ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới, bệnh
mắc rất sớm và gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới, mọi dân tộc, mọi vùng địa lý
khác nhau, mọi tầng lớp xã hội, trình độ văn hoá.
Ở nước ta theo điều tra về sức khoẻ răng miệng của viện Răng Hàm
Mặt Hà nội năm 2001, tình hình sâu răng và bệnh quanh răng ở mức cao trên
90% dân số và có chiều hướng gia tăng vào những năm gần đây, nhất là
những nơi chưa có chương trình nha học đường.
Năm 2001, viện Răng Hàm mặt Hà Nội phối hợp với trường đại học
Nha khoa Adelaide (Australlia) tổ chức điều tra sức khoẻ răng miệng qui mô
toàn quốc và cho kết quả 84,9% trẻ em 6-8 tuổi sâu răng sữa, 64,1% trẻ em
12-14 tuổi sâu răng vĩnh viễn và 78,55% có cao răng. Đối với các tỉnh Miền
núi phía Bắc, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em còn cao hơn. Điều đó cho thấy
bệnh răng miệng ở trẻ em đang ở mức báo động đòi hỏi có những biện pháp
phòng bệnh và điều trị hữu hiệu [23].
Sâu rǎng là một trong số các bệnh rǎng miệng lưu hành phổ biến nhất ở
cộng đồng trẻ em. Theo kết quả điều tra dịch tễ học ở trong nước cũng như
trên thế giới, có từ 50-90% trẻ em có sâu rǎng [14].
Trong quá trình ăn uống, các mảng thức ăn dính lại trên các kẽ răng nếu
không được làm sạch, sẽ lên men và tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong
vòm miệng phát triển tấn công răng và lợi. Các em học sinh là lứa tuổi rất hay
ăn quà vặt, các loại bánh kẹo, đồ ăn sẵn chứa nhiều đường, tinh bột. Hầu hết
khi ăn các loại thức ăn này răng miệng các em đều không được làm sạch
ngay, các mảng thức ăn còn sót lại trên răng lên men trở thành mảnh đất màu
mỡ cho vi khuẩn răng miệng phát triển. Hầu hết trẻ không có thói quen kiểm
1
tra tình trạng răng của mình, chỉ đến khi đau, sưng, chảy máu trẻ mới báo cho
cha mẹ biết, lúc đó thường là răng đã sâu nhiều [28, 6].
Bệnh răng miệng là một bệnh phổ biến, gặp ở gần 90% dân số. Bệnh
mắc rất sớm và tăng dần theo lứa tuổi. Vì vậy từ lâu bệnh răng miệng đã được
Tổ chức Y tế Thế giới và nhiều quốc gia quan tâm.
Chương trình nha học đường gồm 4 nội dung: Giáo dục chăm sóc sức
khoẻ răng miệng, súc miệng fluor tại trường, khám răng định kỳ phát hiện
bệnh sớm, trám bít hố rãnh và chữa răng tại trường.
Sâu răng bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như tình trạng kinh tế xã
hội tăng, chế độ ăn thay đổi, các em ăn nhiều đường sữa bánh kẹo… xu
hướng trên thế giới hiện nay là tỷ lệ sâu răng đang tăng lên ở các nước đang
phát triển [8].
Lứa tuổi học sinh trung học cơ sở, đây là lứa tuổi dậy thì có những biến
đổi tâm sinh lý, các em đã có nhu cầu làm đẹp, chú ý đến ngoại hình và đã có
ý thức về chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, có thể các em còn thiếu kiến thức
và phương pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Trong điều kiện như vậy, việc
đánh giá tình hình bệnh sâu răng ở học sinh Trung học cơ sở là rất cần thiết.
Không những có thể tìm hiểu tình trạng bệnh răng miệng và các yếu tố liên
quan tỉ lệ sâu răng ở lứa tuổi này, mà còn góp phần đánh giá chương trình
công tác nha học đường của huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum.
Chúng tôi nghiên cứu đề tài “Thực trạng bệnh sâu răng ở học sinh
trung học cơ sở huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum” nhằm các mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ sâu răng hiện mắc, xác định chỉ số sâu mất trám
(SMT) ở học sinh trung học cơ sở huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CẤU TRÚC RĂNG VÀ THỜI GIAN MỌC RĂNG
1.1.1. Cấu trúc răng
Răng được cấu tạo bởi 3 thành phần: men, ngà và tuỷ răng
+ Men răng: Là thành phần cứng nhất cơ thể, men bao phủ thân răng,
hầu như không có cảm giác.
+ Ngà răng: Ít cứng hơn men răng, ngà liên tục từ thân đến chân răng,
tận cùng ở chóp răng, trong lòng chứa buồng tuỷ và ống tuỷ. Ngà có cảm giác
vì có chứa các ống thần kinh Tomes.
