Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Tìm hiểu thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trường mầm non nam minh, xã bình minh, huyện nam trực, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 44 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
-------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG TRẺ MẪU GIÁO
MẮC BỆNH SÂU RĂNG TẠI TRƢỜNG
MẦM NON NAM MINH, XÃ BÌNH MINH,
HUYỆN NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên nghành: Bệnh học trẻ em

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. TRẦN THỊ PHƢƠNG LIÊN

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà
Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá
trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế trƣờng mầm
non Nam Minh, xã Bình Minh, huyện Nam Trực , tỉnh Nam Định đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong việc cung cấp các số liệu, thông tin
để em hoàn thành tốt khóa luận.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS. Trần
Thị Phƣơng Liên - giảng viên trƣờng ĐHSP Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa


luận này.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu xót và hạn
chế. Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để
đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Kính chúc thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Phƣơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình. Những
số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đề tài chƣa đƣợc
công bố ở bất cứ một công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Phƣơng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 3
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỆNH
SÂU RĂNG CỦA TRẺ MẦM NON ................................................................ 4

1.1. Trẻ mầm non .......................................................................................... 4
1.2. Răng và đặc điểm phát triển răng của trẻ mầm non............................... 4
1.2.1. Tổng quan về răng và cấu tạo răng ................................................. 4
1.2.2. Đặc điểm phát triển răng của trẻ mầm non ..................................... 6
1.3. Bệnh sâu răng ......................................................................................... 7
1.3.1. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em............................................................. 7
1.3.2. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ ......................................................... 7
1.3.3. Khái niệm bệnh sâu răng và phân loại sâu răng ............................. 9
1.3.4.Cơ chế sinh bệnh ............................................................................ 10
1.3.5. Nguyên nhân sâu răng ................................................................... 10
1.3.6. Diễn biến quá trình sâu răng ......................................................... 14
1.3.7. Một số biện pháp phòng bệnh sâu răng ........................................ 14
1.4. Chƣơng trình nha học đƣờng ............................................................... 17
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 19
2.1. Vài nét về địa bàn khảo sát .................................................................. 19
2.2. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................... 19
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 19
2.3.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận........................................ 19


2.3.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.................................... 20
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG BỆNH SÂU RĂNG Ở TRẺ MẦM NON ...... 21
3.1. Một số thông tin về trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non Nam Minh
năm học 2015 – 2016 .................................................................................. 21
3.1.1. Tỷ lệ phân bố trẻ theo nhóm lớp ................................................... 21
3.1.2. Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới ............................................................ 21
3.2. Thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non Nam
Minh ............................................................................................................ 22
3.2.1. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non Nam Minh
năm học 2015 - 2016 ............................................................................... 22

3.2.2. Tỷ lệ sâu răng theo giới ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non
Nam Minh năm học 2015 - 2016 ............................................................ 23
3.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến bệnh sâu răng ở trẻ ............................... 24
3.4. Bàn luận................................................................................................ 28
3.4.1. Một số thông tin về trẻ .................................................................. 28
3.4.2. Thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non
Nam Minh năm học 2015 - 2016. ........................................................... 28
3.4.3. Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng ở trẻ ............................ 29
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 31
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 32


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

WHO

: (World Health Organization) - Tổ chức Y tế Thế giới

SMTR

: Sâu mất trám

ĐTNCS : Đoàn thanh niên cộng sản
MGB

: Mẫu giáo bé

MGN


: Mẫu giáo nhỡ

MGL

: Mẫu giáo lớn

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tỷ lệ phân bố trẻ theo nhóm lớp
Bảng 2. Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới
Bảng 3. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non Nam Minh năm
học 2015 - 2016
Bảng 4. Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo giới
Bảng 5. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mẫu giáo theo trình độ học vấn của mẹ
Bảng 6. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mẫu giáo theo nghề nghiệp của mẹ
Bảng 7. Số lần đánh răng của trẻ trong ngày
Bảng 8. Thói quen ăn uống của các bà mẹ dành cho trẻ
Bảng 9. Cách thức các bà mẹ vệ sinh răng miệng cho trẻ


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1. Tỷ lệ phân bố trẻ theo giới
Biểu đồ 2. Tỷ lệ sâu răng ở trẻ mẫu giáo trƣờng mầm non Nam Minh năm học
2015 - 2016
Biểu đồ 3. Tỷ lệ sâu răng của trẻ theo giới
Biểu đồ 4. Tỷ lệ sâu răng của trẻ mẫu giáo theo trình độ học vấn của mẹ
Biểu đồ 5. Tỷ lệ sâu răng của trẻ mẫu giáo phân theo nghề nghiệp của mẹ


