Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.87 KB, 61 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI RÈN PHÁT
ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN THU HƢƠNG

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, các
thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non đã giúp đỡ em trong quá trình học tập
tại trƣờng và tạo điều kiện cho em thực hiện tốt khóa luận tốt nghiệp đại học.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – TS. Nguyễn
Thu Hƣơng – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận với đề tài: “Xây dựng các trò chơi
rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé”.
Trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế, em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các
bạn để đề tài của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh


LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của cô giáo – TS. Nguyễn Thu Hƣơng và
các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Mầm non.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài chƣa
đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình khoa học nào.

Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Thị Vân Anh


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Nxb

: Nhà xuất bản

ĐHSP

: Đại học sƣ phạm

ĐHSPHN : Đại học sƣ phạm Hà Nội

ĐVTCĐ

: Đóng vai theo chủ đề


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 6
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
7. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
CÁC TRÒ CHƠI RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ ..................... 7
1.1. Một số vấn đề về trò chơi........................................................................ 7
1.1.1. Khái niệm trò chơi ............................................................................ 7
1.1.2. Vai trò của trò chơi ........................................................................... 7
1.1.3. Phân loại trò chơi .............................................................................. 9
1.1.3.1. Hệ thống phân loại trò chơi theo giáo dục học Liên Xô cũ........ 9
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất trò chơi. .............................................. 10
1.1.3.3. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển. ....... 10
1.1.3.4. Cách phân loại trò chơi ở nƣớc ta............................................. 11
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo bé ............................................. 11
1.2.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ ................................................................... 11
1.2.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ ........................................ 11
1.2.1.2. Đặc điểm về quá trình hình thành ý thức của bản thân trẻ ....... 12
1.2.1.3. Một vài đặc điểm tƣ duy của trẻ ............................................... 14

1.2.1.4. Đặc điểm động cơ hành vi của trẻ ............................................ 16
1.2.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ .................................................................. 18
1.3. Cơ sở ngôn ngữ học .............................................................................. 19


1.3.1. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ ............................................. 19
1.3.1.1. Đặc điểm phát triển vốn từ của trẻ mẫu giáo............................ 19
1.3.1.2. Những đặc điểm ngữ pháp trong lời nói của trẻ ....................... 21
1.3.1.3. Những đặc trƣng của lời nói mạch lạc...................................... 23
1.3.2. Một số lỗi phát âm của trẻ .............................................................. 23
1.3.2.1. Lỗi thanh điệu ........................................................................... 25
1.3.2.2. Lỗi phụ âm đầu ......................................................................... 25
1.3.2.3. Lỗi âm đệm ............................................................................... 26
1.3.2.4. Lỗi âm chính ............................................................................. 26
1.3.2.5. Lỗi âm cuối ............................................................................... 26
1.4. Thực trạng việc rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi ở
trƣờng mầm non ........................................................................................... 26
CHƢƠNG 2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU
GIÁO BÉ ......................................................................................................... 28
2.1. Mục đích của việc xây dựng trò chơi.................................................... 28
2.1.1. Mục đích ......................................................................................... 28
2.1.2. Đề tài xây dựng trò chơi ................................................................. 28
2.1.3. Nguyên tắc ...................................................................................... 29
2.2. Quy trình xây dựng trò chơi và tổ chức trò chơi .................................. 30
2.3. Hệ thống trò chơi xây dựng theo chủ đề ............................................... 31
2.3.1. Chủ đề: Trƣờng mầm non ............................................................... 32
2.3.2. Chủ đề: Bản thân............................................................................. 34
2.3.3. Chủ đề: Gia đình ............................................................................. 36
2.3.4. Chủ đề: Nghề nghiệp ...................................................................... 38
2.3.5. Chủ đề: Thế giới thực vật ............................................................... 40

2.3.6. Chủ đề: Thế giới động vật .............................................................. 43
2.3.7. Chủ đề: Giao thông ......................................................................... 45
2.3.8. Chủ đề: Nƣớc và các hiện tƣợng tự nhiên ...................................... 47


2.3.9. Chủ đề: Quê hƣơng – Đất nƣớc ...................................................... 48
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân gian ta có câu:
“Uốn cây từ thƣở còn non
Dạy con từ thƣở con còn trẻ thơ”
Trẻ em nhƣ búp trên cành, tâm hồn sáng trong nhƣ một tờ giấy trắng,
hồn nhiên, ngây thơ. Bởi vậy, ngay từ xa xƣa các thế hệ đi trƣớc đã luôn chú
trọng đến việc dạy trẻ ngay từ lúc còn nhỏ, giống nhƣ uốn một cành cây khi
còn chƣa trƣởng thành. Có nhƣ vậy trẻ mới phát triển đúng hƣớng và toàn
diện.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
nó giữ vai trò nền tảng, đặt nền móng đầu tiên cho việc giáo dục hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non. Trẻ em không chỉ là niềm
vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn là niềm hạnh phúc, tự hào của
toàn xã hội. Để những mầm non lớn lên khỏe mạnh, yêu đời, trở thành những
ngƣời công dân có ích cho đất nƣớc thì ngay từ bây giờ chúng ta phải luôn
chú trọng tới việc nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Để cho trẻ phát triển
đúng hƣớng và toàn diện về nhân cách phù hợp với mục tiêu chung của ngành
giáo dục mầm non.
Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con

ngƣời, trong sự hình thành và phát triển của xã hội loài ngƣời. Thật vậy, nhƣ
một nhà văn ngƣời Pháp nói: “ Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong
đó”. Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và
phát triển ngôn ngữ bởi lẽ ngôn ngữ chính là phƣơng tiện để tƣ duy, nó đóng
vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác. Với trẻ,
ngôn ngữ còn là phƣơng tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh
hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn
hóa của dân tộc và thế giới.
1


