lớn là mấy. Ở trẻ sơ sinh: não bộ có kích thƣớc nhỏ,
khoảng 370 - 392g (1/8 - 1/9 trọng lƣợng cơ thể).
Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín
hiệu thứ hai , là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín hiệu
đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ hai, là sự hoạt động đặc biệt
của vỏ bán cầu đại não. Hệ thống tín hiệu thứ hai có đƣợc nhờ những kích thích
trừu tƣợng nhƣ ngôn ngữ, lời nói, chữ viết… Việc phát triển ngôn ngữ phải lien
quan mật thiết tới việc phát triển và hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh
nói chung. Trong ba năm đầu là kết thúc sự trƣởng thành về mặt giải phẫu vùng
não chỉ huy ngôn ngữ, vì thế phải phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc mới đạt
kết quả tốt.
Để có thể giao tiếp tốt, chúng ta không thể không kể đến bộ máy phát âm.
Mỗi con ngƣời sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm. Đó là một trong những điều
kiện vật chất quan trọng nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ. Khi sinh ra,

8


mỗi con ngƣời không phải đã có ngay bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa
tuổi mầm non là giai đoạn đang dần hoàn thiện bộ máy phát âm đó: sự xuất hiện
và hoàn thiện của hai hàm răng, sự vận động của môi, lƣỡi, của hàm dƣới… Quá
trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy luật sinh học, nó phát triển và hoàn thiện
cùng với sự lớn lên của trẻ. Trong thực tế có những em cùng sinh ra nhƣng có
em ngôn ngữ phát triển rất tốt, có em thì nói ngọng hoặc chậm nói. Có sự khác
nhau nhƣ vậy là do bộ máy phát âm khác nhau và quá trình chăm sóc, giáo dục
trẻ là khác nhau. Qua qúa trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm
cho bộ máy phát âm đáp ứng đƣợc nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh
ngôn ngữ. Do đó, việc nghiên cứu bộ máy phát âm để tìm hiểu khả nảng ngữ
pháp trong lời nói của trẻ mầm non hoàn toàn có cơ sở và mang tính khoa học.

1.3. Cơ sở ngôn ngữ
1.3.1. Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non
1.3.1.1. Vốn từ xét về mặt số lượng
Theo tác giả Đinh Hồng Thái trong cuốn Phƣơng pháp phát triển lời nói
cho trẻ em nghiên cứu:
Từ 12 tháng trở đi, bên cạnh các âm bập bẹ xuất hiện các từ chủ động đầu
tiên. Ở 18 tháng tuổi, số từ bình quân từ 11 từ, trẻ bắt chƣớc ngƣời lớn lặp lại
một số một số từ đơn gần gũi: mẹ, bà, bố,…
Từ 19 đến 21 tháng, số lƣợng từ tăng nhanh. Đến 21 tháng trẻ đạt tới 220
từ. Giai đoạn 21 – 24 tháng, tốc độ chậm lại, chỉ đạt 234 từ vào tháng 24, sau đó
lại tăng tốc: 30 tháng đạt 434 từ, 36 tháng đạt 486 từ.
Đến năm thứ 3, trẻ đã sử dụng đƣợc trên 500 từ, phần lớn là danh từ, động
từ, tính từ và các loại khác rất ít danh từ chỉ đồ chơi, đồ dùng quen thuộc, các
con vật gần gũi nhƣ: mèo, chó, chim,…Động từ chỉ hoạt động với trẻ và nhứng
ngƣời xung quanh nhƣ: ăn, uống, ngủ, đi,…
Trẻ 4 tuổi có thể nắm đƣợc xấp xỉ 700 từ. Ƣu thế vẫn thuộc về danh từ và
động từ. Hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ.