+ Tuỷ răng: Là mô lỏng lẻo trong buồng và ống tuỷ, là đơn vị sống chủ
yếu của răng, trong tuỷ có mạch máu, thần kinh, bạch mạch …
1.1.2. Thời gian mọc răng vĩnh viễn
Tên răng Hàm dưới Hàm trên
- Răng cửa giữa
- Răng cửa bên
- Răng hàm nhỏ 1
- Răng nanh
- Răng hàm nhỏ 2
- Răng hàm lớn 1
- Răng hàm lớn 2
- Răng hàm lớn 3 (Răng khôn)
6-7 tuổi
7-8 tuổi
9-10 tuổi
10-11 tuổi
11-12 tuổi
6-7 tuổi
11-13 tuổi
17-21 tuổi
7 tuổi
8 tuổi
9-10 tuổi
11 tuổi
12 tuổi
6-7 tuổi
12-13 tuổi
17-21 tuổi
1.2. BỆNH SÂU RĂNG
3
1.2.1. Định nghĩa
Sâu răng là một quá trình động, diễn ra trong mảng bám vi khuẩn dính
trên mặt răng, đưa đến mất cân bằng giữa mô răng với chất dịch xung quanh
và theo thời gian. Hậu quả là sự mất khoáng của mô răng [25].
1.2.2. Nguyên nhân
• Nguyên nhân thuộc về răng:
- Răng mọc lệch lạc, xoay dễ bị sâu hơn răng mọc thẳng hàng.
- Nhóm răng hàm bị sâu nhiều hơn nhóm răng cửa.
- Mặt nhai bị râu nhiều nhất vì có nhiều rãnh lõm.
- Mặt bên cũng dễ bị sâu vì men răng ở cổ mỏng, giắt nhiều thức ăn.
- Mặt trong, ngoài ít bị sâu hơn vì trơn láng
• Nguyên nhân không thuộc về răng:
- Vi khuẩn: đây là nguyên nhân cần thiết để khởi đầu cho bệnh sâu
răng, tuy không có loại vi khuẩn nào đặc biệt gây sâu răng, nhưng không phải
tất cả vi khuẩn trong miệng đều gây ra sâu răng. Vi khuẩn bao gồm lượng
mảng bám, các chất biến dưỡng và độc tố của nó.
- Tuỳ theo vai trò gây sâu răng, các vi khuẩn được chia làm hai nhóm:
+ Vi khuẩn tạo acid: các loại vi khuẩn này lên men carbohydrate tạo ra
acid, làm pH giảm xuống < 5, sự giảm pH liên tục có thể đưa đến sự khử
khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng của răng, quá trình sâu
răng bắt đầu xẩy ra, nhóm này gồm:
* Lactobacillus: Hiện diện với số lượng ít, nhưng lại tạo ra acid có pH
thấp rất nhanh trong môi trường.
* Streptococcus mutans.
* Streptococi.
* Actinomyces.
* Staphilococci.
- Vi khuẩn làm giải protein: làm tiêu huỷ chất căn bản hữu cơ sau khi mất vôi.
4
- Thực phẩm: là những thức ăn cần thiết mà cơ thể hấp thu vào để sống và
hoạt động. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là một yếu tố liên quan đến bệnh sâu
răng, vì đó cũng là chất dinh dưỡng của vi khuẩn. Tuỳ theo loại thực phẩm, tính
chất của thực phẩm và chế độ sử dụng nó, mà có thể sâu răng hoặc không.
Các chất bột, đường (carbohydrat) là loại thực phẩm gây sâu răng nhiều
nhất. Trong đó đường là loại thực phẩm chủ yếu gây sâu răng và làm gia tăng
sâu răng, đặc biệt là loại đường sucrose. Điều quan trọng là khả năng gây sâu
răng không phải do số lượng đường, mà do thời gian đường bám dính trên
răng, tinh bột không phải là nguyên nhân đáng kể, vì trong nước bọt có
enzyme amylase biến tinh bột thành đường rất chậm.
Những thực phẩm có tính chất xơ ít gây sâu răng, trong lúc những thực
phẩm mềm dẻo, dính vào răng thì dễ gây sâu răng hơn.
Bệnh sâu răng chỉ diễn ra khi cả 3 yếu tố trên cùng tồn tại ( Vi khuẩn,
Glucid và Thời gian). Vì thế cơ sở của việc phòng chống bệnh sâu răng là
ngăn chặn 1 hoặc cả 3 yếu tố xuất hiện cùng lúc.
Còn một yếu tố thứ tư không kém phần quan trọng là bản thân người
bệnh. Các yếu tố chủ quan như tuổi tác, bất thường của tuyến nước bọt, bất
thường bẩm sinh của răng có thể khiến cho khả năng mắc bệnh sâu răng tăng
cao và tốc độ bệnh tiến triển nhanh.
Thời gian
Sơ đồ Keys
5
Răng
Carbohydrate
Vi khuẩn
SR
Ngày nay người ta giải thích nguyên nhân sâu răng bằng cơ chế hoá
học và lý sinh học [35].
Sâu răng = sự huỷ khoáng > sự tái khoáng.
Yếu tố gây mất ổn định Sự bảo vệ
+ Mảng bám (vi khuẩn kiểm soát được)
+ Chế độ ăn đường nhiều lần
+ Thiếu nước bọt hoặc nước bọt acid
pH < 5.
+ Nước bọt.
+ Khả năng kháng acid của men
+ Fluor có trên bề mặt men răng
+ Trám bít hố rãnh
+ Độ Ca
+ pH > 5,5
Sâu răng là một quá trình tiêu huỷ do các thức ăn đường, tinh bột, bị vi
khuẩn lên men tạo ra Acide dẫn đến tiêu huỷ tổ chức cứng của răng (men răng
và ngà răng) [4].