Giai đoạn 3-4 tuổi đƣợc coi là thời kì phát cảm ngôn ngữ của trẻ mầm
non. Đây là giai đoạn có nhiều điều kiện thuận lợi nhất cho sự lĩnh hội ngôn
ngữ nói và các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ ban đầu của trẻ. “Trẻ lên ba cả nhà
học nói” – trẻ lên ba thích nói và nói rất nhiều. Tần số lời nói trong giáo tiếp
hàng ngày của trẻ tăng lên đáng kể, phƣơng tiện giao tiếp nổi trội là ngôn ngữ
nói. Đặc biệt là trẻ hay đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân, nguồn
gốc của sự vật, hiện tƣợng. Đồng thời trẻ ở lứa tuổi này thƣờng xuất hiện một
số lỗi ngôn ngữ, tiêu biểu là lỗi phát âm nên đây là thời điểm tốt nhất để rèn
luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Trong giáo dục mầm non, mục tiêu chung là phát triển toàn diện nhân
cách cho trẻ, mà phƣơng châm của ngành học mầm non là “học bằng chơi,
chơi bằng học”. Trò chơi là phƣơng tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ,
đạo đức, thầm mỹ và thể lực. Khi mới sinh ra đứa trẻ đã rất sung sƣớng với
lời ru ầu ơ của bà, của mẹ và có những phản xạ đáp lại. Cuối năm đầu trong
một số tình huống cụ thể lời nói đã trở thành phƣơng tiện để nhận thức và
giao tiếp với ngƣời xung quanh. Còn với trẻ 3-4 tuổi thì hoạt động vui chơi là
hoạt động chủ đạo của trẻ, trẻ cần chơi nhƣ cần ăn cơm, uống nƣớc, không
khí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội tri thức khoa học tiên tiến một cách
nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển các tố chất vận động. Đồng thời việc

tổ chức hƣớng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú
theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục đã tác động đến trẻ mọi mặt: ý thức tình
cảm, ý chí, hành vi của trẻ. Trò chơi đƣợc sử dụng nhằm phát triển toàn diện
nói chung và ngôn ngữ nói riêng của trẻ.
Với sự nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ chúng tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu
các lỗi phát âm thƣờng gặp ở trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi từ đó đề
xuất một số nội dung và biện pháp rèn phát âm cho trẻ là một việc vô cùng
quan trọng, cần làm để đạt đƣợc mục tiêu chung của ngành Giáo dục mầm
non. Thông qua đó chúng tôi có thêm điều kiện để bồi dƣỡng, nâng cao trình
2


độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân. Hơn thế nữa chúng tôi mong muốn
đề tài nghiên cứu này có thể phần nào nâng cao chất lƣợng giáo dục – đào tạo
trong trƣờng mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện, đúng hƣớng và tạo đƣợc
sự hứng thú cho trẻ chơi mà học. Bởi vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu, đi sâu tìm
hiểu đề tài: “ Xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé”.
2. Lịch sử vấn đề
Phát triển ngôn ngữ là một nội dung quan trọng nằm trong mục tiêu
chung của Giáo dục mầm non, là một nhiệm vụ cần làm càng sớm càng tốt
nhằm giáo dục hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc rèn
phát âm cho trẻ mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Chính vì mức độ quan
trọng của nó mà có rất nhiều tác giả nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em Việt Nam
và phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em.
Trong cuốn giáo trình Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
giáo, 1997, Nxb Giáo dục, tác giả Nguyễn Xuân Khoa đã đƣa ra những nhiệm
vụ, nội dung của việc dạy nghe và phát âm đúng cho trẻ. Tác giả đề cập đến
các lỗi phát âm mà trẻ thƣờng mắc phải. Trong mỗi lỗi tác giả đều đề cập đến
nguyên nhân mắc những lỗi đó ở trẻ, qua đó tác giả cũng đã đƣa ra một số trò
chơi nhằm luyện cách phát âm cho trẻ. Đây là cuốn giáo trình đầu tiên đề cập

đến các vấn đề khoa học và thực tiễn của tiếng mẹ đẻ đang đƣợc thực hiện
vào trong nhà trẻ, mẫu giáo ở nƣớc ta một cách toàn diện, có hệ thống và sát
với nội dung nghiên cứu trong đề tài này.
Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết trong cuốn Giáo dục Mầm non, lí luận
và thực tiễn, Nxb Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội, đã đề cập tới một lỗi phát âm
cho trẻ mẫu giáo, đó là tật nói lắp. Tác giả cho rằng, nói lắp là lỗi phát âm
thƣờng gặp ở trẻ lên ba, nó mang tính di truyền và con trai thƣờng bị nhiễm
nhiều hơn con gái, tuy nhiên tật đó không phải là không sửa đƣợc.
Cuốn sách Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo, Nxb
ĐHSP, 2004, đã nói về phƣơng pháp phát triển tiếng nói cho trẻ mẫu giáo rất
3


chi tiết, cụ thể. Ngoài ra, cũng đƣa ra cách sửa lỗi phát âm và một số trò chơi
nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo. Ví dụ nhƣ trò chơi “Tiếng kêu ở
đâu?”; “Cái gì đã xảy ra?”; “Hãy nói lại cho đúng”; “Tìm bạn”…
Ngoài ra, trong cuốn sách Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện,
câu đố của tác giả Lê Thu Hƣơng, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013 có đề cập
đến các trò chơi theo chủ đề và theo từng độ tuổi của trẻ qua đó giúp trẻ phát
triển vốn từ, phát âm đúng, phát triển lành mạnh về trí tuệ và tâm hồn của trẻ.
Trong cuốn sách Tuyển chọn trò chơi dành cho trẻ Mầm non, Nxb Văn
học, đề cập đến những chủ đề quen thuộc và vô cùng hữu ích giúp trẻ từng
bƣớc phát triển thể lực, trí tuệ, sự thông minh trong hoạt động ứng xử, tinh
thần gắn bó, đoàn kết và bồi dƣỡng tình cảm, tâm hồn cho trẻ… Các trò chơi
thú vị lôi cuốn các trẻ và từng bƣớc giúp các em hòa mình vào thế giới rộng
lớn xung quanh, sẽ thêm tự tin, trƣởng thành hơn và còn giúp phát triển vốn
từ cho trẻ. Ví dụ nhƣ trò chơi “Bé hãy tìm nhanh”; “Nhảy tiếp sức”; “Bé là
người đầu bếp giỏi”…
Cuốn sách Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ Mầm non của tác giả
Hoàng Công Dụng, Nxb Giáo dục Việt Nam nói về những bài đồng giao, trò

