Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI LÊ THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
TRÌNH BÀY BÁO CÁO BỘ PHẬN
CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

BÙI LÊ THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
TRÌNH BÀY BÁO CÁO BỘ PHẬN
CỦA CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Kế tốn
Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. MAI THỊ HOÀNG MINH

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự hướng dẫn của
PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố
đầy đủ. Nội dung của luận văn là trung thực.
Tác giả luận văn
Bùi Lê Thái Bình


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4
5. Những đóng góp của luận văn ............................................................................ 4
CHƯƠNG 1 -TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRÌNH BÀY BÁO
CÁO BỘ PHẬN .............................................................................................................. 6
1.1.


Các nghiên cứu về báo cáo bộ phận ................................................................ 6

1.1.1.

Bài báo và nghiên cứu khoa học nước ngoài ............................................... 7

1.1.2.

Bài báo và các nghiên cứu trong nước....................................................... 10

1.2.

Các vấn đề còn tồn đọng trong các nghiên cứu trước đó............................ 12

1.2.1.

Khái quát những yếu kèm và bất cập trong thực tiễn ................................ 12

1.2.2.

Các vấn đề tồn đọng trong nghiên cứu ...................................................... 13

CHƯƠNG 2 -CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 15
2.1.

Khái niệm báo cáo bộ phận ........................................................................... 15

2.2.

Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán quốc tế....................................... 16


2.2.1.

Lịch sử ra đời các chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo bộ phận ........... 16

2.2.2.

Lợi ích và chỉ trích xung quanh báo cáo bộ phận ...................................... 19


2.3.

Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán việt nam .................................... 20

2.3.1.

Quá trình hình thành .................................................................................. 20

2.3.2.

Chuẩn mực chung ...................................................................................... 22

2.3.3.

Nội dung chuẩn mực VAS 28 .................................................................... 23

2.4.

So sánh quy định của VAS 28 với IFRS 8 .................................................... 26


2.4.1.

Mục tiêu, đối tượng và phương pháp thực hiện ......................................... 26

2.4.2.

Kết quả đối chiếu ....................................................................................... 26

2.5.

Nguyên nhân của sự khác biệt và hướng hội tụ giữa việt nam và quốc tế 29

2.6.

Lý thuyết nền .................................................................................................. 29

2.6.1.

Lý thuyết chi phí đại diện ( Agency Theory) ............................................ 29

2.6.2.

Lý thuyết dấu hiệu ( Signaling theory) ...................................................... 31

2.6.3.

Lý thuyết chi phí sở hữu ( Proprietary cost theory)................................... 32

2.7.


Các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu ......................................................... 33

2.7.1.

Mức độ trình bày báo cáo bộ phận ............................................................ 33

2.7.2.

Quy mơ cơng ty.......................................................................................... 33

2.7.3.

Địn bẩy tài chính ....................................................................................... 34

2.7.4.

Phân tán quyền sở hữu ............................................................................... 34

2.7.5.

Khả năng sinh lời ....................................................................................... 35

2.7.6.

Cơng ty kiểm tốn ...................................................................................... 35

2.7.7.

Mức độ tăng trưởng ................................................................................... 36


2.7.8.

Rủi ro thị trường ........................................................................................ 36

Chương 3 3.1.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 39

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 39

3.1.1.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 39

3.1.2.

Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 39

3.2.

Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 39

3.2.1.

Phương thức lấy mẫu ................................................................................. 40


3.2.2.

Cỡ mẫu ....................................................................................................... 40


3.3.

Xây dựng phương trình nghiên cứu ............................................................. 41

3.4.

Đo lường chỉ số mức độ trình bày BCBP ..................................................... 42

3.5.

Khảo sát nhân tố định danh .......................................................................... 44

Chương 4 4.1.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...................................... 45

Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam và sở giao dịch chứng

khốn Thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 45
4.1.1.

Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................... 45

4.1.2.

Giới thiệu về Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh ........... 45

4.2.


Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................................................... 47

4.2.1.

Thống kê mơ tả .......................................................................................... 47

4.2.2.

Phân tích tương quan giữa các biến ........................................................... 54

4.2.3.

Phân tích phương sai ANOVA .................................................................. 57

4.2.4.

Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu ...................................................... 58

Chương 5 5.1.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 61

Sự cần thiết của các giải pháp hồn thiện việc trình bày BCBP của các

cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán .................................................................. 61
5.2.

Các giải pháp nền tảng ................................................................................... 62

5.2.1.


Hoàn thiện các quy định pháp lý và chuẩn mực nghề nghiệp ................... 62

5.2.2.