1.2.3. Cơ chế bệnh sâu răng
Có rất nhiều giả thuyết để giải thích cơ chế gây bệnh, trong đó thuyết
sinh acid (thuyết hoá học vi khuẩn) của miller (1882) được nhiều người chấp
nhận nhất. Theo miller vi khuẩn tác động lên bột, đường sinh ra acid, làm pH
trong môi trường miệng giảm xuống < 5 trong vòng 1 – 3 phút, sự giảm pH
liên tục đưa đến sự khử khoáng của răng, quá trình sâu răng bắt đầu. Từ
thuyết của miller, Keyes (1962) đã tóm tắt lại thành một sơ đồ gồm ba vòng
tròn biểu thị cho vi khuẩn, răng (men răng), thức ăn (bột, đường), sau đó được
bổ sung thêm yếu tố thời gian. Phải có đủ 4 yếu tố tác động hỗ trợ, mới có sâu
răng [39].
Đầu tiên là xuất hiện một vết trắng trên bề mặt răng sâu đó tổn thương
chuyển sang màu nâu, bề mặt men răng bắt đầu bị phá huỷ. Sự khử khoáng
tiến triển vào lớp ngà răng (là mô cứng chiếm phần lớn trong thân răng) tạo
thành lỗ hổng. Khi lỗ sâu lớn, để lộ các dây thần kinh răng, gây đau, cảm giác
đau tăng lên khi ăn thức ăn nóng lạnh hoặc chua ngọt. nếu bệnh tiếp tục thì
6
sâu răng sẽ ăn vào buồng tuỷ gây viêm tuỷ, và cảm giác đau sẽ tăng lên rất
nhiều. Trong những trường hợp nặng thì bệnh sẽ lan tới mô mềm gây ra các
bệnh như viêm quanh quống răng, viêm xương, viêm hạch… nhiều trường
hợp biến chứng nhiễm khuẩn huyết gây tử vong [36].
Sau năm 1975 người ta đã làm sáng tỏ hơn căn nguyên bệnh sâu răng
và giải thích bằng sơ đồ White thay thế một vòng tròn của sơ đồ Key ( chất
đường) bằng vòng tròn chất nền (substrate) nhấn mạnh vai trò nước miếng
( chất trung hoà buffers) và pH của dòng chảy môi trường xung quanh răng.
Người ta cũng thấy rõ hơn tác dụng của fluor khi gặp apatit thường của răng
kết hợp thành fluorid apatit rắn chắc chống được sự phân huỷ tạo thành
thương tổn sâu răng [22].
1.2.4. Diễn biến của bệnh sâu răng
Sâu răng gồm 4 giai đoạn tiến triển từ nhẹ đến nặng như sâu:
- Sâu men:
Lỗ sâu nhỏ trên men, rất khó phát hiện. Không gây đau nhức trên lâm
sàng, thông thường bệnh nhân không tự phát hiện được.
- Sâu ngà:
Lỗ sâu tiến đến ngà răng, khi tổn thương sâu răng đang còn nằm trong
lớp ngà nông, không gây tê buốt khi nhai. Khi sang thương tiến triển đến lớp
ngà sâu thì sẽ có triệu chứng ê buốt khi nhai thức ăn hay thức uống quá nóng
hoặc quá lạnh.
- Viêm tuỷ:
Nếu sâu ngà không được điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tuỷ răng
qua hệ thống ống ngà gây nên viêm tuỷ cấp tính hoặc mạn tính. Trong viêm
tuỷ cấp, bệnh nhân có triệu chứng đau nhức dữ dội, đau tự phát, và đau nhiều
nhất vào bên đêm. Nếu tuỷ viêm mạn tính, thường không có triệu chứng lâm
sàng rõ rệt và dần dần sẽ dẫn đến chết tuỷ.
- Tuỷ chết:
7
Răng bị viêm tuỷ nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến chết tuỷ, vi
trùng sẽ theo đường ống tuỷ sẽ tạo mủ dưới chân răng, gây các biến chứng
viêm xương ổ răng, áp xe xương ổ, nang quanh chóp răng… một số trường
hợp khác gây biến chứng viêm mô tế bào, viêm xoang, viêm nội tâm mạc, …
1.3. DỊCH TỄ HỌC SÂU RĂNG
Kỹ nghệ thực phẩm ngày càng phát triển kéo theo những dinh dưỡng
mới bất lợi cho sức khoẻ răng miệng. khi các biện pháp vệ sinh răng miệng
không hiệu quả thì các loại bánh kẹo là yếu tố hỗ trợ tích cực cho sâu răng.
Bệnh sâu răng tăng mạnh ở thế kỷ XX ở hầu hết quốc gia [32].
Hệ răng hỗn hợp: Từ 6-12 tuổi, tốc độ sâu răng vĩnh viễn tiến triển
nhanh nhưng ổn định. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cũng tăng dần theo tuổi [19].