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn nhân lực mới
của đất nƣớc. Việc nuôi dƣỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em là vô cùng quan
trọng và ngày càng đƣợc toàn xã hội quan tâm. Để thực hiện tốt việc chăm
sóc, nuôi dƣỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đòi hỏi các bậc cha mẹ, các giáo
viên mầm non, các nhà chuyên môn cần có những hiểu biết về đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ ở các thời kỳ phát triển. Trên cơ sở đó trang bị những kiến
thức, kỹ năng cơ bản về bệnh trẻ em, về công tác đảm bảo an toàn tính mạng
cho trẻ, giúp cho việc phát hiện sớm các bệnh, chuẩn bị tốt cho công tác
phòng tránh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi trẻ bị ốm.
Sâu răng là chứng bệnh thƣờng gặp ở mọi lứa tuổi trong đó nhiều nhất
là trẻ em. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở nƣớc ta cũng nhƣ các
nƣớc trên Thế Giới. Theo kết quả điều tra dịch tễ học trên Thế Giới, trong khu
vực và ở Việt Nam tỷ lệ ngƣời mắc bệnh là rất cao. Sâu răng là bệnh mắc từ
rất sớm - ngay khi mọc răng (trẻ 6 tháng tuổi), chi phí cho việc điều trị rất tốn
kém, vƣợt quá khả năng chi trả của các nƣớc đang phát triển và là gánh nặng
của các nƣớc phát triển. Ở Mỹ mỗi năm chi phí cho chữa răng là 9 tỉ USD.
Sâu răng không chỉ ảnh hƣởng tới tính mạng, tới sự phát triển thể chất của trẻ
mà còn ảnh hƣởng tới sự phát triển về tinh thần và trí tuệ của trẻ. Bệnh đứng
thứ 3 trong bảng xếp hạng bệnh tật WHO trong những năm 1970 vì mức độ
phổ biến (chiếm 90 - 99 %) [27].

Trong 20 năm trở lại đây, do sự tiến bộ vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật,
căn nguyên bệnh sâu răng đã đƣợc làm sáng tỏ, phát hiện vai trò quan trọng
của Fluor trong việc bảo vệ men răng. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp phòng
bệnh thích hợp và đạt đƣợc hiệu quả cao. Vì vậy tỷ lệ bệnh sâu răng đã giảm

1


xuống nhƣ ở Mỹ, Autralia và các nƣớc Bắc Âu chỉ số này giảm xuống còn
một nửa so với trƣớc. [5]
Tuy nhiên việc giảm tỷ lệ bệnh sâu răng chỉ tập trung ở các nƣớc phát
triển còn ở những nƣớc đang phát triển tỷ lệ này vẫn còn cao và có xu hƣớng
tăng lên. Việt Nam là một nƣớc đang phát triển, điều kiện kinh tế còn nhiều khó
khăn, trang thiết bị y tế và cán bộ răng hàm mặt còn thiếu trầm trọng. Năm 1994,
WHO đánh giá bệnh sâu răng ở nƣớc ta vào loại cao nhất thế giới và nƣớc ta
thuộc khu vực các nƣớc có bệnh răng miệng đang tăng lên.Theo kết quả điều tra
sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2003, tỷ lệ sâu răng ở trẻ là 84% [11].
Các nhà chuyên môn cũng cho rằng, bệnh sâu răng ở trẻ em chỉ giảm ở
những nơi triển khai hiệu quả chƣơng trình nha học đƣờng. Nội dung chƣơng
trình bao gồm: Giáo dục nha khoa, dùng nƣớc súc miệng Fluor 0,2%, trám bít
hố rãnh, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng ngay tại trƣờng học. Cho
đến nay công tác nha học đƣờng đã phát triển ở cả 64 tỉnh thành trong cả
nƣớc, trong đó có 4 tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hải Dƣơng, Thừa Thiên –
Huế đã có các điểm nha học đƣờng đƣợc phủ kín địa bàn.
Bình Minh là một xã thuộc huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định điều kiện
kinh tế còn khó khăn, ngƣời dân nơi đây chủ yếu là nông dân, công nhân, một
số ít là giáo viên và các nghề tự do khác. Vậy nên trình độ nhận thức của họ
về bệnh sâu răng còn nhiều hạn chế. Do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong
công tác tổ chức các chƣơng trình phòng chống bệnh sâu răng ở trẻ. Trƣờng
mầm non Nam Minh đã triển khai công tác nha học đƣờng từ nhiều năm nay

với nội dung: Giáo dục nha khoa, khám và điều trị sớm các bệnh răng miệng
ngay tại trƣờng học. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh
sâu răng ở trẻ tại đây. Do đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu thực
trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trường mầm non Nam Minh, xã Bình
Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định”.

2


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng trẻ mẫu giáo mắc bệnh sâu răng tại trƣờng mầm
non Nam Minh, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Một số yếu tố liên quan tới bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng
mầm non Nam Minh, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng bệnh sâu răng ở trẻ mẫu giáo tại trƣờng mầm non Nam
Minh, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Các bà mẹ có con ở độ tuổi mẫu giáo học tại trƣờng mầm non Nam
Minh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bệnh sâu răng ở trẻ mầm non.
- Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng của trẻ mầm non.