chơi dân gian mà chắc hẳn trong thời ấu thơ ai cũng đã từng đƣợc chơi. Các
trò chơi phản ánh về cuộc sống xã hội con ngƣời, nhiều bài chứa nội dung
mang tính giáo dục cao. Cuốn sách này cung cấp những bài đồng giao, trò
chơi dân gian phù hợp với độ tuổi mầm non, bƣớc đầu cho trẻ tiếp cận với
loại hình văn hóa dân gian một cách nhẹ nhàng, vui vẻ. Qua đó giúp trẻ phát
triển vốn từ thông qua các bài đồng giao, trò chơi dân gian với những từ ngữ
đơn giản quen thuộc đối với trẻ nhỏ.
Tác giả Đặng Thu Quỳnh trong cuốn sách Trò chơi với chữ cái và phát
triển ngôn ngữ, Nxb Giáo Dục có đƣa ra các trò chơi đề làm quen với chữ
cái, trẻ phân biệt đƣợc các chữ dễ nhầm lẫn về hình dạng nhƣ “b – d”; “q –
p”, có âm gần giống nhau nhƣ “l – n”; “s – x”; “b – q”, các trò chơi giúp trẻ
4


phát triển ngôn ngữ - phát triển năng lực quan sát nhƣ “Nối đúng từ với hình
vẽ”; “Nhìn tranh kể chuyện”…
Trong cuốn sách Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ Mầm non
của tác giả Lê Thị Ánh Tuyết – Hồ Lam Hồng, Nxb Giáo Dục có nói về một
số trò chơi luyện phát âm và phát triển vốn từ Tiếng Việt nhƣ trò chơi “Luyện
giọng làm ca sĩ”; “Âm thanh của rừng xanh”; “Gọi tên con vật trong ô
vuông”…
Có thể thấy rằng có rất nhiều tác giả đã đƣa ra những công trình nghiên
cứu về các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Hầu hết các
tác giả đều quan tâm tới vấn đề lỗi phát âm, tìm ra nguyên nhân và các
phƣơng pháp biện pháp để rèn phát âm cho trẻ. Tuy nhiên, theo nhận định của
chúng tôi thì các tác giả mới đƣa ra vấn đề một cách chung chung, mang tính
lí luận mà chƣa đi sâu tìm hiểu, gắn với thực tiễn. Trong bậc mầm non thì trò
chơi mang tính chủ đạo, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé thì thông qua chơi để trẻ
học và tiếp thu lĩnh hội các kiến thức. Ở lứa tuổi này trẻ đang học nói và cần
đƣợc quan tâm để chỉnh sửa những lỗi phát âm sai ngay từ ban đầu. Chính vì

lý do này mà chúng tôi càng có quyết tâm theo đuổi, nghiên cứu đề tài “ Xây
dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé” với mong muốn là hoàn
thiện hơn nữa những vấn đề mà các tác giả trƣớc đây đã nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi đi xây dựng các trò chơi để nhằm mục đích rèn
phát âm cho đối tƣợng trẻ mẫu giáo bé ( 3 – 4 tuổi).
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giời hạn nghiên cứu việc xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho
trẻ mẫu giáo bé.
5


5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng các trò chơi rèn phát âm
cho trẻ mẫu giáo bé.
- Xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp tổng hợp
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, Nội dung của khóa luận gồm 2
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng các trò chơi rèn phát âm cho
trẻ mẫu giáo bé
Chƣơng 2. Xây dựng trò chơi rèn phát âm cho trẻ mẫu giáo bé


6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
XÂY DỰNG CÁC TRÒ CHƠI RÈN PHÁT ÂM CHO TRẺ MẪU GIÁO

1.1. Một số vấn đề về trò chơi
1.1.1. Khái niệm trò chơi
Trò chơi ở trẻ em không phải là một hoạt động theo bản năng, cũng
không phải vì thừa năng lƣợng nên mới chơi mà vì do mâu thuẫn giữa nguyện
vọng của trẻ em muốn đƣợc trực tiếp tham gia vào cuộc sống của ngƣời lớn
với khả năng của chúng chƣa đƣợc chuẩn bị đầy đủ nên đã nảy sinh ra trò
chơi.
Trò chơi là một hình thức đặc thù độc đáo của trẻ em để thực hiện tác
động tƣơng hỗ giữa chủ thể với môi trƣờng xung quanh (trẻ em nhận thức thế
giới thông qua trò chơi).
Trò chơi là một hoạt động vui chơi mang một chủ đề, một nội dung nhất
định và có những quy định mà ngƣời tham gia phải tuân thủ.
Trò chơi là một hoạt động của con ngƣời nhằm mục đích trƣớc tiên và
chủ yếu là vui chơi giải trí, thƣ giãn sau giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
Qua trò chơi, ngƣời chơi cũng có thể rèn luyện thể lực, trí tuệ, tạo cơ hội giao
lƣu với mọi ngƣời, cùng hợp tác với bạn bè, đồng đội trong nhóm, tổ.
1.1.2. Vai trò của trò chơi
Chơi với trẻ vừa là học, vừa là lao động và cũng vừa là hình thức, là biện
pháp, phƣơng pháp giáo dục tốt nhất đối với trẻ mẫu giáo.
Chơi có thể trở thành phƣơng tiện giáo dục là bởi vì: trƣớc hết nội dung
chơi mang ý nghĩa giáo dục mạnh mẽ, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến tâm tƣ, tình
cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Mặt khác khi chơi còn giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và phát âm đúng.


