TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====
NGUYỄN THỊ ĐÀO LIÊN
RÈN LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
HÀ NỘI, 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
=====
NGUYỄN THỊ ĐÀO LIÊN
RÈN LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI
THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục mầm non
Người hướng dẫn khoa học:
ThS. VŨ THỊ TUYẾT
HÀ NỘI, 2016
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô khoa Giáo dục tiểu học và khoa Giáo dục mầm non đã
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho
em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo – Ths.Vũ Thị Tuyết
– người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và giúp em hoàn thành khóa luận này.
Qua đây, em xin gửi tới Ban giám hiệu và các cô giáo trường Mầm non
Tích Sơn – thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc cùng các bạn sinh viên
khoa Giáo dục mầm non lời cảm ơn chân thành nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Đào Liên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 5
7. Cấu trúc khóa luận............................................................................ 6
NỘI DUNG .................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..................................................................... 7
1.1. Cơ sở tâm lí học của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi................................... 7
1.2. Cơ sở sinh lí của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. ....................................... 9
1.2.1. Đặc điểm hệ thần kinh ................................................................ 9
1.2.1. Đặc điểm hệ vận động .............................................................. 10
1.2.3. Đặc điểm hệ tuần hoàn ............................................................. 11
12.4. Đặc điểm hệ hô hấp ................................................................... 11
1.2.5. Đặc điểm bộ máy phát âm ........................................................ 12
1.3. Cơ sở ngôn ngữ học của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi. ......................... 13
1.3.1. Đặc điểm phát âm của trẻ mầm non ......................................... 13
1.3.2. Đặc điểm phát âm của trẻ 4 -5 tuổi ........................................... 17
1.4. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo................................................ 17
1.4.1. Trò chơi .................................................................................... 17
1.4.2. Trò chơi học tập........................................................................ 20
1.4.3. Vai trò của hoạt động vui chơi trong sự phát triển và giáo dục trẻ
mẫu giáo....................................................................................................... 21
1.4.4. Vai trò của trò chơi học tập trong việc rèn luyện phát âm cho trẻ
mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ nói riêng. ...................................... 23
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP NHẰM RÈN
LUYỆN PHÁT ÂM CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI.................................................. 26
2.1. Mục đích, nội dung, nguyên tắc xây dựng trò chơi học tập cho trẻ
mẫu giáo 4 - 5 tuổi. ...................................................................................... 26
2.1.1. Mục đích .................................................................................. 26
2.1.2. Nội dung................................................................................... 26
2.1.3. Nguyên tắc ............................................................................... 26
2.2. Hệ thống các trò chơi học tập nhằm luyện phát âm cho trẻ mẫu
giáo 4 - 5 tuổi. .............................................................................................. 26
2.2.1. Trò chơi 1: Tiếng con vật gì? .................................................... 27
2.2.2. Trò chơi 2: Hãy xem có gì ở trong tranh? ................................. 28
2.2.3. Trò chơi 3: Bắt chước tiếng kêu................................................ 30
2.2.4. Trò chơi 4: Cái gì đã thay đổi? ................................................. 32
2.2.5. Trò chơi 5: Bé thi tài nấu ăn ..................................................... 33
2.2.6. Trò chơi 6: Bé đi hái quả .......................................................... 35
2.3. Những lưu ý khi sử dụng các trò chơi .......................................... 37
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ....................................... 40
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................. 40
3.2. Đối tượng thực nghiệm................................................................ 40
3.3. Nội dung thực nghiệm ................................................................. 41
3.4. Kết quả thực nghiệm ................................................................... 51
KẾT LUẬN.................................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 59
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non hiện nay là một bậc học được Đảng và Nhà nước ta
quan tâm sâu sắc. Bởi lẽ, giáo dục mầm non là một khâu quan trọng, là nền
móng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách của trẻ em sau này. Chính vì vậy
mà nền giáo dục mầm non ngày càng được đổi mới một cách toàn diện nhất.
Bảo vệ chăm sóc trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì điều
đó mà xã hội ta đã có nhiều biện pháp tích cực để bảo vệ chăm sóc trẻ em
nhằm tạo ra những con người mới, những con người phát triển toàn diện về
đức, trí, thể, mỹ để có thể tiếp nhận thông tin một cách năng động và sáng tạo
nhằm đưa đất nước ta ngày càng phát triển hơn. Vấn đề này mang tính thời
đại và cấp bách với ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân. Vì vậy việc rèn luyện phát âm đối với trẻ bậc học mầm non là vô cùng
quan trọng và cần thiết. Nó tạo ra những tiền đề cần thiết cho sự hình thành
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa. Nếu như không tiến hành luyện
phát âm cho trẻ ở lứa tuổi mầm non thì sang giai đoạn tiếp theo trẻ sẽ khó
phát âm một cách chính xác để giao tiếp trong mọi lĩnh vực xã hội.
Mặt khác, vấn đề xây dựng con người mới là một trong những mục tiêu
quan trọng hàng đầu trong thời kì xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục mầm
non là nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Phương châm của ngành
học mầm non là “học bằng chơi, chơi bằng học”. Trò chơi là phương tiện
quan trọng nhất để phát triển toàn diện cho trẻ về mọi mặt. Chơi là nhu cầu tự
nhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần ăn cơm, nước uống, không khí để thở. Qua
trò chơi giúp trẻ lĩnh hội được những tri thức khoa học một cách nhẹ nhàng,
thoải mái giúp trẻ phát triển các tố chất vận động. Đồng thời việc hướng dẫn
trẻ chơi các trò chơi một cách có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu
1
cầu và nhiệm vụ giáo dục đã tác động đến trẻ mọi mặt: ý thức tình cảm, ý chí,
hành vi của trẻ.
