Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của các yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư nghiên cứu các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HỒ HUYỀN PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÀNH VI ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: NGHIÊN CỨU
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

HỒ HUYỀN PHƯƠNG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HÀNH VI ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ: NGHIÊN CỨU
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng luận văn: “Ảnh hưởng của các yếu tố hành vi đến quyết
định và hiệu quả đầu tư: Nghiên cứu các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của riêng tôi.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên
cứu khác.

TP.HCM ngày 30 tháng 10 năm 2015
Người cam đoan

HỒ HUYỀN PHƯƠNG


MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỤC LỤC
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ, biểu đồ
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 2

4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 2
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................. 3
6. Bố cục nghiên cứu của đề tài............................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI ................................4
1.1 Lý thuyết tài chính ............................................................................. 4
1.2 Lý thuyết về tài chính hành vi ........................................................... 5
1.3 So sánh giữa tài chính chính thống và tài chính hành vi ................... 8
1.4 Các nghiên cứu trước đây và mô hình nghiên cứu của đề tài ........... 9
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................24
2.1 Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 24
2.2 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................ 26
2.3 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ................................................... 31
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ..............................................................33


3.1 Thống kê mô tả ................................................................................ 33
3.2 Kiểm định thang đo qua dữ liệu khảo sát ........................................ 35
3.3 Phân tích nhân tố khám phá ............................................................ 37
3.4 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả đầu tư .......... 38
3.5 Đánh giá của các nhà đầu tư đối với các yếu tố tâm lý ................... 45
3.6 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm đối tượng khảo sát 50
3.7 Tổng hợp kiểm định các giả thuyết nghiên cứu .............................. 56
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ........................................................58
4.1 Những kết quả của nghiên cứu ........................................................ 58
4.2 Hạn chế của đề tài............................................................................ 59
4.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................ 59
4.4 Đóng góp với các nhà đầu tư trên thị trường .................................. 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 02: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng tổng hợp các nhân tố trong hành vi của nhà đầu tư cá nhân .......14
Bảng 3.1 Thống kê đặc điểm đối tượng khảo sát...................................................33
Bảng 3.2 Kiểm định thang đo khảo sát...................................................................36
Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố khám phá ......................................................37
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của các yếu tố trong tâm lý bầy đàn tới hiệu quả đầu tư ...39
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của các yếu tố trong kinh nghiệm tới hiệu quả đầu tư .......40
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của các yếu tố trong triển vọng tới hiệu quả đầu tư ...........41
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của các yếu tố trong thị trường tới hiệu quả đầu tư ...........42
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của các yếu tố tới hiệu quả đầu tư.......................................43
Bảng 3.9 Đánh giá của các nhà đầu tư về yếu tố tâm lý bầy đàn..........................45
Bảng 3.10 Đánh giá của các nhà đầu tư về yếu tố kinh nghiệm ...........................46
Bảng 3.11 Đánh giá của các nhà đầu tư về yếu tố triển vọng ...............................47
Bảng 3.12 Đánh giá của các nhà đầu tư về yếu tố thị trường ...............................48
Bảng 3.13 Đánh giá của các nhà đầu tư về yếu tố hiệu quả đầu tư ......................49
Bảng 3.14 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm giới tính ...................50
Bảng 3.15 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm độ tuổi ......................51
Bảng 3.16 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm trình độ ....................52
Bảng 3.17 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm kinh nghiệm tham gia
thị trường ..................................................................................................................53
Bảng 3.18 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm nhóm thu nhập ........54
Bảng 3.19 Sự khác biệt về hiệu quả đầu tư giữa các nhóm mức đầu tư...............55
Bảng 3.20 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................56



DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của đề tài .....................................................................32


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán của Việt Nam đi vào hoạt động từ ngày 28/7/2000 với hai
loại cổ phiếu. Khi mới thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam còn đơn giản và
nhỏ lẻ, số lượng nhà đầu tư ít và chỉ có hai loại cổ phiếu được giao dịch. Tuy nhiên
tính đến thời điểm ngày 30/06/2015 đã có tới 926 chứng khoán được giao dịch trên
thị trường. Các nhà đầu tư cá nhân tham gia vào thị trường chứng khoán ngày càng
nhiều và chuyên nghiệp hơn. Ngày càng có nhiều nghiên cứu về hoạt động đầu tư
trên thị trường chứng khoán Việt Nam và hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sự
tồn tại của yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến quyết định hành vi đầu tư của các nhà
đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Một số nghiên cứu khác lại cho rằng
quyết định của nhà đầu tư không phải luôn luôn dựa vào yếu tố tâm lý của nhà đầu
tư nhưng cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Trong thực tế yếu tố tâm lý có thể
tác động đáng kể đến thái độ và hành vi của nhà đầu tư; cụ thể là khi đang trong tâm
trạng tốt, họ trở nên lạc quan hơn trong các phán đoán của và quyết định đầu tư
nhưng khi không ở trong trạng thái tâm trạng tốt thì họ trở nên bi quan hơn về hoạt
động đầu tư. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của yếu tố tâm lý
về hành vi đầu tư trở nên quan trọng hơn trong hành vi dự báo đầu tư. Đã nhiều
nghiên cứu chỉ ra rằng, lý thuyết tài chính thông thường không giải thích hết được
mối liên hệ giữa quyết định đầu tư và hiệu quả của hoạt động đầu tư, trong khi đó,
lý thuyết về hành vi tài chính lại là một cách tiếp cận mới để giải thích hành vi của
nhà đầu tư cá nhân. Lý thuyết tài chính hành vi khẳng định quyết định và hiệu quả
của hoạt động đầu tư bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố tâm lý của nhà đầu tư,

có thể bị ảnh hưởng bởi một phần hoặc hoàn toàn (Richard H.Thaler, 2003). Vì vậy
nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý đến hành vi của nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán luôn là một trong những nội dung được rất nhiều nhà
nghiên cứu chú ý đến. Tuy nhiên tại Việt Nam các nghiên cứu này vẫn còn khá mới
so với các nước trong khu vực cũng như các nước trên thế giới. Vì vậy trong nghiên


