Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Giải pháp sử dụng các trò chơi gây hứng thú cho trẻ 3 đến 4 tuổi trong giờ hoạt động âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.28 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên đề tài: “Giải pháp sử dụng các trò chơi gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi
trong giờ hoạt động âm nhạc.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy
3. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Phương.
Ngày tháng năm sinh: 18/06/1991
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – Trường mầm non Quốc Tuấn – Huyện
An Dương.
Điện thoại: 01282077536
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trường mầm non Quốc Tuấn – Huyện An Dương.
Địa chỉ: Thôn Nhu Kiều, xã Quốc Tuấn, huyện An Dương, thành phố Hải
Phòng.
I. Mô tả giải pháp đã biết:
Trước khi nghiên cứu áp dụng các biện pháp của sáng kiến này tôi đã
từng sử dụng, tham khảo một số biện pháp của các đồng chí giáo viên trong
các trường mầm non về việc gây hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc
như:
- Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ học môn âm nhạc của cô giáo Bùi Thị
Hằng – Trường mầm non Hưng Điền – Tỉnh Long An.
- Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động âm nhạc
của cô giáo Nguyễn Thị Tâm – Trường mầm non Hoa Hồng – Cầu Giấy, Hà
Nội.
- Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi tích cực tham gia hoạt động âm
nhạc của cô giáo Nguyễn Thị Hiền – Trường mầm non Hoa Hồng – Nghĩa Tân,
Cầu Giấy, Hà Nội.
* Ưu Điểm:
- Các giáo viên đã vận dụng các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ âm
nhạc
- Đa số trẻ hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc


- Các hoạt động âm nhạc phù hợp với độ tuổi và khả năng cảm thụ âm nhạc
của trẻ.
* Hạn chế:
1


- Các biện pháp sử dụng trò chơi trong giờ hoạt động âm nhạc còn mang tính
chung chung, chưa cụ thể.
- Các trò chơi âm nhạc còn cũ, dập khuôn, chưa có nhiều trò chơi mới lạ dẫn
đến trẻ còn nhàm chán khi tham gia hoạt động âm nhạc.
- Chưa đi sâu về điều kiện thực tế, vai trò của giáo viên với cách tổ chức các
trò chơi trong giờ học âm nhạc.
* Giải pháp cần khắc phục:
Từ những bất cập trên tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp “Sử dụng
các trò chơi gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ hoạt động âm nhạc.”
Các trò chơi mới mẻ, phong phú đa dạng được lồng ghép sáng tạo trong giờ
hoạt động âm nhạc được tổ chức với nhiều hình thức khác nhau tạo hứng thú
cho trẻ nhằm mục đích khắc phục các tồn tại hạn chế đã được nêu trên. Mục
đích áp dụng trong giờ hoạt động âm nhạc, trẻ được tham gia chơi những trò
chơi mới lạ, hấp dẫn tạo được tâm thế thoải mái, thích tham gia các hoạt động
tập, rèn khả năng nghe, óc phán đoán sự nhanh nhạy nhằm mục đích thông qua
giáo dục âm nhạc phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
II. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
Như chúng ta đã biết âm nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng ngôn từ là âm
thanh để diễn đạt những tình cảm, cảm xúc của con người, nó được diễn tả
bằng nhạc cụ và tiếng hát. Từ thuở lọt lòng chúng ta đã được thưởng thức giai
điệu âm nhạc từ những câu hát à ơi của mẹ của bà, từ những bài hát thiếu nhi
từ trường học đến những bài hát sôi động của tuổi trẻ, những bài hát trữ tình
sâu lắng về tình cảm gia đình, tất cả được diễn đạt từ âm nhạc. Âm nhạc là thứ
gắn kết mọi người trên thế giới lại gần bên nhau, nó xóa bỏ rào cản ngôn ngữ

khiến con người biết yêu thương nhau hơn, ở đâu có con người ở đó lời ca
tiếng hát.
Âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người đặc biệt là
với trẻ mầm non. Thực tế cho thấy trẻ mầm non rất nhạy cảm với âm nhạc. Trẻ
thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc. Thông qua
các tác phẩm âm nhạc giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục
âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con
2