3


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÌM HIỂU THỰC TRẠNG BỆNH
SÂU RĂNG CỦA TRẺ MẦM NON

1.1. Trẻ mầm non
“Trẻ em mầm non là những trẻ từ 0 đến 72 tháng tuổi, đang bắt đầu
hình thành và phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, nhƣng đó mới
là bắt đầu hình thành nên có sự giáo dục đúng đắn của gia đình và nhà trƣờng
để có thể phát triển tốt về mọi mặt”.
1.2. Răng và đặc điểm phát triển răng của trẻ mầm non
1.2.1. Tổng quan về răng và cấu tạo răng
1.2.1.1. Răng
Theo từ điển bách khoa toàn thƣ Việt Nam, răng là phần phụ cứng
nằm trong khoang miệng có chức năng nghiền và xé thức ăn. Số lƣợng, cách
sắp xếp và sinh lý của răng tạo thành các kiểu răng đặc trƣng cho từng loài
động vật.
1.2.1.2. Cấu tạo của răng [2, 13]
Cấu tạo của răng bao gồm: Men răng, ngà răng, tủy răng và xƣơng răng.
* Men răng
Men răng là mô cứng nhất trong cơ thể, có nguồn gốc từ ngoại bì, có tỷ
lệ chất vô cơ cao nhất (khoảng 96%). Men răng phủ toàn bộ thân răng dày
mỏng tùy vị trí khác nhau, dày nhất ở núm răng là 1,5 mm và mỏng nhất ở
vùng cổ răng. Men răng không có sự bồi đắp thêm mà chỉ mòn dần theo tuổi,
nhƣng có sự trao đổi về vật lý và hóa học với môi trƣờng trong miệng.

4


Về mặt hóa học, chất vô cơ chiếm 96%, chủ yếu là 3[Ca3(PO4)2]
(CaOH)2 còn lại là các muối cacbonat của magie, một lƣợng nhỏ clorua,
fluorua và muối sufat của natri và kali. Thành phần hữu cơ chiếm khoảng 1%
trong đó chủ yếu là Protide.
Về mặt lý học, men răng cứng, giòn, trong và cản tia X, tỉ trọng từ 2,3 - 3
so với ngà răng.

Cấu trúc học của men răng:
Đƣờng retzius: Trên tiêu bản cắt ngang là những đƣờng chạy song song
nhau và song song với đƣờng viền ngoài của lớp men cũng nhƣ với đƣờng
ranh giới men ngà ở phía trong. Trên tiêu bản cắt dọc thân răng đƣờng retzius
hợp với đƣờng ranh giới men ngà cũng nhƣ với mặt ngoài của men tạo thành
góc nhọn.
Đƣờng trụ men: Chạy suốt chiều dày men răng và hƣớng thẳng góc với
đƣờng ngoài trong của men răng, đôi khi có sự gấp khúc và thay đổi hƣớng đi
của trụ men. Trụ men có đƣờng kính từ 3-6µm, khi cắt ngang qua trụ men ta
thấy tiết diện có loại hình thể: Vẩy cá 57%, lăng trụ 30%, không rõ ràng 10%,
hƣớng đi của trụ men tạo ra các dải sáng tối xen kẽ chính là dải Hunter schrenge.
* Ngà răng
Có nguồn gốc từ trung bì, kém cứng hơn men, chứa tỷ lệ chất vô cơ
kém hơn men (75%) chủ yếu là 3[(PO4)2Ca3)2H2O]. Trong ngà răng chứa
nhiều ống ngà, chứa đuôi bào tƣơng của nguyên bào ngà. Bề dày ngà thay đổi
trong đời sống hoạt động của nguyên bào ngà, ngà răng ngày càng dày theo
hƣớng về phía hốc tủy răng, làm hẹp dần ống tủy.
Theo cấu trúc tổ chức học, ngà răng đƣợc chia làm hai loại: Ngà tiên
phát và ngà thứ phát.

5


Ngà tiên phát: Chiếm khối lƣợng chủ yếu và đƣợc tạo nên trong quá trình
hình thành răng, bao gồm: Ống ngà, chất giữa các ống ngà và dây Tomes.
- Ống ngà: Xuất phát từ bề mặt tủy rồi chạy suốt chiều dài của ngà và
tận cùng bằng một đầu chột của đƣờng ranh giới men ngà. Các ống ngà có
đƣờng đi hình chữ S ở ngà thân răng.
- Ngà gian ống: Chất giữa các ống ngà đƣợc hình thành bởi sự ngấm vôi
những thành phần hữu cơ có cấu trúc sợi, trong đó chủ yếu là những sợi keo