2

cứu này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của các yếu tố hành vi
đến quyết định và hiệu quả đầu tư: Nghiên cứu các nhà đầu tư cá nhân trên thị
trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” với mong muốn kết quả của nghiên
cứu sẽ đóng góp một phần không nhỏ trong việc tìm ra sự tác động của các nhân tố
hành vi đến hiệu quả của hoạt động đầu tư.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu của tác giả tâp trung và các mục tiêu chính sau đây:
- Xem xét trong 4 yếu tố tâm lý học hành vi: quyết định đầu tư dựa vào kinh
nghiệm (Heuristics), triển vọng (Prospect), nhân tố thị trường (Market factors) và
hành vi bầy đàn (Herding) yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư
của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nói riêng cũng như phân tích tổng hợp bốn
nhân tố
- Xem xét tác động của các yếu tố giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, mức
đầu tư và kinh nghiệm đầu tư có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của nhà
đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường
thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện nghiên cứu có hạn nên phạm vi nghiên cứu của luận văn được
giới hạn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp chính trong nghiên cứu của tác giả là kết hợp định tính và định
lượng, thực hiện phỏng vấn, khảo sát nhà đầu tư sau đó áp dụng phương pháp phân
tích dữ liệu sử dụng phần mềm SPSS để phân tích sự ảnh hưởng của các hành vi tài


3

chính đến quyết định đâu tư của các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của các yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu
quả đầu tư: Nghiên cứu các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh” có ý nghĩa lớn trong việc tìm ra việc tìm ra sự tác
động của các nhân tố hành vi đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Bằng cách hiểu
hành vi của con người và cơ chế tâm lý khi đưa ra các quyết định tài chính, những
mẫu tài chính chuẩn có thể được nâng cao để có thể giải thích và đưa ra kiến nghị
cho các nhà đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả đầu tư cũng như giúp thị trường chứng
khoán phản ánh đúng tình hình hiệu quả hoạt động doanh nghiệp và phát huy hết
vai trò của mình trong nền kinh tế.
6. Bố cục nghiên cứu của đề tài
Ngoài nội dung phần mở đầu, bố cục nghiên cứu của đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tài chính hành vi
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả
Chương 4: Kết quả và bàn luận



4

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI
1.1 Lý thuyết tài chính
Tài chính là quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu
của các chủ thể kinh tế. Hoạt động tài chính luôn gắn liền với sự vận động độc lập
tương đối của các luồng giá trị dưới hình thái tiền tệ thông qua việc hình thành và
sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. Có hai lý thuyết quan trọng trong lý
thuyết tài chính chính thống:
(i) Những người tham gia vào thị trường thì hoàn toàn hợp lý: hành vi hợp lý
hoàn toàn ngụ ý rằng bất kỳ thông tin mới nào có sẵn cũng được phản ánh đầy đủ
vào giá chứng khoán. Gía cả phản ánh giá trị thực của cổ phiếu.
(ii) Thị trường hiệu quả: Một thị trường tài chính được xem là hiệu quả khi giá
hiện tại của chứng khoán phản ánh đầy đủ những thông tin về các yếu tố như thực
trạng nền kinh tế quốc gia và quốc tế, số liệu về kết quả hoạt động của các công ty
có cổ phiếu giao dịch trên thị trường. Những yếu tố này thay đổi sẽ làm cho giá
trị thực của chứng khoán thay đổi. Do đó, giá cả biến động tùy theo tốc độ phản ứng
của thị trường trước những thông tin mới.
Như vậy theo lý thuyết tài chính chính thống thì các tài sản tài chính kết hợp
tất cả các thông tin và giá cả được xem xét như điều kiện dự đoán tốt nhất của giá
trị đầu tư thật sự tại tất cả thời gian. Lý thuyết tài chính chính thống dựa vào nguyên
tắc rằng mọi người hành xử có lý trí, tối đa hóa lợi ích mong đợi một cách chính xác
và xử lý được tất cả các thông tin. Nói một cách khác, tài sản tài chính thì luôn luôn
được định giá hợp lý và được phổ biến tới công chúng. Giá chứng khoán được mô
tả xấp xỉ một cách ngẫu hứng theo thời gian: Giá thay đổi không thể dự đoán được
vì chúng xuất hiện khi phản ứng đối với thông tin thật sự mới và không dự đoán
được.



