TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
********************
TRỊNH THỊ HẢI
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY DINH DƢỠNG
Ở TRẺ DƢỚI 5 TUỔI TẠI XÃ CHỈ ĐẠO,
HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƢNG YÊN NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Bệnh học trẻ em
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN
Hà Nội - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Phƣơng Liên đã
giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, tiến hành
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: Nghiên cứu tình hình suy
dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi tại Xã Chỉ Đạo – Huyện Văn Lâm – Tỉnh
Hƣng yên.
Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, chính quyền địa phƣơng xã Chỉ Đạo, các cán bộ Y tế xã, các giáo viên
Trƣờng mầm non Chỉ đạo và nhân dân các thôn Đông Mai, thôn Cát Lƣ, thôn
Nghĩa Lộ, thôn Trịnh Xá đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ để tôi hoàn
thành khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng và nỗ lực rất nhiều song khóa luận này không thể
tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng
góp, chỉ bảo của thầy cô giáo cùng tập thể các bạn sinh viên để đề tài đạt kết
quả tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trịnh Thị Hải
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi. Các kết quả nghiên
cứu, các số liệu trình bày trong khóa luận này là trung thực. Đề tài của tôi
chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trịnh Thị Hải
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
WHO: Tổ chức y tế thế giới
SDD: Suy dinh dƣỡng
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
SPH: Số phụ huynh
SGĐ: Số gia đình
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Tình hình trẻ em dƣới 5 tuổi trên Thế giới và Việt Nam mắc bệnh suy
dinh dƣỡng .................................................................................................... 4
1.1.1. Tình hình trẻ em dƣới 5 tuổi trên thế giới mắc bệnh suydinh dƣỡng
................................................................................................................... 4
1.1.2. Tình hình suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi tại Việt Nam ..... 4
1.2. Đặc điểm Sinh lý trẻ em dƣới 5 tuổi ...................................................... 5
1.3. Dinh dƣỡngvà suy dinh dƣỡng............................................................... 5
1.3.1. Dinh dƣỡng...................................................................................... 5
1.3.2. Vai trò của dinh dƣỡng.................................................................... 5
1.3.3. Khái niệm suy dinh dƣỡng .............................................................. 6
1.3.4.Phân loại và dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dƣỡng ............................ 6
1.3.4.1. Phân loại suy dinh dƣỡng ............................................................. 6
1.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dƣỡng ........................................ 6
1.3.4.3. Nguyên nhân gây bệnh................................................................. 8
1.3.5. Những yếu tố nguy cơ của bệnh suy dinh dƣỡng ............................... 9
1.3.5.1. Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dƣới 5 tuổi ............................................. 9
1.3.5.2. Tăng các nguy cơ bệnh lý ............................................................ 9
1.3.5.3. Ảnh hƣởng về thể chất, vận động ................................................ 9
1.3.5.4. Ảnh hƣởng đến phát triển nhận thức.......................................... 10
1.3.6. Cách phòng chống và điều trị bệnh suy dinh dƣỡng ........................ 10
1.3.6.1. Cách phòng chống bệnh suy dinh dƣỡng [7], [14]. ................... 10
1.3.6.2. Cách điều trị bệnh suy dinh dƣỡng ............................................ 11
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 13
2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .......................................... 13
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 13
2.2.1. Phƣơng pháp chọn mẫu ................................................................. 13
2.2.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái sinh lý nhƣ: Chiều cao, cân
nặng… với các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: ....................................... 13
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn................................................................ 14
2.2.4. Chỉ số nghiên cứu.......................................................................... 14
2.2.5. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu.......................................... 15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .................................................... 16
3.1. Tình hình trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại thôn Đông Mai và
thôn Cát Lƣ, xã Chỉ Đạo ............................................................................. 16
3.2. Kết quả phân bố tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi thôn Đông Mai và thôn Cát
Lƣ mắc bệnh suy dinh dƣỡng theo các yếu tố liên quan............................. 16
3.3. Bàn luận................................................................................................ 23
3.3.1. Tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi tại thôn Đông Mai và
thôn Cát Lƣ xã Chỉ Đạo .......................................................................... 23
3.3.2. Sự phân bố tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng theo các yếu tố liên quan .... 23
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 29
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 31
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 33
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh suy dinh dƣỡng theo nhóm
tuổi ................................................................................................................... 16
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo giới tính .............. 16
Bảng 3: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDDtheo thời gian tiêm chủng
......................................................................................................................... 17
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDDtheo thời gian tẩy giun 17
Bảng 5: phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc tiêu mắc bệnh SDD theo thời gian
cai sữa và cách cho trẻ bú sữa mẹ. .................................................................. 18
Bảng 6: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo thời gian và cách
cho trẻ ăn dặm (ăn sam) .................................................................................. 19
Bảng 7: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo môi trƣờng sống và
điều kiện vệ sinh nhà ở .................................................................................... 19
Bảng 8: phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo trình độ học vấn của
mẹ .................................................................................................................... 20
Bảng 9: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo nghề nghiệp của mẹ
......................................................................................................................... 20
Bảng 10: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo điều kiện kinh tế
của gia đình ..................................................................................................... 21
Bảng 11: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo sự nhận thức và
thái độ của bà mẹ ............................................................................................. 21
Bảng 12: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo sự hiểu biết của
các bà mẹ về cách phòng bệnh SDD cho trẻ ................................................... 22
Bảng 13: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo cách xử lý của bà
mẹ khi trẻ bị SDD ........................................................................................... 22
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam, trẻ
mầm non là nguồn nhân lực sau này của đất nƣớc. Chúng đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nƣớc sau này. Và giai đoạn 6 năm
đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất của trẻ. Trong giai đoạn này trẻ phát triển
rất nhanh chóng. Vì vậy, trẻ cần đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục một
cách tốt nhất để có thể phát triển một cách toàn diện.