người qua đó còn hình thành và phát triển ở trẻ những thói quen tốt trong sinh
hoạt tập thể như: Tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. Giáo
dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất,
giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi.
Quá trình trẻ tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động
theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc... sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một
nhân cách toàn diện, hài hòa là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể
lực. Chính vì vậy, giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng
quan trọng.
Để làm được những điều đó đòi hỏi người giáo viên phải thật sự chuyên
tâm với trẻ. Phải nghiên cứu tìm hiểu nắm chắc được mục đích yêu cầu của
hoạt động để có hình thức tổ chức cho phù hợp. Nên sáng tạo cải biến hình
thức tổ chức hoạt động âm nhạc dưới dạng những trò chơi để thu hút trẻ cho trẻ
sự hứng khởi tích cực tham gia. Các trò chơi âm nhạc phải đa dạng phong phú,
tránh lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm mất đi sự hứng thú của trẻ. Trò chơi âm
nhạc là cách làm đang được chúng ta khai thác nhiều nhất đây là cách giáo
viên có thể trình bày vấn đề một cách sinh động, thu hút dễ nôi cuốn học sinh
tham gia một cách tự nhiên, hứng thú. Các trò chơi trong giờ học âm nhạc sẽ
giúp làm tăng khả năng chú ý của trẻ, trẻ được vận dụng óc quan sát sáng tạo,
biết lắng nghe, phát triển trí nhớ cũng như sự dẻo dai nhanh nhẹn.... Thấy được

tầm quan trọng của việc sử dụng các trò chơi trong các giờ dạy âm nhạc và làm
thế nào để tạo được hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động âm nhạc không bị
nhàm chán tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:
1.Giải pháp 1: Sưu tầm các trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi.
Như chúng ta đã biết có vô vàn những trò chơi âm nhạc dành cho lứa
tuổi mầm non nói chung và mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Giáo viên có thể sưu
tầm các trò chơi âm nhạc trong các tài liệu của bộ giáo dục ban hành, trong
sách báo, các tuyển tập chuyên san hay trên internet.... Có thể nói các trò chơi
âm nhạc thì có rất nhiều nhưng để sử dụng một cách có hiệu quả thì còn đòi
3


hỏi người giáo viên phải nắm chắc được tâm lý, khả năng của trẻ, tất cả các trẻ
trong lớp đều được chơi, phù hợp với từng bài học và các điều kiện để tổ chức
hoạt động. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn tổ chức các trò
chơi trong giờ hoạt động âm nhạc là rất quan trọng nên trước khi tích hợp một
trò chơi âm nhạc nào tôi đều phải nghiên cứu rất kỹ. Dưới đây là một số trò
chơi âm nhạc tôi đã sưu tầm trong các tài liệu và internet để áp dụng tổ chức
cho trẻ chơi trong các giờ học âm nhạc nhằm gây hứng thú, giúp hoạt động
giáo dục trong lớp tôi đạt kết quả cao:
* Trò chơi 1: Bắt chước âm thanh
- Mục đích: Phát triển khả năng lắng nghe và bắt chước âm thanh.
- Thực hiện: Yêu cầu bé hãy lắng nghe âm thanh xung quanh. Cô hướng dẫn
trẻ đó là âm thanh gì? Sau đó yêu cầu trẻ bắt chước lại âm thanh đó. Khi trẻ đã
quen với trò chơi, cô sẽ cho bé nghe nhiều loại âm thanh khác nhau (có thể là
các âm thanh của các dụng cụ âm nhạc, video các âm thanh khác...) và yêu cầu
trẻ đoán.
* Trò chơi 2: “Tênh! Tênh! Tênh”
Bài hát “Tênh! Tênh! Tênh” của tác giả Trọng Bằng, tiết tấu ngắt nhịp ngắn,
tạo ra nhịp điệu bước nhảy nhỏ, các cháu bước đi theo nhịp bài hát của cô.

Cách 1: Cô cho trẻ đứng thành hàng dọc, cô đi trước vừa đi vừa hát, hát chậm
rõ từng câu nhạc, rõ từng tiết tấu để trẻ bước theo, sau đó nhanh lên dần.
Cách 2: Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng giữa hát, tất cả trẻ cùng đi về
phía cô. Sau đó cô hát, trẻ tiếp tục về chỗ cũ.
Cách 3: Trẻ hai tay chống hông, dậm chân tại chỗ theo nhịp bài hát của cô
* Trò chơi 3: “Bao nhiêu bạn hát”
Trò chơi tập cho trẻ nghe âm lượng, phân biệt số lượng người hát. Đồng thời
tập cho trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích ca hát.
- Cách chơi: Cho cháu A đứng giữa lớp, đầu đội mũ che kín mặt hoặc đứng lên
trên, quay lưng xuống bên dưới không nhìn thấy người hát. Cô chỉ định 2 hoặc
3 bạn hát. Các bạn hát xong về chỗ ngồi. Cháu A phải nói được mấy bạn hát.
Nếu nói đúng sẽ được cả lớp hoan hô, nếu nói không đúng thì trẻ đó sẽ hát lại
bài hát đó một lần. Ở lần chơi tiếp theo số lượng trẻ hát có thể được tăng dần,
tùy theo khả năng của trẻ.
4