sắp xếp thẳng góc với ống ngà.
- Dây Tomes: Trong ống ngà có dây Tomes là đuôi nguyên sinh chất kéo
dài của tạo ngà bào, nó bảo đảm sự trao đổi chuyển hóa và khả năng tạo ngà.
Ngà thứ phát: Đƣợc sinh ra khi răng đã hình thành gồm ngà thứ phát
sinh lý, ngà phản ứng và ngà trong suốt.
* Tủy răng
Tủy răng là mô liên kết mềm, nằm trong hốc tủy gồm tủy chân và tủy
thân. Tủy răng nằm trong buồng tủy gọi là tủy thân, tủy buồng, tủy răng trong
ống tủy gọi là tủy chân. Các nguyên bào ngà nằm sát vách hốc tủy.
Về tổ chức học, ngà răng gồm hai vùng: Vùng cạnh tủy gồm các lớp tế
bào ngà 2 - 3 lớp và lớp không có tế bào gồm những tổ chức sợi tạo keo.
Vùng giữa tủy là tổ chức liên kết có nhiều tế bào, ít tổ chức sợi.
* Xƣơng răng
Là tổ chức vôi hóa bao phủ ngà chân răng, gồm hai loại: Xƣơng răng tiên
phát và xƣơng răng thứ phát. Thành phần hóa học của xƣơng răng giống với
xƣơng ở những nơi khác. Độ dày của xƣơng răng thay đổi theo tuổi và vị trí.
1.2.2. Đặc điểm phát triển răng của trẻ mầm non
Ở trẻ em có 20 chiếc răng. Răng của trẻ gọi là răng sữa. Công thức răng
của trẻ em nhƣ sau: [26]
C N TH H

6


Răng của trẻ có thể xuất hiện sớm hơn hay muộn hơn phụ thuộc vào đặc
điểm phát triển cá nhân, di truyền và chịu ảnh hƣởng của tác động tới cơ thể
trong thời kỳ phát triển thai và sau khi sinh. Ngoài ra chất lƣợng của chất dinh
dƣỡng đóng góp một phần quan trọng đặc biệt đối với sự xuất hiện và phát
triển của răng.
Thông thƣờng trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên. Khi trẻ 2

tuổi có 20 chiếc răng sữa. Đến 6 tuổi trẻ bắt đầu có sự thay răng sữa thành
răng vĩnh viễn, và từ 15 - 17 tuổi sự thay răng kết thúc.
1.3. Bệnh sâu răng
1.3.1. Đặc điểm sâu răng ở trẻ em
Bộ răng trẻ em ở độ tuổi 6 – 12 là bộ răng hỗn hợp, chúng mang những
đặc điểm của răng sữa và răng vĩnh viễn. Vì thế, trên cùng một bệnh nhân,
chúng ta có thể gặp những thƣơng tổn của cả hai loại này.
Bộ răng hỗn hợp: Trong thời điểm tồn tại bộ răng hỗn hợp, các răng
vĩnh viễn của trẻ em đảm nhiệm chức năng nhƣ ở ngƣời lớn tuy nhiên chúng
vẫn có sự khác biệt với răng vĩnh viễn của ngƣời lớn, những đặc điểm này
gồm có:
- Chân răng chƣa hình thành đầy đủ, vùng cuống chƣa đƣợc đóng kín.
- Buồng tủy rộng, sừng tủy cao.
- Các ống ngà rộng, khả năng phản ứng và tái tạo nhanh chóng.
Các răng vĩnh viễn thƣờng phải sau hai năm mới ngâm vôi xong hoàn
toàn. Vì thế, tổn thƣơng sâu răng ở trẻ thƣờng tiến triển nhanh so với ngƣời
trƣởng thành. Chân răng chƣa hình thành và vùng cuống chƣa đƣợc đóng kín
tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập sâu hơn vào tổ chức quanh răng, gây ra
những biến chứng: Viêm tủy, viêm quanh cuống, viêm mô tế bào,... khiến cho
trẻ đau đớn, khó chịu, khó tập trung vào học tập. [19]
1.3.2. Tình hình bệnh sâu răng ở trẻ

7


Sâu răng là một bệnh phổ biến và mắc từ rất sớm ở trẻ em sau khi mọc
răng. Tổ chức cứng của răng bị phá hủy tạo thành lỗ sâu trên răng, có sâu răng
sữa và sâu răng vĩnh viễn.
Sâu răng là bệnh tổn thƣơng không hồi phục, do đó nếu không đƣợc
chữa trị và phòng bệnh kịp thời sâu răng sẽ tích lũy ngày càng cao.