Trong thực tiễn ngày nay, việc rèn luyện phát âm đối với trẻ 4 – 5 tuổi
đang được hình thành. Ở lứa tuổi này trẻ chưa có thái độ tốt trong việc ứng xử
phù hợp với xã hội, việc nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế, kỹ năng phát
âm còn yếu. Tuy việc luyện phát âm cho trẻ mẫu giáo đã được chú ý nhưng
giáo viên mầm non còn nhiều lúng túng trong việc tổ chức hướng dẫn trẻ; tiết
học còn khô cứng, thiếu linh hoạt và còn gò bó. Việc tổ chức trò chơi học tập
cho trẻ còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả cao; các trò chơi học tập còn thiếu
thốn, ít ỏi.
Là một giáo viên mầm non trong tương lai, tôi ý thức được tầm quan
trọng của việc rèn luyện phát âm cho trẻ mầm non, vì vậy tôi lựa chọn đề tài:
“Rèn luyện phát âm cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua trò chơi học tập” và quyết
tâm đi sâu tìm hiểu. Tôi cũng hi vọng đề tài của tôi sẽ góp một phần nào đó
cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tại các trường mầm non.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trẻ em luôn nhận được sự quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn
xã hội, đặc biệt là các nhà khoa học. Việc rèn luyện trẻ mầm non phát âm
đúng không còn là điều mới mẻ nữa, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở
nhiều mức độ và phạm vi khác nhau.
Ở Việt Nam, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, vấn đề này cũng
được quan tâm hơn. Một số hội nghị khoa học ở Trung Ương cũng như các
địa phương đã hướng nội dung vào việc thảo luận nhằm nâng cao chất lượng
giảng dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, trong đó không thể thiếu
được chính là việc rèn luyện phát âm cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo.
Trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm
non” của tác giả Đinh Hồng Thái (2006), Nxb Đại học Sư phạm chú trọng tới
2
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non: giáo dục chuẩn mực ngữ âm tiếng
việt, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo, dạy trẻ các mẫu câu
tiếng việt, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, phát triển ngôn ngữ nghệ thuật
cho trẻ mẫu giáo qua thơ và truyện để tạo tiền đề tốt cho trẻ bước vào lớp 1.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa trong cuốn giáo trình “Phương pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (1997), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đây
là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập đến một cách toàn diện, có hệ thống các vấn
đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang được thực hiện trong các lớp
nhà trẻ, mẫu giáo ở nước ta. Trong cuốn giáo trình này tác giả Nguyễn Xuân
Khoa đã đưa ra nhiệm vụ, nội dung của việc dạy trẻ nghe và phát âm đúng
cho trẻ. Tác giả đề cập đến một số lỗi phát âm mà trẻ thường mắc phải. Các
lỗi phát âm đó được trình bày lần lượt theo cấu trúc của âm tiết: lỗi về thanh
điệu, âm chính, âm đầu, âm đệm, âm cuối. Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập
đến nguyên nhân mắc lỗi ở trẻ, qua đó Nguyễn Xuân Khoa cũng đưa ra một
số trò chơi nhằm rèn luyện cách phát âm cho trẻ.
“Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi” của tác giả
Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt, Nguyễn Kim Đức (2005), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội tìm hiểu các vấn đề luyện phát âm cho trẻ ở các lứa tuổi.
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa với “Tiếng việt 1, 2” đã cung cấp những
kiến thức cơ bản về tiếng việt giúp giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ
tiếng mẹ đẻ cho trẻ.
Đứng trên phương diện một nhà giáo dục học, một nhà tâm lí học, tác
giả Nguyễn Ánh Tuyết với cuốn “Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non” (2005)
đã đề cập tới sự phát triển vốn từ của trẻ ở từng giai đoạn, từng lứa tuổi.
Trong cuốn “Dạy lời nói cho trẻ trước lớp một ” của Phan Thiều (1997)
và cuốn “Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo” của Tạ Ngọc
Thanh (1980), là những công trình nghiên cứu về nội dung, phương pháp dạy
3
Tiếng Việt ở nhà trường. Tuy nhiên nội dung các bài nghiên cứu mới chỉ
dừng lại ở sự giải thích, vận dụng các tri thức ngôn ngữ học, các thành tựu
ngôn ngữ về Tiếng việt vào nhà trường.
Trong tạp chí Giáo dục mầm non số 2/2013 có bài Mục tiêu phát triển
lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình Giáo dục Mầm non New Zealand ”
Nguyễn Thị Minh Thảo vụ Giáo dục mầm non, dịch từ chương trình Giáo dục
Mầm non New Zealand. Bài viết đã đưa ra 4 mục tiêu để phát triển ngôn ngữ
cho trẻ và sự nối tiếp giữa nhà trường mầm non và trường tiểu học.
Bài viết “Một số biện pháp rèn phát âm L - N cho trẻ 5 tuổi” trong tạp
chí Giáo dục mầm non số 3/2006, của Đỗ Thị Lương Huệ, trường mầm non
Đằng Hải, quận Hải An – Hải Phòng. Trong bài viết đã đưa ra một số biện
pháp để rèn phát âm l - n cho trẻ. Tự rèn luyện phát âm chuẩn xác l - n, sửa lỗi
phát âm phụ âm l - n thông qua hoạt động chúng cho trẻ làm quen với chữ cái,
rèn cho trẻ phát âm chữ cái l - n thông qua các hoạt động khác, khuyến khích
cho trẻ tự phát hiện và sửa lỗi phát âm cho nhau.
