Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Mối quan hệ giữa đầu tư với dòng tiền và yếu tố giới hạn tài chính nghiên cứu các nhóm công ty trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÀO NGUYỄN KHÁNH GIANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI DÒNG TIỀN
VÀ YẾU TỐ GIỚI HẠN TÀI CHÍNH: NGHIÊN
CỨU CÁC NHÓM CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÀO NGUYỄN KHÁNH GIANG

MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VỚI DÒNG TIỀN
VÀ YẾU TỐ GIỚI HẠN TÀI CHÍNH: NGHIÊN
CỨU CÁC NHÓM CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Mã số


: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Nguyễn Thị Ngọc Trang

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Mối quan hệ giữa đầu tư với dòng tiền và yếu tố
giới hạn tài chính: Nghiên cứu các nhóm công ty niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” hoàn toàn là công trình nghiên cứu tôi thực hiện.
Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Các đoạn
trích dẫn và số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất
trong phạm vi hiểu biết của tôi.

TP.HCM, ngày 30 tháng 10 năm 2015
Người cam đoan

Đào Nguyễn Khánh Giang


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU

1. TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU .................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................................................................. 5
2.1 Giới hạn tài chính................................................................................................ 5
2.2 Các yếu tố phù hợp giúp xác định mức độ giới hạn tài chính ........................... 6
2.3 Nhóm công ty – yếu tố mới giúp xác định giới hạn tài chính ......................... 16
2.4 Mối quan hệ giữa giới hạn tài chính và độ nhạy giữa dòng tiền và đầu tư ..... 23
2.5 Mở rộng bài nghiên cứu ................................................................................... 32

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 33
3.1 Giới thiệu mô hình ............................................................................................ 33
3.2 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................... 36


3.3 Các bước tiến hành ........................................................................................... 37

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................. 38
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu ..................................................................................... 38
4.2 Độ nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền ở các nhóm công ty ............................. 40
4.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố nội sinh khác và độ nhạy cảm của đầu tư với dòng
tiền................................................................................................................................ 46

5. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 54
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 54
5.2 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 55
5.3 Hướng nghiên cứu tương lai............................................................................. 56


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2 Tóm tắt các yếu tố được sử dụng làm đại diện cho giới hạn tài chính
trong các nghiên cứu thực nghiệm
Bảng 2.4: Tóm lược kết quả nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của dòng tiền
đến đầu tư và độ nhạy cảm của dòng tiền theo thước đo giới hạn tài chính
Bảng 4.1 Trình bày các thống kê mô tả các biến khác nhau. Kết quả được phân
thành 2 nhóm: các công ty đơn lẻ và nhóm công ty.
Bảng 4.2.1: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền theo phương
trình Q bằng ước lượng OLS không có biến kiểm soát.
Bảng 4.2.2: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền theo phương
trình Q bằng ước lượng OLS có biến kiểm soát.
Bảng 4.2.3: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền theo phương
trình Q bằng ước lượng 2SLS không có biến kiểm soát.
Bảng 4.2.4: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền theo phương
trình Q bằng ước lượng 2SLS có biến kiểm soát.
Bảng 4.2.5: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền theo phương
trình Euler bằng ước lượng 2SLS
Bảng 4.2.6: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền theo phương
trình Euler bằng ước lượng 2SLS (2)
Bảng 4.2.7: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền trong điều
kiện công ty gia tăng thái quá các hoạt động đầu tư bằng ước lượng OLS
Bảng 4.2.8: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền trong điều
kiện công ty gia tăng thái quá các hoạt động đầu tư bằng ước lượng 2SLS


Bảng 4.3.1 Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh quy mô công ty

Bảng 4.3.2 Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh quy mô công ty (2)
Bảng 4.3.3: Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh số năm hoạt động của công ty
Bảng 4.3.4 Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh tỷ lệ đòn bẩy
Bảng 4.3.5 Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của các cổ đông nội bộ
Bảng 4.3.6 Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức phi tài chính
Bảng 4.3.7 Kết quả hồi quy mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trên khía
cạnh tỷ lệ sở hữu cổ phần của các tổ chức tài chính


1

MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN BÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài
Việc quản lý và sử dụng dòng tiền hiệu quả luôn là một thách thức đối với
các công ty, làm thế nào đầu tư dòng tiền nhàn rỗi vào các hoạt động sản xuất kinh
doanh, cũng như duy trì mức thanh khoản hợp lý dành cho các khoản đầu tư phát
triển trong tương lai, là một câu hỏi lớn đối với người quản trị công ty và các nhà
nghiên cứu khoa học. Trong đó, việc đánh giá mối quan hệ của dòng tiền và đầu tư
là vô cùng quan trọng. Độ nhạy cảm giữa đầu tư và dòng tiền rất khác nhau ở mỗi
công ty, tùy thuộc vào nguồn vốn nội bộ hiện hữu và khả năng tiếp cận nguồn tài
chính bên ngoài của công ty.
Mỗi công ty sẽ có những đặc điểm kinh tế khác nhau về loại hình công ty, quy
mô, số năm hoạt động, các chính sách chi trả cổ tức, tỷ lệ đòn bẩy, xác suất phá sản,
chi phí kiệt quệ tài chính, các mối quan hệ với các ngân hàng,.. Những yếu tố này

kết hợp với những thay đổi của nền kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến khoảng cách giữa
chi phí vốn nội bộ và chi phí nguồn tài chính bên ngoài, khoảng cách này càng lớn
là lúc công ty đối mặt với giới hạn tài chính càng cao.Việc đánh giá mức độ của
giới hạn tài chính ở mỗi công ty là điều cần thiết, làm tác động đến quyết định đầu
tư của công ty, từ đó giúp công ty hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp để
có thể tháo gỡ những khó khăn hiện hữu, vạch ra những đối sách hợp lý làm tăng
khả năng tiếp cận nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư tương lai.
Các nhà nghiên cứu đã công bố rất nhiều công trình về giới hạn tài chính cũng
như về mối quan hệ giữa đầu tư và dòng tiền. Có rất nhiều yếu tố được đề xuất làm
đại diện cho giới hạn tài chính như các chỉ tiêu về chi trả cổ tức, tỷ số giá thị trường
trên sổ sách, đòn bẩy nợ, quy mô, dòng tiền,... Hầu hết là những yếu tố nội sinh, sẽ
thay đổi bởi tác động của thời gian và những thay đổi trong nội tại của công ty.