Giải pháp nâng cao khả năng áp dụng VAS 28 ......................................... 64

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………...69
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ NGHỊ CHO NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCBP

Báo cáo bộ phận

BCTC

Báo cáo tài chính

CODM

Chief operating decision maker – Người ra quyết định hoạt động

DN

Doanh nghiệp


FASB

Financial Accounting Standard Board - Ủy ban chuẩn mực kế tốn tài
chính Hoa Kỳ

IAS

International Accouting Standard – Chuẩn mực kế toán quốc tế

IFRS

International Financial Reporting Standards – Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế

SFAS

Statement of Financial Accounting Standards – Chuẩn mực kế tốn tài
chính Hoa Kỳ

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

KTV

Kiểm toán viên

HĐQT


Hội đồng quản trị

HOSE

Sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh

NĐT

Nhà đầu tư

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Những điểm khác biệt IFRS 8 và VAS 28 ............................................ 28
Bảng 3.1: Cách thức đo lường các nhân tố trong mơ hình ...................................... 42
Bảng 3.2: Thuyết minh 15 khoản mục đo lường mức độ trình bày BCBP ............. 43
Bảng 3.3: Tỷ lệ phân bổ các nhân tố theo thang đo định danh ............................... 44
Bảng 4.1 Thống kê tình trạng lập báo cáo bộ phận 2014 ........................................ 47
Bảng 4.2: Thống kê số lượng công ty trình bày BCBP........................................... 49
Bảng 4.3: Thống kế số lượng các BCBP chính yếu trình bày theo loại.................. 50
Bảng 4.4 Thống kê lập BCBP theo các chỉ tiêu ...................................................... 51
Bảng 4.5 Thống kê mô tả theo các nhân tố ............................................................. 52
Bảng 4.6: Ma trận hệ số tương quan ....................................................................... 54



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu ................................................................................ 37
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 39
Hình 4.1: Số lượng doanh nghiệp niêm yết ở SGDCK TP.HCM ........................... 46


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đang trong xu hướng hội nhập toàn cầu hóa ngày
càng cao, vào năm 2007 Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) và mới đây là đã là thành viên của Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định TPP có ảnh hưởng rất lớn đến ngành kinh tế
Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam là điểm đầu tư tốt khi các rào cản
về thuế quan và sự tự do của thị trường lao động quốc tế. Chính những tác động này sẽ
làm cho nền kinh tế Việt Nam sự thách thức tự thay đổi mình để hịa nhập quốc tế và
thị trường chứng khoán là một trong những lĩnh vực thay đổi rất nhanh chóng để thu
hút vốn đầu tư nước ngồi. Để đáp ứng u cầu hội nhập thì việc phát triển thị trường
chứng khoán vững mạnh và minh bạch về thông tin là yêu cầu cần thiết giúp thị trường
phát triển và tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Để làm được điều này thì việc nâng cao về
lượng và chất đối với thơng tin kế tốn là điều kiện cần và đủ để thị trường chứng
khoán Việt Nam phát triển hội nhập.
Sự hội nhập ngày càng nhanh và mạnh với nền kinh tế thế giới cùng với sự ra đời của
thị trường chứng khoán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát
triển ngày càng nhanh và mạnh cả về quy mô và số lượng doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp hiện nay không chỉ hoạt động thu hẹp trong một ngành nghề cụ thể ở thị trường
trong nước mà có xu hướng đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và vươn ra hoạt động

tại nhiều thị trường trên thế giới. Đó là những tín hiệu tích cực cho sự phát triển của
nền kinh tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu
tư trong nước và nước ngồi để có nguồn lực tài chính phục vụ cho mở rộng đầu tư
kinh doanh và để có thể thu hút nhà đầu tư doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống
thơng tin kế tốn và báo cáo tài chính minh bạch và cung cấp thơng tin hữu ích cho
việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay hệ thống chuẩn mực kế
toán vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển của quy định và thơng lệ quốc tế do đó báo cáo


2

tài chính lập theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam vẫn còn một số hạn chế và chưa cung
cấp được đầy đủ thông tin với chất lượng tốt nhất cho các người sử dụng.
Một trong những thông tin công bố quan trọng trên báo cáo tài chính đã kiểm tốn của
các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn là thông tin về báo cáo bộ phận .
Thông tin về báo cáo bộ phận sẽ hỗ trợ cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ về
tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các cơng ty có
thị trường tại nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực hoạt động thì việ cung cấp thông tin báo
cáo bộ phận sẽ giúp cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp một
cách tổng quan.
Hiện nay tại Việt Nam, doanh nghiệp đang áp dụng việc trình bày các yêu cầu về báo
cáo bộ phận theo VAS 28, nhưng sau nhiều năm áp dụng nhiều doanh nghiệp vẫn có
hiểu biết chưa rõ ràng, chưa lưu tâm đầy đủ tới việc lập và trình bày báo cáo bộ phận
hoặc lập báo cáo bộ phận sơ sài chỉ để nhằm mục đích tuân thủ các quy định. Dựa trên
thực tiễn đó, với mong muốn đem lại cái nhìn sâu hơn về nhân tố ảnh hưởng đến việc
trình bày báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết phù hợp với chuẩn mực kế toán
hiện hành, tác giả đã chọn đề tài “Đánh giá các nhân tố tác động đến việc trình bày
báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khốn Thành phố Hồ
Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu nhằm tới 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Khái quát và hệ thống các nghiên cứu trên thế giới và trong nước về trình bày BCBP
trên BCTC đã kiểm toán nhằm xác định được lỗ hỏng trong các nghiên cứu trước làm
nền tảng cho nghiên cứu của tác giả.
- Tóm tắt các cơ sở lý luận chính liên quan đến trình bày thơng tin BCBP và đo lường
các yếu tố tác động đến việc trình bày và công bố báo cáo bộ phận trên báo cáo kiểm
toán tại Việt Nam.