Trong tạp chí Giáo dục Mầm non số 1/2014 có bài “Phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 3 tuổi bằng biện pháp sử dụng trò chơi với các con rối” của tác
giả Dương Thị Giác Vũ, trường mầm non Vàng Anh, Quận 5, TP.HCM. Giáo
viên đã sử dụng con rối để giúp cho trẻ tập nghe, hiểu, diễn đạt câu… nhằm
phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đáp ứng tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục mầm non
theo phương châm “chơi mà học, học mà chơi”.
Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Lê Thị Hường, 2015 nghiên cứu
“Một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non khu vực huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội” cũng đã nêu lên được nguyên nhân lỗi phát âm của trẻ và
đưa ra một số biện pháp sửa lỗi phát âm cho trẻ mầm non.
Và còn nhiều cuốn sách, tạp chí khác cũng đề cập tới vấn đề này.
4
Như vậy có rất nhiều tác giả đã đưa ra những công trình nghiên cứu về
các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Tựu chúng lại, các
nhà khoa học đều hướng tới mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non,
đưa ra các lỗi phát âm ở trẻ, tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp
khắc phục, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục mầm
non nói riêng và nền giáo dục của đất nước ta nói chúng. Tuy nhiên chưa có
đề tài nào đi sâu nghiên cứu cách rèn luyện phát âm cho trẻ 4 - 5 tuổi. Nhận
thức được tầm quan trọng này, tôi mạnh dạn chọn và đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Rèn luyện phát âm cho trẻ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi học tập”
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng một số trò chơi học tập để rèn luyện phát âm
cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu những cơ sở lí luận và vai trò của việc rèn luyện phát âm
cho trẻ 4 - 5 tuổi
- Xây dựng một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm cho trẻ 4 5 tuổi.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm sử dụng trò chơi học tập để rèn luyện
cách phát âm cho trẻ 4 - 5 tuổi
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: việc rèn luyện phát âm cho trẻ mầm non và
trò chơi học tập
5.2. Phạm vi nghiên cứu: trẻ 4 - 5 tuổi trường Mầm non Tích Sơn –
Thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
7. Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Xây dựng một số trò chơi học tập nhằm rèn luyện phát âm
cho trẻ 4 - 5 tuổi
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần 3: Kết luận
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở tâm lí học của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
Tâm lí của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi phát triển mạnh, dần dần trẻ học
được cách hành động có chủ định theo mục đích đặt ra có ý thức. Mầm mống
tình cảm cao đã xuất hiện: tình cảm đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ… Nhân cách
của trẻ dần được hình thành, phẩm chất và tính cách đã được xác định.
Tính tự lực của trẻ đã xuất hiện, trẻ đã biết thiết lập các mối quan hệ
rộng rãi và phong phú với các bạn chơi. Ở độ tuổi 4 - 5 tuổi, một “xã hội trẻ
em” được hình thành, những “xã hội trẻ em” này còn khác rất xa với xã hội
người lớn. Nhưng chính những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn
bè này lại có một ý nghĩa rất lớn lao đối với cả đời người sau này. Ở đây trẻ
em vừa là sản phẩm, vừa là người tạo ra tạo ra những mối quan hệ đó. Có thể
nói mỗi đứa trẻ đều được tạo ra bởi những đứa trẻ khác. Trẻ mẫu giáo nhỡ
mong muốn hòa mình vào nhóm bạn bè để nhận ra mình trong đó. Điều này
có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách.
“Xã hội trẻ em” dần dần cũng hình thành những dư luận chung. Dư
luận chung thường bắt nguồn từ những nhận xét của người lớn đối với trẻ em,
cũng có thể do trẻ em nhận xét lẫn nhau. Dư luận chung ảnh hưởng khá lớn
đối với sự lĩnh hội những chuẩn mực hành vi đạo đức của trẻ trong nhóm và
qua đó mà ảnh hưởng đến nhân cách của từng đứa trẻ.
Trẻ 4 - 5 tuổi là bước ngoặt quan trọng giữa hai độ tuổi, sự ghi nhớ và
nhớ lại có chủ định bắt đầu phát triển, dần dần trẻ biết cách ghi nhớ đọc đi
đọc lại và phân chia các vấn đề cần ghi nhớ. Tư duy của trẻ phát triển trên cơ
sở kinh nghiệm cảm tính, trẻ đã biết tư duy bằng những hình ảnh trong đầu,
nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới được chuyển từ bình diện
7
bên ngoài vào bình diện bên trong. Cùng với sự hoàn thiện về các hoạt động
trẻ cũng dần hoàn thiện các hoạt động khác như: toán, vẽ, nặn, kể chuyện, xây
dựng, đi chơi… hứng thú nhận thức của trẻ tăng lên rõ rệt. Trong quá trình
giao tiếp với người lớn bằng ngôn ngữ các hình thức tư duy cũng được hoàn
thiện dần khi hiểu biết của trẻ càng mở rộng. Sự phát triển tư duy gắn chặt với
phát triển ngôn ngữ và sự tang vốn từ. Ở trẻ các quá trình khái quát hóa và
trừu tượng hóa cần thiết để hình thành các khái niệm xuất hiện và phát triển.