2

Điều này làm ảnh hưởng đến việc xác đinh mức độ giới hạn tài chính. Bên cạnh đó,
những nghiên cứu thực nghiệm gần đây về độ nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền xét
trong điều kiện giới hạn tài chính lại đưa ra những kết quả không đồng nhất dẫn đến
những tranh luận trái chiều.
Chính vì những lý do trên, bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên hướng
tiếp cận mới trong việc xác định giới hạn tài chính công ty. Ngoài việc sử dụng một
số các yếu tố nội sinh làm đại diện cho giới hạn tài chính của công ty như các bài
nghiên cứu trước đây, các mô hình nghiên cứu sẽ được bổ sung thêm yếu tố ngoại
sinh là loại hình công ty. Các công ty sẽ được phân chia thành hai loại là “nhóm
công ty” được xem là có giới hạn tài chính thấp và “công ty hoạt động riêng lẻ” có
giới hạn tài chính cao. Từ đó, lảm cơ sở để phân tích và đánh giá mối quan hệ của
đầu tư và dòng tiền thay đổi như thế nào trong điều kiện giới hạn tài chính khác
nhau của mỗi công ty.


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài nghiên cứu tập trung vào hai mục tiêu chính. Mục tiêu đầu tiên là kiểm
tra mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền ở các nhóm công ty là đồng biến hay
nghịch biến, khi mà nhóm công ty được xác định là đối tượng có giới hạn tài chính
thấp. Tiếp theo, bài nghiên cứu tiếp tục kiểm tra thêm một số yếu tố nội sinh khác
về mức độ ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền. Để làm rõ hai mục
tiêu này, bài nghiên cứu sẽ lần lượt tìm câu trả lời cho hai câu hỏi nghiên cứu sau:
 Độ nhạy cảm giữa đầu tư và dòng tiền ở các nhóm công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam như thế nào?
 Các yếu tố quy mô, số năm hoạt động, tỷ lệ đòn bẩy và cấu trúc sở hữu
cổ phần của mỗi công ty có tác động như thế nào với mối quan hệ của
đầu tư và dòng tiền?


3

1.3 Phương pháp nghiên cứu
Dựa theo bài nghiên cứu “Investment–cash flow sensitivity and financing
constraints: New evidence from Indian business group firms” của các tác giả Rejie
Georgea, Rezaul Kabirb, và Jing Qianc công bố vào năm 2010, các mô hình được
xây dựng để xác đinh mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền xét trong điều kiện của
giới hạn tài chính. Các giới hạn tài chính sẽ được xác định dựa trên các yếu tố nội
sinh là dòng tiền, tỷ lệ giá thị trường trên sổ sách, quy mô, số năm hoạt động, tổng
tài sản, tỷ lệ đòn bẩy; kết hợp với yếu tố ngoại sinh mới là loại hình công ty, cụ thể
là nhóm công ty hay công ty riêng lẻ. Bài nghiên cứu dựa trên các phương trình sau
để đưa ra các kết quả thực nghiệm:
Phương trình (1): Mô hình Q có những đầu tư của công ty chủ yếu được quyết
định bởi những kỳ vọng về lợi nhuận trong tương lai, thường được tính bằng tỷ lệ
của giá trị thị trường tổng tài sản với những giá trị tài sản thay thế tương ứng. Mô
hình Q được điều chỉnh lại sẽ bao gồm yếu tố nguồn vốn nội bộ, như là một yếu tố

bổ sung cho đầu tư

Phương trình (2): Mô hình Q được bổ sung thên biến giả “Group” nhằm phân
biệt các nhóm công ty với công ty riêng lẻ, đây là yếu tố ngoại sinh, được sử dụng
như một đại diện của giới hạn tài chính. Biến giả này được đưa vào phương trình
với mục đích đánh giá tác động của độ nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền trong điều
kiện giới hạn tài chính khác nhau ở mỗi loại hình công ty.


4

Phương trình (3): Mô hình đầu tư phương trình Euler, khắc phục những hạn
chế của giá trị Q. Mô hình Q có nhiều ưu điểm khi cho phép sử dụng những thông
tin từ thị trường chứng khoán, giúp tìm ra cách đo lường trực tiếp giá trị mong đợi
của các khả năng sinh lời trong tương lai và hàm chứa nhiều thông tin ý nghĩa của
chính sách công ty. Tuy nhiên, giá cả chứng khoán có thể không hiệu quả, không
phản ánh đầy đủ thông tin chính xác; làm cho những giá trị thay thế của tài sản cũng
bị ảnh hưởng theo và rất khó để tính toán. Vì thế tác động đến kết quả của mô hình
Q, làm cho giá trị Q trung bình có thể không còn là một đại diện phù hợp với giá trị
của một đơn vị vốn cổ phần mới tăng thêm (lợi nhuận biên của biến Q). Qua một số
kiểm định tính bền vững, các nhà nghiên cứu trước đây đã sử dụng phương trình
Euler để thay thế. Mô hình này khai thác các mối quan hệ giữa đầu tư trong khoảng
thời gian liên tiếp nhau và có ưu điểm là không yêu cầu các giá trị tương lai. Theo
mô hình phương trình Euler, đầu tư hiện tại của một công ty được xác định bằng
tổng doanh thu, dòng tiền, đòn bẩy và các giá trị này của một kỳ trước.