Ở Việt Nam theo điều tra cơ bản sức khoẻ răng miệng của toàn quốc
năm 1990, tỷ lệ sâu răng ở các lứa tuổi và các vùng địa lý như sau:
Lứa
tuổi
Tỷ lệ
chung
Hà Nội Huế TP HCM Cao
Bằng
Đà Lạt
Lâm Đồng
12 57% 36% 41,2% 83,9% 60% 82,25%
15 60% 44% 43,7% 96% 62%
35-44 72% 76% 64,2% 92% 68%
Trên thế giới: người ta tính chỉ số sâu mất trám (SMT) ở lứa tuổi 12
(Số sâu răng mất trám trung bình ở một người) theo các mức độ [2]:
* Rất thấp: 0,0 – 1,1 Thí dụ: Trung Quốc
* Thấp : 1,2 – 2,6 : Cam pu chia, Mỹ
* Trung bình: 2,4 – 4,4 : Bỉ
* Cao : 4,6 – 6,6 : Philippine
* Rất cao : > 6,6 : Uruguay .
Bảng 1.1. Sâu răng ở trẻ trước tuổi đến trường ở những vùng thiếu Fluo:
8
Tuổi Tỉ lệ sâu răng
1 5%
2 10%
3 50%
5 75%
Số trung bình các răng sâu, mất, trám của trẻ em Mỹ Trong giai đoạn
hệ răng hỗn hợp
Bảng 1.2. Sâu mất trám răng theo tuổi
Tuổi SMTR
6 0,2
12 2,8
[26].
Ở vùng Duyên Hải Bắc trung Bộ có từ 93,2 đến 96.3% người trưởng
thành có sâu răng. Đây là một tỷ lệ sâu răng rất cao. Xét về chỉ số răng sâu
mất trám, thì trung bình một người có từ 1.80 răng sâu đến 6,89 răng sâu, điều
đáng lưu ý là chỉ số sâu mất trám gia tăng theo tuổi, tuổi càng cao thì tỷ lệ
SMT càng cao. Ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, tỉ lệ người trưởng thành
có sâu răng cũng ở mức độ cao, từ 94,6 đến 97,8%. Chỉ số SMT từ 6,89 đến
11,66 và gia tăng theo tuổi [15].
Tỉ lệ trẻ em California bị sâu răng đứng hạng hai toàn quốc: Cali Today
News – Một báo cáo y tế do tổ chức Dental Health Foundation (DHF) công
bố đầu tuần này ghi nhận có đến gần 3/4 học sinh lớp 3 tiểu học tại California
bị sâu răng. Tỉ lệ này đã khiến California đứng hạng hai so với toàn quốc Hoa
Kỳ [27].
Theo báo cáo tổng kết chương trình nha học đường toàn quốc, tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn của trẻ em ở độ tuổi từ 6-8 là 25,4%. Tỉ lệ này cũng tăng dần
theo tuổi. Cụ thể có đến 54,6% trẻ 9-11 tuổi bị sâu răng và con số này ở độ
tuổi 15-17 là 68,6% [18].
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 6 tuổi: 28,32%. Chỉ số SMT:
0,47. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn thấp là do lứa tuổi này chỉ có răng số 6 mới
9
mọc và một số răng cửa mới thay là răng vĩnh viễn nên ít bị sâu, Tỷ lệ sâu
răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi: 79,29%. Chỉ số SMT: 1,95. Sở dĩ có tỷ lệ
tăng cao như vậy do lứa tuổi này đa số các răng sữa đã được thay bằng răng
vĩnh viễn, chế độ ăn nhiều đường, ý thức tự chăm sóc răng miệng chưa cao,
các bậc phụ huynh do bận nhiều công việc nên chưa quan tâm đến tình trạng
răng miệng của các em.
Trẻ không chải răng thường xuyên có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn gấp
2,93 lần trẻ được chải răng thường xuyên.
Trẻ không khám răng định kỳ có nguy cơ sâu răng vĩnh viễn cao gấp
2,36 lần trẻ được khám răng định kỳ [11].
Tỉ lệ SR gia tăng theo tuổi, tăng nhanh ở độ tuổi 18-24 đến 25-34 và đạt
đỉnh tuổi 25-34 (81.93%) rồi có xu hướng giảm nhẹ. So sánh điều tra cơ bản tình
hình SKRM miền Nam 1991 chúng tôi nhận thấy có điểm tương đồng, SR lứa
tuổi 12 là 76.33 %, tuổi 15 là 82.99%, tuổi 35-44 là 86.33% [10].
Công tác phòng chống bệnh răng miệng. Trên thế giới những năm 60-
70 ngành nha khoa của hầu hết các nước đều tập trung vào chữa, phục hồi sâu
răng và viêm quanh răng, công việc tốn kém, ít hiệu quả.
Sau đó các nước phát triển tập trung vào phòng bệnh, coi như một
chính sách lớn của Nhà nước và của ngành Y tế. Kết quả là 20 năm trở lại
đây, tỷ lệ sâu răng ở các nước Bắc Âu, Anh, Mỹ… đã giảm đi một nửa. Đây
là một thành tựu to lớn do đó WHO đã kêu gọi các nước chậm phát triển đẩy
mạnh công tác phòng bệnh răng miệng như các nước phát triển đã làm [9].
