Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Ảnh hưởng minh bạch thông tin tài chính trên báo cáo tài chính đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 128 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LINH THU

ẢNH HƯỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG
TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐẾN HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ
NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ LINH THU

ẢNH HƯỞNG CỦA MINH BẠCH THÔNG
TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH ĐẾN HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ
NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ "Ảnh hưởng của minh bạch thông tin tài
chính trên báo cáo tài chính đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán TP.Hồ Chí Minh" là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu khoa học độc
lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng.
Các số liệu được nêu trong luận văn được trích dẫn nguồn rõ ràng và được
thu thập từ thực tế, đáng tin cậy, được xử lý trung thực và khách quan.
Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TP.HCM, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả

Nguyễn Thị Linh Thu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....6
1.1 Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước liên quan ..................................6
1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước liên quan...................................8
Kết luận chương 1 .....................................................................................11
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN
TÀI CHÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN ...........................12
2.1 Một số vấn đề chung về minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà
đầu tư ............................................................................................................12
2.1.1 Minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu tư .....................12
2.1.2 Các văn bản hướng dẫn công bố thông tin theo quy định hiện hành .. 15

2.2 Các lý thuyết nền liên quan đến tính minh bạch thông tin tài chính và
hành vi nhà đầu tư ........................................................................................19
2.2.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng ....................................................19
2.2.2 Lý thuyết người đại diện .................................................................22
2.2.3 Lý thuyết tiết kiệm chi phí thông tin...............................................24
2.2.4 Lý thuyết các bên có lợi ích ............................................................25
2.2.5 Lý thuyết hành động hợp lý ............................................................27
2.2.6 Một số lý thuyết và nguyên lý cơ bản của Tài chính hành vi .........29
Kết luận chương 2 .........................................................................................30
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................31
3.1 Quy trình nghiên cứu ...........................................................................31
3.2 Khung phân tích nghiên cứu ...............................................................32
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................32

3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................36


3.3 Phương pháp thu thập mẫu ..................................................................37
3.4 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi.......................................37
3.4.1 Thiết kế thang đo ............................................................................37
3.4.2 Xây dựng bảng câu hỏi ...................................................................45
3.5 Phương pháp phân tích dữ liệu............................................................46
Kết luận chương 3 .........................................................................................48
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................49
4.1 Mô tả mẫu nghiên cứu .........................................................................49
4.2 Đánh giá thang đo ...............................................................................51
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................53
4.4 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu .....................................57
4.4.1 Phân tích tương quan ......................................................................57
4.4.2 Phân tích hồi quy ............................................................................58
4.4.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ....................................................66
4.5 Kiểm định sự khác biệt hành vi nhà đầu tư theo các đặc điểm cá nhân .. 68

Kết luận chương 4 .........................................................................................73
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................74
5.1 Kết luận ...............................................................................................74
5.2 Kiến nghị .............................................................................................75
5.2.1 Đối với công ty niêm yết.................................................................75
5.2.2 Đối với nhà đầu tư cá nhân .............................................................77
5.2.3 Đối với Ủy Ban chứng khoán nhà nước và SGDCK ..................... 77
5.3 Đóng góp nghiên cứu ..........................................................................79
5.4 Hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai ..........................79
Kết luận chương 5 .........................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu

Diễn giải

BGĐ

Ban giám đốc

CBTT

Công bố thông tin

CTCP

Công ty cổ phần

CTNY

Công ty niêm yết


GDCK

Giao dịch chứng khoán

HĐQT

Hội đồng quản trị

SGDCK

Sở Giao dịch chứng khoán

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTTC

Thông tin tài chính

UBCKNN

Ủy Ban chứng khoán Nhà nước


DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Thang đo hành vi nhà đầu tư cá nhân ....................................................... 39
Bảng 3.2. Thang đo minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn ...................................... 40
Bảng 3.3. Thang đo minh bạch thông tin tài chính ................................................... 43
Bảng 3.4. Minh bạch cấu trúc, hoạt động của HĐQT và BGĐ ................................ 45
Bảng 4.1. Thống kê mẫu quan sát ............................................................................. 50
Bảng 4.2. Kết quả kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha ........................ 52
Bảng 4.3. Kiểm định KMO và Bartlett (1) ............................................................... 53
Bảng 4.4. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân

tố đại diện................................................................................................................. 54
Bảng 4.5. Ma trận xoay nhân tố ................................................................................ 55
Bảng 4.6. Kiểm định KMO và Bartlett (2) ............................................................... 56
Bảng 4.7. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với các nhân

tố đại diện................................................................................................................. 57
Bảng 4.8. Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 58
Bảng 4.9. Tóm tắt mô hình (1) .................................................................................. 59
Bảng 4.10. Phân tích phương sai mô hình (1) ........................................................... 59
Bảng 4.11. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (1) .................................................... 60
Bảng 4.12. Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey mô hình (1) ................................... 61
Bảng 4.13. Tóm tắt mô hình (2) ................................................................................ 62
Bảng 4.14. Phân tích phương sai mô hình (2) ........................................................... 62
Bảng 4.15. Kiểm định đa cộng tuyến mô hình (2) .................................................... 63