Tình cảm và trí tuệ bắt đầu xuất hiện rõ rệt ở lứa tuổi này. Trong lứa
tuổi ấu nhi cũng lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm thống trị tất cả các mặt trong
hoạt động tâm lí của đứa trẻ, nhưng đặc biệt ở độ tuổi 4 - 5 tuổi thì đời sống
tình cảm có của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa
sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước. Tính tò mò, ham hiểu biết, ngạc nhiên trước
cái không mong đợi, cái chưa biết và cái lạ xuất hiện, vui khi thỏa mãn nhu
cầu, không hài lòng khi gặp khó khăn. Tình cảm nảy sinh trong những mối
quan hệ giữa người với người. Tình cảm nghĩa vụ này được nảy sinh và phát
triển ở trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi, nó không tách rời khỏi sự phát triển nhân cách
của trẻ, có vai trò lớn trong hành vi và gắn chặt với tình cảm đạo đức. Nhưng
tất cả tình cảm nói trên đều chưa được vững chắc và cần phải được củng cố.
Các tình cảm đó còn bộc lộ một cách ngây thơ và còn biểu hiện dưới các hình
thức tương đối sơ đẳng. Đây cũng là một biểu hiện quan trọng chứng tỏ trẻ 4 5 tuổi đã xuất hiện tâm lí sẵn sàng trước khi đi học và học.
Ý chí của trẻ mẫu giáo nhỡ được hình thành gắn liền với sự phát triển
trí tuệ và tình cảm đạo đức của trẻ. Trẻ nắm dần được các được các tiêu chuẩn
đạo đức, quy tắc ứng xử và hành động theo các tiêu chuẩn và quy tắc đó. Trẻ
4 - 5 tuổi đã biết kiềm chế, biết làm chỉ bản thân hơn. Song trẻ cần có kích
thích, động lực thì mới làm theo nhiệm vụ được giao, kích thích đó cần sinh
động, hấp dẫn, dễ hiểu và đi đến mục đích cuối cùng mà trẻ hiểu được.
8
Nhân cách với các nét tâm lí của trẻ cũng bắt đầu được hình thành ở lứa
tuổi này, trước tiên là xu hướng cá nhân. Các động cơ hành động mới có nội
dung xã hội được hình thành. Trẻ học cách xem xét hành vi của mình và của
các bạn theo yêu cầu của người lớn đề ra và hành động theo yêu cầu đó. Tất
nhiên xu hướng xã hội của trẻ ở tuổi 4 - 5 tuổi còn chưa rõ nét và cần được
cung cấp và phát triển.
Như vậy các đặc điểm tâm lí chung ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi là thời điểm
gạch nối giữa hai độ tuổi nên chưa được rõ nét mà đang được hình thành và
phát triển mạnh mẽ.
1.2. Cơ sở sinh lí của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
Trẻ em là một thực thể đang phát triển. Trẻ càng nhỏ thì tốc độ phát
triển càng nhanh, các cơ quan dần được hoàn thiện về cấu tạo và chức năng,
chúng ta có thể quan sát thấy trẻ lớn lên từng ngày. Tuy nhiên các cơ quan, hệ
cơ quan có các giai đoạn phát triển khác nhau chứ không giống nhau và trùng
nhau. Quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan có tác
dụng rất lớn tới các quá trình phát triển tâm lí của trẻ. Vì vậy tính thích nghi
và khả năng hoạt động của trẻ dễ bị thay đổi dưới những tác động thay đổi đó.
Không ngoại trừ những tác động đó trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi cũng có
những thay đổi đáng kể về tâm lí và thay đổi của cơ quan, hệ cơ quan.
1.2.1. Đặc điểm hệ thần kinh
Khi ra đời, đứa trẻ sơ sinh bị rơi vào một môi trường mới, hoàn toàn
khác với môi trường trong bụng mẹ. Cơ thể trẻ tác động qua lại với môi
trường xung quanh thông qua các cơ quan cảm giác và hệ thần kinh. Hệ thần
kinh điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, phối hợp và điều
hòa sự hoạt động của các cơ quan làm cho cơ thể thích nghi được sự thay đổi
thường xuyên của môi trường và có thể cải tạo nó. Nhờ có hệ thần kinh mà
9
con người có tư duy và có tâm lí. Hệ thần kinh chính là cơ quan điều khiển cơ
thể như là một khối thống nhất.
Khi ra đời bộ não của trẻ chưa phát triển đầy đủ để thực hiện chức năng
của mình mặc dù cấu tạo và hình thái không khác của người lớn, trọng lượng
lúc sơ sinh là 370 - 392 gam, khi được 6 tháng trọng lượng tăng gấp đôi, 3
tuổi tăng gấp 3, đến 9 tuổi thì nặng đến 1300 gam.
Hệ thần kinh của trẻ 4 - 5 tuổi chưa chuẩn bị đầy đủ để thực hiện các
chức năng của mình. Sự phát triển các đường dẫn truyền diễn ra rất mạnh và
tăng lên theo từng lứa tuổi. Vì vậy trẻ mẫu giáo phát triển hệ thần kinh hơn trẻ
ở độ tuổi nhà trẻ. Chức năng của tất cả các cơ quan trong đại vỏ não, hoạt
động thần kinh cao cấp được phát triển cao hơn. Chức năng điều khiển của vỏ
bán cầu đại não tăng hơn so với trung khu dưới vỏ, do đó ta thấy hành vi của
trẻ có tính tổ chức hơn trước. Trong mối quan hệ chức năng thì hệ thần kinh
mang tính không ổn định nên các quá trình tâm lí diễn ra chưa đầy đủ. Trẻ 4 5 tuổi, quá trình ức chế tích cực dần dần phát triển, trẻ đã có khả năng phân
tích, đánh giá, hình thành kĩ năng - kĩ xảo vận động và phân biệt được các
hiện tượng xung quanh. Hệ thần kinh có một tác động chi phối và điều tiết đối
với vận động cơ thể cải thiện tính không cân bằng của quá trình thần kinh. Cần
chú ý tới sự luân phiên giữa động và tĩnh trong quá trình vận động của trẻ.