Phương trình (4): Mô hình Euler được bổ sung thêm biến giả “Group” biến giả
“Group” nhằm phân biệt các nhóm công ty với công ty riêng lẻ, và đánh giá tác
động của độ nhạy cảm của đầu tư và dòng tiền trong điều kiện giới hạn tài chính
khác nhau ở mỗi loại hình công ty.



5

2. CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1 Giới hạn tài chính
Các giới hạn tài chính có thể được định nghĩa là những trở ngại làm cản trở
các công ty tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài trong hoạt động tài trợ đầu tư của họ.
Thực tế, thị trường vốn không hoàn hảo do sự hiện diện của bất cân xứng
thông tin. Myers và Majluf (1984) chỉ ra rằng các nhà đầu tư bên ngoài do không có
những thông tin đầy đủ nên họ sẽ đòi hỏi một phần bù đắp rủi ro khi quyết định đầu
tư vào tài sản vốn cổ phần của một công ty. Đối với khoản nợ tài chính, do những
bất cân xứng thông tin, người cho vay có thể chỉ cho khách hàng vay một phần nhất
định khoản vay được yêu cầu. Thậm chí, theo Stiglitz và Weiss (1981) nếu bên cho
vay đồng ý để cho vay, họ có thể sẽ phân bổ nguồn vốn để giảm thiểu rủi ro tạo ra
bởi các lựa chọn đối nghịch.
Yếu tố thứ hai gây ra sự không hoàn hảo của thị trường là chi phí đại diện. Chi
phí đại diện có liên quan chặt chẽ đến việc bất cân xứng thông tin, vì nó sẽ phát sinh
khi các nhà đầu tư bên ngoài không có đủ thông tin liên quan về các hoạt động đầu
tư bền vững và lợi nhuận của công ty. Mặt khác, những người quản lý nắm giữ
những thông tin nội bộ có thể theo đuổi lợi ích riêng của họ, mà không theo đuổi
mục tiêu chung của công ty vì lợi ích của các cổ đông. Vì vậy, các cổ đông sẽ thực
hiện việc kiểm soát các nhà quản lý. Tuy nhiên, thực tế này tạo thêm chi phí quản
lý. Do đó, các nhà đầu tư tiềm năng cũng không sẵn sàng mua cổ phần trong các
công ty ngoại trừ ở một mức giá đã được chiết khấu đi, theo Schiantarelli (1996).
Nghiên cứu của Oliner & Rudebusch (1992) cho thấy xung đột quyền lợi này làm
tăng chi phí cho công ty khi phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài.
Với những lý giải trên, các công ty sẽ ít có khả năng tiếp cận được với nguồn
vốn bên ngoài. Vì vậy, các công ty phải giữ lại hầu hết lợi nhuận của họ thu được từ
các khoản đầu tư trước và trả cổ tức ít hơn để tích lũy vốn cho các hoạt động đầu tư

của họ trong tương lai. Một khi công ty đã cạn kiệt tất cả các quỹ nội bộ, không thể
tiến hành thêm bất kỳ đầu tư nào khác, là thời điểm việc đầu tư của họ trở nên rất


6

nhạy cảm với tính sẵn có của các dòng vốn nội bộ, làm cho hoạt động đầu tư càng
gặp nhiều trở ngại hơn. Khi đó là lúc công ty đang gặp giới hạn về tài chính. Và
ngược lại, nếu họ vẫn có thể sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài và thực hiện tốt các
hoạt động đầu tư của họ mặc dù phải đối mặt với các vấn đề đã đề cập, thì các công
ty đó không có giới hạn tài chính.
Tóm lại, công ty được xem là có giới hạn tài chính khi có tồn tại sự khác biệt
giữa chi phí của nguồn vốn nội bộ với chi phí của nguồn tài chính bên ngoài; công
ty nhiều giới hạn tài chính khi khoảng cách chi phí này càng lớn; và ngược lại là
những công ty ít hoặc không có giới hạn tài chính.

2.2. Các yếu tố phù hợp giúp xác định mức độ giới hạn tài chính
Theo định nghĩa cùng với cách phân biệt công ty có giới hạn tài chính nhiều
hay ít ở phần trên, có thể thấy giới hạn tài chính là đại lượng không quan sát trực
tiếp được. Vì vậy trong các nghiên cứu thực nghiệm, giới hạn tài chính được đại
diện thông qua các đại lượng khác nhau. Có khá nhiều bất đồng tranh cãi về việc
xác định yếu tố nào là phù hợp nhất để xác định giới hạn tài chính của một công ty;
với mỗi yếu tố khác nhau làm đại diện sẽ ảnh hưởng đến các kết quả ước lượng về
mối tương quan giữa đầu tư và dòng tiền ở các công ty có giới hạn tài chính nhiều/ít
một cách rõ rệt.
Hầu hết các nghiên cứu trước đây thường sử dụng các yếu tố nội sinh làm
thước đo đại diện cho giới hạn tài chính. Yếu tố nội sinh bao gồm tỷ lệ chi trả cổ
tức, nợ tài chính, bất ổn tài chính, tỷ lệ nợ, quy mô công ty, số năm hoạt động,...
Fazzari, Hubbard, and Petersen (1988) sử dụng tỷ lệ chi trả cổ tức để xác định
mức độ giới hạn tài chính. Các công ty phải sử dụng các quỹ nội bộ để tài trợ các

khoản đầu tư của họ hơn là để chi trả cổ tức do nguồn vốn bên trong sẵn có không
đủ đáp ứng cho các cơ hội đầu tư. Mặt khác, công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức trên thu
nhập thấp thể hiện khả năng thanh khoản thấp, là một đặc điểm của giới hạn tài