Ở độ tuổi này sức đề kháng của trẻ còn non nớt nên rất cần đƣợc chăm
sóc hợp lý, có chế độ dinh dƣỡng cân đối để có thể phát triển toàn diện cả về
thể chất lẫn trí tuệ. Ngƣợc lại nếu trẻ không đƣợc cung cấp với chế độ dinh
dƣỡng và chăm sóc hợp lý trẻ sẽ chậm phát triển hơn bình thƣờng, ảnh hƣởng
đến sức khỏe và sức đề kháng dẫn đến dễ mắc một số bệnh nhƣ: tiêu chảy; còi
xƣơng; suy dinh dƣỡng…
Hiện nay, theo nghiên cứu của viện dinh dƣỡng,tỷ lệ trẻ suy dinh dƣỡng
ở nƣớc ta là: 24,9% trẻ thấp còi, 14,5% trẻ nhẹ cân [14]. Con số này khá cao
so với các nƣớc đang phát triển trong khu vực. Ngày nay, đời sống nhân dân
đã đƣợc cải thiện, khoa học ngày càng tiên tiến hiện đại, các gia đình và các
bà mẹ đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của chế độ dinh dƣỡng đối với sức
khỏe và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, do còn thiếu kinh nghiệm, chƣa hiểu
biết về chế độ dinh dƣỡng hợp lý trong ngày của trẻ, hay do những hủ tục lạc
hậu, những hiểu biết hạn chế, những thói quen không tốt, do môi trƣờng sống
bị ô nhiễm, điều kiện và việc vệ sinh kém, cho trẻ ăn dặm sớm… làm ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và tăng nguy cơ suy dinh dƣỡng ở
trẻ.
Tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi diễn ra hầu hết ở các tỉnh
trong cả nƣớc, phổ biến nhất là ở nông thôn và các tỉnh trung du miền núi.
1
Tình trạng suy dinh dƣỡng ở trẻ làm ảnh hƣởng đến kinh tế - xã hội, tăng
nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và đặc biệt đe dọa đến nguồn nhân lực tƣơng lai
của đất nƣớc.
Chỉ Đạo là một xã nông thôn thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên.
Điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, kiến thức về
chăm sóc sức khỏe cho trẻ của các bà mẹ còn hạn chế, môi trƣờng sống bị ô
nhiễm. Do vậy công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ còn gặp nhiều
khó khăn. Vì những lý do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu
tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi xã Chỉ Đạo - huyện Văn Lâm tỉnh Hƣng Yên” làm đềtài nghiên cứu khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ trẻ bị suy dinh dƣỡng tại xã Chỉ Đạo -huyện Văn Lâm tỉnh Hƣng Yên năm 2015.
- Tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ
dƣới 5 tuổi tại địa phƣơng.
- Tìm hiểu các công tác phòng và chữa bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5
tuổi mà địa phƣơng đã thực hiện và đề xuất các biện pháp mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ em dƣới 5 tuổi tại xã
Chỉ Đạo - huyện Văn Lâm - tỉnh Hƣng Yên.
- Đề xuất một số biện pháp phòng chống bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới
5 tuổi tại địa phƣơng.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề tài cho thấy đƣợc tình hình mắc bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5
tuổi tại xã Chỉ Đạo - huyện Văn Lâm - tỉnh Hƣng Yên.
2
- Tìm ra đƣợc các nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan
- Đƣa ra đề xuất, kiến nghị làm giảm tỷ lệ mắc bệnh suy dinh dƣỡng ở
trẻ dƣới 5 tuổi tại địa phƣơng.
3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình trẻ em dƣới 5 tuổi trên Thế giới và Việt Nam mắc bệnh suy
dinh dƣỡng
1.1.1. Tình hình trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới mắc bệnh suydinh dưỡng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ƣớc tính có khoảng 500 triệu trẻ em
bị suy dinh dƣỡng trên toàn cầu. Tại Châu Mỹ La tinh có tỷ lệ suy dinh dƣỡng
ở mức thấp và vừa theo phân loại của WHO. Ở Châu Á hầu hết các nƣớc đều
ở mức cao và rất cao. Có khoảng 43% trẻ em (tƣơng đƣơng với 230 triệu) ở
các nƣớc đang phát triển bị còi cọc. Nguy cơ bị SDD thể nhẹ cân ở Châu Á
gấp 1,5 lần so với Châu Phi và nguy cơ bị SDD ở Châu Phi cao gấp 2,3 lần so
với Châu Mỹ La tinh. Nói tóm lại tình hình suy dinh dƣỡng ở trẻ em thƣờng
diễn ra ở các nƣớc chậm phát triển và đang phát triển. Do điều kiện kinh tế
còn nghèo nàn, trình độ dân trí còn thấp, cơ sở y tế và các công tác tuyên
truyền cònhạn chế.