5

Giả định là khi con người có tài sản giá trị, họ cư xử một cách hợp lý trong các
quyết định tài chính. Mặc dù những mô hình này làm cuộc cách mạng nghiên cứu
về tài chính vẫn có nhiều lỗ hổng chưa có câu trả lời.
Nhiều bằng chứng cho thấy hành vi con người không phải luôn hợp lý, giá
chứng khoán không phải luôn phản ánh giá trị thực (giá cổ phiếu sau IPO thường
thấp hơn giá chứng khoán khác, hiệu ứng tháng Giêng…)
Điều này đòi hỏi phải có một cơ sở lý thuyết đầy đủ có thể giải thích được các
nội dung này. Đây chính là các lý thuyết về tài chính hành vi. Các nhà nghiên cứu
tâm lý học đã cho rằng, đối với các quyết định liên quan đến tiền thì con người hay
cư xử rất kỳ quặc. Các nhà tâm lý học cũng tìm thấy các quyết định kinh tế học thì
thường được đưa ra một cách dường như không hợp lý. Lỗi nhận thức và cảm xúc
thái quá có thể làm cho nhà đầu tư đưa ra những quyết định đầu tư xấu. Shiller
(2005) cung cấp bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm để ủng hộ lý thuyết định giá
tài sản CAMP, thuyết thị trường hiệu quả (EMH) và một vài lý thuyết tài chính
chính thống khác đạt được thành công trong việc dự đoán và giải thích các sự kiện
nhất định. Tuy nhiên, các học giả bắt đầu tìm kiếm các khác biệt và hành vi mà lý
thuyết tài chính chính thống chưa giải thích được. Hai ví dụ điển hình là
(i) Hiệu ứng tháng Giêng là một bất thường trong thị trường tài chính khi mà
giá chứng khoán tăng vào tháng giêng mà không có lý do đặc biệt nào.
(ii) Lời nguyền của người chiến thắng: Lý thuyết này ám chỉ việc người tham
gia đấu giá đặt giá quá cao, vượt qua giá trị nội tại của vật được mua chủ yếu là do
thông tin không đầy đủ, và cảm xúc làm cho đánh bạc cao hơn so với giá trị (Thaler,
2003). Với các cơ sở lý thuyết đã đưa ra ở trên cho thấy lý thuyết tài chính chính
thống chưa phát huy hết được vai trò của nó trong việc giải thích các hành vi của
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Trong luận văn này tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
1.2 Lý thuyết về tài chính hành vi



6

Trong những nghiên cứu hiện nay thì tài chính hành vi đã trở thành một phần
không thể thiếu đến các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân, ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả của hoạt động đầu tư (Navaneethakrishnan và ctg, 2014) .
Tài chính hành vi là một lĩnh vực tài chính đưa ra các lý thuyết đựa trên các
phân tích tâm lý để giải thích những diễn biến bất thường trên thị trường chứng
khoán. Tài chính hành vi thường dựa trên giả định rằng cấu trúc thông tin và đặc
tính của những người tham gia vào thị trường chứng khoán đều bị ảnh hưởng một
cách hệ thống bởi các quyết định đầu tư cá nhân cũng như các tác động của thị
trường. Lý thuyết tài chính hành vi chỉ ra rằng cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng
thái cân bằng không phải lúc nào cũng có thể xảy ra. Có nghĩa là sẽ có trường hợp
những nhà đầu tư “hợp lý” sẽ không thể chiến thắng những nhà đầu tư “bất hợp lý”.
Lúc này thị trường sẽ không hiệu quả, hay tài sản tài chính được định giá quá cao
hoặc quá thấp. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra các hiện tượng đã xảy ra trong thị
trường chứng khoán đối lập với thuyết thị trường hiệu quả, không thể giải thích
được một cách thoả đáng theo mô hình này nhưng lại có thể lý giải dựa trên các lý
thuyết tài chính hành vi.
Hãy cùng xét môt ví dụ: Giả sử cho một người lựa chọn giữa việc chắc chắn
nhận được 50 đồng và tung đồng xu, nếu được thì anh ta sẽ có 100 đồng, nếu không
được thì anh ta sẽ chẳng có gì. Một khả năng là người này lựa chọn bỏ túi 50 đồng.
Tuy nhiên anh ta cũng có thể thử vận may với trò chơi sấp ngửa, xác suất là 50:50.
Thông thường thì mọi người có xu hướng tung đồng xu để kiếm thêm được 50 đồng
mặc dù việc này có thể khiến anh ta mất luôn cả 50 đồng mà lẽ ra anh ta lẽ ra đã có
được một cách chắc chắn. Ngược lại, nếu phải lựa chọn mất chắc chắn 50 đồng
hoặc cũng chơi trò đồng xu sấp ngửa và mất 100 đồng hoặc không mất gì cả. Họ có
thể chọn chơi sấp ngửa. Sự may rủi trong việc tung đồng xu sấp ngửa trong cả hai
trường hợp là tương đương nhau nhưng con người lại chọn cách tham gia trò chơi
để giảm thiểu những khoản lỗ, thậm chí là trò chơi này có thể sẽ mang đến một