Việc chữa răng tốn kém nhƣng cũng không thể phục hồi đƣợc tổ chức
cứng của răng nhƣ trƣớc. Sâu răng nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hƣởng
đến sức khỏe, có thể gây biến chứng nguy hiểm.
* Tình hình sâu răng trên Thế Giới
Ở các nƣớc phát triển nhƣ Canada, Thụy Điển, Úc, Phần Lan ở những
năm 1960 – 1970 có tỷ lệ sâu răng cao trên 90% dân số. Tuy nhiên từ năm
1980 – 1990 tỷ lệ sâu răng đã giảm xuống nhiều. Có đƣợc điều này là do các
nƣớc tích cực sử dụng Fluor dƣới nhiều hình thức để phòng sâu răng. [3]
Ở các nƣớc đang phát triển, sâu răng có chiều hƣớng tăng lên nhƣ Lào,
Campuchia, Bruney, Iran. Trừ một số nƣớc nhƣ Hồng Kông, Singapore,
Malaysia là những nƣớc đang phát triển nhƣng sâu răng lại giảm do có sử
dụng Fluor để phòng sâu răng (Singapore đã Fluor hóa nƣớc máy 100%). [3]
* Tình hình sâu răng ở Việt Nam hiện nay
Kết quả điều tra cho thấy tình hình sâu răng tại Việt Nam gia tăng so
với kết quả điều tra lần 1 năm 1990. [24, 25]
Nhìn chung, từ thập kỷ 1980 sang thập kỷ 1990 thì sâu răng ở Việt Nam
có xu hƣớng gia tăng. So với kết quả điều tra răng miệng toàn quốc do Trần
Văn Trƣờng và Trịnh Đình Hải công bố (2002) thì tình hình sâu răng ở Việt
Nam cũng có xu hƣớng tăng lên và không đồng đều giữa các vùng, miền
trong cả nƣớc.
Năm 1992, Võ Thế Quang thông báo tình trạng sâu răng qua điều tra
sức khỏe răng miệng toàn quốc, thấy xu hƣớng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em

8


Việt Nam có xu hƣớng gia tăng cả tỷ lệ sâu và chỉ số SMTR trong khoảng
thời gian từ 1983 đến 1991. [15]
Theo Nguyễn Văn Cát, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi trên toàn quốc năm
1983 - 1984 là [1]:

Miền Bắc:

19,3%

Miền Nam:

76,29%

Theo kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc lần thứ nhất
năm 1999, tỷ lệ sâu răng ở trẻ 12 tuổi là:
Việt Nam:

57,33%

Miền Bắc:

43,33%

Miền Nam:

76,33%

Năm 2001, theo kết quả điều tra cơ bản bệnh răng miệng toàn quốc lần
thứ hai do Trần Văn Trƣờng và Trịnh Đình Hải công bố, tỷ lệ sâu răng ở trẻ
em. [23]
Tuổi 5 - 6 tuổi (răng sữa). Tỷ lệ sâu răng là: 84,90%
1.3.3. Khái niệm bệnh sâu răng và phân loại sâu răng
* Khái niệm
Sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn tổ chức canxi hóa đƣợc đặc trƣng bởi
sự hủy khoáng của thành phần vô cơ và sự phá hủy thành phần hữu cơ của mô

cứng. Tổn thƣơng là quá trình phức tạp bao gồm các phản ứng hóa lý liên quan
đến sự di chuyển các ion bề mặt giữa răng và môi trƣờng miệng và là quá trình
sinh học giữa các vi khuẩn mảng bám với cơ chế bảo vệ của vật chủ. [12]
* Phân loại sâu răng
Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhƣng cơ bản vẫn dựa trên 5 loại lỗ
hàn của Black. Theo diễn biến sâu răng có: Sâu răng cấp tính và sâu răng mãn
tính. Theo mức độ tổn thƣơng có: Sâu men, sâu ngà nông, sâu ngà sâu. Theo
bệnh sinh có: Sâu răng tiên phát, sâu răng thứ phát và sâu răng tái phát. Trong
đó, phân loại theo mức độ tổn thƣơng đƣợc ứng dụng nhiều nhất, cụ thể: [1]

9


- Sâu men (S1): Tổn thƣơng mới ở phần men chƣa có dấu hiệu lâm sàng
rõ. Khi chúng ta nhìn thấy chấm trắng trên lâm sàng thì sâu răng đã tới đƣờng
men ngà.
- Sâu ngà: Khi bắt đầu xuất hiện lỗ sâu trên lâm sàng thì chắc chắn là
sâu ngà. Sâu ngà đƣợc chia làm hai loại: Sâu ngà nông (S2) và sâu ngà sâu
(S3) đây là hai loại chúng ta thƣờng gặp trên lâm sàng.
Các phân loại mới về bệnh sâu răng [12]
Ngày này các tác giả thƣờng sử dụng hai bảng phân loại mới để chuẩn
đoán và điều trị bệnh sâu răng đó là: Phân loại theo “site and size” (dựa vào vị
trí và mức độ tổn thƣơng) và phân loại theo Pitts.
1.3.4.Cơ chế sinh bệnh
Sự hình thành sâu răng phụ thuộc vào các axit hữu cơ đƣợc tạo ra từ sự
lên men của các carbohydrate trong thức ăn do vi khuẩn làm giảm nồng độ
pH ở các mảng bám răng và tạo ra những chỗ bị mất khoáng. Sâu răng ban
đầu có dạng các điểm trắng đục trên men răng và các lỗ răng sẽ xuất hiện khi
tình trạng mất khoáng tiến triển mạnh.
Nhóm các vi khuẩn Streptococcus mutans có liên quan đến sự hình