7

chính. Theo đó, một công ty với cổ tức thấp sẽ được xác định là có giới hạn tài
chính lớn và các công ty có cổ tức cao là ít giới hạn tài chính.
Kaplan và Zingales (1997): Dựa vào việc tự xây dựng mô hình giới hạn
riêng, phát hiện của họ về các giới hạn tài chính được dựa trên chất lượng và thông
tin định lượng trong các báo cáo khác nhau của công ty, cụ thể là từ các số liệu của
dòng tiền (CashFlow), tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Tobin’s Q), tỷ lệ
nợ (Leverage), tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividends),và lượng tiền mặt nắm giữ
(CashHoldings), ước lượng và tính toán được chỉ số KZ như phương trình sau:

Kết quả nghiên cứu cho thấy công ty có chỉ số KZ càng lớn, càng nhiều giới
hạn tài chính và ngược lại. Chỉ số KZ nhỏ là khi công ty có dòng tiền nội bộ lớn, tỷ
lệ chi trả cổ tức cao và lượng tiền mặt nắm giữ nhiều; ngược lại những công ty có tỷ
lệ nợ cao, Tobin’s q lớn thể hiện rằng chi phí tiếp cận nguồn vốn bên ngoài sẽ cao.
Kaplan và Zingales xác định công ty mà không cần tiếp cận vào nhiều quỹ hơn cần
thiết để tài trợ cho đầu tư của họ như là "có khả năng có giới hạn tài chính" và các
công ty tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn cần thiết để tài trợ cho đầu tư của họ như
là "không bao giờ có giới hạn tài chính”.
Heitor Almeida, Murillo Campello và Michael S. Weisbach (2007) xác định
giới hạn tài chính dựa vào 5 tiêu chí rút ra từ các nghiên cứu trước đây.


Đầu tiên dựa vào tỷ lệ chi trả cổ tức, các công ty được phân chia thành hai
nhóm dựa vào tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm, theo đó công ty có giới hạn tài

chính cao sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp nằm ở 1/3 danh sách công ty, đồng
quan điểm với Fazzari và các cộng sự (1988).



Tiêu chí thứ hai là quy mô tài sản, cách thức phân chia tương tự với nghiên
cứu của Gilchrist and Himmelberg (1995), cho rằng các công ty nhỏ có
nhiều giới hạn tài chính hơn vì số năm hoạt động kinh doanh chưa nhiều,


8

chưa có các mối quan hệ hợp tác rộng rãi, sẽ là những đối tượng dễ bị tác
động nhất trong một thị trường vốn không hoàn hảo.


Danh sách xếp hạng trái phiếu và xếp hạng thương phiếu của công ty sẽ lả
các tiêu chí đại diện tiếp theo. Các tiêu chí này dựa vào định mức tín nhiệm
nợ của công ty, đánh giá khả năng trả nợ của công ty. Các công ty được
xem là có giới hạn tài chính khi chưa bao giờ được xếp hạng trái phiếu hay
thương phiếu. Đây cũng là phương pháp mà Whited (1992), Kashyap và
cộng sự (1994), Gilchrist và Himmelberg (1995) và Calomiris và các cộng
sự (1995) đã sử dụng trước đây.

Hovakimian và Titman (2006) cũng có những cách thức phân chia giới hạn tài
chính theo nhiều yếu tố khác nhau, dựa trên những nghiên cứu trước đây:


Quy mô tài sản: có thể nói đây là một trong những yếu tố phổ biến được
chọn lựa làm đại diện cho giới hạn tài chính, có nhiều tác giả trước đây đã

từng đưa vào bài nghiên cứu như Devereux và Schiantarelli (1990), Oliner và
Rudebusch (1992). Lập luận cho rằng những công ty nhỏ có giới hạn tài
chính nhiều hơn vì nhiều lý do: Thứ nhất, bằng chứng thực nghiệm cho thấy
chi phí phát hành cổ phần mới giảm theo quy mô, do đó chi phí huy động
vốn bên ngoài ở các công ty nhỏ cao. Thứ hai, những công ty nhỏ nhận được
ít thông tin trong việc tiếp cận nguồn vốn bên ngoài vì những hạn chế của lựa
chọn đối nghịch (Myers và Majluf, 1984). Thứ ba, những công ty lớn dễ
dàng gia tăng nợ vay vì có khả năng đa dạng hóa danh mục nợ, nhiều tài sản
thế chấp và khả năng phá sản thấp.



Số năm hoạt động: cùng với cách tiếp cận của Devereux và Schiantarelli
(1990), Oliner và Rude-Busch (1992), cho rằng những công ty trẻ, đang tăng
trưởng có nhiều giới hạn tài chính hơn những công ty lâu năm, ổn định.



Yếu tố đòn bẩy tài chính: theo quan điểm của Lang, Ofek, và Stulz (1996),
đòn bẩy nợ có tác động nghịch biến với đầu tư theo những cách thức khác
nhau. Đầu tiên, nó có thể làm giảm số lượng tiền mặt có sẵn cho đầu tư. Thứ


9

hai, theo Myers (1977) hay Jensen và Meckling (1976), các công ty có vay
nợ cao có thể phải đối mặt nhiều rào cản hơn khi tiếp cận nguồn vốn bên
ngoài. Do đó tỷ lệ đòn bẩy cao sẽ làm gia tăng giới hạn tài chính cho công ty.



Thiếu hụt tài chính: Yếu tố này được giải thích là có tác động đến giới hạn tài
chính của công ty ở cả hai khía cạnh. Theo quan điểm của Kaplan và
Zingales, (1997), Kashyap, Lamont, và Stein (1994) cho rằng các công ty có
dự trữ tiền mặt dồi dào không gặp bất cứ khó khăn nào về thanh khoản, vì thế
đầu tư của họ không thể bị giới hạn vì sự thiếu hụt tài chính. Tuy nhiên, một
số nghiên cứu khác lại không đồng quan diểm vì lập luận rằng các công ty
này thường bị hạn chế hơn về tài chính hơn, theo Calomiris, Himmelberg, và
Wachtel (1996), Fazzari, Hubbard, và Petersen (2000), và Kim, Sherman, và
Mauer (1998). Nguyên nhân là do các công ty này cố gắng duy trì một lượng
tiền cân bằng hoặc nắm giữ các chứng khoán thanh khoản cao, nên đối mặt
với giới hạn tài chính cao hơn.



Tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách: Những công ty có cơ hội tăng
trưởng cao được thị trường ghi nhận và phản ảnh qua tỷ số giá trị thị trường
trên sổ sách cao, càng có nhu cầu nguồn vốn bên ngoài lớn và vì thế có nhiều
giới hạn tài chính hơn.



Biến giả tỷ lệ cổ tức chi trả và trái phiếu công ty được xếp hạng: Khi công ty
có chính sách chi trả cổ tức và à trái phiếu có xếp hạng của tổ chức Standard
& Poors thì sẽ có khả năng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn,
nên giới hạn tài chính cũng sẽ không nhiều.
Denis và Sibilkov (2010) cũng sử dụng một số chỉ tiêu từ các nghiên cứu trước

để đánh giá công ty có giới hạn hay không như là tỷ lệ chi trả cổ tức, quy mô của tài
sản, hạng của trái phiếu công ty, hạng thương phiếu.



Yếu tố tỷ lệ chi trả cổ tức được áp dụng như cách làm của những nghiên
cứu trước là Fazzari, Hubbard, và Petersen (1988) Almeida, Campello và
Weisbach (2004), phân chia 1/3 công ty thuộc danh sách cổ tức chi trả thấp


10

nhất có giới hạn tài chính cao, 1/3 công ty thuộc danh sách đầu bảng là ít
giới hạn tài chính.


Yếu tố giá trị trung bình của tỷ lệ chi trả cổ tức: với giả định rằng một công
ty có mức độ giới hạn tài chính là không đổi qua thời gian, sử dụng cách
thức tương tự như trên, chia 33% các công ty có cổ tức thấp nhất danh sách
là giới hạn tài chính cao và 33% cổ tức trung bình cao nhất là công ty có
giới hạn tài chính thấp.



Bài nghiên cứu này còn đưa thêm biến giả cổ tức vào mô hình, xác định các
công ty có chính sách chi trả cổ tức sẽ không có giới hạn tài chính và ngược
lại công ty không chi trả cổ tức được xem là có giới hạn tài chính.



Tiếp theo, các công ty được tổ chức Standard & Poor’s xếp hạng cho trái
phiếu công ty và thương phiếu được xem là không có giới hạn tài chính, các
công ty không nằm trong danh sách xếp hạng này thì có nhiều giới hạn tài
chính. Đây cũng là phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu trước

đây của Whited (1992), Gilchrist và Himmelberg (1995), và Almeida,
Campello, và Weisbach (2004).



Cuối cùng, chỉ số KZ được sử dụng để phân loại cho 33% công ty trong
mẫu nghiên cứu đứng đầu về chỉ số KZ được xem là có giới hạn tài chính,
trong khi 33% còn lại ở cuối bảng là không có giới hạn tài chính, cùng cách
thức của Lamont, Polk, và Saa-Requejo (2001). Chỉ số KZ được tính toán
dựa vào phương trình hồi qui của Kaplan và Zingales (1997).

Nhược điểm của các tiêu chí nội sinh là các yếu tố này không được xác định
một cách độc lập. Tính chất của giới hạn tài chính là tự bản thân nó có thể đã ảnh
hưởng đến các biến đặc thù của công ty. Hơn nữa, các yếu tố nội sinh cũng thay đổi
theo thời gian. Một công ty được xác định là có giới hạn tài chính tại thời điểm hiện
tại thì có thể những hạn chế đó sẽ không còn tồn tại nữa trong tương lai.
Bên cạnh các yếu tố nội sinh, các bài nghiên cứu mới đây dã đưa các yếu tố
ngoại sinh làm đại diện xác định giới hạn tài chính. Yếu tố ngoại sinh là những dữ


11

liệu thuộc nhiều quốc gia, hay trên thị trường quốc tế, có những ưu điểm hơn so với
việc sử dụng các yếu tố nội sinh như sau:
- Dữ liệu được tập hợp từ các hệ thống tài chính cơ sở khác nhau tạo ra những
tác động khác nhau đến các hoạt động đầu tư, từ đó giúp phân loại các công ty dễ
dàng hơn. Dựa trên sự khác biệt về hệ thống tài chính nền tảng, có thể nhận biết
được các công ty hoạt động phụ thuộc vào ngân hàng hay thị trường vốn. Chính
điều này sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn sẵn có cũng như tác động đến chi phí huy
động nguồn vốn ở mỗi công ty. Lúc này sẽ xác định được công ty nào có giới hạn

tài chính hơn.
 Theo Bond (2003) lập luận rằng trên khía cạnh thị trường vốn không hoàn
hảo, các quyết định tài chính và đầu tư sẽ có tương tác với nhau. Một nhận
định trong bài nhiên cứu này cho rằng các hệ thống tài chính khác biệt có
thể đem lại những hiệu ứng đầu tư khác nhau. Tính không đồng nhất giữa
các quốc gia đã được ghi nhận, khác biệt về cách thức đầu tư tài chính, hình
thức sở hữu doanh nghiệp, quy tắc quản trị doanh nghiệp, thị trường kiểm
soát công ty, và tương tác khác nhau của các của thị trường tài chính và
định chế tài chính. Chẳng hạn như sự khác nhau của hai nền kinh tế: nền
kinh tế thị trường đại diện là Anh – Mỹ và nền kinh tế “ngân hàng” ở Đức
và Nhật Bản; đã nhận được nhiều sự chú ý đặc biệt. Bởi vì trong nền kinh tế
thị trường, mối quan hệ giao dịch giữa các công ty và các nhà cung cấp tài
chính có xu hướng ít hiệu quả do các vấn đề của bất cân xứng thông tin. Từ
đó, chi phí vốn vay bên ngoài sẽ cao hơn khi phải gánh thêm một khoản chi
phí bù trừ khác. Vì thế, câu hỏi đặt ra rằng liệu có sự khác biệt nào trong chi
phí đầu tư ở nền kinh tế mang đặc thù của hệ thống ngân hàng như Nhật
Bản và Đức? Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu thực hiện về vấn đề này,
nên việc so sánh các kết quả là khá hạn chế. Dù vậy, tác giả cũng đã trình
bày một quan điểm khá quan trọng, đó là khi phân tích một quốc gia đơn lẻ,
hệ số tự do của dòng tiền được xem là đại diện cho các biến đã bị loại bỏ
khỏi mô hình về kỳ vọng khả năng sinh lợi trong tương lai, chứ không phải