7

khoản lỗ lớn hơn. Điều này cho thấy khuynh hướng con người xem xét khả năng b
đắp một khoản lỗ còn quan trọng hơn khả năng kiếm được một lợi nhuận lớn hơn.
Tài chính hành vi cũng khám phá ra rằng các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư
với giá trị lớn mà chỉ dựa trên lượng thông tin ít ỏi từ một nguồn duy nhất. Các nhà
đầu tư thường quá tự tin vào phán quyết của mình và tin vào những lời đồn thổi hơn
là sự thật hiển hiện trước mắt mình.Trên thực tế có rất ít các nhà đầu tư giá trị sử
dụng các nguyên lý hành vi để tìm ra cổ phiếu nào rẻ nhưng lại mang lại thu nhập
thực sự cho họ. Lý thuyết tài chính hành vi hiện vẫn nặng về học thuật hơn là khả
năng ứng dụng để quản lý tiền tệ và đầu tư. Lý thuyết tài chính hành vi không thể
cung cấp một phương thức đầu tư kì diệu, nhưng lại có thể giúp các nhà đầu tư cẩn
trọng hơn đối với các hành vi đầu tư của mình, từ đó có thể tránh được các sai lầm
khiến họ trở nên nghèo hơn.
Theo Sewell (2007), hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính hành
vi nhưng chủ yếu chỉ ra tài chính hành vi nghiên cứu ảnh hưởng của tâm lý lên hành
vi của những người tham gia trên thị trường tài chính và kết quả là những ảnh
hưởng đó lên thị trường.
Như vậy hành vi tài chính là một cách hiểu mới về tài chính giúp bổ sung vào
các lý thuyết tài chính cơ bản bằng cách giải thích hành vi của quá trình ra quyết
định. Ngược lại với lý thuyết của Markowitz và Sharp hành vi tài chính giải quyết
vấn đề của các cá nhân và cách mà họ thu thập và sử dụng thông tin. Hành vi tài
chính tìm cách để hiểu và dự đoán được quá trình ra quyết định có quan hệ đến hệ
thống thị trường tài chính. Ngoài ra, nó còn tập trung vào việc áp dụng các nguyên
lý tâm lý và kinh tế để cải thiện việc ra quyết định tài chính (Olsen, 1998).
Tài chính hành vi được định nghĩa như là một lĩnh vực tài chính để giải thích
những khác thường trên thị trường chứng khoán bằng việc sử dụng những thành
kiến tâm lý hơn là bỏ qua những kết quả ngẫu nhiên phù hợp với giả thuyết thị

trường hiệu quả (Fama, 1998). Nó được giả định rằng các nhà đầu tư cá nhân và các


8

kết quả của thị trường thì bị ảnh hưởng bởi các cấu trúc thông tin, các đặc điểm tính
cách khác nhau của những người tham gia thị trường (Banerjee, 1992)
1.3 So sánh giữa tài chính chính thống và tài chính hành vi
Giữa những năm 1950, lĩnh vực tài chính được thống trị bởi các mô hình tài
chính chính thống (vốn được xem như là mô hình tài chính chuẩn) được phát triển
một cách căn bản bởi các nhà kinh tế thuộc đại học Chicago. Những giả định trung
tâm của tài chính chính thống là con người là hợp lý. Tuy nhiên các nhà tâm lý học
đã thách thức nhận định này. Họ lập luận rằng con người thường chịu ảnh hưởng
bởi nhận thức, các lệch lạc cảm xúc và hành động dường như là phi lý trí.
Lĩnh vực tài chính không chấp nhận quan điểm của những nhà tâm lý học,
những người đề xuất ra những mô hình tài chính hành vi. Thật vây, những đề xuất
ban đầu của tài chính hành vi được xem như là dị giáo. Do những ảnh hưởng của
tâm lý và cảm xúc lên các quyết định được xác nhận, tài chính hành vi ngày càng
được sự chấp nhận rộng rãi. Mặc dù có những bất đồng về cách thức, lý do cũng
như khi nào tâm lý học tác động lên các quyết định đầu tư năm 2002, tài chính hành
vi được khẳng định cơ sở vững chắc hơn khi Giáo sư tâm lý học người Mỹ Daniel
Kahneman đã nhận được giải Nobel Kinh tế nhờ công trình nghiên cứu về “thuyết
triển vọng” (Prospect Theory), tạo nền tảng vững chắc để xây dựng tài chính hành
vi.
Một số sự khác biệt của tài chính chính thống và tài chính hành vi như sau:
- Tài chính chính thống cho rằng tiến trình con người ra quyết định là hợp lý
và chính xác. Trái lại, tài chính hành vi nhận thấy con người tuân theo những quy
luật không hoàn hảo trong quá trình ra quyết định dẫn đến những thiên lệch trong
niềm tin và lỗi sai.
- Tài chính chính thống giả định rằng thị trường là hiệu quả, giá của mỗi

chứng khoán phản ánh giá trị thực của nó. Tài chính hành vi tranh luận rằng những
thiên lệch dựa trên kinh nghiệm, các lỗi sai, tác động của cảm xúc và những ảnh
hưởng xã hội dẫn tới sự khác biệt giữa giá trị thường và giá trị nội tại.


9

Cơ sở của một trong những thách thức được thảo luận rộng rãi đối với tài
chính chính thống là tác động của ảnh hưởng tâm lý lên hành vi con người. Tài
chính hành vi lập luận rằng thị trường hoàn toàn hợp lý là không thực tế do ảnh
hưởng của các thiên lệch tâm lý một cách hệ thống lên tiến trình ra quyết định đầu
tư.
Trong khi đó, ở dạng đơn giản của cách nghĩ này là xuất hiện những thiên lệch
tâm lý ở tất cả các tầng lớp xã hội thì tại sao không có trong thế giới tài chính.
Không giống như thuyết thị trường hiệu quả, tài chính hành vi cũng được củng
cố bởi một tập hợp các nguyên tắc thống nhất kết hợp một cách chặt chẽ những
quan sát những ảnh hưởng tâm lý hành vi. Vì lý do này, nó không khớp với những
khái niệm đã được định sẵn và cố gắng tích hợp một cách thực tế những lý thuyết
tài chính hành vi lên tiến trình ra quyết định đầu tư mà không có phương pháp chính
xác nào. Điều đó cho biết, từ cái nhìn thực tế, theo câu nói của Warren Buffett “Hãy
sợ hãi khi những người khác tham lam, hãy tham lam khi những người khác sợ hãi”
là một ví dụ hoàn hảo về đánh giá tác động của tâm lý lên tiến trình ra quyết định
(dẫn theo Lê Thị Ngọc Lan, 2009).
1.4 Các nghiên cứu trƣớc đây và mô hình nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Các nghiên cứu trƣớc đây
Đề tài nghiên cứu về hành vi tài chính không phải là đề tài quá mới vì vậy có
khá nhiều đề tài nghiên cứu trước đây. Dưới đây tác giả trình bày các nghiên cứu đi
trước về hành vi tài chính của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Thứ nhất, về các nghiên cứu trên thế giới
Wong Wee Chun và Dr Lai Ming Ming (2007), với đề tài nghiên cứu “Investor