thành sâu răng. Các vi khuẩn này có khả năng bám dính vào men răng, tạo ra
nhiều chất axit và sống ở môi trƣờng pH thấp. Khi men răng bị thủng lỗ, các
loại vi khuẩn khác sinh sôi ở răng tạo môi trƣờng axit và thúc đẩy quá trình
mất khoáng. (Sự mất khoáng do axit đƣợc tạo ra từ vi khuẩn phụ thuộc vào số
lần tiêu thụ và loại carbohydrate có trong thức ăn) từ đó dẫn tới sâu răng. [27]
1.3.5. Nguyên nhân sâu răng
Sâu răng đƣợc xếp là một trong ba tai họa bệnh tật của loài ngƣời sau
ung thƣ và tim mạch. Là một trong 10 bệnh phổ biến vì 3 lý do sau: Bệnh mắc
rất sớm (ngay sau khi mọc răng), bệnh rất phổ biến, chi phí chữa trị lớn.[8]
Ngƣời ta cho rằng sâu răng là một bệnh đa nguyên nhân, trong đó vi
khuẩn đóng vai trò là một nguyên nhân quan trọng đặc biệt là Streptococcus. [8]

10


Ngoài vi khuẩn ra các yếu tố thuận lợi cho việc hình thành mảng bám vi
khuẩn đó là chế độ ăn nhiều đƣờng, vệ sinh răng miệng không tốt, các kích
thích tại chỗ (cao răng, chất hàn thừa), lƣu lƣợng nƣớc bọt ít. [9]
Trƣớc năm 1970, ngƣời ta cho rằng căn nguyên bệnh sâu răng là do
chất đƣờng, vi khuẩn Streptococcus Mutans và giải thích nguyên nhân sâu
răng bằng sơ đồ Keyes nhƣ sau:

Hình 1. Sơ đồ Keyes [14]
- Răng: Răng có khả năng bị sâu nằm trong môi trƣờng miệng.
- Đƣờng: Thức ăn chứa nhiều đƣờng ảnh hƣởng không tốt đến sức
khỏe, sau khi ăn xong chất bột và đƣờng dính vào răng sẽ lên men biến thành
axit do tác động của vi khuẩn phá hủy men và ngà răng.
- Vi khuẩn: Vi khuẩn Streptococcus mutans làm lên men các chất bột và
đƣờng có trong thức ăn thành axit lactic. Nếu sau khi ăn không vệ sinh răng
miệng sạch sẽ, đƣờng và chất tinh bột có trong miệng sẽ biến thành axit. Axit

ngấm vào các vết nứt, các chỗ trũng trên mặt răng phá hủy men răng và tạo
thành lỗ sâu răng và dần phá hủy răng.

11


Sơ đồ Keyes thể hiện sự tác động phối hợp của 3 yếu tố nói trên gây sâu
răng, nếu thiếu một yếu tố nào đó thì không thể gây sâu răng. [14]
Với sơ đồ Keyes ngƣời ta chú ý nhiều đến chất đƣờng, và vi khuẩn
Streptococcus Mutans, cho nên việc dự phòng sâu răng cũng liên quan nhiều
đến chế độ ăn nhƣ hạn chế đƣờng và vệ sinh răng miệng. [13]
Sau năm 1975, nguyên nhân bệnh sâu răng đƣợc giải thích bằng sơ đồ
White nhƣ sau:
- Răng: Ảnh hƣởng bởi các yếu tố nhƣ tuổi, fluoride, dinh dƣỡng.
- Vi khuẩn: Đặc biệt là Streptococcus Mutans
- Chất nền: Ảnh hƣởng bởi yếu tố vệ sinh răng miệng, việc sử dụng
Fluor, pH, khả năng trung hòa của nƣớc bọt.

Hình 2. Sơ đồ White [10]
Sơ đồ White cho thấy có nhiều yếu tố tác động đến việc sâu răng nhƣ:
Hạn chế quá trình hủy khoáng, tăng cƣờng quá trình tái khoáng và các tác
dụng bảo vệ răng không bị sâu nhƣ: Nƣớc bọt, khả năng acid của men, các ion
F-, Ca++, pH trên 5 và sự trám bít hố rãnh...

12


White đã thay thế một vòng tròn (chất đƣờng) của sơ đồ Keyes bằng
vòng tròn chất nền và nhấn mạnh vai trò nƣớc bọt và pH của dòng chảy môi
trƣờng xung quanh răng.

Cơ chế bệnh sinh học sâu răng đƣợc thể hiện bằng hai quá trình hủy
khoáng và tái khoáng. Nếu quá trình hủy khoáng lớn hơn quá trình tái khoáng
thì sẽ gây ra sâu răng. Tóm tắt cơ chế sâu răng nhƣ sau:
Các yếu tố gây mất ổn định

- Chế độ ăn đƣờng nhiều lần.
- Thiếu nƣớc bọt hay nƣớc bọt axit.
- Axit từ dịch dạ dày tràn lên miệng.
- pH môi trƣờng miệng < 5.