1.1.2. Tình hình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Suy dinh dƣỡng ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh
hƣởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần vận động của trẻ, mà còn ảnh
hƣởng đến sức lao động của xã hội sau này. Theo kết quả điều tra của Viện
Dinh dƣỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ em dƣới 5 tuổi trong toàn quốc là
21,2%. Năm 2010, tỷ lệ suy dinh dƣỡng (SDD) trẻ em nƣớc ta là 17,5% (chỉ
tiêu cân nặng/tuổi), trong đó SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là
1,8% và SDD rất nặng (độ III) là 0,3%. 20/63 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em
trên 20% (xếp ở mức cao theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới). Tỷ lệ trẻ
em SDD theo chỉ tiêu chiều cao/tuổi (SDD thể thấp còi) năm 2010 toàn quốc
là 29,3%, trong đó xét theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới có đến 31 tỉnh
tỷ lệ trên 30% (mức cao), 2 tỉnh trên 40% (mức rất cao). Mức giảm trung bình
4
SDD thấp còi trong 15 năm qua (1995-2010) là 1,3%/năm. Tỷ lệ SDD thể gầy
còm (cân/cao) là 7,1%. Ƣớc tính đến năm 2010, nƣớc ta còn gần 1,3 triệu trẻ
em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em SDD thấp còi
và khoảng 520 ngàn trẻ em SDD gày còm. Phân bố SDD không đồng đều ở
các vùng sinh thái khác nhau [13].
Bƣớc sang ngƣỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nƣớc ta mà nhiều
nƣớc trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đƣơng đầu với thách thức của tình
trạng nghèo và suy dinh dƣỡng. SDD là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng
lƣợng và các vi chất dinh dƣỡng. Bệnh thƣờng gặp nhiều nhất ở trẻ em dƣới 5
tuổi, biểu hiện trƣờng hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
1.2. Đặc điểm Sinh lý trẻ em dƣới 5 tuổi
Ở giai đoạn từ 0-5 tuổi cơ thể trẻ có sự phát triển và sinh trƣởng mạnh
mẽ, có sự thay đổi cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng xảy ra trong cơ thể trẻ. Lúc
này các tế bào tăng lên dẫn đến tăng khối lƣợng mô, cơ quan và toàn bộ cơ
thể.Quá trình này diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ. Sự phát triển này thể
hiện qua sự thay đổi kích thƣớc của các chỉ số đo nhƣ: chiều cao, cân nặng,
vòng ngực…[10].
1.3. Dinh dƣỡngvà suy dinh dƣỡng
1.3.1. Dinh dưỡng
Dinh dƣỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con ngƣời. Trẻ em cần dinh
dƣỡng để phát triển thể lực và trí lực, ngƣời lớn cần dinh dƣỡng để duy trì sự
sống và làm việc. Nói cách khác, dinh dƣỡng quyết định sự tồn tại và phát
triển của cơ thể [9].
1.3.2. Vai trò của dinh dưỡng
Dinh dƣỡng có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống của con ngƣời
nói chung và trẻ em lứa tuổi mầm non nói riêng. Ở giai đoạn này cơ thể trẻ
đang phát triển nhanh chóng và rất cần các chất dinh dƣỡng để phát triển toàn
5
diện cả về trí lực lẫn thể chất. Nếu ở gian đoạn này trẻ bị thiếu hoặc thừa dinh
dƣỡng thì rất có thể dẫn đến các bệnh nguy hiểm ảnh hƣởng đến sức khỏe và
trí tuệ của trẻ sau này nhƣ bệnh SDD, bệnh béo phì, bệnh quáng gà..
Ở nƣớc ta tỷ lệ trẻ thiếu dinh dƣỡng thƣờng xuất hiện ở nông thôn, còn
tình trạng béo phì thƣờng xuất hiện ở thành thị do điều kiện kinh tế còn chênh
lệch và không đồng đều giữa thành thị và nông thôn.
1.3.3. Khái niệm suy dinh dưỡng
Suy dinh dƣỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dƣỡng cần thiết làm
ảnh hƣởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trƣởng bình thƣờng của cơ
thể. Tình trạng suy dinh dƣỡng trẻ em thƣờng phổ biến ở khoảng thời gian từ
6-24 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có nhu cầu dinh dƣỡng cao, đang tập
thích ứng với môi trƣờng và rất nhạy cảm với bệnh tật.
1.3.4.Phân loại và dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dƣỡng
1.3.4.1. Phân loại suy dinh dưỡng
Theo tổ chức Y tế thế giới (1981) đánh giá trẻ suy dinh dƣỡng
dựa vào cân nặng theo tuổi:
- Suy dinh dƣỡng độ 1: Cân nặng dƣới -2SD đến -3SD tƣơng đƣơng với
cân nặng còn 70%-80% so với cân nặng của trẻ bình thƣờng.