Bảng 4.16. Kiểm định Breusch-Pagan-Godfrey mô hình (2) ................................... 64
Bảng 4.17. Hệ số hồi quy mô hình (2) ...................................................................... 65
Bảng 4.18. Bảng tổng hợp kết qua nghiên cứu ......................................................... 68
Bảng 4.19. Phân tích ANOVA những nhóm nhà đầu tư có giới tính khác nhau ...... 68

Bảng 4.20. Phân tích ANOVA những nhóm nhà đầu tư có thu nhập khác nhau...... 69
Bảng 4.21. Phân tích ANOVA hành vi của nhà đầu tư khác nhau về trình độ

học vấn ..................................................................................................................... 70
Bảng 4.22. Phân tích ANOVA hành vi của nhà đầu tư có độ tuổi khác nhau. ......... 71
Bảng 4.23. Phân tích ANOVA hành vi của nhà đầu tư có kinh nghiệm khác nhau . 72


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn ........................................................... 31
Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất...................................................................... 36
Hình 3.3. Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo ................................................. 46


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, minh bạch thông tin không còn là một vấn đề quá mới mẻ đối với
xã hội. Tuy nhiên, nó vẫn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện
nay khi nước ta đang trên đà hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, đặc biệt phải kể
đến tầm quan trọng của minh bạch thông tin trên thị trường chứng khoán. Xuất phát
từ vấn đề bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và nhà quản lý mà TTCK Việt
Nam vẫn chưa thực sự hoạt động hiệu quả và ổn định. Minh chứng điều này, trên
thế giới xảy ra nhiều vụ bê bối tài chính lớn như Enron, WordCom... Hay tại Việt
Nam, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã từng đưa tin nhiều vi phạm về
minh bạch thông tin của các công ty chẳng hạn: CTCP Bông Bạch Tuyết cố tình che
giấu các khoản mục phải thu khác dưới sự giúp đỡ của công ty kiểm toán khiến từ
một công ty có lãi bỗng chốc trở nên lỗ trầm trọng; tình trạng chênh lệch BCTC

trước và sau kiểm toán còn quá lớn (Báo cáo của Ngân hàng Sài gòn Thương tín
năm 2009 chênh lệch 113 tỷ đồng do phương pháp trích lập dự phòng với các cổ
phiếu chưa niêm yết, CTCP Kinh Đô có chênh lệch trước và sau kiểm toán là 203 tỷ
đồng do chưa trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn; công ty
thủy sản Minh Phú có số liệu chênh lệch 42 tỷ đồng do trích lập dự phòng giảm giá
đầu tư của chứng khoán chưa niêm yết, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…); và vấn
đề vi phạm trong CBTT khác như công bố chậm, công bố không đầy đủ vẫn còn
xảy ra khá nhiều (CTCP giấy Việt Trì, CTCP quản lý quỹ đầu tư FPT, CTCP chứng
khoán An Nam, CTCP Hóa chất Đức Giang – Lào Cai, CTCP chứng khoán Đà
Nẵng, công ty trách nhiệm hữu hạn vận tải Hà Phương…) (Nguyễn Thị Bích Loan
và Nguyễn Gia Đường, 2013). Có thể thấy rằng, hầu hết các vụ bê bối về tài chính
của công ty đều có một phần nguyên nhân chính là do vấn đề minh bạch thông tin
tài chính (Uddin và Gillett, 2002).
Trên thực tế, tại Việt Nam vấn đề làm sao giải quyết bài toán minh bạch
thông tin các CTNY trên TTCK đã được các tổ chức lập quy và nhiều nhà nghiên


2

cứu quan tâm, ví dụ Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng (2008), Nguyễn Đình Hùng
(2010), Phạm Ngọc Toàn và Đinh Thị Thanh Huyền (2015), Lê Thị Mỹ Hạnh
(2015)…Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung nghiên cứu những nhân tố tác
động đến minh bạch thông tin trên BCTC, xây dựng hệ thống kiểm soát sự minh
bạch thông tin, hoặc nghiên cứu đo lường mức độ minh bạch thông tin của các công
ty sau đó đưa ra đánh giá và giải pháp. Có thể thấy rằng minh bạch thông tin đã
được nhiều tác giả xem xét tới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên số nghiên cứu
xem xét dưới góc độ tác động của nhận thức về minh bạch thông tin đến hành vi của
nhà đầu tư vẫn còn hạn chế. Cụ thể, minh bạch thông tin tài chính thể hiện qua các
yếu tố cấu trúc quyền sở hữu vốn, minh bạch tài chính, cấu trúc hoạt động của
HĐQT, BGĐ. Do đó, nhận thấy góc độ tiếp cận này vẫn còn có thể được khai thác

và mở rộng thêm nên tác giả quyết định chọn đề tài “Ảnh hưởng của minh bạch
thông tin tài chính trên báo cáo tài chính đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên
thị trường chứng khoán TP. Hồ Chí Minh”. Sau khi nghiên cứu đề tài này, tác
giả kỳ vọng sẽ tìm thêm được bằng chứng củng cố việc nhận thức của nhà đầu tư về
tính minh bạch thông tin tài chính có ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư, để từ đó đề
xuất biện pháp góp phần minh bạch hóa thông tin tài chính giúp nâng cao niềm tin
của nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam nói chung và trên TTCK TP.HCM nói riêng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định được nhân tố ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư
cá nhân trên TTCK TP.HCM.
Mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, hiểu nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư cá nhân trên
TTCK TP.HCM
Thứ hai, nhận dạng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư trên
TTCK TP.HCM.