Các yếu tố bảo vệ
- Nƣớc bọt.
- Khả năng kháng acid của men.

- Fluor ở bề mặt men răng.
- Trám bít hố rãnh.
- Độ Ca++, NPO4 quanh răng
- pH> 5,5.

Hình 3. Sơ đồ tóm tắt căn nguyên sâu răng. [4]

13


(Sâu răng = Hủy khoáng > Tái khoáng (cơ chế hóa học và vật lý sinh học))
1.3.6. Diễn biến quá trình sâu răng
Khi lỗ sâu hình thành trên bề mặt men răng làm thủng lớp men, theo
thời gian thủng tiếp tục qua ngà răng đến buồng tủy sẽ tạo thành một đƣờng
dẫn vi khuẩn từ môi trƣờng miệng tấn công vào tủy răng gây đau nhức.
Sâu răng sẽ tạo một lỗ chứa thức ăn, vi khuẩn, đây là nguồn gieo rắc vi

khuẩn gây viêm đƣờng hô hấp trên, xoang đƣờng hô hấp dƣới nhƣ họng, khí
phế quản...
Sâu răng còn là nguồn gốc gây hôi miệng, do lỗ sâu chứa thức ăn, vi
khuẩn sinh dƣỡng và lên men nguồn thức ăn này, giải phóng ra các sản phẩm
phân hủy thức ăn nhƣ khí H2S có mùi hôi. [27]
1.3.7. Một số biện pháp phòng bệnh sâu răng
1.3.7.1. Giáo dục nha khoa, giáo dục vệ sinh răng miệng
- Mục đích của giáo dục nha khoa nhằm thay đổi kiến thức, thái độ của
trẻ về sâu răng từ đó làm thay đổi hành vi của trẻ trong việc chăm sóc sức
khỏe răng miệng, phòng chống sâu răng.
- Giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ em là một trong những biện pháp
hiệu quả phòng chống sâu răng. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những
chính sách và hoạt động giáo dục vệ sinh răng miệng cho trẻ em. Tại Trung
Quốc từ năm 1950 trở lại đây, do có các chính sách và hoạt động giáo dục vệ
sinh răng miệng cho trẻ nên tình trạng sâu răng đã đƣợc cải thiện nhiều. [27]
1.3.7.2. Hướng dẫn vệ sinh răng miệng
Phƣơng pháp vệ sinh răng miệng bao gồm: Các biện pháp chải răng, súc
miệng, sử dụng chỉ tơ nha khoa, nhai kẹo cao su Xilytol giúp ngăn ngừa hình
thành mảng bám vi khuẩn làm giảm tỷ lệ sâu răng. [18]
* Kỹ thuật chải răng: Phổ biến nhất hiện nay là kỹ thuật chải Basse, kỹ
thuật này nhằm làm sạch rãnh lợi, cách tiến hành nhƣ sau: [18]

14


- Đặt lông bàn chải và trục răng thành một góc 450, lông bàn chải hƣớng
về phía rãnh lợi, ấn bàn chải về phía lợi, và di chuyển xoay tròn theo chuyển
động di chuyển nhỏ sao cho lông bàn chải đi vào rãnh lợi và ép vào các răng
và rãnh lợi.
- Kỹ thuật này có thể đau nhƣng có tác dụng làm giảm mảng bám răng.

Kỹ thuật này đòi hỏi cha mẹ phải làm giúp trẻ.
- Nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, chải răng sau các bữa ăn và
trƣớc khi đi ngủ và quan trọng nhất là phải chải răng đúng kỹ thuật. Có nhƣ
vậy mới phòng tránh đƣợc sâu răng.
* Sử dụng nƣớc súc miệng:
- Cơ chế làm sạch của nƣớc súc miệng là kìm hãm khuẩn lạc trong
miệng, ngăn cản sự định cƣ của vi khuẩn ở mặt răng, ức chế hình thành mảng
bám và có thể làm giảm sâu răng nếu nƣớc súc miệng có Fluor. Súc miệng với
các dung dịch Fluor pha loãng, cho trẻ súc miệng hàng ngày với dung dịch
Fluor 0,05% hoặc súc miệng mỗi tuần 1 lần với dung dịch Fluor 0,2%. [20]
- Loại nƣớc súc miệng đơn giản nhất là nƣớc muối ấm pha loãng.
Ngƣời ta có thể cho thêm vào nƣớc súc miệng một số chất bổ sung nhƣ chất
kháng khuẩn, cồn, chất gây ấm, hƣơng liệu. Liều lƣợng và cách dùng: Súc
30s/lần x 2 lần/ ngày trƣớc hoặc sau khi chải răng hoặc độc lập.
* Sử dụng Xilytol [27]
- Xilytol đã đƣợc tổ chức An toàn thực phẩm FDI của Mỹ công nhận
vào năm 1986.
- Xilytol là loại đƣờng tự nhiên đặc biệt không gây sâu răng có nguồn
gốc từ Phần Lan. Nó không lên men nhƣ đƣờng nên các vi khuẩn tạo ra thành
môi trƣờng axit trong miệng. Môi trƣờng kiềm từ Xilytol sẽ ngăn chặn toàn
bộ các vi khuẩn có hại trong miệng, nhất là những vi khuẩn nguy hiểm nhất
nhƣ Streptococcus.