3

- Dựa theo kết quả nghiên cứu thu được qua kiểm định tác giả sẽ đưa ra các giải pháp
phù hợp cải thiện và nâng cao thơng tin trình bày BCBP, qua đó góp phần cho thị
trường chứng khốn Việt Nam nói chung và sàn chứng khốn Hồ Chí Minh nói riêng
phát triển theo minh bạch thơng tin, hịa nhập quốc tế và thu hút được nhiều nhà đầu
tư.
Đo lường mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc trình bày và cơng bố báo
cáo bộ phận được cụ thể qua 2 câu hỏi nghiên cứu sau:
-

Câu hỏi nghiên cứu 1: Mức độ trình bày thơng tin báo cáo bộ phận của các
công ty niêm yết trên sàn chứng khốn Hồ Chí Minh?

-

Câu hỏi nghiên cứu 2: Yếu tố nào ảnh hưởng chủ yếu trong việc công bố thông
tin báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khốn Hồ Chí
Minh?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thông tin BCBP trên báo cáo tài chính đã kiểm tốn năm
2014 của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu: Các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn Hồ Chí
Minh, là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam về giá trị và khối lượng giao
dịch hàng ngày, tập trung các công ty niêm yết đứng đầu trong các ngành. Nghiên cứu
này không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù về tài chính
như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư.


4

4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến trình nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định các
yếu tố ảnh hưởng đến việc công bố thông tin BCBP của các cơng ty niêm yết trên sàn
chứng khốn Hồ Chí Minh.
Các cơng cụ, phương pháp cụ thể được sử dụng chủ yếu bao gồm:
Công cụ: Sử dụng công cụ SPSS 20. Tác giả tiến hành áp dụng phương pháp hồi quy
tuyến tính bội, xây dựng ma trận hệ số tương quan để kiểm tra mối tương quan và độ
phù hợp của các biến độc lập đo lường bằng các thang đo.
Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và thu thập thơng tin cơng bố của 120
cơng ty có trình bày báo cáo bộ phận trên tổng số 390 cơng ty niêm yết trên sàn chứng
khốn Hồ Chí Minh.
Phương pháp thống kê: Sử dụng thống kê mô tả, các chỉ số đo lường mức độ trình
bày báo cáo bộ phận theo VAS 28.
Phương pháp so sánh dữ liệu: So sánh các dữ liệu thu thập được từ báo cáo đã kiểm
tốn năm 2014 của các cơng ty có trình bày báo cáo bộ phận.
5. Những đóng góp của luận văn
Luận văn của tác giả là một cơng trình nghiên cứu khoa học. Kết quả nghiên cứu của
luận văn sẽ đóng góp một số điểm cơ ban như sau:
- Một là, hệ thống hóa lại các vấn đề liên quan đến trình bày BCBP trên BCTC đã kiểm

tốn của các cơng ty niêm yết tại sàn chứng khốn Hồ Chí Minh.
- Hai là, khái quát lịch sự hình thành và q trình phát triển của BCBP có liên quan đến
nội dung đề tài góp phần đánh giá được thực trạng cơng bố thơng tin BCBP trên
BCTC. Qua đó rút ra được những yếu kém mà chế độ kế toán hiện nay cần thay đổi
theo hướng hội nhập quốc tế.
- Ba là, đề xuất các giải pháp khả thi để gia tăng mức độ trình bày báo cáo bộ phận trên
BCTC đã kiểm tốn của các cơng ty niêm yết tại sàn chứng khốn Hồ Chí Minh.


5

1.5 Kết cấu của luận văn
Luận văn được thực hiện bao gồm phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục
bảng biểu, hình vẽ, kết luận và được kết cấu bởi 5 chương chính:
Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu về trình bày báo cáo bộ phận – Trình bày sơ
lượ với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các hướng nghiên cứu trên
thế giới.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Nghiên cứu trình bày cơ sở lý thuyết liên quan các khái
niệm về báo cáo bộ phận. Xây dựng mơ hình phục vụ cho việc nghiên cứu và đặt các
giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – Trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng và
kiểm định các thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận – Trình bày thơng tin về mẫu khảo sát,
kiểm định mơ hình và đo lường các khái niệm nghiên cứu, phân tích đánh giá các kết
quả có được.
Chương 5: Giải pháp và kiến nghị - Trình bày một số giải pháp và kiến nghị nằm nâng
cao mức độ trình bày BCBP, đồng thời nêu lên những hạn chế nghiên cứu và đề nghị
các nghiên cứu tiếp theo.