- Suy dinh dƣỡng độ 2: Cân nặng dƣới -3SD đến -4SD tƣơng đƣơng với
cân nặng còn 60%-70% so với cân nặng của trẻ bình thƣờng.
- Suy dinh dƣỡng độ 3: Cân nặng dƣới -4SD tƣơng dƣơng với cân nặng
còn dƣới 60% so với cân nặng của trẻ bình thƣờng.
1.3.4.2. Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dƣỡng, những trẻ bị suy dinh dƣỡng thƣờng có
những dấu hiệu nhƣ: Không lên cân hoặc giảm cân; Teo mỡ ở cánh tay, thịt
nhẽo; Da xanh, tóc thƣa rụng dễ gãy, đổi màu; Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu
hóa; Đi ngoài phân sống, thƣờng bị ỉa chảy; Chậm tăng cân, đứng cân hoặc
6
sụt cân; Trẻ chậm phát triển vận động; Trẻ thƣờng biếng ăn, ăn ít, môi xanh,
niêm mạc mắt nhợt nhạt, hay buồn bực, ít vui chơi, kém linh hoạt [14].
Ngoài cách phát hiện bằng biểu hiện bên ngoài chúng ta cần chú ý và
phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dƣỡng bằng cách dựa vào các chỉ số nhân trắc
nhƣ cân nặng, chiều cao, vòng cánh tay. Đơn giản nhất là dựa vào cân nặng
theo tuổi trên biểu đồ phát triển của trẻ dƣới 5 tuổi.
Theo dõi biểu đồ phát triển thƣờng xuyên cho thấy [7] :
- Trẻ bình thƣờng: Trên biểu đồ, đƣờng biểu diễn cân nặng luôn đi lên;
cân nặng đạt 80-100% so với cân nặng của trẻ bình thƣờng.
-Suy dinh dƣỡng vừa: Trên biểu đồ, cân nặng của trẻ vì chỉ còn 70-80%
so với cân nặng của trẻ bình thƣờng; đƣờng biểu diễn cân nặng trong hai
tháng liền nằm ngang hoặc đi xuống; lớp mỡ dƣới da ở bụng mỏng. Trẻ vẫn
thèm ăn và chƣa có biểu hiện rối loạn tiêu hoá.
- Suy dinh dƣỡng nặng: Trên biểu đồ vì cân nặng chỉ còn 60-70%; đƣờng
biểu diễn cân nặng trong hai tháng liền nằm ngang hoặc đi xuống; mất lớp mỡ
dƣới da ở bụng, mông. Trẻ có thể biếng ăn, ỉa phân sống hoặc lỏng từng đợt.
- Suy dinh dƣỡng rất nặng: Trên biểu đồ, cân nặng của trẻ còn dƣới 60%
so với trẻ bình thƣờng.
Suy dinh dƣỡng rất nặng gồm 3 thể sau:
+ Thể teo đét (Marasmus): cân nặng chỉ còn dƣới 60%, trẻ gầy đét da
bọc xƣơng, do bị đói/thiếu năng lƣợng là chủ yếu nên trẻ vẫn thèm ăn.
+ Thể phù (Kwashiorkor): đây là thể suy dinh dƣỡng do thiếu protein
trầm trọng do không đƣợc bú sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý (nhất là vào lứa
tuổi ăn bổ sung) dẫn đến phù toàn thân hoặc 2 chi, nên có nhiều trƣờng hợp
cân nặng của trẻ không giảm, trên da có thể xuất hiện các mảng sắc tố màu
nâu và lở loét, trẻ mất cảm giác thèm ăn nên rất biếng ăn.
7
+Thể phối hợp (Marasmus - Kwashiorkor): trẻ bị thiếu cả năng lƣợng và
protein trầm trọng, trẻ gầy yếu và phù 2 chi.
Trẻ em dễ bị suy dinh dƣỡng nhất ở trong giai đoạn từ 6 đến 24 tháng
tuổi. Đây là thời kỳ trẻ cần có nhu cầu dinh dƣỡng cao, cơ thể đang tập thích
ứng với môi trƣờng và rất nhạy cảm với bệnh tật. Những trẻ không đƣợc bú
sữa mẹ, sinh nhẹ cân hoặc sinh đa thai nguy cơ mắc bệnh suy dinh dƣỡng là
rất cao.
1.3.4.3. Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy dinh dƣỡng ở trẻ, nguyên nhân phổ
biến là do việc nuôi dƣỡng kém, mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa cho con bú,
phải cho trẻ uống sữa ngoài. Ngoài ra xuất phát từ việc kém hiểu biết về cách
phòng, chống suy dinh dƣỡng ở trẻ của các mẹ nhƣ cho trẻ ăn dặm quá sớm
(dƣới 6 tháng) nhƣng không biết cách cho ăn khiến trẻ không đủ chất dinh
dƣỡng, cai sữa cho trẻ quá sớm (dƣới 1 năm) mà không đƣợc bổ sung sự thiếu
hụt từ sữa mẹ sẽ dẫn đến suy dinh dƣỡng. Thậm chí một số bà mẹ còn có
những hiểu biết sai lệch dẫn đến tình trạng kiêng khem nhƣ: bắt trẻ ăn cháo
muối hoặc ăn bột, ăn cháo với nƣớc mắm, mì chính kéo dài trong và sau các
đợt bị tiêu chảy cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy
dinh dƣỡng ở trẻ nhỏ.