Behaviour and Decision-Making Style: A Malaysian perspective”. Mục đích của
nghiên cứu là xem xét các hành vi đầu tư cơ bản phổ biến của các nhà đầu tư cá
nhân tại thị trường chứng khoán Malaysia. Nghiên cứu sử dụng câu hỏi để phỏng
vấn các nhà đầu tư chứng khoán. Dữ liệu thu thập được từ 290 nhà đầu tư chứng
khoán từ tháng tư đến tháng sáu năm 2007. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng: Các


10

yếu tố tâm lý là cơ sở để ra quyết định trong hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán Malaysia, do kiến thức và kỹ năng đầu tư còn thấp nên
những quyết định trong hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân nhiều khi bị
ảnh hưởng bởi các hành vi tài chính, một số nhà đầu tư lại rất tự tin vào hoạt động
mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Dargham, Nathalie, (2007): “The implications of Behavioural Finance”
Bài báo đã cung cấp một tổng hợp các tài liệu tài chính hành vi trên hai thập
kỷ qua. Bài báo cũng tập trung nhấn mạnh về vai trò của tài chính hành vi đối với
hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân thông qua việc khảo sát những phát
triển trong lĩnh vực tài chính bắt đầu với giả thuyết thị trường hiệu quả và kết thúc
bài báo đã đưa ra các kết luận sau: Thị trường tài chính thực tế có xu hướng đi
chệch khỏi các giả thuyết tài chính truyền thống. Tài chính hành vi đã góp phần vào
sự hiểu biết tốt hơn của chúng ta về hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường tài
chính. Các giả thuyết và lý thuyết về tài chính hành vi đã giúp nhà đầu tư thực hiện
quyết định đầu tư tốt hơn trong thị trường tài chính.
Abhijeet Chandra (2008): “Decision-Making In The Stock Market:
Incorporating Psychology with Finance.”
Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu tác động của các yếu tố hành vi và
tâm lý nhà đầu tư đến việc ra quyết định của nhà đầu tư. Kết quả của nghiên cứu chỉ
ra rằng trái với những nghiên cứu của lý thuyết tài chính chính thống, các nhà đầu

tư cá nhân không phải lúc nào cũng hành động hợp lý khi đưa ra quyết định đầu tư.
Trên thực tế các yếu tố tâm lý và tình cảm của nhà đầu tư ảnh hưởng rất lớn đến
quyết định của nhà đầu tư. Các quyết định đầu tư bị ảnh hưởng phần lớn bởi các yếu
tố hành vi như: lòng tham và sự sợ hãi (greed and fear), mâu thuẫn về nhận thức
(cognitive dissonance), phương pháp giải quyết vấn đề của nhà đầu tư dựa vào kinh
nghiệm (heuristics), tính toán trí óc (mental accounting), sự tham khảo (anchoring),
đầu tư đánh bạc (gambler’s fallacy). (dẫn theo Lê Thị Ngọc Lan, 2009)


11

Tác giả Park, Jae Hong et. al (2010): Confirmation Bias, Overconfidence,
and Investment Performance: Evidence from Stock Message Boards”. Nghiên
cứu xem xét các thông tin từ Sàn giao dịch chứng khoán Message Boards của Hàn
Quốc. Mẫu nghiên cứu khá lớn được tổng hợp từ 502 phản hồi từ các nhà đầu tư,
các nhà điều hành trên sàn giao dịch chứng khoán để hỗ trợ nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng: Các nhà đầu tư có sự thiên lệch hành vi khi xử lý thông tin
từ bản tin. Điều này chứng tỏ yếu tố tâm lý ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhà
đầu tư cá nhân.
Tác giả Tversky và Kahnemman (1974) đã chỉ ra rằng dự đoán và phán
đoán là không chắc chắn và không tuân theo một quy luật nào cả. Họ tìm thấy bằng
chứng về sự tồn tại hành vi cá nhân trong các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư.
Tác giả Kahneman (2003) với bài tạp chí “Maps of bounded rationality:
psychology for behavioral economics” đã cung cấp một số hành vi thực tế trong
hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư: tự tin thái quá (overconfidence bias), optimism
bias (lạc quan thái quá), thiên lệch do nhận thức muộn màng (hindsight bias) và hối
tiếc (regret ). Nghiên cứu đã cung cấp một số ví dụ thực tế về hành vi của các nhà
đầu tư về các nhân tố này.
Nhóm tác giả, Gunay, S. G., & Demirel, E. (2011) với bài nghiên cứu: “
Interaction between Demographic and Financial Behavior Factors in Terms of