6

Chương 1 - TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TRÌNH BÀY BÁO

CÁO BỘ PHẬN
Nội dung chính của chương này tác giả cung cấp một bức tranh tổng quan về q trình
nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến nội dung của luận văn. Tác giả tóm tắt những
thành cơng của các nghiên cứu trong và ngồi nước đã tìm hiểu về một số mảng nội
dung khác nhau có liên quan đến hướng nghiên cứu của tác giả, qua đó xác định lỗ
hỏng cịn thiếu sót của vấn đề nghiên cứu và nhằm minh chứng cho tính cấp thiết của
luận văn này.
1.1. Các nghiên cứu về báo cáo bộ phận
Sự phát triển của các tập đoàn kinh tế trên thế giới bắt nguồn từ các chiến lược đa dạng
hóa lĩnh vực kinh doanh và địa lý đã dẫn đến sự gia tăng tính phức tạp của các hoạt
động kinh doanh gây tác động mạnh mẽ đến các thông tin tài chính cho các nhà đầu tư.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn cần tìm hiểu sâu hơn thì trên thế giới đã có nhiều nghiên
cứu thực nghiệm về báo cáo bộ phận. Các nghiên cứu này thường chia làm hai nhóm
chính. Nhóm đầu tiên nghiên cứu báo cáo bộ phận ở khía cạnh các thơng tin tự nguyện
trình bày. Nhóm thứ hai theo khuynh hướng thảo luận về chuẩn mực mới so với các
chuẩn mực cũ trước đây và đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố và ảnh
hưởng của chúng đến việc trình bày báo cáo bộ phận trên thực tế.
Nhiều nghiên cứu thuộc nhóm thứ nhất nhận định rằng việc trình bày nhiều thơng tin
hơn tiềm ẩn cả lợi ích và chi phí. Việc trình bày nhiều thơng tin hơn sẽ làm giảm mức
độ thơng tin bất cân xứng từ đó cải thiện được tính thanh khoản, làm giảm chi phí sở
hữu do đó sẽ tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp. Theo Verrechia (1990) việc trình bày
nhiều thơng tin hơn có thể giúp làm giảm khả năng định giá công ty thấp hoặc cao hơn
so với giá trị thực. Xét về khía cạnh này, các nghiên cứu nhấn mạnh rằng các chuẩn
mực trước kia với mức độ tự do khá lớn đã tạo ra sự khác biệt về nội dung của các
thông tin được cơng bố do đó một số cơng ty đã giới hạn các thơng tin mà họ trình bày



7

để tránh thu hút thêm các đối thủ cạnh tranh vào lĩnh vực kinh doanh đang tạo ra lợi
nhuận. Và việc làm này thường được các công ty áp dụng khi trình bày các thơng tin
nhạy cảm về kinh doanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các bộ phận có lợi nhuận cao
thường có dấu hiệu bị che dấu đi để giảm áp lực gia nhập ngành của các đối thủ cạnh
tranh tiềm năng.
Đối với nhóm nghiên cứu thứ hai, đã có rất nhiều các nghiên cứu đã tìm hiểu về việc
áp dụng các chuẩn mực kế toán về báo cáo bộ phận. Việc áp dụng SFAS 131 thực sự
đã đem lại cho người sử dụng nhiều lợi ích hơn, nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự thay
đổi chuẩn mực báo cáo bộ phận của Hoa Kỳ đã làm gia tăng số lượng các bộ phận
đươc trình bày trong báo cáo. Nghiên cứu của Herrmann, D., & Thomas, W. B. (2000)
đã tìm hiểu về việc áp dụng SFAS 131 và SFAS 14 và nghiên cứu của Lucchese, M., &
Di Carlo, F. (2012) đã nghiên cứu về trình bày bộ phận theo IFRS 8 và IAS 14R bằng
chứng từ các công ty niêm yết ở Italia, và cả hai nghiên cứu này đã được sử dụng như
là các bằng chứng thực tế để so sánh sự khác nhau của các phương pháp lập báo cáo bộ
phận và sau đó đi đến kết luận áp dụng trình bày báo cáo bộ phận tại các quốc gia.
IASB cho rằng phương pháp của SFAS 131 đem lại kết quả tốt hơn trong thực tiễn
trình bày báo cáo bộ phận. Sau khi tìm hiểu về tình hình của các nghiên cứu về BCBP,
tác giả xin tóm tắt các cơng trình sau được các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu, mỗi một
nghiên cứu đều hướng tới đánh giá các yếu tố tác động đến mức độ trình bày BCBP.
1.1.1. Bài báo và nghiên cứu khoa học nước ngồi
Đối với các nghiên cứu được cơng bố trên các tạp chí quốc tế, tác giả tiến hành lựa
chọn một số bài nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu các ảnh hưởng đến thực trạng
trình bày báo cáo bộ phận tại một số quốc gia. Một số bài báo tiêu biểu như:
[1] Pardal, P. N., & Morais, A. I. (2011), ‘Segment Reporting Under IFRS 8–Evidence
From Spanish Listed Firms’, XVI Congreso Aeca “Nuevo modelo económico:
Empresa, Mercados y Culturas”, Granada.