1.4. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG
1.4.1. Theo địa lý
Ở lứa tuổi 6 đến 8 tuổi, cả thành thị và nông thôn đều có gần 85% trẻ
em bị sâu răng sữa, một tỷ lệ khá cao. Ở lứa tuổi 6-8 tuổi, cả 7 vùng địa lý
10
( Vùng núi và Trung du Bắc bộ; Vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Duyên
hải Bắc Trung Bộ; vùng Duyên hải Nam Tung Bộ; vùng Cao nguyên Trung
Bộ; vùng đông bắc Nam Bộ; vùng Đồng bằng sông cửu Long) của Việt Nam
đều có tỷ lệ sâu răng sữa cao, trong đó, vùng Duyên hải Nam Tung Bộ và
vùng Đồng bằng sông cửu Long có tỷ lệ sâu răng cao hơn và ở mức 91,6% và
93,7% [16].
Về cơ cấu bệnh răng miệng sâu răng chiếm tỉ lệ cao, cao nhất là ở khu
vực nội thành 61,42%, khu vực hải đảo là 60,69% [37]
1.4.2. Theo tuổi
Tỷ lệ học sinh bị sâu răng vĩnh viễn: 7 tuổi là 38,9%, 10 tuổi là 69,7%,
12 tuổi là 77,6%, 15 tuổi là 76,3% [34].
Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 6 tuổi: 28,32%. Chỉ số SMT:
0,47, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của học sinh 12 tuổi: 79,29%. Chỉ số SMT: 1,95
[11].
Sau 10 năm, qua điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc 2000, tỷ lệ sâu
răng trên toàn quốc ở các lứa tuổi như sau [5]:
- Răng sữa: 6 tuổi 83,7%, chỉ số SMT 6,15
- Răng vĩnh viễn: + 12 tuổi 56,6%, SMT 1,87
+ 15 tuổi 67,6%, SMT 2,16
1.4.3. Sâu răng theo giới
Ở trẻ trước tuổi đến trường, không có sự khác biệt về tỷ lệ sâu răng. Ở
tuổi 15-17 tuổi, tình trạng sâu răng không khác biệt giữa hai giới [32].
Sâu răng gặp ở hầu hết học sinh tiểu học 8, 9 ,10, 11 tuổi. Tỷ lệ mắc ở
học sinh nữ và nam giống nhau [38].
1.4.4. Thói quen vệ sinh răng miệng
Ở nước ta số liệu điều tra cơ bản toàn quốc năm 1990 cho thấy tỷ lệ sâu
răng ở lứa tuổi 12 chung trên toàn quốc là 58,33% trong đó Miền Bắc là
11
43,3%, miền Nam là 76,33%, còn ở lứa tuổi 15 tỷ lệ sâu răng chung là 60%
trong đó miền Bắc là 47,33%, miền Nam là 82,9%.
Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa bệnh sâu răng sữa với yếu tố
ăn kẹo thường xuyên trong một ngày; Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
giữa bệnh sâu răng sữa với số lần đánh răng trong một ngày [33].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh về răng. Hiện nay, nhiều
người dân dùng nước có độ fluor không bảo đảm. Nhiều vùng, đặc biệt là
miền núi và nông thôn ở nước ta có nồng độ fluor trong nước chỉ từ 0,45-0,5
mg/1lít trong khi đó nồng độ fluor chuẩn phải là: 0,7mg/1lít. Ngoài ra, mạng
lưới phòng bệnh răng miệng ở nước ta còn yếu nên công tác phòng, chống
bệnh răng miệng ở các địa phương chưa được chú trọng. Bên cạnh đó, ý thức
của người dân cũng là một vấn đề. Có nhiều người không coi trọng việc vệ
sinh răng miệng hằng ngày, ăn uống vô tội vạ và đến khi thấy đau răng đến
mức không chịu được mới thèm đến bệnh viện [30].
1.5. DỰ PHÒNG SÂU RĂNG
Sâu răng vĩnh viễn tăng dần theo tuổi: 6 tuổi sâu răng vĩnh viễn
24,20%, 12 tuổi 63,20%.
Song song đó hiệu quả can thiệp đối với răng vĩnh viễn cũng đạt kết
quả rất khả quan, ở nhóm vừa súc miệng NaF vừa huấn luyện chải răng giảm
4.69%. Nhóm vừa súc miệng vừa trám GIC giảm 3.09%. Nhóm can thiệp 3
biện pháp giảm 4.96% [40].
- Fluor hoá nước uống.
- Khuyến kích sử dụng thuốc chải răng có fluorit.
- Ăn đường ít lần trong ngày và chải răng ngay.
Tiến hành công tác nha học đường:
- Giáo dục răng miệng ( dạy chải răng, ăn uống v.v ).
- Tổ chức súc miệng bằng nước pha fluor.
- Khám phát hiện răng sâu để hàn.
12
- Trám bít lỗ rãnh để phòng sâu răng [22].
Trong các bệnh răng miệng, bệnh sâu răng với các biến chứng của nó
và bệnh quanh răng là hai bệnh chủ yếu. Bệnh có tính chất xã hội, rất phổ
biến và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh xuất hiện ở tất cả các nước và có
trong mọi tầng lớp nhân dân. Bệnh sâu răng là nguyên nhân gây mất răng ở
người trẻ [32].
Sâu răng là một bệnh phòng ngừa được: Sâu răng được hình thành do 3
yếu tố gồm chất lượng tổ chức cứng của răng; thức ăn ( đường bột ); vi khuẩn.
Thiếu một trong các yếu tố đó sâu răng không phát sinh. Vì vậy loại trừ
nguyên nhân áp dụng trong phòng chống sâu răng với biện pháp bao gồm.
- Chế độ ăn thích hợp.