Investment Decision Making”. Mục đích của nghiên cứu là để điều tra các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức. Trong
nghiên cứu của mình nhóm tác giả đã đưa ra các hành vi tài chính ảnh hưởng đến
quyết định của các nhà đầu tư cá nhân: tính toán trí óc (mental accounting bias),
optimism bias (lạc quan thái quá), tự tin thái quá (overconfidence bias), cognitive
dissonance bias (sai lệch trong nhận thức), sai lệch trong tình huống điển hình
(representative bias), sai lệch neo tham chiếu và hiệu chỉnh (anchoring bias), sai
lệch do ác cảm với sự hối tiếc (regret aversion bias). Trong nghiên cứu này nhóm
tác giả có được kết quả sự thiên vị về hành vi của cá nhân nhà đầu tư với tỷ lệ cao


12

xuất hiện trong các nghiên cứu cụ thể như thiên vị do mâu thuẫn về nhận thức
chiếm khoảng 67%, lạc quan thái quá là 39%, tính đại diện là 33%, sự hối tiếc là
32%, tự tin thái quá là 26%,
Tác giả Lingesiya K. và Navaneethakrishnan K (2014) khi nghiên cứu về
ảnh hưởng của các yếu tố tài chính đến quyết định và hiệu quả của nhà đầu tư trên
thị trường chứng khoán: Bằng chứng thực nghiệm với các nhà đầu tư cá nhân của
thị trường chứng khoán Colombo ở Sri Lanka. Mục tiêu của nghiên cứu này là
khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của các nhà đầu tư cá nhân tại Sàn
chứng khoán Colombo. Các nhà nghiên cứu về tài chính hành vi đều cho rằng
nghiên cứu này sẽ có đóng góp đáng kể vào sự phát triển lĩnh vực tài chính hành vi
ở Sri Lanka và được đánh giá khá cao về tính toàn diện của nghiên cứu. Nghiên cứu
bắt đầu với các lý thuyết tài chính hành vi hiện đại trên cở sở đó tác giả Lingesiya
K. và Navaneethakrishnan K. đã đề xuất giả thuyết và xây dựng mô hình nghiên
cứu. Sau đó những giả thuyết này được nhóm tác giả thử nghiệm thông qua bảng
câu hỏi. Bảng câu hỏi được nhóm tác giả xây dựng khá tỉ mỉ và được gửi đến các
nhà đầu tư cá nhân tại sàn chứng khoán Colombo. Các dữ liệu thu thập được phân
tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu. Kết quả cho thấy bốn yếu

tố hành vi bao gồm: hành vi bầy đàn, phương pháp giải quyết vấn đề của nhà đầu tư
dựa vào kinh nghiệm, thuyết triển vọng và yếu tố thị trường là các yếu tố ảnh hưởng
đến hành vi của các nhà đầu tư cá nhân trên Sàn chứng khoán Colombo.
Thứ hai, các nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu
tố hành vi tài chính đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân.
Tác giả Lƣu Thị Bích Ngọc (2014) với bài viết: “Behavior Pattern of
Individual Investors in Stock Market” đăng trên tạp chí International Journal of
Business and Management ,Vol. 9, No. 1. Nghiên cứu này nhằm mục đích để điều
tra về hành vi ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định của các nhà đầu tư cá nhân tại
các Công ty chứng khoán trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dữ liệu cho nghiên


13

cứu này được thu thập từ 188 ý kiến phản hồi của các nhà đầu tư cá nhân, chiếm tỷ
lệ khoảng 63% nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả
của nghiên cứu chỉ ra rằng có bốn yếu tố hành vi của nhà đầu tư cá nhân tại thị
trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh: Hành vi bầy đàn, yếu tố thị trường,
thuyết triển vọng, phương pháp giải quyết vấn đề của nhà đầu tư dựa vào kinh
nghiệm.
Tác giả Phùng Thái Minh Trang (2015): “Các yếu tố hành vi ảnh hƣởng
đến quyết định đầu tƣ trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, Việt Nam”. Bằng
việc kế thừa các nghiên cứu đi trước tác giả Phùng Thái Minh Trang đã hệ thống
hóa lại các cơ sở lý thuyết căn bản về tài chính hành vi. Trong nghiên cứu cũng
khẳng định tài chính hành vi bao gồm các hành vi của con người về tài chính và
chưa được nghiên cứu rộng rãi ở Việt Nam. Lý thuyết tài chính hành vi dựa trên
tâm lý còn người để hiểu các sai lệch về cảm xúc và nhận thức đã ảnh hưởng đến
hành vi của đầu tư cá nhân như thế nào. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khám
phá các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân

thông qua lợi nhuận mà họ đạt được. Nghiên cứu đề nghị sáu yếu tố hành vi bao
gồm: tính đại diện, tính toán trí óc, đầu tư đánh bạc, thiên vị có sẵn, hành vi bầy
đàn, phản ứng thái quá hay bi quan. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng tính đại
diện, đầu tư đánh bạc và phản hứng thái quá hay bi quan ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư của họ.
Lƣơng, Lê và Hà, Đoàn (2011): "Các yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi của
nhà đầu tƣ cá nhân tại Sàn chứng khoán HOSE”. Với nghiên cứu này nhóm tác
giả tập trung vào các mục tiêu chính đó là:
- Áp dụng các hành vi tài chính để xác định các yếu tố hành vi có thể ảnh
hưởng đến các quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại HOSE
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố hành vi trên các quyết định đầu
tư và hiệu quả của các nhà đầu tư cá nhân tại HOSE.