12

là một tín hiệu nào đó về giới hạn tài chính (thông qua sự tác động đến việc
đầu tư khi nguồn vốn nội bộ có biến động). Tuy nhiên khi phân tích dữ liệu
từ nhiều quốc gia, mối quan hệ giữa dòng tiền và kỳ vọng khả năng sinh lợi
trong tương lai, sẽ được xem xét trên phương diện đa chiều, sẽ nhận diện
được sự khác biệt về hệ số ước tính của biến dòng tiền giữa các quốc gia

khác nhau, đưa đến kết luận rằng có sự khác nhau về sự tác động của giới
hạn tài chính lên những nền kinh tế khác nhau.
 Theo Aggarwal và Zong (2006) thì các mối quan hệ đầu tư và dòng tiền vào
một công ty có thể sẽ phụ thuộc vào môi trường tài chính của từng quốc gia.
Ví dụ, ở các nước có chi phí cao khi tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, mức
độ đầu tư vào các công ty sẽ phụ thuộc nhiều vào sự sẵn có của các quỹ nội
bộ. Điều này đã được ghi nhận trong các lý thuyết cho biết chi phí của việc
tiếp cận thị trường ngoài nước là khác nhau giữa các quốc gia với hệ thống
tài chính hoạt động theo cơ chế thị trường với hệ thống tài chính theo cơ
chế của ngân hàng. Bài nghiên cứu được thực hiện trên bốn nước công
nghiệp lớn nhất thời kỳ 1999 – 2001 là Mỹ và Anh (đại diện cho nền kinh
tế cơ chế thị trường) và Đức, Nhật Bản (nền kinh tế cơ chế ngân hàng).
Vẫn sử dụng mô hình nghiên cứu theo Fazzari, Hubbard, và Petersen
(1988), xem xét sự khác biệt mối quan hệ của đầu tư và dòng tiền có bao
gồm giá trị Tobin q khi ước lượng hồi quy. Điểm khác biệt là nghiên cứu
này đã khắc phục hạn chế của nghiên cứu trước khi tập trung vào một quốc
gia đơn thuần hoặc trên một nhóm các quốc gia nhỏ không mang tính chất
đại diện. Vì thế giúp cải thiện khả năng phân loại giới hạn tài chính các
công ty.
- Có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn, giúp nhận diện được “mạng lưới hoạt
động” của các công ty với tên thường gọi là các “nhóm công ty”. Theo Ghemawat
và Khanna (1998) lập luận, với sự hiện diện của thị trường không hoàn hảo, nhóm
công ty là một hình thức tổ chức kinh doanh hiệu quả. Các nhóm công ty có lợi thế
về tiềm lực mạnh mẽ của nguồn vốn nội bộ cũng như khả năng tiếp cận nguồn vốn


13

tài chính bên ngoài dễ dàng hơn so với các công ty hoạt động riêng lẻ. Có thể nói
chính những ưu điểm vượt trội như vậy, các nhóm công ty được xem là có ít giới

hạn tài chính hơn công ty riêng lẻ.
Nghiên cứu của Takeo Hoshi, Anil Kashyap và David Scharfstein (1991) về
cấu trúc vốn với đầu tư của các công ty thuộc tập đoàn ở Nhật Bản, gọi là Keiretsu.
Mối quan hệ với ngân hàng được xem như là yếu tố xác định giới hạn tài chính, các
công ty có mối quan hệ tốt với các ngân hàng có khả năng huy động vốn nhanh, rẻ
và như thế có ít giới hạn tài chính hơn các công ty có mối quan hệ không tốt với các
ngân hàng. Các Keiretsu có quan hệ tốt với ngân hàng lớn, còn các công ty riêng lẻ,
không thuộc tập đoàn nào, mối quan hệ với ngân hàng kém hơn và vì thế, họ gặp
khó khăn khi cần nguồn vốn bên ngoài để mở rộng đầu tư. Vì thế, các Keiretsu có ít
giới hạn tài chính hơn các công ty riêng lẻ.
 Trong bài nghiên cứu của Deloof (1998) và Lensink (2003) cho biết, thế
mạnh về quy mô và phạm vi hoạt động cho phép các nhóm công ty có khả
năng tái tạo lại các chức năng tương tự với hoạt động của các định chế tài
chính ở các nước phát triển. Do đó, khắc phục được những hạn chế của thị
trường vốn, nhóm công ty đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và
bố trí vốn cho các dự án đầu tư, chính là hai trong số các chức năng quan
trọng của một thị trường vốn. Đối với hoạt động đầu tư, điều này hàm ý
rằng nhóm công ty có khả năng tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn bên ngoài,
hoặc từ nội bộ trong các thành viên của nhóm công ty hoặc từ thị trường
vốn bên ngoài. Đặc biệt là ở các nước đang phát triển, các nhóm công ty
đóng vai trò như một trung gian tài chính giữa các công ty và thị trường.
Khi xem xét khả năng tiếp cận nguồn vốn bên ngoài của nhóm công ty theo
trong hai phương diện khác nhau. Thứ nhất là khi các nhóm công ty vay
vốn bên ngoài sẽ dễ dàng hơn những công ty riêng lẻ vì các ngân hàng sẵn
sàng để cho vay đối với một đối tượng có những mối liên kết tài chính giữa
nhiều công ty thành viên. Đây là những mối quan hệ có dạng sở hữu chéo,
hoặc nợ đảm bảo cho nhau. Những mối tương tác tài chính này sẽ làm giảm