- Vệ sinh răng miệng ( Chải răng đúng phương pháp ).
- Tăng cường sức đề kháng của men răng bằng thêm fluor vào men.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
13
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh lớp 6, 7, 8, 9 trong độ tuổi
12 đến 15 thuộc Trường Trung học cơ sở (THCS) niên khoá 2008-2009.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu ngang trên mẫu, chọn học sinh từ các lớp 6, 7, 8, 9 trường
Trung học cơ sở (THCS) các thông tin thu thập được ghi vào phiếu nghiên cứu.
2.2.2. Cách chọn mẫu
- Cỡ mẫu:
Tính theo công Thức:
2
2
)1(
c
ppZ
n
−
=
[21], [29]
+ Với P = 64% ( tỷ lệ điều tra sức khoẻ răng miệng năm 2000)
+ c = 0,05 (Sai số chọn)
+ Chọn
05,0∝=
(độ tin cậy 95%)
+ Z = 1,96
+ n = [(1,96)
2
× 0,64 x 0,36] / (0,05)
2
= 354
- Như vậy cỡ mẫu nghiên cứu là 354 cá thể, nhưng ở đây chúng tôi
chọn hai đối tượng học sinh người Dân Tộc Kinh và học sinh người Dân Tộc
Sơ Rá thì mẫu được chọn nhân hai là:
N = 354 × 2 = 708
- Dùng phiếu khám điều tra và phiếu phỏng vấn, những phiếu trả lời
không hợp lệ và không đầy đủ sẽ bị loại khỏi nghiên cứu.
14
Cách chọn:
Bước 1:
Chọn cụm trường Trường THCS thị Trấn Đăk Hà là các em học sinh
toàn người Kinh, Nhóm Trường THCS xã là trường các em học sinh người
Dân tộc Sơ Rá có bốn trường.
Bước 2:
Cụm thị trấn chỉ duy nhất có một trường Trung học cơ sở Chu Văn An
nên chúng tôi chọn.
Cụm trường đều là con em Dân Tộc Sơ Rá bốc thăm ngẫu nhiên trong
4 trường chọn 2 trường để điều tra.
Chọn số học sinh cần điều tra tại mỗi cụm trường tỷ lệ học sinh tương
đương với cụm đó.
Kết quả chọn được 3 trường với 708 học sinh cần điều tra như sau:
- Trường THCS Chu văn An thị trấn Đăk Hà đại diện cho học sinh
người Kinh với 354 học sinh từ 12 – 15 tuổi.
- Nhóm Trường THCS xã Ngọc Wang 177 học sinh; Trường THCS Xã
Ngọc Réo 177 học sinh là các em học sinh đại diện cho học sinh người Dân
Tộc Sơ Rá.
Bước đầu tiên là liên hệ với các trường để nắm được số lượng học sinh,
từ đó xác định thời điểm thuận lợi trong chương trình học của trường để tổ
chức khám và phỏng vấn điều tra.
Chọn mẫu theo nhóm, lập danh sách số lượng học sinh của ba trường,
lập danh sách riêng từng giới, chia làm hai nhóm là nhóm Trường THCS Chu
Văn An thị Trấn Đăk Hà là các em học sinh người Kinh, Nhóm Trường
THCS xã Ngọc Wang; Trường THCS Xã Ngọc Réo là các em người Dân tộc
Sơ Rá, số đối tượng của hai nhóm là tương đương nhau.
15
Bảng 2.1: Số lượng học sinh của mỗi trường trong năm học 2008-2009
Tên Trường Tổng số lớp Tổng số học sinh Nam Nữ
THCS Chu Văn An 16 716 347 369
THCS Ngọc Wang 8 182 87 95
THCS Ngọc Réo 8 187 91 96
Chọn đối tượng phù hợp với 4 khối lớp trong danh sách học sinh của ba
trường.
Bảng 2.2. Số học sinh được điều tra theo đối tượng
Đối tượng học sinh Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 TC
HS người Dân Tộc Kinh 98 83 100 73 354
HS người Dân Tộc Sơ Rá 98 83 100 73 354
Tổng cộng 196 166 200 146 708
Theo tổ chức Y tế thế giới trong “điều tra sức khoẻ răng miệng”, số
lượng chuẩn các cá thể tuỳ theo tỉ lệ bệnh toàn bộ và độ trầm trọng của bệnh
răng miệng được dự tính trước.
2.2.3. Đánh giá sâu răng
2.2.3.1. Chẩn đoán sâu răng
Thống nhất về các tiêu chuẩn khám lâm sàng về tình trạng răng theo
quy định của WHO [31]
Quy ước ghi nhận tình trạng răng:
- Răng lành mạnh (ghi mã số 0):
Không có dấu chứng về mặt lâm sàng
- Răng sâu (ghi mã số 1):
Thân răng sâu khi phát hiện một sang thương ở hố rãnh, hay ở mặt
láng, có đáy mềm và thành mềm.
- Răng đã trám và bị sâu lại (ghi mã số 2):
16
Răng được ghi là đã trám và có sâu khi trên răng có một hay nhiều
miếng trám vĩnh viễn và một hay nhiều vùng bị sâu. Không phân biệt sâu
nguyên phát hay sâu thứ phát.