1.2.2. Đặc điểm hệ vận động
Hệ vận động của trẻ bao gồm hệ xương, hệ cơ và hệ khớp. Quá trình
phát triển của hệ cơ xương diễn ra nhanh, xương vẫn còn tính chất đàn hồi.
Hệ xương gồm: xương sọ, xương thân và xương chi. Xương sống và các
xương khác còn mềm và yếu vì trong đó còn chứa nhiều tĩnh chất sụn. Thành
phần hóa học xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ hơn chất vô
cơ so với người lớn nên dễ cong và gãy.
10
Các khớp của trẻ rất linh hoạt, dây chằng dễ bị dãn, các gân còn yếu.
Các khớp còn nông, cơ bắp xung quanh còn mềm, yếu, dây chằng lỏng lẻo,
tính vững chắc của khớp còn tương đối kém.
Hệ cơ bao gồm trên 600 cơ, chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Chia thành
4 nhóm cơ chính: cơ đầu, cơ cổ, cơ mình và cơ chi. Hệ cơ của trẻ phát triển
còn yếu, tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ, mảnh, thành phần nước trong
cơ thể tương đối nhiều nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi.
1.2.3. Đặc điểm hệ tuần hoàn
Hệ tim mạch của trẻ bắt đầu hoạt động sớm hơn các hệ khác và các
mạch máu của trẻ rộng hơn so với người lớn về tỉ lệ nên áp lực của máu vào
thành mạch yếu, để bù đắp vào đó tần số co bóp của tim lại nhanh. Tim trẻ 4 5 tuổi nặng gấp 4 - 5 lần trẻ sơ sinh. Hệ thống điều khiển hoạt động của tim
vẫn tiếp tục phát triển nhanh, mạch đập có chậm hơn trẻ 1 - 2 tuổi nhưng vẫn
còn nhanh hơn so với người lớn rất nhiều. Mạch đập của trẻ 4 - 5 tuổi là 90 –
100 lần/phút. Huyết áp tăng, số lượng hồng cầu trong máu tăng, tỉ lệ huyết sắc
tố trong máu tăng lên rõ nét. Sự điều hòa thần kinh tim còn chưa hoàn thiện
nên nhịp co bóp dễ mất ổn định và cơ tim rất nhanh mệt mỏi. Tuy vậy khi
thay đổi hoạt động theo xu hướng giảm dần thì tim trẻ lại phục hồi rất nhanh.
1.2.4. Đặc điểm hệ hô hấp
Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc và đường hô hấp mềm
mại, mao mạch phong phú nên dễ phát sinh nhễm cảm. Khí quản của trẻ 4 - 5
tuổi nhỏ, không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí
phổi kém. Bộ máy hô hấp của trẻ còn nhỏ, không chịu được những vận động
quá sức kéo dài liên tục. Tần số hô hấp của trẻ ở lứa tuổi này thường là 26 -28
lần/phút. Đến 4 – 5 tuổi thể tích khí lưu thông của trẻ là 215ml, thể tích phút ở
trẻ 4 - 5 tuổi là 5.800ml. Sinh lượng phổi của trẻ là 700ml đến 800ml.
11
1.2.5. Đặc điểm bộ máy phát âm
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm cũng
như khả năng điều khiển hoạt động của bộ máy này. Do đó đặc điểm của bộ
máy phát âm ở trẻ em cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm
của trẻ.
Các bộ phận chính của bộ máy phát âm bao gồm:
1.2.5.1. Bộ phận cung cấp làn hơi
Bộ phận cung cấp làn hơi bao gồm hai lá phổi, dưới sự tác động của cơ
hoành, cơ sườn, cơ ngực, cơ bụng và các mô. Từ sơ sinh đến 8 tuổi, phổi chủ
yếu phát triển bằng tăng số lượng phế nang. Đặc điểm phổi của trẻ: nhiều
mạch máu và bạch mạch, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, đặc biệt là quanh
các phế nang và thành bạch mạch. Các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh
nên lồng ngực di động kém. Do những đặc điểm trên nên trẻ càng nhỏ khả
năng phát âm càng kém, chủ yếu là những tiếng ê a chưa rõ ràng, ngắn gọn.
1.2.5.2. Bộ phận phát thanh
Bộ phận phát thanh (chỉ phát ra âm thanh chứ không phát ra lời, ra
tiếng) gồm hai thanh đới nằm trong thanh quản. Thanh quản của trẻ có hình
phếu mở rộng ở phía trên. Ở trẻ bú mẹ, thanh quản nằm ở vị trí cao hơn hai
đốt sống so với người lớn. Thanh quản phát triển từ từ nhưng đến tuổi dậy thì
thì phát triển mạnh. Dưới 6 - 7 tuổi, thanh môn hẹp, thanh đới ngắn, chính vì
vậy giọng nói của trẻ em cao hơn của người lớn. Từ 12 tuổi, thanh đới con
trai dài hơn thanh đới con gái nên giọng nói con trai trầm hơn.