9


Từ 5 - 6 tuổi, vốn từ của trẻ tăng bình quân đến 1.033 từ; tính từ và các
loại từ khác đã chiếm một tỉ lệ cao hơn.
Tốc độ tăng vốn từ ở các độ tuổi khác nhau, chậm dần theo độ tuổi: cuối 3
tuổi so với đầu 3 tuổi vốn từ tăng 10,7%; cuối 4 tuổi so với dầu 4 tuổi vốn từ
tăng 40,58%; cuối 5 tuổi so với đầu 5 tuổi vốn từ chỉ tăng 10,40%; cuối 6 tuổi so
với đầu 6 tuổi vốn từ cũng chỉ tăng 10,01%.
Nhƣ vậy, ta có thể nhận thấy quy luật tăng số lƣợng từ của trẻ nhƣ sau:
- Số lƣợng từ của trẻ tăng theo thời gian.
- Sự tăng có tốc độ không đồng đều, có giai đoạn tăng nhanh, co giai đoạn tăng

chậm.
- Trong năm thứ 3 tốc độ tăng nhanh nhất.
- Từ 3 đến 6 tuổi tốc độ tăng vốn từ giảm dần.
1.3.1.2. Vốn từ xét về mặt cơ cấu từ loại
Cơ cấu từ loại trong vốn từ của trẻ là một tiêu chí đánh giá chất lƣợng vốn
từ. Tiếng việt có 9 loại từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, quan hệ
từ, định từ, tình thái từ. Số lƣợng từ loại càng nhiều bao nhiêu thì càng tạo điều
kiện cho trẻ diễn đạt thuận lợi bấy nhiêu. Các loại từ xuất hiện dần dần trong
vốn từ của trẻ. Ban đầu chủ yếu là danh từ, sau đó đến động từ và tính từ: các
loại từ khác xuất hiện muộn hơn.
Đến 3 - 4 tuổi, về cơ bản trong vốn từ của trẻ đã có đủ các loại từ. tuy
nhiên, tỉ lệ danh từ và tính từ cao hơn rất nhiều so với các loại khác: danh từ
chiếm 38%, động từ : 32%, còn lại tính từ: 6,8%, đại từ: 3,1%, phó từ: 7,8%,
tình thái từ: 74,7%; quan hệ từ và số từ ít xuất hiện.
Giai đoạn 5 - 6 tuổi cũng là giai đoạn hoàn thiện một bƣớc cơ cấu từ loại
trong vốn từ của trẻ. Tỉ lệ danh từ, động từ giảm đi ( chỉ còn khoảng 50%)
nhƣờng chỗ cho tính từ và các từ loại khác tăng lên: tính từ đạt tới 15%, quan hệ
ừ tăng lên đến 5,7%; còn lại là các loại từ khác.

10


1.3.1.3. Khả năng hiểu nghĩa từ của trẻ mẫu giáo
Theo Fedorenko (Nga), ở trẻ có 5 mức độ hiểu nghĩa khái quát của từ nhƣ
sau:
- Mức độ zêrô (mức độ không): Mỗi sự vật có tên gọi gắn với nó. Trẻ hiểu
đƣợc ý nghĩa gọi tên này: bố, mẹ, bàn, bát…(nghĩa biểu danh).
- Mức độ 1: Ý nghĩa biểu niệm ở mức thấp, tên gọi chung của các sự vật
cùng loại: búp bê, bóng, cốc, nhà…
- Mức độ 2: Khái quát hơn: quả (cam, táo, xoài,); xe ( đạp, máy, ô tô); con

(gà, chó, mèo);…
- Mức độ 4: Khái quát tối đa, gồm những khái niệm trừu tƣợng: số lƣợng,
chất lƣợng, hành động,…(học ở cấp phổ thông).
Đối với trẻ em tuổi mầm non, khi ở tuổi nhà trẻ, trẻ hiểu đƣợc nghĩa biểu
danh (mức độ zêrô và 1). Mức 2 và 3 chỉ dành cho trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu
giáo lớn.
1.3.1.4. Vốn từ tích cực và vốn từ chủ động
Trẻ mẫu giáo lĩnh hội vốn từ ngữ chỉ là bƣớc đầu nên không phải tất cả
các từ chúng tiếp nhận và sử dụng ngay. Có những từ ngữ tích cực, trẻ hiểu và
sử dụng trong giao tiếp đƣợc. Loại này có số lƣợng hạn chế. Loại vốn từ thụ
động bao gồm những từ trẻ mới lĩnh hội. Kinh nghiệm sống và tri thức còn
nghèo nàn nên trẻ chƣa hiểu rõ nghĩa của từ nên không sử dụng đƣợc. Trẻ mẫu
giáo có giai đoạn chỉ nghe hiểu mà không nói đƣợc.
1.3.1.5. Đặc trưng lĩnh hội vốn từ của trẻ mẫu giáo
Nhờ có đặc điểm trực quan hành động và trực quan hình tƣợng của tƣ duy
nên trƣớc hết trẻ nắm đƣợc các tên gọi của sự vật, hiện tƣợng, thuộc tính, quan
hệ mang tính chất biểu tƣợng trực quan và phù hợp với hoạt động của chúng.
Sự lĩnh hội nghĩa của từ diễn ra dần dần: thoạt đầu, trẻ chỉ đối chiếu từ với
cụ thể (không có nghĩa khái quát); sự thâm nhập dần của trẻ hiện thực (khám
phá ra những thuộc tính, dấu hiệu, bản chất, khái quát theo dấu hiệu nào đó),…