8

Thông qua việc thu thập các báo cáo thường niên của 150 doanh nghiệp niêm yết tại
Tây Ban Nha năm 2009 để khảo sát mức độ tuân thủ của các cơng ty này theo IFRS 8
và các yếu tố có ảnh hưởng đến việc trình bày báo cáo bộ phận. Kết quả nghiên cứu tác
giả đã kết luận 79% công ty niêm yết ở Tây Ban Nha trình bày báo cáo bộ phận dựa
theo lĩnh vực kinh doanh. Các báo cáo bộ phận theo địa lý là cơ sở để công bố các báo
cáo cho các công ty lớn. Một phần rất nhỏ chiếm 7,6% cơng ty khơng trình bày bất kỳ
thơng tin bộ phận và các giải thích chỉ có một bộ phận trong cơng ty. Dựa theo bằng
chứng kết quả thu được thì yếu tố quy mơ cơng ty có mức độ quan hệ lớn nhất và yếu
tố tỷ suất sinh lời có mức độ quan hệ nhỏ nhất so với chỉ số công bố thông tin BCBP.
[2] Pradeepkumar, K. (2011). An Appraisal of Segment Reporting Practices of Indian
IT Industry. Journal of Modern Accounting and Auditing, 7(10), 1023-1033.
Nghiên cứu đánh giá thực trạng lập và trình bày BCBP của các công ty niêm yết trong
lĩnh vực công nghệ thông tin tại Ấn Độ tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Ấn Độ số 17
về BCBP. Nghiên cứu phát chỉ ra một khoảng cách lớn giữa những mô tả trong chuẩn
mực và thực tế. Kết quả thống kê cho thấy đa số các cơng ty trình bày BCBP chính yếu
theo lĩnh vực kinh doanh và chỉ trình bày số lượng có giới hạn các thơng tin mà chuẩn
mực bắt buộc trình bày. Các cơng ty niêm yết trong lĩnh vực này vẫn chưa tuân thủ
toàn bộ các yêu cầu bắt buộc trình bày của chuẩn mực. Chỉ có 13% số lượng cơng ty
trong mẫu nghiên cứu trình bày tồn bộ các thơng tin bắt buộc trình bày. Các thơng tin
tự bộ phận tự nguyện là những thông tin đem lại giá trị cao cho cổ đơng; hữu ích trong
việc duy trì quan hệ với nhà đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng, nâng cao hình ảnh cơng
ty trước cơng chúng và làm tăng đánh giá của thị trường lại được các cơng ty trình bày
rất ít, và khơng thể sử dụng các thơng tin này được trình bày trên BCBP. Nghiên cứu
kết luận các công ty chỉ áp dụng các chuẩn mực chưa hoàn toàn và tác giả cho rằng
việc áp dụng IFRS 8 tại Ấn Độ từ tháng 4 năm 2011 sẽ cải thiện được chất lượng thông
tin BCBP đồng thời sẽ có sự thay đổi quan điểm của nhà quản trị trong việc chia sẻ các
thông tin với các nhà đầu tư. Đây sẽ là cách giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty và



9

các bộ phận hiệu quả hơn và quyết định nắm giữ các khoản đầu tư tối ưu nhất.
[3] Lucchese, M., & Di Carlo, F. (2012). An analysis of segment disclosure under IFRS
8 and IAS 14R: Evidence from Italian listed companies. Working paper, University of
Naples.
Nghiên cứu khảo sát ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS8 trong năm đầu tiên và năm
tiếp theo thông qua khảo sát dữ liệu của 95 công ty niêm yết tại Italia. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các cơng ty niêm yết tại Italia ít thay đổi cách trình bày các thơng tin bộ
phận quản trị chỉ mới thể hiện được trên lý thuyết. Về mối liên hệ giữa mức độ trình
bày báo cáo bộ phận và các nhân tố của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu cho thấy quy
mô và mức sinh lời là hai yếu tố có ảnh hưởng đến việc trình bày.
[4] Alfaraih, M. M., & Alanezi, F. S. (2011). ‘What explains variation in segment
reporting - evidence from Kuwait’, International Business & Economics Research
Journal (IBER), 10(7), 31-46.
Nghiên cứu đánh giá mức độ thực hiện của các cơng ty niêm yết tại sàn chứng khốn
Kuwait và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Nghiên cứu
khảo sát 123 công ty niêm yết tại Kuwait cho thấy mực độ tuân thủ trung bình là 56%,
các cơng ty có quy mơ lớn hơn, lâu đời hơn, có địn bẫy tài chính cao hơn, khả năng
sinh lời cao hơn và có kiểm tốn độc lập là các cơng ty thuộc nhóm Big-4 sẽ có mức độ
trình bày thơng tin bộ phận cao hơn các công ty khác.
[5] Benjamin, S. J., Muthaiyah, S., Marathamuthu, M. S., & Murugaiah, U. (2010). A
study of segment reporting practices: a Malaysian perspective. Journal of Applied
Business Research (JABR), 26(3).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để khảo sát một số công ty lớn trong
5 lĩnh vực kinh doanh bao gồm: Điện thoại và viễn thông, nước giải khát, truyền thông
in ấn, truyền thông điện tử, và tiện ích xã hội. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các cơng ty
khơng trình bày báo cáo bộ phận cũng khá cao, ngồi ra các cơng ty có tỷ suất lợi

nhuận cao lại là các cơng ty khơng trình bày báo cáo bộ phận. Nghiên cứu cũng đề cập