7


Trò chơi có vai trò đặc biệt quan trọng, nó góp phần hình thành và giúp
phát triển hoàn thiện nhân cách của trẻ. Nó là phƣơng tiện hiệu quả để giáo
dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể lực, giáo dục lao động và giáo dục
thẩm mĩ cho trẻ.
Giáo dục đạo đức: Trong khi chơi, trẻ đƣợc thử sức mình hoạt động nhƣ
ngƣời lớn, trẻ tự mình thiết lập các mối quan hệ với bạn bè trong nhóm, trẻ
tìm đƣợc vị trí của mình, khẳng định vị trí đó giữa các bạn bè trong nhóm. Trẻ
biết sống cùng nhau, hoạt động vì nhau. Thông qua các trò chơi, trẻ nắm đƣợc
các tiêu chuẩn đạo đức, các quy tắc hành vi một cách thực tiễn. Nhờ những
mối quan hệ đa dạng trong trò chơi mà đứa trẻ tham gia đã hình thành đƣợc
các phẩm chất đạo đức quý giá nhƣ: lòng nhân ái, vị tha biết giúp đỡ lẫn nhau,
tính kỉ luật, tổ chức, ý thức tập thể sáng tạo.
Giáo dục trí tuệ: Nội dung chủ yếu của trò chơi là phản ánh thế giới xung
quanh trẻ và chính nhờ có chơi mà trẻ hiểu sâu sắc hơn nữa cuộc sống xung
quanh. Thông qua trò chơi những tri thức đã nắm đƣợc trƣớc khi bắt đầu tham
gia vào những mối liên hệ mới và trẻ tập điều khiển những tri thức ấy. Trò
chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó giúp trẻ phát triển các giác
quan, phát triển ngôn ngữ, tƣ duy hành động trực quan, tƣ duy trực quan hình
tƣợng, phát triển óc tƣởng tƣợng của trẻ. Qua trò chơi nhu cầu nhận thức của
trẻ em sẽ đƣợc phát triển. Trẻ muốn biết nhiều hơn để tái tạo cuộc sống của
ngƣời lớn.
Giáo dục thể lực: Chơi mang lại niềm vui cho trẻ, đây chính là yếu tố
quan trọng đẩy mạnh sự phát triển chung của thể lực, vì tinh thần khỏe mạnh
sẽ giúp cho thể xác khỏe mạnh theo. Chơi tạo cho trẻ trạng thái vui vẻ, lanh
lợi, hoạt bát, tác động tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể phát
triển nhanh, khỏe.

Giáo dục lao động: Mục đích căn bản của trò chơi đó là: “Phải dần dần
biến trò chơi thành thói quen lao động”. Trong khi chơi, trẻ làm quen dần với
8


các loại hình lao động của ngƣời lớn, giúp trẻ vừa mở rộng hiểu biết vừa rèn
luyện đƣợc một số kĩ năng lao động tự phục vụ, biết quý trọng lao động.
Giáo dục thẩm mĩ: Thông qua trò chơi trẻ phản ánh đƣợc mối quan hệ xã
hội của ngƣời lớn và cũng qua đó trẻ cảm thụ đƣợc cái đẹp.
Trò chơi là hình thức tổ chức đời sống của trẻ ở trƣờng mầm non bởi trò
chơi có mặt trong tất cả các hoạt động khác nhƣ: Học tập, lao động, giao tiếp,
sinh hoạt hàng ngày của trẻ mẫu giáo, là phƣơng tiện giáo dục và thực hiện
nhiệm vụ giáo dục chung của trẻ mẫu giáo, trong trò chơi hình thành “xã hội
trẻ em”.
Nhƣ vậy trò chơi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và
phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Thông qua đó trẻ vừa đƣợc chơi và vừa
đƣợc học.
1.1.3. Phân loại trò chơi
Việc phân loại trò chơi hiện nay vẫn chƣa thống nhất, tuy nhiên ta có thể
phân loại trò chơi nhƣ sau:
1.1.3.1. Hệ thống phân loại trò chơi theo giáo dục học Liên Xô cũ.
Dựa vào các chƣơng trình nghiên cứu của E.U. Chikhiepva, Ph.Lexghap
và N.K.Krupxkaia.
Giáo dục học Mầm non Xô Viết cũ chia trò chơi làm 2 nhóm:
Nhóm 1: Nhóm trò chơi sáng tạo bao gồm các trò chơi sau đây:
Trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ).
Trò chơi lắp ghép – xây dựng.
Trò chơi đóng kịch.
Nhóm 2: Nhóm trò chơi có luật bao gồm các trò chơi sau đây:
Trò chơi học tập.