1.2.5.3. Bộ phận truyền tăng âm
Bộ phận truyền tăng âm gồm chủ yếu là cuống họng thông với đường
miệng hoặc mũi. Họng hầu trẻ em tương đối ngắn và hẹp, có hình phễu, sụn
mềm và nhẵn, họng phát triển mạnh trong năm đầu và vào tuổi dậy thì. Niêm
mạc họng được phủ bằng lớp biểu mô rung hình trụ.
12
Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra được bộ phận truyền âm
gom lại và dẫn ra ngoài theo hai hướng miệng hoặc mũi. Cuống họng và mũi
không những truyền âm mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng âm.
1.2.5.4. Bộ phận phát âm (nhả chữ)
Bộ phận phát âm (nhả chữ) là miệng với các hoạt động của môi, răng,
lưỡi, hàm dưới, vòm mềm. Chúng ta nhận ra giọng nói với ý nghĩa của nó là
nhờ vào hoạt động của các cơ quan nói trên. Ở trẻ, do sự hoạt động của môi,
lưỡi, hàm dưới, vòm mềm chưa linh động và răng chưa phát triển đầy đủ nên
phát âm chưa chuẩn, chưa rõ ràng. Đối với những trẻ mắc dị tật bẩm sinh ở
những cơ quan trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát âm và càng khó
khăn hơn để trẻ có thể phát âm đúng, chuẩn.
1.2.5.5. Bộ phận dội âm
Bộ phận dội âm gồm tất cả các khoảng trống trong cơ thể, chủ yếu là
các khoảng trống trên đầu, trên mặt, gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng).
Ngoài khoang họng và khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang
mũi, xoang vòm mặt, xoang chán… chủ yếu có tính chất dội, tức là làm cho
âm thanh được cộng hưởng, âm vang và phát ra ngoài.
1.3. Cơ sở ngôn ngữ học của trẻ mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi
1.3.1. Đặc điểm phát âm của trẻ mầm non
Âm tiết của ngôn ngữ là đơn vị âm thanh nhỏ nhất trong lời nói không
thể phân chia được nữa, lúc đầu trẻ hình thành thính giác. Âm thanh tức là sự
phân biệt các âm của ngôn ngữ. Sự phát âm đúng có liên quan chặt chẽ với sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan phát âm của trẻ.
Phát âm của trẻ phụ thuộc vào sự hoàn thiện của bộ máy phát âm, ở
tuổi mẫu giáo lớn những điều kiện này đã đạt được mức tương đối ổn định
cho nên trẻ đã có thể phát âm được hầu hết các âm vị. Tuy nhiên một số trẻ
vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm.
13
1.3.1.1. Lỗi về thanh điệu
Trong số các thanh điệu tiếng Việt, thanh hỏi và thanh ngã là hai thanh
có cấu tạo phức tạp. Việc thể hiện thanh ngã với âm điệu gãy ở giữa là cách
phát âm khó đối với trẻ. Trẻ thay thế bằng cách phát âm đơn giản hơn, tức là
với âm điệu không gãy ở giữa, vì vậy dễ đồng nhất với âm điệu của thanh sắc.
Ví dụ: phát âm “đĩa” thành “đía”; “mỡ” thành “mớ”
Sự chuyển đổi hướng đi của đường nét âm điệu ở thanh hỏi không diễn
ra đột ngột như ở thanh ngã, quá trình phát âm kéo dài hơn trở thành khó đối
với trẻ vốn có hơi thở ngắn.
Khi phát âm, trẻ thay thế âm điệu gãy bằng âm điệu không gãy, điều
này làm cho thanh hỏi ở trẻ gần như đồng nhất với thanh nặng.
Trẻ phát âm “hỏi” thành “họi” hoặc phát âm “hổ” thành “hộ”. Đến hết
tuổi mẫu giáo lớn lỗi sai về hai thanh này sẽ được khắc phục hầu như hoàn
toàn.
Ngoài ra trẻ cũng bị phát âm sai khi chuyển thanh ngã thành thanh hỏi:
Ví dụ: mũ ─> mủ; đĩa ─> đỉa.
1.3.1.2. Lỗi về âm đầu
- Trẻ thường hay nói lẫn lộn l, n, l <─> n
Ví dụ: “con lợn” ─> “con nợn”;
“cái nồi” ─> “cái lồi”
“nón lá” <─> “lón ná”
- Lỗi lẫn tr ─> ch: “gà trống” ─> “gà chống”
s ─> x: “hoa sen” ─> “hoa xen”
r ─> d: “con rùa” ─> “con dùa”
- Nói lẫn r, gi, d:
“cô giáo” ─> “cô dáo”
“cá rô” ─> “cá dô”
14
“rễ cây” ─> “dễ cây”
“rung rinh ” ─> “dung dinh”
- Trẻ phát âm sai: kh ─> h: “quả khế” ─> “quả hế”
th ─> x: “thịt gà” ─> “xịt gà”
g ─> h: “con gà” ─> “con hà”
c ─> t: “quả cam” ─> “quả tam”
- Một số trẻ chưa phát âm được phụ âm p, trẻ lẫn sang phụ âm b
Ví dụ: trẻ phát âm “đèn pin” thành “đèn bin”.
1.3.1.3. Lỗi về âm đệm
Âm đệm chỉ được đọc lướt qua nên trẻ khó ghi nhận những âm này vì
thế nên âm đệm thường bị bỏ qua.
Ví dụ: Trẻ phát âm “quả quất” ─> “quả cất”,
“loắt choắt” ─> “ lắt chắt”.