- Răng trám tốt không sâu (ghi mã số 3):
Một thân răng được xem là đã trám và không sâu khi trên thân răng có
một hay nhiều miếng trám vĩnh viễn mà không có sâu thứ phát cũng không có
bất kỳ chỗ nào trên thân răng bị sâu nguyên phát. Một răng bọc mão lại vì
trước kia bị sâu răng cũng được tính vào loại này.
- Răng mất do sâu (ghi mã số 4):
Dùng cho răng vĩnh viễn khi răng có chỉ định nhổ mà nhổ đó là do sâu.
- Mất do lý do khác (ghi mã số 5) :
Là các răng mất mà không phải do sâu.
2.2.3.2. Chỉ số sâu mất trám răng
- Sâu mất trám răng (SMT) được đánh giá trên răng vĩnh viễn.
2.3. PHƯƠNG TIỆN THU THẬP
2.3.1. Nhân lực
- 1 Bác sỹ chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt, 1 Y sỹ nha học đường, 3 Bác
sỹ đa khoa và bản thân đi khám (được tập huấn cách chẩn đoán sâu răng, cách
phỏng vấn, thời gian 1 ngày).
- Người cộng tác ghi chép và phát phiếu phỏng vấn cho đối tượng
nghiên cứu.
2.3.2. Dụng cụ
- Bộ dụng cụ khám chuyên khoa gồm: gương khám phẳng, thám trâm,
kẹp gắp.
- Khay
- Chậu rửa dụng cụ
- Lọ đựng dung dịch khử khuẩn
- Khăn lau dụng cụ
17
- Bông, cồn
- Đèn phin
- Xà phòng
- Giấy lau tay
2.3.3. Lập phiếu nghiên cứu
- Lập phiếu có bảng câu hỏi in sẵn cho học sinh trả lời
- Lập phiếu ghi nhận các dữ liệu trong quá trình khám răng cho đối
tượng nghiên cứu.
2.3.4. Địa điểm, thời gian và phương pháp khám
2.3.4.1. Địa điểm khám
Tại các trường đã được chọn.
2.3.4.2. Thời gian khám
Từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5 năm 2009.
2.3.4.3. Phương pháp khám
- Tư thế khám
- Khám từng đợt 10 học sinh
- Khám tuần tự từ răng hàm trên bên phải sang bên trái và xuống hàm
dưới trái qua phải, ghi tình trạng răng sâu vào phiếu nghiên cứu.
2.4. THỐNG KÊ, PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Cách tính tỷ lệ sâu răng:
Tỷ lệ sâu răng hiện mắc = Tổng số học sinh có sâu răng >= 1/ Tổng số
học sinh được khám x 100%.
- Tính chỉ số sâu-mất-trám răng (SMT): được tính theo công thức.
TSR Mã số 1 + TSR Mã số 2 + TSR Mã số 3 + TSR Mã số 4
SMT =
Tổng số học sinh được khám
TSR: tổng số răng
Khi tính chỉ số sâu-mất-trám (SMT) để xác định mức độ trầm trọng của
tình trạng sâu răng trong quá khứ và hiện tại, ta cần lưu ý các điểm sau:
18
- SMT chỉ dành cho răng vĩnh viễn.
- Dựa vào tổng số răng là 32 cái.
- Răng chưa mọc, răng thừa, răng sữa không tính trong chỉ số này.
*Dữ liệu được nhập và phân tích với phần mềm EpiData
- Thống kê, phân tích và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê Y học.
- Thống kê mô tả được dùng để trình bày các tỉ lệ và số trung bình.
- Trị số χ
2
được dùng để so sánh tỷ lệ giữa các nhóm khác nhau, các giá
trị được đánh giá với mức ý nghĩa p < 0,05.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
19
Tình trạng sâu răng được ghi nhận qua kết quả khám điều tra 708 học
sinh THCS trên địa bàn huyện Đăk Hà-tỉnh Kon Tum niên khoá 2008 - 2009,
chúng tôi có các kết quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Theo tuổi và giới tính
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới tính.
Giới
Tuổi
Nam Nữ Tổng
Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%)
12 78 11,01 118 16,67 196 27,68
13 64 9,04 102 14,41 166 23,45
14 86 12,15 114 16,10 200 28,25
15 72 10,17 74 10,45 146 20,62
Tổng 300 42,37 408 57,63 708 100,00
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đối tượng theo giới
20
Biểu đồ 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới
Kết quả cho chúng ta thấy nghiên cứu bao gồm 708 học sinh từ 12 đến
15 tuổi, các lứa tuổi với số lượng tương đương nhau, trong đó Nam chiếm tỷ
lệ 42,37%, Nữ chiếm tỉ lệ 57,63%, sự khác biệt về giới không có ý nghĩa
thống kê (p > 0,05).
3.1.2. Theo khối và đối tượng học sinh
Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo khối và dân tộc
Đối
tượng
HS dân tộc Kinh HS dân tộc Sơ Rá
Tổng
Khối Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
6 98 13,84 98 13,84 196 27,68
7 83 11,73 83 11,73 166 23,46
8 100 14,12 100 14,12 200 28,24
9 73 10,31 73 10,31 141 20,62
Tổng 354 50 354 50 708 100,00
Kết quả cho chúng ta thấy có sự tương đồng về số lượng đối tượng
nghiên cứu giữa HS Dân tộc Kinh và HS Dân tộc Sơ Rá (P > 0,05).