11


Dần dần cùng với sự phát triển tƣ duy, trẻ mới nắm đƣợc nội dung khái niệm
trong từ việc nắm nghĩa từ còn biến đổi trong suốt tuổi mẫu giáo.
Vốn từ của trẻ mẫu giáo có khối lƣợng nhỏ hơn rất nhiều so với số lƣợng
vốn từ của ngƣời lớn. Vì khối lƣợng tri thức của chúng còn quá hạn hẹp.
1.3.2. Đặc điểm vốn từ của trẻ mẫu giáo lớn
Trẻ 5 - 6 tuổi có thể sử dụng thông thạo tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Tốc độ

phát triển ngôn ngữ của trẻ khá nhanh và đến cuối tuổi mẫu giáo, hầu hết trẻ em
đã biết sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo trong sinh hoạt hàng ngày. Vốn
từ của trẻ mẫu giáo lớn tăng lên đáng kể, có khoảng 3000 đến 4000 từ, trẻ
thƣờng xuyên sử dụng 1033 từ. Trong đó từ loại đƣợc tích lũy khá phong phú,
không chỉ về danh từ, động từ mà cả tính từ, đại từ, quan hệ từ,…Danh từ và đại
từ vẫn chiếm ƣu thế nhƣng tính từ và các loại từ khác cũng đƣợc trẻ sử dụng
nhiều hơn.
* Về danh từ: nội dung, ý nghĩa của các từ đƣợc mở rộng, phong phú hơn
ở những từ có ý nghĩa rộng; những từ chỉ nghề nghiệp của ngƣời lớn tăng. Ở trẻ
còn xuất hiện những từ mang tính văn học nhƣ: áng mây, đóa hoa,…Trẻ biết sử
dụng một số từ chỉ khái niệm trừu tƣợng mặc dù trẻ chƣa thực sự hiểu nghĩa của
từ đó, thậm chí không hiểu nhƣ: tài năng, nghệ thuật,…
* Về động từ: phần lớn là những động từ gần gũi, tiếp tục phát triển thêm
những nhóm từ mới nhƣ: nhảy nhót, leng keng, ngoe nguẩy,…; những động từ
chỉ sắc thái khác nhau nhƣ: chạy vèo vèo, chạy lung tung,…và xuất hiện thêm
những động từ có nghĩa trừu tƣợng nhƣ: giáo dục, khánh thành,…Trẻ mẫu giáo
lớn đã phân biệt đƣợc nghĩa của các động từ gần nghĩa nhau, ví dụ: động từ
“băm” và “chặt” (khi băm thì phải nhẹ nhàng, khi chặt phải mạnh và nhanh
hơn). Trẻ cũng có thể hiểu đƣợc một số động từ có thể có nhiều nghĩa khác
nhau: đánh đổ, đánh bóng, đánh nhau,…
* Về tính từ: phát triển về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, trẻ sử dụng
nhiều những từ có tính chất gợi cảm nhƣ: to đùng, tròn xoe, xinh xắn,... Trẻ 5 - 6

12


tuổi đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian nhƣ: cao - thấp, dài ngắn, rộng - hẹp, …, các từ chỉ tốc độ nhƣ: nhanh - chậm…hay các từ chỉ màu
sắc: đỏ, vàng, trắng, đen,... Một số trẻ còn biết sử dụng các từ chỉ màu sắc nhƣ:
xám, xanh lá cây, tím, da cam,...
Ngoài ra, các loại từ khác nhƣ đại từ, trạng từ, quan hệ từ, phụ từ…cũng