2. Giải pháp 2: “Cải biên, sáng tác, điều chỉnh một số trò chơi âm nhạc sao
cho phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của trường lớp.”
Trò chơi âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt
động âm nhạc cho trẻ. Trong giờ hoạt động âm nhạc trẻ không chỉ được hát,
được vận động nhịp nhàng mà còn được tham gia các trò chơi âm nhạc vô
cùng hấp dẫn. Nhưng làm thế nào để các trò chơi không bị nhàm chán, phù hợp
với khả năng của trẻ, tạo cho trẻ niềm cảm hứng, tích cực tham gia các hoạt
động âm nhạc thì đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi sáng tác,
cải biên các trò chơi sao cho hấp dẫn hơn, phù hợp với khả năng của trẻ, điều
kiện thực tế của trường lớp và dễ dàng thực hiện. Thấy được tầm quan trọng
của việc tổ chức các hoạt động âm nhạc có trò chơi sáng tạo có thể kích thích
được trẻ tham gia tích cực hơn, bản thân tôi đã không ngừng học hỏi, nghiên
cứu, sáng tạo, cải biên một số trò chơi âm nhạc để phù hợp với khả năng của

trẻ và điều kiện của trường lớp nơi mình đang giảng dạy. Dưới đây là một số
trò chơi âm nhạc tôi đã cải biên, sáng tạo để nhằm gây hứng thú cho trẻ trong
các giờ hoạt động âm nhạc:
* Trò chơi 1: “Đội nào giỏi hơn”
- Mục đích: Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ, phản xạ nhanh.
- Thực hiện: Cô chuẩn bị những bức tranh có hình thù rõ ràng ( Con vật, hoa,
quả, ...) tùy theo chủ đề. Cô chia lớp thành 3 đội chơi, khi cô giơ bức tranh lên
bức tranh có hình gì thì trẻ hát bài hát về hình đó. Cô gọi lần lượt từng đội hát,
đội nào hát được nhiều bài hát hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng.

5


Hình ảnh: Những bức ảnh về con vật được sử dụng trong trò chơi
* Trò chơi 2: “ Ô cửa bí mật”
- Mục đích: Phát triển khả năng phản xạ nhanh với âm thanh.
- Cô thiết kế trò chơi ô cửa bí mật trên máy vi tính. Ô cửa gồm 4 ô số 1, 2, 3, 4,
mỗi ô cửa có nhạc không lời một bài hát. Mời đại diện trẻ lên chọn ô cửa, trẻ
nghe đoạn nhạc 1-2 lần rồi đoán tên và hát bài hát đó.

6


* Hình ảnh: Trò chơi ô cửa bí mật được thiết kế trên máy vi tính.
3. Giải pháp 3: “Sử dụng nhạc cụ dụng cụ âm nhạc tự tạo, các thiết bị có
sẵn tại lớp học để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ”
Sử dụng các dụng cụ âm nhạc, các thiết bị điện tử sẵn có tại lớp học để tổ
chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc là một
trong những giải pháp quan trọng để tăng cường hiệu quả hoạt động và chất
lượng giảng dạy.

Như chúng ta đã biết có vô vàn những loại nhạc cụ, dụng cụ âm nhạc khác
nhau. Trong giáo dục mầm non những nhạc cụ giáo viên dễ tìm, dễ làm, dễ sử
dụng có thể kể đến đó là đàn ocgan, trống, thanh la, mõ dừa,... Trong giờ hoạt
động âm nhạc giáo viên có thể lựa chọn những loại nhạc cụ âm nhạc để tổ chức
trò chơi cho trẻ. Việc được nghe những âm thanh trực tiếp phát ra từ nhạc cụ,
được tự mình sử dụng những nhạc cụ đó sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú.
Ví dụ: Cô giáo có thể sử dụng đàn ocgan cho trẻ chơi các trò chơi âm nhạc: Tai
ai tinh; Đoán tên bài hát; Xướng âm theo giai điệu bài hát....
Ví dụ: Giáo viên sử dụng các nhạc cụ, dụng cụ tự tạo như: Trống, thanh la, mõ
dừa để chơi các trò chơi: Vỗ tay theo tiết tấu; Nghe và đoán tên nhạc cụ;...
7