14


thiểu những vấn đề rủi ro đạo đức (Berglöf và Perotti, 1994) và giúp chia sẻ
rủi ro hiệu quả hơn vì tính chất đa dạng hóa trong các nhóm công ty. Mặt
khác, thị trường không hoàn hảo bởi thông tin bất cân xứng, tính liên kết
trong nhóm công ty được xem là một tín hiệu của sự ổn định tương đối
trong lưu chuyển tiền tệ, giúp giảm những tác động tiêu cực trong các lựa
chọn đối nghịch (Gangopadhyay và Lensink, 2001). Thêm nữa, các khoản
nợ được bảo lãnh cho nhau cũng làm giảm khả năng công ty rơi vào tình
trạng kiệt quệ tài chính. Bên cạnh đó, yếu tố về uy tín công ty đóng một vai
trò quan trọng trong kinh doanh; việc liên kết các công ty lại với nhau sẽ là
sự bảo đảm về sự chất lượng và vững mạnh, tạo điều kiện cho các thành
viên trong nhóm công ty vay nợ nhờ những mối quan hệ trước đó. Điều này
đặc biệt quan trọng với các nền kinh tế đang phát triển, khi thiếu vắng hệ
thống pháp lý thông suốt và đáng tin cậy có thể làm cho thực thi hợp đồng
vay nợ trở nên tốn kém.
Điểm qua một số các nghiên cứu nêu trên, cho thấy có nhiều đại lượng được
sử dụng làm thước đo giới hạn tài chính. Việc xác định yếu tố nào làm đại diện cho
giới hạn tài chính là vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến kết quả của mối quan hệ
giữa đầu tư và dòng tiền. Việc lựa chọn các yếu tố này cũng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan. Xét trong phạm vi bài nghiên cứu tại thị trường
chứng khoán Việt Nam, các yếu tố nội sinh được sử dụng để đánh giá mức độ giới
hạn tài chính của công ty là: dòng tiền, tỷ lệ giá trị thị trường trên sổ sách, tổng tài
sản, tỷ lệ đòn bẩy, quy mô, số năm hoạt động và cấu trúc sở hữu cổ phần. Ngoài ra,
một điểm mới trong bài nghiên cứu này là việc sử dụng một yếu tố ngoại sinh làm
đại diện cho giới hạn tài chính. Đây là hướng tiếp cận mới trong thời gian gần đây,
có nhiều ưu điểm và khắc phục được những hạn chế của yếu tố nội sinh. Đó chính
là phân loại công ty thành hai loại gồm nhóm công ty và công ty riêng lẻ. Khi đó,
các nhóm công ty được xem là có ít giới hạn tài chính hơn so với các công ty riêng
lẻ.



15

Bảng 2.2 Tóm tắt các yếu tố được sử dụng làm đại diện cho giới hạn tài chính
trong các nghiên cứu thực nghiệm

Yếu tố đại diện
Chỉ số KZ

Công ty có giới hạn
tài chính
Chỉ số KZ lớn

Chỉ số Z-score

Z-score <1

Dòng tiền
Đòn bẩy nợ
Hạng thương phiếu

Dòng tiền nhỏ
Đòn bẩy nợ cao
Thương phiếu không
được xếp hạng

Hạng trái phiếu

Trái phiếu không
được xếp hạng


Quy mô

Quy mô nhỏ

Số năm hoạt động

Số năm hoạt động ít

Tỷ lệ chi trả cổ tức

Tỷ lệ chi trả cổ tức
thấp

Tỷ số giá trị thị
trường trên sổ sách

Tỷ số giá trị thị
trường trên sổ sách
cao
Thiếu hụt tài chính
lớn

Thiếu hụt tài chính

Nghiên cứu thực nghiệm
Kaplan và Zingales (1997)
Almeida và cộng sự (2004)
Moyen (2004)
Cleary (1999)

Moyen (2004)
Moyen (2004)
Hovakimian và Titman (2006)
Calomiris và cộng sự (1995)
Almeida và cộng sự (2004)
Denis và Sibilkov (2010)
White (1992)
Kashyap và cộng sự (1994)
Gilscrist và Himmelberg (1995)
Almeida và cộng sự (2004)
Hovakimian và Titman (2006)
Denis và Sibilkov (2010)
Evereux và Schiantarell (1990)
Gilscrist và Himmelberg (1995)
Almeida, Campello và Weisbach
(2004)
Hovakimian và Titman (2006)
Denis và Sibilkov (2010)
Oliner và Rudebusch (1992)
Hovakimian và Titman (2006)
Fazzari, Hubbard, and Petersen
(1988)
Cleary (1999)
Aydogan Alti (2003)
Almeida và cộng sự (2004)
Moyen (2004)
Hovakimian và Titman (2006)
Hovakimian và Titman (2006)

Hovakimian và Titman (2006)



16

Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là
ngân hàng

Loại hình công ty

Công ty riêng lẻ

Bond, Elston, Mairesse, và
Mulkay, (2003)
Aggarwal and Zong, (2006).
Hoshi, Kashyap, Scharfstein
(1991)
Hoshi, Kashyap, Scharfstein
(1991)
Shin và Park (1999)
Kato, Loewenstein, và Tsay (2002)
Aggarwal và Zong (2006)
Rejie, Rezaul và Jing (2010)

2.3 Nhóm công ty – yếu tố mới giúp xác định giới hạn tài chính
2.3.1 Giới thiệu chung về nhóm công ty
Hiện tại có rất nhiều định nghĩa về nhóm công ty, nhưng chưa có một định
việc xem xét một cách khái quát từ ngôn ngữ học đến bản chất hoạt động là điều
cần thiết.