đƣợc trẻ 5 - 6 tuổi dùng nhiều hơn các tuổi khác.
1.3.3. Từ loại
1.3.3.1. Khái niệm
Từ loại là sự phân loại vốn từ của một ngôn ngữ cụ thể thành những loại,
những hạng vào những đặc trƣng ngữ pháp. Sự quy loại một lớp từ nào đó vào
một loại từ nhất định đƣợc xác định bởi những đặc trƣng về ngữ nghĩa, về hoạt
động ngữ pháp của nó trong việc thực hiện một chức vụ cú pháp nhất định. Nó
đơn gairn là những lớp từ đƣợc phân chia theo đặc điểm ngữ pháp giống nhau.
1.3.3.2. Hệ thống từ loại
Căn cứ vào tiêu chí phân định từ loại và ý nghĩa của từ loại, từ loại đƣợc
chia thành ba nhóm:
Nhóm 1: Thực từ là những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm
thành phần câu gọi là thực từ. Nhóm từ này gồm: danh từ, động từ, tính từ.
Nhóm 2: Hƣ từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, mà chỉ
có tác dụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của
các từ. Nhóm này gồm: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ.
Nhóm 3: Lớp từ trung gian gồm: đại từ và số từ.
1.3.3.2.1. Thực từ
Danh từ
* Khái niệm
Danh từ là từ loại bao gồm những từ có ý nghĩa khái quát sự vật. Đó là
những thực từ chỉ vật thể - ngƣời, động vật, thực vật, đồ vật, những hiện tƣợng
tự nhiên, hiện tƣợng xã hội và những khái niệm trừu tƣờng…đƣợc con ngƣời
nhận thức và phản ánh nhƣ các vật thể tồn tại trong hiện thực.

13


* Phân loại
+ Danh từ riêng: Là danh từ gọi tên sự vật, hiện tƣợng cụ thể riêng biệt,

thƣờng đứng sau danh từ chung làm định ngữ cho danh từ chung. Danh từ riêng
bao gồm: tên riêng chỉ ngƣời, tên địa danh, tên con vật, tên sự vật.
VD: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Trần Đăng Khoa,…
+ Danh từ chung: là những từ biểu thị tên gọi cho hàng loạt các sự vật,
hiện tƣợng không phải cho các sự vật, hiện tƣợng đơn lẻ.
VD: ngôi nhà, học sinh, cô giáo, giông bão,…
Động từ
* Khái niệm
Động từ là những từ có ý nghĩa khái quát chỉ hoạt động, trạng thái nhất
định của sự vật, hiện tƣợng.
* Phân loại:
+ Động từ độc lập: là những động từ tự thân đã có nghĩa. Chúng có thể
dùng độc lập, không cần một động từ khác đi kèm, và có thể giữ chức vụ làm
thành phần chính cho câu.
VD: chặt, chém, đấm đá, khuyên, thúc, cho, biếu, tặng, đi, chạy, nhảy,…
+ Động từ không độc lập: là những động từ thƣờng không đứng một mình
đảm nhiệm vai trò ngữ pháp trong câu, mà phải cùng với một động từ khác hoặc
một cụm từ đi sau làm thành tố phụ.
VD: cần, nên, phải, cần phải, có thể, không thể, chưa thể, định, toan, nỡ,...
Tính từ
* Khái niệm
Tính từ là những thực từ biểu thị tính chất, đặc trƣng của sự vật, hiện
tƣợng về các phƣơng diện nhƣ hình thể, màu sắc…
* Phân loại:

14


+ Tính từ không xác định theo thang độ: chúng không có khả năng kết
hợp với các phụ từ chỉ mức độ. Bản thân chúng đã hàm chứa ý nghĩa tuyệt đối