* Hình ảnh: Một số dụng cụ âm nhạc tự tạo.
Để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trường mầm non Quốc Tuấn đã quan
tâm đầu tư mua sắm rất nhiều trang thiết bị hiện đại, một trong số đó là 100%
các lớp đã được trang bị máy tính có nối mạng internet. Với máy tính đã được
nối mạng internet tôi có thể dễ dàng thiết kế sử dụng được những trò chơi âm
nhạc nhằm gây hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc.
Ví dụ: - Tôi có thể tìm rất nhiều các nguồn nhạc thiếu nhi không lời để tổ chúc
-

-

cho trẻ chơi trò chơi nghe nhạc đoán tên bài hát.
Tự điều chỉnh được nhạc to – nhỏ cho trẻ chơi trò chơi tai ai tinh.
Lựa chọn được những hình ảnh sinh động để thiết kế trò chơi: Nhìn tranh vẽ
đoán tên bài hát; Hát theo hình vẽ...
Thiết kế trò chơi âm nhạc bằng phần mềm photo shop, powerpoint...
4. Giải pháp 4: “Lựa chọn các trò chơi phù hợp với từng giờ hoạt động âm

nhạc.”
Muốn tổ chức chức thành công một giờ hoạt động âm nhạc thì trước tiên
giáo viên cần phải lựa chọn, sắp xếp các hoạt động trong tiết học một cách
hợp lý. Tiết học âm nhạc cần phải được xen kẽ giữa động và tĩnh để trẻ hoạt
8


động một cách hiệu quả nhất. Nắm chắc được đặc điểm tâm lý trẻ cùng với
kinh nghiệm khi tổ chức tiết học giáo viên có thể dễ dàng thiết kế được các giờ
học âm nhạc hấp dẫn thu hút trẻ. Theo như tôi khi thiết kế một giờ học âm
nhạc tôi thường lựa chọn các trò chơi như sau:
- Trong giờ dạy kĩ năng ca hát: Do đặc thù của một giờ dạy hát cho trẻ là một
giờ tĩnh, trẻ ngồi trên ghế nhiều và học hát nên tôi sẽ lựa chọn những trò chơi
âm nhạc mang tính chất động. Những trò chơi được chọn đảm bảo phù hợp với
khả năng, không quá sức với trẻ.
Ví dụ như các trò chơi: Bắt chước hình dáng, tiếng kêu của con vật; Tai ai tinh
(Nhạc nhanh/to đi nhanh, chậm/nhỏ đi chậm)...
- Trong giờ dạy vận động: Trẻ được nhún nhảy, làm các động tác vận động
nhiều nên cho trẻ tôi sẽ lựa chọn các trò chơi âm nhạc tĩnh. Các trò chơi tĩnh
được lựa chọn phù hợp với từng bài học, không làm cho trẻ nhàm chán vẫn tạo
được hứng thú cho trẻ tham gia tích cực.
Ví dụ như các trò chơi: Nghe giai điệu đoán tên bài hát; Xướng âm theo giai
điệu bài hát; Đó là dụng cụ âm nhạc gì?;....
Có rất nhiều cách lựa chọn, thiết kế các trò chơi trong giờ hoạt động âm
nhạc nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo được xen kẽ động tĩnh giữa các
hoạt động và có tính tập thể cao, tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia, phù
hợp với khả năng không quá sức đối với trẻ.
5. Giải pháp 5: “Nghiên cứu cách tổ chức các trò chơi âm nhạc cho trẻ”
Tôi đã từng nghe một câu ngạn ngữ rằng: “Dạy học là đặt vết tích của một
người vào sự phát triển của một người khác” – Fugene P. Bertin “Nghề giáo là

một nghề cao quý”. Nhưng để trở thành một cô giáo tôi mới cảm nhận hết sự
cao quý ấy. Bởi nghề giáo là nghề giáo dục con người nhưng cũng là nghề rèn
luyện cho ta tính kiên nhẫn, cái tâm với cái nghề vì đã là giáo viên chúng ta
“Cho nhiều hơn nhận.”
9


“ Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi dạy trẻ
với chút ít nhiệt tình” – Can jung. Thật vậy nghề giáo viên nhất là giáo viên
mầm non thì lòng nhiệt tình tận tụy với nghề là vô cùng quan trọng. Trẻ nhỏ
đặc biệt là trẻ mầm non còn rất non nớt cả về thể chất và tinh thần vì thế cô
giáo mầm non là người chăm sóc giáo dục trẻ từ thuở đầu đời phải vô cùng
khéo léo. “Trẻ em như một tờ giấy trắng, chúng sẽ là những tác phẩm hay hoặc
dở đều phụ thuộc vào những gì bạn viết lên trang giấy ấy”. Trẻ nhỏ ở lớp với
cô cả ngày nên trẻ coi cô giáo như một chuẩn mực để noi theo. Giáo viên có
khả năng tổ chức các hoạt động linh hoạt, phong cách phù hợp, sáng tạo sẽ thu
hút được sự chú ý của trẻ nhiều hơn. “ Học, học nữa, học mãi” là một giáo viên
mầm non nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ trong các hoạt
động nói chung và tổ chức trò chơi trong giờ học âm nhạc nói riêng tôi đã có
những kế hoạch học, rèn luyện thêm về phong cách, kỹ năng tổ chức giờ hoạt
động giáo dục âm nhạc để tạo cho trẻ sự hứng khởi, thích thú, mong muốn
được tham gia vào hoạt động âm nhạc và đạt kết quả cao khi giờ học kết thúc.
Tôi đã nghiên cứu để tìm ra cách tổ chức các trò chơi âm nhạc hấp dẫn cho trẻ
để trẻ không bị nhàm chán hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động âm
-

nhạc cụ thể như sau:
Nắm rõ được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có thể áp dụng những biện pháp
cụ thể
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non là lứa tuổi bình minh của cuộc đời, trẻ

còn rất non nớt cả về tâm hồn và thể chất. Trẻ 3 – 4 tuổi cũng vậy, vì là lứa tuổi
mẫu giáo bé nên sự tiếp thu kiến thức của trẻ còn khó khăn cũng như thể chất
của trẻ còn rất mềm yếu. Nắm chắc được những đặc điểm về tâm sinh lý của
lứa tuổi mình đang giảng dạy tôi đã có những biện pháp riêng để có thể tổ chức
thành công những trò chơi âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc:
+ Cô phải giới thiệu trò chơi, cách chơi một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
+ Đối với những trò chơi khó cô phải hướng dẫn trẻ tỉ mỉ, rõ ràng, dễ hiểu. Cô
có thể tham gia chơi cùng trẻ 1 đến 2 lần đầu sau đó mới cho trẻ tự chơi. Với
10


những trò chơi đơn giản cô có thể tùy theo khả năng của trẻ để điều chỉnh tăng
dần thêm độ khó.
+ Cô phải thay đổi thường xuyên hình thức tổ chức trò chơi để trẻ không bị
nhàm chán. Cô sử dụng nhiều cách để giới thiệu trò chơi, nhiều cách tổ chức
cho trẻ chơi trò chơi để kích thích sự hứng thú tham gia tích cực của trẻ, tránh
-

gây cho trẻ cảm giác nhàm chán.
Khi tổ chức trò chơi âm nhạc cũng như các hoạt động trong giờ học âm nhạc
thì phong cách của giáo viên cũng vô cùng quan trọng. Một cô giáo có phong
cách chững chạc, vui tươi, nhí nhảnh dễ ràng thu hút trẻ vào các hoạt động hơn

-

nhất là trong giờ hoạt động âm nhạc.
Dự giờ học hỏi thêm đồng nghiệp để có thêm kinh nghiệm về phong cách, kỹ
năng tổ chức các trò chơi trong giờ hoạt động âm nhạc.
Qua việc tự rèn luyện phong cách, kỹ năng tổ chức các trò chơi trong giờ
hoạt động âm nhạc cho trẻ giúp tôi có thêm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động

âm nhạc cũng như các hoạt động khác, trẻ hoạt động hăng say, tích cực hơn,
hiệu quả hơn và chất lượng của các hoạt động được nâng cao.
Dưới đây là những kế hoạch tổ chức các hoạt động âm nhạc đã được tôi sử
dụng một số trò chơi:
* Giáo án 1:
Chủ đề: Thế giới động vật
Tên hoạt động: Dạy kỹ năng ca hát “ Se sẻ ngoan”
I. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ nhớ tên, thuộc lời và hát đúng giai điệu bài hát.
- Trẻ thể hiện được tình cảm khi hát, biểu diễn mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng
chơi trò chơi âm nhạc.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cùng cô, thông qua nội dung bài hát giáo
dục trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời người lớn.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô:
11


- Nhạc các bài hát: “ Se sẻ ngoan”; “Có con chim chích”
- Mũ múa, trang phục hóa trang con chim.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ múa con chim (bằng với số trẻ).
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: “ Trò chuyện về những chú chim”
- Cô cho trẻ đọc bài đồng dao: Chim se sẻ