Nhóm công ty có rất nhiều tên gọi khác nhau ở các nước khác nhau trên thế
giới. Các cụm từ như “Group”, “Cartel”, “Consortium”, “Conglomerate”,
“Syndicate” rất phổ biến để chỉ nhóm công ty ở các nước phát triển tại Âu – Mỹ.
Tại các nước Châu Á, khái niệm này khá nổi tiếng ở Nhật Bản với tên gọi là
“Keiretsu”, hay “Cheabol” ở Hàn Quốc, và “Jituan Gongsi” ở Trung Quốc. Có thể
thấy tên gọi các nhóm công ty trên thế giới rất khác nhau, nhưng thực chất các tên
gọi này gắn liền với nguồn gốc và xuất xứ của từng loại hình nhóm công ty.
Cấu trúc của các nhóm công ty cũng rất đa dạng, phụ thuộc vào từng mô hình
quản trị công ty riêng biệt. Một số nhóm công ty tiêu biểu trên thế giới hiện nay là:
 Tại Âu – Mỹ, các nhóm công ty được hình thành trên cơ sở phát triển lâu
đời của ngành thương mại, công nghiệp và dịch vụ. Ban đầu là các hộ kinh
doanh gia đình trong một số ngành nghề nhất định, sau đó là quá trình mở
rộng và sáp nhập, hình thành nên các “tập đoàn kinh tế”.


17

 Mô hình Keiretsu tại Nhật Bản hình thành từ hoạt động mua bán cổ phần
của các công ty, tập hợp thành nhóm các công ty ở nhiều lĩnh vực và
ngành nghề khác nhau. Các nhóm công ty tại Nhật Bản thường lấy một
ngân hàng làm hạt nhân trung tâm, tạo ra mối liên kết cho các thành viên
trong nhóm công ty, thể hiện qua quan hệ tín dụng và quan hệ sở hữu cũng
như chi phối vốn cổ phần.
 Ở Hàn Quốc, mô hình Chaebol là một hình thức nhóm công ty hoạt động
trên nền tảng của các công ty gia đình liên kết. Đây là những công ty nhận
được nhiều sự hỗ trợ từ Chính phủ và có nhiều ưu đãi trong các dự án đầu
tư. Chính sách phát triển của các Chaebol có sự định hướng từ phía Chính
phủ, đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế với phạm vi hoạt động mở
rộng ở tất cả lĩnh vực và ngành nghề.
 Nhóm công ty ở Trug Quốc được biết đến với tên gọi là Jituan Gongsi.

Nền tảng ban đầu của các nhóm công ty này là các công ty và Tổng công
ty Nhà nước. Sau quá trình cải cách kinh tế, tư nhân hóa các doanh nghiệp
Nhà nước có quy mô nhỏ, tập trung các nguồn lực kinh tế để hình thành
nên các nhóm công ty lớn mạnh về nguồn vốn, nhân lực, hoạt động trên
các ngành kinh tế chủ đạo như luyện kim, đóng tàu, điện tử viễn thông,
phần mềm, dược phẩm.
Có thể thấy đặc điểm chung ở các nhóm công ty là hoạt động đa ngành nghề
và huy động được nhiều nguồn lực từ những đối tượng khác nhau. Các nhóm
công ty thường sản xuất và đầu tư vào nhiều thị trường sản phẩm hơn là đầu
tư vào một dòng sản phẩm đơn lẻ.
Tóm lại, nhóm công ty là những tổ hợp các công ty riêng biệt nhưng lại có
những đặc điểm chung sau:
 Có mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý công ty (quan hệ sở
hữu chéo)
 Có quan hệ mật thiết về chiến lược, thị trường hay sản phẩm


18

 Có mối liên kết trong hoạt động kinh doanh giúp tập hợp và chia sẻ các
nguồn lực linh hoạt, tăng cường khả năng tích tụ tài sản, nâng cao năng
lực cạnh tranh, tối đa hoá lợi nhuận
Với những đặc thù riêng biệt ấy, các lợi ích cơ bản mà các nhóm công ty có
được chính là:
 Có điều kiện tăng vốn đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm
 Giảm thời gian thâm nhập thị trường và chu kỳ sống của sản phẩm
 Lợi thế về kỹ năng và khả năng góp tài sản bổ sung mà không phải một
công ty riêng lẻ nào có thể dễ dàng thực hiện
 Có điều kiện tiếp thu dễ dàng kiến thức và kinh nghiệm từ bên ngoài,
nhanh chóng đạt được quy mô, khối lượng và tạo đà phát triển

 Mở rộng các kênh phân phối và thị trường quốc tế, tạo uy tín trong
ngành nghề và nâng cao nhận thức về thương hiệu, cung cấp các giá trị
gia tăng cho khách hàng
 Có lợi thế để thiết lập nên chuẩn mực công nghệ đối với ngành nghề.
Các nhóm công ty trên thế giới đóng một vai trò nổi bật trong nhiều nền kinh
tế, với sự đóng góp đáng kể vào tỷ lệ GDP của cả nước (được đo bằng giá trị vốn
hóa thị trường chứng khoán) như Đài Loan (hơn 100%), Hàn Quốc (40%), Ấn Độ
(38%), Mexico (36%), Tây Ban Nha (35%) và Indonesia (34%).
Kết luận, với những đặc thù kinh tế được phân tích ở phần trên, các nhóm
công ty thật sự có một nguồn vốn nội bộ dồi dào, tận dụng mối liên kết rộng rãi từ
các công ty thành viên sẽ giúp khả năng tiếp cận nguồn vốn tài chính bên ngoài linh
hoạt hơn rất nhiều. Vì vậy, các nhóm công ty được xem là có ít giới hạn tài chính
hơn các công ty hoạt động riêng lẻ.


×