10

các giải pháp để khắc phục tình trạng khơng trình bày báo cáo bộ phận tại nước này.
Các bài báo khoa học của các cá nhân, tập thể đã nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng
cảu việc áp dụng IFRS 8 trong việc trình bày thơng tin báo cáo bộ phận có ảnh hưởng
đến quyết định của người sử dụng thông tin. Và các nghiên cứu tại các quốc gia khác
nhau cho thấy việc áp dụng IFRS 8 trong trình bày BCBP là chưa hồn tồn. Do đó,
người viết đề tài nghiên cứu này quyết định chọn đề tài ngày để thực hiện khảo sát thực
tế việc trình bày BCBP trên BCKT của các công ty niêm yết tại Việt Nam để từ đó
đánh giá các nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp để gia tăng mức độ áp dụng
chuẩn mực trình bày IFRS 8.
1.1.2. Bài báo và các nghiên cứu trong nước
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả xin đề cập tới các nghiên cứu trước đây đã nói về vấn
đề thực trạng trình bày BCBP của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Tác giả xin trình
bày tóm tắt nội dung một số nghiên cứu, quan điểm của các nghiên cứu này và đưa ra
nhận xét cá nhân của tác giả.
[1] Nguyễn Thị Phương Thúy (2011), “Hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế tốn Việt
Nam theo hướng phù hợp với thơng lệ kế toán quốc tế” – luận văn thạc sĩ kinh tế năm
2011, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Mục tiêu đề tài tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng trình bày báo cáo bộ phận theo CMKT
Việt Nam cũng như CMKT quốc tế, đề xuất giải pháp hoàn thiện CMKT Việt Nam về
BCBP theo hướng phù hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế. Phân tích tác động của năm
nhân tố độc lập: quy mô công ty, mức độ phân tán quyền sở hữu, địn bẩy tài chính, khả
năng sinh lời và cơng ty kiểm tốn. Các biến độc lập này tác động đến biến phụ thuộc
là chất lượng thông tin báo cáo bộ phận được đo bằng logarit của số lượng chỉ tiêu
được báo cáo cho mỗi bộ phận hoạt động. Mẫu nghiên cứu là báo cáo tài chính được
kiểm tốn của 118 công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh.

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả, kiểm định hệ số tương quan,
kiểm định trung bình. Kết quả nhân tố khả năng sinh lời, địn bẩy tài chính và độ phân


11

tán quyền sở hữu có mối tương quan với việc trình bày BCBP, hai nhân tố cịn lại
khơng có sự tương quan.
[2] Trần Thị Thúy An (2013), “Thực trạng và giải pháp hồn thiện trình bày và cơng
bố báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TPHCM”
- luận văn thạc sĩ năm 2013, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu thực trạng trình bày báo cáo bộ phận của các công ty
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Hồ Chí Minh qua đó xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến việc trình bày báo cáo bộ phận theo VAS 28 của các công ty niêm yết. Các
yếu tố được tác giả khảo sát biến độc lập gồm có: quy mơ cơng ty, mức phân tán quyền
sở hữu, cơng ty kiểm tốn, địn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lời. Biến phụ thuộc là chất
lượng báo cáo bộ phận và số lượng báo cáo bộ phận. Phương pháp nghiên cứu là thống
kê mô tả, kiểm định tương quan giữa các biến. Kết quả kiểm định cho thấy khơng có
yếu tố nào có sự tượng quan từ đó đưa ra kết luận các nhân tố tác động lên số lượng và
chất lượng báo cáo bộ phận theo các giả thuyết đã xây dựng không được hỗ trợ trong
trường hợp xem xét ảnh hưởng của chúng lên việc lập báo cáo bộ phận tại thị trường
chứng khoán Hồ Chí Minh trong năm 2012.
[3] Nguyễn Thị Kim Nhung (2013), “Vận dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế để hồn
thiện việc trình bày báo cáo bộ phận của các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Việt Nam” luận văn thạc sĩ năm 2013, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Nghiên cứu này tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc lập và trình bày báo
cáo bộ phận của các cơng ty trên sàn chứng khốn Việt Nam và từ đó xác định được
các hạn chế cịn tồn tại. Các nhân tố được tác giả xác định là: biến độc lập gồm có quy
mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, thời gian hoạt động, mức độ tăng trưởng, cơng ty kiểm
tốn, khả năng sinh lời và lĩnh vực kinh doanh thuộc nhóm cơng nghiệp chế biến và

biến phụ thuộc là mức độ trình bày báo cáo bộ phận. Mẫu nghiên cứu là báo cáo tài
chính đã kiểm tốn của 176 công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu thống kê mơ tả, kiểm định sự tương quan của biến phụ thuộc


12

và biến độc lập thể hiện thông qua các tham số hồi quy và được ước lượng bằng
phương pháp bình phương bé nhất (OLS). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc
lập thời gian hoạt động, tỷ suất sinh lời, cơng ty kiểm tốn và lĩnh vực kinh doanh cơng
nghiệp chế biến có sự tương quan với biến phụ thuộc và có ý nghĩa thống kê. Từ các
kết quả nhận được tác giả đề ra các giải pháp để hồn thiện việc trình bày báo cáo bộ
phận tại Việt Nam.
[4] Phạm Thị Thủy (2013), “Trình bày và sử dụng thông tin về báo cáo bộ phận theo
VAS 28 tại các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam”
nghiên cứu khoa học 2013, Tạp chí nghiên cứu phát triển Đại học kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu này tập trung giới thiệu về các qui định trình bày thơng tin về các bộ phận
theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam và trình bày thực trạng về trình bày BCBP tại các
cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ thực trạng nghiên cứu
được tác giả đã chỉ ra hạn chế của VAS 28 là giới hạn các bộ phận báo cáo chỉ là theo
lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý đã dần tới thực tế có nhiều doanh nghiệp coi
tồn bộ doanh nghiệp là một phận duy nhất, từ đó khơng trình bày báo cáo bộ phận
trong thuyết minh báo cáo tài chính. Và tác giả đề xuất VAS 28 nên được sửa đổi theo
hướng phù hợp với IFRS 8 nhằm gia tăng số lượng các doanh nghiệp có báo cáo bộ
phận và tăng số lượng bộ phận báo cáo của mỗi doanh nghiệp từ đó cung cấp nhiều
thơng tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính.
1.2. Các vấn đề cịn tồn đọng trong các nghiên cứu trước đó
1.2.1. Khái quát những yếu kèm và bất cập trong thực tiễn
Để thực hiện chính sách kinh tế đổi mới, Bộ tài chính đã cho ra đời các chuẩn mực kế
tốn để có thể quản lý hệ thống kế toán Việt Nam. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của