về đặc trƣng, tính chất hoặc là đặc trƣng ấy không có gì để so sánh.
VD: trên, dưới, trái, phải, trắng toát, đen xì, thơm phức,...
+ Tính từ chỉ tính chất đặc trƣng theo thang độ: chúng có khả năng kết
hợp với các phụ từ chỉ mức độ bao gồm:
- Tính từ chỉ màu sắc: vàng, nâu, đen, trắng,…
- Tính từ kích thƣớc thƣớc: dài, ngắn,..
- Tính từ chỉ hình dáng: cao, thấp, béo,…
- Tính từ chỉ mùi vị: thơm, hắc,…
- Tính từ chỉ tính chất vật lí: lỏng, rắn, mềm, nhão,..
- Tính từ chỉ phẩm chất: tốt, xấu,…
- Tính từ chỉ đặc điểm tâm lí: hiền, dữ, ác
- Tính từ chỉ đặc điểm sinh lí: khỏe, yếu,...
- Tính từ chỉ trí tuệ: thông minh, ngu, đần, khôn,…
1.3.3.2.2. Hư từ
Phụ từ
* Khái niệm
Phụ từ là những hƣ từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng trong
thực tế khách quan mà chỉ có chức năng dẫn xuất hoặc biểu niệm về tình thái.
* Phân loại: căn cứ vào bản chất ngữ pháp của các hƣ từ mà phụ từ thƣờng đi
kèm, có thể chia phụ từ thành hai nhóm:
+ Phụ từ chuyên phụ cho danh từ: là những hƣ từ mang ý nghĩa chỉ số. Bổ
sung ý nghĩa về mặt số lƣợng cho danh từ. VD: những, các, mọi, mỗi, từng,...
+ Phụ từ đi kèm với động từ và tính từ: các phụ từ này làm thành tố phụ
trƣớc hoặc thành tố phụ sau, bổ sung ý nghĩa ngữ pháp cho động từ, tính từ. VD:
rất, hơi, quá, lắm, đã, sẽ, đang,...

15


Quan hệ từ

* Khái niệm
Quan hệ từ là những hƣ từ không dùng để gọi tên các sự vật, hiện tƣợng
trong thế giới khách quan mà chỉ để liên kết, để nối từ với từ, cụm từ với cụm
từ, câu với câu.
* Phân loại:
+ Quan hệ từ dùng biểu thị quan hệ đẳng lập: dùng để nối kết các thành
phần có quan hệ đẳng lập. VD: và, với, cùng, cùng với, hay ( hay là), hoặc (
hoặc là),…
+ Quan hệ từ dùng biểu thị quan hệ chính phụ: dùng để nối kết các thành
tố phụ vào thành tố chính. VD: ở, từ, đến, tới, để…thì, để cho, tuy, dù, dầu, mặc
dầu…nhưng,…
Tình thái từ
* Khái niệm
Tình thái từ là những từ chỉ thái độ, tình cảm của ngƣời nói đối với nội
dung của câu nói hoặc đối với ngƣời cùng tham gia hoạt động giao tiếp.
* Phân loại:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, không, hả,…
+ Tình thái từ cầu khiến: nào, đi, với, nhé,…
+ Tình thái từ biểu thị sắc thái biểu cảm: nhé, cơ, ạ, mà,…
+ Tình thái từ cảm thán: sao, biết bao,…
1.3.3.2.3. Lớp từ trung gian
Đại từ
* Khái niệm
Đại từ là những từ để xƣng hô để thay thế cho danh từ, động từ, tính từ
hoặc cụm từ trong câu đƣợc dùng để chỉ sự vật.
* Ví dụ:

16



+ Đại từ xƣng hô: là những đại từ dùng để xƣng hô, gọi tên thay thế cho
ngƣời: tôi, chúng tôi, chúng ta, cậu, bạn, mày, nó, hắn, y,…
+ Đại từ chỉ định: đƣợc dùng để chỉ nơi chốn, thời điểm xác định. Sự định
vị này lấy vị trí, thời điểm của ngƣời nói làm móc: này, nay, đây, bây giờ, kia,
bấy giờ,…
+ Đại từ chỉ lƣợng tổng thể: dùng để trỏ và thay thế cho sự vật, thƣờng
mở đầu cho cụm danh từ:cả, tất cả, hầu hết, toàn bộ,…
+ Đại từ nghi vấn: là đại từ dùng trong câu hỏi: ai, gì, nào, ra sao, như thế
nào,…
+ Đại từ phiếm chỉ: là những đại từ không dùng để hỏi mà dùng để chỉ
thời gian, nơi chốn: ai, gì, nào, ra sao,...
+ Đại từ thay thế: là những đại từ dùng để thay thế cho danh từ, động từ,
tính từ, cụm từ hoặc cả câu: thế, vậy,…
Số từ
* Khái niệm
Số từ là những từ chỉ số đếm và số thứ tự.
* Phân loại: theo ý nhãi và cách dùng có thể chia số từ thành hai loại:
+ Số từ chỉ số lƣợng: các số từ chỉ số lƣợng thƣờng đứng trƣớc danh từ
đƣợc bổ sung ý nghãi và trả lời câu hỏi bao nhiêu, mấy.
Có hai loại từ chỉ số lƣợng:
- Số từ chỉ số lƣợng xác định: một, hai, ba, bốn,…
- Số từ chỉ số lƣợng ƣớc chừng: dăm, ba, vài, mấy,…
+ Số từ chỉ số thứ tự: các số từ này chỉ thứ tự sự vật trong mối quan hệ với
các sự vật khác. Chúng đứng sau danh từ đƣợc bổ sung ý nghĩa.
+ Số từ chỉ số thứ tự theo nghĩa nguyên gốc: nhất, nhì, ba, bét,…
+ Số từ chỉ số thứ tự lâm thời, phía trƣớc xuất hiện từ “thứ”: thứ nhất, thứ
hai,…
1.3.4. Trường nghĩa