-Trẻ đọc đồng dao

“ Con chim se sẻ
Nó ăn gạo tẻ
Nó hót líu lo
Nó ăn hạt ngô
Nó kêu lép nhép
Nó ăn gạo nếp
Nó vãi ra sân
Ơ! Láng giềng gần
Xua con chim sẻ.”
Cô cho trẻ nghe tiếng chim và đoán.
Cô cho trẻ xem chú chim thật.
Hỏi trẻ:
+ Đố các con biết đây là loài chim gì?
+ Nhìn chú chim như thế nào?
+ Chú chim hót như thế nào?
- Cô cho cả lớp bắt chước tiếng chim hót.
- Cô hỏi trẻ:
+ Ngoài chim sẻ ra con còn biết những loài chim nào?
- Cho trẻ chào tạm biệt chim sẻ
-

* Hoạt động 2: “Chú chim Se sẻ ngoan”
- Cô giới thiệu bài hát: Se sẻ ngoan.
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe không kết hợp với nhạc
12

- Trẻ trả lời



đệm.

-

Trẻ nghe

- Cô giảng nội dung bài hát: Bài hát nói về một chú chim
sẻ rất ngoan, không bao giờ đòi mẹ mua quà và mỗi sáng
chú đều đi kiếm thóc mang về cho mẹ, luôn được mẹ
khen ngoan.
=> Giáo dục trẻ: Luôn chăm chỉ, biết vâng lời người lớn.
- Lần 2: Cô hát kết hợp cùng nhạc đệm.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát không kết hợp nhạc đệm 2-3
lần.
- Trẻ hát cùng cô
- Cô cho cả lớp hát kết hợp với nhạc đệm 3 - 4 lần.
- Cô cho trẻ thi đua dưới hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân
(Sau mỗi lần thi đua cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Trẻ thi đua nhau
hát.

Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài hát và cho cả lớp hát lại
1 lần.
- Trẻ trả lời và hát
- Cô giới thiệu trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh”
+ Cách chơi: Trẻ dang hai tay làm động tác bay giống - Trẻ chơi trò chơi
như những chú chim.
-


+ Luật chơi: Khi cô mở nhạc nhanh trẻ làm những chú
chim bay nhanh, cô mở nhạc chậm trẻ làm những chú
chim bay chậm.
* Hoạt động 3: “ Có con chim chích”
- Cô giới thiệu bài hát: “ Có con chim chích”
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ.

- Trẻ nghe

- Lần 2: Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô theo bài - Trẻ hưởng ứng
cùng cô
hát
* Giáo án 2:
- Chủ đề: Con bướm

13


- Tên hoạt động: Dạy kĩ năng vận động múa minh họa: Bài hát: “ Kìa con
bướm vàng”
I. Mục đích - Yêu cầu
- Trẻ hát đúng giai điệu, đúng nhạc bài hát, thể hiện tình cảm khi biểu diễn.
- Trẻ có kĩ năng vận động minh múa họa nhịp nhàng theo lời ca, có kỹ năng
chơi trò chơi âm nhạc.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động do cô tổ chức.
II. Chuẩn bị
1.Đồ dùng của cô:
- Nhạc các bài hát: “ Kìa con bướm vàng”
- Mũ múa, trang phục hóa trang con bướm.

- Tranh các loài động vật: Chim, kiến...
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ múa con bướm (bằng với số trẻ).
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: “ Những chú bướm xinh”
- Cô tặng trẻ một món quà:

- Trẻ xem

- Cô hỏi trẻ:
+ Cô tặng các con món quà gì đây?

- Trẻ trả lời

+ Các chú bướm có màu gì? Chú bướm đang làm gì?
+ Nhìn những chú bướm trông như thế nào?
* Hoạt động 2: “ Hát về chú bướm nhỏ”
14


- Hỏi trẻ:
+ Có bài hát nào nói về con bướm?

- Trẻ trả lời

- Cô cho trẻ nghe một nhạc bài hát: “ Kìa con bướm - Trẻ đoán tên bài

vàng” và hỏi trẻ tên bài hát.

hát.

- Cô cho cả lớp hát 2 - 3 lần.
- Gọi 1 – 2 nhóm lên hát.

- Trẻ hát theo đàn

- Cô giới thiệu vận động múa minh họa và vận động cho
trẻ xem.
- Cô hướng dẫn, phân tích cho trẻ từng động tác:

-Trẻ xem và vận

+ Ở câu đầu tiên của bài hát “Kìa con bướm vàng, kìa động theo cô.
con bướm vàng” một tay làm động tác chỉ về phía trước,
một tay chống hông đồng thời dậm nhẹ gót chân theo
nhịp bài hát.
+ Câu tiếp theo: “ Xòe đôi cánh, xòe đôi cánh” đứng tại
chỗ hai tay đưa từ trong ra ngoài vỗ nhẹ vào hai bên
hông như động tác vẫy cánh.
+ Ở câu: “Bươm bướm bay hai ba vòng. Bươm bướm
bay hai ba vòng” hai tay đưa từ trong ra ngoài vỗ nhẹ
vào hai bên hông như động tác vẫy cánh chạy vòng xung
quanh bạn.
+ Câu cuối cùng: “ Em ngồi xem, em ngồi xem” hai tay
đưa từ dưới lên trên làm động tác khoanh tay trước ngực
làm động tác nhún theo nhịp bài hát (Cô khuyến khích
trẻ vận động múa minh họa cùng cô)

15


- Cô cho cả lớp vận động 2 - 3 lần
- Cô cho trẻ thi đua dưới hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân
(Sau mỗi lần thi đua cô chú ý sửa sai cho trẻ)

- Trẻ vận động minh

* Củng cố: Cô hỏi trẻ tên vận động và cho cả lớp vận họa theo lời ca
động múa minh họa lại một lần.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi âm nhạc: “Đội nào giỏi hơn’

- Trẻ vận động

+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi, khi cô giơ - Trẻ chơi trò chơi
bức tranh lên bức tranh có hình gì thì trẻ hát bài hát về
hình đó. Cô gọi lần lượt từng đội hát, đội nào hát được
nhiều bài hát hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng.
* Hoạt động 3: “ Con bướm dễ thương”
- Cô giới thiệu bài hát: “ Con bướm dễ thương”
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe kết hợp cử chỉ điệu bộ.

- Trẻ nghe

- Lần 2: Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng cô theo bài -Trẻ hưởng ứng cùng
hát.


Như vậy việc sử dụng các trò chơi trong giờ học âm nhạc sẽ giúp trẻ không

bị nhàm chán, hứng thú tham gia tích cực hơn vào các hoạt động âm nhạc.
Những trò chơi mới mẻ, hấp dẫn được lồng ghép một cách hợp lý và cách tổ
chức với những hình thức khác nhau sẽ khiến trẻ thêm yêu thích hoạt động âm
nhạc, giúp cho trẻ nhận biết được nhịp điệu cuộc sống, hướng trẻ đến cái đẹp
hoàn hảo của chân, thiện, mỹ, hình thành được những kỹ năng cần thiết cho
đối với lứa tuổi mầm non góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo:
Tính mới, tình sáng tạo:
16


Qua các giải pháp của tôi trẻ được tham gia vào các trò chơi âm nhạc hấp
dẫn do cô sưu tầm và cải biên, sáng tác. Được chơi những trò chơi mới mẻ,
phù hợp với độ tuổi và khả năng của mình giúp trẻ hứng thú tích cực tham gia
một cách tự tin, mạnh dạn mà trước đó trẻ chưa có được qua các giờ học âm
nhạc.
Trẻ được tham gia chơi các trò chơi âm nhạc với các nhạc cụ, dụng cụ âm
nhạc tự tạo sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ hơn, trẻ tỏ ra thích thú khi nghe
những âm thanh trực tiếp phát ra từ các nhạc cụ, dụng cụ âm nhạc. Qua đó hiệu
quả của giờ học âm nhạc được nâng lên rõ rệt.
Các trò chơi âm nhạc được giáo viên tổ chức hấp dẫn với nhiều hình thức
khác nhau, không dập khuôn máy móc khiến trẻ không bị nhàm chán, trẻ hứng
thú tham gia vào các hoạt động tập thể hơn.
Bản thân luôn tìm tòi, sáng tạo thêm các trò chơi âm nhạc mới lạ, hấp dẫn.
Nghiên cứu về việc lựa chọn các trò chơi phù hợp với độ tuổi, khả năng của
trẻ. Thay đổi hình thức tổ chức các trò chơi sao cho hấp dẫn trẻ. Tập luyện, rèn
luyện phong cách tổ chức các hoạt động.
II.2. Khả năng áp dục nhân rộng:
Các biện pháp tôi nghiên cứu trong đề tài đã được áp dụng tại lớp 3 tuổi C2
trường mầm non Quốc Tuấn. Có khả năng nhân rộng trong toàn trường và các

trường bạn. Ngoài ra còn được áp dụng ngoài xã hội để phụ huynh có thể dạy
con em mình ở nhà, giúp trẻ khám phá, tìm tòi, học hỏi.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Qua áp dụng các giải pháp của sáng kiến đã khắc phục được nhược điểm
của các giải pháp trước đó. Giải pháp đã nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc
17