Trẻ thƣờng xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Khi bệnh trẻ thƣờng
biếng ăn, những kháng sinh đƣợc dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có
tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn thƣờng trú có lợi
cho cơ thể tại đƣờng ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng
ăn và kém hấp thu.
Ngoài ra do chế biến thức ăn không hợp khẩu vị với lứa tuổi của
trẻ.Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (tâm lý trẻ quá căng thẳng dẫn đến
8
biếng ăn).Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để
ăn. Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng nhƣ giun, sán,…
Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống
trong môi trƣờng quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lƣợng nhiều; hoặc trẻ
bị bệnh nặng có nhu cầu các dƣỡng chất cao mà không đƣợc cung cấp tăng
cƣờng [7],[14].
1.3.5. Những yếu tố nguy cơ của bệnh suy dinh dƣỡng
1.3.5.1. Tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi
Suy dinh dƣỡng làm giảm sức đề kháng ở trẻ, ảnh hƣởng trực tiếp đến
tính mạng và sức khỏe của trẻ.
Hơn một phần ba các ca tử vong trong trẻ em trên thế giới là do suy dinh
dƣỡng. Suy dinh dƣỡng thƣờng đi đôi với nghèo đói. Đó là kết luận của một
nghiên cứu về liên hệ giữa ảnh hƣởng của tình trạng thiếu lƣơng thực lên các
bà mẹ và trẻ em đăng trên tạp chí Y khoa Anh the Lancet. Hơn 80% các ca tử
vong xảy ra tại khoảng 20 quốc gia [13].
Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% trƣờng hợp tử vong của trẻ dƣới 5
tuổi ở các nƣớc đang phát triển có liên quan đến thiếu dinh dƣỡng ở mức độ
vừa và nhẹ.
1.3.5.2. Tăng các nguy cơ bệnh lý
Suy dinh dƣỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý xảy ra và kéo dài
hơn ở trẻ nhỏ.Trẻmắc bệnh suy dinh dƣỡng sức đề kháng bị suy yếu, do vậy
rất dễ mắc các bệnh nhƣ nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy… trong quá trình mắc
bệnh trẻ trở lên biếng ăn,cơ thể không đƣợc cung cấp đầy đủ các chất dinh
dƣỡng dẫn đến suy nhƣợc cơ thể. Tình trạng này kéo dài làm trẻ mệt mỏi và
làm bệnh càng nặng thêm.
1.3.5.3. Ảnh hưởng về thể chất, vận động
9
Suy dinh dƣỡng ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển tầm vóc của trẻ.
Hệ cơ xƣơng của trẻ lúc này không đƣợc phát triển hoàn thiện, các cơ khớp
lỏng lẻo, cơ thể mệt mỏi, hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến trẻ lúc nào cũng
có tâm lý mệt nỏi chán nản. Trẻ không có sức khỏe để tham gia các hoạt
động, lâu dần trẻ mất đi tính hiếu động vốn có, thay vào đó là tâm lý lƣời vận
động, lƣời tập luyện thể dục thể thao dẫn đến cơ thể luôn trong trạng thái ủ rũ,
chán nản, thiếu sức sống.
1.3.5.4. Ảnh hưởng đến phát triển nhận thức
Suy dinh dƣỡng ảnh hƣởng đến sự phát triển bình thƣờng của não bộ
trong giai đoạn trẻ dƣới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dƣỡng thƣờng là thiếu đồng
bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí
tuệ của trẻ nhƣ chất béo, chất đƣờng, sắt, iốt, DHA, Taurine… Cơ thể và sức
đề kháng của trẻ bị suy dinh dƣỡng bị suy giảm dẫn đến khả năng tập trung
chú ý của trẻ kém, trẻ thƣờng chậm chạp lờ đờ vì vậy khả năng học hỏi, tiếp
thu của trẻ chậm, kĩ năng giao tiếp xã hội bị hạn chế.
1.3.6. Cách phòng chống và điều trị bệnh suy dinh dƣỡng
1.3.6.1. Cách phòng chống bệnh suy dinh dưỡng [7], [14].
Để tránh suy dinh dƣỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần thực hiện tốt một
số yêu cầu sau:
Chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ: trong thời gian mang thai bà mẹ cần ăn
uống bồi dƣỡng hơn bình thƣờng, lao động nhẹ nhàng đồng thời theo dõi tăng
cân từng quý, trong 9 tháng mang thai cân nặng tăng trung bình 10 -12 kg.
Thực hiện khám thai định kỳ ít nhất 3 lần, tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt
acid folic hàng ngày, kết hợp nghỉ ngơi hợp lý trƣớc khi đẻ và sau khi sinh tại
cơ sở y tế.
Nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý: cho trẻ bú sớm ngay sau đẻ,
bú càng sớm càng tốt, cho bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú kéo dài
10
đến 24 tháng.Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 7. Tǎng thêm
chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng) ǎn nhiều bữa từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc.