15


- Xilytol làm giảm khả năng bị mảng bám răng cũng nhƣ sự cân bằng
của cacbohydrat hòa tan. Vì vậy kết quả mảng bám răng ít dính chặt và dễ
dàng làm sạch trong quá trình chải răng. Đặc biệt Xilytol có hàm lƣợng calo
thấp hơn các loại đƣờng thông thƣờng đến 40% nên cũng giảm bớt khả năng

bị béo phì ở trẻ do ăn quá nhiều đồ ngọt.
- Các trung tâm sức khỏe ở Phần Lan, quê hƣơng của Xilytol khuyến
khích việc thƣờng xuyên sử dụng kẹo gum có chứa chất Xilytol sau mỗi bữa
ăn và trƣớc khi đi ngủ đối với trẻ em. Kết quả, hơn 70% trẻ em Phần Lan
không mắc bệnh hƣ hỏng răng ở giai đoạn 5 tuổi, chiếm tỷ lệ cao nhất so với
các nƣớc phát triển khác.
- Nghiên cứu của các chuyên gia Phần Lan còn cho thấy, nếu mẹ nhai
kẹo cao su có chứa Xilytol trong thành phần làm ngọt sẽ làm giảm thiểu tới
70% các bệnh về răng miệng ở trẻ. Tuy nhiên sản phẩm phải chứa ít nhất 50%
Xilytol mới thực sự hữu hiệu.
1.3.7.3. Chế độ ăn uống hợp lý
- Tránh ăn nhiều đồ ngọt nhất là giữa bữa ăn hoặc trƣớc khi đi ngủ,
uống nƣớc ngọt có gas...
- Dùng các sản phẩm thay thế đƣờng nhƣ xilitol, malnitol...
1.3.7.4. Trám bít hố rãnh
- Trám bít hố rãnh bằng resin đƣợc chứng nhận là có hiệu quả rất tốt
trong việc phòng ngừa sâu răng ở các răng cối sữa và răng cối vĩnh viễn. Thời
điểm trám bít hố rãnh có hiệu quả nhất là đặt ngay sau khi các răng sữa vừa
mới mọc (1 - 2 tuổi) và cho các trƣờng hợp răng cối có khe sâu hay rãnh sâu.
- Áp dụng đối với các mặt nhai để ngăn ngừa sâu ở hố và rãnh răng sau
khi răng vĩnh viễn mọc. [20]

16


1.3.7.5. Sử dụng Fluor
Theo PGS - TS Trịnh Đình Hải: “Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu
Á thực hiện đƣa Fluor vào muối ăn để dự phòng sâu răng cho cộng đồng với
sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới WHO”.
Fluor là thành phần quan trọng giúp men răng bền vững, nhờ đó giảm

nguy cơ sâu răng. Theo thống kê, hiện có khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu
răng và ở tuổi trƣởng thành trung bình mỗi ngƣời có tới 8 cái răng sâu. Ông
Antonio Montresor đại diện WHO tại Việt Nam cho biết việc bổ sung Fluor
trong muối từ 200 - 250 picogam/mg muối ăn có thể giúp giảm đáng kể tình
trạng sâu răng mới. [20]
- Đƣa Fluor vào muối với độ tập trung Fluor là 250mgF/kg muối.
- Fluor hóa nguồn cung cấp nƣớc ở trƣờng học với độ tập trung Fluor
cao hơn mức độ tập trung Fluor tối ƣu trong nƣớc công cộng 4,5 lần.
- Dùng kem đánh răng có Fluor
- Dùng gel và các vecni có Fluor
- Sử dụng phối hợp các dạng Fluor
- Súc miệng với dung dịch Fluor pha loãng.
1.3.7.6. Khám răng định kỳ
- Cha mẹ cần cho trẻ khám răng định kỳ, đi lấy cao răng 6 tháng 1 lần.
1.4. Chƣơng trình nha học đƣờng
Nội dung chƣơng trình Nha học đƣờng gồm 3 nội dung chính nhƣ
sau: [19]
Nội dung 1: Giáo dục nha khoa: Hƣớng dẫn học sinh phƣơng pháp chải
răng, và các biện pháp khác làm sạch răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng. Khắc
sâu thói quen chải răng hàng ngày và phát triển kỹ năng chải răng cho trẻ.
Nội dung 2: Cho học sinh súc miệng nƣớc có Fluor 0,2% tại trƣờng mỗi
tuần một lần.

17


×