3

Thứ ba, đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của
nhà đầu tư trên TTCK TP.HCM
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
Q1: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên
TTCK TP.HCM?
Q2: Có mối quan hệ nào giữa các nhân tố như cấu trúc quyền sở hữu vốn;
công bố thông tin minh bạch tài chính; cấu trúc hoạt động HĐQT, BGĐ với hành vi
của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.HCM?
Q3: Những nhân tố này có ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của nhà đầu

tư cá nhân trên TTCK TP.HCM?
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hành vi của nhà đầu tư cá nhân, nhận
thức nhà đầu tư về ba yếu tố (gồm minh bạch cấu trúc quyền sở hữu vốn; công bố
thông tin minh bạch tài chính; minh bạch cấu trúc, hoạt động của HĐQT, BGĐ).
5. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung:
Nghiên cứu ảnh hưởng nhận thức nhà đầu tư cá nhân về minh bạch TTTC
trên BCTC đối với hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.Hồ Chí Minh.
Về không gian:
Nghiên cứu tiến hành khảo sát hành vi nhà đầu tư cá nhân Việt Nam có tham
gia trên TTCK TP.HCM.


4

Về thời gian:
Toàn bộ quy trình khảo sát hành vi nhà đầu tư cá nhân được thực hiện từ
tháng 8/2015 đến tháng 10/2015.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kế hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Cụ thể:
Phương pháp định tính: tổng hợp tài liệu, phân tích, lựa chọn mô hình phù
hợp nghiên cứu.
Phương pháp định lượng gồm có:
+ Tính hệ số Crobach’s anpha để đánh giá độ tin cậy thang đo các biến và
đồng thời thực hiện kiểm định EFA để tìm thang đo mới.
+ Kiểm định T-test, ANOVA để kiểm định sự khác biệt của hành vi nhà đầu
tư theo đặc điểm nhân khẩu học, số năm kinh nghiệm đầu tư, phân tích tương quan,
và hồi quy tuyến tính để xem xét mức độ ảnh hưởng của biến nhận thức nhà đầu tư

về minh bạch thông tin tài chính đến hành vi nhà đầu tư.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học:
Luận văn sẽ cung cấp thêm bằng chứng cho thấy hành vi nhà đầu tư cá nhân
và sự minh bạch thông tin tài chính trên BCTC có mối quan hệ với nhau không chỉ
ở tại TTCK tại Đài Loan mà còn đúng khi nghiên cứu tại thị trường Việt Nam.
Ý nghĩa thực tế:
Trên cơ sở kết quả thực hiện, nghiên cứu sẽ tìm ra được luận cứ khoa học về
mối quan hệ giữa minh bạch TTTC và hành vi nhà đầu tư. Từ đó tác giả sẽ đưa ra
giải pháp nâng cao tính minh bạch TTTC để góp phần gia tăng niềm tin nhà đầu tư
cá nhân trên TTCK Việt Nam nói chung và trên TTCK TP. HCM nói riêng.


5

8. Điểm mới của luận văn
Kế thừa nghiên cứu của tác giả H.Fu (2006), luận văn nghiên cứu đã tiếp cận
ở khía cạnh mối quan hệ giữa nhận thức nhà đầu tư về tính minh bạch TTTC với
hành vi nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam. Minh bạch thông tin trong đề tài được
tác giả đề cập tới các vấn đề cụ thể là minh bạch tài chính; minh bạch cấu trúc
quyền sở hữu vốn; minh bạch cấu trúc, hoạt động của HĐQT, BGĐ.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn được kết cấu gồm 5 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trình bày tóm tắt các nghiên cứu công bố ở trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài. Từ đó nhận xét và xác định khe hổng nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về minh bạch TTTC và hành vi nhà đầu tư
Trình bày khái niệm, các lý thuyết có liên quan đến minh bạch thông tin và
hành vi nhà đầu tư để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên
cứu.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của sự minh bạch
TTTC đối với hành vi nhà đầu tư cá nhân trên TTCK TP.HCM.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm tắt nghiên cứu và đưa ra các kiến nghị.


6

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Các nghiên cứu công bố ở ngoài nước liên quan
Cho đến nay, chủ đề minh bạch thông tin đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, nghiên cứu theo những khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu ở tầm vĩ mô, như
giữa các quốc gia có nền kinh tế mới nổi tại Châu Á, Mỹ La tinh, Châu Âu, Trung
Đông (S.Patel và cộng sự, 2002), giữa Hong Kong với Thái Lan (Cheung và cộng
sự, 2007). Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề minh bạch thông tin tài
chính như (Cheung và cộng sự, 2007), nghiên cứu nhận thức nhà đầu tư như (H.Fu,
2006), cũng như nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin với thành quả
hoạt động tiêu biểu (Bushman và Smith, 2003), (Jahanshad và cộng sự, 2014).
Theo (S.Patel và cộng sự, 2002) cho rằng, mức độ minh bạch CBTT tại thị
trường Châu Á cải thiện đáng kể sau khủng hoảng thị trường vốn, tài chính, tiền tệ.
Đồng thời, mức độ minh bạch thông tin của thị trường Châu Á, Nam Phi cao hơn so
với thị trường Mỹ LaTinh, Đông Âu, Trung Âu. Tại khu vực Châu Á, khi so sánh
mức độ minh bạch thông tin của hai thị trường Hong Kong và Thái Lan, (Cheung
và cộng sự, 2007) chỉ ra mặc dù hai quốc gia này là hai thị trường mới nổi có khá
nhiều điểm tương đồng nhưng mức độ công bố và minh bạch thông tin vẫn có sự
khác nhau. Cụ thể, quy mô và cơ cấu HĐQT các CTNY có ảnh hưởng tích cực đến
mức độ công bố, minh bạch thông tin tại Thái Lan trong khi đó lại không ảnh hưởng