Trò chơi vận động.
Cách phân loại này đã thừa nhận khả năng sáng tạo của trẻ trong khi
chơi. Coi chơi là hoạt động tự lập của trẻ. Chơi mang lại sự thoải mái cho trẻ,
9


tạo điều kiện cho trẻ đƣợc tích cực hoạt động trong nhóm bạn bè, trẻ biết thiết
lập các mối quan hệ với bạn bè và điều chỉnh hành vi cho phù hợp với nhóm
chơi. Nhƣng cách phân loại này lại mang tính ƣớc lệ chƣa đƣợc chuẩn xác.
Cách phân loại trò chơi nhƣ thế này đƣợc ứng dụng ở các nƣớc Liên Xô cũ,
các nƣớc Đông Âu, Việt Nam.
1.1.3.2. Phân loại theo tính chất trò chơi.
Thứ nhất, phân loại trò chơi theo sự năng động.
Trò chơi động: là những trò chơi có sự chuyển động hoặc vận dụng đến
cơ bắp của ngƣời chơi nhƣ chạy nhảy, nhào lộn, kép đẩy, gồng gánh, vƣợt
chƣớng ngại vật.
Trò chơi tĩnh: là những trò chơi cần vận dụng trí óc và giác quan, ngƣời
chơi ít di chuyển cũng nhƣ ít vận động cơ bắp.
Thứ hai, phân loại trò chơi theo không gian:
Trò chơi ngoài trời: hầu nhƣ tất cả những trò chơi đều chơi đƣợc ngoài
trời, nhƣng chúng ta cần phải lƣu ý là sân chơi phải phù hợp với trò chơi. VD:
Sân sạch sẽ, thoáng mát…
Trò chơi trong nhà: là những trò chơi tĩnh, ít di chuyển.
Thứ ba, phân loại trò chơi theo mức độ:
Trò chơi nhỏ: là những trò chơi đƣợc tổ chức trong nhà hay trên sân bãi
nhỏ, thích hợp trong sinh hoạt, học tập, họp mặt, tiệc vui… và thời gian chơi
cũng rất ngắn chỉ khoảng 5 – 7 phút.
Trò chơi lớn: là nững trò chơi đƣợc dàn dựng công phu dựa theo một câu
chuyện, một truyền thuyết, một lịch sử… cũng có khi dùng trò chơi lớn nhƣ
một cách ôn tập các môn đã học. Trò chơi lớn đƣợc dàn dựng ở những địa thế

lớn, đƣợc tổ chức từ vài giờ đến vài ngày, có khi dài đến hàng tháng.
1.1.3.3. Phân loại trò chơi theo chức năng giáo dục và phát triển.
Đại diện cho kiểu phân loại này là hai nhà giáo dục học Ph. Phreben
(Đức) và Montesori (Ý), các tác giả chia trò chơi thành 3 nhóm:
10


Nhóm 1: Gồm các trò chơi nhằm phát triển và rèn luyện các giác quan
cho trẻ.
Nhóm 2: Gồm các trò chơi vận động nhằm phát triển và luyện tập vận
động cho trẻ.
Nhóm 3: Gồm các trò chơi học tập nhằm phát triển trí tuệ cho trẻ.
Cách phân loại này tập trung giáo dục và phát triển từng mặt cho trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ chơi, tập có hệ thống. Nhƣng cách phân loại này lại loại bỏ
mất nhóm trò chơi sáng tạo, chỉ giúp phát triển riêng rẽ từng mặt, không phát
triển đồng bộ các mặt đức, trí, lao, thể, mĩ. Nó đƣợc ứng dụng rộng rãi ở
nhiều nƣớc: Pháp, Anh, Đức, Mĩ, Ý, Liên Xô cũ, Việt Nam.
1.1.3.4. Cách phân loại trò chơi ở nước ta.
Trong những năm 60 phân trò chơi thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Trò chơi phản ánh sinh hoạt.
Nhóm 2: Trò chơi vận động bao gồm:
Trò chơi tự do với dụng cụ thể dục (vòng, gậy) gắn với thao tác chơi.
Trò chơi có luật lấy từ các trò chơi dân gian, bắt chƣớc một số trò chơi
của nƣớc ngoài (cƣớp quân, cƣớp cờ).
Trong những năm 70, hệ thống phân loại trò chơi không nhất quán.
Nhóm trò chơi đóng vai có chủ đề.
Nhóm trò chơi vận động (chơi tập thể, cá nhân) kèm thêm có chủ đề.
Từ những năm 80 trở lại đây, trong các trƣờng Mẫu giáo ở Việt Nam áp
dụng hệ thống phân loại của Liên Xô cũ.
1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mẫu giáo bé

1.2.1. Đặc điểm tâm lí của trẻ
1.2.1.1. Đặc điểm hoạt động vui chơi của trẻ
Giai đoạn trẻ mẫu giáo bé, hoạt động vui chơi mới đƣợc chuyển sang vị
trí chủ đạo nên chƣa đạt đƣợc tới hình thái chính thức mà mới chỉ ở dạng sơ
khai. Chính vì vậy hoạt động vui chơi của trẻ có những đặc điểm sau đây:
11


Chủ đề và nội dung chơi của trẻ còn chật hẹp, nghèo nàn do vốn sống
của trẻ còn quá ít ỏi nên việc mô phông lại đời sống xã hội của ngƣời lớn còn
bị hạn chế, chỉ dừng lại ở những sự việc gần gũi đối với trẻ nhƣ trò chơi “mẹ
con”, “cô giáo”, “khám bệnh” … Bên cạnh đó trẻ chƣa biết nhập vai và hoạt
động chơi chƣa theo một hƣớng nhất định.
Hoạt động với đồ vật vẫn tiếp tục xuất hiện và bắt đầu xuất hiện một số
hoạt động mới là hoạt động vui chơi. Đây là một bƣớc thay đổi mới trong
hoạt động của trẻ, từ chơi một mình đến chơi cạnh nhau và chơi cùng nhau.
Trẻ lên ba xuất hiện mâu thuẫn cơ bản giữa một bên là tính độc lập – muốn
đƣợc làm công việc nhƣ ngƣời lớn và một bên là thái độ, khả năng của trẻ còn
non yếu chƣa thể làm đƣợc nhƣ ngƣời lớn.
Để giải quyết mâu thuẫn này, buộc trẻ phải tìm đến một hoạt động mới
đó là hoạt động vui chơi. Nghĩa là trẻ không làm thật đƣợc nhƣ ngƣời lớn
nhƣng có thể giả vờ đƣợc trong trò chơi. Do đó trò chơi đóng vai theo chủ đề
đã xuất hiện. Rõ ràng trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện để thỏa mãn nhu
cầu của trẻ - muốn đƣợc sống và làm việc nhƣ ngƣời lớn.
Hoạt động vui chơi vừa xuất hiện còn non yếu nhƣng đây là hoạt động
chủ đạo, hoạt động này tạo ra cấu tạo tâm lí mới của trẻ. Đó chính là nhân
cách. Tuy nhiên cấu trúc của nhân cách còn sơ khai nhƣng nó quy định xu
hƣớng phát triển sau này của trẻ.
1.2.1.2. Đặc điểm về quá trình hình thành ý thức của bản thân trẻ
Ý thức về bản thân của trẻ cuối tuổi ấu nhi còn hết sức mờ nhạt và pha