“ngoằn ngoèo” ─> “ngằn nghèo”
“hoa quả” ─> “hoa cả”
1.3.1.4. Lỗi về âm chính
Trẻ mắc lỗi phát âm nguyên âm đơn:
Ví dụ:
- Trẻ phát âm ư ─> i : “lựu” ─> “lịu”
- Trẻ phát âm i ─> ư: “cái phích” ─> “cái phứt”
- Trẻ phát âm o ─> oo: “con” ─> “coon”
- Trẻ phát âm e ─> ee (e dẹt): “mẹ” ─> “mẹe”
- Trẻ phát âm a ─> ă: “xanh” ─> “xăn”
Trẻ mắc lỗi phát âm nguyên âm đôi:
Ví dụ:
- Trẻ phát âm /ươ/─> /ie/: “con huơu” ─> “con hiêu”
- Trẻ phát âm /uô/ ─> /ô/: “quả chuối” ─> “quả chối”
15
- Trẻ phát âm /uô/ ─> /u/: “quả chuối” ─> “quả chúi”
- Trẻ phát âm /yê/ ─> /ê/: “cái thuyền” ─> “cái thuền”
Trẻ phát âm sai là do tập quán của địa phương hoặc do nghe chưa chính
xác, các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi làm cho cấu tạo của âm tiết
phức tạp hơn, phát âm khó khăn hơn.
Ví dụ: Khi dạy trẻ phát âm N phải nhắc trẻ để lưỡi giữa hai hàm răng và
thẳng lưỡi khi phát âm. Với âm L thì nhắc trẻ cách cong lưỡi hay với âm R
dạy trẻ cách rung lưỡi khi phát âm để có âm chính xác.
Nhờ việc phát âm đúng của trẻ khi giao tiếp mà ý kiến của trẻ được
người khác hiểu và đáp lại, đồng thời đáp lại ý kiến của người khác một cách
đúng đắn nhất.
1.3.1.5. Lỗi về âm cuối
Trẻ phát âm sai:
ch ─> t: “phích” ─> “phứt”
“cặp sách” ─> “cặp sắt”
nh ─> n: “vòng quanh” ─> “vòng quăn”
“cây xanh” ─> “cây xăn”
n ─> ng: “con kiến” ─> “con kiếng”
m ─> n: “cánh buồm” ─> “cánh buồn”
ch ─> c: “chênh lệch” ─> “chên lệc”
Dạy phát âm cho trẻ phải được tiến hành thường xuyên mọi lúc mọi nơi
(trên tiết học và các giờ vui chơi trong lớp), hằng ngày nên dành nhiều thời
gian hơn để rèn phát âm cho những trẻ nói ngọng, nói lắp hoặc bị khuyết tật
bộ máy phát âm. Ngoài việc dạy trẻ, sửa cho trẻ cần phải chú ý đến việc tạo
môi trường để trẻ tự sửa cho nhau, đây cũng là một cách giúp trẻ phát âm có
kết quả.
16
1.3.3. Đặc điểm phát âm của trẻ 4 - 5 tuổi
Ở lứa tuổi này, trẻ dần hoàn thiện về mặt ngữ âm, các phụ âm đầu, âm
đệm, âm cuối, thanh điệu dần dần được định vị. Trẻ phát âm đúng hết các âm
vị của tiếng mẹ đẻ, kể cả các âm, các vần khó (iêu, ươn, uông). Trẻ đã biết
điều chỉnh nhịp điệu, cường độ của giọng nói khi giao tiếp để phù hợp với
từng hoàn cảnh, lời nói của trẻ đã rõ ràng, dứt khoát hơn.
Tuy vậy, ở lứa tuổi 4 - 5 tuổi, trẻ vẫn còn mắc một số lỗi về phát âm,
còn nhầm lẫn khi phát âm một vài phụ âm và nguyên âm (s –x; ch- t; ươ, uô,
iê) và thanh hỏi, thanh ngã. Mỗi trẻ thường hay nói sai một âm hoặc một
thanh riêng.
Khi nói trẻ 3 - 4 tuổi hay nói chậm và kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ,
ê a, nói không liên tục, không mạch lạc. Nhưng đến lứa tuổi 4 - 5 tuổi trẻ nói
ít ê a, ậm ừ hơn, song trẻ vẫn hay phát âm sai thanh ngã, âm đệm và âm cuối.
Và phải đến 5 - 6 tuổi thì cơ bản trẻ đã phát âm đúng, trừ một vài trường hợp
trẻ phát âm sai do các lí do: khuyết tật bẩm sinh của cơ quan phát âm, do ảnh
hưởng của môi trường sống (những người xung quanh trẻ phát âm sai nên trẻ
bắt chước và phát âm sai).
Căn cứ trên những đặc điểm phát âm của trẻ được tăng dần theo từng
độ tuổi, trẻ nhanh chóng định vị được các âm vị có cấu trúc đơn giản, các âm
vị có cấu trúc phức tạp dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ
em có khả năng định vị các âm vị của tiếng mẹ đẻ (trừ các trẻ có khuyết tật về
cơ quan phát âm hoặc cơ quan thính giác)
1.4. Trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo
1.4.1. Trò chơi
1.4.1.1. Khái niệm
Đối với trẻ mầm non, trò chơi là học tập, là lao động, là hình thức giáo
dục chính đáng. Trò chơi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của trẻ lứa tuổi mẫu
17
giáo, đáp ứng niềm vui sướng, tính tích cực, nhu cầu vận động làm sinh động
thêm óc tưởng tượng, tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Vậy trò chơi là gì?