3.2. TÌNH HÌNH SÂU RĂNG
3.2.1. Tỉ lệ sâu răng
21
Bảng 3.3. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn chung của học sinh 12-15 tuổi
Sâu răng n Tỉ lệ %
Không sâu răng 162 (22,88%)
Có sâu răng 546 (77,12%)
Tổng 708 100,00
Biểu Đồ 3.3. Tỷ lệ sâu răng chung của học sinh 12-15 tuổi
3.2.2. Chỉ số sâu mất trám của học sinh từ 12 – 15 tuổi
Bảng 3.4. Số trung bình chung về răng sâu-mất-trám của học sinh 12 –
15 tuổi
N
Tổng số
răng sâu
Tổng số
răng mất
Tổng số
răng trám
Tổng
Trung bình
SMT
708 1428 39 212 1679 2,37
Số trung bình về răng sâu-mất-trám của học sinh 12 – 15 tuổi như vậy
là khá cao.
Bảng 3.5. Số trung bình về răng sâu-mất-trám theo tuổi
Nhóm tuổi
TSHS
khám
Sâu Mất Trám SMT
22
12 196 1,95 0,015 0,219 2,184
13 166 1,96 0,066 0,192 2,218
14 200 2,02 0,08 0,39 2,49
15 146 2,14 0,061 0,404 2,605
12 – 15 708 2,017 0,055 0,30 2,37
Kết quả điều tra cho thấy SMT thấp nhất là lứa tuổi 12 là 2,184 và
SMT lứa tuổi 12 – 15 là 2,37.
3.2.3. Một số đặc điểm dịch tễ sâu răng tại huyện Đăk Hà
Bảng 3.6. Tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn theo giới
Sâu răng
Giới
Nam Nữ
Có 228 (76%) 318 (77,94%) 546
Không 72 (24%) 90 (22,06) 162
Tổng 300 408 708
Kết quả ở trên cho ta thấy số học sinh có răng sâu chung cho cả hai giới là 546
chiếm tỉ lệ 77,12%, tỉ lệ sâu răng giữa nam và nữ không có sự khác biệt (p > 0,05).
Bảng 3.7. Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn học sinh theo tuổi
Tuổi Tổng số khám Số sâu răng Tỷ lệ %
12 196 147 75%
13 166 127 76,50%
14 200 155 77,5%
15 146 117 80,14%
Tổng cộng 708 546 77,12%
Qua kết quả trên cho thấy tỷ lệ sâu răng tăng dần theo tuổi, thấp nhất là
12 tuổi tỷ lệ 75%, cao nhất là 15 tuổi tỷ lệ 80,14%.
Bảng 3.8. Tỷ lệ sâu răng theo tuổi và giới
Tuổi Giới
Tổng số
khám
Số người
sâu răng
Tỷ lệ SR
Ý nghĩa
thống kê
12
Nam 78 57 73,07
P > 0,05
Nữ 118 90 76,27
13
Nam 64 48 75
P > 0,05
Nữ 102 79 77,45
23
14 Nam 86 66 76,74 P > 0,05
Nữ 114 89 78,07
15
Nam 72 57 79,17
P > 0,05
Nữ 74 60 81,08
Qua khảo sát tỷ lệ sâu răng học sinh từ 12 -15 tuổi cũng cho thấy không có
gì khác biệt về tỷ lệ sâu răng giữa hai giới nam và nữ qua các lứa tuổi (p > 0,05).
3.2.4. Sâu răng theo nhóm đối tượng và theo trường
Bảng 3.9. Tỷ lệ sâu răng theo dân tộc
Học sinh
DT Kinh DT Sơ Rá
Có sâu răng 310 236
P < 0,05
Không sâu răng 44 118
Tổng 354 354
Kết quả cho thấy, tỷ lệ sâu răng ở đối tượng học sinh người dân tộc
Kinh và tỷ lệ sâu răng ở đối tượng học sinh người dân tộc Sơ Rá qua các lứa
tuổi, tỷ lệ khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Bảng 3.10. Sâu răng phân bố theo trường
Sâu răng
Trường THCS
Ý nghĩa
Chu Văn An Ngọc Wang Ngọc Réo
Có sâu răng 310 121 115
P < 0,05
Không sâu răng 44 56 62
Tổng 354 177 177
Kết quả cho thấy tỷ lệ sâu răng học sinh giữa ba trường có sự khác biệt,
tỷ lệ khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
3.2.5. Tần suất sâu răng vĩnh viễn học sinh lứa tuổi 12-15
Bảng 3.11. Phân bố tần suất sâu răng vĩnh viễn ở học sinh 12-15 tuổi
Số răng sâu Số học sinh Tỷ lệ % tích luỹ sâu
0 162 22,88 0
1 159 22,46 22,46
2 145 20,48 42,94
3 96 13,56 56,5
24
4 90 12,71 69,21
5 31 4,38 73,59
6 11 1,55 75,14
7 8 1,13 76.27
8 3 0,42 76,69
9 1 0,14 76,83
10 1 0,14 76,97
11 1 0,14 77,12
12 0 0,00 77,12
Qua khảo sát tần suất sâu răng học sinh lứa tuổi 12 – 15 cho thấy: có
22,88% học sinh không sâu răng, có 77,12% học sinh sâu răng.
25