17



1.3.4.1. Khái niệm
Trong cuốn Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, Giáo sƣ Đỗ Hữu Châu đã đƣa
ra định nghĩa về trƣờng nghĩa nhƣ sau: “Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là
một trƣờng nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa”
[2;169].
Nhƣ vậy, một tập hợp từ đồng nhất với nhau ở một nét nghĩa tổng quát
mang tính chất của một hệ thống con nằm trong hệ thống từ vựng lớn sẽ đƣợc
gọi là trƣờng nghĩa. Trƣờng nghĩa là kết quả của sự phản ánh khái quát mà mức
độ cao nhất là giúp xác lập từ loại.
1.3.4.2. Phân loại trường nghĩa
1.3.4.2.1. Trường nghĩa biểu vật
Trƣờng nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa
biểu vật [2;171]. Ví dụ, trƣờng nghĩa biểu vật về mắt: lông mày, lông mi, mí, mi,
lòng trắng, lòng đen, khóc, nƣớc mắt,…
Mỗi một trƣờng nghĩa biểu vật đều có danh từ là trung tâm. Danh từ này
có tính khái quát cao nhƣ ngƣời, thực vật, động vật, vật thể, chất liệu…Các danh
từ này cũng là tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt
biểu vật, là những nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ. Nhƣ vậy, chúng ta sẽ
đƣa một từ vào một trƣờng biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng
với tên gọi của danh từ trên.
Số lƣợng từ ngữ và cách tổ chức của các trƣờng nghĩa biểu vật rất khác
nhau. Sự khác nhau này diễn ra giữa các trƣờng lớn với nhau và giữa các trƣờng
nhỏ trong cùng một trƣờng lớn. Nếu so sánh các trƣờng cùng một tên gọi trong
các ngôn ngữ với nhau thì sự khác biệt trên còn rõ rệt hơn. Điều này khẳng định
tính ngôn ngữ và tính dân tộc của các trƣờng biểu vật.
Vì từ có nhiều nghĩa biểu vật cho nên từ có thể nằm trong nhiều trƣờng
biểu vật khác nhau hay trong nhiều trƣờng nhỏ khác nhau tùy theo số lƣợng các


18


biểu vật của nó. Chẳng hạn, trƣờng biểu vật về ngƣời có các từ: đầu, cổ, tay, chân,
mặt, mũi, lƣng, bụng,….Các từ này cũng thuộc trƣờng biểu vật về động vật.
1.3.4.2.2. Trường nghĩa biểu niệm
Trƣờng nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung cấu trúc biểu
niệm [2;176]. Ví dụ, trƣờng biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (phục vụ sinh hoạt)
gồm:
+ Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản,…
+ Dụng cụ để chứa đựng: tủ, giường, hòm, chai, lọ, chum, vại….
+ Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác,…
+ Dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, khăn, khố, váy, giày, dép,…
+ Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng, khăn, chiếu…
Cũng giống nhƣ trƣờng nghĩa biểu vật các trƣờng nghĩa biểu niệm lớn có
thể phân chia thành các trƣờng nghĩa biểu niệm nhỏ. Từ có nhiều nghĩa biểu
niệm, bởi vậy, một từ có thể đi vào nhiều trƣờng biểu niệm khác nhau và có lõi
trung tâm với các từ điển hình.
1.3.4.2.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Để lập nên các trƣờng nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi
tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ,
câu) chấp nhận đƣợc trong ngôn ngữ [2;185]. Ví dụ, trƣờng tuyến tính của từ đi
là: nhanh, chậm, tập tễnh…ra, vào, lên, xuống….chợ, làm, học, buôn, giày…
Cùng với các trƣờng nghĩa dọc là trƣờng nghĩa biểu vật và trƣờng nghĩa
biểu niệm, các trƣờng nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và
cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc
điểm hoạt động của từ.
1.3.4.2.4. Trường liên tưởng
Trƣờng liên tƣởng là tập hợp từ có chung một nét nghĩa ấn tƣợng tâm lí
đƣợc một từ gợi ra. Ví dụ trƣờng liên tƣởng của từ “xanh” bao gồm các đơn vị