đến mức độ công bố, minh bạch thông tin tại Hong Kong. Đối với nhóm nhân tố tài
chính, quy mô công ty, hiệu quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo và khả năng
sinh lợi dài hạn của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến tính minh bạch và mức độ công
khai của các CTNY ở Hong Kong trong khi đó lại không có ảnh hưởng đối với các
CTNY ở Thái Lan.
Nghiên cứu dưới góc độ nhận thức nhà đầu tư về minh bạch thông tin ảnh
hưởng đến hành vi nhà đầu tư, tiêu biểu là nghiên cứu của (H.Fu, 2006), tác giả đã
nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch thông tin và hành vi nhà đầu tư đồng thời
xem xét lý thuyết quản trị công ty, hiệu quả hoạt động, hành vi thương mại nhà đầu


7

tư, quyết định của nhà đầu tư để từ đó đưa ra giải pháp góp phần gia tăng niềm tin
nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, dùng công cụ khảo sát bảng 20 câu hỏi, với thang đo Likert 9 điểm để đo
lường nhận thức của nhà đầu tư về các yếu tố minh bạch TTTC và hành vi nhà đầu
tư trên TTCK Đài Loan. Thông qua các kỹ thuật phân tích dữ liệu như thống kê mô
tả, độ tin cậy Crobach’s anpha, hệ số tương quan, ANOVA, hồi quy đa biến trên
mẫu 305 nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan, tác giả cho rằng: các yếu tố minh bạch
TTTC (cấu trúc quyền sở hữu vốn, minh bạch tài chính, cấu trúc hoạt động HĐQT,
BGĐ) có tương quan tích cực đối với hành vi nhà đầu tư, trong đó biến cấu trúc
hoạt động HĐQT có ảnh hưởng mạnh nhất. Do đó, tác giả cho rằng nếu công ty
muốn thiết lập một mối quan hệ dài hạn với nhà đầu tư thì công ty nên cung cấp
nhiều thông tin liên quan tới cấu trúc hội đồng, quy trình tiến hành họp hội đồng
cho các nhà đầu tư biết. Ngoài ra, nhận thức của nhà đầu tư về các yếu tố minh bạch
TTTC có sự khác biệt theo giới tính, thu nhập, trong khi đó không có sự khác biệt
giữa độ tuổi. Cụ thể, nhà đầu tư nữ có quan tâm nhiều về minh bạch TTTC hơn so
với nhà đầu tư nam, đặc biệt là cấu trúc hoạt động HĐQT và minh bạch tài chính.
Đồng thời, hành vi của nhà đầu tư trên TTCK Đài Loan không có sự khác biệt theo

số năm kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, tiếp cận theo góc độ các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch
thông tin, (Cheung và cộng sự, 2007) còn chỉ ra có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ minh bạch thông tin, đó là nhóm đặc điểm tài chính (quy mô công ty, hiệu
quả sử dụng tài sản, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng sinh lợi dài hạn của doanh
nghiệp) và nhóm đặc điểm quản trị (quy mô, cơ cấu HĐQT, tỷ lệ giám đốc điều
hành độc lập). Mức độ công bố thông tin minh bạch tài chính tại Thái Lan chịu ảnh
hưởng bởi nhân tố quy mô, cơ cấu HĐQT trong khi đó mức độ công bố thông tin
minh bạch tài chính tại Hong Kong chịu ảnh hưởng bởi nhân tố hiệu quả sử dụng tài
sản, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng sinh lợi trong dài hạn. Ngoài ra, hai thị trường
này còn có chung một đặc điểm là đối với những công ty có tỷ lệ giám đốc điều
hành độc lập càng cao thì mức độ công bố minh bạch thông tin càng cao


8

Ngoài ra, nghiên cứu mối quan hệ giữa minh bạch TTTC với hiệu quả hoạt
động công ty cũng được xem xét. Tiêu biểu, (Jahanshad và cộng sự, 2014) cho rằng,
minh bạch thông tin và hiệu quả hoạt động có mối quan hệ tích cực với nhau khi
nghiên cứu tại TTCK Tehran. Hay nói cách khác, minh bạch thông tin càng cao
càng giúp cải thiện tình hình tài chính của công ty.
Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu ở ngoài nước chủ yếu sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng, như (S.Patel và cộng sự, 2002), (Bushman và
Smith, 2003), (H.Fu 2006), (Mensah và cộng sự, 2006), (cheung và cộng sự,2007),
(Jahanshad và cộng sự, 2014).
1.2 Các nghiên cứu công bố ở trong nước liên quan
Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, phần lớn tập trung nghiên cứu ở khía
cạnh các nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính, như (Lê Trường
Vinh và Hoàng Trọng, 2008), (Nguyễn Đình Hùng, 2010), (Lâm Thị Ngọc Cẩm,
2013), (Nguyễn Chí Hồng Ngọc, 2013), (Phạm Ngọc Toàn và Trần Thị Thanh