cho trẻ trong trường. Tiết kiệm được chi phí mua sắm đầu tư các loại nhạc cụ
khác nhau, tiết kiệm được thời gian tìm nhạc, tìm hình ảnh, trò chơi để phục vụ
cho hoạt động âm nhạc mà vẫn có hiệu quả cao.
b. Hiệu quả về mặt xã hội:
* Về giáo viên: Qua các giải pháp của sáng kiến giáo viên nhận thức đúng đắn
mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi gây hứng thú cho
trẻ trong giờ hoạt động âm nhạc, phát huy được tối đa khả năng, phong cách
của giáo viên. Giáo viên đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo hơn khi sử dụng các
trò chơi âm nhạc trong giờ học. Tổ chức sáng tạo các trò chơi bằng nhiều hình
thức khác nhau, hấp dẫn thu hút trẻ. Tạo cho trẻ sự chú ý, thích thú, tích cực
tham gia các hoạt động âm nhạc. Tận dụng được mọi cơ hội khai thác, tìm tòi,
sưu tầm, cải biên, sáng tạo sử dụng những trò chơi mới phù hợp với khả năng
và độ tuổi của trẻ.
Cô nắm vững được nội dung, phương pháp “Giáo dục mầm non mới” và sử
dụng linh hoạt, sáng tạo các trò chơi vào trong giờ hoạt động âm nhạc cho trẻ.
Các hoạt động âm nhạc có sử dụng các trò chơi cho trẻ đều được đánh giá
xếp loại tốt. Các trò chơi được sử dụng trong hoạt động âm nhạc đều mang lại
hiệu quả cao.
* Về trẻ.
Phát triển ở trẻ khả năng nghe, trí tưởng tượng, hình thành ở trẻ một nhân
cách toàn diện, hài hòa là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực.

Trẻ có kỹ năng chơi các trò chơi âm nhạc và các hoạt động âm nhạc.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động mang
tính cá nhân và tập thể.
Nội dung

Trước khi áp

Sau khi áp
18

Tăng (giảm) khi áp


Có kiến thức về
âm nhạc, và các
trò chơi âm nhạc.
Biết cách chơi
các trò chơi âm
nhạc, sử dụng
thành thạo các
dụng cụ âm nhạc
trong trò chơi.
Trẻ tự tin, hứng
thú, tích cực
tham gia các
hoạt động âm
nhạc.

dụng biện pháp
Đạt: 14/25 cháu

=56%

dụng biện pháp
dụng biện pháp
Đạt: 23/25 cháu Tăng 9 cháu
= 92%
= 36%

Đạt: 13/25 cháu
= 52%

Đạt: 24/25 cháu
= 96%

Tăng 11 cháu
= 44%

Đạt: 16/25 cháu
= 64%

Đạt: 25/25 cháu
= 100%

Tăng 11 cháu
= 36 %

Giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ. Giáo dục
âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình yêu thương con
người. Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao nâng cao
khả năng trí tuệ, phát triể thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố

kiến thức trẻ qua học tập vui chơi. Chính vì vậy việc sử dụng các trò chơi trong
giờ học âm nhạc để tạo hứng thú cho trẻ là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu
đổi mới của giáo dục mầm non.
Trao đổi với phụ huynh về tác dụng của âm nhạc đối với sự phát triển của
trẻ. Đây cũng là một hình thức tuyên truyền cho phụ huynh và các tổ chức xã
hội để cộng đồng cùng quan tâm chia sẻ, chung tay đóng góp ủng hộ tích cực
cho giáo dục mầm non.
c. Giá trị làm lợi khác:
Thiết kế được nhiều tiết học âm nhạc có sử dụng trò chơi hấp dẫn trẻ giúp
cho trẻ tự tin, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động một cách tự nguyện.

19


Bổ sung vào thư viện nhà trường nguồn tài liệu phong phú để giáo viên
tham khảo và sử dụng vào các hoạt động giáo dục.
Đóng góp thêm vào kho đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo của nhà trường
thêm đa dạng, phong phú.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi qua các: “Giải pháp sử dụng các trò
chơi gây hứng thú cho trẻ 3-4 tuổi trong giờ hoạt động âm nhạc.” Mặc dù sáng
kiến trên đã được áp dụng thực hiện trên lớp học của tôi trong năm học vừa
qua và cũng đã thu được một số kết quả khả quan nhưng vẫn không tránh được
còn nhiều thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các cấp lãnh đạo
và các chị em đồng nghiệp để tôi hoàn thiện và làm có hiệu quả hơn trong việc
sử dụng trò chơi trong giờ giáo dục âm nhạc cho trẻ.
Hải Phòng, ngày tháng năm 2016
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Tác giả sáng kiến

Nguyễn Thị Thu Phương

20



×