Các nhà nghiên cứu, nhà tâm lí học của các nhà giáo dục mầm non
cũng đã đưa ra rất nhiều khái niệm khác nhau về trò chơi.
Theo tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển Tiếng việt (2009) – Nxb
Đà Nẵng: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi”
Với người lớn, trò chơi là giải trí, là thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng
thẳng sau những giờ làm việc mệt nhọc. Với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi
còn là một nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển đức, trí, thể, mĩ của con người.
Trò chơi giúp trẻ em rèn luyện và phát triển toàn mĩ trong các giác quan
chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò chơi còn
giúp trẻ biết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỉ luật, biết tự chủ, từ
đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết thương yêu nhau. Trò chơi được xem như
là một hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ, nó được xem như một phương
tiện giáo dục trẻ có hiệu lực nhất, vì qua đó nó ảnh hưởng đến sự phát triển
toàn diện của trẻ, nó còn là phương tiện nhận thức thế giới của trẻ em.
Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một huấn luyện quan
trọng. Nhà tâm lí học Kunkel người Anh nói: “Trò chơi là một phương tiện để
tái tạo lại tâm lí ổn định cho một số trẻ em khó tinh, dở người, vô trật tự,…vì
trong lúc chơi, trẻ em không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích hoạt
động hơn… Khi bị khép vào luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỉ luật và
sinh động hơn…”
A.X. Macarenco đã viết: “Trò chơi có một ý nghĩa rất quan trọng đối
với trẻ. Ý nghĩa này chẳng khác nào ý nghĩa của sự hoạt động, sự làm việc và
sự phục vụ đối với người lớn. Đứa trẻ thể hiện như thế nào trong trò chơi thì
sau này trong trường hợp lớn nó cũng thể hiện như thế trong công việc. Vì
vậy một nhà hoạt động trong tương lai trước tiên phải được giáo dục trong trò
18
chơi”. [A.X.Macarenco Toàn tập, tập 4 Viện Hàn Lâm khoa học giáo dục
Nga, 1951, trang.313].
Tóm lại: Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí, có tác dụng
thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ, qua đó trẻ lĩnh hội những tri thức mới,
củng cố, chính xác hóa, hệ thống hóa những biểu tượng, góp phần phát triển
các quá trình nhận thức cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ…cho trẻ. Trò
chơi giúp cho cá nhân được rèn luyện, giúp cho tập thể có được bầu không
khí vui vẻ, thân ái, thông cảm...
1.4.1.2. Phân loại
Để tổ chức tốt cuộc sống của trẻ trong trường mầm non có rất nhiều trò
chơi khác nhau. Chúng tôi phân loại trò chơi thành hai loại trò chơi có luật và
không có luật.
- Trò chơi không có luật rõ ràng, bao gồm:
+ Trò chơi đóng vai theo chủ đề
+ Trò chơi lắp ghép, xây dựng
+ Trò chơi đóng kịch.
- Trò chơi có luật được quy định rõ ràng bao gồm:
+ Trò chơi học tập
+ Trò chơi vận động
+ Trò chơi dân gian…
Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện nhân cách của trẻ, là
phương tiện để trẻ học làm người.
Mỗi loại trò chơi đều có những đặc điểm nhất định và có tác dụng nhất
định đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách của trẻ. Nhìn chung
các loại trò chơi đều hướng đến sự phát triển của các em. Tuy nhiên mỗi loại
trò chơi đều có thế mạnh riêng. Vì vậy, giáo viên phải đảm bảo tổ chức luân
phiên các trò chơi để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện nhất.
19
1.4.2. Trò chơi học tập
1.4.2.1. Khái niệm
Trò chơi học tập là trò chơi có luật và nội dung định trước là đó là trò
chơi có sự nhận thức hướng đến sự mở rộng chính xác hóa, hệ thống hóa,
biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh hướng đến sự phát triển năng lực
trí tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó nội dung học tập được
kết hợp với các hình thức chơi.
Trò chơi học tập được xây dựng dựa vào nhiều yếu tố, nó có nguồn gốc
trong nền văn hóa dân gian mang những đặc điểm chúng của trò chơi trẻ em.
Bên cạnh đó, trò chơi học tập được giải quyết thông qua hành động
chơi, các hành động và mối quan hệ của người chơi được chỉ đạo bởi luật trò
chơi và nội dung chơi giúp trẻ trẻ nắm bắt được cách chơi và vị trí tổ chức
thực hiện trò chơi, trò chơi học tập mang tính tự lập và tự điều khiển.
* Trò chơi học tập phân làm bốn nhóm theo tính chất của trò chơi:
- Trò chơi học tập đối với đồ vật và tranh in được tiến hành với đồ vật,
đồ chơi khác nhau.
- Trò chơi lô tô.
- Trò chơi học tập bằng lời nói
- Trò chơi âm nhạc
Trò chơi học tập vừa là đồ vật, vừa dùng lời nói khác với trò chơi khác,
trò chơi học tập là trò chơi có luật và được quy định cụ thể, rõ ràng. Trong trò
chơi học tập mọi trẻ đều được tham gia một cách bình đẳng và thực hiện trò
chơi là tiêu chuẩn khách quan để đánh giá năng lực của trẻ.
1.4.2.2. Cấu trúc
Trò chơi học tập mang tính chất dạy học đồng thời như hoạt động vui
chơi, có thể mỗi trò chơi học tập có cấu trúc chơi – học đặc biệt với các nhiệm
vụ nhận thức, luật chơi, hành động chơi và kết quả chơi.
20