Huyền, 2015), (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Tuy khía cạnh các nhân tố ảnh hưởng đến
minh bạch thông tin được nhiều tác giả quan tâm nhưng số lượng các nhân tố được
xem xét vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các nhóm nhân tố tài chính và nhóm nhân tố
quản trị. Nhóm nhân tố tài chính gồm: quy mô, lợi nhuận, nợ phải trả, tài sản cố
định, vòng quay tổng tài sản (Lê Trường Vinh và Hoàng Trọng, 2008), hiệu quả
hoạt động, khả năng thanh toán, đòn bẫy tài chính (Phạm Ngọc Toàn và Trần Thị
Thanh Huyền, 2015), (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015), chỉ số Q (Lâm Thị Ngọc Cẩm,
2013), (Nguyễn Chí Hồng Ngọc, 2013). Nhóm nhân tố quản trị gồm: quy mô, độc
lập HĐQT, cơ cấu HĐQT, quyền sở hữu, quy mô HĐQT (Nguyễn Chí Hồng Ngọc,
2013), (Phạm Ngọc Toàn và Trần Thị Thanh Huyền, 2015), (Lê Thị Mỹ Hạnh,
2015).
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, những công ty có lợi nhuận, chỉ số
Q, càng cao có ảnh hưởng tích cực đến mức độ minh bạch thông tin (Lê Trường
Vinh và Hoàng Trọng, 2008), (Lâm Thị Ngọc Cẩm, 2013), (Phạm Ngọc Toàn và


9

Trần Thị Thanh Huyền, 2015), (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015). Những công ty có quy mô
càng lớn, đòn bẫy tài chính càng cao, thời gian hoạt động càng dài thì mức độ minh
bạch thông tin càng cao (Phạm Ngọc Toàn và Trần Thị Thanh Huyền, 2015). Hơn
nữa, những công ty có sự độc lập của HĐQT thì mức độ minh bạch thông tin càng
cao (Nguyễn Chí Hồng Ngọc, 2013).
Bên cạnh đó, (Nguyễn Đình Hùng, 2010) đã xem xét vấn đề minh bạch thông
tin dưới góc độ xây dựng hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công
bố của các CTNY tại Việt Nam. Theo tác giả, có 6 yếu tố có tác động trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự minh bạch TTTC. Vì vậy, để kiểm soát sự minh bạch thông tin tài
chính của CTNY cần xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm 6 nhân tố đó là: hệ
thống chuẩn mực kế toán, quy định liên quan đến công bố BCTC, hệ thống kiểm
soát nội bộ, ban giám đốc, kiểm toán độc lập, ban kiểm soát.

Xét về phương pháp nghiên cứu, ban đầu các nghiên cứu ở Việt Nam sử dụng
phương pháp nghiên cứu định tính để xem xét mức độ minh bạch thông tin của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức độ xem xét chỉ dừng lại ở nhận định chủ quan. Ví
dụ, (Nguyễn Thị Liên Hoa, 2007) cho rằng trên TTCK vẫn còn tình trạng CBTT
nhầm (kết quả hoạt động của mã chứng khoán SAM nhầm với mã chứng khoán
VTC) gây thiệt hại cho nhà đầu tư; hoặc tình trạng doanh nghiệp đã niêm yết trên
TTCK nhưng vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thông tin nên khi những sự cố
bất thường xảy ra vẫn chưa kiểm soát được; cơ quan ban hành luật vẫn chưa đề cập
tới những đối tượng thuộc các công ty chưa niêm yết trong các văn bản quy định
CBTT nên gây khó khăn cho cơ quan chuyên trách trong công tác quản lý những
đối tượng này. Một nghiên cứu khác, (Nguyễn Thị Minh Tâm, 2009) chỉ ra được
bốn nguyên nhân khiến TTCK Việt Nam chưa thực sự minh bạch đó là: (i) tính
minh bạch trong BCTC chưa được coi trọng đúng mức, (ii) chưa thực hiện đầy đủ
các quy định chung của Chuẩn mực kế toán quốc tế về lập và trình bày BCTC; (iii)
Trách nhiệm của các CTNY, các nhà đầu tư và các công ty kiểm toán liên quan đến
tính trung thực hợp lý, công khai và minh bạch của các TTTC được công bố - chưa
được xử lý đúng luật; (iv) Độ tin cậy của kết quả kiểm toán độc lập BCTC đối với