các công ty hoạt động đa ngành nghề và khu vực địa lý thì hệ thống báo cáo kế tốn
cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu đó. Nhu cầu thơng tin tài chính đối với nhiều đối
tượng kinh doanh và đầu tư là vô cùng quan trọng và việc đảm bảo thông tin minh bạch
cho các thông tin này là một yêu cầu cấp bách. Một trong những chỉ tiêu quan trọng


13

cần được trình bày báo cáo tài chính là trình bày BCBP trên báo cáo tài chính của các
cơng ty niêm yết. Thông tin về các bộ phận nếu được cung cấp một cách hợp lý sẽ hữu
ích đối với nhiều đối tượng sử dụng báo cáo tài chính doanh nghiệp đã kiểm toán. Tuy
nhiên dù ra đời từ năm 2005, nhưng việc áp dụng VAS 28 trong thực tiễn cịn nhiều
điểm bất cập. Do đó, để có thể cạnh tranh trên thị trường hội nhập quốc tế thì thơng tin
trên báo cáo tài chính kiểm tốn trên thị trường niêm yết cần phải được nâng cao theo
hướng chuẩn mực quốc tế .
1.2.2. Các vấn đề tồn đọng trong nghiên cứu
Qua cơng việc tìm hiểu các cơng trình nghiên cứu có liên quan và xem xét các bất cập
của thực tiễn. Tác giả xin tóm tắt lại lỗ hỏng cũng như thiếu sót để làm tiền đề cho đề
tài nghiên cứu của tác giả như sau:
+ Đối với cơng trình nghiên cứu nước ngồi
Các cơng trình nghiên cứu mà tác giả chọn lọc đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng
lên việc trình bày BCBP. Tuy nhiên, các nghiên cứu này bị giới hạn ở các quốc gia có
nền kinh tế phát triển.Và việc trình bày BCBP thường được trình bày theo IFRS 8 là
chuẩn mực mới nhất với nhiều yêu cầu hơn về trình bày BCBP. Đối với mơi trường
kinh tế Việt Nam, thì việc trình bày BCBP vẫn theo VAS 28 từ năm 2005 chưa có sự
thay đổi nhiều so với chuẩn mực kế toán thế giới hiện hành do đó về đánh giá thực
trạng áp dụng chuẩn mực trình bày BCBP và xem xét ảnh hưởng của các nhân tố là
một vấn đề cần được nghiên cứu cần thiết.
+ Đối với cơng trình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu đã kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến trình bày BCBP theo VAS 28

tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, dữ liệu để nghiên cứu của các tác giả được sử dụng
là vào năm 2012 và năm 2013. Hiện nay với việc vừa gia nhập hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương thì việc hội nhập kế tốn theo hướng quốc tế hóa là vơ cùng quan
trọng. Để đáp ứng được các yêu cầu của các chủ đầu tư nước ngồi thì việc trình bày
thơng tin của các cơng ty niêm yết phải được trình bày theo hướng chuẩn mực kế toán


14

quốc tế. Để đánh giá thực trình bày BCBP theo VAS 28 hiện tại của các công ty niêm
yết từ đó có các giải pháp để hồn thiện và nâng cao số lượng trình bày BCBP là cơng
việc cần được nghiên cứu. Do vậy, tác giả đánh giá việc sử dụng dữ liệu tài chính năm
2014 là phù hợp để nghiên cứu thực trạng trình bày BCBP và các nhân tố ảnh hưởng.
TĨM TẮT
Từ các nghiên cứu có liên quan đến các nhân tố tác động đến việc trình bày báo cáo bộ
phận trên báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán, tác giả tiếp tục kế thừa các nhân tố
ảnh hưởng gồm nhân tố: Quy mô công ty, khả năng sinh lời, địn bẩy tài chính, tốc độ
phát triển, mức độ phân tán quyền sở hữu, công ty kiểm tốn.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu của tác giả muốn trình bày lại một cách tổng thể các nghiên
cứu trong và ngồi nước nhằm mục đích xác định các nhân tố tác động lên việc trình
bày báo cáo bộ phận trên báo cáo tài chính đã kiểm tốn của các cơng ty niêm yết trên
thị trường chứng khốn Hồ Chí Minh năm 2014. Từ đó để cho người đọc có cái nhìn
khái qt về thực trạng áp dụng chuẩn mực kế tốn quốc tế về trình bày báo cáo bộ
phận tại Việt Nam và giải pháp để cải thiện mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế
tiến tới hội nhập quốc tế trong tương lai.
Trong chương 2, nghiên cứu sẽ trình bày các cơ sở lý thuyết về BCBP và các nhân tố
tác động lên việc trình bày BCBP được thể hiện trong chương này.