Khi trẻ ốm không đƣợc kiêng khem quá mức, cho trẻ ăn nhiều bữa hơn
bình thƣờng, thức ăn dễ tiêu hoá và đủ các chất dinh dƣỡng.
Đảm bảo trong bữa ǎn có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng
lƣợng), cần có đủ 3 món là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất
xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung
cấp nƣớc và các chất dinh dƣỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng.
Suy dinh dƣỡng là một bệnh có thể phòng tránh đƣợc, nếu bà mẹ có kiến
thức nuôi con theo khoa học.
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng: trong 2 năm đầu mỗi tháng cân trẻ một
lần và ghi vào biểu đồ kết quả cân nặng. Trẻ từ 3-5 tuổi thì 2-3 tháng cân một
lần. Nhƣ trên đã nói, trong 2 tháng liền nếu thấy cân nặng của trẻ không tăng
hoặc sụt cân là dấu hiệu sớm để phát hiện suy dinh dƣỡng.
Tiêm chủng: tiêm chủng phải thực hiện ngay trong năm đầu chủ yếu là 6
loại vaccin (lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi). Tiêm chủng đầy đủ và
đúng kỳ hạn.
Kế hoạch hoá gia đình: mỗi bà mẹ chỉ nên đẻ 1 hoặc 2 con cách nhau từ
3-5 năm.
1.3.6.2. Cách điều trị bệnh suy dinh dưỡng
Suy dinh dƣỡng ở trẻ nhỏ là bệnh có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm
và xử trí kịp thời. Suy dinh dƣỡng vừa và nặng có thể điều trị tại nhà, điều
chỉnh cách ăn uống và chăm sóc cho trẻ. Suy dinh dƣỡng rất nặng, nhất là khi
trẻ bị nhiễm khuẩn cần đƣợc khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Đối tƣợng dễ mắc bệnh suy dinh dƣỡng đó là những trẻ sinh non, sinh
đôi, sinh ba hoặc có cân nặng sơ sinh thấp (dƣới 2,5kg), những bé bị dị tật
bẩm sinh nhƣ hở hàm ếch, bệnh tim, bại não, sứt môi, di chứng thần kinh…
11
Do đó, các bà mẹ có con nhỏ trong các trƣờng hợp trên cần chú ý hơn đến thể
trạng của trẻ, nên thƣờng xuyên cân đo các chỉ số phát triển nhƣ chiều cao,
cân nặng cho trẻ và lập biểu đồ tăng trƣởng để sớm phát hiện các dấu hiệu suy
dinh dƣỡng. Do đó những bé đƣợc chăm sóc tốt, phát triển bình thƣờng sẽ có
sự tăng trƣởng ổn định về thể chất, những trẻ không tăng cân hàng tháng hoặc
sút cân thì cần phải điều chỉnh chế độ dinh dƣỡng, chế độ sinh hoạt kịp thời.
Trẻ suy dinh dƣỡng thƣờng kém ăn, nên để điều trị cách tốt nhất là cho
trẻ ăn nhiều bữa trong ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dƣỡng. Nếu trẻ đang bú
mẹ vẫn tiếp tục cho bú và có thể bú kéo dài đến 2 năm. Tuỳ theo từng độ tuổi
khác nhau mà cho trẻ ăn thêm bột cháo, nhƣng phải quấy lẫn với thịt hoặc
trứng, đậu đỗ, dầu mỡ và các loại rau, ăn thêm hoa quả giàu vitamin A. Điều
quan trọng nhất là phải đảm bảo cân bằng các yếu tố dinh dƣỡng và tăng
cƣờng bổ sung những dƣỡng chất mà trẻ thiếu hụt.
Các bà mẹ cần chú ý không nên cai sữa, không ăn kiêng mỡ khi trẻ vừa
suy dinh dƣỡng vừa tiêu chảy. Cho trẻ uống thêm các loại vitamin (đa sinh
tố). Nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dƣỡng về chế
độ ăn dặm của bé sao cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Nếu cần
thiết, có thể cho trẻ uống bổ sung các loại vitamin…
12
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Trẻ em dƣới 5 tuổi tại xã Chỉ Đạo - huyện Văn
Lâm - tỉnh Hƣng Yên và các Bà mẹ có con dƣới 5 tuổi trong diện điều tra.
- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 03 năm 2015 đến tháng 03 năm
2016
- Địa điểm nghiên cứu: Chọn ngẫu nhiên hai thôn Đông Mai, thôn Cát
Lƣ trong số 4 thôn của Xã Chỉ Đạo.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn mẫu
Lập danh sách trẻ dƣới 5 tuổi trong hai thôn Đông Mai và Cát Lƣ nghiên
cứu, thông qua sổ theo dõi của trạm y tế, tổng số có 486 trẻ. Tôi đã tiến hành
nghiên cứu dựa theo danh sách đã thu đƣợc kết quả là 51 trẻ vào diện nghiên
cứu (chiếm 10,5 % theo danh sách), trƣờng hợp còn lại không điều tra đƣợc
do vắng mặt hoặc sai lệch thông tin theo danh sách.