10

ngân hàng thương mại Việt Nam chưa cao. Sau này, các nghiên cứu đã kết hợp
thêm phương pháp nghiên cứu định lượng, giúp cho việc nghiên cứu minh bạch
thông tin có nhiều bằng chứng thuyết phục hơn. Cụ thể, nhóm tác giả (Lê Trường
Vinh và Hoàng Trọng, 2008) đã tiến hành khảo sát 30 CTNY tại sàn HOSE và tìm
ra được nhân tố lợi nhuận có ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin của các
CTNY. Tác giả (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015) sau khi phân tích định lượng kiểm định
mô hình hồi quy chỉ ra rằng: đòn bẫy tài chính, lợi nhuận, công ty kiểm toán và cơ
cấu HĐQT có ảnh hưởng đến mức độ minh bạch TTTC của CTNY trên TTCK
TP.HCM. Hoặc một nghiên cứu khác của (Nguyễn Ngọc Toàn và Trần Thị Thanh

Huyền, 2015) đã tiến hành phân tích định lượng kiểm định mô hình 13 nhân tố ảnh
hưởng đến minh bạch thông tin CTNY. Sau khi kiểm định 296 CTNY trên SGDCK
TP.HCM, dữ liệu lấy từ BCTC trên website CTNY và HOSE. Kết quả cho thấy có
7/13 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin tài chính của CTNY, gồm:
quy mô công ty, thời gian hoạt động, hiệu quả sử dụng tài sản, công ty kiểm toán,
khả năng thanh toán, đòn bẫy tài chính, tình hình tài chính.
Tóm lại, các nghiên cứu ở ngoài nước giai đoạn đầu tập trung nghiên cứu
minh bạch thông tin ở cấp độ vĩ mô sau này chuyển sang nghiên cứu ở tầm vi mô.
Nghiên cứu xem xét ở mức độ cụ thể hơn, như đo lường mức độ minh bạch, các
nhân tố ảnh hưởng, nhận thức nhà đầu tư. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là định
lượng. Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, các nghiên cứu tập trung xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến minh bạch thông tin. Tuy nhiên số nhân tố nghiên cứu còn
hạn chế, chủ yếu là nhân tố tài chính và nhân tố quản trị. Phương pháp nghiên cứu
ban đầu sử dụng là nghiên cứu định tính, sau này kết hợp sử dụng thêm phương
pháp nghiên cứu định lượng. Việc nghiên cứu nhận thức nhà đầu tư về tính minh
bạch thông tin ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư vẫn còn hạn chế. Nhận thức nhà
đầu tư về cấu trúc quyền sở hữu vốn, minh bạch thông tin tài chính, cấu trúc hoạt
động HĐQT, BGĐ có ảnh hưởng đến hành vi nhà đầu tư trên TTCK đã được kiểm
định tại thị trường Đài Loan (H.Fu, 2006). Do vậy, nhận thấy đây là khe hỗng để tác


11

giả tiếp tục nghiên cứu nhằm có thêm bằng chứng bổ sung vào chủ đề nghiên cứu
minh bạch thông tin tài chính tại thị trường Việt Nam.

Kết luận chương 1
Chương 1 đã trình bày tóm tắt các nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước có
liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó, nghiên cứu xác định khe hỗng nghiên cứu
để tiếp tục thực hiện đề tài luận văn.



12

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MINH BẠCH THÔNG TIN TÀI
CHÍNH VÀ HÀNH VI NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
2.1 Một số vấn đề chung về minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu
tư cá nhân
2.1.1

Minh bạch thông tin tài chính và hành vi nhà đầu tư
 Khái niệm minh bạch thông tin tài chính

Trong nghiên cứu, khái niệm thông tin đã được nhiều tác giả định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, thông tin là những sự kiện, con số được thể hiện
dưới một hình thức có ích đối với người sử dụng để ra quyết định. Thông tin có ích
với việc ra quyết định của đối tượng sử dụng vì nó giảm được sự không chắc chắn
và tăng tính tri thức đối với vấn đề đang được đề cập, theo (Gelinas và Dull, 2008).
Hay nói một cách đơn giản, thông tin được hiểu dưới nhiều hình thức như ngôn
ngữ, chữ số, ký hiệu, biểu đồ, bảng biểu, thông số, công thức, nhận định, đánh
giá…và được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như báo chí, điện ảnh,
truyền thanh, truyền hình, dữ liệu điện tử đem đến cho người đọc có một sự hiểu
biết, một cách nhìn nhận mới thông qua tra cứu hoặc phân tích các thông tin trong
biểu đồ, sơ đồ, trên các dữ liệu điện tử để phục vụ cho nhu cầu tra cứu.
Thông tin trên TTCK được tác giả Nguyễn Thúy Anh (2012) định nghĩa là
“tập hợp các số liệu, tin báo, các dữ liệu phản ánh tình hình hoạt động của TTCK,
có ảnh hưởng đến biến động giá trên TTCK giúp cho đối tượng tiếp nhận có được
những quyết định nhằm đạt mục đích như mong muốn”. Trong khi đó, dưới góc độ
kinh tế, nhóm tác giả Trần Minh Tuấn và Bùi Thị Thanh (2014) lại định nghĩa là
“toàn bộ các thông tin phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai

đoạn phát triển nhất định, thông qua các BCTC, bảng kê chi tiết tài sản, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai”.
Cho đến nay, sự minh bạch thông tin đã được nhiều tổ chức và cá nhân định
nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Theo tổ chức Standard & Poor (S&P) định nghĩa
minh bạch là “sự công bố kịp thời và phù hợp của những thành quả về hoạt động và