từ vựng: lá cây, bầu trời, mây, quần, áo,…

19


Các từ trong một trƣờng liên tƣởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ
các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm.
Các từ trong một trƣờng liên tƣởng trƣớc hết là những từ cùng nằm trong
một trƣờng biểu vật, trƣờng biểu nệm và trƣờng tuyến tính, tức là những từ có
quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song, trong
trƣờng liên tƣởng còn có nhiều từ khác đƣợc liên tƣởng do xuất hiện đồng thời
với từ trung tâm trong những ngữ cảnh có chủ đề tƣơng đối đồng nhất, lặp đi lặp
lại. Điều này khiến cho các trƣờng liên tƣởng có tính dân tộc, tính thời đại và
tính cá nhân.
1.4. Vài nét về nhà thơ Trần Đăng Khoa
1.4.1. Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại thôn Điền Trì, xã
Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dƣơng, trong một gia đình nông dân. Bố
mẹ Trần Đăng Khoa thuộc rất nhiều truyện, thơ ca cổ. Anh trai - Trần Nhuận
Minh và em gái -Trần Thị Thúy Giang - đều là những ngƣời say mê văn học,
yêu thơ và thích làm thơ. Riêng Trần Đăng Khoa, sáu, bảy tuổi đã thuộc rất
nhiều ca dao và thơ cổ, học hết vỡ lòng (lớp một bây giờ) đã ham đọc sách.
Trong gia đình luôn luôn có một bầu không khí thơ ca, và đó cũng chính là cái
nôi văn hóa đầu tiên của một tâm hồn thơ trẻ.
Trần Đăng Khoa có bài thơ Con bướm vàng đƣợc đăng báo từ năm nhà
thơ đƣợc tám tuổi. Tập thơ đầu tiên Từ góc sân nhà em in ở Nhà xuất bản Kim
Đồng lúc Trần Đăng Khoa tròn mƣời tuổi. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài giới
thiệu thơ Trần Đăng Khoa trên báo (ngày 6 tháng 6 năm 1973) khi tập thơ thứ
hai Góc sân và khoảng trời đƣợc in năm 1973. Nhiều ngƣời hâm mộ “thần
đồng” đã lặn lội về tận thôn Điền Trì để tận mắt “xem” ông làm thơ. Thơ của

ông đƣợc dịch in ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ: Pháp, Đức, Bungari, Hungari,
Na Uy, Bồ Đào Nha, Canađa, Tiệp Khắc, Thụy Điển, Mĩ, Liên Xô (cũ),…Trong
công việc làm thơ, ông có cái may mắn là đƣợc gặp gỡ với nhiều nhà thơ, nhà