2.2.2. Nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái sinh lý như: Chiều cao, cân
nặng… với các phương pháp nghiên cứu như:
- Dùng phƣơng pháp quan sát (nét mặt, trạng thái màu da,hình thái cơ
thể…)
- Dùng phƣơng pháp cân
- Dùng phƣơng pháp đo
2.2.2.1. Phương pháp quan sát, mô tả:
Ta quan sát hình dáng bên ngoài của trẻcao hay thấp, béo hay gầy. Tiếp
đến quan sát da của trẻ hồng hào hay xanh tái… sau khi quan sát bên ngoài
kết hợp với số liệu chiều cao cân nặng vừa đo đƣợc để rút ra kết luận trẻ có bị
suy dinh dƣỡng hay không.
13
2.2.2.2. Phương pháp cân (kg) và đo (cm):
Đối với phƣơng pháp cân: Nên tiến hành vào buổi sáng, trẻ không đƣợc
ăn quá no, không mặc quần áo quá dầy, bỏ giầy dép trƣớc khi cân. Trên chiếc
cân đồng hồ chia thành những vạch nhỏ có độ chính xác đến 0,1kg. cứ cách
nhau 5 vạch thì lại ghi số trên vạch. Ví dụ: 0kg đến 10kg… cho đến 100kg.
Đối với phƣơng pháp đo: Trên thƣớc đo chia thành các vạch nhỏ đều
nhau. Mỗi một vạch nhỏ cách nhau 1cm. Để đo chiều cao cơ thể trẻ đƣợc
chính xác nên tiến hành vào buổi sáng, khi đo kéo thƣớc đo ra dùng thƣớc đo
áp sát đỉnh đầu của trẻ, trẻ đứng quay mặt vào cân với tƣ thế gót chân, mông,
vai và đầu theo một đƣờng thẳng nằm ngang, hai tay bỏ thõng bên mình. Sau
khi cho trẻ đứng ngay ngắn ta nhìn vào thƣớc đo xem đƣợc bao nhiêu cm?
Chiều cao đứng đƣợc tính bằng cm với hai số thập phân sau dấu phẩy.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi dùng bảng hỏi in sẵn và phỏng vấn
sâu để thu thập thông tin về việc chăm sóc cũng nhƣ các yếu tố liên quan đến
tình trạng dinh dƣỡng của trẻ.
2.2.4. Chỉ số nghiên cứu
* Chỉ số thông tin chung về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của các hộ
gia đình.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo trình độ học vấn.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo độ tuổi.
- Tỷ lệ các bà mẹ phân theo nghề nghiệp.
- Tỷ lệ hộ gia đình phân theo điều kiện kinh tế (nghèo, cận nghèo, không
nghèo).
* Chỉ số về bệnh suy dinh dƣỡng ở trẻ dƣới 5 tuổi:
- Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ theo các nhóm tuổi.
- Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ 5 tuổi theo giới.
14
- Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ 5 tuổi theo trình độ học vấn của mẹ.
- Tỷ lệ suy dinh dƣỡng ở trẻ 5 tuổi theo nghề nghiệp của mẹ.
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dƣỡng theo điều kiện môi trƣờng sống.
- Tỷ lệ trẻ 5 tuổi suy dinh dƣỡng theo khẩu phần ăn hàng ngày.
2.2.5. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
* Số liệu về bệnh.
- Sử dụng hệ thống câu hỏi và phiếu điều tra trực tiếp các bà mẹ có con
dƣới 5 tuổi trong diện điều tra về các yếu tố liên quan đến bệnh suy dinh
dƣỡng ở trẻ.
* Số liệu về các yếu tố liên quan:
- Sử dụng hệ thống câu hỏi và phiếu điều tra trực tiếp các bà mẹ có con
dƣới 5 tuổi trong diện điều tra về các yếu tố liên quan đến bệnh suy dinh
dƣỡng ở trẻ.
* Số liệu về tuổi của trẻ:
- Cách tính tuổi của trẻ theo quy ƣớc của Tổ chức Y tế Thế giới.
* Cách sử lý số liệu:
- Tất cả các số liệu thu thập đƣợc đều đƣợc xử lý bằng phần mềm M.S
Excel
15
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Tình hình trẻ em dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng tại thôn Đông Mai và
thôn Cát Lƣ, xã Chỉ Đạo
Số trẻ em dƣới 5 tuổi ở thôn Đông Mai và thôn Cát Lƣ là 486 trẻ. Trong
đó số trẻ mắc bệnh là 51 trẻ. Chiếm 10,5% trong tổng số trẻ ở hai thôn.
3.2. Kết quả phân bố tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi thôn Đông Mai và thôn Cát
Lƣ mắc bệnh suy dinh dƣỡng theo các yếu tố liên quan
Bảng 1: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh suy dinh dƣỡng theo
nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Số trẻ
Số trẻ SDD
Tỷ lệ (%)
Dƣới 12 tháng
101
15
14,9
12 - 24 tháng
104
12
11,5
24 - 36 tháng
105
9
8,6
36 - 48 tháng
103
10
9,7
48 -60 tháng
73
5
6,8
Nhận xét: Dựa trên kết quả nghiên cứu ta thấy đƣợc tỷ lệ trẻ mắc bệnh
suy dinh dƣỡng nhiều nhất ở trẻ dƣới 12 tháng tuổi và ít nhất ở trẻ từ 48-60
tháng tuổi. Điều này cho thấy tình trạng SDD ở trẻ giảm dần theo sự tăng lên
số tuổi.