13

tài chính của công ty cũng như các hệ thống quản trị liên quan đến cấu trúc sở hữu,
BGĐ, cấu trúc và quá trình quản lý”. Hoặc là, minh bạch thông tin phải phản ảnh
thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh sự
khác nhau của những rủi ro và cơ hội mà công ty đối mặt. Ngoài ra, thông tin phải
dễ hiểu và so sánh được, (Blanchet, 2002). Trong một nghiên cứu khác, nhóm tác
giả Bushman và cộng sự (2004) cho rằng minh bạch thông tin là “sự sẵn có của các
thông tin cụ thể về công ty đối với các đối tượng bên ngoài công ty. Thông tin được
chia làm ba nhóm chính, gồm báo cáo công ty, sự đạt được các thông tin bí mật và
sự phổ biến của thông tin”. Trong đó, sự minh bạch TTTC thông qua các báo cáo
công ty được xem xét dưới năm khía cạnh: (i) mức độ CBTT; (ii) mức độ công bố
về quản trị công ty; (iii) các nguyên tắc kế toán áp dụng để đo lường CBTT; (iv)
thời gian công bố BCTC; (v) chất lượng kiểm toán độc lập (Bushman và Smith,
2003). Không chỉ dừng lại ở đó, (Kulzick, 2004) đứng ở góc độ người sử dụng lại
cho rằng minh bạch TTTC phải liên quan tới ít nhất đến 8 yếu tố: Sự chính xác:
thông tin phản ánh chính xác sự kiện kinh tế phát sinh; Sự nhất quán: thông tin trình
bày có thể so sánh được; Sự thích hợp: thông tin có khả năng làm thay đổi quyết
định người sử dụng, giúp họ đánh giá ảnh hưởng của nghiệp vụ quá khứ, hiện tại và
tương lai đến các dòng tiền trong tương lai cũng như giúp họ xác nhận hoặc điều
chỉnh hành vi trước đó; Sự đầy đủ: tất cả thông tin cần thiết cho người sử dụng phải
được công bố đầy đủ. Bao gồm, có nhiều hơn các chỉ số đo lường thành quả hoạt
động chính, và các thông tin khác trình bày trên BCTC cần để đánh giá chính xác vị

trí và hiệu quả hoạt động của công ty; Sự rõ ràng: thông tin được trình bày rõ ràng,
dễ hiểu cho người sử dụng; Sự kịp thời: thông tin được trình bày trong khoảng thời
gian hợp lý, hay thông tin phải luôn có sẵn trước khi thông tin giảm khả năng ảnh
hưởng đến các quyết định; Sự thuận tiện: người sử dụng có thể dễ dàng và công
bằng khi truy cập tất cả các thông tin liên quan đến công ty; Quản lý và thực thi: các
chính sách phải được áp dụng đầy đủ để đảm bảo mức độ thống nhất chung về minh
bạch thông tin.


14

Theo Bushman và cộng sự (2004), minh bạch TTTC là sự sẵn có của thông
tin cụ thể về công ty cho các nhà đầu tư và cổ đông bên ngoài. Nhóm tác giả này đo
lường cơ chế cung cấp thông tin theo ba nhóm, cụ thể: (1) Những quy định trong
BCTC của công ty gồm có: mức độ, nguyên tắc, tính kịp thời của BCTC, chất lượng
kiểm toán và mức độ công khai thông tin quản trị (thông tin về mức thù lao, số cổ
phần nắm giữ của cổ đông lớn…); (2) mức độ đáp ứng các thông tin riêng biệt của
doanh nghiệp; (3) mức độ phổ biến của thông tin bao gồm khả năng tiếp cận thông
tin qua các phương tiện truyền thông. Ngoài ra, (Mironiuc và cộng sự, 2013) cũng
cho rằng minh bạch TTTC liên quan đến các yêu cầu về việc tuân thủ các quy định
trong khuôn mẫu của chuẩn mực kế toán quốc gia và quốc tế nhằm đảm bảo thông
tin trên BCTC được trình bày một cách trung thực và hợp lý, không có những sai
sót trọng yếu. Hoặc cũng có thể hiểu, minh bạch TTTC là việc cung cấp các TTTC
một cách tin cậy, kịp thời, đầy đủ, nhất quán và không có sai sót trọng yếu theo
cách thức mà công chúng có thể tiếp cận được (Lê Thị Mỹ Hạnh, 2015).
Tóm lại, minh bạch thông tin tài chính là sự công bố thông tin một cách kịp
thời, phù hợp của những thành quả về hoạt động và tài chính công ty cũng như các
hệ thống quản trị liên quan đến cấu trúc sở hữu, ban giám đốc, cấu trúc và quá
trình quản lý giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư
hợp lý và hiệu quả.

Minh bạch TTTC có vai trò quan trọng đối với nhiều đối tượng khác nhau.
Đối với người sử dụng, minh bạch TTTC mang đến niềm tin và sự bảo vệ, đồng
thời giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định hợp lý và hiệu quả. Đối với công ty, minh
bạch TTTC giúp cho bản thân công ty giảm bớt rủi ro, gian lận BCTC, gia tăng giá
trị, uy tín, giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Đối với TTCK, minh bạch TTTC giúp giá
chứng khoán phản ảnh đúng giá trị nội tại, góp phần giúp TTCK hoạt động hiệu quả
và bền vững (Nguyễn Đình Hùng, 2010).