14

- Đưa ra khuyến nghị cho các nhà đầu tư cá nhân để họ điều chính hành vi của
họ đạt được kết quả tốt
- Là cở sở cho nghiên cứu sâu hơn về hành vi tài chính đối với các nhà đầu tư
cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sau khi xác định các mục tiêu nghiên cứu nhóm tác giả tiến hành xây dựng giả
thuyết nghiên cứu và kiểm nghiệm bằng bảng câu hỏi phỏng vấn các nhà đầu tư cá
nhân tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Các dữ liệu thu thập được
phân tích bằng cách sử dụng phần mềm SPSS và AMOS. Nghiên cứu đi đến kết
luận rằng: Có 5 yếu tố hành vi tác động đến quyết định của nhà đâu tư cá nhân trên
hệ thống giao dịch của Sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: hành vi bầy đàn,
quá tự tin, triển vọng thị trường, đánh bạc đầu tư, sự tham khảo.
Qua đây có thể thấy có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về hành vi của các nhà
đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Mỗi nghiên cứu lại đưa ra các quan
điểm khác nhau về hành vì đầu tư của nhà đầu tư cá nhân. Các quan điểm đó đều có

ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu ở trên thì nghiên cứu
của tác giả Lingesiya K. và Navaneethakrishnan K (2014) có nhiều ưu điểm hơn
cả. Cơ sở lý thuyết vềc các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư
cá nhân được chia thành 4 nhóm: phương pháp giải quyết vấn đề của nhà đầu tư dựa
vào kinh nghiệm (heuristic), thuyết triển vọng (prospect), thị trường (market) và
hành vi bầy đàn (herding effect). Trong mỗi nhân tố ảnh hưởng tác giả trình bày cụ
thể chi tiết về từng nhân tố nhỏ như trong bảng dưới đây:

Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp các nhân tố trong hành vi của nhà đầu tƣ
cá nhân
Nhân tố

Heuristic Theory (Lý thuyết phương

Biến hành vi
-

Representativeness (tính đại diện)

-

Overconfidence (tự tin thái quá)

-

Anchoring (neo tham chiếu)


15


pháp giải quyết vấn đề dựa vào kinh

-

Gambler’s fallacy (đánh bạc đầu tư)

nghiệm)

-

Availability bias (tính sẵn có)

-

Loss aversion (sự không thích mất

Prospect Theory (sự kỳ vọng/ thuyết
triển vọng)

mát)
-

Regret aversion (sự hối tiếc)

-

Mental accounting (tính toán trí óc)

-


Price changes (thay đổi về giá cả)

-

Market information (thông tin thị
trường)

-

Past trends of stocks (xu hướng
chứng khoán đã qua)

Market (thị trường)

-

Fundamentals of underlying stocks
(phân tích cơ bản cổ phiếu cơ sở)

-

Customer preference (khách hàng ưu
tiên)

-

Over-reaction to price changes (phản
ứng thái quá với thay đổi của giá cả )

-


Buying and Selling decisions of other
investors (quyết định mua và bán của
các nhà đầu tư khác)

-

Choice of stock to trade of other
investors (sự lựa chọn chứng khoán

Herding Effect (hành vi bầy đàn)

để giao dịch của nhà đầu tư khác)
-

Volume of stock to trade of other
investors (khối lượng chứng khoán
giao dịch của nhà đầu tư khác)

-

Speed of herding (tốc độ của hành vi
bầy đàn)


16

Nguồn: Lingesiya K. và Navaneethakrishnan K (2014)
Việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho các nhân tố là rất quan trọng. Trong nghiên
cứu trên nhóm tác giả đã xây dựng cơ sở lý thuyết về các hành vi tài chính của nhà

đầu tư khá chi tiết và cụ thể. Hầu hết các nghiên cứu trước đây các tác giả chỉ lựa
chọn một vài biến hành vi để xây dựng mô hình nghiên cứu của mình thì nghiên
cứu của nhóm tác giả Lingesiya K. và Navaneethakrishnan K. thể hiện được tính
vượt trội hơn hẳn. Trong nghiên cứu của tác giả Lingesiya K. và
Navaneethakrishnan K. tất cả các nhân tố đều được lựa chọn và đặc biệt trong mỗi
nhân tố các tác giả này lại đưa ra rất nhiều biến nhỏ để nghiên cứu. Do đó nghiên
cứu này có cơ sở lý thuyết khá chi tiết và đầy đủ, mang tính tổng hợp cao.Vì vậy tác
giả sẽ căn cứ vào cơ sở lý thuyết của nhóm tác giả Lingesiya K. và
Navaneethakrishnan K. (2014) làm căn cứ cho nghiên cứu của mình.
1.4.2 Các nhân tố trong mô hình nghiên cứu
1.4.2. 1 Quy tắc dựa theo kinh nghiệm (Heuristics)
Quy tắc dựa theo kinh nghiệm (heuristic) hay còn gọi là quy tắc “ngón tay
cái” là những phương pháp nhà đầu tư sử dụng để làm giảm thiểu sự tìm kiếm thông
tin cần thiết để đưa ra giải pháp cho một vấn đề, tức là nhà đầu tư giải quyết vấn đề
dựa trên kinh nghiệm.
Quy tắc dựa theo kinh nghiệm cung cấp những cách tiếp cận thuyết phục
mang tính chủ quan, đồng thời cũng phản ánh một thực tế là đánh giá của con người
về khả năng và rủi ro thường không tuân thủ chính xác lý thuyết về xác suất. Mọi
người có xu hướng liên hệ xác suất không phải với sự kiện mà là với những mô tả
sự kiện (Tversky and Kochler, 2002). Mặc d người ta có thể dùng các quy tắc dựa
theo kinh nghiệm để đơn giản hóa tập hợp dữ liệu, nhưng một cách chính xác hơn,
chúng được coi như là công cụ làm đơn giản hóa quá trình lựa chọn. Các quy tắc
dựa theo kinh nghiệm đặc biệt quan trọng khi có sự không chắc chắn bởi vì sự
không chắc chắn làm giảm đi tính hiệu quả của những tính toán logic phức tạp.