trộn tính chất mơ hồ, do đó trẻ chƣa phân biệt đƣợc một cách rõ rệt đâu là
mình và đâu là ngƣời khác. Tuy nhiên qua việc tiếp xúc của trẻ với thế giới
bên ngoài đƣợc mở rộng dần ra trẻ biết đƣợc nhiều điều lí thú trong thiên
nhiên và thế giới xung quanh nhƣng quan trọng hơn là trẻ bắt đầu tìm hiểu thế
giới của chính con ngƣời và dần nhận ra xung quanh nó là một mối quan hệ
chằng chịt giữa con ngƣời với nhau. Đến tuổi mẫu giáo, trẻ rất muốn phát
12


hiện ra những mối quan hệ ấy, nhập vào đó để làm ngƣời lớn. Nhƣ vậy trò
chơi đóng vai theo chủ đề trở thành một hoạt động đặc biệt giúp trẻ thực hiện
điều đó một cách hiệu quả nhất. Khi nhập vào những quan hệ đó điều quan
trọng là trẻ phát hiện ra mình trong nhóm bạn bè cùng chơi, biết so sánh đối
chiếu những bạn cùng chơi với bản thân mình, trẻ thấy đƣợc vị trí của mình
trong nhóm chơi, khả năng của mình với các bạn ra sao và cần phải điều
chỉnh hành vi của mình nhƣ thế nào để phục vụ cho mục đích chơi chung.
Dần dần những diều đó sẽ giúp trẻ nhận ra chính mình.
Độ tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã
nên trong đặc điểm đó còn mang đặc điểm tự kỉ (lấy mình làm trung tâm).
Ở trẻ mẫu giáo bé, khả năng tự ý thức còn hạn chế và mang tính chủ
quan. Trẻ chƣa nhận rõ đâu là ý muốn chủ quan, nhu cầu chủ quan của mình
với những quy định, những luật lệ, những quy tắc trong xã hội, nhiều trẻ còn
đòi hỏi vô lí mà ngƣời lớn không thể đáp ứng đƣợc. Sở dĩ nhƣ vậy vì kinh
nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, sự hiểu biết còn bị giới hạn, đặc biệt là do
hoạt động vui chơi còn chi phối mạnh mẽ dẫn đến trẻ chƣa có khả năng phân
biệt ý muốn chủ quan và ý muốn khách quan.
Chuyển qua giai đoạn khủng hoảng, sự phát triển tự ý thức của trẻ đã
đƣợc hình thành nhƣng còn mờ nhạt. Biểu hiện ở một số đặc điểm sau:
Trẻ đã bắt đầu nhận ra nhiều thuộc tính của sự vật, hiện tƣợng, nhiều mối
quan hệ giữa ngƣời với ngƣời và đặc biệt bƣớc đầu nhận ra mối quan hệ giữa

mình với mọi ngƣời xung quanh.
Ở trẻ đã hình thành ý thức bản ngã nhận ra cái tôi có thể chất và phát
hiện vị trí của mình trong nhóm chơi, trẻ có dịp đối chiếu so sánh những bạn
cùng chơi với bản thân mình, trẻ thấy đƣợc vị trí của mình trong nhóm chơi,
nhận ra khả năng của mình với các bạn ra sao để điều chỉnh hành vi của mình
phục vụ cho mục đích chơi chung dần dần sẽ giúp trẻ nhận ra đƣợc chính
mình.
13


Cuối tuổi mẫu giáo bé, sự tự ý thức đã dần hoàn thiện, trẻ ít có những
câu hỏi vô lí mà hoạt động phù hợp với quy định xã hội nhiều hơn do trẻ đƣợc
cọ xát với thế giới đồ vật, trẻ tích cực hoạt động để nhận ra sự giống và khác
nhau, ở giai đoạn này trò chơi đóng vai theo chủ đề vẫn đóng vai trò tích cực
và chủ đạo.
1.2.1.3. Một vài đặc điểm tư duy của trẻ
Trẻ ấu nhi hầu hết đều rất tích cực hoạt động với đồ vật, nhờ đó trí tuệ,
đặc biệt là tƣ duy phát triển khá mạnh.
Đến tuổi mẫu giáo, tƣ duy của trẻ có một bƣớc ngoặt cơ bản. Đó là sự
chuyển tƣ duy từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong mà thực chất là
việc chuyển những hành động định hƣớng bên ngoài thành những hành động
định hƣớng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tƣ duy của trẻ bắt đầu
dựa vào những hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng đã có trong đầu, cũng có nghĩa
là chuyển từ kiểu tƣ duy trực quan hành động sang kiểu tƣ duy trực quan hình
tƣợng.
Sự xuất hiện kiểu tƣ duy trực quan hình tƣợng là sự xuất hiện cấu tạo
tâm lí mới có nghĩa là trẻ giải quyết các nhiệm vụ bắt đầu từ các biểu tƣợng
đã có trong đầu.
Việc chuyển từ tƣ duy trực quan hành động sang tƣ duy trực quan hình
tƣợng là nhờ vào:

Thứ nhất, do trẻ tích cực hoạt động với đồ vật, hoạt động đó đƣợc lặp đi
lặp lại nhiều lần dần đƣợc nhập tâm thành hình ảnh, thành biểu tƣợng trong
đầu. Đó là cơ sở để cho hoạt động tƣ duy đƣợc diễn ra ở bình diện bên trong.
Thứ hai, là do hoạt động vui chơi mà trọng tâm là trò chơi ĐVTCĐ. Loại
trò chơi này giúp trẻ hình thành chức năng kí hiệu, tƣợng trƣng của ý thức. Nó
thể hiện ở khả năng dùng vật này thay thế cho vật khác và hành động với vật
thay thế nhƣ hành động với vật thật.