15

 Khái niệm hành vi nhà đầu tư
Theo luật Chứng khoán 2006: “Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân Việt Nam và
tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư trên TTCK”. Trong luận văn, nhà đầu
tư được hiểu là các nhà đầu tư cá nhân tham gia trên TTCK. Khi tham gia trên
TTCK, nhà đầu tư quan tâm chủ yếu vào ba mục tiêu chính là cổ tức, an toàn vốn và
gia tăng vốn đầu tư.
Hành vi nhà đầu tư trên TTCK được hiểu “chuỗi hành động của nhà đầu tư
trước các kích thích của môi trường bên ngoài có liên quan đến TTCK và các yếu tố
bên trong thuộc về nhà đầu tư”, Nguyễn Đức Hiển (2012). Trong phạm vi luận văn,
khi đề cập tới hành vi nhà đầu tư được hiểu bao gồm các hoạt động mua, bán và
nắm giữ cổ phiếu.
Nghiên cứu của tác giả (Rezaee và cộng sự, 2003), (H.Fu, 2006) cho rằng
việc minh bạch TTTC có ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi của nhà đầu tư, trong
đó minh bạch về quy trình hoạt động và cấu trúc HĐQT có ảnh hưởng đáng kể đến
hành vi của nhà đầu tư trên TTCK. Một nghiên cứu khác nhấn mạnh rằng hiệu quả
hoạt động của HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến thành quả hoạt động công ty và
mối quan hệ nhà đầu tư (Randoy và cộng sự, 2003). Hơn nữa, hiệu quả hoạt động
tài chính công ty có ảnh hưởng tích cực đối với việc thu hút nhà đầu tư nên việc
minh bạch TTTC công ty sẽ góp phần cải thiện được sự quan tâm và niềm tin của

nhà đầu tư trên TTCK (Flouris và Walker, 2005).
2.1.2

Các văn bản hướng dẫn công bố thông tin theo quy định hiện hành

TTCK Việt Nam chính thức ra đời ngày 20/7/2000, trải qua hơn một thập kỉ
hình thành và phát triển đã cho thấy vai trò quan trọng của sự quản lý và điều hành
của Nhà nước, đảm bảo TTCK hoạt động công bằng, công khai, minh bạch, an toàn
và hiệu quả. Vai trò này thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp quy, hướng dẫn về
hoạt động CBTT trên TTCK. Hiện nay, việc CBTT trên TTCK chịu sự chi phối chủ
yếu bởi một số văn bản pháp quy sau:


16

 Luật chứng khoán năm 2006
Ngày 29/6/2006, Quốc Hội đã thông qua Luật Chứng Khoán số 70/QH 11 áp
dụng từ ngày 1/1/2007 bao gồm 11 chương, 136 điều quy định toàn diện các hoạt
động trên TTCK. Luật Chứng Khoán ra đời đã đánh dấu một bước ngoặc lớn, có ý
nghĩa trong công tác quản lý, điều hành hoạt động TTCK Việt Nam. Luật này đã tạo
lập ra một khuôn khổ pháp lý có giá trị pháp lý cao nhất cho hoạt động trên TTCK,
dùng làm cơ sở giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn với các văn bản pháp luật khác
có liên quan nhằm mục đích hoàn thiện mô hình hoạt động của TTCK cũng như
thúc đẩy TTCK phát triển ổn định, hiệu quả. Luật Chứng khoán có phạm vi điều
chỉnh rộng hơn bao gồm hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết,
giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và TTCK.
Theo luật, nguyên tắc hoạt động trên TTCK phải đảm bảo: (i) tôn trọng quyền tự do
mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân. (ii) công bằng,
công khai, minh bạch. (iii) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. (iv) tự
chịu trách nhiệm về rủi ro. (v) tuân thủ quy định của pháp luật. Ngoài ra, Luật cũng

đưa ra những quy định cấm những hành vi cụ thể gây ảnh hưởng đến lợi ích của các
đối tượng tham gia trên TTCK, các quy định xử phạt vi phạm cũng như chi tiết các
quyền và nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan (UBCKNN, Sở giao dịch chứng
khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, công ty thành viên, công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đại chúng…).
Sau một quá trình áp dụng Luật Chứng khoán số 70/QH11, ngày 24/11/2010,
Quốc Hội đã biểu quyết thông qua Luật số 62/2010/QH12 về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật chứng khoán. Luật sửa đổi này tập trung sửa đổi, bổ sung 20 điều
và bãi bỏ 1 điều trong 136 điều của Luật chứng khoán trước đó. Văn bản pháp luật
này có giá trị pháp lý cao nhất, đã khắc phục được một số hạn chế trong khuôn khổ
pháp luật chứng khoán. Theo đó, luật sửa đổi cũng đã kiểm soát chặt hơn nghĩa vụ
CBTT theo quy định, giúp nâng cao việc thực hiện nghĩa vụ này. Bên cạnh đó, Luật
sửa đổi cũng góp phần phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về
CBTT, đảm bảo TTCK phát triển minh bạch và bền vững.


×