17

Simon và Newell (2001) đã xây dựng các thuật toán chi tiết cho các vấn đề
cụ thể, ban đầu là một phương tiện để tối ưu hóa sự ước lượng. Nghiên cứu về

những quy tắc dựa theo kinh nghiệm như là những phép tính toán “tắt” ngày càng
nhiều sau khi các nhà tâm lý học nhận thức hoàn thành công trình về lý thuyết quyết
định hành vi vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, đỉnh cao là công trình của
Tversky, Kahneman trong tuyển tập được biên tập bởi Kahneman, Slovic, và
Tversky (1982). Công trình đó, c ng với những kết quả trong tuyển tập được biên
soạn bởi Kahneman và Tversky (2000) và Gilovich, Griffin, và Kahneman (2002)
nói chung được coi như là “hệ thống quy tắc dựa theo kinh nghiệm và định kiến”.
Những nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào những quy tắc ngón tay cái phổ biến
và độ lệch tương ứng so với tính toán chuẩn (hay còn gọi là thiên vị). Ban đầu,
trong các nghiên cứu, quy tắc dựa theo kinh nghiệm chỉ đơn thuần gắn với quá trình
nhận thức, nhưng dần dần các quy tắc đó kết hợp thêm cả các yếu tố cảm xúc. Thực
ra, các yếu tố cảm xúc đã ngầm đề cập từ lâu trong những phân tích của Kahneman
và Tversky (2000). Điều này được chứng minh bằng việc hai tác giả này chọn tham
chiếu là những phán xét trực quan, cái mà họ cho là khác hẳn với mô hình lựa chọn
hợp lý chuẩn tắc.
Một mục đích chính của nghiên cứu “hệ thống kinh nghiệm chủ quan và định
kiến” là phân loại độ lệch tương ứng so với mô hình lựa chọn hợp lý, và nếu có thể,
cải thiện những quy tắc chủ quan để làm giảm sự thiên lệch. Đầu tiên, nghiên cứu
tìm cách xác minh một nhóm các quy tắc dựa theo kinh nghiệm chung được coi như
là cơ sở cho việc đưa ra quyết định. Các nhà nghiên cứu tiếp tục ủng hộ mô hình
phân tích hợp lý nhận ra rằng với mô hình phân tích hợp lý, người ta vẫn có những
đánh giá sai. Trong khi đó, nhóm quyết định hành vi lại chứng minh rằng, ngược lại
với kỳ vọng, các lỗi mắc phải không xảy ra ngẫu nhiên mà có tính hệ thống và dự
đoán trước được. Khi những kết quả về các quy tắc dựa theo kinh nghiệm được
quan tâm hơn, Gigerenzer và một số học giả khác đặt nghi vấn cho việc tập trung
vào các lệch lạc. Dựa theo nghiên cứu của Simon về tính hợp lý giới hạn Simon


18


(2001), Gigerenzer và các cộng sự vẫn cho rằng các phán đoán chỉ cần được thỏa
mãn và nên được đánh giá dựa trên thực tế là con người có giới hạn trong khả năng
tìm kiếm và tính toán (thường được nhấn mạnh bởi sự giới hạn về thời gian). Người
ta vẫn thường d ng phương pháp ước lượng để giải quyết hầu hết các vấn đề, phát
triển cái họ gọi là những quy tắc nhanh và đơn giản (Gigerenzer và Selten, 2001;
Gigerenzer, Czerlinski, và Martignon, 2002).
Tversky và Kahneman (1982) đã đưa ra 3 dạng thức của phương pháp kinh
nghiệm tổng quát: dựa vào tình huống điển hình (representativeness), dựa vào tính
sẵn có (availability), neo vào điểm tham chiếu và điều chỉnh (anchoring and
adjustment).
Phương pháp kinh nghiệm dựa vào tình huống điển hình là cách con người
đưa ra những đánh giá xác suất dựa trên sự tương tự so với các trường hợp mẫu
(nhóm sự kiện, hiện tượng khác).
Phương pháp kinh nghiệm dựa vào tính sẵn có là phương pháp dựa nhiều vào
thông tin hơn là xác suất. Điều này được cho là do sự dễ dàng trong việc hồi tưởng.
Phương pháp kinh nghiệm được thực hiện bằng việc neo vào một điểm tham
chiếu và điều chỉnh có nghĩa là nhà đầu tư dựa vào một điểm tham chiếu nào đó (ví
dụ như biên độ, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng…) để làm điểm xuất phát cho quá
trình điều chỉnh trước khi ra quyết định.
Glaeser (2013) nhận định: không phải người mua là những nhà đầu tư không
hợp lý mà là họ bị giới hạn về nhận thức, những người thường làm việc dựa vào các
mô hình kinh nghiệm đơn giản, thay vì những khung cân bằng chung toàn diện.
Hơn nữa, Dieci và Westerho (2012) nhấn mạnh rằng việc sử dụng kinh nghiệm có
khả năng sẽ đi kèm với nguy cơ bong bóng.
1.4.1.2 Prospect Theory (Lý thuyết triển vọng)
Năm 2002, Giáo sư tâm lý học người Mỹ Daniel Kahneman đã nhận được giải
Nobel Kinh tế nhờ công trình nghiên cứu về tài chính hành vi và đưa ra “lý thuyết



×