14


Tuy nhiên bƣớc nhảy này mới chỉ là một bƣớc nhảy từ bên này (tức tƣ
duy trực quan hành động) sang bờ bên kia (tức tƣ duy trực quan hình tƣợng)
nên mới chỉ là điểm khởi đầu của kiểu tƣ duy mới. Do đó tƣ duy của trẻ ở đầu
tuổi MGB có mang những đặc điểm sau:
Tƣ duy còn gắn liền với hành động: Ở trẻ MGB hoạt động vui chơi là
chủ đạo, trong hoạt động này trẻ không có vật thật mà chỉ dùng vật thay thế.
Vậy thay thế lúc này trở thành đối tƣợng của tƣ duy, trong khi hoạt động với
vật thay thế trẻ nghĩ về đồ vật thật, từ đó hình thành ở trẻ mối quan hệ giữa
vật thay thế và đồ vật thực. Vì vậy, việc giáo dục phát triển tƣ duy cho trẻ ở
thời điểm này là cần giúp trẻ tích lũy nhiều biểu tƣợng bằng cách cho trẻ quan
sát, tiếp xúc, va chạm với sự vật hiện tƣợng đồng thời rèn luyện các giác quan
để tăng cƣờng khả năng thu nhận những ấn tƣợng bên ngoài làm cho thế giới
biểu tƣợng của trẻ ngày một phong phú. Mặt khác, tổ chức cho trẻ hoạt động
tích cực với thế giới đồ vật bằng nhiều phƣơng thức khác nhau để trẻ nắm
vững chức năng và cách sử dụng của nó làm cho quá trình nhập tâm đƣợc
thực hiện dễ dàng.
Tƣ duy còn gắn kiền với cảm xúc và ý muốn chủ quan. Tƣ duy của trẻ
còn bị xúc cảm chi phối mạnh, trẻ thƣờng suy nghĩ về những cái mà trẻ thích,
những cái thƣờng bị lôi cuốn vào ý thích của trẻ. Do vậy, trẻ chƣa nhận ra

đƣợc tính khách quan của đối tƣợng. Trẻ chƣa nhận ra những biểu tƣợng ý
muốn chủ quan trong đầu mình chỉ là hình ảnh về đối tƣợng bên ngoài, nghĩa
là đồng nhất cái tinh thần và cái vật chất.
Tuy vậy, trẻ cũng bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân của sự vật hiện tƣợng,
nhƣng chƣa nhận ra đƣợc tính khách quan của đối tƣợng. Trẻ cho rằng tất cả
các nguyên nhân đều là do ý muốn chủ quan của con ngƣời nào đó.
Là kiểu tƣ duy theo lối trực giác thể hiện rõ nét tức là nhìn mọi vật một
cách tổng thể, bao quát nhất của sự vật. Ở tuổi MGB, do trẻ chƣa biết phân
tích, tổng hợp, chƣa biết một sự vật gồm nhiều bộ phận kết hợp lại thành một
15


tổng thể, chƣa xác định quan hệ giữa các bộ phận trong một sự vật dẫn đến
cách nhìn nhận sự vật của trẻ theo lối trực giác toàn bộ.
Tƣ duy kiểu này là chịu ảnh hƣởng của tính duy kỉ. Trẻ em không tƣ duy
theo lối phân tích tổng hợp mà thƣờng là chộp lấy một cách rất nhanh một sự
vật nào đó trong một trực giác bao quát cả toàn bộ nhƣng trong đó những chi
tiết, những thuộc tính hay các mối quan hệ không tách bạch rõ ràng mà còn
hỗn hợp lại với nhau.
Nhƣ vậy, việc chuyển từ tƣ duy trực quan hành động sang tƣ duy trực
quan hình tƣợng đánh dấu một bƣớc phát triển quan trọng trong phát triển trí
tuệ lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động định hƣớng bên ngoài bằng đồ vật dần đƣợc
thay thế bằng hoạt động định hƣớng bên trong với hình ảnh, kinh nghiệm
đƣợc coi là bƣớc chuyển tiếp – Phát triển kiểu tƣ duy ngƣời.
1.2.1.4. Đặc điểm động cơ hành vi của trẻ
Trong suốt thời kì mẫu giáo bé, ở trẻ em có một sự biến đổi căn bản
trong hành vi là: chuyển từ hành vi bột phát sang hành vi mang tính xã hội
hay là hành vi mang tính nhân cách. Đó cũng chính là quá trình hình thành
động cơ của hành vi. Tuy nhiên ở lứa tuổi mẫu giáo bé thì bƣớc chuyển này
mới ở thời điểm khởi đầu. Phần nhiều hành động của trẻ mẫu giáo bé còn

giống với hành động của trẻ ấu nhi. Trẻ hành động thƣờng là do những
nguyên nhân trực tiếp nhƣ theo ý muốn chủ quan của mình hoặc do tình
huống ở thời điểm đó thúc giục và không ý thức đƣợc nguyên cớ nào khiến
mình hành động nhƣ vậy.
Dần dần trong hành vi của trẻ có một sự biến đổi quan trọng. Đó là sự
nảy sinh động cơ. Lúc đầu động cơ còn đơn giản và mờ nhạt, thƣờng khi hành
động trẻ bị kích thích bởi những động cơ sau:
Trƣớc hết đó là những động cơ gắn liền với ý thích muốn đƣợc nhƣ
ngƣời lớn. Nguyện vọng này biến thành động cơ dẫn trẻ đến việc sắm các vai
trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
16