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo giới tính
Giới tính
Số trẻ
Số trẻ SDD
Tỷ lệ (%)
Nam
279
29
10,4
Nữ
207
22
10,6
Tổng cộng
486
51
10,5
Nhận xét: Nhìn vào kết quả nghiên cứu ở bảng 2 ta thấy đƣợc số trẻ nữ
và số trẻ nam mắc bệnh là tƣơng đƣơng, sự chênh lệch không đáng kể. Điều
này cho thấy giới tính không quyết định nhiều đến việc mắc bệnh SDD ở trẻ.
16
Bảng 3: Phân bốtỷ lệtrẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDDtheo thời gian
tiêm chủng
Thời gian tiêm chủng
Số trẻ
Đủ và đúng lịch
Không đủ hoặc đủ
486
SPH
Số trẻ SDD
Tỷ lệ (%)
347
14
4,03
139
37
26,6
nhƣng không đúng lịch
Nhận xét: Qua kết quả điều tra ta thấy đƣợc tiểm chủng đủ và đúng lịch
là rất quan trọng với sức khỏe của trẻ. Những bà mẹ không cho con tiêm
chủng hoặc có tiêm chủngnhƣng tiêm không đủ hay không đúng lịch thì tỷ lệ
con họ mắc bệnh SDD là khá cao, tới 26,6%. Trong khi đó những bà mẹ cho
con tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch thì tỷ lệ trẻ mắc bệnh chỉ 4,3%. Kết quả
này cho thấy những trẻ không đƣợc tiêm phòng hay tiêm không đúng lịch sức
đề kháng của trẻ kém hơn và khả năng mắc bệnh cao hơn so với trẻ khác. Các
cơ quan và hệ cơ quan của trẻ còn non nớt khó chống chọi lại các vi khuẩn và
vi rút lây bệnh dẫn đến dễ mắc các bệnh lý làm sức khỏe của trẻ bị suy giảm,
cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, tâm lý chán nản làm giảm khả
năng hấp thụ chất dinh dƣỡng của cơ thể…dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh
SDD cao hơn.
Bảng 4: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDD theo thời gian
tẩy giun
Thời gian tẩy giun
Số trẻ
Số trẻ
6 tháng 1 lần
Tẩy giunkhông đúng thời
486
gian hoặc không tẩy bao giờ
17
Tỷ lệ (%)
SPH
SDD
245
8
3,3
241
43
17,8
Nhận xét: Trẻ nên đƣợc uống thuốc tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần bắt
đầu vào khoảng từ 2 tuổi trở đi, trƣớc đó các bà mẹ có thể cho trẻ tẩy giun
bằng cách lấy hạt bí đỏ luộc lên và cho trẻ uống.Qua điều tra thấy đƣợc những
trẻ đƣợc phụ huynh tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần có tỷ lệ mắc bệnh suy dinh
dƣỡng thấp hơn rất nhiều so với những trẻ không đƣợc phụ huynh tẩy giun
hoặc tẩy giun không theo đúng quy định. Cụ thể là chiếm 17,8% trong tổng số
241 trẻ, trong khi đó trẻ đƣợc các bà mẹ tẩy giun 6 tháng một lần bị suy dinh
dƣỡng chỉ chiếm 3,3% trong tổng số 245 trẻ. Vì trẻ không đƣợc tẩy giun dẫn
đến giun sinh sôi, phát triển mạnh mẽ trong ruột rồi hấp thụ các chất dinh
dƣỡng mà trẻ vừa ăn đƣợc dẫn đến trẻ cơ thể trẻ bị thiếu dinh dƣỡng và nguy
cơ mắc bệnh suy dinh dƣỡng và một số bệnh lý khác tăng lên.
Bảng 5: Phân bố tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi mắc bệnh SDDtheo thời gian
cai sữa và cách cho trẻ bú sữa mẹ
Nội dung
Số trẻ
Phụ huynh hiểu biết về thời
SPH
Số trẻ SDD
Tỷ lệ (%)
359
9
2,5
397
8
2,0
gian cho trẻ cai sữa
Phụ huynh hiểu biết về cách
486
cho trẻ bú sữa mẹ
Nhận xét: Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ nhỏ vì vậy những bà mẹ
hiểu biết về thời gian cai sữa và cách cho trẻ bú sữa mẹ thì tỷ lệ con họ bị suy
dinh dƣỡng thấp hơn nhiều so với những bà mẹ không biết về thời gian và
cách cho trẻ bú sữa mẹ. Những bà mẹ hiểu biết về thời gian và cách cho trẻ bú
sữa mẹ tỷ lệ trẻ bị suy dinh dƣỡng chỉ chiếm 2,5% trong tổng 359 trẻ, trong
khi đó những bà mẹ không hiểu biết về thời gian và cách cho trẻ bú thì tỷ lệ
trẻ bị suy dinh dƣỡng chiếm 38,5% trong tổng 109 trẻ.
18