20


văn nổi tiếng nhƣ Xuân Diệu, Tố Hữu, Huy Cận, Tô Hoài, Chế Lan
Viên,..Những nhà thơ, nhà văn này đã tận tình dìu dắt để ông sớm vƣợt qua sự
ấu trí, phát triển tƣ duy nghệ thuật và nhanh chóng trƣởng thành trong công việc
làm thơ.
Năm 1975, đang học lớp 10 (tƣơng đƣơng với lớp 12 bây giờ), trong đợt
tổng động viên khi cuộc kháng chiến chống Mĩ vào giai đoạn cuối cùng, nhà thơ
tình nguyện vào bộ đội. Cậu bé làm thơ đã trở thành anh chiến sĩ. Nhà thơ tâm
sự: “Trong thơ tôi, một con đƣờng đã đƣợc nối liền từ cái góc sân nhà ngày thơ
bé đến những hòn đảo xa xôi nhất của Tổ quốc mà tôi đã có mặt. Tôi viết về mọi
ngƣời lính mà tôi yêu mến, và hi vọng có thể nói lên đƣợc phần nào tƣ tƣởng,
tình cảm của họ một cách chân thực. Nhƣng khi họ liên tƣởng về quê chẳng hạn,
thì ngƣời lính ấy, dù ở bất cứ nơi nào để tìm về một nẻo đƣờng quen thuộc và
nhỏ bé để trở về cái làng quê của tôi, ngôi nhà của tôi, bà mẹ của tôi”.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc, Trần Đăng Khoa về học ở trƣờng Sĩ
quan Lục quân, rồi học tiếp ở trƣờng viết văn Nguyễn Du khóa II. Sau đó, nhà
thơ đƣợc cử đi học tại Học viện văn học thế giới mang tên Goóc-ki (Cộng hòa
Liên bang Nga). Trở về nƣớc, Trần Đăng Khoa làm việc ở tạp chí Văn nghệ
quân đội, sau chuyển sang đài tiếng nói Việt Nam.
Năm 1998, nhà thơ cho xuất bản tập Chân dung và đối thoại (Tập 1): Với
lối viết hóm hỉnh, Trần Đăng Khoa đã cố gắng dựng lên một số chân dung các
nhà văn nhà thơ quen biết, hoặc vẫn sống bên cạnh nhà thơ.
Nhìn chung, ở lĩnh vực nào nhà thơ cũng có những đóng góp tích cực một
cách sắc sảo, tuy vậy, trong cảm nhận của đông đảo công chúng bạn đọc, Trần

Đăng Khoa trƣớc sau vẫn là nhà thơ của thiếu nhi.
* Các tác phẩm chính
- Xuất bản ở trong nƣớc:
+ Từ góc sân nhà em (1968)
+ Thơ Trần Đăng Khoa, tập 1 (tuyển 1966 - 1969)

21


+ Góc sân và khoảng trời (1973)
+ Khúc hát ngƣời anh hùng (trƣờng ca - 1975)
+ Kể cho bé nghe (1979)
+ Thơ Trần Đăng Khoa, tập 2 (tuyển 1969 - 1975) (1983)
- Xuất bản ở nƣớc ngoài:
+ Tiếng hát còn tiếp tục (Pháp, 1971)
+ Góc sân và khoảng trời của tôi (Cu ba, 1973)
+ Cánh diều no gió (CHDC Đức, 1973)
+ Con bƣớm vàng (Hunggari,1973)
Trần Đăng Khoa đã đƣợc nhận nhiều giải thƣởng về thơ. Đặc biệt, nhà thơ
đã đƣợc nhận Giải thƣởng Nhà nƣớc về văn học nghệ thuật.
1.4.2. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời”
Trong những sáng tác dành cho thiếu nhi của Trần Đăng Khoa thì Góc
sân và khoảng trời là tập thơ in đậm dấu ấn thành công nhà thơ. Tập thơ đƣợc
sáng tác từ năm 1966 đến năm 1973. Năm 1968, khi Trần Đăng Khoa tròn 10
tuổi, Góc sân và khoảng trời đƣợc in lần đầu gồm 52 bài với số lƣợng 10.000
cuốn; năm 1973, Góc sân và khoảng trời đƣợc bổ sung thành 66 bài, in với số
lƣợng 50.000 cuốn và qua mỗi năm đều đƣợc bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở
nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in 2002 là lần in thứ 50, một con số
có lẽ là kỉ lục cho những cuốn sách đƣợc tái bản nhiều lần ở nƣớc ta.
Cảm hứng chủ đạo trong tập thơ là tình cảm Trần Đăng Khoa dành cho quê

hƣơng, đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam. Đó là tình yêu thƣơng, gắn bó, tự hào, lạc
quan và tin tƣởng vào ngày toàn thắng của cách mạng. Thơ của Trần Đăng Khoa
là sự cảm nhận thiên nhiên, con ngƣời, các sự vật hiện tƣợng diễn ra xung quanh
cuộc sống. Từ cây chuối, gốc dừa, lá trầu, lá bƣởi cho đến đàn kiến hành quân,
con cua đồng hay con chuồn chuồn, chú bƣớm vàng bên bờ cỏ, ngay cả những
hiện tƣợng mây, mƣa, gió, bão, giông… đều có thể trở thành thơ. Tất cả những gì
Trần Đăng Khoa nhắc đến trong thơ không xa lạ, cao siêu mà ngƣợc lại rất gần

22


×