Những động cơ gắn liền với quá trình chơi có tác động khá mạnh mẽ
thúc đẩy hành vi của trẻ.
Nhƣ chúng ta đã biết, trẻ ham chơi không phải do kết quả chơi mang lại
mà chính quá trình chơi làm cho trẻ thích thú. Do đó có thể nói rằng hành
động của trẻ đƣợc thúc đẩy bằng động cơ vui chơi. Động cơ này làm cho toàn
bộ hành vi của trẻ mang một sắc thái riêng mà nó cũng là một nét độc đáo của
tuổi mẫu giáo.
Đầu tuổi mẫu giáo bé, trẻ rất thích đƣợc bố mẹ, cô giáo và những ngƣời
lớn xung quanh khen ngợi, thƣơng yêu mình. Nhiều khi trẻ cố gắng làm
những việc tốt để đƣợc khen, đƣợc yêu mến. Tuy nhiên việc thích đƣợc ngƣời
lớn yêu mến thừơng đi đôi với nhu cầu cụ thể. Trẻ cho rằng nếu đƣợc yêu
mến thì sẽ đƣợc quà hay đƣợc đi chơi. Ở đây đặt ra một vấn đề giáo dục hết
sức tế nhị, đó là khen thƣởng đúng lúc, kịp thời củng cố những hành vi tốt.
Vấn đề đặt ra là thƣởng nhƣ thế nào để phát triển động cơ của trẻ đƣợc lành
mạnh.
Trên cơ sở đó đƣợc củng cố nhƣ vậy, một loại động cơ của hành vi mang
tính đạo đức xã hội đƣợc hình thành, thể hiện ở sự quan tâm của trẻ đối với

những ngƣời xung quanh. Loại động cơ này thƣờng xuất hiện ở tuổi mẫu giáo
bé. Nếu đƣợc giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ phát triển mạnh ở các
giai đoạn sau.
Nhóm động cơ này đƣợc đánh giá là có ý nghĩa tích cực trong quá trình
hòa nhập vào môi trƣờng xã hội của trẻ. Tuy nhiên nếu chỉ để trẻ hƣớng tới
nhu cầu đƣợc khen, đƣợc thƣởng sẽ làm phát triển những nhu cầu mang tính
cá nhân vụ lợi hoặc đƣa trẻ vào những động cơ mang tính vị kỉ. Vì vậy ngƣời
lớn cần thúc đẩy hành vi của trẻ đúng chỗ và kịp thời.
Từ những vấn đề đƣợc trình bày trên đây, chúng ta có thể rút ra kết luận
rằng lứa tuổi mẫu giáo bé là điểm khởi đầu của cả giai đoạn đầu tiên của quá

17


trình hình thành nhân cách con ngƣời. Đồng thời đây cũng là giai đoạn diễn ra
bƣớc ngoặt quan trọng trong đời sống tâm lí của trẻ.
1.2.2. Đặc điểm sinh lí của trẻ
Với trẻ mẫu giáo bé, các chức năng sinh lí đang phát triển mạnh mẽ và
hoàn thiện dần. Biểu hiện rõ rệt là sự thay đổi về trọng lƣợng và kích thƣớc ở
trẻ. Chẳng hạn, trẻ đƣợc 6 tháng tuổi trọng lƣợng của não tăng gấp đôi so với
lúc mới sinh, khi trẻ đƣợc 3 tuổi trọng lƣợng tăng gấp 3 lần.
Cơ quan vận động của trẻ có những thay đổi cơ bản: Các cơ duỗi tăng
cƣờng lực và khả năng vận động linh hoạt. Trẻ 3-4 tuổi sự vận động phối hợp
chính xác hơn làm cho trẻ đi và chạy dễ dàng mà vẫn giữ đƣợc thăng bằng.
Hệ thần kinh của trẻ chƣa hoàn thiện đầy đủ: Các tế bào thần kinh chƣa
đƣợc biệt hóa hoàn toàn, các sợi thần kinh chƣa miêlin hóa đầy đủ, hệ thống
mao mạch của não tăng nhiều, trong não có chứa nhiều nƣớc. Chính vì điều
đó đã làm hạn chế nhận thức và hoạt động của trẻ. Khả năng hung phấn của
vỏ não còn yếu, chóng bị mệt mỏi vì vậy những kích thích quá mức nhƣ sợ
hãi, tức giận có thể gây ức chế hoạt động của vỏ não, giải phóng trung tâm

dƣới vỏ não và tạo nên những cử động bình thƣờng của hệ thống vỏ nhƣ:
chán nản, không trật tự, không phối hợp.
Sự hình thành phản xạ có điều kiện diễn ra nhanh chóng ở trẻ. Phản xạ
có điều kiện đối với tác nhân kích thích là thời gian, hoạt động thƣờng ngày
diễn ra theo một trình tự là cơ sở sinh lí của việc tuân thủ một chế độ chặt chẽ
trong mọi sinh hoạt của trẻ, ở trẻ em có thể thành lập đƣợc phản xạ có điều
kiện cấp sáu.
Cơ quan phát thanh của trẻ đang dần hoàn thiện: Thanh quản gồm các
sụn phổi, sụn nhẵn và sụn thanh nhiệt. Bên trong thanh quản có lót một lớp
niêm mạc, trên bề mặt lớp niêm mạc ở mỗi bên có hai nếp gấp. Đó là các dây
thanh âm. Giữa hai bên thanh âm có một rãnh lõm xuống gọi là buồng thanh

18


×