15


Chương 2 - CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài trình bày báo cáo bộ phận. Trong chương
này tác giả sẽ giới thiệu về các cơ sở lý thuyết và từ đó đề xuất mơ hình nghiên cứu cho
đề tài này.
2.1. Khái niệm báo cáo bộ phận
Theo Ijiri (1995), “ Báo cáo bộ phận có thể được định nghĩa là các số liệu tài chính
riêng của các đơn vị, cơng ty con, hoặc những bộ phận khác nhau của một công ty”.
Người sử dụng báo cáo tài chính, cộng đồng chuyên gia phân tích và các nhà nghiên
cứu được hỗ trợ các thông tin bổ sung về chia tách các bộ phận thông qua việc tìm hiểu
báo cáo bộ phận. Tất cả các cơng ty niêm yết phải công bố lợi nhuận và chi phí bộ
phận với những dữ liệu và thơng tin có liên quan, chẳng hạn như doanh thu bên ngoài
và nội bộ, tài liệu các khoản mục không dùng tiền mặt, thu nhập và chi phí… Bên cạnh
đó, cơng ty này cũng được yêu cầu phải cung cấp cho người dùng để hiểu sự khác biệt
giữa thông tin hợp nhất và các thông tin được cung cấp dưới báo cáo bộ phận.
Theo những nguyên tắc được chấp nhận chung (GAAP), “ Báo cáo bộ phận là báo cáo
của các bộ phận hoạt động ở một cơng ty trong việc trình bày kèm theo báo cáo tài
chính của nó”. Báo cáo bộ phận cần thiết cho các công ty đại chúng và không cần thiết
cho những công ty tư nhận. Báo cáo bộ phận được thiết kế để cung cấp thông tin cho
những nhà đầu tư và chủ nợ mà có liên quan đến các kết quả tài chính của cơng ty. Qua
thơng tin về báo cáo bộ phận, họ có thể sử dụng làm cơ sở cho các quyết định liên quan
đến công ty. Một bộ phận tham gia vào các hoạt động kinh doanh của cơng ty mà từ đó
bộ phận này có thể kiếm thu nhập và phải chịu chi phí phát sinh, có thơng tin tài chính
riêng biệt sẵn có, đồng thời kết quả thường xuyên được xem xét bởi giám đốc điều
chỉnh của tổ chức thông qua việc đánh giá hoạt động và phân bổ nguồn lực thì cần thực
hiện theo các quy tắc để xác định các thông tin cần phải được báo cáo.


16


Như vậy, các khái niệm báo cáo bộ phận nhìn chung cho thấy báo cáo này được trình
bày nhằm nâng cao tính hữu ích của thơng tin được đưa ra, làm cơ sở hỗ trợ thêm cho
việc xem xét và đưa ra quyết định của những người sử dụng báo cáo tài chính của
doanh nghiệp bên cạnh việc xem xét các số liệu kinh tế tài chính tổng quát. Những khái
niệm trên hầu hết hướng đến việc xem xét báo cáo bộ phận dựa theo mục đích mà báo
cáo này hướng đến, riêng quan điểm của mình, tác giả cho rằng báo cáo bộ phận là báo
cáo trình bày chi tiết về những thơng tin kinh tế tài chính cần thiết mang tính trọng yếu,
ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính mà đã được cơng bố số
liệu tổng qt trước đó.
2.2. Báo cáo bộ phận theo chuẩn mực kế toán quốc tế
2.2.1. Lịch sử ra đời các chuẩn mực kế toán quốc tế về báo cáo bộ phận
Trong phần này, tác giả sẻ tổng hợp theo một trình tự thời gian những sự kiện quan
trọng được xem xét trong quá trình phát triển của báo cáo bộ phận. Để rõ ràng hơn,
những sự kiện được theo dõi trên cả lãnh thổ Mỹ (FASB) và những sự kiện được thực
thi bởi IASB.
Theo Skousen (1970) lịch sử của báo cáo bộ phận quay ngược lại tháng 9 năm 1964.
Đây là thời điểm Tiểu ban chống độc quyền của Ủy ban Thượng viện Hoa Kỳ bắt đầu
buổi điều trần về tư pháp liên quan đến tập trung kinh tế trong ngành công nghiệp Mỹ.
Trong suốt năm này, các cuộc họp đã diễn ra giữa SEC và đại diện các nhà phân tích
tài chính và kế tốn trong các ngành công nghiệp Mỹ. Vào cuối năm 1966, một dự án
mang tên FEI “ Báo cáo tài chính của những công ty đa dạng” đã được thiết lập.
Tháng 12 năm 1974 IASC ban hành E3, một bản dự thảo tiếp xúc của chuẩn mực về
báo cáo tài chính hợp nhất, trong đó ngụ ý rằng các báo cáo tài chính của các cơng ty
con khác nhau nên được trình bày kèm theo trong báo cáo tài chính hợp nhất. Tuy
nhiên, E3 dù bị bắt buộc bởi IASC nhưng lại chứa đựng những yêu cầu phân chia bộ
phận được diễn đạt khá sơ sài.


×